CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………..
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong xu thế hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đòi hỏi sản
phẩm của giáo dục phải có chất lượng thật sự, phải có kiến thức và kỹ năng thực
hành, có khả năng ứng phó tốt trong mọi tình huống của cuộc sống, sống có lý
tưởng hoài bảo, có nhân cách và đạo đức trong sáng. Vì vậy giáo dục nói chung
và giáo dục tiểu học nói riêng trước yêu cầu đặt ra là phải đổi mới căn bản và
toàn diện. Trong đó đổi mới công tác chủ nhiệm là một nội dung quan trọng góp
phần rất lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện
nhân cách “con người mới” đáp ứng yêu cầu xã hội. Chính vì thế tôi là giáo viên
của trường thấy được điều đó nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng nề nếp
lớp chủ nhiệm”.
Những giải pháp đó qua thời gian thực hiện có những ưu điểm và hạn chế
sau:
1
Ưu điểm:
Học sinh tự tổ chức quản lí lẫn nhau cho nên các em chủ động sáng tạo và
tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, thực hiện nội quy của lớp,
tự giác trong sinh hoạt, học tập cũng từ đó các em tự nhiên hình thành được ý
thức tự học, tự rèn;
Việc áp dụng hiệu quả các yêu cầu nề nếp của lớp là cơ sở để thực hiện tốt
nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, góp phần cải thiện tình trạng giáo viên phải tự giải
quyết mọi tình huống giáo dục trong lớp của mình, cũng như có điều kiện để tìm
hiểu sâu hơn đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp mình
chủ nhiệm;
Có ý thức kỷ luật, ý thức bản thân cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hạn chế:
Còn một số học sinh chưa được sự quan tâm của phụ huynh hoặc phụ
huynh quá cưng chiều, các em này nếu giáo viên không quan tâm đúng mức thì
các em sẽ thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, lớp học. Các em sẽ có tâm
lý chán học, không chăm ngoan, không tập trung trong giờ học. Từ đó, dẫn đến
tình trạng bỏ học hoặc lưu ban; các em này sẽ có tâm lý mặt cảm, tự ti, không
hoà đồng với bạn bè, không gần gũi với thầy cô;
Việc tổ chức xây dựng nề nếp lớp chưa có sự tham gia của cộng đồng, phụ
huynh chưa hiểu hết tác dụng, lợi ích của nề nếp lớp cho nên việc tham gia còn
hạn chế;
Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chưa sâu để kịp
thời theo dõi uốn nắn giáo dục các em.
2
Vì vậy, đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, thì công tác xây dựng nề
nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người
giáo viên tiểu học. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp hữu hiệu, giúp
giáo viên xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong
năm học qua trên lớp chủ nhiệm của mình tại trường … bước đầu tôi thấy có
hiệu quả.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Mục đích của giải pháp
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, phát huy tốt những ưu điểm,
nâng cao công tác chủ nhiệm lớp giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự giác, có
trách nhiệm,…Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho việc hình thành
nhân cách của học sinh. Vì thế mỗi giáo viên cần xây dựng nề nếp tốt.
Nội dung giải pháp
Đề tài này chọn cho học sinh lớp 2 tôi đang chủ nhiệm của trường Tiểu học
để nghiên cứu nhằm nâng cao nghiệp vụ cho bản thân góp phần nâng cao giáo
dục trong nhà trường.
Điểm mới của giải pháp
Việc xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm là khâu quan trọng trong việc tổ
chức các hoạt động dạy và học. Lớp học có nề nếp sẽ giúp giáo viên dễ dàng tổ
chức các hoạt động học tập. Lớp có nề nếp cũng giúp học sinh có tâm thế học
tập tốt hơn; tiếp thu bài nhanh hơn, hình thành ở các em tác phong học tập
nghiêm túc và có thái độ đúng đắn trong học tập. Từ đó giúp học sinh tiểu học
3
phát triển toàn diện, hình thành nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu trong
giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới
Học sinh mỗi khi chuyển từ lớp dưới lên lớp trên thường có sự thay đổi lớn
như: một số em từ trường khác chuyển đến hoặc từ học tuần 5 buổi/tuần nay
chuyển sang 9 buổi/tuần, …Chính sự thay đổi đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng
ít nhiều: xếp hàng lộn xộn, ra vào lớp tự do, đi học không đúng giờ. Nhưng từ
khi áp dụng giải pháp mới này lớp học tôi có nề nếp tốt hơn, học sinh chăm
ngoan và có học tập tiến bộ hơn; các em có ý thức tốt trong việc thực hiện nội
qui trường lớp; biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, môt số học sinh trước
đây còn rụt rè nhút nhát, giờ tự tin hơn, hoà đồng với mọi người hơn. Các em
thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Các bước thực hiện
Xây dựng nề nếp trật tự - kỷ kuật
Tìm hiểu và phân loại trình độ học sinh qua bàn giao lớp. Từ đó có kế
hoạch sắp xếp chỗ ngồi (em có kỹ năng học khá giỏi ngồi cạnh em có kỹ năng
học tập trung bình yếu). Phân chia tổ đồng đều các đối tượng;
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng học sinh, sở thích, nguyện vọng của học
sinh, chú ý đến học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục riêng;
Xây dựng Ban cán bộ lớp thật sự là nồng cốt để dẫn dắt học sinh tiến bộ.
Giáo viên chọn, huấn luyện một số học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng,
lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học tốt chăm ngoan và luôn nghiêm
túc trong công việc mà giáo viên giao;
4
Tổ chức đôi bạn học tập và đôi bạn cùng tiến;
Hướng dẫn học sinh lập sổ theo dõi thi đua và tổng kết vào giờ sinh hoạt
lớp;
Hướng dẫn học sinh viết thời gian biểu, giờ tự học, giờ chơi, giải trí, phụ
giúp gia đình….;
Xây dựng nội qui của lớp trên cơ sở nội qui nhà trường xác thực với hoàn
cảnh và đối tượng học sinh trong lớp; thời gian đến trường, thời gian truy bài,
thời gian làm vệ sinh,…. Phân công nhiệm vụ và giao việc cụ thể (từ học sinh
học khá giỏi cho đến học sinh học trung bình yếu; từ học sinh có điều kiện cho
đến học sinh gặp khó khăn; từ học sinh hiếu động đến học sinh nhút nhát). Trong
giờ học những gì cần phải làm, những gì không nên làm; được chơi những trò
chơi nào, không được chơi trò chơi nào, …
Xây dựng nề nếp, kỹ cương trong giờ học
Hướng dẫn học sinh học và thực hiện nội qui nhà trường, thực hiện các
nhiệm vụ của học sinh;
Giáo viên cần coi trọng nhân cách người học, luôn lắng nghe và tạo điều
kiện thuận lợi nhất để học sinh nói lên suy nghĩ của chính các em dù rất nhỏ. Sự
gần gũi và quan tâm ân cần sẽ giúp cho giáo viên nắm bắt những ý nghĩ của các
em. Từ đó mà từng bước uốn nắn, sửa chữa hướng dẫn các em đến những ý
tưởng mong muốn;
Với học sinh có nhiều vi phạm, giáo viên cần phân tích kĩ nguyên nhân có
những biện pháp xử lý kịp thời tuy nghiêm khắc nhưng cũng cần nắm được tâm
lý và nguyện vọng của các em. Đặc biệt là tránh chê bai học sinh trước tập thể;
5
Dựa theo năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó giáo viên có kế hoạch,
phương hướng cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn;
Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và truy bài với các em. Công
việc này cần kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả cao hơn;
Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra nhận xét bài để nắm được tình hình,
sức học của các em để kịp thời uốn nắn, giúp các em thấy được lỗi của mình từ
đó có hướng khắc phục. Giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi phương
pháp tích cực để giảng dạy đạt hiệu quả cao;
Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo sử dụng phương pháp học mà chơi – chơi
mà học, nhưng không gì thế làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh;
Ví dụ: Trong khi các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả
lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn, không
đập bàn; phải biết trao đổi với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao,…
Tiết sinh hoạt lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả qua một tuần
sinh hoạt và học tập; cụ thể làm được những gì? Chưa làm được những gì?. Cá
nhân nào được nêu gương đáng được tuyên dương, còn cá nhân nào cần phải sửa
chữa, khắc phục. Giáo viên cần lồng ghép những qui định cho tuần lễ kế tiếp;
Luôn giúp các em tự tin. Khi nhận xét về bất kỳ vấn đề gì cũng mang tính
động viên, khuyến khích. Nên tránh tình trạng làm cho các em mất hẳn niềm tin.
Kịp thời khen thưởng, tuyên dương chính xác theo sự tiến bộ của từng đối tượng
nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo;
Giáo viên luôn luôn là người gương mẫu, là tấm gương sáng cho các em
học sinh. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt.
6
Về gia đình
Cần liên hệ kịp thời với gia đình qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp;
đưa ra những thực trạng, động viên và giúp phụ huynh cùng phối hợp với những
biện pháp thiết thực;
Ví dụ: Trường hợp học sinh vắng mặt mà không xin phép, giáo viên cần
liên hệ ngay với phụ huynh bằng điện thoại để tránh tình trạng: học sinh vẫn đi
học mà không đến lớp học;
Với những học sinh chưa được tình thương, dạy dỗ của gia đình thì biện
pháp tối ưu nhất là sự quan tâm, tình cảm ưu ái của giáo viên, dần dần cảm hoá
học sinh;
Cần trao đổi với phụ huynh quan tâm đến việc vui chơi, giải trí lành mạnh
cho các em. Tạo cho các em có thói quen giờ chơi, giờ tự học đúng giờ giấc.
Bảng theo dõi chuyên cần
Là dể theo dõi chuyên cần của học sinh trong lớp, giúp các em đi học đều
hơn, cho nên đầu năm giáo viên hướng dẫn lớp xây dựng: bảng theo dõi chuyên
cần. Trong đó sẽ kết hợp việc theo dõi chuyên cần với việc bình chọn học sinh
xuất sắc;
Quy định về theo dõi chuyên cần: Giáo viên cùng học sinh thống nhất
cách tổ chức theo dõi chuyên cần và chọn lớp phó học tập kết hợp với các tổ
trưởng làm nhiệm vụ theo dõi ghi nhận hàng tuần, hàng tháng và lưu giữ để làm
cơ sở bình xét học sinh cuối năm theo tinh thần Thông tư 30 của Bộ giáo dục và
đào tạo.
Đổi mới sinh hoạt lớp
7
Để tạo điều kiện cho cán sự lớp hoạt động tốt giáo viên chủ nhiệm phải đổi
mới nội dung sinh hoạt lớp, tránh trình trạng lập lại nội dung, phải làm cho học
sinh yêu thích tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp các em sẽ được bày tỏ ý
kiến, chia sẽ kinh nghiệm, được vui chơi, được biểu diễn năng khiếu, phát huy
sở trường, tổng kết thi đua tuần, bình chọn hoặc được các bạn bình chọn là
người học tốt trong tuần…Cần làm cho giờ sinh hoạt lớp luôn sinh động, cởi
mở, gần gũi mà nhất là phải phát huy tốt vai trò tự giác, chủ động của cán sự
lớp, phải để các em tự tổ chức, giáo viên chỉ tham gia với tư cách là cố vấn. Qua
đó làm cho nề nếp lớp đi vào chiều sâu và mang hiệu quả cao.
Sự tham gia của cộng đồng
Để thực hiện yêu cầu trên phải có sự tham gia của phụ huynh học sinh. Do
vậy ngay từ đầu năm, trong phiên họp với cha mẹ học sinh, giáo viên phải tuyên
truyền cho phụ huynh hiểu về lớp học tự quản để phối hợp giáo viên trong việc
giáo dục học sinh tự giác thực hiện nhiệm vụ của các em trong môi trường học
tập và sinh hoạt. Làm cho họ thấy được hiệu quả giáo dục để giúp con em họ
phát triển toàn diện, từ đó họ sẽ phối hợp tốt trong nhận xét đánh giá hay báo
cáo sự tiến bộ và giúp đỡ, tạo điều kiện cho lớp hoạt động tốt;
Ngoài ra để xây dựng nề nếp lớp tốt giáo viên còn phải kết hợp với các tổ
chức chính trị trong và ngoài nhà trường như: Đội, Sao nhi đồng, Đoàn thanh
niên…Đặc biệt là làm cho học sinh thấy được mỗi em đều có vị trí, vai trò quan
trọng trong gia đình, lớp học và trong xã hội, xây dựng cho các em một mơ ước,
hoài bảo, sống có ý thức và trách nhiệm với bản thân…Từ đó các em sẽ tự giác
thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường.
8
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Các giải pháp tôi đưa ra có khả năng áp dụng cho giáo viên chủ nhiệm lớp
của bậc Tiểu học. Các giải pháp này bổ sung vốn kinh nghiệm của giáo viên
nhằm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Người giáo viên được thay đổi tư duy về vai trò vị trí của mình trong nhiệm
vụ đổi mới giáo dục góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Sau khi triển khai thực hiện và áp dụng các giải pháp của sang
kiến trên lớp cùng khối tại trường năm học 2014-2015, bản thân và đồng nghiệp
trong tổ chuyên môn nhận thấy:
Học sinh trong lớp thể hiện rõ về tinh thần tập thể, biết chia sẻ, đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Nề nếp lớp có sự chuyển biến tốt
hơn;
Với sự tham gia của học sinh các em hiểu sâu hơn, chủ động, tích cực tự
giác hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua đó giáo dục được nhân cách
con người mới với tác phong làm việc có kỉ luật với ý thức tự giác cao;
Chất lượng công tác chủ nhiệm được nâng lên rõ rệt, học sinh tự biết lo cho
các hoạt động chung của lớp, ý thức tập thể được nâng lên. Lớp thường xuyên
được nhà trường đánh giá cao về nề nếp học tập. Đạt các giải I, II, III trong
phong trào xây dựng nề nếp lớp và nhiều lần liên tiếp lớp vinh dự được nhận cờ
thi đua của trường. Số học sinh vi phạm nội qui được kéo giảm.
Tất cả học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực.
Các em biết tự quản, lớp có nề nếp kỷ luật, trật tự, nề nếp học tập tốt.
9
Các em đoàn kết yêu thương nhau; biết giúp bạn vượt khó, tham gia tốt các
phong trào do nhà trường, lớp đưa ra.
Các em chăm ngoan, tích cực học tập và có sự tiến bộ rõ rệt về số lượng và
chất lượng. Mà đặc biệt là các em được hình thành những kĩ năng sống cơ bản,
quan trọng cần thiết và hình thành những phẩm chất đáng quý của con người
mới.
3.5.Tài liệu kèm theo gồm: Không
10