Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương pháp tích hợp GDBVMT môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 5 trang )

II. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT MÔN VẬT LÍ
Việc phân chia cái toàn thể thành các bộ phận để nhận thức từng phần qua đó nhận
thức toàn thể sự vật, hiện tượng sẽ giúp con người dễ dàng hiểu biết và hiểu biết sâu sắc
hơn sự vật hiện tượng đó. Nhưng điều này lại làm con người không hiểu hết được những
mối liên hệ đã vốn tồn tại khách quan trong bản thân sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự
vật hiện tượng với nhau. Điều này dẫn đến quan điểm siêu hình về thế giới.
Trong những năm qua, nhân loại đã tiến những bước dài về khoa học công nghệ. Tri
thức do con người tạo ra là chìa khoá và là yếu tố quyết định mang lại những tiến bộ quan
trọng của nhân loại. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên sự tăng lên của các yếu tố thành phần
mà không tính đến sự ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố đó đã tạo nên sự mất cân bằng
nghiêm trọng. Nguyên nhân của ô nhiễm và các hậu quả môi trường ngày càng trầm trọng
trong khi thế giới ngày càng giàu có hơn chính là ở việc con người nhìn nhận vấn đề trong
phạm vi hẹp mà không có khả năng nhìn bao quát vấn đề trong mối liên hệ của nó. Việc
khai thác quá nhiều năng lượng mà không tính đến những hậu quả do việc biến đổi khí hậu
đã làm nhân loại phải trả giá. Trong tương lai nếu không thay đổi cách suy nghĩ và cư xử
nhân loại có nguy cơ không thể duy trì cuộc sống ổn định của mình.
Giáo dục tích hợp đã ra đời ở Mĩ và Tây Âu trong những năm 50, 60 của thế kỉ 20,
ở Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ 20. Hiện nay, ở Việt Nam tích hợp trong giáo
dục môi trường ngày càng được coi trọng. Vì môi trường, các vấn đề môi trường có tính
chất liên ngành- nên cần được xem xét, nghiên cứu trong mối liên hệ với tất cả các ngành
học có chứa nó.
1. Những cơ sở của việc lựa chọn phương pháp tích hợp trong giáo dục môi
trường
1.1. Căn cứ nội dung chương trình
Hiện nay, do việc đưa thêm một số môn học vào bậc phổ thông (Tin học, công
nghệ…) nên số giờ học trong tuần của học sinh tăng lên. Vì vậy đã khiến cho thời lượng
dành cho các môn học khác (vật lí, toán…) giảm đi để giảm tải cho học sinh. Với tinh thần
đó, nội dung giáo dục môi trường chỉ có thể nghiên cứu tích hợp với các môn học khác.
1.2. Dựa trên mối liên hệ liên môn học
Như trên đã phân tích, môi trường, các vấn đề môi trường có liên quan đến các phân
môn khoa học khác nên cần được xem xét trên quan điểm của các khoa học khác nhau. Các


khoa học cụ thể cung cấp tư liệu về các vấn đề môi trường và các vấn đề môi trường trên
cơ sở đó giúp xem xét, đánh giá nguyên nhân, tác hại và tác động của các loại ô nhiễm tới
sự tồn tại và phát triển của thế giới cũng như cuộc sống của con người.
Cùng một hiện tượng nhưng quan cách tiếp cận của các khoa học khác nhau là
không giống nhau. Chẳng hạn vấn đề giao thông đô thị: vật lí học xem xét tác hại của nó
trên cơ sở các ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cuộc sống của con người cũng như đối với
sự bền vững của các công trình xây dựng; hóa học nghiên cứu tác hại của các khí thải động
38
cơ đối với bầu khí quyển (khí gây hiệu ứng nhà kính) và đối với sự sống của sinh vật
(trong đó có con người); sinh vật học lại đánh giá sự ảnh hưởng của tiếng ồn của khí bụi
trong cân bằng sinh thái (có thể dẫn đến sự sống và sự tồn tại của một số loài sinh vật)…
1.3. Căn cứ vào lợi ích của phương pháp
A. Miller đã chỉ ra rằng cách tiếp cận tích hợp khác biệt với cách nhìn phiến diện
bởi 3 đặc trưng như sau:
- Tính phức hợp: Có năng lực chấp nhận những quan hệ phức tạp. Quan điểm tích
hợp giúp con người nhận thức được bức tranh tổng thể về thế giới. Quan điểm bao quát
không phải nhìn nhận sự vật hiện tượng là phép cộng giản đơn của các yếu tố cấu thành mà
là nhìn nhận bức tranh tổng thể. J.C. Smath cho rằng dù có cố gắng sắp xếp các thành phần
bộ phận đến đâu cũng không thể trở thành toàn thể, bởi vì toàn thể không phải chỉ đơn giản
là sự tổng hợp của các bộ phận riêng lẻ.
Việc nghiên cứu các hệ thống phức tạp đòi hỏi một sự tổng hợp liên ngành
(interdisciplinary). Những công cụ của vật lý sẽ hữu ích cho việc nghiên cứu các hệ sinh
học, xã hội và ngược lại.
Đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống phức hợp là hiện tượng đột sinh
(emergence). Hiện tượng đột sinh là hiện tượng xuất hiện những quy luật, những hình thái,
những trật tự mới từ hiệu ứng tập thể của các tương tác giữa các thành phần của hệ thống.
Như vậy các hiện tượng đột sinh không phải là một tính chất nội tại của các thành phần
con mà là những tính chất của hệ thống được xét một cách toàn cục. Thí dụ, trong tham gia
giao thông, sự di chuyển của mỗi cá nhân là có trật tự theo một trình tự đã vạch sẵn nhưng
sự tham gia giao thông của cả một tổng thể trên đường thì lại làm cho giao thông trở nên

lộn xộn có thể dẫn đến ách tắc giao thông khi các cá nhân cố gắng xoay sở thì sẽ ảnh
hưởng đến việc di chuyển của người khác.
Như vậy, việc xem xét giáo dục môi trường theo quan điểm tích hợp đã mang lại
những hiệu quả to lớn, giúp con người không những có hiểu biết sâu sắc về các yếu tố môi
trường mà còn giúp họ xem xét, đánh giá tác động của chúng đối với sự sống và sự tồn tại
của thế giới.
- Tính thích ứng: Có năng lực tiếp cận bằng phương pháp mới khi những phương
pháp truyền thống, quen thuộc không có hiệu quả. Giáo dục môi trường chỉ dựa vào việc
tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức thì không có hiệu quả. Để hình thành hành vi đạo
đức, đầu tiên phải xuất phát từ tri thức đạo đức. Có những hiểu biết đầy đủ về môi trường
sẽ giúp con người xem xét các yếu tố môi trường theo quan điểm cân bằng và cư xử với
môi trường theo quan điểm tôn trọng sự tồn tại khách quan của các yếu tố đó.
- Tính khoan dung: Có năng lực chấp nhận ý kiến của người khác và thậm chí cả
những ý kiến hoàn toàn trái ngược với bản thân. Có vấn đề khi xem xét theo quan điểm
này thì có lợi nhưng xem xét theo quan điểm khác thì lại có hại cho môi trường. Chằng hạn
như khi cố gắng phát triển điện mặt trời để giảm thiểu những ành hưởng của nhiệt điện đối
với môi trường (do tạo ra các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, tiêu tốn năng lượng hóa
39
thạch…). Nhưng để tạo ra pin mặt trời, con người cần sử dụng các vật liệu là các chất tinh
khiết (Si, Li, As…), việc sản xuất ra các chất này tiêu tốn nhiều năng lượng, thậm chí tạo
ra những chất thải có hại cho môi trường. Nhưng với sự nhìn nhận tổng thể sẽ giúp mỗi
người thấy được những lợi ích to lớn của việc sử dụng năng lượng mặt trời từ đó chấp
nhận sử dụng nó.
2. Phương pháp tích hợp trong giáo dục môi trường
Môi trường và các vấn đề môi trường có tính chất đa dạng và phức tạp, chúng liên
quan đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học
trong trường học. Tuy nhiên nếu ta chỉ dừng ở cách GDMT thông qua các môn học được
tiến hành một cách độc lập thì khó có thể phản ánh được “bức tranh tổng thể” “tính toàn
thể”, “tính bao quát” của môi trường và các vấn đề môi trường. Việc học tập như vậy sẽ
gặp khó khăn không chỉ trong việc hình thành những hành động cụ thể mà thậm chí cả

những nhận thức về môi trường và các vấn đề môi trường. Để thể hiện được “tính bao
quát” đó cần phải dạy và học trên môi trường và những vấn đề môi trường cụ thể - tốt nhất
đó là môi trường và những vấn đề môi trường gần gũi xung quanh học sinh – tìm hiểu hết
tính phức hợp của các nguyên nhân làm nảy sinh chúng đến có nhận thức sâu sắc, sau đó là
hình thành kĩ năng, giáo dục thái độ và những hành vi cụ thể để giải quyết chính những
vấn đề cụ thể đó. Việc dạy và học như vậy cùng một lúc sẽ liên quan đến nhiều môn học ở
trường THCS, thậm chí cả các hoạt động phong trào. Khi đó, ranh giới giữa các môn học
trở nên mờ nhạt và đó chính là cách tiếp cận xuyên các môn học. Có làm như vậy thì ta
mới từng bước góp phần hình thành những hành vi cụ thể để giải quyết các vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường.
Ngoài việc GDMT thông qua các môn học, còn có thêm hình thức giáo dục xuyên
các môn học. Đây chính là giờ học có liên quan đến nhiều môn học một lúc thậm chí là cả
các giờ học của nhiều môn học kết hợp với các hoạt động ngoài giờ hay ngoại khoá. Ở
Nhật Bản hình thức học tập đó được “Học tập tổng hợp” (sougou gakusyu), ở Anh là “chủ
đề xuyên chương trình” (Cross curiculum Theme), ở Đức là “Nguyên lí dạy học xuyên các
môn học”.
2.1. Thiết kế một đơn vị GDMT
Ho¹t ®éng = mét §¬n vÞ thùc hiÖn GDMT
Để thực hiện một đơn vị GDMT cần xác định 4 yếu tố:
a) Mục tiêu:
Mục tiêu của hoạt động này giúp học sinh::
* Về kiến thức
*) Về kĩ năng
*) Về thái độ
b) Các bước thực hiện nhiệm vụ (cá nhân, nhóm):
Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn tổ chức thực hiện (có trường hợp học sinh tự đề xuất
vấn đề, giáo viên khái quát hóa tổ chức thực hiện).
40
Học sinh thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong quá trình thực hiện
có sự kiểm tra và điều chỉnh.

Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
c)Công bố sản phẩm đã đạt được
Các nhóm đối chiếu kết quả đã thực hiện với nhiệm vụ được giao
Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp
d) Đánh giá
Các nhóm đánh giá tiến trình đã thực hiện đã tuân thủ kế hoạch chưa.
Các nhóm thảo luận, đánh giá chất lượng kết quả đã đạt được.
Học sinh phát hiện những điều mới (về kiến thức, kĩ năng) thu hoạch được sau hoạt động,
từ đó có thái độ tích cực bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường.
Giáo viên ôn tập, tổng kết hoạt động.
Để hoàn thành 1 đơn vị GDMT tích hợp đối với bộ môn Vật lí, có hai kiểu triển
khai hoạt động, đó là:
- Kiểu 1. Thông qua dạy học từng tiết học của bộ môn Vật lí
- Kiểu 2. Thông qua 01 hoạt động ngoại khoá về Vật lí
2.2. Các kiểu triển khai GDMT
2.2.1. Kiểu 1. Thông qua dạy học từng tiết học của bộ môn Vật lí
2.2.1.1. Trong kiểu này có 2 dạng nội dung môn học có thể khai thác GDMT, đó
là:
Dạng 1. Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc một số phần nội dung môn Vật lí
có sự trùng hợp với nội dung GDMT:
Dạng 2. Một số nội dung của bài học hay một số phần nội dung môn Vật lí có
liên quan với nội dung GDMT.
2.2.1.2. Các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT:
1. Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Vật lí thành
bài học GDMT.
2. Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
3. Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.
4. Nội dung GDMT cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của

địa phương.
2.2.1.3. Mẫu giáo án khai thác nội dung GDMT
Cấu trúc 01 giáo án khai thác nội dung GDMT có thể như sau :
I- Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức
2. Về kĩ năng
3. Về thái độ
41
II- Chuẩn bị
Bao gồm : Chuẩn bị của giáo viên, của học sinh, gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (nếu có)
2. Dạy bài mới
a) Đặt vấn đề
b) Phát triển
Thời
gian
Kiến thức cơ bản
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học
sinh
3. Ôn tập/củng cố
4. Giao nhiệm vụ, dặn dò
IV- Tư liệu GDMT
Kiểu 2. Thông qua 01 hoạt động ngoại khoá về Vật lí
Để tổ chức hoạt động ngoại khoá về môi trường, đòi hỏi giáo viên cần có kế
hoạch tổ chức hoạt động khoa học, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Sau đây
chúng tôi đề xuất 01 mẫu kế hoạch hoạt động ngoại khoá.

1. Chọn chủ đề môi trường: (ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh
sáng,…).
2. Hình thức hoạt động : (câu lạc bộ, dã ngoại, hội thi, thời trang về môi trường,
tuần lễ môi trường, thi tái chế các sản phẩm từ rác thải,…).
3. Thiết kế hoạt động
- Mục tiêu hoạt động.
- Các nội dung.
- Nhân sự (nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn,…).
- Cách thức thực hiện các hoạt động.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính.
- Thời gian, địa điểm tổ chức.
- Thực hiện hoạt động (tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá,…).
- Kết thúc hoạt động (đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực tiễn,
kết quả rút ra với bản thân,…).
42

×