Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt môn tin học lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.54 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số.................................................
1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Tin học lớp
3”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tin học tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng mục tiêu giáo dục và đặt lên hàng đầu. Vì thế việc sử dụng Công nghệ thông
tin ngày càng được nâng lên, cho nên việc giảng dạy môn tin học cho thế hệ trẻ,
thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếu
được. Đồng thời xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên
tiểu học là đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt các mơn học trong đó có mơn Tin học
nói chung đặt biệt là học học sinh lớp 3 nói riêng, các em mới bắt đầu làm quen với
mơn học này;
- Đây là một mơn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, ngơn
ngữ tiếng Anh. Học sinh khó hiểu, khó hình dung nên học tin học rất dễ chán nản,
tiết học dễ nhàm chán. Một thực tế hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học tin học còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tiết học thực hành ít có hiệu
quả, giờ thực hành khơng khỏi cịn nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dành
máy, hai ba học sinh ngồi cùng máy, thậm chí có những học sinh nhúc nhát bị bạn
dành máy nên rất ít khi được thực hành. Như vậy, để khắc phục được hạn chế nêu
trên, trước hết người giáo viên phải có một phương pháp dạy học thật tốt, một
phương pháp tổ chức giờ thực hành sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Phương
pháp dạy học của giáo viên có vai trị rất quan trọng, nó sẽ là cơng cụ giúp học sinh
hứng thú học tập hơn. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước hiện



nay thì việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả các
mơn học nói chung cũng như giảng dạy mơn tin học nói riêng là rất cần thiết.
Từ các lý do trên, cho thấy môn tin học là rất quan trọng đối với học sinh
tiểu học. Bởi lẽ trong thời gian qua, bản thân cũng đã tìm tồi, nghiên cứu rất nhiều
biện pháp để dạy tốt mơn tin học ở tiểu học nói chung và khối lớp 3 nói riêng.
Trong q trình thực hiện các giải pháp đó đã thể hiện được những ưu điểm và hạn
chế sau:
* Ưu điểm của giải pháp cũ
Môn Tin học là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học
sinh có thể học bắt đầu từ khối lớp 3, lắp đặt đầy đủ về cơ sở vật chất cho mơn học
như phịng máy tính, trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học tại trường.
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho
việc giảng dạy môn Tin học trong bậc tiểu học. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp
thời của Phòng giáo dục và đào tạo về chuẩn kiến thức kĩ năng, phân phối chương
trình. Được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp từ Ban giám hiệu nhà trường và các
đồng nghiệp về chun mơn cũng như q trình dạy học. Từ đó, bản thân từng
bước thể hiện tốt vai trai trị trách nhiệm của mình, giúp học sinh mạnh dạn hơn
khi tiếp cận với máy tính. Bước đầu hình thành cho các em năng lực tổ chức và xử
lý thông tin, đồng thời làm quen với các thuật ngữ đặc thù của môn tin học, khám
phá các hoạt động trong lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin. Có ý thức và thái độ đúng
khi sử dụng máy tính cho việc học tập các môn học và hơn nữa tạo ra được nhiều
sản phẩm tin học. Làm nền tảng để các em biết ứng dụng Công nghệ thông tin
nhằm phục vụ lợi ích của bản thân theo hướng tích cực.
* Hạn chế của giải pháp cũ
- Giáo viên dạy môn Tin học không phải được đào tạo chuyên môn về sư
phạm Tiểu học nên bước đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy cho
các em. Nhà trường đã có một phịng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 - 3 em ngồi
cùng một máy nên các em khơng có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một



cách đầy đủ. Bên cạnh đó đơi lúc có một số máy tính bị hư hỏng nên ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng học tập của học sinh nhất là học sinh khối lớp 3, các em mới
tiếp cận làm quen với máy tính. Đời sống kinh tế của địa phương cịn gặp nhiều khó
khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính;
- Mơn Tin học áp dụng trong chương trình bậc tiểu học gần đây nên sự phân
phối chương trình bước đầu mới có sự thống nhất và đang hồn chỉnh. Hơn nữa
khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên phải xử lý mất khá nhiều
thời gian làm ảnh hưởng đến thời lượng thực hành dẫn đến học sinh thực hành
không đảm bảo. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao địi hỏi các em
phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có hai tiết trên lớp
thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì
sẽ chóng qn. Tin học là mơn tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc
và phụ huynh chưa quan tâm nhiều.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
Nhằm phát huy tốt hơn nữa những ưu điểm và từng bước khắc phục dần đến
triệt để các hạn chế nêu trên. Nhằm trang bị những kiến thức bước đầu cơ bản và
quan trọng về lĩnh vực Công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học nói chung và
học sinh khối lớp 3 nói riêng một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện để các em khối
lớp 3 mạnh dạn, tự tin hơn khi tiếp xúc với môn học mới, đồng thời tạo nguồn phát
triển năng khiếu tin học ngay từ bậc tiểu học.
b) Nội dung giải pháp
* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
Những biện pháp tơi đưa ra sẽ giúp giáo viên tổ chức tiết dạy một cách nhẹ
nhàng, hợp tác, giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân. Tạo được khơng khí học
tập một cách tự nhiên để học sinh hứng thú, tự tin trong học tập. Các em không
những nắm chắc kiến thức mà các em còn học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài
nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Ít có trường hợp không hiểu bài, phần đông là



thuộc bài và làm được bài ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà.
Học sinh có phương pháp học tập cụ thể cho mơn học và tham gia vào các hoạt
động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự nhiên và tự tin đồng thời làm nền tảng
để các em học tốt các môn học khác.
* Các bước thực hiện giải pháp
Thứ nhất: Cải thiện chất lượng phịng máy
Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao thì tất cả các máy trong phịng
phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong q trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn
thường xuyên gặp phải các lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất
thường như: treo máy, khởi động lại, … thậm chí tắt ln khơng khởi động được,
làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi bảo trì, là một giáo viên tin
học thì phải biết nắm bắt một số thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời các sự cố;
Nhận dạng xem lỗi ở đây là do phần cứng hay lỗi phát sinh do sự tranh chấp
chấp giữa các phần mềm được cài đặt trên máy;
Đối với phần cứng, thường gặp những lỗi sau: không lên màn hình, khơng
chạy main, chạy được main nhưng khơng vào được Windows, treo máy khi đang
hoạt động, đang chạy bị tắt đột ngột, tự tắt và khởi động lại,… (kiểm tra dây và
cổng VGA, màn hình, Ram, pin cmos, dây nguồn, quạt nguồn, quạt CPU,…). Đối
với phần mềm là những lỗi thường phát sinh khi máy đang hoạt động: đứng máy
khi đang làm vệc, mở phần mềm không chạy, phần mềm hoạt động không đúng
chức năng nhiệm vụ, truy xuất không đúng yêu cầu của lệnh,… (khởi động lại máy
tính, gỡ bỏ và cài đặt lại phần mềm, đóng phần mềm rồi nâng cấp, kiểm tra tình
hình virus hoặc định dạng lại ngày giờ cũng như các định dạng bắt buột của phần
mềm, kiểm tra hệ điều hành, cài đặt lại Windows nếu cần,… Ngoài ra, cũng nên
chọn lựa và cài đặt một phần mềm diệt virus nào đó mà bạn cho là hữu hiệu nhất).
Khi đã tìm ra được lỗi do đâu thì chúng ta có thể khắc phục theo khả năng của
mình, nếu vượt quá khả năng lúc đó đề nghị xin được bảo trì.
Tóm lại, đối với giáo viên tin học, cơng việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu
bản thân biết tự trang bị cho mình một số kiến thức về sửa chữa máy tính thì sẽ



khắc phục được những sự cố kịp thời, đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng
cao chất lượng giờ thực hành.
Thứ hai: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh khi vào phòng máy;
Trong các giờ học đầu tiên, giáo viên nên khái quát đặc trưng bộ môn cùng
với mục tiêu cần đạt được khi học môn học này. Đồng thời, giới thiệu tầm quan
trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và làm việc sau này. Liệt kê,
ví dụ dẫn chứng cụ thể về giá trị những sản phẩm tin học trong thực tế. Quy định
nội quy phòng máy đối với chế độ học tập, làm việc cũng như sự đặc biệt cần thiết
của cơng cụ học tập là máy tính. Từ đó, giáo dục các em cách bảo quản, cách sử
dụng, sử dụng hiệu quả và an toàn về điện. Tạo cho học sinh ln ý thức được máy
tính nhằm để phục vụ học tập, làm việc là chủ yếu, không nên lạm dụng vào việc
chơi games. Thường xuyên nhắc nhở các em giữ gìn máy tính cẩn thận, sắp xếp có
trật tự các bộ phận đúng nơi quy định khi thực hành xong. Tóm lại, giáo viên nên
tạo điều kiện để học sinh gần gũi hơn với máy tính, xem máy tính thật sự là người
bạn thân, cùng học, cùng chơi và có ý thức tự giác giữ gìn nó như máy tính của
chính mình.
Thứ ba: Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học, áp
dụng bài tập vào giờ học hiệu quả và phù hợp;
- Giáo viên có kế hoạch dạy học, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp
với lứa tuổi học sinh lớp 3, phải hết sức trực quan sinh động nhằm tại cho các em
sự hiếu kì. Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải
xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các
bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết bằng
vật thật;
Ví dụ: Bài “Làm quen với máy tính” (lớp 3);
+ Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mơ tả con
chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng
của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào;



+ Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng
chuột trong quá trình học tập;
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học
sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Bên cạnh, cũng nên tận dụng
những phương tiện sẵn có của mơn tin học (phần mềm Netop School, máy chiếu,
…) áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết
giúp cho buổi học đạt hiệu quả hơn. Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho
học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước,
hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài
tập;
Ví dụ: Dạy bài “Vẽ đường thẳng”, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó
hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát và tiếp thu tốt
thao tác cùng lời giảng của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào
chưa làm được, giáo viên hướng dẫn cho em đó nắm được các bước thực hành
trong bài. Tuy nhiên, cũng nên tạo mọi điều kiện để các em phát huy khả năng tìm
tịi sáng tạo của mình (kéo thả chuột trái được đường thẳng với màu là màu vẽ,
ngược lại kéo thả bằng chuột phải là màu nền…);
- Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài
giảng, liên hệ với một số mơn học khác trong chương trình học của các em. Các
bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên
cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ơn lại và vận dụng vẽ một
cách có hệ thống;
Ví dụ: Trong một bài thực hành vẽ hình con cá:


Ở hình trên, ngồi vẽ đường cong một chiều ra học sinh cịn phải sử dụng
cơng cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí cho

các hoa văn của hình con cá trên. Từ hình con cá trên các em sẽ liên tưởng đến bài
học trang trí hình những hình lá, hình quả táo và các hình khác (Mơn mỹ thuật lớp
3) và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn Mỹ thuật 3…;
- Tận dụng những nguồn tài ngun sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá
trình dạy và học. Đưa các trò chơi dạng trắc nghiệm vào trong giờ học như: Trị
chơi chiếc nón kỳ diệu, trị chơi đốn ơ chữ, trị chơi rung chng vàng,…
Ví dụ: Ở tiết “Ơn tập gõ phím” ta có thể đưa vào bằng trị chơi rung chng
vàng giúp các em vừa chơi vừa ôn lại kiến thức cũ;
Ở bài “Bàn phím máy tính”: để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo
viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi các trị chơi có nội dung về
bàn phím. Trong đó có trị chơi Pi-a-no (phần mềm Pianito) hay có thể hướng dẫn
các em mở phần mềm soạn thảo để gõ họ tên hoặc tên trường mình đang học để
tránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu được một lần phần mềm
soạn thảo sau này các em sẽ học. Làm được như thế, học sinh vừa nắm được tên
các phím vừa làm quen một lần với phần mềm soạn thảo và còn gây được sự hiếu
kì hứng thú học tập của các em.
- Đối với học sinh khối 3, giáo viên nên cho các em học trực tiếp trong
phòng máy để các em được tiếp xúc với máy tính thường xuyên, được học các kiến
thức ngay trên máy tính của mình, học lý thuyết đi đôi với thực hành ngay tại tiết
dạy để các em thấy và nhớ các biểu tượng, các nút, các lệnh, các thao tác trên máy
tính. Thực hiện theo phương châm mắt thấy, tay nghe, tay làm. Khi dạy học với nội
dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cách
thụ động theo ý muốn của mình mà giáo viên phải có phương pháp để phát huy
tính tích cực, sang tạo của các em. Thường xuyên khuyến khích, khen thưởng, biểu
dương để học sinh tự giác thực hành tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành
kỹ năng, kỹ xảo cho mình;


- Để học sinh thực hành tốt và không lung túng, giáo viên nên đốn trước

các lỗi có thể xảy ra mà lưu ý khi thực hành áp dụng. Giáo viên cũng nên làm mẫu
các lỗi, yêu cầu học sinh nêu ý kiến và cách xử lí về những khó khăn của bản thân
gặp phải, rút kinh nghiệm chung sau đó hướng dẫn cách sửa để các em quan sát
trực tiếp. Đồng thời, thường xuyên nhắc lại nhiều lần các lỗi đó khi quan sát học
sinh trong giờ thực hành và bao quát lớp, sửa lỗi kịp thời cho từng em;
Ví dụ: Bài “Vẽ đường cong”, Học sinh vẽ được đường thẳng nhưng chưa
vừa ý nên chỉnh sửa đường thẳng đó rồi mới uốn cong kết quả khơng được. Vẽ
đường cong được rồi nhưng khi thả nút chuột lại quên không nháy chuột vào công
cụ một lần nữa khi vẽ đường cong thứ hai, chưa biết cách uốn cong lần hai.
Thường xun thả ngón tay giữ chuột khi chưa hồn thành đường cong, chưa đặt
được con trỏ đúng vị trí thích hợp để uốn cong theo mẫu,…
- Giáo viên phải nhận thức được phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với
thực hành là không thể thiếu khi dạy bất kỳ một nội dung tin học nào. Đây là một
phương pháp dạy học chủ đạo, trong quá trình dạy học Tin ở tiểu học. Bởi vì: học
sinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển ổn định, khả năng diễn đạt chưa
sâu, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức tin học là nội
dung rất mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh.
Hơn nữa kiến thức tin học đòi hỏi nhiều kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và
chính xác. Vì vậy, dạy học lý thuyết gắn với thực hành, là điều kiện rất quan trọng
để học sinh tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng tiếp thu tri thức mới, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo cho mình. Tri thức tin học khơng địi hỏi khả năng trình bài lý
thuyết xng mà địi hỏi học sinh phải có kỹ năng thực hành giỏi, dần dần sử dụng
máy tính thành thạo.
Thứ tư: Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành;
- Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân cơng các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét (dưới sự
chỉ dẫn của giáo viên) bài thực hành của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và
sáng tạo trong quá trình thực hành đồng thời khơi nguồn thi đua làm việc giữa các



em. Tất cả các em đều hăng háy tranh đua nhau hoàn thành bài tập của giáo viên
đưa ra một cách nhiệt tình mà khơng thấy sự mệt mỏi hay nhàm chán;
Ví dụ: bài thực hành “Tơ màu bằng màu nền” (Hình. 66a SGK lớp 3 tr 61).

Hình a

Hình b

Ở hình (a) hai chú gà chưa được tơ màu, học sinh phải vận dụng kiến thức
đã học để tô màu bằng màu nền như hình (b). Ngồi kiến thức tơ màu học sinh
phải vận dụng cách sử dụng chuột để thao tác tô màu sao cho thật nhanh. Với sự
tranh đua giữa nhóm với nhau các em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập thật nhanh để
tiếp tục làm bài tập kế tiếp mà không gây sự nhàm chán và mệt mỏi khi các em
thực hành.
- Trong quá trình thực hành nên tạo cho các em sự tranh đua hoàn thành sớm
bài tập của giáo viên giao một cách nhanh chóng và chính xác. Giáo viên nhận xét,
khen ngợi cụ thể kết quả bài thực hành của các em như: hồn thành nhanh, hồn
thành chính xác, trình bày đẹp… Để khích lệ các em cố gắng hơn và cũng kịp thời
động viên các em thực hành chậm phấn đấu để được khen như bạn. Chúng ta có
thể sử dụng phần mềm quản lý phịng máy (Netop school) trình chiếu kết quả của
các nhóm hồn thành tốt để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét nhầm khích lệ tinh
thần các em. Đồng thời quản lý được bài làm của các em, hướng dẫn và sửa chữa,
rút kinh nghiệm chung cho cả lớp ngay trong giờ học thực hành;
- Phân chia đối tượng học sinh, sắp xếp các em yếu, trung bình, khá và giỏi
ngồi đan xen nhau để phát huy tối đa hiệu quả “Đôi bạn cùng tiến” trong cả giờ lý
thuyết lẫn thực hành. Đây là cách học từ bạn hiệu quả nhất, bởi trong một tiết thực
hành giáo viên không thể chỉ dẫn cụ thể hết cho từng em, nhất là ở các lớp có
nhiểu học sinh yếu. Giáo viên nên chú ý đến thời gian thay đổi lượt thực hành của



từng em để em nào cũng được thực hành, tránh trường hợp em giỏi làm - em yếu
nhìn dẫn đến kĩ năng thực hành không đồng đều giữa các em trong cùng một lớp.
Ngoài các giải pháp nêu trên, giáo viên cũng nên có kế hoạch bồi dưỡng khơng
ngừng để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo
dục. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân tự nhận thức, tự bồi dưỡng, cập
nhật về tốc độ phát triển của công nghệ thơng tin bằng cách tham khảo các tài liệu
có liên quan, Internet, báo đài và các đồng nghiệp. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về
Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hố, chính trị, xã
hội, tiếng anh để tự nâng cao trình độ của bản thân về nhận thức và chuyên môn
nghiệp vụ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài này không chỉ áp dụng dạy học cho học sinh lớp 3 ở trường tơi cơng
tác mà có thể áp dụng tốt cho tất cả giáo viên dạy môn Tin học ở tiểu học khác
trong huyện. Nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu thì sẽ dễ dàng áp dụng vào trong
việc giảng dạy của mình và mang lại hiệu quả cao.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Bước đầu áp dụng biện pháp này vào giảng dạy từ năm học 2013-2014 đến
nay (từng lúc có điều chỉnh). Cuối mỗi năm học tôi làm khảo sát đối với học sinh
khối lớp 3 với 95 em, kết quả như sau:
* Năm học 2013 - 2014:
SHS

Khối 3
TL%
Ghi chú

Nắm vững kiến thức - thao tác nhanh

18/95


19,0

Giỏi

Nắm vững kiến thức - thao tác chậm

39/95

41,0

Khá

Nắm được kiến thức - thao tác cần gợi ý

35/95

36,8

TB

Chưa nắm kiến thức - chưa biết thao tác

3/95

3,2

Yếu

Lý thuyết và thực hành


* Năm học 2014 - 2015: Sau một năm áp dụng và tường bước có điều chỉnh,
tơi tiếp tục làm cuộc khảo sát cuối năm đối với khối 3 với 97 em, kết quả như sau:


Lý thuyết và thực hành

Khối 3
SHS

TL%

Nắm vững kiến thức - thao tác nhanh

29/97

29,9

Nắm vững kiến thức - thao tác chậm

44/97

45,4

Nắm được kiến thức - thao tác cần gợi ý

24/97

24,7

Chưa nắm kiến thức - chưa biết thao tác


0

0

Ghi chú
Hoàn
thành
Chưa HT

* Năm học 2015 - 2016: Cuối học kì I (năm học 2015-2016), tôi tiếp tục
làm cuộc khảo sát đối với học sinh khối lớp 3 với 95 em, kết quả như sau:

Lý thuyết và thực hành

Khối 3
SHS

TL%

Nắm vững kiến thức - thao tác nhanh

40/95

42,1

Nắm vững kiến thức - thao tác chậm

44/95


46,3

Nắm được kiến thức - thao tác cần gợi ý

11/95

11,6

Chưa nắm kiến thức - chưa biết thao tác

0

0

Ghi chú
Hoàn
thành
Chưa HT

- Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học lớp 3 đã trình bày ở trên học sinh không những nắm chắc kiến thức mà còn
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự,
khơng có trường hợp chưa nắm kiến thức, phần đơng là thuộc bài và làm được bài
ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà. Đồng thời, ý thức tự giác
học tập của các em được phát huy tốt từ việc phân cơng nhiệm vụ trong nhóm, ý
thức luyện tập gõ 10 ngón, tự phân tích u cầu thực hành,…và còn mạnh dạng
hơn trong việc nêu ý kiến cá nhân để chia sẻ hoặc được giúp đỡ khi gặp khó. Ngồi
ra, học sinh cịn tham gia các buổi học lý thuyết và thực hành với sỉ số đảm bảo,
khơng có trường hợp bỏ học do nhàm chán. Do nắm vững kiến thức môn tin học từ



lớp 3 nên các em bắt nhịp tốt cho những năm học sau (lớp 4, 5), kết quả thu được
cũng tăng lên hết sức khả quan với từng khối lớp.



×