Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc Việt Nam, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.42 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
*******

LƢƠNG TIẾN DŨNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH
CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC,
LẤY ĐÔ THỊ NINH BÌNH LÀM VÍ DỤ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, 10 – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
*******

LƢƠNG TIẾN DŨNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH
CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC,


LẤY ĐÔ THỊ NINH BÌNH LÀM VÍ DỤ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS TRẦN TRỌNG HANH

HÀ NỘI, 10 – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận án Tiến sỹ của tôi đã
đƣợc hoàn thành.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS.KTS Trần
Trọng Hanh đã rất tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và đã động
viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban giám
hiệu và Khoa Sau Đại học – Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo
điều kiện, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn các thày cô giáo, các nhà khoa học, các
chuyên gia hiện đang công tác ở trong và ngoài trƣờng đã đóng góp cho tôi nhiều ý
kiến trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô giáo, các bạn đồng nghiệp đang giảng
dạy tại Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
nhiệt tình trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận án


Lương Tiến Dũng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép
trong bất kỳ công trình nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.
Tác giả luận án

Lương Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh mục bảng, biểu................................................................................................. ix
Danh mục hình ............................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2.

Mục đích nghiên cứu. .........................................................................................4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Nội dung nghiên cứu. ..............................................................................................5
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu. .................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ...............................................................6
7. Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án. ...............................6
8. Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ ..............................................................7
9. Cấu trúc của luận án. ...............................................................................................9
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH
ĐÔ THỊ DU LỊCH ....................................................................................................10
1.1. Tình hình phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị tại một số đô
thị du lịch tiêu biểu trên thế giới. ..............................................................................10
1.1.1. Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị
trên thế giới. .........................................................................................................10
1.1.2. Hiện trạng và tình hình quản lý hệ thống không gian xanh tại một số đô thị
du lịch tiêu biểu trên thế giới. ................................................................................13
1.2. Tình hình quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch của Việt
Nam. ................................................................................................................. 26
1.2.1. Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị ở Việt
Nam........................................................................................................................26
1.2.2. Hệ thống các vùng, các đô thị và cơ sở phục vụ du lịch. ............................28


iv

1.2.3. Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch tiêu biểu của
VN ................................................................................................................ 29
1.2.4. Thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du
lịch của Việt Nam ..................................................................................................35
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch

vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. .............................................38
1.3.1. Thực trạng hệ thống không gian xanh tại các đô thị vùng Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Việt Nam. ............................................................38
1.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô
thị vùng ĐBSH&DHĐB. .......................................................................................43
1.4. Các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. .............................48
1.4.1. Ở nƣớc ngoài. ..............................................................................................48
1.4.2. Ở Việt Nam.................................................................................................50
1.5. Đánh giá tổng quát và các vấn đề cần nghiên cứu. ............................................53
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC
ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG
BẮC VIỆT NAM ......................................................................................................55
2.1. Khái niệm, định nghĩa, phân loại và phân cấp quản lý hệ thống không gian xanh
đô thị du lịch..............................................................................................................55
2.1.1. Khái niệm về không gian xanh đô thị..........................................................55
2.1.2. Định nghĩa không gian xanh đô thị. ............................................................56
2.1.3. Phân loại hệ thống không gian xanh đô thị du lịch. ....................................57
2.1.4. Phân cấp quản lý không gian xanh đô thị du lịch ........................................63
2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................64
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật.................................................................64
2.2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch và quản
lý hệ thống không gian xanh .................................................................................67
2.2.3. Các chính sách, định hƣớng chiến lƣợc và quy hoạch, kế hoạch có liên
quan. ......................................................................................................................68
2.3. Cơ sở lý thuyết. ..................................................................................................71


v

2.3.1. Cơ sở lý luận về sinh thái học, môi trƣờng và phát triển bền vững. ...........71

2.3.2. Các xu hƣớng lý luận về quy hoạch và tổ chức không gian hệ thống không
gian xanh đô thị. ....................................................................................................78
2.3.3. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về đô thị và khung thể chế quản lý hệ thống
không gian xanh đô thị du lịch. .............................................................................83
2.4. Các yếu tố chủ yếu tác động đến quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô
thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB. ..............................................................................87
2.4.1. Bối cảnh chung và đặc điểm nổi trội của vùng ĐBSH&DHĐB. ................87
2.4.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................88
2.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa bản địa .............................................89
2.4.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch .................................................................89
2.4.5. Thể chế quản lý và phát triển hệ thống không gian xanh đô thị du lịch ..........90
2.4.6. Nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng ...................................................90
2.4.7. Điều phối, liên kết và hợp tác cấp khu vực. ................................................91
2.5. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du
lịch ................................................................................................................... 92
2.5.1. Bài học thứ nhất: Về xây dựng định hƣớng chiến lƣợc và nâng cao nhận
thức về hệ thống không gian xanh. ........................................................................92
2.5.2. Bài học thứ hai: Về xây dựng hoàn thiện các căn cứ pháp lý và các công cụ
quản lý hệ thống không gian xanh .........................................................................92
2.5.3. Bài học thứ ba: Về huy động các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng
dân cƣ. ...................................................................................................................93
2.5.4. Bài học thứ tƣ: Về nâng cao năng lực chính quyền đô thị. .........................93
2.5.5. Bài học thứ năm: Về liên kết, điều phối và hợp tác cấp khu vực và quốc tế. ..94
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH
TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN
HẢI ĐÔNG BẮC, ÁP DỤNG TẠI ĐÔ THỊ NINH BÌNH. ....................................95
3.1. Quan điểm và mục tiêu. .....................................................................................95
3.1.1. Quan điểm. ..................................................................................................95
3.1.2.


Mục tiêu. .................................................................................................97


vi

3.2. Các nguyên tắc và bộ tiêu chí quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị
du lịch vùng ĐBSH&DHĐB. ....................................................................................98
3.2.1. Các nguyên tắc quản lý hệ thống không gian xanh ....................................98
3.2.2. Các tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả công tác quản lý hệ thống
không gian xanh tại các đô thị du lịch. ............................................................... 100
3.3. Các nhóm giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch
vùng ĐBSH&DHĐB. ............................................................................................. 103
3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở pháp lý và công cụ
quản lý hệ thống không gian xanh. ..................................................................... 103
3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh thuộc
các lĩnh vực. ................................................................................................ 108
3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cƣờng sự phối hợp trong tổ chức bộ máy quản lý
nhà nƣớc về hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng
ĐBSH&DHĐB. .................................................................................................. 120
3.3.4. Nhóm giải pháp 4: Phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng, dân cƣ,
du khách trong quản lý hệ thống không gian xanh. ........................................... 120
3.3.5. Nhóm giải pháp 5: Điều phối, liên kết giữa các vùng và hệ thống đô thị du
lịch trong nƣớc và hợp tác quốc tế. .................................................................... 124
3.4. Một số giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh tại đô thị Ninh Bình.............. 127
3.4.1. Định hƣớng quy hoạch và phân vùng quản lý hệ thống không gian xanh ........ 127
3.4.2. Nghiên cứu quy định có tính chất định hƣớng quản lý hệ thống không gian
xanh tại đô thị du lịch Ninh Bình ...................................................................... 131
3.4.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống không
gian xanh đô thị Ninh Bình với sự tham gia của cộng đồng, dân cƣ ................ 136
3.5. Các kết quả nghiên cứu và bàn luận................................................................ 141

3.5.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các kết quả nghiên cứu . ................... 141
3.5.2. Những đóng góp mới của luận án. ........................................................... 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 144
I. KẾT LUẬN......................................................................................................... 144
II. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 146


vii

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH

KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ............................................................................................................. A - 1


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BĐKH
CX
DL
ĐT
ĐBSH&DHĐB
ĐTPT
HĐND

KGX
KT
KT&SD
MT
NT
NXB
PTBV
QH
QHĐT
QL
QLĐT

TP
TX
TT
UBTV
UBND
XD
XH

Tên đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Cây xanh
Du lịch
Đô thị
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Đầu tƣ phát triển
Hội đồng nhân dân
Không gian xanh
Kinh tế

Khai thác và sử dụng
Môi trƣờng
Nông thôn
Nhà xuất bản
Phát triển bền vững
Quy hoạch
Quy hoạch đô thị
Quản lý
Quản lý đô thị
Trung ƣơng
Thành phố
Thị xã
Thị trấn
Ủy ban thƣờng vụ
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
Xã hội


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu
bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Hệ thống các vùng, điểm, khu và đô thị du lịch


28

Bảng 1.2

Hiện trạng hệ thống không gian xanh thị trấn Tam Đảo.

39

Bảng 1.3

Hiện trạng hệ thống không gian xanh TP Hạ Long.

41

Bảng 1.4

Hiện trạng hệ thống không gian xanh đô thị Ninh Bình

43

Bảng 2.1

Các loại, chủng loại không gian xanh đô thị

62

Bảng 2.2

Giảm mức ồn (dBA) bằng cây xanh


76

Bảng 2.3

Các chỉ tiêu dự tính mức che phủ rừng thuộc không gian
xanh thiên nhiên

Bảng 3.1

Bảng đánh giá quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du
lịch.

Bảng 3.2

Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn chung không giam xanh của các
đô thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB

Bảng 3.3

Trang

77

102

108

Hệ thống các cơ quan kiểm soát phát triển hệ thống không
gian xanh theo quy hoạch tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH


113

và DHĐB
Bảng 3.4

Định hƣớng chƣơng trình tổng thể phát triển hệ thống không
gian xanh các đô thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB

Bảng 3.5

Bảng tổng hợp diện tích hệ thống không gian xanh đô thị
Ninh Bình

Bảng 3.6

Hệ thống các vùng quản lý không gian xanh ĐT Ninh Bình

114

128
130


x

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20

Tên hình

Trang

Không gian xanh trong một số đô thị thời kỳ cổ đại
Hệ thống không gian xanh từ cấu trúc đô thị khép kín đến
thành phố vƣờn
Đô thị vệ tinh của Raymond Unwyn
Cấu trúc đô thị tuyến tính
Bản đồ 100 đô thị du lịch tiêu biểu của thế giới
Cơ cấu quy hoạch không gian xanh và một số hình ảnh về hê

thống không gian xanh TP Côn Minh, Trung Quốc
Mặt bằng TP Kyoto và hình ảnh hệ thống không gian xanh
TP Kyoto
Quy hoạch tổng thể và quy hoạch hệ thống không gian xanh
Singapore
Thành phố Oxford, Oxfordshire – Vƣơng quốc Anh

10

Thành phốBroxtowe, Nottinghamshire - Vƣơng quốc Anh
Quy hoạch hệ thống không gian xanh của thành phố Lyon
Hệ thống không gian xanh TP Barcelona và một số hình ảnh
minh họa
Bản đồ và hình ảnh minh họa hệ thống không gian xanh
vùng Milan
Bản đồ quy hoạch tổng thể và hệ thống không gian xanh TP
Curitiba
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và một số hình ảnh về hệ

19
21

thống không gian xanh thành phố Irvine

26

Sơ đồ các vùng du lịch và hệ thống các đô thị du lịch, khu
du lịch của Việt Nam.
Hiện trạng sử dụng đất và một số hình ảnh về hệ thống
không gian xanh đô thị SaPa

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và một số hình ảnh minh họa
về hệ thống không gian xanh Kon Plông
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt và một số
hình ảnh về không gian xanh thành phố Đà Lạt
Hệ thống không gian xanh thị xã Cửa Lò

12
13
13
14
15
16
18
19

22
24
25

28
29
30
31
32


xi

Hình 1.21
Hình 1.22

Hình 1.23
Hình 1.24

Hình 1.25
Hình 1.26
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4.
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7.
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12

Hình 2.13

Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng và một số hình
ảnh không gian xanh thành phố Đà Nẵng
Hệ thống không gian xanh thành phố Vũng Tàu
Bản đồ và một số hình ảnh không gian xanh thị trấn Tam
Đảo
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long và một số

hình ảnh minh họa hệ thống không gian xanh thành phố Hạ
Long
Sơ đồ hiện trạng hệ thống không gian xanh và một số hình
ảnh về không gian xanh tự nhiên đô thị Ninh Bình
Sơ đồ hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc và quản
lý chuyên môn về hệ thống không gian xanh tại các đô thị
Mối quan hệ giữa hệ thống không gian xanh với các hoạt
động du lịch của đô thị du lịch
Phƣơng pháp phân loại tam giác đều
Sơ đồ phân loại hệ thống không gian xanh đô thị
Phân cấp quản lý nhà nƣớc về không gian xanh tại các đô thị
du lịch
Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Đảo 1
Bản đồ Quy hoạch định hƣớng phát triển không gian thành
phố Hạ Long.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị Ninh Bình
Mô hình phát triển bền vững
Tác dụng điều hòa vi khí hậu của cây xanh đô thị
Cây xanh trồng thành đai chắn giảm tiếng ồn
Xu hƣớng quy hoạch hệ thống không gian xanh lồng ghép
trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ thống nhất
Xu hƣớng quy hoạch hệ thống không gian xanh lồng ghép
trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy
hoạch đô thị
Phân tích đánh giá và phân vùng kiến trúc cảnh quan trong
quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị làm cơ sở cho quy
hoạch hệ thống không gian xanh
Mô hình cảnh quan phong thủy lý tƣởng
Các xu hƣớng tổ chức không gian xanh theo các phƣơng
pháp tiếp cận cấu trúc quy hoạch đô thị

Sơ đồ các hoạt động quản lý đô thị

33
34
39
40
42
46
57
59
61
64
70
70
71
74
76
76
79
79

81
82
83
84


xii

Hình 2.17

Hình 2.18
Hình 3.1.
Hình 3.2
Hình 3.3.
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nƣớc của nhà nƣớc CHXHCN
Việt Nam
Sơ đồ khung tổ chức quản lý hệ thống không gian xanh tại
các đô thị du lịch
Sơ đồ tổ chức lập các loại đồ án quy hoạch hệ thống không
gian xanh
Sơ đồ quy trình kỹ thuật lập và thực hiện quy hoạch hệ
thống không gian xanh đô thị du lịch
Mô hình kiểm soát phát triển theo quy hoạch hệ thống không
gian xanh đô thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB
Tổng mặt bằng quy hoạch hệ thống không gian xanh các đô
thị du lịch vùng ĐBSH và DHĐB
Sơ đồ tổ chức đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống không
gian xanh tại các đô thị du lịch
Tổ chức quản lý đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống

không gian xanh
Mô hình quản lý khai thác sử dụng và điều kiện áp dụng cho
không gian xanh hạn chế
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc thống nhất về hệ
thống không gian xanh tại các đô thị vùng ĐBSH và DHĐB
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng, dân cƣ trong quản lý hệ
thống không gian xanh
Sơ đồ hoạt động liên kết vùng và hợp tác quốc tế với việc tổ
chức Diễn đàn không gian xanh đô thị du lịch
Định hƣớng cơ cấu quy hoạch hệ thống không gian xanh đô
thị Ninh Bình
Hệ thống các vùng quản lý không gian xanh ĐT Ninh Bình
Mô hình tổ chức quản lý đầu tƣ phát triển hệ thống không
gian xanh đô thị Ninh Bình

85
86
109
110
112
115
116
117
119
121
123
126
127
130
138



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cả nƣớc đã hình thành 15 ĐTDL, gồm: TX Sa Pa, TP Hạ Long, TT
Tam Đảo, ĐT Đồ Sơn, TX Sầm Sơn, TX Cửa Lò, TP Huế, TP Hội An, TP Đà Lạt,
TP Vũng Tàu, TP Nha Trang, TP Phan Thiết, TX Hà Tiên, ĐT Ninh Bình, ĐT Kon
Plong [9,20]. Các ĐTDL nói trên đƣợc phân bố tại 7 vùng DL [8,9], trong đó vùng
ĐBSH&DHĐB đƣợc chọn là địa bàn nghiên cứu với 4 ĐTDL tiêu biểu gồm: TP Hạ
Long, TT Tam Đảo, ĐT Ninh Bình và ĐT Đồ Sơn (hiện nay đã trở thành 01 quận
của TP Hải Phòng).
Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB ở phía Bắc nƣớc ta có vị trí địa lý đặc biệt quan
trọng theo giác độ lịch sử, địa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, an
ninh quốc phòng và là một “cửa ngõ” giao thƣơng, giao lƣu quốc tế quan trọng của
cả nƣớc. Tổng diện tích tự nhiên của Vùng là: 2.106.000 ha, dân số 20.705.200
ngƣời, mật độ trung bình 983 ngƣời/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 54% [81]. Hệ thống
ĐT của vùng gồm 2 TP trực thuộc Trung ƣơng, 12 TP thuộc tỉnh, 6 TX và 119 TT,
trong số 4 ĐTDL có 2 ĐT gắn với di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới là TP Hạ
Long và ĐT Ninh Bình, 2 ĐT gắn với điều kiện tự nhiên đặc thù là TT Tam Đảo là
ĐTDL miền núi và Quận Đồ Sơn là ĐTDL biển [9]. Ngoài những nét đặc trƣng
trên, đặc điểm lịch sử, văn hóa, khí hậu, vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên phải kể đến
hệ thống KGX đa dạng, phong phú chính là cội nguồn và động lực phát triển các
ĐTDL hƣớng tới trở thành các cực tăng trƣởng “cốt lõi” của Vùng.
Theo pháp luật về du lịch và quy hoạch đô thị, ĐTDL khác với các đô thị
thông thƣờng, trƣớc hết phải có tài nguyên DL hấp dẫn trong ranh giới ĐT và khu
vực liền kế; có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng của du
khách với các sản phẩm DL phong phú, hấp dẫn và ngành DL phải có vị trí quan
trọng trong cơ cấu kinh tế. Để đạt đƣợc các tiêu chí trên, KGX tại các ĐTDL trƣớc

hết phải đảm bảo quy mô, chất lƣợng, giữ vai trò là “cái nôi” nuôi dƣỡng đáp ứng
nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con ngƣời. Mặt khác, KGX còn là
một bộ phận quan trọng của cấu trúc không gian ĐT, trong đó hệ thống KGX là bộ


2

khung bảo vệ thiên nhiên đảm bảo sự PTBV của ĐT mang lại lợi ích về mặt kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị văn
hóa, nhân văn của ĐT, tạo nên bản sắc riêng cho từng ĐT, đồng thời làm giảm thiểu
những tác động tiêu cực của quá trình BĐKH. Tại các ĐTDL, hệ thống KGX còn là
môi trƣờng tổ chức các hoạt động DL, nghỉ dƣỡng nhƣ ngắm cảnh, leo núi, săn bắn,
câu cá, tắm biển, thăm quan, thể thao, nghiên cứu, khám phá, vvv…. Đặc biệt, trào
lƣu tƣ tƣởng văn hóa “Trở về với thiên nhiên” hiện nay, thì KGX ngày càng có ý
nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Ngoài ra, mục đích, yêu cầu của công tác QL hệ
thống KGX của một ĐTDL cũng khác với việc QL hệ thống KGX của ĐT thông
thƣờng ở: Quy mô hệ thống KGX; quy hoạch tổ chức không gian hệ thống KGX;
chất lƣợng, hiệu quả và giá trị khai thác sử dụng; phƣơng thức và nguồn lực đầu tƣ
phát triển; năng lực và sự phối hợp trong bộ máy QL nhà nƣớc; mức độ tham gia của
cộng đồng dân cƣ và du khách.
Từ nhận thức trên cho thấy, công tác QL hệ thống KGX giữ một vai trò vô
cùng quan trọng đối với các ĐTDL. Tuy nhiên, trong thực tế công tác này chƣa
thực sự đƣợc coi trọng và quan tâm đúng mức. Trong các đồ án QHĐT đƣợc duyệt,
nội dung QH hệ thống KGX còn mờ nhạt, đối với các dự án đầu tƣ xây dựng, các
chủ đầu tƣ còn coi nhẹ việc bố trí đủ diện tích cho KGX; các chính quyền địa
phƣơng vẫn chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng của hệ thống KGX nhƣ
một yếu tố PTBV của các ĐTDL. Đến nay, Nhà nƣớc tuy đã ban hành một số văn
bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhƣng chủ yếu mới chỉ
quy định cho CX ĐT, song chƣa phù hợp với từng loại và từng cấp QL ĐTDL.
Trong việc triển khai thực hiện QH, còn thiếu các mô hình, giải pháp phối hợp giữa

các cơ quan tổ chức trong bộ máy QL KGX, từ đó dẫn đến những hệ quả tiêu cực;
đặc biệt, tại TT Tam Đảo và TP Hạ Long, quận Đồ Sơn, KGX, thiên nhiên đã bị
xâm hại và tàn phá nặng nề; KGX sản xuất kinh doanh phát triển không đƣợc kiểm
soát ; diện tích KGX nhân tạo vừa thiếu, vừa kém chất lƣợng. [21]
Ở Việt Nam, nhận thức rõ sự cấp thiết của việc PTBV, ngày 12/4/2012 Thủ
tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lƣợc
PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; ngày 25/09/2012 Thủ tƣớng Chính phủ đã


3

có Quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng
trƣởng xanh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển hệ thống
KGX nhƣ một biện pháp xanh hoá cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn cân bằng
các hệ sinh thái; góp phần giảm thiểu carbon hƣớng tới phát triển các ĐT xanh, ĐT
sinh thái. Tuy nhiên việc hiện thực hóa các chủ trƣơng, chính sách trên còn hạn chế
về nhận thức và nguồn lực.
Về phạm trù luật pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2010/NĐ-CP
ngày 27/ 4 /2010 về việc QL không gian, kiến trúc, cảnh quan ĐT và Nghị định
định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc QL CX ĐT. Những văn bản này
là định hƣớng quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển hệ thống KGX nhƣ là giải
pháp đảm bảo PTBV ĐTDL ở Việt Nam, tuy nhiên, nó mới dừng ở chủ trƣơng còn
các quy định vẫn chƣa thực sự đƣa vào cuộc sống.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng nhƣ ở nhiều nƣớc trên thế giới
đã có một số công trình nghiên cứu về KGX. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài nghiên
cứu khoa học, các ấn phẩm sách báo, các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ mới chỉ
đề cập đến công tác QH, tổ chức không gian CX, mặt nƣớc và thiết kế kiến trúc
cảnh quan. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả chƣa làm rõ đƣợc sự
khác biệt giữa “hệ thống CX” với “hệ thống KGX”. Trong lĩnh vực QL nhà nƣớc
về KGX đến nay vẫn còn rất ít những đề tài, những công trình nghiên cứu khoa học

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Đô thị Ninh Bình thuộc vùng DL ĐBSH& DHĐB của Việt Nam, bao gồm TP
Ninh Bình làm hạt nhân, huyện Hoa Lƣ và một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc TX
Tam Điệp và các huyện: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan. Tổng diện tích
tự nhiên của ĐT Ninh Bình khoảng 21.052 ha (bằng khoảng 15% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh). Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, quần thể danh thắng Tràng
An có diện tích khoảng 6172ha, với vùng đệm là 6268ha đã đƣợc UNESCO công
nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. [57]
Lý do lựa chọn ĐT Ninh Bình làm ví dụ nghiên cứu bởi đây là một ĐTDL
mới, gắn với di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, là cố đô đầu tiên của nhà nƣớc
phong kiến Việt Nam; là nơi hội tụ các giá trị về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng


4

cảnh, có hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng và phong phú nhƣ: Tam Cốc Bích Động,
cố đô Hoa Lƣ, đền vua Đinh, danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính ...; là những bộ
phận cấu thành hệ thống KGX vô cùng đa dạng và phong phú mang những giá trị
thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị tƣơng lai cao. Ngoài ra, QH chung ĐT Ninh Bình
có chất lƣợng, trong đó hệ thống KGX đƣợc tổ chức một cách hệ thống và toàn
diện, có thể là mẫu hình ĐTDL cho cả vùng ĐBSH&DHĐB và cả nƣớc. Bảo tồn và
phát huy các giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên gắn với phát triển ĐT là một
nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý KGX tại ĐT Ninh Bình. Nếu làm tốt đƣợc
nhiệm vụ này thì việc QL hệ thống KGX ĐT Ninh Bình sẽ không chỉ là mô hình
cho nhiều ĐTDL trong cả nƣớc, mà còn khẳng định đƣợc sứ mệnh của ĐT Ninh
Bình là “Trung tâm lịch sử văn hoá và du lịch cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế”.
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài là “Quản lý hệ thống
không gian xanh các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam, lấy đô thị
Ninh Bình làm ví dụ” là hết sức cấp bách và cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu, kiến nghị các nguyên tắc, tiêu chí và giải pháp QL hệ thống
KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam, từ đó vận dụng vào điều kiện
cụ thể của ĐT Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý nhà nƣớc về hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB của
Việt Nam, bao gồm: Quản lý quy hoạch ; quản lý đầu tƣ phát triển và xây dựng;
quản lý khai thác và sử dụng đối với KGX tự nhiên, KGX bán tự nhiên, KGX nhân
tạo tại ĐT và khu dân cƣ NT trên cơ sở đó lấy ĐT Ninh Bình làm ví dụ nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Về không gian
Hệ thống KGX tại các ĐTDL tiêu biểu của vùng ĐBSH&DHĐB, bao gồm:
TT Tam Đảo, TP Hạ Long, ĐT Ninh Bình, trong đó ĐT Ninh Bình đƣợc chọn ví dụ
để nghiên cứu.


5

3.2.2. Về thời gian:
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050, phù hợp với thời gian lập QH chung các ĐTDL trong vùng ĐBSH &DHĐB
đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ và các thông tin
khoa học, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác QL hệ thống KGX các ĐTDL
tiêu biểu của vùng ĐBSH&DHĐB;
- Nghiên cứu tổng quan công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL ở Việt
Nam và thế giới;
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học QL hệ thống KGX taị các ĐTDL
vùng ĐBSH&DHĐB.

- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, các nguyên tắc và tiêu chí QL hệ thống
KGX, trên cơ sở đó kiến nghị các nhóm giải pháp về QL quy hoạch, QL đầu tƣ phát
triển và xây dựng, QL khai thác và sử dụng hệ thống KGX taị các ĐTDL tiêu biểu
vùng ĐBSH& DHĐB.
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, để đề xuất một số giải pháp
QL hệ thống KGX tại ĐT Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Bàn luận, đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn của các kết quả nghiên
cứu của luận án.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong luận án đã áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau:
-

Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thực địa, thu thập xử lý các tài liệu, số liệu, bản
đồ; các thông tin khoa học; phƣơng pháp thống kê, phân loại và mô phỏng ...

-

Phƣơng pháp phân tích, đánh giá và chẩn đoán để xác định tiềm năng, nguồn lực và
nhận diện các vấn đề trọng tâm cần phải nghiên cứu giải quyết;

-

Phƣơng pháp phi thực nghiệm và chuyên gia bao gồm việc quan sát, phỏng vấn,
điều tra XH học, tổ chức hội nghị, hội thảo và tham vấn các ý kiến chuyên gia có
kinh nghiệm về các kết quả nghiên cứu;


6

-


Phƣơng pháp dự báo sự tác động của các yếu tố đến công tác QL KGX tại các
ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB trong bối cảnh kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2050;

-

Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc thu thập các thông tin (đầu vào),
phân tích hộp đen, phát hiện hành vi và quy luật của đổi tƣợng nghiên cứu (đầu
ra), làm cơ sở hình thành các mô hình, giả thuyết khoa học và các kịch bản từ đó
đƣa ra các giải pháp QL hệ thống KGX

hợp lý cho các ĐTDL vùng

ĐBSH&DHĐB.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
6.1. Về mặt khoa học.
-

Tổng quan về lý luận và thực tiễn để có nhận thức toàn diện về hệ thống KGX
và công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL;

-

Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học QL nhà nƣớc về KGX đối với các ĐTDL
nói chung và các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng;

-

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo, áp dụng cho các trƣờng hợp

có điều kiện tƣơng tự và sử dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
6.2.

-

Về mặt thực tiễn

Nhận diện các vấn đề chủ yếu, trọng tâm về công tác QL KGX tại các ĐTDL
tiêu biểu của vùng ĐBSH&DHĐB;

-

Dự báo xác định các yêu tố có tác động trực tiếp đến công tác QL KGX tại các
ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB;

- Kiến nghị các giải pháp về QLKGX, bao gồm: QL quy hoạch; QL đầu tƣ phát
triển và xây dựng; QL khai thác và sử dụng hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng
ĐBSH&DHĐB Việt Nam, trên cơ sở đó áp dụng kết quả nghiên cứu trong điều kiện
cụ thể của ĐT Ninh Bình.
7. Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án.
7.1. Các kết quả nghiên cứu.
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học, bao gồm các kết quả sau:


7

a) Tổng quan công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL tiêu biểu ở Việt Nam và
trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các khía cạnh đề tài đã rút ra đƣợc
những vấn đề trọng tâm cần giải quyết.
b) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học QL hệ thống KGX tại các ĐTDL của vùng

ĐBSH& DHĐB.
c) Kiến nghị các giải pháp QL hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB;
áp dụng vào điều kiện cụ thể của ĐT Ninh Bình.
7.2. Những đóng góp mới của luận án..
Từ các kết quả nghiên cứu, dự kiến có 03 đóng góp mới của luận án, bao gồm:
-

Làm chính xác định nghĩa, phân loại, phân cấp QL hệ thống KGX đô thị; cơ sở
khoa học và các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ tiêu và tiêu chuẩn về QL hệ thông
KGX của ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB.

-

Các giải pháp QL quy hoạch; QL đầu tƣ phát triển và xây dựng; QL khai thác và
sử dụng hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB, trong đó tập trung
vào việc xây dựng cơ sở lập quy chế QL KGX; điều chỉnh một số tiêu chuẩn kỹ
thuật; đổi mới phƣơng pháp lập, thẩm định, phê duyệt QH hệ thống KGX
ĐTDL; cơ chế kiểm soát phát triển KGX theo QH; hoàn thiện các quy trình, nội
dung QL và các mô hình tổ chức QL hệ thống KGX; các biện pháp phát huy vai
trò của cộng đồng, dân cƣ, mở rộng liên kết và hợp tác quốc tế trong công tác
QL hệ thống KGX tại các ĐTDL vùng ĐBSH&DHĐB Việt Nam.

-

Xây dựng định hƣớng phát triển, phân vùng và một số giải pháp QL hệ thống
KGX ĐT Ninh Bình.
8. Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ

-


Đô thị du lịch (ĐTDL) là ĐT có lợi thế phát triển DL và ngành DL dịch vụ có vai trò

quan trọng trong hoạt động của ĐT. ĐTDL đảm bảo các điều kiện: (i) Có tài nguyên du
lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; (ii) có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động
phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; (iii) ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy
định của Chính phủ. [71]


8

-

Đô thị Ninh Bình là ĐT mới, có diện tích 21052 ha, bao gồm: TP Ninh Bình;
huyện Hoa Lƣ; xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn; xã Mai Sơn thuộc huyện Yên
Mô; xã Khánh Hoà và xã Phú Khánh thuộc huyện Yên Khánh; một phần ranh
giới hành chính xã Yên Sơn và phƣờng Tân Bình thuộc TX Tam Điệp; xã Sơn
Lai và xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan theo Quyết định số 4266/QĐ-TTg
ngày 28/7/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt QH chung ĐT Ninh
Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

-

Hệ thống không gian xanh đô thị là một bộ phận của không gian ĐT, bao gồm
KGX tự nhiên, KGX bán tự nhiên, KGX nhân tạo đƣợc bố trí trong cấu trúc
không gian ĐT và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

-

Độ che phủ của không gian xanh là tỷ lệ (%) diện tích KGX trên tổng diện tích

tự nhiên.

-

Sinh khối là khối lƣợng hoặc thể tích các cơ thể sống của một loài động vật hoặc
thực vật tính trên một đơn vị diện tích (sinh khối loài), hoặc so với toàn loài
trong quần xã (sinh khối quần xã). [34]

-

Hành lang xanh đô thị là KGX dọc các trục đƣờng (thủy, bộ) hoặc trục không
gian kết nối hai khu vực địa lý với nhau bằng một dải xanh thiên nhiên hoặc
nhân tạo; nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX ĐT.

-

Vành đai xanh đô thị là vùng đất thiên nhiên chƣa hoặc đã chịu sự tác động của
con ngƣời, thƣờng ở gần hoặc ở ngoài rìa ĐT. Vành đai xanh cũng có thể là những
không gian mở, tạo ra những điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, DL, nghỉ dƣỡng và giải trí ngoài trời. Vành đai xanh là cầu nối ĐT với
thiên nhiên (không gian trung chuyển) có chức năng làm hạn chế việc mở rộng ĐT
quá mức ra xung quanh. Nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX ĐT.

-

Quản lý đô thị (QLĐT) là QL nhà nƣớc về ĐT, bao gồm các hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nƣớc can thiệp vào nhiều lĩnh vực, nhằm tổ chức khai
thác và điều tiết sử dụng tối ƣu các nguồn lực với mục tiêu đạt đƣợc sự PTBV.



9

QL hành chính nhà nƣớc ở ĐT là quản lý hành chính công, khác với QL hành
chính tƣ của một cơ quan (QL nội bộ) [22]
-

Quản lý hệ thống không gian xanh đô thị là QL Nhà nƣớc về hệ thống KGX tại
ĐT, bao gồm các lĩnh vực: quản lý QH; quản lý đầu tƣ phát triển và XD; quản lý
khai thác và sử dụng hệ thống KGX.

-

Phát triển bền vững (PTBV) là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
công bằng xã hội và bảo vệ MT. [95]

-

Kết cấu hạ tầng xanh là một khái niệm đƣợc đề xuất tại Hội nghị các nƣớc cộng
đồng chung Châu Âu ngày 19/11/2010, bao gồm việc sử dụng CX, mặt nƣớc, đất
đai và các quá trình tự nhiên để phục vụ cho việc QL nƣớc mƣa, tạo lập MT lành
mạnh nhằm hạn chế tối đa việc hủy hoại phong cảnh, sự chia cắt các khu định cƣ
và vấn đề đa dạng sinh học của một ĐT, một vùng hoặc một lãnh thổ. [118]
9. Cấu trúc của luận án.
Luận án gồm 3 phần: Phần Mở đầu; phần Nội dung, phần Kết luận và Kiến

nghị, trong đó phần Nội dung, gồm ba chƣơng:
-


Chƣơng I: Tổng quan về quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du
lịch.

-

Chƣơng II: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị
du lịch vùng Đồng bang sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.

-

Chƣơng III: Các giải pháp quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du
lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị
Ninh Bình làm ví dụ.


10

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ
HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ DU LỊCH
1.1.

Tình hình phát triển và quản lý hệ thống không gian xanh đô thị

tại một số đô thị du lịch tiêu biểu trên thế giới.
1.1.1. Đặc điểm lịch sử phát triển và quản lý hệ thống không gian
xanh đô thị trên thế giới.
1.1.1.1.

Thời kỳ cổ đại.


Thành phố xuất hiện trong thời kỳ quá độ từ chế đô nguyên thủy sang chế độ
nô lệ. Tuy nhiên, các TP cổ đại của Ai Cập đã ra đời rất sớm khoảng 3500 – 3000
năm trƣớc CN. Các nền văn minh ĐT rực rỡ nhất của thời kỳ cổ đại gồm: (i) Các TP
Ai Cập cổ đại; (ii) các TP vùng Lƣỡng Hà (Tây Á), sông Ấn (Ấn Độ), hạ lƣu sông
Hoàng Hà (Trung Quốc), Nhật Bản; (iii) những thành bang Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Hình 1.1. KGX trong một số ĐT thời kỳ cổ đại. 1 Mô hình phong thủy của Trung
Quốc; 2 vườn treo Babylon. [21]
Trong thời kỳ cổ đại, hầu hết các ĐT nổi tiếng đều đƣợc dựa vào lợi thế của
thiên nhiên, hƣớng về các dòng sông lớn và núi non che chở; khai thác các điều kiện
tự nhiên để phục vụ đời sống KT-XH và an ninh, quốc phòng. Hệ thống KGX tiêu
biểu của ĐT thời kỳ cổ đại gồm: (i) KGX thiên nhiên nhƣ mô hình TP cổ lý tƣởng
của Trung Quốc: Phía Bắc là núi (biểu tƣợng của Rồng; phía Nam là sông (biểu
tƣợng của đời sống) và phía trƣớc là sân (minh đƣờng). Hoặc ở Nhật Bản, các TP cổ
đều dựa trên nguyên tắc “Sự thăng bay giữa thiên nhiên và con ngƣời” với mẫu mực
tối cao “Sống trong thiên nhiên cũng nhƣ trong hoa”; trong đó KGX hạn chế (CX,


11

mặt nƣớc) đƣợc trồng bao quanh thành lũy, hoặc trong cung điện, nhà riêng của quý
tộc, ngƣời giàu, trong đó vƣờn treo Babylon là một ví dụ. [21] (Hình 1.1)
1.1.1.2.

Thời kỳ trung đại

Các thành phố đƣợc XD khép kín sau bức tƣờng thành để phòng chống giặc
giã, chiến tranh. Vì thế ĐT và nông thôn thƣờng xa cách nhau, đồng nghĩa với ĐT
tách biệt với thiên nhiên.
1.1.1.3.


Thời kỳ cận đại và hiện đại.

a) Giai đoạn thứ nhất: Cuối thế kỷ 19, các quan điểm lãng mạn, khoa học
và hậu công nghiệp, dẫn đến hình thành xu hƣớng TP vƣờn (Garden city theo đề
xuất của Ebenezer Howard) và TP đẹp đẽ (City Beautiful) theo đề xuất của
Frederick Law Olmsted Jr)…
b) Giai đoạn thứ hai: Những thập niên giữa thế kỷ 20, hệ thống KGX các
TP đƣợc quy hoạch dựa trên chủ nghĩa duy lý, trong đó giao thông cơ giới và CX
đƣờng phố giữ vai trò quan trọng trong kết nối không gian ĐT.
c) Giai đoạn thứ ba: Từ giữa những năm 1980, KGX đƣợc tổ chức theo
quan điểm của Le Coobusier, ngƣời đã đặt nền móng cho “Sinh thái ĐT”.
d) Giai đoạn thứ tƣ: Bắt đầu từ cuối thế kỷ XX và thế kỷ XXI, QHĐT đã
dựa trên các phƣơng pháp tiếp cận QH chiến lƣợc, QH tham gia và QH tích hợp với
tƣ tƣởng PTBV.
Trong thế kỷ 21, hệ thống KGX đƣợc tổ chức gắn kết với mô hình ĐT bền
vững, ĐT sinh thái (Eco city), ĐT kinh tế - sinh thái (Eco2city), ĐT xanh (Green
city) vv…
Tóm lại, vào mỗi giai đoạn lịch sử, hệ thống KGX đƣợc QH và QL gắn với
các loại hình cấu trúc không gian ĐT, mà cấu trúc ĐT là sự sắp xếp có tổ chức các
bộ phận cấu thành (cơ cấu chức năng, hình ảnh, môi trƣờng xung quanh) và mối
quan hệ giữa chúng với nhau trong một thời điểm nhất định, trong đó KGX là một
thành phần cốt lõi của hệ thống không gian ĐT.
Cho đến nay, xã hội loài ngƣời đã có 4 cách tiếp cận cơ bản về cấu trúc ĐT:
(i) Một là, tiếp cận phân khu (zoning). Theo cách tiếp cận này, CIAM trong Hiến


×