Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến phương pháp giảng dạy các tiết lý thuyết môn tin học ở cấp thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.93 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................

1. Tên sáng kiến: “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC TIẾT LÝ
THUYẾT MÔN TIN HỌC Ở CẤP THCS”
2. Lĩnh vực sáng kiến: Chuyên môn tin học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Đầu tiên các em học sinh rất hào hứng với bộ môn này vì đây là môn học
mới, các em được tiếp cận với máy vi tính. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn
tôi nhận thấy các em chỉ hào hứng khi đến tiết thực hành các em được ngồi trên
máy tính, được thao tác với máy, còn khi học các tiết lý thuyết các em lại rất lơ
là, chểnh mảng, lười học lý thuyết. Chính vì thế rất nhiều em nắm không vững lý
thuyết nên khi thực hành bị lúng túng không biết làm bài tập, tìm cách sao chép
bài làm và làm theo bài của bạn ở máy khác mà không hề hiểu bản chất của vấn
đề.
Theo tôi được biết rất nhiều thầy cô chúng ta quan niệm rằng học lý thuyết
môn Tin học là phải học ở trên lớp học, cho học sinh học thuộc lòng tất cả các
kiến thức rồi sau đó mới ứng dụng vào thực hành. Vì thế các giáo viên khi dạy lý
thuyết cứ “nhồi nhét” các khái niệm, công thức hàm, cấu trúc lệnh…cho các em
học sinh học thuộc, giống như thuộc lòng một bài hát, bài thơ. Các tiết lý thuyết
hầu như chỉ có Thầy – Trò; bảng đen – phấn trắng, giáo viên chỉ dạy theo phương
pháp thuyết trình, không hề có các thiết bị, hình ảnh…để học sinh trực quan.
Bên cạnh đó phân phối chương trình của bộ giáo dục lại phân bố các tiết
lý thuyết rất nhiều. Điều này khi thực dạy lâu ngày làm cho các em học sinh trở
nên nhàm chán, không hứng thú khi phải học nhiều tiết lý thuyết. Vì ban đầu các

1



em nghĩ rằng học Tin học là sẽ được ngồi trên máy tính, làm việc với máy, thao
tác với máy.
Từ lý do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm để
gây hứng thú cho các em khi học các tiết lý thuyết. Nhờ đó các em rất hào hứng
khi đến tiết Tin học kể cả tiết lý thuyết và hiệu quả chất lượng bộ môn cũng được
tăng lên đáng kể. Tôi xin được chia sẻ với các thầy cô giáo sáng kiến kinh
nghiệm “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC TIẾT LÝ THUYẾT

MÔN TIN HỌC Ở CẤP THCS”
3.2Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích, nghiên cứu.
Đề ra phương pháp giúp giáo viên giảng dạy tốt tiết lý thuyết của
chương trình tin học cấp trung học cơ sở, cũng như hướng cho học sinh có nhận
thức đúng về môn học.
* Điểm mới trong nghiên cứu.
Có những biện pháp thiết thực để hướng dẫn các tiết lý thuyết đạt kết
quả cao. Muốn được vậy giáo viên bộ môn trước hết phải xây dựng kế hoạch cho
từng tiết dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung cần truyền đạt có
như thế mới giúp các em nhận thức đúng và yêu thích môn học hơn.
* Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
3.2.1. Phương pháp dạy lý thuyết thông qua mô tả bằng hình ảnh,
tình huống
- Tuyệt đối không bao giờ bắt học sinh học thuộc lòng các định nghĩa,
khái niệm của sách giáo khoa. Việc bắt học sinh học thuộc lòng các định nghĩa,
khái niệm ghi trong sách giáo khoa, bản thân việc này đã là rất phản giáo dục rồi.
Tuy nhiên đối với môn Tin học, công việc này lại càng không cần thiết. Tin học là
một môn học với đặc tính công nghệ cao, các khái niệm đi liền với công nghệ và
thay đổi rất nhanh. Những khái niệm rất cơ bản như thông tin, khái niệm tệp, thư
mục, khái niệm bộ nhớ, mạng máy tính đều đã thay đổi rất nhiều. Có lẽ ngày nay

không có một chuyên gia máy tính nào có thể khẳng định rằng mình có thể đưa ra
một định nghĩa chính xác hay khái niệm mạng Internet.

2


- Mô tả khái niệm lý thuyết bằng hình ảnh và thao tác trên máy tính
giúp học sinh dễ hình dung các khái niệm hơn, khả năng tiếp thu kiến thức tốt
hơn. Như vậy việc kiểm tra kiến thức lý thuyết của môn Tin học cần được tiến
hành một cách thận trọng thông qua các câu hỏi tình huống.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài Sắp xếp và lọc dữ liệu. Tôi không yêu cầu học sinh trả lời
các câu hỏi: Sắp xếp dữ liệu là như thế nào? Lọc dữ liệu là gì? Các bước thực
hiện ra sao? Thay vào đó là:
Từ bảng tính sau:

Hãy cho cô biết có bao nhiêu học sinh có điểm trung bình là 8.0?
Với một danh sách có hơn 100 học sinh làm thế nào trả lời được câu hỏi
trên? Từ đó học sinh tư duy và đặt vấn đề. Giáo gợi ý học sinh tự tìm hiểu và đưa
ra cách giải quyết từ đó định nghĩa lọc dữ liệu được giải đáp và thao tác thực hiện
cũng được học sinh nghiên cứu thảo luận tìm ra. Và phải lưu ý tiết dạy này phải
thực hiện trên phòng máy và minh họa máy chiếu hoặc sử dụng netopshool.
Định nghĩa và thao tác thực hiện được hình thành từ phía học sinh như
thế học sinh sẽ nhớ lâu, hiểu sâu và nắm rõ vấn đề.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài Câu lệnh lặp (chương trình Tin học 8) ta có thể đặt tình
huống:

3



Để in ra màn hình 1 chữ “A” ta dùng câu lệnh Write(‘A’); Vậy để in ra
được 10 lần chữ A theo từng dòng như thế, ta phải dùng 10 lần như trên. Vậy liệu
có câu lệnh nào nào khác nhanh hơn và thuận tiện hơn hay không?
Đây là tình huống để học sinh tư duy khám phá, và là con đường để dẫn
dắt đến khái niệm câu lệnh lặp For…to…do.
Ví dụ 3:
Khi hướng dẫn học sinh các bước tạo biểu đồ minh họa (tin học 7); thay
vì cho học sinh học thuộc các bước tạo biểu đồ một cách lý thuyết, thì thay vào
đó giáo viên có thể đặt vấn đề từ một bảng tính và cho ra biểu đồ minh họa=> đặt
câu hỏi: “Thực hiện các thao tác nào để có thể tạo được biểu đồ như hình bên?”
Giáo viên sẽ cho học sinh xem một đoạn video các thao tác tạo biểu đồ từ đó học
sinh rút ra các bước tạo biểu đồ. Các bước tạo biểu đồ này là do học sinh tự ghi
nhận và đưa ra vì thế học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ.
3.2.2. Phương pháp dạy lý thuyết bằng hình thức tổ chức thảo luận
theo nhóm
Trong quá trình dạy một số tiết lý thuyết tôi đã tổ chức học sinh thảo luận
theo các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 2 đến 4 học sinh. Qua đó tăng cường cho
học sinh tính tập thể cao, khả năng thể hiện quan điểm cá nhân trong tập thể để
tìm ra kiến thức. Nhiệm vụ của các nhóm là:
- Cùng nhau bàn luận, trao đổi để tìm ra được lời giải của câu hỏi hoặc bài
tập mà giáo viên đưa ra trên lớp.
- Cùng nhau thảo luận, tranh cãi về một chủ đề nào đó do giáo viên đưa ra.
- Cùng tiến hành thực tập một bài thực hành theo chương trình hoặc do
giáo viên cung cấp.
- Cùng nhau thực hiện một đề tài, một nghiên cứu, lập trình, giải một bài
toán khó hoặc một bài tập lớn.
Ví dụ 4
Khi dạy về kiến thức yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy
tính (Tin học 9) có thể đưa ra một vấn đề cho các nhóm thảo luận như sau:

“Em hãy suy nghĩ xem thực tế có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự mất
an toàn thông tin máy tính”
4


- Đây là kiến thức thực tế, vì vậy câu hỏi sẽ là đề tài thú vị để các em tìm
tòi và giải quyết. Giáo viên cho các em thoải mái trình bày quan điểm của mình,
vì đây là câu hỏi mở. Sẽ có nhiều ý tưởng được trình bày.
- Từ ý kiến trình bày của học sinh, giáo viên sẽ củng cố, xây dựng lại
thành các nhóm yếu tố. Như thế học sinh sẽ nhớ và hiểu rất rõ về các yếu tố gây
ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính.
3.2.3. Phương pháp dạy lý thuyết lồng ghép với các thao tác thực
hành trên máy tính
Ông bà ta ngày xưa có câu:
“Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ;
Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”
Thật vậy, và bản thân tôi đã lấy câu nói trên tiêu chí cho việc dạy học bộ
môn mình phụ trách.
Lâu nay nhiều giáo viên chúng ta vẫn có quan điểm là những tiết lý thuyết
phải dạy ở lớp, nhưng đối với bộ môn Tin học điều này không hoàn toàn đúng. Vì
một số kiến thức đòi hỏi qua các thao tác trên máy thì học sinh sẽ nắm vững kiến
thức nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Vì thế trong quá trình giảng dạy ở một số tiết lý
thuyết tôi đã tổ chức cho học sinh học tại phòng máy tính để có thể lồng ghép
công việc thực hành trên lớp theo các cách sau:
- Bố trí cho học sinh học tiết lý thuyết ngay tại phòng máy tính, học sinh
vừa tìm ra kiến thức mới vừa lồng ghép thao tác ngay trên máy để học sinh ghi
nhớ tốt kiến thức. Tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm, tiến
hành kiểm tra tại chỗ trên máy tính.
Ví dụ 5:
Đối với Module kiến thức Bảng tính điện tử (Tin học 7) khi dạy

phần lập hàm để tính toán, nếu chỉ “dạy chay” lý thuyết học sinh sẽ rất khó hiểu.
Tôi đã hướng dẫn cho các em vừa biết cách lập công thức hàm vừa thao tác trên
máy để tính toán trên số liệu cụ thể, có kết quả ngay tức thời, qua đó hiệu quả
tiếp thu rất cao.

5


Đồng thời bên cạnh đó tôi con gợi nhớ các em bằng các nhận biết liên
quan đến các môn học khác và cuộc sống đời thường. Chẳng hạn hàm Max, Min
gợi nhớ dễ phân biệt là âm thanh trên các thiết bị điện tự lớn là max, nhỏ là min.
Từ đó kiến thức về các hàm được các em nhớ rất rõ và phân biệt rất chuẩn
giữa các hàm.
3.2.4. Hướng dẫn phương pháp tự học, tự rèn của học sinh ở nhà
Tiết học lý thuyết đạt kết quả là học sinh phải phấn khích và sẽ hiểu bài tại
lớp cũng từ đó sẽ gây ra cho các em tính tự mãn không cần xem lại bài ở nhà điều
này hết sức nguy hiểm.
Để tiết học lý thuyết diễn ra theo ý muốn của giáo viên thì học sinh là
trọng tâm và là yếu tố quyết định tiết học đạt kết quả hay không. Từ những định
nghĩa, khái niệm đều phải được hình thành từ phía học sinh nên việc tự học tự rèn
ở nhà của học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Từ những lí do trên. Để đạt được kết quả như mong đợi, thì sau mỗi tiết
học giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn về nhà hết sức cụ thể, phân công
phân việc rõ ràng. Có như thế học sinh mới có định hướng cho việc học ở nhà và
có sự chuẩn bị cho tiết học sau.

4. Khả năng áp dụng của giải pháp
Nội dụng SKKN trên có thể áp dụng trong những giờ lý thuyết của các tiết
bộ môn tin học trung học cơ sở. Tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.


5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thời gian tiến hành áp dụng đổi mới phương pháp dạy học trên đã
đạt được một số kết quả sau:
+ Khi áp dụng đồng thời các phương pháp trên qua quá trình đứng lớp
và tiến hành kiểm tra đánh giá đa số học sinh ngày càng hứng thú và yêu thích
các tiết học lý thuyết hơn.

6


+ Khơi dậy cho các em có tính tự chủ độc lập trong các hoạt động thực
hành, điều đó chứng tỏ học sinh hiểu và nắm được các thao tác, nắm vững lý
thuyết.
+ Phát hiện được một số em học sinh có năng khiếu về Tin học nhằm
tạo nguồn cho các cuộc thi có liên quan đến bộ môn Tin sau này…
• Các số liệu khảo sát thực tiễn sau khi áp dụng đề tài:
Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy hiệu quả tăng lên đáng kể, tỷ
lệ học sinh hứng thú với các tiết học lý thuyết tăng cao, từ đó dẫn đến chất lượng
bộ môn Tin học nâng lên rõ rệt.
• Chất lượng bộ môn Tin được nâng lên cụ thể như sau:
Tỉ lệ
2013-2014
2014-2015

Giỏi
18.2 %
29 %


Khá
23.5 %
47 %

Trung bình
54.9 %
23.6%

Yếu
3.4%
0.4%

6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
7. Tài liệu kèm theo gồm: Không
An Thới, ngày 15 tháng 8 năm 2015

7



×