Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống HIVAIDS của Sở y tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.86 KB, 53 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

LÊ ÁI KIM ANH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG HIV/AIDS CỦA SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ


HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS CỦA SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN
2016 – 2020

Người thực hiện: Lê Ái Kim Anh
Lớp: B11 – 14 Khóa học: 2014 - 2015
Chức vụ: Giám đốc
Đơn vị công tác:Trung tâm phòng,chống HIV/AIDS
tỉnh Thái Nguyên
Người hướng dẫn: Ths Đặng Trường Xuân
Khoa Xã hội học và Khoa học Lãnh đạo Quản lý


HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015




CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
HIV
AIDS
ARV
MSM
TCD4
TCMT
UNAIDS
UNDP
UNICEF
UNESCO
UNFPA
VCT
WHO

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
Thuốc kháng vi rút
Tình dục đồng giới nam
Tế bào bạch cầu lim pho T của người.
Tiêm chích ma túy
Chương trình phòng, chống AIDS của Liên hợp quốc
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc
Quỹ dân số của Liên hợp quốc
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang lan tràn trên toàn thế giới đe doạ tính
mạng của hàng triệu người. Trên 30 năm qua kể từ khi phát hiện trường hợp
nhiễm HIV đầu tiên ở Mỹ (1981) cho đến cuối năm 2014, Tổ chức y tế thế
giới ước tính trên toàn thế giới có khoảng 36 triệu người nhiễm HIV còn
sống, trong đó khoảng 3,2 triệu trẻ em. Kể từ khi bắt đầu vụ dịch cho đến cuối
năm 2014, số bệnh nhân tử vong do AIDS ước tính khoảng 25 triệu người.
Ở Việt Nam, kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm
1990 cho đến nay, đại dịch HIV đã lan tràn rất nhanh ra tất cả các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Số người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng. Theo thông báo của
Bộ y tế, đến cuối năm 2014 số nhiễm HIV ở Việt Nam là 224.223 người, số
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 161.691 người, số bệnh nhân AIDS là
36.138 người, số người đã tử vong do AIDS là 44.881 người.
Từ trước đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng được căn
bệnh thế kỷ này. Do vậy, số người nhiễm HIV và số người tử vong do AIDS
trên toàn thế giới và Việt Nam vẫn ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ,
tính mạng người bệnh và gây tác hại to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Tại Thái Nguyên, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 6 năm 1997. Tính đến ngày 31/12/2014, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có
9.762 người nhiễm HIV, trong đó 5.516 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS
và 2.942 người đã chết do AIDS, 100% số huyện/thị trong tỉnh đều đã có
người nhiễm HIV và tử vong do AIDS. Chỉ tính riêng trong 3 năm 2007,
2008, 2009, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện thêm gần 4000 người nhiễm HIV,

lớn hơn số người nhiễm HIV trong toàn tỉnh phát hiện trong 10 năm từ 1997
đến năm 2006. Theo thông báo của Bộ y tế, Thái Nguyên đang nằm trong số


2

10 tỉnh, thành có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong cả nước. Công tác
phòng, chống HIV/AIDS tại Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, do những yêú tố khách quan và chủ
quan nên tình hình HIV/AIDS tại Thái Nguyên vẫn rất trầm trọng. Thực tế đó
đòi hỏi phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống
HIV/AIDS hơn nữa trong thời gian tới.
Với tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và
tình hình nghiên cứu công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Thái Nguyên nói
riêng, để góp phần đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, tác giả chọn vấn đề: Nâng cao chất
lượng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Sở y tế tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2016 – 2020 làm đề án tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Đề án nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 nhằm khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong
cộng đồng dân cư dưới 0,4% vào năm 2020, giảm tác động của HIV đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Giảm 70% số trường hợp nhiễm mới HIV vào năm 2018 và 80%
vào năm 2020 so với năm 2010.
2.2.2 Tăng số người nghiện chích ma túy được dự phòng HIV lên 3.000
người vào năm 2020.
2.2.3 Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV

đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.


3

3. Giới hạn của đề án
3.1 Đốí tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3.2. Không gian nghiên cứu
Tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn 2016 – 2020


4

B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1 Khái niệm về HIV, AIDS, các con đường lây nhiễm và cách
phòng tránh
* Khái niệm về HIV
HIV (viết tắt từ tên tiếng Anh: Human Immunno – deficency Virus) là
vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Loại vi rút này chỉ gây bệnh
cho người, phân biệt với một loại vi rút khác gây bệnh cho khỉ là SIV
(Simiens Immuno - deficency Virus). HIV thuộc họ retrovirus nhóm lentivius
gây bệnh chậm.
Có 2 loại HIV là HIV - 1 và HIV – 2 đều có khả năng gây hội chứng
suy giảm miễn dịch ở người với các triệu chứng bệnh giống nhau. Một vài
khác biệt được các nhà khoa học nêu lên là HIV – 1 có tỷ lệ lây nhiễm cao

hơn HIV – 2, thời gian nung bệnh của HIV – 2 dài hơn HIV – 1; HIV – 1 lưu
hành trên toàn thế giới, HIV – 2 lưu hành chủ yếu ở Tây Phi và Nam Phi. HIV
– 1 được tìm thấy vào năm 1983, HIV - 2 được tìm thấy vào năm 1986.
Cấu tạo:
HIV hình cầu, có đường kính 100 – 200 nm (nanomet) = 1 phần triệu
mm. Dưới kính hiển vi điện tử, HIV có 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong:
Lớp 1: Vỏ lipid có nhiều gai nhú Glycoprotein (GpI - 20) nên nhìn HIV
giống như quả cầu gai.
Lớp 2: Bao Protein.
Lớp 3: Lõi chứa chất liệu di truyền của HIV là 2 sợi ARN gắn với gen
phiên mã ngược (Reverse Transcriptase).
Khi vi rút HIV xâm nhập cơ thể người, chúng sẽ tấn công vào tế bào
bạch cầu có tên là TCD4, là loại tế bào bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể


5

con người. Tế bào TCD4 càng thấp thì khả năng bảo vệ cơ thể càng yếu. Vi
rút HIV làm cho suy giảm số lượng tế bào TCD4 này và làm cơ thể dần dần
không còn khả năng chống đỡ với các bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư. Trung
bình, một cơ thể khoẻ mạnh có khoảng 700 đến 1.400 tế bào TCD4 trong 1
mm3 máu. Số lượng TCD4 giảm dưới 200 tế bào trong 1 mm 3 máu thì cơ thể
sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh này là nguyên nhân gây tử
vong chính ở người mắc AIDS. Tuy nhiên, nhiễm HIV không có nghĩa là
AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển sang giai đoạn AIDS là một
khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó người nhiễm HIV
vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường, chỉ đến khi chuyển sang giai đoạn
AIDS thì cơ thể mới suy sụp và cần sự hỗ trợ, chăm sóc.
* Khái niệm AIDS
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây ra.

HIV làm suy yếu hệ miễn dịch và vô hiệu hoá hệ thống bảo vệ cơ thể này khiến
các loại vi trùng gây bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể con người và phát triển gây
bệnh. Chính vì vậy, người nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị chết bởi bất kỳ một loại
bệnh nhiễm trùng nào, kể cả những bệnh không nguy hiểm với những người
bình thường như cảm cúm, các bệnh viêm nhiễm thông thường khác.
AIDS là tên viết tắt từ tiếng Anh: Acquyred Immuno Deficiency
Syndrom, có nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Trước đây,
người ta gọi bệnh này là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d’ Immuno
Deficience Acquise), nhưng do tên này trùng với tên của Tổ chức phát triển
quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của tổ chức CIDA (Canada) cũng gọi là
“Sida” nên sau đó thống nhất gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với
tên quốc tế.


6

Người ta phát hiện ra những bệnh nhân AIDS đầu tiên tại Lốt Angiơlét
(Mỹ) vào năm 1981. Tháng 5 năm 1983, giáo sư Luc Motagnier cùng một só
cộng sự ở Viện Pasteur Pari (Pháp) đã tìm ra nguyên nhân gây ra AIDS là HIV.
Các hội chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là: sốt không
rõ nguyên nhân; sốt và đau đầu; triệu chứng thần kinh khu trú; sốt và ho; nuốt
đau; loét vùng sinh dục; các tổn thương nốt trên da; tiêu chảy kéo dài; bệnh lý
hạch limpho; suy mòn.
* Các con đường lây nhiễm HIV
HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu,
qua quan hệ tình dục không an toàn, qua nhau thai mẹ truyền cho con và qua
sữa mẹ:
- HIV có thể lây truyền qua đường máu: qua máu do truyền máu hoặc
các sản phẩm máu của những người nhiễm HIV (huyết tương); qua dùng bơm
kim tiêm hay các dụng cụ sắc nhọn xuyên qua da hoặc qua các bệnh phẩm,

chất thải, máu bị nhiễm HIV dính vào những vùng da xây sát hoặc vùng niêm
mạc bị tổn thương của người bình thường.
- HIV có thể lây truyền qua đường tình dục: HIV có thể lây truyền do
quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng không sử
dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách .
- HIV có thể lây truyền từ người mẹ sang con qua ba thời kỳ: thời kỳ
mang thai; thời kỳ chuyển dạ sinh và sinh con; thời kỳ cho con bú.
Những hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV như: Giao
tiếp thông thường ở nơi làm việc hoặc ở trưòng học; dùng chung ca, cốc, bát
đũa, đĩa hoặc một số dụng cụ ăn uống khác; dùng chung thức ăn và nước
uống; bắt tay, ôm hôn (trừ hôn sâu); côn trùng đốt; bơi chung trong cùng bể
bơi, bãi tắm công cộng; sử dụng điện thoại chung; dùng chung nhà vệ sinh
hoặc ở cùng nhà.


7

Dịch HIV bắt đầu xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX nhưng đã
phát triển rất nhanh trên toàn thế giới và trở thành một đại dịch nguy hiểm.
Đại dịch này tác động đến mọi lứa tuổi, mọi giới và ở tất cả những người có
nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Hiện nay, HIV/AIDS đã có
mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới, gây ra những hậu quả nặng nề về kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đặc biệt ở những nước đang phát triển và chậm
phát triển.
* Cách phòng, chống lây nhiễm HIV
Nhiễm HIV/AIDS là hình thái bệnh lý lây nhiễm. Lây nhiễm qua các
sinh hoạt cơ bản nhất của con người hoặc chữa trị bệnh tật như sinh hoạt tình
dục; tiêm chích ma tuý (TCMT); tiêm truyền thuốc điều trị bệnh hoặc truyền
máu mà không được áp dụng các biện pháp an toàn. Những nguyên tắc lớn
trong phòng tránh nhiễm HIV/AIDS là:

- Phòng tránh các tệ nạn xã hội: mại dâm, ma tuý....
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, một vợ một chồng, thực hiện hành vi an
toàn tình dục, tức là dùng bao cao su đúng cách để phòng lây nhiễm qua đường
tình dục.
- Phòng lây nhiễm qua đường máu như tiêm chích, truyền máu
v.v....bằng các biện pháp an toàn theo quy định của Bộ y tế.
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con v.v....bằng các biện pháp an toàn
theo quy định của Bộ y tế.
Nhiễm HIV/AIDS có thể phòng tránh nhưng cho tới nay điều trị chưa
có thuốc đặc trị để điều trị khỏi bệnh. Việc điều trị HIV rất tốn kém và rất khó
khăn nhưng hiệu quả rất thấp. Vì vậy, cần phải áp dụng những biện pháp
phòng tránh tốt nhất căn bệnh chưa có khả năng điều trị khỏi này.
1.1.2 Hậu quả do nhiễm HIV/AIDS gây ra


8

- Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kỳ to lớn
và không thể lường trước được.
- Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao
động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho
công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.
- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng
phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh
AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất
ổn định trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá
tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị
không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm

HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh
nhân vẫn tử vong.
- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình, tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết
mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.
Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến văn hóa, chính trị.
1.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS
Với những hậu quả như trên do HIV/AIDS gây ra, coi HIV/AIDS là đại
dịch nguy hiểm, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng của con người
và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát
triển kinh tế, văn hoá và trật tự an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng,
chống HIV/AIDS phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài,
cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã
hội tham gia.


9

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai thực thi Chiến lược những
năm qua đã bộc lộ một số khó khăn, thách thức như: Một số đơn vị, địa
phương cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp chưa triển khai triệt để Chiến
lược Quốc gia, đặc biệt là các chương trình hành động của Chiến lược; một số
địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào công
cuộc phòng, chống HIV/AIDS; mức đầu tư cho chương trình HIV/AIDS còn
hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài, vì vậy không chủ
động được nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ
các tổ chức quốc tế và của các nước ngày càng giảm dần trong khi tình
hình HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, sự chuyển dịch dần hình thái
nguy cơ lây nhiễm HIV từ đường máu sang đường tình dục, hành vi nguy cơ
kép trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV đang có xu hướng gia tăng, địa bàn

dịch HIV/AIDS ngày càng rộng hơn. Vì vậy, nếu không có những giải pháp
đồng bộ, lâu dài, sẽ không kiểm soát và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, để lại hậu
quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh trên, việc ban hành "Chiến lược Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" tiếp theo "Chiến lược Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020" là cần
thiết, qua đó để chúng ta tiếp tục đặt ra những mục tiêu, hoạch định
các chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn
nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây
dựng và phát triển đất nước.
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, ngày 11 tháng 3 năm
1995, Ban bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) đã ban hành Chỉ thị số 52 –
CT/TW về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS.


10

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 52 – CT/TW của Ban Bí thư, công tác
phòng, chống HIV/AIDS đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế
được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, đến nay ở nước ta, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp
tục diễn biến phức tạp. HIV/AIDS xuất hiện ở tất các tỉnh, thành phố và có xu
hướng ngày càng lan rộng. Ngoài các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là
TCMT, mại dâm, tình dục đồng giới ... tỷ lệ HIV/AIDS ở phụ nữ mang thai,
trẻ em và thanh niên cũng tăng nhanh. HIV/AIDS đang đe doạ trực tiếp đến
sức khoẻ, tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội, đến sự phát triển của
đất nước, tương lai của giống nòi. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân,
nhưng nguyên nhân chủ yếu là các cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa nhận thức

đầy đủ về trách nhiệm lãnh đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Chỉ thị 52 – CT/TW của Ban Bí thư. Công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn
chế, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị
chưa chặt chẽ, còn kém hiệu quả; tổ chức bộ máy phòng chống HIV/AIDS
không ổn định, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác này vừa thiếu, vừa
yếu; đầu tư quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ.
Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban bí thư đã ra Chỉ thị số 54 – CT/TW về
tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
Trên cơ sở Chỉ thị số 54 – CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới,
Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đưa nội dung
phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới vào các Nghị quyết của tỉnh.
Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã ra Văn bản số 02 – HD/TU ngày 25/5/2006, Hướng
dẫn thực hiện Chỉ thị 54 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới đến


11

toàn thể các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh nhằm chỉ
đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
* Tại Việt Nam
Ngày 31 tháng 5 năm 1995, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và
các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để
hướng dẫn thi hành.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ban hành Luật số 64/2006/QH11 về phòng, chống nhiễm virút gây ra hội

chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và ngày 12 tháng 7
năm 2006, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 05/2006/SL – CTN về việc công bố
Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS).
Ngày 25/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc
gia về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030 tại Quyết định số 608/QĐ - TTg.
Ngoài ra, còn rất nhiều các Quyết định của Bộ y tế liên quan đến công
tác phòng, chống HIV/AIDS như: Quyết định số 25/2005/QĐ – BYT về việc
ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyến hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
Quyết định số 3786/2006/QĐ – BYT ngày 27/9/2006 về việc thành lập Ban
điều hành dự án “Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS”;
Quyết định số 55/2008/QĐ – BYT ngày 30/12/2008 quy định chức năng,


12

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục phòng, chống HIV/AIDS
thuộc Bộ y tế…
* Tại tỉnh Thái Nguyên:
Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 tại Quyết định số 608/QĐ – TTg, Uỷ ban
nhân dân tỉnh ra nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
đến các cơ quan chuyên môn và các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh.
Ngày 9/3/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định số
747/QĐ – UBND về việc thành lập Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
thuộc Sở y tế tỉnh Thái Nguyên với các chức năng, nhiệm vụ được quy định
tại Quyết định số 25/QĐ – BYT ngày 5/9/2005 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc

ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1
Về tình hình dịch:
Tình hình dịch HIV/AIDS ở Thái Nguyên vẫn còn diễn biến phức tạp:
số người nhiễm HIV mới vẫn tiếp tục gia tăng theo thời gian, số bệnh nhân tử
vong do AIDS vẫn còn có chiều hướng tăng mạnh; tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm NCMT đang có xu hướng giảm, dao động trong khoảng từ 34%
năm 2013 xuống 29% năm 2014, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao so với các tỉnh
trong khu vực. Hình thái lây nhiễm HIV qua đường tình dục tiếp tục có xu
hướng ngày càng cao, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là nữ (vợ/bạn
tình của người nhiễm HIV/AIDS) tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
Người nhiễm HIV trong độ tuổi lao động (30 – 39) vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.
1.3.2 Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:
* Công tác thông tin giáo dục truyền thông: Công tác thông tin giáo dục
truyền thông về HIV/AIDS được xem như là vắc - xin trong dự phòng lây
nhiễm HIV hiện nay, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông được


13

triển khai đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc truyền
thông trực tiếp qua mít tinh, thi tuyên truyền về HIV, hoặc thông qua các
nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng đi triển khai các hoạt động can thiệp giảm
tác hại. Nội dung hoạt động thông tin giáo dục truyền thông đa dạng, tuyên
truyền về kiến thức HIV/AIDS, các chính sách của Nhà nước về HIV/AIDS,
giảm kỳ thị phân biệt đối xử. Kết quả hoạt động truyền thông đã cải thiện
đáng kể về tình trạng phân biệt đối xử, kiến thức của người dân hiểu về
HIV/AIDS biết ngày càng tăng lên.

Hạn chế của công tác thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS là
chưa đủ mức hấp dẫn để thu hút người dân quan tâm chú ý và nâng cao hơn
nữa về nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS. Ngoài ra chưa xây dựng chương trình
truyền thông phù hợp cho các lứa tuổi khác nhau và các khu vực địa lý khác
nhau. Bên cạnh đó do có sự hạn chế về kinh phí, nên các hoạt động truyền
thông chỉ dừng lại ở mức triển khai theo các tháng chiến dịch, không xây
dựng được các chương trình đặc biệt để truyền thông quảng bá rộng rãi trong
cộng đồng dân cư.
* Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV: việc triển
khai chương trình sử dụng bơm kim tiêm sạch là biện pháp tốt nhất dự phòng
lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT. Hạn chế của chương trình này là cần phải
dựa vào nhóm truyên truyền viên đồng đẳng nhóm nghiện chích ma túy mới
có thể phân phát đến tận tay người nghiện chích ma túy, nhưng nhóm này
thường thay đổi thường xuyên do đó liên tục phải đào tạo cho người mới,
ngoài ra hoạt động tiêm chích ma túy thường xảy ra nhiều vào ban đêm, nên
việc tiếp cận các đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại
đây, các nhà tài trợ cắt giảm mạnh kinh phí chi trả thù lao cho nhóm tuyên
viên đồng đẳng, trong khi định mức trong nước chi trả cho nhóm này thấp
hoặc không có, do đó việc triển khai phân phát bơm kim tiêm miễn phí cho


14

nhóm TCMT giảm mạnh. Việc triển khai các hộp bơm kim tiêm cố định chưa
phát huy hiệu quả, chỉ phù hợp với một số khu vực. Mô hình tiếp thị xã hội
bơm kim tiêm qua các nhà thuốc không đáp ứng nhiều, do các nhà thuốc này
đóng cửa sớm, hơn nữa không phải địa bàn nào cũng có nhà thuốc.
Bên cạnh đó, việc triển khai chương trình dự phòng nhiễm HIV cho
người NCMT được thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 2008 và đã đạt được các
kết quả tích cực, đảm bảo chi phí hiệu quả.

Chương trình phân phát bao cao su: Hoạt động phân phát bao cao su
được triển khai dưới nhiều hình thức: thông qua nhân viên tiếp cận cộng
đồng, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ giải trí, cơ sở chữa bệnh, giáo
dục, lao động xã hội, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam. Song song
với việc phân phát miễn phí, mô hình tiếp thị xã hội đã được mở rộng.
* Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT): Việc triển khai hoạt
động tư vấn và xét nghiệm HIV cho các nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao
nhằm phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV trong nhóm này, giúp họ tham gia
điều trị HIV/AIDS sớm, sẽ tác động làm giảm lây truyền HIV. Mặc dù, dịch
vụ tư vấn xét nghiệm HIV mở rộng nhanh trong thời gian vừa qua, nhưng tỷ
lệ nhóm nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ này còn thấp, đã ảnh hưởng đến
phát hiện sớm HIV trong nhóm nguy cơ cao. Ngoài ra xu hướng dịch HIV
thay đổi, việc gia tăng người nhiễm HIV tại các khu vực vùng sâu vùng xa,
nơi các dịch vụ y tế hạn chế, người dân đi lại khó khăn, nên triển khai xét
nghiệm HIV cho người dân cho khu vực này còn nhiều hạn chế.
* Công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc
kháng vi rút (ARV): Điều trị bằng thuốc kháng vi rút có tác dụng giảm tải
lượng vi rút HIV trong máu, hạn chế suy giảm miễn dịch. Nhiều người bệnh
bị AIDS giai đoạn cuối sau khi được điều trị ARV lại khỏe mạnh và tiếp tục
lao động bình thường. Ngoài ra điều trị HIV là biện pháp hữu hiệu trong dự


15

phòng lây nhiễm HIV hiện nay. Tuy nhiên, do tình trạng phân biệt đối xử còn
phổ biến, bệnh nhân đăng ký điều trị muộn, bệnh nhân sống xa khu vực điều
trị, nhiều bệnh nhân là người nghiện chích ma túy nên di biến động thường
xuyên đã ảnh hưởng đến chất lượng điều trị ARV. Ngoài ra do tỷ bệnh nhân
HIV mắc lao cao nên liên quan nhiều đến tình trạng tử vong của bệnh nhân
AIDS.

* Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Việc xét
nghiệm phát hiện phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm và triển khai điều trị dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ con sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con.
* Công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá: Việc triển
khai hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá nhằm cung cấp các thông tin chiến
lược cho xây dựng chính sách và lập kế hoạch hằng năm. Tuy nhiên việc đảm
bảo chất lượng số liệu là thách thức lớn đối với công tác giám sát, theo dõi và
đánh giá, đặc biệt các số liệu thu thập tại cộng đồng. Các hoạt động giám sát,
theo dõi, đánh giá chủ yếu dựa vào các cán bộ kiêm nhiệm tại các tuyến, trong
khi đó nhân lực thường thay đổi, kinh phí cho hoạt động này rất hạn hẹp nên
các số liệu thu thập tại cộng đồng thường chất lượng hạn chế hơn.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam, phía bắc
tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là
3.562,82 km².
Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786
người. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ


16

yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân cư
phân bố không đều, vùng cao và vùng núi rất thưa thớt, trong khi đó ở thành
thị và đồng bằng lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72
người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1.260 người/km²
Thái Nguyên gồm có 1 thành phố (Thành phố Thái Nguyên), 1 thị xã

(Thị xã Sông Công), 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định
Hóa, Đại Từ, Phú Lương). Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao
và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở khu vực trung du và miền núi Bắc bộ, trong
những năm gần đây tỉnh đã đạt được những bước phát triển đáng kể trên
nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, làm thay đổi cơ bản đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo ra động lực phát triển cho toàn tỉnh,
tuy nhiên một số vấn đề về xã hội còn nhiều bức xúc như tai nạn giao thông,
trộm cắp, cướp giật trên địa bàn, tệ nạn ma tuý, mại dâm....đặc biệt là tình
hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn đang rất trầm trọng và diễn biến hết sức phức
tạp, khó kiểm soát. Mặc dù Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có
nhiều biện pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng dịch HIV/AIDS trên địa bàn
nhưng tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
2.1.2 Vài nét về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến
năm 2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV
(trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và tính từ đầu
vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử
vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần
đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca mỗi năm. Mặc dù số
nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng tổng số người đang
nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và


17

98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam
bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung
chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người
nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.

Trong thời gian gần đây, bạn tình của người NCMT được coi là quần thể có
nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng. Việc gia tăng các
trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca
nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành
vi nguy cơ cao sang bạn tình. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm
dần trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2013, lần đầu tiên xuống dưới 11%
trong năm 2013 kể từ năm 1997. Tuy tỉ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT
đang giảm dần ở một số tỉnh, nhưng ở hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát,
dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở mức đáng báo động. Theo kết quả giám sát
trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt
cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng
Ninh (22,4%) và Thành phố Hồ Chí Minh (18,2%). Đối với nhóm phụ nữ bán
dâm tỉ lệ này là 2,6%. Tuy nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán
dâm tương đối cao trên 10%, tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, và Thành phố
Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm nam tình dục
đồng giới (MSM) ngày càng được ghi nhận rõ hơn. Số lượng các nghiên cứu
và giám sát về hành vi trong nhóm MSM ngày càng tăng. Số liệu giám sát
trọng điểm HIV trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện
nhiễm trung bình là 3,7%. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
MSM tiêm chích ma túy khá cao. Tại 8 tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm
năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ma túy là
6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Với số lượng người
nghiện chích túy, phụ nữ bán dâm ở các khu vực khác nhau, nên nguy cơ lây


18

nhiễm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này và số lượng
nhiễm HIV ở mỗi khu vực.
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

2.2.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS
Tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến được quy định tại
Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng,
chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Quyết định số 50/2007/QĐ – TTg ngày
12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia
phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, cụ thể như sau:


19

* Tỉnh Thái Nguyên
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH THÁI NGUYÊN

UBND TỈNH
(Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm)

SỞ Y TẾ

SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ,

(BCĐ Phòng chống AIDS)

HUYỆN
(BCĐ PC AIDS và PC ma túy, mại dâm)

CÁC CƠ SỞ Y TẾ


TT PC HIV/AIDS TỈNH

TUYẾN TỈNH

(Thường trực BCĐ PC AIDS tỉnh, Thường
trực BCĐ PC AIDS ngành y tế

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
BV ĐA KHOA HUYỆN

TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(BCĐ PC AIDS, ma túy, mại dâm xã)

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ


20

2.2.2 Thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Thái Nguyên
2.2.2.1 Tình hình dịch HIV/AIDS
Bảng 1: Tình hình nhiễm HIV/AIDS qua các năm
Chỉ số

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Lũy tích số nhiễm HIV
Lũy tích số bệnh nhân
AIDS
Lũy tích số tử vong do
AIDS
Số người nhiễm HIV còn
sống
Số nhiễm HIV mới

8.777
3.975

9.162
4.121

9.762
5.516

1.809

1.853

2.942

6.968

7.309

6.828


546

385

600

- Đánh giá thực trạng dịch HIV/AIDS ở Thái Nguyên:
Những số liệu ở bảng 1 cho thấy thực trạng tình hình dịch HIV/AIDS ở
Thái Nguyên vẫn còn diễn biến phức tạp: số người nhiễm HIV mới vẫn tiếp
tục gia tăng theo thời gian, số bệnh nhân tử vong do AIDS vẫn còn có chiều
hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, không thể nhìn vào kết quả phát hiện ra nhiều
người nhiễm HIV trong thời gian 3 năm qua để kết luận là số người mới
nhiễm HIV trong 3 năm vừa qua ở Thái Nguyên là tăng đột biến so với những
năm trước. Vấn đề này có thể lý giải do nhiều người đã nhiễm HIV từ những
năm trước nhưng chưa đi khám phát hiện, đến nay, được nghe tuyên truyền,
họ đã hiểu và đi xét nghiệm.
Cũng như các địa phương khác, độ tuổi của người nhiễm HIV/AIDS
tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ cao (83%) là từ 20 đến 39 tuổi. Đây là độ tuổi
lao động, như vậy tỉnh đã mất đi một lực lượng lao động đáng kể.
Về con đường lây truyền, lây truyền chủ yếu qua đường máu (xấp xỉ
65%) và có cả lây truyền từ mẹ sang con vì tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS do
tiêm chích ma túy chiếm tỷ trọng lớn.


21

Thực trạng nhiễm HIV/AIDS trầm trọng như vậy nên việc nghiên cứu
tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng
chống HIV/AIDS ở tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết và cấp bách.

2.2.2.2 Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 – 2014
Chương trình thông tin, truyền thông thay đổi hành vi: trực tiếp hỗ trợ
các buổi truyền thông cho một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường đại
học và cao đẳng trên địa bàn; truyền thông, tư vấn xét nghiệm HIV lưu động
tại các xóm, bản; tổ chức lớp tập huấn truyền thông, kỹ năng tiếp cận cộng
đồng, chăm sóc điều trị cho nhân viên y tế thôn bản và nhóm đồng đẳng; kết
hợp với Hội luật gia tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ pháp lý lưu động cho người
nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV tại các Câu lạc bộ người nhiễm
HIV/AIDS; tổ chức mít tinh diễu hành cổ động tháng chiến dịch phòng,
chống HIV/AIDS.
Chương trình can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV cho người
nghiện chích ma túy:
Bảng 2: Kết quả dự phòng HIV cho người nghiện chích ma túy qua các
năm 2012, 2013, 2014
Chỉ số

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số người NCMT được dự

1.396

1.466

1.655


phòng HIV theo kế hoạch
Số người NCMT được dự

1.500

1.710

2.250

phòng HIV thực hiện được
Tỷ lệ hoàn thành so với kế

93,06

85,73

73,56

hoạch (%)
Chương trình chăm sóc và điều trị:
Bảng 3: Kết quả điều trị cho bệnh nhân HIV bằng thuốc kháng vi rút


×