Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.36 KB, 10 trang )

 
 

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề Tài:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO
HỌC SINH LỚP 1


Sáng kiến

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn
đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm
lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
2. Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp
(cách dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của
phương pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic... Nhưng qua thực tế giảng
dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách
sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học.
Trong sự phát triển chung của giáo dục, có sự thay đổi cải tiến của
môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như
phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn


giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học.
Tuy vậy vẫn còn không ít nhưng hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học.
Một trong những vẫn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là: “Đọc hiểu của học
sinh tiểu học”.


Xuất phát từ thực tiến dạy học môn Tập đọc lớp 1 tôi tiến hành nghiên
cứu việc “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập đọc”.

PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đoài hỏi phải đổi mới
chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:
- Mục tiêu giáo dục.
- Nội dung và phương pháp dạy học.
- Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và
phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các
giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ
hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn
ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân
môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho
kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu
của bậc tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học
sinh tiếp nhận tri thức loài người.


2


Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật
ngôn từ.
Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết
một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn
luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong
phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính xác
nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói
đúng...
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập
đọc hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới là những bài
văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà
các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó, có các bài
tập đọc còn cung cấp cho các em vốcn từ ngữ phong phú, thuộc nhiều chủ đề để sử
dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ... Và đặc biệt là việc viết các bài
Tập làm văn của các lớp 2, 3, 4, 5. Sử dụng vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày,
Mặt khác các bài tập đọc còn là bức tranh muôn hình, muôn vẻ về đề tài thiên
nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và kinh nghiệm sống.
Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước
trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.
Khi học phân môn Tập đọc, đặc biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của
các em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong
cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 1 nói riêng thì việc đọc
hiểu sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngôn
ngữ, khả năng suy nghĩ lo gic và tổng hợp.
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo
viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò

chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức
3


dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy
thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống
phong phú cho học sinh. Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức mà
chính các em không hiểu gì cả.
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn
lọc kĩ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi
dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu
người thân... ở xung quanh các em.
Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lòng hướng thiện
đạo lí, truyền thống dân tộc...
II. Nội dung của sỏng kiến:
1. Nội dung chương trình sách giáo khoa
Sách Tiếng Việt 1 tập 2 - phần luyện tập tổng hợp gồm: 13 tuần tiếp
tục phát triển các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết cho học sinh thông qua các bài tập
đọc.
Về nội dung: hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 1 đều được lặp lại theo
logic sau:
- Chủ điểm: Nhà trương
- Chủ điểm: Gia đình
- Chủ điểm: Thiên nhiên đất nước.
2. Những yêu cầu về kĩ năng đọc
Đọc đúng và đọc rõ ràng bài văn, bài thơ đơn giản

4



Hiểu được nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Bên cạnh đó còn
kết hợp ôn luyện vần và luyện nói.
3.Tình hình chung của việc dạy Tập đọc ở lớp 1
* Nhận thức đặc trưng phương pháp bộ môn
Nhìn chung, có ý kiến của giáo viên đều cho rằng dạy tập đọc ở lớp 1
là dạy cho học sinh đọc to, đọc đúng, đọc rõ ràng là đạt yêu cầu. Còn vấn đề đọc
hiểu và bước đầu đọc diễn cảm chưa chú trọng. Phần đọc hiểu còn được xem nhẹ.
Vẫn đề quan trọng nhất là sách giáo khoa lớp 1 mới các bài tập đọc mới, quy trình
phương pháp dạy cũng hoàn toàn mới đối với giáo viên.
* Thiết kế bài dạy của giáo viên
Tất cả các giáo viên đều chuẩn bị những thiết kế bài dạy một cách
chung chung như sách hướng dẫn. Đặc biệt là phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ
đưa ra hình thức giáo viên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi.
Do đó, đa số giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải là chủ yếu.
Giáo viên tập trung vào giảng từ, giảng nội dung câu, của đoạn chính. Đôi khi việc
giảng từ còn chưa sát, còn lan man sa đà vào giảng văn. Chưa chú trọng đến việc
rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1. Điều đó khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong
việc lĩnh hội kiến thức của bài. Chất lượng đọc hiểu chưa cao, chỉ mới dừng lại ở
mực độ đọc đúng. Kĩ năng đọc hiểu còn chưa cao dẫn đến kết quả đọc chưa đáp
ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng cơ bản quan trọng.
Trong tiết dạy, giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi
khám phá cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ. Về phương pháp chưa có nhiều
đồi mới. Những vấn đề mang tính khoa học cũng chưa được giáo viên nghiên cứu
đầy đủ. Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và
các hình thức học tập cho học sinh.

5


Đọc hiểu ở tiết Tập đọc theo tôi là khâu mà học sinh chưa đạt được

hiệu quả cao. Học sinh lớp 1, các em còn nhỏ các em chưa hiểu hết được tầm quan
trọng của việc đọc hiểu, mà các em chỉ chú trong đến việc đọc đúng, đọc to rõ
ràng. Học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe. Hiểu
vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Các em trả lời câu hỏi
hoặc giải nghĩa từ còn lúng túng.
4. Giải phỏp:
Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kĩ
năng đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 1 như sau
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã không phủ nhận các phương pháp,
nhiều hình thức tổ chức dạy học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh, không áp đặt, không cứng nhắc. Những phương pháp đặc biệt chú trọng là
những phương pháp sau:
- Đọc sách, đọc tài liệu.
- Mô tả.
- Giảng giải.
- Hỏi đáp.
- Trực quan.
- Rèn luyện theo mẫu.
- Thực hành giao tiếp và tổ chức trò chơi.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu
dài. Trong những năm đầu bậc tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1, quá trình đọc, ngày
6


càng nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật.
Vì thế, cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản.
- Hiểu các từ, các cụm từ.
- Hiểu các câu.
- Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng đẻ phát biểu một ý kiến trọn

vẹn.
- Hiểu được cả bài thơ hay bài văn.
Trong hai tiết Tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề tạo nên hững
thú trong giờ học, giáo viên nên cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc tự kiểm
tra bạn, hoặc kiểm tra chính mình. Như phần kiểm ta bài cũ ở tiết 1, giáo viên nên
cho học ính đọc một đoạng văn hoặc khổ tho mà các em yêu thích và nêu lí do tại
sao em lại thích đoạng văn hay khổ thơ đó. Tổ chức cho các em kiểm tra lẫn nhau
theo nhóm nhỏ (nhóm 2) quay vào nhau để bàn bạc, thảo luận về việc đọc bài và trả
lời câu hỏi có trong bài. Như thế sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết
học.
Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tổ chức cho học sinh đọc thầm một
đoạng văn, một khổ thơ, biết tìm và đặt câu hỏi trong bài để cho bạn mình trả lời.
Ví dụ: Khi dạy bài: Mưu chú sẻ- Tiếng Việt 1 - tập 2 . Giáo viên yêu
cầu học sinh đọc thầm đoạn: “Nghe vậy, Mèo... đã muộn mất rồi”. Rồi tự nêu câu
hỏi để tìm hiểu sự thông minh nhanh trí của Sẻ. Học sinh sẽ tự học đọc, tự tìm hiểu
và nêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạng văn. Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, chẳng
hạn:
- Sẻ làm gì khi nào đặt nó xuống đất?
- Mèo vừa đặt Sẻ xuống đất, Sẻ đã làm gì?

7


- Tại sao Sẻ lại thoát khỏi miệng Mèo?
Từ những ý kiến mà học sinh đưa ra, giáo viên phải tổ chức để học
sinh trả lời, đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh.
Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học
sinh thành các bài tập thông qua việc sử dụng vở bài tập phiếu học tập hay bảng
phụ.
Ví dụ: Khi dạy bài: Quyển vở của em - Tiếng Việt 1- tập 2 (tiết 2)

Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm để
tìm hiểu bài qua câu hỏi:
- Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở ra?
Hãy ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Những trang giấy trắng thơm tho, mát rượi, những dòng kẻ ngay
ngắn, những hàng chữ nắn nót.
Bao nhiêu trang giấy trắng.
Những dòng kẻ đẹp.
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm để tìm
hiểu bài.
- Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai? Hãy nỗi ô chữ ở cột A với 1 ô chữ
ở cột B sao cho đúng ý trong bài.
Cột B

Cột A

Người bạn tốt
Người trò ngoan

Chữ đẹp thể hiện

Người cẩn thận
8


Cùng với phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1 và phân tìm hiểu bài ở tiết 2 thì
phần củng cố bài là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đánh giá mức độ
hiểu bài của từng học sinh. Tôi đã tiến hành như sau; Khi dạy xong bài: Ngôi nhà Tiếng Việt 1 - tập 2, tôi đặt câu hỏi: Em hãy đặt khác cho bài thơ? Nhiều học sinh
đã đặt tên cho bài thơ là “Nhà em”. Hay củng cố bài: Con quạ thông minh - giáo
viên yêu cầu học sinh

- Đọc câu tả chú quạ không uống được nước?
- Đọc câu văn tả chú quạ uống được nước?
Hầu hết học sinh đều nắm được bài và đọc được diễn cảm những câu
văn đó.
Để hiểu sâu bài văn, bài thơ thì học sinh phải thực sự là người chủ
động tìm tòi ra cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ đó.
Việc tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý, phát hiện nghệ thuật
là yêu cầu căn bản đối với giáo viên. Trong lĩnh vực này, hầu như gioá viên chư a
chú ý cao. Giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho giờ học biến thành tiết
giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm
chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài, không hiểu được từ ngữ
hay, một số câu hoặc nội dung bài. Điều đó dẫn đến kết quả giờ tập đọc không
cao.
Phát hiện ý của bài: bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài
thực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ.
Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ
thái độ yêu hay không yêu với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm
thái đội cho học sinh. Bước đầu học sinh biết phát hiện nghệ thuật: bao gồm nghệ
thuật dùng từ, nghệ thuật viết câu.

9



×