Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.78 KB, 3 trang )

Tiết PPCT:
Ngày dạy:
Tên bài dạy:GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:
+ Nhận thức được trong sáng là một yêu cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói chung, của tiếng
Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
+ Có ý thức và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi nói, khi viết.
+ Rén luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự trong sáng của tiếng
Việt.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ…
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm…
IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Câu 1:
Đáp án + Biểu điểm:
-Câu 2:
Đáp án + Biểu điểm:
3/ DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của GV +
HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
+ HS đọc SGK.
+ Em hiểu thế nào là sự
trong sáng của tiếng
Việt?
+ Sự trong sáng của
tiếng Việt biểu hiện ở
những phương diện


nào?
+ Em hãy cho một số ví
dụ về giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt?
+ Sự trong sáng còn
được thể hiện ở những
chuẩn mực nào?
( HS đọc SGK và trả lời
I Sự trong sáng của tiếng Việt:
- Trong sáng thuộc về phẩm chất của ngôn ngữ nói chung và
tiếng Việt nói riêng.
+ ” Trong có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không
đục”.
+ ”Sáng là sáng tỏ, sáng chiếu ,sáng chói, nó phát huy cái
trong, nhờ đó phản ánh được tưtưởng, tình cảm của con người
Việt nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ, những điều chúng
ta muốn nói”(Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt).
a.Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống những qui tắc
chung làm cơ sở cho giao tiếp( nói và viết)
+ Phát âm.
+ Chữ viết.
+ Dùng từ.
+ Đặt câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài viết.
Ví dụ:
+ Qui định thanh phải đánh dấu đúng âm chính.
+ Phát âm đúng chuẩn mực.
+ Viết đúng mẫu câu khi sử dụng câu ghép chính phụ:
- Vì C1V1 nên C2V2.

- Để(Bằng, với) C1V1 thì C2V2.
- Nếu(hễ, giá, ngộ) C1V1 thì C2V2.
- Tuy C1V1 nhưng C2V2.
b. Tiếng Việt có hệ thống qui tắc chuẩn mực nhưng không phủ
nhận(loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết
dựa vào những chuẩn mực qui tắc.
câu hỏi)
+Vì sao nói lời thơ của
Tố Hữu vẫn đúng
chuẩn mực?
HS đọc câu ca dao.
+Tại sao nói lời ca dao
trên được diễn đạt thật
trong sáng?
+ Sự trong sáng trong
tiếng Việt còn được thể
hiện như thế nào?
( HS thảo luận nhóm,
cử đại diện trả lời)
+ Cho một số ví dụ về
vay mượn ngôn ngữ
khác?
+ Sự trong sáng của
tiếng Việt còn được thể
hiện ở điểm nào?
+ Hs trình bày ngắn gọn
từng biểu hiện về giữ
gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
+ Hs đọc SGK.

+ Hãy nêu những yêu
cầu cơ bản để giữ gìn
sự trong sáng của tiếng
Việt?
( HS thảo luận nhóm,
ghi nội dung vào bảng
học tập)
=> Gv kiểm tra , đánh
giá và rút ra kết luận
ngắn gọn về nội dung
trên.
+ Gv cho 1-2 Hs đọc
phần ghi nhớ trong
SGK.
+ GV cho HS đọc kĩ
Ví dụ :
- ”Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
Không thể bắt bẻ Tố Hữu dùng từ không trong sáng vì nhà thơ
đã dựa vào chuẩn mực về tu từ từ vựng để so sánh hai sự vật
khác loại ” Hồn tôi và vườn hoa lá”
-Trong câu ca dao:
”Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.”
Cách sử dụng tu từ ẩn dụ trong việc tỏ tình đầy nữ tính này của
cô gái hàng bao đời nay vẫn được chấp nhận. Cách diễn đạt
này vẫn trong sáng.
c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy
tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa

học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân
chủ, Độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ôxi, Các bon, E líp, Von…
-Song không vì vay mượn mà quá lợi dụng là làm mất đi sự
trong sáng của tiếng Việt: Không nói “ xe cứu thương mà nói “
xe hồng thập tự”; không nói “máy bay lên thẳng” mà nói “trực
thăng vận”; không nói “xe lửa” mà nói “hỏa xa”.
=> Bác Hồ dặn: “ Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay
mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải
có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”.
d. Thễ hiện ở chính phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói.
+ Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng
của tiếng Việt.Ca dao có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
+ Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm
mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai.
+ Phải biết cám ơn người khác khi được giúp đỡ.
+ Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết d8iều tiết âm thanh khi giao tiếp…
II Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí
tiếng Việt, coi đó là ” Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu
của dân tộc”
+ Có thói quen cẩn trọng, cânnhắc lựa lời khi sử dụng tiếng
Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp
để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ
âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách.
Muốn vậy bản thân phải luôn trau dồi, học hỏi.
+ Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng

không đúng lúc.
+ Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.
+ Biết làm cho tiếng Việt phát triển giàu có thêm đap21 ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạ hóa và sự hòa nhập, giao lưu
quốc tế hiện nay.
III Kết luận:(Ghi nhớ trong SGK.)
phần nội dung bài tham
khảo :
- “ Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ”-Phạm Văn
Đồng,NXB Giáo Dục 1983
- ” Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”-Xuân
Diệu,NXB Giào Dục 1977)
4/.CỦNG CỐ : Gv giúp Hs củng cố nội dung chính của bài:
- Sự trong sáng của tiếng Việt.
- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Nội dung phần ghi nhớ .
5/.DẶN DÒ:
+ Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới:
*RÚT KINH NGHIỆM:

×