Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.06 KB, 12 trang )

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:................................................
Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
1. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy ở Tiểu học.

2. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Đi đôi với chất lượng học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Bác Hồ đã dạy: “ Người có
tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó”. Chính vì vậy mà ngay từ bậc Tiểu học phải quan tâm chú trọng giáo
dục và đào tạo học sinh trở thành những người phát triển toàn diện, vừa có kiến
thức, vừa có phẩm chất đạo đức. Nếu được giáo dục tốt sau này các em lớn lên sẽ
trở thành con ngoan trong gia đình, ra ngoài xã hội thành những công dân tốt giúp
ích cho đất nước. Chính vì tầm quan trọng đó nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một
số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp” để nghiên cứu và vận dụng.
* Giải pháp đã biết: Trong nhà trường Tiểu học, vai trò của giáo viên chủ
nhiệm rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ cung cấp cho học sinh những
kiến thức trong chương trình mà còn có những nhiệm vụ khác như:
- Nắm vững tình hình học sinh của lớp, duy trì sỉ số lớp: Đầu năm nhận lớp
nghiên cứu nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục: Phối hợp với giáo viên bộ môn thực hiện
giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng sống cho học sinh.


- Tổ chức cho học sinh tham gia các phong trào của trường.
2


- Thực hiện các loại hồ sơ lớp chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm phải có sổ
điểm, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc gia đình, cập nhật điểm trên mạng.
- Giáo viên chủ nhiệm làm những công việc trên một cách máy móc,GVCN
đảm nhận hai môn toán và tiếng Việt nên chủ yếu dạy và rèn cho HS đạt điểm cao
qua 4 kì thi,thầy trò ứng phó với thi cử, nề nếp lớp,kĩ năng sống, năng lực và phẩm
chất HS chưa được quan tâm đúng mức.
* Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên tôi nhận thấy những ưu điểm
và hạn chế sau:
- Ưu điểm:
+ Học sinh chăm ngoan, có cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức, chấp
hành tốt nội quy nhà trường.
+ Phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục góp phần giáo dục tốt cho học
sinh.
+ Phần lớn phụ huynh có nhận thức cao về việc học tập rèn luyện của con em
mình.
- Hạn chế:
+ Vẫn còn một vài học sinh chưa thật sự ngoan khi ra ngoài xã hội.
+ Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho một số em xa
rời việc học, mê các trò chơi điện tử nguy hiểm.
+ Phần lớn phụ huynh và học sinh chưa nắm được mục tiêu, ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc thực hiện thông tư 30/ 2014. Học sinh còn nhút nhát, chưa
mạnh dạn tham gia nhận xét đánh giá theo tinh thần thông tư này.
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của các em mà xem đó
là trách nhiệm của người thầy.
Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải dày dạn kinh nghiệm
để giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

2.2. Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a/ Mục đích của giải pháp:
3


- Nhằm khắc phục những nhược điểm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời
gian qua.
- Tìm ra các giải pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục
học sinh phát triển toàn diện nhân cách.
- Trang bị cho bản thân một số kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn
công tác chủ nhiệm, nhằm góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để góp phần tạo nên
sản phẩm cuối cùng của giáo dục đào tạo chính là chất lượng người học phải đáp
ứng yêu cầu nhân lực cho xã hội.
b/ Nội dung của giải pháp:
* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
- Để giúp học sinh có khả năng thích ứng với mô hình trường học mới ở Việt
Nam thì hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt
động tổ chức hướng dẫn học sinh tự giáo dục, tự học, tự giác và hợp tác để chiếm
lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên là người hỗ trợ,
khuyến khích mọi cố gắng, nỗ lực dù nhỏ của các em.
- Giáo viên cần nắm vững mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực
hiện thông tư 30/2014 để giúp học sinh biết tham gia nhận xét, đánh giá kết quả học
tập của mình và của bạn. GV cần tạo cơ hội cho mọi HS được mạnh dạn, tự tin
trình bày ý kiến cá nhân.
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy: Muốn nâng cao chất lượng học tập
và hoạt động của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tập cho các em có thói quen có
nề nếp. Hoạt động tự quản của học sinh là điều cần thiết, lớp có nề nếp tốt sẽ tạo
cho các em thói quen tốt.

- Giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức, xây dựng nề
nếp lớp. Có nhiều biện pháp trong giảng dạy và giáo dục học sinh Tiểu học.
4


- Ngoài ra, làm tốt công tác chủ nhiệm còn hạn chế học sinh bỏ học, chất
lượng học tập của học sinh được nâng cao, đưa phong trào của nhà trường ngày
càng đi lên.
* Cách thức thực hiện giải pháp mới:
Tôi nhận thấy người giáo viên trước hết phải có cái tâm, phải thật sự yêu
nghề, mến trẻ mới làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
- Trẻ em ở Tiểu học còn rất thơ ngây, nhất là trẻ em ở lớp 1. Trong quá trình
giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức, hình thành thói quen
tốt cho các em. Trẻ vào lớp 2, lớp 3 nhu cầu nhận thức đang phát triển, nhu cầu
phát hiện, tìm hiểu cái mới cùng lúc hình thành và phát triển theo. Hiểu được đặc
điểm tâm lý này, giáo viên cần lựa chọn và xây dựng cho mình những phương pháp
giáo dục phù hợp, kĩ năng dạy học tích cực, để mang lại hiệu quả cao như mong
muốn.
Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp không như mong muốn, làm tôi
luôn trăn trở, lo lắng khi thấy một số em chưa ngoan, học chưa tiến bộ,…Vì vậy tôi
đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, kết hợp trao đổi với các đồng nghiệp
và gặp gỡ phụ huynh những em này tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phù hợp để
khắc phục những hạn chế của lớp mình chủ nhiệm:
*Giai đoạn 1: Từ đầu năm học đến hết học kỳ I:
- Ở đầu năm lớp 3, HS mới tiếp xúc với GV mới thường bỡ ngỡ, giáo viên
phải tôn trọng, giúp đỡ, động viên để các em chủ động trong học tập và rèn luyện.
- Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ
nhiệm là nghiên cứu nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Từ
kết quả nghiên cứu, giáo viên căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình kế hoạch
năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù

hợp với đặc điểm của lớp.
Điều tra tình hình của lớp chủ nhiệm tập trung vào những nội dung:
5


+ Nắm tình hình kiến thức kĩ năng, năng lực , phẩm chất, thành tích , hạn chế
của học sinh ở những năm trước.
+ Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh: hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức sống
của mỗi gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh,…
+ Nắm vững năng lực hoạt động tập thể của từng học sinh trong lớp mình
chủ nhiệm.
- Từ những thông tin trên, tôi chọn ra những em có năng lực học tập, năng
lực hoạt động, gương mẫu giới thiệu vào ban cán bộ lớp. Trong lần sinh hoạt đầu
tiên tôi cùng HS chọn ra lớp trưởng, các lớp phó, phân chia lớp thành các tổ/ nhóm
có số học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách
nhiệm cho ban cán sự và các tổ/ nhóm trưởng để tự quản lí lớp.
Ban cán bộ lớp tốt sẽ là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong
các hoạt động giáo dục học sinh. Vì vậy để xây dựng lớp tự quản, giáo viên chủ
nhiệm cần chọn những học sinh có năng lực thật sự.
- Tiến hành cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, nhiệm vụ của học
sinh Tiểu học để các em nắm rõ và thông suốt những quy định về khen thưởng cũng
như xử phạt khi vi phạm đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, nề nếp học tập và các hoạt
động khác, giúp học sinh xác định được nhiệm vụ của mình.
- Nắm tình hình học tập của từng học sinh, phân loại học sinh để có kế hoạch
phụ kém và tuyển chọn học sinh năng khiếu bồi dưỡng để tham gia các kì thi: vở
sạch chữ đẹp,vẽ tranh, tham gia sân chơi Violympic toán, Olympic tiếng Anh, giao
thông thông minh,…
- Tổ chức đại hội phụ huynh học sinh đầu năm, ngoài những nội dung sinh
hoạt như trước đây giáo viên chủ nhiệm còn tuyên truyền đến phụ huynh mục tiêu,
ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện thông tư 30/2014 để phụ huynh an tâm

cùng phối hợp.
- Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tốt,
giáo viên chủ nhiệm phải chú ý rèn cho các em có thói quen đi học đầy đủ, đúng
6


giờ. Để làm được điều đó giáo viên chủ nhiệm phải có mặt thường xuyên tại lớp 15
phút đầu giờ để giúp học sinh ôn bài và truy bài đầu giờ. Truy bài đầu giờ còn là
biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn của học sinh.
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng tiến hỗ trợ nhau trong học
tập.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tôn trọng học sinh, công bằng
trong đối xử, tìm hiểu những em có hoàn cảnh khó khăn động viên giúp đỡ kịp
thời. Đối với học sinh cá biệt phải sử dụng cách mềm dẻo, kiên trì, không được xúc
phạm đến thân thể các em, thực hiện tốt Điều 38 về các hành vi giáo viên không
được làm.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả tiết sinh hoạt lớp hàng tuần. Đây
là điều kiện để giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình lớp sau một tuần làm việc.
Đây cũng là dịp để thầy trò ngồi lại với nhau trao đổi ý kiến nhằm xây dựng tập thể
lớp ngày càng vững mạnh. Học sinh có thể bày tỏ nguyện vọng, trao đổi những khó
khăn còn vướng mắc, đồng thời giúp giáo viên xây dựng phương hướng trong tuần
tới cho lớp thực hiện. Các bước thực hiện tiết sinh hoạt lớp:
Lớp trưởng điều khiển,
+Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, sinh hoạt của tổ trong tuần qua.
+ Ban cán bộ lớp báo cáo.
+ Ý kiến tập thể lớp.
+ Lớp trưởng xếp hạng mỗi tổ ( bầu cá nhân xuất sắc).
+ Lớp trưởng tổng kết lại hoạt động của tuần qua.
+ Học sinh phát biểu ý kiến.

+ Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận và có ý kiến, đưa ra phương hướng tuần tới.
+ Trong tiết sinh hoạt lớp những cá nhân phê bình được các bạn vạch ra cách
khắc phục khuyết điểm. Cá nhân xuất sắc được tuyên dương và lưu lại làm cơ sở
bình chọn khen thưởng cuối năm.
7


- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho học sinh hiểu được “ Trường lớp là
nhà, thầy trò là chủ”. Phân công các em tự giác tham gia vệ sinh trường lớp. Biết
bảo vệ của công, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh của trường, tích cực tham gia các
buổi lao động tập thể để góp phần làm cho “ Trường đẹp, lớp xinh”.
- Song song với việc dạy kiến thức kĩ năng giáo viên chủ nhiệm cần chú
trọng giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh như: biết chào hỏi khi gặp thầy cô,
người lớn; có ý thức giữ trật tự trong tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; tự
giác,tích cực học tập; mạnh dạn hỏi những điều chưa hiểu, mạnh dạn cả trong việc
nhận xét bạn, học hỏi những ưu điểm của bạn và vạch ra cho bạn hướng khắc phục
khuyết điểm nếu bạn vướng mắc,…
- Qua nội dung các bài học, GV cần liên hệ giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Công tác này đòi
hỏi ở người thầy không chỉ có “tâm” mà phải có sự tinh tế, khéo léo và nghệ thuật
ứng xử phù hợp. Trong đó công tác giáo dục học sinh cá biệt lại là nhiệm vụ khó
khăn nhất, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, nổ lực của người thầy.
+ Khi giáo dục học sinh cá biệt, bản thân các em cũng có những điểm mạnh,
những mặt tích cực. Nếu giáo viên chủ nhiệm chỉ dựa vào cảm tính mà trách mắng,
phạt tội thì học sinh cá biệt lại bị ấn tượng, quy chụp,… Các em đã kém lại càng
kém hơn và mặc cảm, không thể hòa đồng cùng các bạn trong lớp, như một vết
thương không thể chữa lành, các em sẽ chán nản và tiếp tục vi phạm. Đối với
những HS này GV cần quan tâm nhiều hơn, chú ý khen ngợi những tiến bộ dù là
nhỏ nhất của các em.
- Về giáo dục năng lực và phẩm chất học sinh: GV đánh giá mức độ hình

thành và phát triển một số năng lực của HS thông qua các biểu hiện hoặc hành vi
như: Tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề,….GV
đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua
các biểu hiện hoặc hành vi hàng ngày, hàng tuần, biểu hiện trong các hoạt động của
HS để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ,
8


giúp đỡ HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều
chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.
- Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn vừa để
hiểu hơn về học sinh, vừa giúp các em có những cố gắng ở từng môn học. Đồng
thời kết hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh, Tổng phụ trách Đội để thống nhất
biện pháp giáo dục, nhất là giáo dục học sinh cá biêt.
- Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, Ban giám hiệu nhà trường và
đồng nghiệp là động lực giúp viên giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ giáo
dục học sinh.
* Giai đoạn 2: Bắt đầu học kỳ II đến kết thúc năm học:
- Tiếp tục các công việc giáo dục như ở giai đoạn 1. Giai đoạn này các em đã
ổn định nề nếp, giáo viên cần tăng cường tổ chức cho các em phát huy tính tự quản,
nêu cao tinh thần tự giác trong mọi hoạt động, tạo cơ hội để học sinh phát huy tính
năng động, sáng tạo của bản thân.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh về văn hóa, đạo đức,
lối sống, cử chỉ đẹp khi giao tiếp. Để làm được việc này giáo viên phải là tấm
gương sáng, mẫu mực trong mọi hoạt động để học sinh noi theo.
- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh. Tiếp tục rèn chữ viết, rèn
đọc cho trôi chảy, lưu loát, rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, nhanh nhẹn cho học sinh.
Thông qua các tiết học giáo viên chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho các em; tiếp
tục bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS trung bình, yếu theo kế hoạch đề ra.
- Cách cư xử của GV trong lớp học phải tạo ra sự tương tác tích cực giữa

thầy và trò làm cho học sinh tiếp thu bài một cách thoải mái nhất.
- Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc phát biểu xây dựng nội
dung bài học. Đây là biện pháp rất hiệu quả nhằm động viên, khuyến khích học
sinh học tập. Muốn vậy giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy
học khác nhau để thu hút học sinh tham gia vào bài mới một cách sôi nổi và hào
hứng tạo cho các em mạnh dạn, tự tin trong học tập cũng như giao tiếp.
9


- Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán đối với những cá nhân
học sinh vi phạm, không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực trong giờ học. Giáo
viên phải công bằng, khoan dung tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc tiếp
thu bài mới của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những
khó khăn về hoàn cảnh gia đình, những tổn thương về sức khỏe tâm lí,… để chia sẻ
và giúp các em tháo gỡ.
- Giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em (Công ước
Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục,
…) để hiểu và có thể vận dụng một cách linh hoạt trong các giờ học chính khóa
nhằm đảm bảo quyền học tập của các em.
2.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp:
- Đề tài là tập hợp kinh nghiệm của bản thân tôi đã vận dụng thường xuyên
trong quá trình giảng dạy cũng như chủ nhiệm.
- Qua thời gian thực hiện tôi thấy có hiệu quả, được các bạn đồng nghiệp
khen ngợi và học hỏi.
- Đề tài đã nêu có thể vận dụng cho tất cả giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học
nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm cũng như nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Nhờ áp dụng một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đạt

một số kết quả như:
- Chất lượng giáo dục học sinh được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh đều nắm
vững kiến thức, kĩ năng các môn học; có năng lực và phẩm chất tốt.
- HS tham gia các phong trào thi đua của trường, của Đội với tinh thần hào
hướng, đoàn kết, quyết tâm đạt kết quả.
- Học sinh cá biệt trong lớp cũng có chuyển biến rõ rệt, các em biết hòa đồng
với mọi người, tích cực tham gia các công việc chung.
10


- Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh ngày một tốt hơn, góp phần tạo
niềm tin của xã hội đối với nhà trường.
* Năm học 2014 – 2015: Kết quả cuối năm:
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học 27/27 đạt 100 %.
- Về năng lực, phẩm chất học sinh đạt 100%.
- Học sinh được khen thưởng “ Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn
học” đạt 25/27 chiếm 92,6%.
- Tham gia các phong trào lớp đạt: 3 giải viết đúng viết đẹp cấp trường, 2
giải Olympic tiếng Anh cấp huyện, 4 giải Violympic Toán cấp huyện, 4 giải
Violympic Toán cấp tỉnh.
* Năm học 2015 – 2016: đến cuối học kì I:
- Về năng lực, phẩm chất học sinh đạt 100%.
- Học sinh được khen thưởng “ Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn
học” đạt 30/35 chiếm 85,7% (cùng kì năm trước là 20/27 chiếm 74,1%).
- Lớp chủ nhiệm có những bước phát triển rất tốt. Các em tham gia sân chơi
Violympic Toán 6 em,Toán tiếng Anh 4 em, Olympic tiếng Anh 5 em. Các em còn
tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng ngày 20-11 đạt các giải cấp
trường về vẽ tranh, hát dân ca,vở sạch chữ đẹp, thể thao,…
Đây là kết quả thực chất do các em tích cực phấn đấu và rèn luyện. Với kết
quả đạt được như trên, tuy rằng không phải là quá cao nhưng nó là động lực luôn

động viên khích lệ tôi phát huy hơn nữa vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp
ở những năm sau.
2.5. Tài liệu kèm theo: (không có)
Mỏ Cày Nam , ngày 4

11

tháng 4 năm 2016


12



×