Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kiến thức và kĩ năng cần lưu ý khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ở chương trình lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.31 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số:……………………....
Tên sáng kiến: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN LƯU Ý KHI DẠY
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, Ở CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9
1. Lĩnh vực áp dụng: Bồi dưỡng học sinh giỏi ở chương trình Lịch sử lớp 9
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện nay, trong sự chỉ đạo phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta nhấn mạnh: xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức…, phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Các
nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát triển quy mô
giáo dục cả đại trà và mũi nhọn…
Phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên Lịch sử hiện nay tại đơn vị
tôi nói riêng và ở các trường Trung học cơ sở nói chung, theo tôi còn nhiều hạn chế
đó là:
Còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng và chưa hiểu đúng bản chất
của việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, thậm chí một số giáo viên còn ngại
đổi mới. Vì vậy, giờ học biến thành một giờ “hỏi – đáp” quá căng thẳng, khô khan,
1


làm cho học sinh không hứng thú học tập. Bởi vì hỏi – đáp chỉ là một phương pháp,
muốn phát huy ưu thế của phương pháp này cần kết hợp với các phương pháp khác,
đặc biệt là những phương pháp bộ môn.
Mặt khác, do nhiều nguyên nhân (kinh phí, quỹ thời gian, sự quan tâm của
các cấp quản lý…), giáo viên mới chỉ tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm
đến các bài học tại thực địa, ở nhà bảo tàng và các hoạt động ngoại khoá. Điều này


đã làm cho việc dạy học Lịch sử vẫn còn đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn.
Ngoài ra, khâu kiểm tra, đánh giá còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi học sinh
học ôm đồm, nhồi nhét, ít phát huy tư duy độc lập của các em… dẫn đến tình trạng
học sinh học đối phó, coi thường bộ môn và không có tác dụng động viên học sinh
vươn lên trong học tập.
Tất cả thực trạng trên dẫn đến hiệu quả công tác bồi dưỡng chưa cao và đặt ra
một yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra các giải pháp để khắc phục.
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.2.1. Mục đích của giải pháp
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và nâng cao chất lượng chất lượng giáo
dục mũi nhọn là hai khâu chiến lược quan trọng. Cùng với nâng cao tay nghề giáo
viên qua các hội thi giáo viên dạy giỏi, thì công tác bồi dưỡng để học sinh đạt thành
tích cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp chính là để nâng cao chất lượng giáo
dục mũi nhọn.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm có được của mình
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, để các đồng nghiệp tham
2


khảo, hi vọng góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của
đơn vị. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này và sự tâm đắc của bản thân, tôi chỉ
xin giới thiệu một số kinh nghiệm, cách thức ôn luyện có hiệu quả nhất việc tuyển
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở môn Lịch sử ở khối lớp 9 – khối lớp tập trung
nhiều kiến thức và kĩ năng quan trọng nhất trong toàn bộ khoá trình Lịch sử cấp
THCS.
2.2.2. Những điểm khác biệt
Các giải pháp tôi đưa ra trong Sáng kiến kinh nghiệm này mang tính khác
biệt so với các đề tài trước đó là có cơ sở lí luận vững chắc và hiệu quả thực tiễn áp
dụng mang lại hiệu quả cao. Tính đa dạng, phong phú của các giải pháp này có thể
được áp dụng rộng rãi trên phạm vi rộng và hoàn toàn phát huy tác dụng đối với tất

cả các giáo viên nếu bản thân người giáo viên đó có tâm huyết với nghề và công tác
bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn.
2.2.3. Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang được áp dụng
Đề tài có các điểm mới:
Đề tài được đúc kết và thực hiện bám sát tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học
Nhấn mạnh những kiến thức, kĩ năng có hiệu quả để bồi dưỡng cho học
sinh lớp 9 đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp.
2.2.4. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
a. Cở sở lí luận

3


Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và
thử thách đối với những người làm nghề dạy học. Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là
công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn
những mầm giống tương lai cho đất nước. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện
được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của
mình trong tương lai.
b. Thực trạng của vấn đề
Giáo dục hiện nay vẫn còn tồn tại cách giáo dục – học tập mang tính thực
dụng, xem nặng môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm cho học vấn
của học sinh bị “què quặt” thiếu toàn diện. Tình trạng “mù Lịch sử” hiện nay ở
không ít học sinh phổ thông là tai hại của việc học lệch, không toàn diện. Mới đây,
theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có từ 2 – 4% số học sinh chọn Lịch
sử làm môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2014 - 2015. Mới đây, theo
Báo Vnepress. Net thì trường THPT dân lập Lương Thế Vinh – Hà Nội trong năm
2015-2016 có 0% thí sinh đăng kí tốt nghiệp môn Sử. Giáo sư Văn Như Cương Hiệu trưởng nhà trường rất buồn và phát biểu “Nếu cả nước chỉ dưới 1% học sinh
đăng ký thi Sử thì vô tình môn Sử lại bị giáng một đòn chí mạng". Đây đúng là một

thực trạng đáng buồn!
Tất cả điều đó làm tôi - một giáo viên được đào tạo chuyên ngành, bài bản
về sư phạm Lịch sử - rất trăn trở và bức xúc rất nhiều kể từ khi bước chân vào
ngành giáo dục.

4


Song, nhờ vào lòng yêu nghề mến trẻ, đặc biệt là trong vài năm qua, ngành
giáo dục đã bước đầu thấy được thực trạng của vấn đề và đã có sự quan tâm đến các
môn học xã hội như đưa Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân vào hệ thống các môn
thi học sinh giỏi… Từ kinh nghiệm thực tiễn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được
kết quả tốt trong những năm gần đây, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Kiến thức và kĩ
năng cần lưu ý khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở chương trình lịch sử lớp 9” để
các cấp lãnh đạo và quí đồng nghiệp tham khảo.
c. Các biện pháp để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở lớp 9 mang
lại hiệu quả
* Cách tuyển chọn học sinh
Xem các em có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu
không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công.
Về khả năng học tập bộ môn, các em phải biết tích tụ kiến thức cần thiết một
cách tích cực, chủ động sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết
từ đó tìm ra mối liên hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học
vẹt, nhớ bài một cách máy móc.
Chúng ta cũng kiểm tra một số các kỹ năng của học sinh như: tổng hợp, phân
tích, so sánh, khái quát hoá, tìm ra được mối quan hệ giữa các sự kiện Lịch sử. Và
hơn hết là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan
trọng thể hiện rõ nét để chọn học sinh giỏi Lịch sử.

5



Một khả năng nữa đó là ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện
thông tin đại chúng rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập,
trao đổi với giáo viên bộ môn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, để có sức thuyết phục thêm cho việc học sinh lựa chọn môn
Lịch sử, giáo viên trong điều kiện cho phép sẽ tranh thủ sự đồng tình, tác động cha
mẹ các em, của giáo viên chủ nhiệm, Đoàn - Đội… định hướng các em chọn môn
Sử để bồi dưỡng, tham gia dự thi học sinh giỏi môn Sử, vì các em hoàn toàn có khả
năng đạt kết quả khả quan.
Một điều nữa tôi thường làm trong khâu tuyển chọn học sinh giỏi những năm
qua là vạch ra trước cho học sinh một chương trình – kế hoạch học tập, bồi dưỡng
nếu như các em chọn môn Sử. Đó sẽ là một chương trình bồi dưỡng không quá
nặng nề (vì tôi biết các em khá ngán ngại do nội dung bộ môn quá dài – nhất là Sử ở
khối 9) nhưng hiệu quả, đầy đủ và khoa học. Làm được như vậy cũng góp phần
không nhỏ để các em vui vẻ lựa chọn môn Sử.
Khâu cuối là tổ chức tốt thi học sinh giỏi vòng trường. Qua cuộc thi đó, giáo
viên sẽ tuyển lựa được một đội tuyển ưng ý để bắt đầu bồi dưỡng dự thi cấp huyện,
tỉnh
* Nội dung - kiến thức bồi dưỡng đạt kết quả tốt ở khối lớp 9
Đầu tiên, sau khi có được đội tuyển bộ môn, giáo viên cần bắt tay ngay vào
công tác tổ chức lớp bồi dưỡng (dù số học sinh thường là không đông). Việc làm
này có tác dụng tạo nề nếp, qui củ và ý thức phấn đấu của các em trong học tập.
6


Thứ hai, sau khi đã ổn định tổ chức, giáo viên bắt tay vào việc bồi dưỡng cho
các em. Việc cần kíp đầu tiên là tôi giới hạn cho các em nội dung bồi dưỡng.
Chương trình Lịch sử lớp 9 cả năm gồm 37 tuần (52 tiết). Học kì I gồm 19 tuần (18

tiết). Nội dung cơ bản là Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. Học kì II
gồm 18 tuần (34 tiết). Nội dung cơ bản là Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm
2000. Trong đó có 2 tiết Lịch sử địa phương.
Thứ ba, là giai đoạn ráo riết tiến hành ôn luyện. Ở đây, trên cơ sở phát huy
tính tích cực, chủ động của các em học sinh, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ để các em
tự làm việc dưới sự hướng dẫn của mình. Ở khối 9, chương trình lịch sử gồm 2
phần: Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam.
Phần Lịch sử thế giới gồm 13 bài, kể cả bài Tổng kết, cần lưu ý một số vấn đề
sau:
Giáo viên bên cạnh việc cho học sinh nắm tất cả nhưng nội dung kiến thức
trong Sách giáo khoa (không được bỏ qua phần nào), cần cho học sinh nắm chắc
được một cách hệ thống các vấn đề sau:

Tên nước (Khu vực)

Tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ 2
Ý nghĩa, tác động (nếu có)
Chính trị
Kinh tế
đối với khu vực và thế giới

Phần Lịch sử thế giới nội dung kiến thức không quá dài nhưng đòi hỏi giáo
viên phải cung cấp, rèn luyện cho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp các sự
kiện Lịch sử, biết phân tích ý nghĩa của các sự kiện Lịch sử. Ngoài ra, cần rèn luyện
cho học sinh khả năng biết liên hệ, rút ra bài học của các sự kiện giai đoạn trước với

7


các giai đoạn hay thời kì sau đó. Đặt ra nhiều tình huống có vấn đề buộc học sinh

vận dụng khả năng của mình để giải quyết.
Phần Lịch sử Việt Nam chỉ gồm 10 bài, nhưng khái quát cả một giai đoạn lịch
sử khá dài của Việt Nam từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám thành công 1945.
* Phương pháp – kĩ năng bồi dưỡng hiệu quả: Trong quá trình dạy bồi
dưỡng phần lịch sử 9, lưu ý giáo viên cần:
Thứ nhất, giáo viên dạy bồi dưỡng phải chuẩn bị tốt giáo án, tài liệu. Mà
muốn có giáo án tốt, tài liệu nhiều và phong phú cần phải có sự chuẩn bị, sự đầu tư
một cách nghiêm túc.
Thứ hai, khi đã có giáo án, tài liệu tốt thì vấn đề tiếp theo đó là phương pháp
và phong cách giảng dạy của giáo viên… Khi dạy Sử 9, nhiều giáo viên bồi dưỡng
cứ nghĩ do nội dung quá dài, quá khó nên bản thân phải làm việc tất tần tật: nói,
phân tích, chứng minh, thuyết trình… còn học sinh chỉ là đối tượng thụ động tiếp
nhận
Thứ ba, phải chú ý trau dồi nghệ thuật sư phạm. Trong dạy học, ngôn ngữ,
cảm xúc của người thầy hết sức quan trọng. Cho nên cần phải đặc biệt chú ý trau
dồi và sử dụng lợi thế này.
Thứ tư, đối với Sử 9 giáo viên cần phải chú ý cung cấp cho học sinh kĩ năng
tự học. Trong đó, chú ý khơi dậy thói quen đọc sách cho học sinh. Thực tế cho thấy
những người giỏi Sử (kể cả giỏi các lĩnh vực khác) đều mê đọc sách. Vì vậy, giáo
viên nên giới thiệu cho học sinh những cuốn sách hay, các tài liệu nâng cao, bổ ích

8


có liên quan đến Sử 9 nói riêng và Sử 6,7,8 nói chung; các địa chỉ - trang web trên
Internet để các em tìm mua hoặc mượn ở thư viện của trường mình.
2.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm “Kiến thức và kĩ năng cần lưu ý khi dạy bồi dưỡng
học sinh giỏi ở chương trình lịch sử lớp 9” đã và đang được tôi tiếp tục vận dụng
có hiệu quả. Trên cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Lịch sử kết hợp đổi mới

phương pháp dạy học hiện nay, đề tài này hoàn toàn có thể thực hiện tốt để bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử. Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các giáo
viên giảng dạy môn Lịch sử ở tất cả các trường phổ thông (Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông), các giáo viên bộ môn khác cũng có thể tham khảo và rút ra
những bài học bổ ích từ đề tài này. Trong điều kiện và khả năng của mình, tôi sẽ cố
gắng trao đổi, học tập thêm kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo để
bổ sung, hoàn thiện đề tài này với hi vọng nó sẽ được phổ biến, ứng dụng ngày càng
rộng rãi hơn.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trong 3 năm học gần đây, tôi vừa giảng dạy vừa rút kinh nghiệm thực tiễn,
trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đã gặt hái được kết quả như sau:
* Tham gia bồi dưỡng HSG cấp huyện:
Số HS dự
Năm học
2013-2014
2014-2015

thi
15
15

2015-2016

15

Số HS đạt giải

Tỉ lệ

11 (đứng đầu các huyện trong Tỉnh)

11 (đứng đầu các huyện trong Tỉnh)
10 (đứng thứ hai các huyện trong

73,3%
73,3%
66,7%

Tỉnh)
9


* Ý kiến của bản thân:
Muốn đạt được kết quả cao cần phải có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng lâu
dài (tôi thường chọn học sinh từ học kì II năm lớp 7) và biết xác định trọng tâm bồi
dưỡng trong cả khoá trình môn Lịch sử cấp Trung học cơ sở là Lịch sử lớp 9, từ đó
có kế hoạch và phương pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.
Trong bối cảnh phát triển giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục
là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân và nhiệm vụ của ngành
giáo dục là phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển
quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn… Vì thế, tôi thiết nghĩ đề tài “Kiến thức
và kĩ năng cần lưu ý khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở chương trình lịch sử lớp
9” của mình có ý nghĩa không nhỏ, góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục mũi
nhọn trong khuôn khổ bộ môn Lịch sử ở nhà trường Trung học cơ sở.
* Bên cạnh đó tôi cũng có một số đề xuất:
Đối với Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục: cần tổ chức thêm những tiết dạy
mẫu môn Lịch sử; đăng tải và nên thường xuyên cập nhật trênWebsites các bộ đề thi
học sinh giỏi qua các năm (có đáp án), các sáng kiến kinh nghiệm hay, bổ ích để
giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm; bộ phận thư viện giới thiệu và mua thêm
các loại sách, bài tập tham khảo, nâng cao về nội dung, phương pháp dạy học Lịch
sử. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm nói chung

và kĩ năng ôn luyện học sinh giỏi nói riêng, tất cả vì sự phát triển của ngành Giáo
dục và Đào tạo, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
10


2.5. Tài liệu kèm theo (không có)

Tài liệu đã tham khảo phục vụ cho Sáng kiến kinh nghiệm:
1. TS. Mai Ngọc Luông, ThS. Lý Minh Tiên, 2006, Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục, 84 trang
2. GS. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, 1992, Phương pháp dạy học Lịch sử,
Nhà xuất bản Giáo dục, 261 trang.
11


3. GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Trịnh Tùng, 1998, Giáo trình phương pháp
luận sử học, Nhà xuất bản giáo dục, 220 trang.
4. Nghiêm Đình Vỳ, 2002, Tư liệu Lịch sử 6, 7, 8, 9, Nhà xuất bản giáo dục
162 trang.
Định Thuỷ, ngày 25 tháng 03 năm 2015

12



×