Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.14 KB, 10 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp Một”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay rất
quan trọng. Người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí học sinh mà còn phải
dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về học tập, đạo đức của các em. Vì thế giáo viên
chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường,
giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi,
mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động
của lớp mình chủ nhiệm;
- Giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần thiết và rất quan trọng, bởi vì chỉ có giáo
viên chủ nhiệm mới có thể rèn luyện và xây dựng cho các em có ý thức học tập
và nề nếp lớp tốt. Do đó người giáo viên chủ nhiệm phải có tính độ lượng, giàu
lòng nhân ái, kiên trì, bền bỉ, sáng tạo, bình tĩnh trong mọi công việc, luôn là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa vững chắc cho các em để giáo
dục học sinh chưa ngoan và giúp cho các em tiến bộ về mọi mặc và phấn đấu trở
thành con người phát triển toàn diện.
Ưu điểm của giải pháp cũ
- Khi đến trường, đa số các em được phụ huynh quan tâm, có đầy đủ sách
vở, đồ dùng học tập ngay từ đầu năm học;
- Nề nếp lớp khá tốt, đa số học sinh ngoan, chuyên cần, học sinh có ý thức
học tập tốt, ý thức luôn giữ vở sạch, viết chữ đẹp, tham gia tốt các phong trào
1



trong nhà trường. Khi mà trật tự lớp được ổn định tốt, nề nếp lớp tốt thì làm cho
giáo viên say sưa, hứng thú hơn trong giảng dạy sẽ chuyển tải hết kiến thức bài
học một cách nhẹ nhàng đồng bộ với sự tiếp thu bài học của các em học sinh, từ
đó chất lượng học tập của học sinh càng nhân lên gấp bội;
- Giáo viên có tính kiên trì, bền bỉ, tự tin, giàu lòng nhân ái.
Hạn chế của giải pháp cũ
- Học sinh mới vào học lớp Một chưa biết gì cả, như một tờ giấy trắng,
nhưng có một số học sinh nghịch ngợm khó dạy, có những học sinh chậm tiến
về trí tuệ không học được, có những học sinh hay hiếu động chọc phá bạn làm
lớp mất trật tự, có những học sinh gia đình không quan tâm thiếu dụng cụ học
tập, thường xuyên không học bài làm đôi lúc giáo viên cảm thấy nản chí;
- Còn một vài giáo viên chỉ lo giảng dạy kiến thức, ít quan tâm công tác chủ
nhiệm.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
+ Đề tài này nhằm vạch ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, làm nâng
cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Trên cơ sở đó, vận dụng vào việc chủ
nhiệm lớp Một, góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như bước đầu hình
thành nhân cách con người toàn diện, muốn cho các em trở thành con ngoan trò
giỏi là chủ nhân của đất nước sau này;
+ Qua đó, góp phần rèn luyện cho giáo viên có đủ phẩm chất đạo đức, thấy
được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, bởi vì người giáo viên
không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện
cho các em.
- Nội dung giải pháp
Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp

2



+ Tập trung vào việc nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm, ổn định nề nếp
lớp, xây dựng lớp tự quản tích cực, sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần;
+ Trao đổi với phụ huynh học sinh đặc biệt là những em chưa ngoan khi
vào học lớp Một và hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực
lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Các bước thực hiện của giải pháp
Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, am hiểu,
nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời
kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em, phải có “ chữ tín” với phụ huynh và học
sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và yêu
mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hoá
được các em;
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải đạt trình độ chuẩn theo quy định, có chuyên
môn vững vàng, có kinh nghiệm rèn học sinh, phải là tấm gương sáng cho các
em noi theo. Cụ thể:
Một là: Điều tra cơ bản học sinh và thành lập đội ngũ cán bộ lớp
- Các em lớp 1 còn rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi bước chân vào “ Trường
Tiểu học”. Chính vì thế, ngay từ đầu nhận lớp, giáo viên đóng vai trò vừa là
người mẹ, vừa là cô giáo, là chị, là bạn để dìu dắt nâng đỡ các em giúp các em
thích nghi với môi trường mới để học tập và rèn luyện tốt hơn. Giáo viên thăm
dò để nắm được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm riêng của từng em để có biện
pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng;
- Tiến hành lập danh sách học sinh lớp mình theo mẫu tự A, B, C;
- Sơ lược lý lịch của từng em và hoàn cảnh gia đình;
- Luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp
để phát hiện khả năng nhận thức tư duy của mỗi em. Giáo viên luôn theo dõi để
phát hiện em nào chăm học, em nào lười học, em nào trung thực, em nào không
3



trung thực. Với những em lười học giáo viên thường động viên các em bằng
những lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen để các em chăm học hơn. Với những em
không trung thực, giáo viên thường giảng giải để các em hiểu được tác hại của
sự không trung thực;
- Giáo viên tìm hiểu khả năng lãnh đạo của học sinh tiến hành bầu Ban cán
bộ lớp. Thành lập đội ngũ cán bộ lớp là việc làm không thể thiếu trong công tác
chủ nhiệm. Đội ngủ cán bộ lớp gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng.
Giáo viên phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em và có kế hoạch bồi
dưỡng về ý thức đạo đức cho các em để các em trở thành tấm gương sáng cho
các bạn học sinh noi theo. Sau thời gian học tập, giáo viên chủ nhiệm có thể thay
đổi ban cán bộ lớp cho phù hợp với tình hình của lớp và khả năng của học sinh;
- Vừa dạy vừa phát hiện học sinh năng khiếu, học sinh còn yếu để có kế
hoạch bồi dưỡng và phụ đạo kịp thời;
- Nắm được thuận lợi và khó khăn của lớp mình, giáo viên tiến hành lập kế
hoạch chủ nhiệm và áp dụng thực hiện vào lớp mình.
Hai là: Tổ chức xây dựng nề nếp
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ để các em thực hiện tốt
nội quy nhà trường đã quy định, qui định của lớp như nếp chào hỏi, hướng dẫn
lớp trưởng biết cách cho học sinh xếp hàng ra vào lớp và xếp hàng tập thể dục
giữa giờ, biết hô khẩu lệnh chào thầy cô đến lớp, biết tự quản lớp; lớp phó học
tập phụ trách việc học, ôn bài cho các bạn trong lớp; lớp phó văn thể mỹ biết bắt
giọng bạn hát đầu giờ, giữa giờ từng ngày;
- Đầu năm học, các em chưa biết đọc, biết viết nên giáo viên phát cho các
em thời khóa biểu, hướng dẫn các em về dán ở góc học tập và nhờ ba mẹ xếp
sách vở đúng thời khóa biểu trước khi đến lớp. Giáo viên hướng dẫn kĩ về sách
vở, đồ dùng học tập của từng môn, giúp các em nhận biết môn học qua bìa sách
và nội dung bài học;


4


- Học sinh dù nghịch thế nào các em cũng rất thích được đề cao, thích được
khen và được động viên để có sự tự tin. Nắm được tâm lý này, giáo viên thống
nhất với các em một số quy định như sau:
+ Các hoạt động học tập như lấy sách, vở, bảng, giơ bảng, đọc nhóm, đồng
thanh…được quy định bằng các kí hiệu ở bảng lớp. Ví dụ: S20 ( Sách GK trang
20); thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn thì học sinh ở bàn chẵn sẽ chạy lên
bàn lẻ phía trước… 1 nhịp gõ bắt đầu thảo luận, 2 nhịp kết thúc, đọc đồng thanh
giáo viên gõ 2 nhịp thước; Ánh mắt nhìn thay lời gọi đọc bài, gật đầu: bảo ngồi
xuống; Muốn phát biểu mà hô “ em thầy ( cô)” sẽ mất quyền ưu tiên; Đứng phát
biểu không ngay ngắn hoặc trả lời không tròn câu thì không được các bạn vỗ tay
tuyên dương; Đang giờ học mà đứng dậy không có lí do chính đáng thì sẽ bị
nhắc nhở; Làm việc theo nhóm nếu không tập trung sẽ không được trình bày
hoặc đóng vai trước lớp;
+ Với các em học yếu hay nghịch, giáo viên xếp chỗ ngồi một chỗ thích
hợp để dễ quản lí. Ví dụ: ngồi ở đầu bàn, gần bảng lớp, gần bàn giáo viên… tạo
cơ hội cho các em tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn, tạo cơ hội để khen
ngợi, khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn;
+ Những em thiếu đồ dùng học tập giáo viên nhắc nhở nếu học sinh quên
đem. Nếu học sinh chưa có đồ dùng học tập thì giúp bằng cách mua hoặc mượn
những em học trước cho các em để các em yên tâm học tập. Nếu học sinh
thường xuyên quên đồ dùng học tập thì giáo viên phải trao đổi với phụ huynh để
tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do thói quen quên đem đồ dùng học tập thì giáo viên
thông báo phu huynh biết và giữ dùm em để khi học ở lớp em có đầy ddue đồ
dùng học tập;
- Giáo viên tranh thủ thời gian đi sớm từ 10 đến 15 phút trước khi vào học
để truy bài đầu giờ cho các em để các em cố gắng học, trong mỗi giờ dạy thường
quan tâm những em học yếu nhiều hơn, phân hóa đối tượng học sinh theo chuẩn

kiến thức kỹ năng để giúp các em yếu hiểu và học được tốt, quan tâm đến việc
hướng dẫn học sinh cách ngồi viết, để vở, giơ tay phát biểu, cách trả lời câu hỏi,
5


cách giơ bảng… đặc biệt quan tâm chữ viết và cách trình bày của học sinh phải
thật tỉ mỉ và thường xuyên, giáo dục học sinh biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp,
luôn giữ gìn đồ dùng học tập. Sau mỗi bài viết của học sinh, giáo viên nhận xét
kịp thời cho học sinh để các em nhận biết lỗi, sửa chữa kịp thời, nhận xét về chữ
viết của các em tiến bộ hơn cho những bài làm sau. Giáo viên vừa dạy học chữ
vừa kết hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục
học sinh biết bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, giáo dục tài nguyên môi
trường biển, hải đảo, biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu… vào
những bài học có liên quan;
- Ngoài giờ học chính, giáo viên tranh thủ thời gian phụ đạo học sinh yếu
và bồi dưỡng học năng khiếu. Khi dạy các môn học, những yêu cầu bài tập,
những đề bài nào ngắn học sinh đọc được nên để cho học sinh tự đọc (dù các em
có đánh vần hơi chậm).
Ba là: Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
- Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào
tiết sinh hoạt lớp. Đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất,
nhiều hơn với lớp, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái sẵn sàng chia sẻ với giáo
viên những vướng mắc khó khăn của mình trong học tập và sinh hoạt;
- Mỗi tuần, học sinh cùng nhau tổng kết thi đua và bình chọn cá nhân xuất
sắc trong tuần. Các em sẽ được tuyên dương trước tập thể lớp và trước tập thể
trường trong giờ Sinh hoạt dưới cờ. Giáo viên theo dõi, có lời khen đúng lúc,
cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh. Những học sinh
cá biệt thì tạo cơ hội cho các em sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được
thông qua ý kiến của tập thể. Những học sinh chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn
bạc, tìm nguyên nhân, đưa ra các giúp bạn vượt qua khó khăn.

Bốn là: Kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh
- Kết hợp với giáo viên bộ môn: giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên
trao đổi tình hình học tập, biểu hiện của các em trong giờ học của các thầy cô bộ
môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Thủ công
6


để có cách giáo dục và rèn nề nếp cho các em. Ví dụ: Giáo viên chủ nhiệm phải
nhắc nhở học sinh đi học đều vào các tiết bộ môn, chăm chú nghe thầy ( cô)
giảng bài,…
- Kết hợp với phụ huynh học sinh
+ Giáo viên phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tốt ngày đại
hội phụ huynh học sinh, đây là ngày rất quan trọng, phụ huynh được nghe giáo
viên báo cáo tình hình học tập của các em đầu năm, qua đó giáo viên đề ra kế
hoạch trong năm, hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em học ở nhà;
Ví dụ: Trong lớp có em hiếu động, không tập trung và những em tiếp thu
bài chậm lại rất mau quên âm - vần. Giáo viên trao đổi với phụ huynh về cách
dạy học khi ở nhà như: phụ huynh hướng dẫn các em đọc, viết lại bài đã học trên
lớp, cho các em. Để giúp các em nhớ được các âm - vần phụ huynh cho các em
xem những hình ảnh cụ thể như: cái tủ phụ huynh dán chữ “ tủ” cho học sinh
phân tích âm t với âm u và dấu hỏi trên âm u rồi đọc tiếng “ tủ”, cái ghế phụ
huynh dán chữ “ ghế” rồi cho học sinh phân tích âm gh với ê và dấu sắc trên âm
ê, quả cam phụ huynh viết ra giấy cho học sinh phân tích rồi đọc…;
+ Giáo viên đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh như:


Hằng ngày kiểm tra sách vở của các em;




Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao;



Chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu;



Giáo dục con có ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi;



Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian, tránh trình trạng vừa học, vừa chơi;



Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập

của con.
Năm là: Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng
giáo dục khác

7


Kết hợp tốt và chặt chẽ ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã
hội, phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban
Giám hiệu nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Tổ chức thăm hỏi,
động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà
trường giúp đỡ.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy lớp tôi có
chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể. Các em học
sinh ngoan hơn, có nề nếp làm cho giáo viên hứng thú, say sưa hơn khi giảng
dạy. Các học sinh học tập tiến hộ hơn;
Sáng kiến áp dụng thành công trên lớp bản thân tôi chủ nhiệm trong ba năm
qua. Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm nêu trên không chỉ áp dụng được cho học sinh
khối 1 mà còn có thể áp dụng được cho học sinh khối khác ở trong trong trường
và ở các trường khác thì chất lượng học tập của học sinh chắc chắn sẽ được nâng
lên.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
Thực tế áp dụng phương pháp này, học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt nề nếp
lớp rất tốt, kéo giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Nhiều năm qua thử nghiệm lớp
mình phụ trách cuối năm, học sinh của lớp được lên lớp khá cao, đều biết đọc,
biết viết;
- Năm học 2012-2013 lớp tôi chủ nhiệm có sĩ số 19 ( trong đó có 1 học sinh
khuyết tật) cuối năm đạt kết quả như sau: Giỏi 14 em ( tỉ lệ 73,7%), khá 4 em ( tỉ
lệ 21%), yếu 1 em ( học sinh khuyết tật - tỉ lệ 5,3%); hạnh kiểm thực hiện đầy đủ
100%;
- Năm học 2013-2014 lớp tôi chủ nhiệm có sĩ số 31 học sinh ( trong đó có 1
học sinh khuyết tật) cuối năm đạt kết quả như sau: Giỏi 19 em ( tỉ lệ 61,3%), khá
7 em ( tỉ lệ 22,6%), trung bình 5 em ( tỉ lệ 16,1%), yếu 0; hạnh kiểm thực hiện

8


đầy đủ 100%. Hội thi học sinh giỏi toàn diện cấp huyện có 1 em đạt giải nhì, hội
thi Violympic toán cấp huyện có 1 em đạt giải nhì và 1 em đạt giải 3;
- Năm học 2014 - 2015 lớp tôi chủ nhiệm có sĩ số 25 học sinh cuối năm đạt
kết quả như sau: Huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp đạt: 100%. Duy trì sỉ số:

100%. Học sinh chăm ngoan, lễ phép với người lớn, đoàn kết giúp đỡ bạn đạt
100%;
+ Xếp loại cuối năm: Hoàn thành chương trình lớp học: 25/25, tỉ lệ: 100%;
Năng lực: Đạt 100%; Phẩm chất: Đạt 100%; Học sinh được khen thưởng: 15
em;
+ Hội thi Viết chữ đẹp cấp trường nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11 có 01 em đạt giải nhất khối;
+ Hội thi giải toán qua mạng có 2 em đạt giải cao cấp tỉnh;
+ Trong hội thi vẽ tranh cấp trường có 1 em đạt giải nhì và 1 em đạt giải ba;
+ Trong hội thi hát Làn Điệu Dân Ca cấp trường có 1 em đạt giải nhất và 1
em đạt giải ba;
Tuy kết quả chưa cao, nhưng bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu thương đối với học trò của mình tôi sẽ cố
gắng hết sức giảng dạy để các em có kết quả cao hơn.

9


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở
Tôi tên: Đỗ Thị Nơi
Ngày tháng năm sinh: 04 / 11 / 1983
Giáo viên trường tiểu học Tân Hội
Nhiệm vụ: Dạy lớp 1
Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiểu học
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả công tác chủ

nhiệm lớp Một”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2012 - 2013.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bến Tre, ngày 28 tháng 03 năm 2016
Người nộp đơn

Đỗ Thị Nơi

10



×