Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

sáng kiến một số phương pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.03 KB, 6 trang )

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Tên sáng kiến: Một số phương pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm.
Mã số: …………………….
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1. Mô tả ngắn gọn giải pháp
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn nhận thấy trách nhiệm của mình
hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Vì giáo dục đạo đức
còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống
chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi
hỏi cấp bách.
Trong nhà trường trung học cơ sở, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải
được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục
toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo
dục khác.
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức
phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù
hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các
chuẩn mực đạo đức được quy định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm
bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý
chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi
cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
1.2. Ưu điểm:
Đa số học sinh trong lớp có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm
chỉnh chấp hành các qui định của lớp, nội qui của nhà trường, biết sống tốt và
sống đẹp.
1



1.3.Khuyết điểm:
Một bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học,
thường xuyên, gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối với
cha mẹ, thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, gây gỗ đánh
nhau.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của giải pháp:
Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ
nhiệm cấp trung học cơ sở, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh một cách có hiệu quả, giúp cho nhân cách các em phát triển đúng hướng,
tạo cho các em biết ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ và tạo điều kiện cho
các em hiểu được mối quan hệ đó, nó thể hiện hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội.
2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Thấy được những tồn tại của giáo viên.
Tìm ra được những nguyên nhân sa sút về đạo đức của học sinh trung học cơ
sở hiện nay.
Đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức
học sinh ở lớp chủ nhiệm.
2.3. Bản chất của giải pháp:
- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình.
-Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng.
Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức
cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”


2


-Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và
trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức
tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
-Trong nhà trường trung học cơ sở, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải
được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục
toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo
dục khác.
2.4. Nội dung giải pháp:
- Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức
phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù
hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các
chuẩn mực đạo đức được quy định.
- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm
bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất
ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của
mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
-Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở:
+ Phương pháp thuyết phục là những phương pháp tác động vào lý trí tình
cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức.
+ Phương pháp rèn luyện là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt
động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức
và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế.
+ Phương pháp thúc đẩy là phương pháp dùng những tác động có tính chất

“cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ
kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
-Thực tế của trường và lớp chủ nhiệm:

3


+Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Ủy ban nhân
dân, sự hỗ trợ nhiệt tình các ban ngành đoàn thể địa phương. Được sự quan tâm
chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Mỏ Cày Nam. Ban giám
hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, nhất là việc giáo dục đạo đức học sinh.
Hầu hết giáo viên của trường đều có tinh thần trách nhiệm cao, đa số phụ
huynh học sinh của lớp rất quan tâm đến con em mình, luôn phối hợp cùng giáo
viên chủ nhiệm để kịp thời giáo dục học sinh đúng hướng
Đa số học sinh của lớp ngoan ngoãn, biết nghe lời chịu khó học tập và rèn
luyện đạo đức.
+ Khó khăn: Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã gây ra những biến
động về giá trị đạo đức nhất là đa số học sinh của lớp sống ở địa bàn thị tứ, nên
ít nhiều cũng làm cho đạo đức của một bộ phận học sinh xuống cấp.
Phần lớn học sinh của lớp đang ở lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý. Một số
phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con em
mình.
Bản thân có kinh nghiệm nhiều trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm: Xuất
phát từ thực trạng của công tác giáo dục cho học sinh, bản thân đã đề ra các biện
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của lớp chủ nhiệm như sau:
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết,
nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học
sinh.

+ Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu,
tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử
chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp, gương mẫu trước học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau
dồi đạo đức nhà giáo để là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Các biện pháp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện:

4


+ Xây dựng Ban cán bộ lớp nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao: cần
cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm, báo cáo trung thực về
những diễn biến xảy ra ở lớp cho giáo viên chủ nhiệm.
+Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh (học bạ, hoàn cảnh gia đình …
+Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và
giúp đỡ lẫn nhau: Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với học sinh để
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh. Tạo ra môi trường
thân thiện trong lớp, giúp các em thăm hỏi những bạn bị ốm đau, hay gặp khó
khăn, hoạn nạn.
+Trao đổi với giáo viên bộ môn, nắm bắt thêm về tình hình của lớp, về
từng đối tượng học sinh của lớp.
+ Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để có
thêm những thông tin về đối tượng mà giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu, tranh
thủ sự giáo dục chung của trường.
+Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp
thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
+Một năm học giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh ít nhất một lần để
nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
+Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy
định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả

+Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha
mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
+Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, khen thưởng học sinh có biểu
hiện tiến bộ, dù đó là những tiến bộ chậm.
+Luôn có lòng vị tha đối với học sinh, bỏ qua những lỗi lầm của các em để
tạo niềm tin cho các em và cũng là tạo cơ hội cho các em tiến bộ.
3. Khả năng ứng dụng:
Với kinh nghiệm ít ỏi, nhưng tôi tin đề tài “Một số phương pháp nâng cao
chất lượng đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm” sẽ được nhân rộng trong toàn bộ
giáo viên của nhà trường và của các trường khác trong huyện vì:
5


-Đề tài đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút đạo đức ở học
sinh.
-Đề tài cũng đã đưa ra một số biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm.
-Muốn thực hiện được tốt đề tài này là một điều không khó nhưng đòi hỏi
giáo viên phải có tâm với nghề.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do được
áp dụng giải pháp:
Qua quá trình thực hiện với những kinh nghiệm nêu trên, bản thân đã thu
được một số hiệu quả tích cực như:
- Đầu năm học 2014-2015 nhận lớp 7/1:
+ Nhiều em có biểu hiện vô lễ nói năng thiếu văn hoá với giáo viên, xem
thường kỷ luật của lớp, có em tự ý nghỉ học, cúp tiết.
+ Xếp đạo đức đầu năm học:
Tốt: 26 học sinh;
Khá: 8 học sinh;
Trung bình : 2 học sinh.

-Qua gần một năm thực hiện, chặt chẽ đến cuối năm học 2014-2015
+ Tập thể lớp 7/1, tương đối có nề nếp, có vị trí thi đua lớp được cải thiện,
đoàn kết , gắn bó, có tinh thần tự quản, có nhiều tiến bộ so với đầu năm nhận
lớp.
+Kết quả xếp đạo đức cả năm học 2014-2015:
Tốt: 32 học sinh;
Khá: 4 học sinh;
Trung bình: 0.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
có.
6. Tài liệu kèm theo: Không có.

6



×