Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh đồng nai.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.33 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*********************

NGUYỄN THẾ KHANG

TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC THANH TRA THU CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*********************

NGUYỄN THẾ KHANG

TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành

: Kinh tế tài chính – ngân hàng

Mã số


: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
1.1. Quan niệm về công tác thanh tra
1.1.1. Khái niệm về thanh tra
1.1.2. Đặc điểm và vai trị của cơng tác thanh tra
1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra
1.2. Phân loại hoạt động thanh tra
1.2.1. Thanh tra hành chính
1.2.2. Thanh tra chuyên ngành
1.3. Công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
1.3.1. Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước

1.3.2. Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
1.3.3. Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
1.3.4. Yêu cầu về nguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước

2
2
4
5
5
5
6
6
6
7
8
10
11
11
12
12
13
16
17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THU
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng và thế mạnh
2.1.2. Về kinh tế, xã hội
2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010

2.2. Tổ chức, bộ máy thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Các cơ quan hành chính và các cơ quan chuyên môn
2.2.2. Tổ chức bộ máy thanh tra tỉnh Đồng Nai
2.3. Thực trạng về thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về công tác thanh tra
2.3.2. Những cơ quan có chức năng thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
2.3.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai
2.3.4. Kết quả thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

18
18
18
19
21
22
22
24
24
24
27
28
31

3


2.3.4.1. Những thành tựu đã đạt được
2.3.4.2. Những dạng sai phạm phát hiện qua thanh tra
2.3.5. Những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra
2.3.5.1. Những hạn chế, tồn tại

2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan
2.3.5.3. Nguyên nhân chủ quan
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH
TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân
sách nhà nước tỉnh Đồng Nai
3.1.1. Yêu cầu từ việc nâng cao chức năng quản lý nhà nước
3.1.2. Yêu cầu từ mục tiêu kinh tế xã hội
3.1.3. Yêu cầu từ công cuộc phịng chống tham nhũng
3.1.4. u cầu từ q trình hội nhập
3.2 Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước
tỉnh Đồng Nai
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng số lượng cuộc thanh tra
3.2.1.1. Bổ sung quyền và nhiệm vụ cho Thanh tra tỉnh, đẩy mạnh công
tác thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh.
3.2.1.2. Tăng cường nhân sự cho các tổ chức thanh tra
3.2.1.3. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra
3.2.1.4. Thiết lập đường dây nóng tại cơ quan Thanh tra tỉnh
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao
chất lượng và hiệu quả cuộc thanh tra
3.2.2.1. Xây dựng kênh thông tin về các văn bản pháp luật và tổ
chức thường xuyên các cuộc hội thảo
3.2.2.2. Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra.
3.2.2.3. Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về công tác thanh tra.
3.2.2.4. Nâng cao hiệu lực của kết luận thanh tra
3.2.2.5. Nâng cao trình độ, phẩm chất của người làm công tác thanh tra.
3.2.2.6. Bổ sung nội dung kiểm tra việc bố trí nhân sự và kiểm sốt
nội bộ của đơn vị được thanh tra trong quá trình thanh tra tài chính.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

31
34
40
40
42
44
46
46
47
48
49
49
51
51
51
52
52
53
54
54
55
56
57
58
59
61
63



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
KCHT: Kết cấu hạ tầng
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XDCB: Xây dựng cơ bản
CTXH: Chính trị xã hội
GDP: Giá trị sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
UBND: Ủy ban nhân dân
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Association of South-East Asian
Nations)
APEC: Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bì̀nh Dương ( Asia-Pacific
Economic Co-operation)
WTO: Tổ chức mậu dịch quốc tế ( World Trade Organization)
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( Organization for Economic Cooperation and Development)
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank )

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước,
đồng thời là một công cụ kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường
pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước và
thực hiện dân chủ xã hội.
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế
chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu
cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thất
thốt đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho

đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và từ
nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngồi. Do vậy, nếu như tệ nạn tham ơ,
tham nhũng lãng phí, thất thốt khơng bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏ ra
không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà cịn tạo ra một
sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của nước phát triển dành
cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau.
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác
xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới có nêu: “......đấu tranh phịng, chống tham
nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ
trực tiếp, thường xun của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Các cấp ủy và tổ
chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của
cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu
tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong
Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu
lực về tuyên truyền, giáo dục về hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về
thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Ðảng...”
Diễn văn bế mạc đại hội X của Đảng có đoạn: “...Chúng ta đặc biệt coi trọng các
biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy cao nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng
sự vững mạnh của tồn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh

6


phịng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi các tệ nạn này làm lành mạnh tổ chức và bộ máy của chúng ta. Chúng ta nhất
quyết tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc
thực hiện nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là
đội ngũ tiên phong của giai cấp cơng nhân...”.

Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010 được trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng bộ
Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010, một trong những giải pháp để đạt được
các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “...Nâng cao năng lực và hiệu quả
giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm tốn, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo
thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều cơng khai minh bạch...”
Như vậy, việc phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thốt hiện nay được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của
Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được
rằng ngành thanh tra đóng góp một phần khơng thể thiếu được trong việc thực hiện
các biện pháp để đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội.
Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ
quan trọng trong cơng cuộc phịng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những
vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mịn niềm tin của quần chúng
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của của mình trong cơng cuộc phịng chống tham
nhũng, lãng phí và thất thốt mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện, cũng
như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ X đã đưa ra, tác giả chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH
TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI” để làm đề tài
cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như:
- Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách
nhà nước. Nêu lên các cơ quan có chức năng thanh tra ngân sách nhà nước, mục
tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.

7



- Phân tích thực trạng về cơng tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại
tỉnh Đồng Nai trong những năm qua. Trong đó nêu lên kết quả thanh tra đã đạt
được, những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.
- Phân tích những u cầu phải tăng cường cơng tác thanh tra thu, chi ngân
sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm kiến nghị nhà nước tăng
cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách, làm cho cơng tác thanh tra có hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt cơng tác phịng
chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thanh tra hoạt động thu, chi
ngân sách nhà nước của các cơ quan có chức năng thanh tra đối với những đơn vị
thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Từ đó đi sâu nghiên cứu những sai
phạm, gian lận chủ yếu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian
vừa qua, từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà
nước cần khắc phục kịp thời.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong thực tiễn công tác thanh tra
thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số liệu thống kê, tài liệu
nghiên cứu, chủ yếu tham khảo từ những cơ quan quản lý nhà nước ở Đồng Nai
trong thời gian từ năm 2003-2005 và một số sách báo, tài liệu khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu của luận văn như đã trình bày, tuỳ vào đối tượng,
nội dung nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, tổng
hợp, so sánh và phân tích.
5. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công tác thanh tra
Chương II: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh
Đồng Nai.

Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà
nước tỉnh Đồng Nai.

8


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
1.1. Quan niệm về công tác thanh tra
1.1.1. Khái niệm về thanh tra
Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn
vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng
nhất định. Là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền
(quyền hạn và nghĩa vụ) được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Thanh tra
mang tính quyền lực, thơng qua cơng tác thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn
những gì trái với quy định.
Theo Từ điển tiếng Việt (năm 1992) thì thanh tra là kiểm soát, xem xét tại
chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều
hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt
động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý,
nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó
có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét
tính hợp pháp, mà cịn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý. Bản
chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều
quan trọng hơn là tìm ra ngun nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và
áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức khơng đúng
với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những
việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sự

trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''.
1.1.2. Đặc điểm và vai trị của cơng tác thanh tra
Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra.
Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai”. Người cho rằng mục

9


đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản
lý”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác thanh tra cũng dựa trên
những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Người nói: “Thanh tra là tai mắt
của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ
thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”, “nếu họ làm sai hay
gặp khó khăn, cịn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa
xuống”.
Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của
công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho rằng: “Tổ
chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra sự
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước”. Gần
đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm
coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm “thiết lập kỷ cương xã
hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”.
Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét đặc
thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với
toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo
thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà nước thể
chế hố thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra việc chấp
hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng chính vì vậy, hoạt động thanh tra với

tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Thanh tra là một phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân: Nhà
nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong các văn kiện Đại hội Đảng
tồn quốc đều khẳng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn gắn với mục tiêu phát huy quyền dân chủ của
nhân dân. Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyền dân chủ của
nhân dân thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền dân chủ của
nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền.

10


- Thanh tra góp phần tạo lập một mơi trường pháp lý lành mạnh cho quá
trình thực hiện quyền dân chủ.
- Thanh tra đóng vai trị là “chiếc cầu nối” giữa nhân dân với Nhà nước.
Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (được hình thành trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì thanh tra là một nội dung, là một chức
năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương thức thực hiện sự lãnh đạo của
Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
1.1.3. Mục tiêu của công tác thanh tra
Tại điều 3 của Luật Thanh tra ghi rõ: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quy định này cho thấy hoạt động thanh tra có những mục tiêu cụ thể sau
đây:

- Phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là mục
tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Thanh tra là hoạt động thường xuyên
của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp
hành, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp
luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phịng ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai
phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kể cả
những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm.
- Phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt
động thanh tra. Chúng ta đang hướng đến một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, mà một trong những yêu cầu quan trọng của nó là phải tăng cường pháp chế,
kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức
hành xử của mọi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện
nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của
các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật và tìm ra những việc

11


làm vi phạm và những người sai phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm đó.
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh
tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp l uật, mà còn giúp cho
cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại bản thân cơ chế, chính sách, các quy định
của pháp luật, các quyết định quản lý của mình xem nó đã phù hợp với thực tiễn
cuộc sống hay chưa, để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở,
khuyết điểm đó.
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đây là

những mục tiêu gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động
thanh tra.
1.2. Phân loại hoạt động thanh tra
Tại Điều 4 Luật Thanh tra ghi rõ: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh
giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình
tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh
tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”.
Quy định trên đây đã đưa ra những đặt trưng quan trọng của thanh tra nhà
nước như sau:
- Về chủ thể: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra được coi là
chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan trọng của quản
lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do
một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tiến hành, đó là các
cơ quan thanh tra nhà nước.
- Về đối tượng: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý. Có thể
thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý.
- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính
sách, pháp luật. Như vậy, nội dung thanh tra là khá tồn diện, nó bao gồm từ việc
xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá

12


những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời
bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.
1.2.1. Thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.

Thanh tra hành chính có những trưng cơ bản như sau:
- Về tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm bởi các cơ
quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính. Ở trung ương là Thanh tra Chính
phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị
xã thuộc tỉnh là thanh tra huyện.
- Về nội dung thanh tra: Ngồi thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
thanh tra hành chính cịn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
1.2.2. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý.
Thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan
quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực. Ở cấp trung ương có thanh tra của Bộ và
cơ quan ngang bộ; ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có thanh tra của
Sở và các Ban, ngành.
- Về nội dung thanh tra chuyên ngành: Đó là việc thanh tra chấp hành pháp
luật, chấp hành những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của
ngành, lĩnh vực.
1.3. Công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước
1.3.1. Khái niệm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước.
Thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là một phần trong hoạt động thanh tra
tài chính, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước. Trong thời gian qua, xã hội đã chứng
kiến rất nhiều vụ án với giá trị sai phạm rất lớn, mà chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực

13



chi tiêu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng tiền
của Nhà nước chi ra đã không mang lại hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của đất
nước, bị thất thoát và lãng phí rất nhiều. Từ những thực trạng đó, Đảng và Nhà
nước ta hiện nay rất quan tâm đến công tác thanh tra tài chính, trong đó thanh tra
thu, chi ngân sách nhà nước được dư luận đặt biệt quan tâm và là một đòi hỏi cần
thiết nhất đối với cơng cuộc phịng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta.
Tại điều 1 và 2 của Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XI kỳ họp
thứ 2 thơng qua ngày 16/12/2002 có nêu: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà
nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử
lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của
nhà nước về công tác thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo công
tác thu chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý
những sai phạm nếu có.
1.3.2. Nội dung của thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước
Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước được ghi rõ tại điều 2 và 3, Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước
như sau:
- Thu ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí,
lệ phí.

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp
luật, gồm :
* Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;

14


* Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);
* Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi
nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp
vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi cơng sản và đất cơng ích.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng theo
quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy dịnh của pháp luật từ tiền bán hoặc
cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá
nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa
phương theo quy định .
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
- Thu kết dư ngân sách theo quy định
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm :
* Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
* Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch

thu;
* Thu hồi dự trữ nhà nước;
* Thu chênh lệch giá, phụ thu;
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
* Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;
* Các khoản thu khác.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển về: Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần,
liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà

15


nước theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Chi đầu tư phát
triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; Các khoản chi đầu
tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã
hội, văn hố thơng tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,
các sự nghiệp xã hội khác; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, Quốc phòng, an ninh
và trật tự an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan nhà nước; Hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam; Hoạt động của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn
Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam; Trợ giá theo
chính sách của Nhà nước; Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án Nhà nước; Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; Trợ cấp cho các đối tượng
chính sách xã hội; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định
của pháp luật.

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài
nước.
- Chi cho vay của ngân sách trung ương.
- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo
quy định.
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
- Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
- Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm
sau.
Như vậy, với những nội dung thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định như
trên, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng thanh tra thu,
chi ngân sách nhà nước phải thực hiện thanh tra theo những nội dung thu, chi như
trên nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật đối với việc thực hiện các
khoản thu, chi đó của các đơn vị, cơ quan có liên quan.
1.3.3. Mục tiêu của thanh tra thu, chi ngân sách
Từ những mục tiêu chung của công tác thanh tra, mục tiêu cụ thể của thanh
tra thu, chi ngân sách được xác định như sau:

16


Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; phát hiện
những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách. Phát hiện và kết
luận được những sai phạm trong việc phân phối quản lý, sử dụng các nguồn kinh
phí ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu phí lệ phí, viện trợ, hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ, tài sản công và các loại quỹ khác....Phân tích tìm rõ ngun nhân,

quy trách nhiệm và có những kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng sai phạm.
1.3.4. Yêu cầu về nguyên tắc công tác thanh tra thu, chi ngân sách.
Tại điều 3, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và tại điều 4, Quyết định số
32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về quy chế
hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính nêu rõ:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân theo pháp luật; bảo đảm
chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở
đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
kiểm tra.
- Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra người ra quyết định thanh tra, kiểm tra,
Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra
phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phải chịu
trách nhiệm cá nhân về hành vi, quyết định của mình.
- Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đồn thanh tra tài
chính phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra
theo đúng qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đây là những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra nói chung và
hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng. Các cuộc thanh tra, đoàn viên đoàn
thanh tra phải tuân thủ đúng nguyên tắc này trong quá trình hoạt động, thực hiện
nhiệm vụ, đảm bảo đoàn thanh tra thực hiện đúng chức năng theo pháp luật quy
định.

17


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của tỉnh
Đồng Nai.

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số, tiềm năng và thế mạnh
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hịa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của
vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai nằm trong
địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là trọng điểm đầu tư của Chính phủ. Trung
tâm của tỉnh là Thành phố Biên Hồ, cách TP. Hồ Chí Minh 30 km về phía Tây,
một trung tâm kinh tế-khoa học kỹ thuật - văn hoá giáo dục lớn nhất cả nước. Với
dân số trên 5 triệu người của TP.Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân cao nhất nước
cùng với dân số trên 2,2 triệu người của Đồng Nai là thị trường tiêu thụ rộng lớn và
nguồn cung cấp lao động đạt chất lượng cao, dồi dào cho nền sản xuất công nghiệp
của Đồng Nai.
Đồng Nai có hệ thống giao thơng rất thuận lợi với các quốc lộ 1, 51, 20 với
tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được mở rộng nâng cấp theo tiêu chuẩn đường
cấp I, II đồng bằng ( Quốc lộ 1, 51), cấp III đồng bằng (Quốc lộ 20) có nhiều tuyến
đường liên tỉnh, tuyến đường sắt Bắc-Nam và hệ thống các cảng ở Đồng Nai cùng
với cảng ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
...và trong tương lai gần, Chính phủ sẽ xây dựng một sân bay Quốc tế với quy mô
5.000 ha tại Đồng Nai, đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hố.
Trong tương lai hệ thống giao thơng trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng
cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đơng Nam Á,
đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Bà Rịa-Vũng Tàu, hệ thống đường sắt Biên
Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore-Côn Minh (Trung quốc)
có 50 km chạy qua Đồng Nai để hịa vào mạng lưới đường sắt Bắc-Nam được cải
tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

18


Nơng nghiệp tỉnh Đồng Nai với diện tích 292.000ha đất trồng trọt với gần

1,4 triệu dân số, lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm cả trồng trọt và
chăn nuôi nên là một thị trường tiềm năng cả về tiêu thụ và nguyên liệu rộng lớn
của công nghiệp. Mặt khác nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng
tập trung chuyên canh nên có khối lượng nơng sản, hàng hố lớn và cây cơng
nghiệp có thể đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp chế biến như : cà phê, cao su, mía,
bơng, khoai mỳ, bắp, đậu nành, thuốc lá, điều, cây ăn quả ...
2.1.2. Về kinh tế, xã hội
Kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP
bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 12,8%, gấp 1,7 lần mức tăng chung của cả
nước (cả nước tăng 7,5%). GDP các khu vực kinh tế có mức tăng trưởng tốt: Khu
vực cơng nghiệp xây dựng tăng 16% ; dịch vụ tăng 12,1%; nơng lâm thủy tăng
4,6%. GDP bình qn đầu người theo USD (1 USD=11.000 VND) đến năm 2005
đạt 785 USD. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng: Công
nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế trên địa bàn là Công
nghiệp xây dựng 57%, dịch vụ 28%, nông lâm thủy 15%. Dân số tỉnh Đồng Nai
khoảng trên 2,2 triệu người, tỷ lệ nam chiếm 49,52%. Lao động trong độ tuổi đạt
trên 1 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,24%.
Công tác qui hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện và
đạt kết quả tốt. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể 32 khu công nghiệp với tổng diện tích
11.189 ha; trong đó có 17 khu cơng nghiệp được Chính phủ phê duyệt với diện tích
5.124 ha, diện tích đã cho thuê chiếm 58,7% diện tích đất dùng cho thuê.
Đồng thời với quá trình phát triển các Khu cơng nghiệp, tỉnh đã có bước đi
mới trong quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp địa phương dành cho các
doanh nghiệp trong nước của địa phương.
Tính đến cuối 2005, về thu hút đầu tư trong nước, có 3.936 doanh nghiệp
đang hoạt động, vốn đăng ký 9.780 tỷ đồng. Tồn tỉnh hiện có trên 740 dự án đầu
tư nước ngoài với vốn đăng ký 8,4 tỷ USD, vốn thực hiện trên 4,8 tỷ USD, chiếm
57,14% vốn đăng ký. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
cơng nghiệp (90% dự án), về hình thức đầu tư có 70% dự án đầu tư 100% vốn nước
ngồi. Hiện đã có 32 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Đồng Nai trong

đó dẫn đầu là Đài Loan, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Đồng Nai

19


đứng hàng thứ 3 trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngồi sau Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội.
Kết quả thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu dự toán trung ương giao,
đạt và vượt kế hoạch của tỉnh đề ra. Tăng trưởng thu ngân sách hàng năm đạt
27%/năm, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP hàng năm đạt 23,3%. Thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn đạt trên 7.500 tỷ đồng một năm, được xếp vào những tỉnh dẫn đầu
về thu ngân sách trong cả nước.
2.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010
Mục tiêu tổng quát của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 -2010 là tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, phát huy cao độ mọi nguồn lực, tạo bước bức phá về
chất lượng và nhịp độ phát triển, xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp
vào năm 2010. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2006-2010 tăng bình qn từ 1414,5%/năm. Trong đó: Giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây dựng
tăng từ 16%-16,5%; Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng từ 15%-15,5%;
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4%-4,5% .
- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt khoảng 1.400-1.450 USD
(gấp gần 2 lần năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 57%;
ngành dịch vụ chiếm 34%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 9%.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng từ 20-22%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2006-2010 chiếm 42% GDP.
- Nâng độ che phủ cây xanh trên diện tích tồn tỉnh đến năm 2005 đạt 50%,
trong đó tỷ lệ che phủ của rừng đạt 30%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm chiếm 23-25% GDP. Tốc độ tăng
thu ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 25,7%/năm. Tỷ trọng

đầu tư phát triển trong tổng chi năm 2010 chiếm 38%. Tốc độ tăng chi đầu tư phát
triển bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 11,45%/năm.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 là 1,15%, quy mô dân số là
2,4 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm trên 45% dân số.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 2,8%. Nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2010 đạt trên 50%.

20



×