Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt những bài tập mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.68 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt những bài
tập mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt, nó có vị trí đặc biệt
quan trọng, giúp hình thành, phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
trong học tập cũng như trong các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Trong phân
môn Luyện từ và câu, hai nhiệm vụ rèn luyện về “từ” và rèn luyện về “câu” luôn
có mối liên mật thiết với nhau, song để học sinh có kĩ năng về “câu” thì trước hết
người giáo viên cần phải có những biện pháp để rèn luyện tốt kĩ năng về “từ”.
Là người giáo viên chủ nhiệm lớp 2, tôi cũng đã thấy được tầm quan trọng
của phân môn Luyện từ và câu, nắm vững phân môn này sẽ giúp học sinh học tốt
các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt đặc biệt là Tập làm văn. Nhiều năm nay
bản thân cũng đã tìm tòi nhiều biện pháp để giúp học sinh lớp 2 học được và học
tốt những bài tập mở rộng vốn từ của phân môn Luyện từ và câu ở khối lớp mình
phụ trách. Các biện pháp đó cũng có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Học sinh hiểu được yêu cầu bài tập, bước đầu các em biết cách
dùng từ đặt câu.
- Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi
nhận thấy các em học sinh lớp 2 do vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt
còn rất sơ sài. Do đó, về từ học sinh tìm còn sai yêu cầu, số lượng ít, hiểu nghĩa từ
còn mơ hồ; về câu đặt câu chưa rõ nghĩa.



Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp từ kinh nghiệm của bản
thân về việc giúp học sinh lớp 2 học tốt những bài tập mở rộng vốn từ trong phân
môn Luyện từ và câu để cùng trao đổi với đồng nghiệp, nhằm tìm ra những biện
pháp thích hợp để đem lại kết quả khả quan cho học sinh. Để từ đó, giúp các em
học sinh lớp 2 ngày càng học giỏi phân môn Luyện từ và câu hơn, góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này nhằm góp phần vào đổi mới cách dạy
Tiếng Việt, giúp học sinh nắm được các dạng bài và cách làm từng dạng bài theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ cách đổi mới
phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả
năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, cách sử dụng từ chính
xác. Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, cảnh vật xung quanh các
em, giáo dục cho học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của thơ văn qua từng bài cụ
thể và góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học
khác nói chung trong trường Tiểu học.
b) Nội dung giải pháp
* Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Dạy học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ góp phần rèn luyện đạo
đức và tính cách con người. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu
biết sơ giản về từ loại, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu. Từ đó
góp phần rèn luyện cho các em ý thức học tập, tính kỷ luật, tính cẩn thận, thận
trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân,… Ngoài ra, khả năng giao tiếp của
các em cũng tốt hơn, dùng từ đúng, nói năng rõ ràng, rành mạch. Đồng thời, học
tốt phân môn Luyện từ và câu chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học
khác. Để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu tôi mạnh dạn thay đổi
nhiều hình thức học tập vào giờ dạy để tạo cho học sinh sự hứng thú, song song đó
tôi rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét bạn. Bản thân là giáo viên dạy lớp 2 tôi luôn



suy nghĩ và khẳng định đây cũng là những điểm mới mà mình cần phải nghiên cứu
và thực hiện.
* Các bước thực hiện giải pháp:
Để giúp học sinh lớp 2 học tốt những bài tập mở rộng vốn từ của phân môn
Luyện từ và câu và phát huy tính tích cực của học sinh tôi thực hiện các biện pháp
sau:
Thứ nhất, chú trọng dạy học sinh mở rộng vốn từ.
Hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu được dạy dưới dạng các bài
tập thực hành. Học sinh có kỹ năng nắm nghĩa của từ, mở rộng từ, sử dụng từ,... tất
cả chỉ hình thành và phát triển thông qua quá trình luyện tập. Khi dạy cho học sinh
mở rộng vốn từ, tôi chú trọng một số việc sau đây:
- Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ: Đối với học sinh, ngay từ khi đến trường,
các em đã biết một số lượng từ trong giao tiếp hàng ngày. Mục đích của dạy Tiếng
Việt là khai thác vốn từ có sẵn của các em và mở rộng, hệ thống hóa các từ ngữ ở
các chủ điểm khác nhau. Do vậy loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ khá cao so
với các loại bài tập khác. Tranh vẽ là loại thiết bị tạo hình, có tác dụng làm chỗ dựa
cho việc tìm từ, mở rộng vốn từ của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 2, mở
rộng vốn từ qua tranh vẽ giúp các em dễ nắm bắt nghĩa của từ và mở rộng từ một
cách có hệ thống.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 33: “Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt
động” - Bài tập 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ
chỉ mỗi hoạt động.
Ở dạng bài tập này từ không cho sẵn, học sinh cần dựa vào tranh vẽ để gọi
tên các từ được biểu hiện trong hình. Khi dạy, tôi hướng dẫn quan sát kĩ từng bức
tranh, suy nghĩ tìm từ tương ứng. Thông thường, học sinh tìm khá tốt các từ chỉ sự
vật, còn ở các bài tập tìm từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất,... học sinh còn khó
khăn. Để học sinh có thể tìm được đúng từ theo tranh, tôi gợi mở dẫn dắt học sinh
qua các câu hỏi nhỏ. Ở bài tập này, để học sinh tìm đúng từ “đọc, xem” trong bức



tranh, tôi hỏi học sinh: Bức tranh vẽ gì? (Một bạn gái), Bạn làm gì? (Đọc sách hay
xem sách), Từ chỉ hành động của bạn là gì? (Đọc, xem). Trên thực tế khi dạy, tôi
thấy ngoài từ “đọc, xem” học sinh còn tìm được từ “học bài, làm bài’’. Khi đó tôi
cho học sinh quan sát tiếp và hỏi: Trên tay bạn gái cầm quyển gì? (Một quyển
truyện). Như vậy, tôi hướng dẫn học sinh loại bỏ những từ chưa chính xác là “làm
bài, học bài” và chỉ còn lại từ “đọc, xem”.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 11: “Từ ngữ về đồ dùng và công việc
trong nhà” - Bài tập 1: Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh.
Ở dạng bài tập này, các vật vẽ trong tranh chưa rõ ràng. Để tìm được từ chỉ
các đồ vật đó đòi hỏi phải quan sát kĩ mới nhận biết được. Khi dạy, ngoài tranh vẽ
in trong Sách giáo khoa, tôi phóng to bức tranh này treo trên bảng để học sinh tiện
quan sát. Cũng có trường hợp khi học sinh tìm không đủ số lượng đồ vật có trong
tranh, tôi nêu rõ số lượng vật đó để các em tự tìm thêm. Đồng thời tôi cũng chuẩn
bị một bức tranh như vậy nhưng các đồ vật đã được tô màu khác nhau để các em
nhận diện rõ hơn về các đồ vật và học sinh sẽ khắc sâu hơn về các từ ngữ này.
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: Dạng bài tập này ngoài tác dụng
mở rộng vốn từ cho học sinh còn giúp các em hình thành phát triển tư duy một
cách có hệ thống hệ thống.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 1: “Từ và câu” - Bài tập 2: Tìm các từ:
Chỉ đồ dùng học tập (Mẫu: bút…), Chỉ hoạt động của học sinh (Mẫu: đọc…), Chỉ
tính nết của học sinh (Mẫu: chăm chỉ…)
Khi giảng dạy tôi dựa vào ví dụ mẫu để giúp học sinh có điểm tựa tìm từ,
giúp các em hiểu rõ yêu cầu của đề bài để định hướng cho học sinh trong việc tìm
từ. Ở bài tập này, tôi lưu ý kĩ từng yêu cầu: chỉ đồ dùng học tập, chỉ hoạt động của
học sinh, chỉ tính nết của học sinh. Chú trọng dựa vào mẫu bài tập cho sẵn yêu cầu
học sinh tìm những từ gần gũi với các em đúng với yêu cầu của bài tập.
- Mở rộng vốn từ theo cấu tạo: Dạng bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ
cấu tạo từ có nghĩa là dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng
yếu tố cấu tạo và cùng kiểu cấu tạo. Bài tập dạng này có tác dụng rất lớn trong việc



giúp học sinh phát triển mở rộng vốn từ. Trong Sách giáo khoa dạng bài tập này
được đưa ra dưới hình thức cho sẵn một từ, sau đó cho ghép thêm vào trước hoặc
sau đó một tiếng để tạo thành từ mới hoặc cho các tiếng, sau đó ghép hai tiếng lại
với nhau để tạo thành từ.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 12: “Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy” Bài tập 1: Ghép các tiếng sau thành từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
(Mẫu: yêu mến, yêu quý,...)
Khi dạy dạng bài tập này, tôi cho học sinh lần lượt ghép từng tiếng với các
tiếng còn lại để tạo từ và các em sẽ lựa chọn những từ ghép được phù hợp, loại bỏ
những từ không có nghĩa hoặc nghĩa không phù hợp. Và với cách ghép như vậy
các em sẽ tìm được hết các từ một cách triệt để.
Thứ hai, chú trọng dạy học sinh nắm nghĩa của từ.
Làm giàu vốn từ, phát triển mở rộng vốn từ cho học sinh quả là cần thiết.
Song để các từ ngữ đọng lại trong trí nhớ của các em thì không phải là dễ dàng,
nhất là đối với học sinh lớp 2 “mau nhớ - chóng quên”. Muốn cho các em nhớ từ,
vận dụng từ ngữ một cách chính xác thì các em phải hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 25: “Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời
câu hỏi Vì sao?” - Bài tập 2. Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c) Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
(sông, suối, hồ)
Ở dạng bài tập này từ và nghĩa của từ đều có sẵn, học sinh chỉ cần xác lập sự
tương ứng giữa từ và nghĩa trong từng trường hợp. Khi dạy tôi cho học sinh lần
lượt thử nối ghép từ và nghĩa cho sẵn. Nếu có sự tương ứng hợp lý giữa từ và
nghĩa thì tức là đã làm đúng yêu cầu. Với cách làm như vậy, học sinh có sự nhận
biết được các nét nghĩa, sắc thái khác nhau trong nghĩa của từng từ.



Thứ ba, hướng dẫn học sinh luyện tập sử dụng từ.
Mục đích của việc luyện từ cho học sinh là giúp các em biết sử dụng từ
chính xác trong giao tiếp, trong diễn đạt. Do vậy việc dạy sử dụng từ rất quan
trọng. Trong Sách giáo khoa nội dung dạy luyện từ được xây dựng trong các dạng
bài tập sau:
- Kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống trong câu: Đây là kiểu bài tập ở mức
độ đơn giản rất phù hợp với học sinh lớp 2. Muốn tìm và điền được từ thích hợp
vào chỗ trống các em phải lựa chọn và kết hợp từ đã chọn với những từ đứng
trước, đứng sau trong câu. Để chọn từ thích hợp các em phải nắm được nghĩa của
từng từ định sẵn.
+ Kiểu bài tập điền từ trong đó có từ cho sẵn:
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 8: “Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu
phẩy” - Bài tập 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống (giơ,
đuổi, nhe, chạy, luồn).
Con mèo, con mèo
...... theo con chuột
...... vuốt, ...... nanh
Con chuột ....... quanh
Luồn hang ....... hốc
Khi giảng dạy bài này, tôi cho học sinh đọc các từ ngữ trong câu và đoạn thơ
chưa hoàn chỉnh đã cho để học sinh nắm sơ bộ nội dung. Sau đó cho học sinh chọn
các từ cho sẵn vào từng ô trống. Từ nào có khả năng kết hợp với từ ngữ trong câu
và phù hợp với nghĩa của câu thì lựa chọn từ đó.
+ Kiểu bài tập điền từ trong đó từ cần điền không cho sẵn:
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 12: “Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy” Bài tập 2: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
Cháu ...... ông bà


Con ...... cha mẹ
Em ...... anh chị

Để học sinh điền đúng từ vào chỗ trống trong các câu ở trên, tôi hướng dẫn
các em dựa vào chủ điểm từ đang học, dựa vào nội dung từng câu có chỗ trống để
tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Hướng dẫn em dựa vào các từ đã kết hợp
ở các tiếng yêu, thương, quý, mến, kính,... mà các em làm ở các bài tập trước (Bài
tập 1: Ghép các tiếng sau thành từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. (Mẫu:
yêu mến, yêu quý,...) để làm tốt bài tập này.
- Kiểu bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ: Dạng bài tập này có tác dụng
rèn luyện về phương pháp hệ thống, tư duy hệ thống cho học sinh.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 23: “Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời
câu hỏi Như thế nào?” - Bài tập 1: Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích
hợp:
a. Thú dữ

Mẫu: Hổ

b. Thú không nguy hiểm

Mẫu: Thỏ

(hổ, báo, gấu, lợn lòi, sư tử, thỏ, ngựa vằn,...)
Khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần nắm chắc các tiêu chí để phân loại và
xếp theo các nhóm phù hợp. Nếu học sinh còn lúng túng, ở bài có ví dụ mẫu tôi
phân tích kỹ mẫu cho học sinh để dựa vào từ mẫu học sinh phân loại các từ ngữ
khác, còn ở bài tập không có mẫu tôi làm mẫu bằng cách chọn ra mỗi nhóm một từ
mẫu để học sinh phân loại hệ thống các từ còn lại. Ngoài ra, tôi còn giải thích cho
học sinh hiểu thú dữ là thú như thế nào, thú như thế nào là thú không nguy hiểm để
học sinh hiểu mà làm bài tập chính xác.
Thứ tư, phối kết hợp các hình thức hoạt động khi dạy luyện từ cho học
sinh.
Việc lựa chọn các hình thức hoạt động của học sinh trong một tiết học có tác

dụng rất lớn để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo không khí sôi nổi
trong giờ học giúp các em hứng thú với tiết học và các em nắm kiến thức một cách


hiệu quả. Nội dung các tiết Luyện từ và câu chủ yếu là luyện tập thực hành nên khi
chuẩn bị một tiết dạy tôi thường lưu ý chọn lựa các hình thức hoạt động của các em
trong tiết học sao cho phù hợp. Thông thường tôi kết hợp các hoạt động của học
sinh trong các tiết học theo các hình thức: Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm,
làm việc chung theo đơn vị lớp. Với cách kết hợp ba hình thức này trong tiết dạy,
tôi thấy khi dạy Luyện từ và câu cho học sinh đạt hiệu quả rất cao, nhất là đối với
các dạng bài tập mở rộng vốn từ các em được hoạt động theo nhiều hình thức, phát
huy được vốn từ có sẵn của bản thân đồng thời tạo ra sự tự tin, mạnh dạn trao đổi,
thảo luận trong nhóm. Việc thay đổi các hình thức học tập làm cho tất cả học sinh
được hoạt động.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 33: “Từ ngữ chỉ nghề nghiệp”. Tôi lựa
chọn các hình thức hoạt động của từng bài như sau:
+ Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người vẽ trong tranh
dưới đây.
Đây là bài tập dựa vào tranh để tìm từ, tôi cho học sinh làm việc cá nhân
quan sát kĩ từng bức tranh để tìm từ sau đó học sinh nối tiếp phát biểu nêu những
từ tìm được.
+ Bài tập 2: Tìm thêm những từ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. Mẫu: thợ
may.
Ở dạng bài tập này tôi thay đổi hình thức học cá nhân sang học nhóm, tùy
vào số học sinh của lớp tôi chia thành 3, 4 nhóm và tổ chức thi tìm nhanh các từ.
Các em thảo luận viết từ vào bảng phụ trong thời gian 3 phút, sau đó các nhóm báo
cáo kết quả, giáo viên tổng kết các từ học sinh tìm được và tuyên dương nhóm tìm
được nhiều, nhanh, chính xác để tạo không khí trong giờ học.
+ Bài tập 3: Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân
dân Việt Nam (anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui

mừng, anh dũng).


Với bài tập này tôi vẫn cho học sinh hoạt động theo nhóm nhưng là nhóm
đôi. Các em trao đổi theo cặp để tìm từ, sau đó tôi gọi đại diện của 3 hay 4 nhóm
nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến và nhận xét.
+ Bài tập 4: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 3.
Sang đến bài tập 4, tôi cho học sinh làm việc cá nhân, sau 2 phút các em làm
việc tôi gọi các em trình bày câu đặt được theo kiểu nối tiếp nhau sau đó nhận xét
và chỉnh sửa câu các em đã đặt.
Với một bài Luyện từ và câu như trên tôi thấy việc thay đổi các hình thức
học tập giúp cho tất cả các em đều được hoạt động và không khí của giờ học sôi
nổi, các em rất hứng thú và tôi tin chắc là các em nắm bài tốt.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, tôi thường
chú ý đến việc tổ chức một số trò chơi học tập tạo điều kiện cho các em tích cực
tham gia vào hoạt động thực hành, rèn luyện các kĩ năng và tiếp thu bài hứng thú
hơn. Thông qua trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ, thể lực, nhân cách giúp cho
việc học tập đạt kết quả cao. Khi dạy Luyện từ và câu cho học sinh, dựa vào nội
dung bài, tôi tổ chức các trò chơi để giúp các em nắm bài một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu - Tuần 15: “Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế
nào?” - Để củng cố về các từ chỉ đặc điểm tôi tổ chức cho học sinh tham gia trò
chơi “Giải ô chữ”.

T

K
T
R

R


H
R
U
X
C
C


X
I

N
A
H
O
N

S
I
Ê
N
G
N
Ă
N
G

U
N

M
G
T
H
M
G
R

M
H
T

X

U



N

H

À

N

Ê

H




Các ô chữ hàng ngang:
(1): (6 chữ cái): Từ chỉ cây cối có cành lá rậm rạp, tươi tốt (sum xuê)


(2): (4 chữ cái): Từ để nói về dáng vẻ dễ coi, ưa nhìn, thường nói về trẻ em,
người còn trẻ (xinh)
(3): (8 chữ cái): Từ chỉ ý thức, thái độ đúng mực (khiêm tốn)
(4): (5 chữ cái): Từ trái với nghĩa đen (trắng)
(5): (10 chữ cái): Từ chỉ đặc điểm của con chó nuôi trong gia đình (trung
thành)
(6): (4 chữ cái): Từ chỉ màu sắc của lá cây (xanh)
(7): (4 chữ cái): Từ còn thiếu trong câu “Chăm học . . . . làm’’ (chăm)
(8): (4 chữ cái): Từ trái nghĩa với từ thẳng (cong)
(9): (6 chữ cái): Từ chỉ nét mặt tưới tắn (rạng rỡ)
Ô chữ hàng dọc: SIÊNG NĂNG
Cách tiến hành: Chia lớp thành 2 đội. Lần lượt mỗi đội lựa chọn ô hàng
ngang, khi chọn ô nào giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý. Trong khoảng thời gian 30
giây phải đưa ra câu trả lời. Nếu đoán đúng giáo viên viết các chữ cái ở ô hàng
ngang lên bảng. Giáo viên tính thưởng mỗi ô chữ hàng ngang là 1 bông hoa, nếu
đội nào đoán được từ ở ô chữ hàng dọc là 5 bông hoa. Đội nào nhiều bông hoa hơn
là đội đó thắng cuộc.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện trong giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu ở lớp tôi trong năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016. Tôi
nhận thấy học sinh có tiến bộ từng lúc rất đáng mừng. Giải pháp này có thể áp
dụng cho giáo viên giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 và lớp 3 trong
trường Tiểu học, nếu giáo viên chịu khó nghiên cứu thì chắc chắn mang lại hiệu
quả cao.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn
Luyện từ và câu của lớp tôi có nhiều tiến bộ. Các em đã chú ý nghe giảng, suy nghĩ


tìm tòi sáng tạo và có hứng thú trong học tập phân môn. Các em rất tự tin mỗi khi
khám phá, thực hiện các bài tập. Mặc dù mới là lớp 2 nhưng vốn từ của học sinh
khá phong phú, các em đã nắm tốt nghĩa của từ và sử dụng từ một cách chính xác.
Trong giao tiếp, các em đã diễn đạt lưu loát, tự tin, biết sử dụng từ, đặt câu phù
hợp. Học sinh khá, giỏi trong lớp hiểu bài sâu hơn, biết liên hệ vào thực tế cuộc
sống hàng ngày. Một số em vận dụng từ rất phù hợp, tự nhiên khiến cho bài tập
làm văn của các em sinh động hơn, các em đã viết được một số đoạn văn có hình
ảnh và biết thể hiện dược cảm xúc của bản thân. Từ đó thành tích học tập của các
em cao hơn, chất lượng hơn.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua bài khảo sát do tôi thực hiện theo từng giai
đoạn như sau:


số

Chưa
biết
cách
dùng từ
đặt câu

Giữa
học kì I

21


5

10

6

0

Cuối
học kì I

21

2

7

7

5

Cuối
học kì II

21

0

3


9

9

Giữa
học kì I

25

6

12

6

1

Cuối
học kì I

25

3

7

9

6


Cuối
tháng
3/2016

25

0

4

10

11

Thời gian

Năm học
2014 - 2015

Năm học
2015 - 2016

Biết cách
Biết
dùng từ đặt
cách
câu, hiểu
dùng từ
nghĩa của

đặt câu
từ

Có sáng
tạo, biết
liên hệ vận
dụng vào
thực tế

Qua kết quả trên đây, tuy vẫn còn vài em chưa biết cách dùng từ, đặt câu,
thực hiện các bài tập chưa thực sự thành thạo nhưng rõ ràng các em cũng đã có tiến
bộ về một mặt nào đó. Điều đó giúp cho tôi có nhiều động lực để tiếp tục công việc


mà mình đã chọn. Đồng thời, khẳng định rằng các giải pháp mà mình đã áp dụng là
phù hợp. Tôi thiết nghĩ để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu không
phải chỉ trong một vài tháng mà đó phải là cả quá trình từ năm này qua năm khác,
từ lớp dưới lên lớp trên và phải kiên trì, chịu khó thì mới đạt kết quả như mong
muốn.



×