Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sổ kế hoạch bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 4 trang )

Trường THCS Lê Đình Dương Kế hoạch bộ môn Tin học
Phần A
NHỮNG CĂN CỨ CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BỘ MÔN
I./ Nhiệm vụ giảng dạy:
1. Môn Tự chọn – Tin học 6.
Lớp: 6/1, 6/2, 6/3, 6/4.
2. Môn Tự chọn – Tin học 7.
Lớp: 7/1, 7/2, 7/3, 7/4.
II./ Đặc điểm tình hình học sinh:
STT Lớp Sĩ số Nữ Lưu ban Cá biệt Ghi chú
1 6/1 34 18 0
2 6/2 34 21 0
3 6/3 34 17 0
4 6/4 35 18 0
5 7/1 37 19 0
6 7/2 38 20 01
7 7/3 38 20 01
8 7/4 37 18 0
III./ Vị trí, chức năng của bộ môn :
Môn Tin học ở trường THCS trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ sở về công nghệ
thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với
phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học
tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần
hình thành học vấn cho học sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường, Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh,
góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và
học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ
được thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các đoàn thể, chính trị mà còn có thể thực hiện
ở mọi lúc, mọi nơi. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trờng học tập này thường xuyên được cập
nhật làm cho học sinh có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mới nhất của xã hội, …
IV./ Đặc điểm tình hình.


1. Thuận lợi.
a) Giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy tương đối đầy đủ.
- SGK Tin học 6, 7 có nhiều hình ảnh minh họa nên giáo viên cũng khá dễ dàng khai thác
để phù hợp với sự nhận thức của học sinh.
- Phòng thực hành được trang bị đầy đủ các trang thiết bị.
b) Học sinh:
- Học sinh được trang bị đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập.
- Ham hiểu biết nên tìm tòi đọc thêm.
- HS đã biết học lí thuyết kết hợp với liên hệ thực tế.
- Kinh tế địa phương có phần phát triển tạo điều kiện cho HS điều kiện học tập tốt nhất.
2. Khó khăn.
- Phương tiện, đồ dùng giảng dạy như đèn chiếu, tranh ảnh chưa được trang bị.
- Phân phối chương trình một số tiết chưa phù hợp.
- Nhiều học sinh chưa có phương pháp học, kĩ năng sử dụng máy tính còn yếu.
GV: Thi Thị Diệu Minh Trang 1
Trường THCS Lê Đình Dương Kế hoạch bộ môn Tin học
Phần B
MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP.
I./ Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ
thông của khoa học tin học: Các kiến thức nhập môn về tin học, hệ thống, thuật toán và ngôn ngữ lập
trình, … năng lực sử dụng các thành tựu của ngành khoa học này trong học tập và trong các lĩnh vực
hoạt động sau này.
- Làm cho học sinh biết được các lợi ích của công nghệ thông tin cũng như những ứng dụng
phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh có khả năng sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và mạng máy tính phục vụ học

tập và bước đầu vận dụn vào cuộc sống.
- Thực hiện được việc lựa chọn phần mềm, công cụ tin học phù hợp để tiến hành công việc một
cách khoa học, hiệu quả.
3. Về thái độ:
- Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lí, chính xác.
- Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
- Có thái độ đúng đắn và có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống.
II . Chỉ tiêu cụ thể :
1 . Đối với giáo viên :
- Thường xuyên nghiên cứu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp .
- Tích cực học tập, trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .
2 . Đối với học sinh :
- Xây dựng nề nếp học tập ở nhà : Tự giác, tích cực học theo thời gian biểu.
- Xây dựng nề nếp học tập trên lớp: Tích cực, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến,
tự giác học tập, rèn luyện.
III . Biện pháp :
1 . Đối với giáo viên :
- Thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ .
- Chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng dạy học chu đáo trước khi đến lớp
- Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, chế độ soạn giảng, chấm và trả bài HS đúng
qui định .
- Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả ĐDDH
-Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
-Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc học tập của HS .
2 . Đối với học sinh :
- Có đầy đủ đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, …
- Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài .
- Về nhà tự giác, tích cực học bài, làm BT, chuẩn bị bài mới .
- Kết hợp việc học lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng thực hành trên máy, biết liên hệ thực tế,

vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống .
GV: Thi Thị Diệu Minh Trang 2
Trường THCS Lê Đình Dương Kế hoạch bộ môn Tin học
Phần C :
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Tin học 6:
Chương - Bài Mục tiêu bài học Chú ý
Chương 1: Làm quen với tin học và máy tính điện tử.
- Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
- Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử.
- Biết được tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin bằng MTĐT.
- Giới thiệu các dạng thông tin, dữ liệu.
- Giới thiệu cấu trúc MTĐT: Thiết bị ngoại
vi và một số chức năng của các bộ phận
chính của MTĐT. Điểm qua một số đặc thù
của MTĐT: Tốc độ, độ chính xác, …
- Giới thiệu các ứng dụng của MTĐT.
- Giới thiệu các thiết bị ngoại vi thông
dụng và cách sử dụng tại phòng máy.
Chương 2: Phần mềm học tập.
Kiến thức: Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn.
Kĩ năng: Thực hiện được các công việc khởi động, thoát, sử dụng bảng
chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.
- Lựa chọn phần mềm theo hướng dẫn thực
hiện chương trình.
Chương 3: Hệ điều hành
Bài9: Vì sao cần có
HĐH?
Bài 10: HĐH làm những
việc gì?

Bài 12: Hệ điều hành
Windows.
Kiến thức:
- Biết được chức năng của HĐH?
- Biết quy trình làm việc với HĐH, khởi
động/thoát khỏi HĐH.
Kĩ năng:
- Giao tiếp được với HĐH.
- Sử dụng HĐH thông dụng: Windows
- HS thực hiện được một số lệnh chủ yếu
qua bảng chọn, biết thực hiện 1 số yêu cầu
của HĐH.
Bài 11: Tổ chức thông tin
trong máy tinh.
Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm: tệp, thư mục, đường
dẫn.
- Hiểu 1 số thao tác liên quan đến tập và thư
mục.
Kĩ năng:
- Thực hiện được xem nội dung của thư mục
và tệp tin/
- Thực hiện được thao tác sao chép, di
chuyển, xóa tệp tin; tạo và xóa thư mục.
- Có thể sử dụng Windows Explorer để
xem cấu trúc của thư mục, sao chép và xóa
tệp tin.
- Các thao tác liên quan đến tệp và thư
mục: Sao chép, di chuyển, xóa, tạo, xem
nội dung.

Chương 4: Soạn thảo văn bản.
Bài 13: Làm quen với
STVB.
Kiến thức:
- Biết được vai trò của phần mềm soạn
thảo văn bản.
- Nhận biết và phân biệt được các thành
phần cơ bản của Word.
Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng thanh bảng chọn và các
nút lệnh.
- Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã
lưu, lưu văn bản và kết thúc làm việc với
Word.
- Nêu được tính năng ưu việt của soạn thảo
văn bản bằng máy tính.
Bài 14: Soạn thảo văn bản
đơn giản.
Bài 15: Chỉnh sửa văn bản.
Bài 16: Định dạng văn bản.
Bài 17: Định dạng đoạn
văn bản.
Bài 18: Trình bày trang văn
bản và in.
Kiến thức:
- Biết gõ văn bản và văn bản tiếng Việt.
- Biết cách định dạng: Căn lề, chọn phông
chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc.
- Biết cách saochép, cắt, dán đoạn văn bản.
- Biết cách chỉnh sửa nội dung văn bản.

Kĩ năng:
- Soạn thảo được 1 vài văn bản như: Đơn
xin phép, bản báo cáo, bài báo tường, …
- Nên sử dụng hệ soạn thảo MS Word.
- Có thể sử dụng phần mềm gõ tiếng Việt
như: VietKey, Unicode.
- Cần xây dựng bài thực hành và tổ chức
thực hiện tại phòng máy.
Bài 19: Tìm kiếm và thay thế.
Kiến thức: - Tìm kiếm và thay thế từ, cụm từ.
GV: Thi Thị Diệu Minh Trang 3
Trường THCS Lê Đình Dương Kế hoạch bộ môn Tin học
- Biết cách tìm kiếm và thay thế văn bản.
Kĩ năng:
- Thực hiện được thao tác tìm kiếm và thay
thế đơn giản.
- Chú ý đến ý nghĩa sử dụng của tìm kiếm
và thay thế.
Bài 20: Thêm hình ảnh để
minh họa.
Kiến thức:
- Biết cách chèn 1 đối tượng vào văn bản.
Kĩ năng:
- Chèn được hình vẽ, ảnhvàp văn bản.
Nên cho HS làm 1 bài báo tường có tranh,
ảnh minh họa.
Bài 21: Trình bày cô đọng
bằng bảng.
Kiến thức:
- Biết cách tạo bảng, chỉnh độ rộng của

hàng, cột.
- Biết cách: Chèn, xóa, tách, gộp các o,
hàng, cột.
- Biết cách gõ văn bản trong bảng.
Kĩ năng: Thực hiện tạo được bảng như:
Lập danh sách lớp, tổ, thời khóa biểu.
- Định dạng được văn bản theo mẫu.
Chưa đặt ra yêu cầu trang trí bảng.
Tin học 7:
Chương - Bài Mục tiêu bài học Chú ý
Chương 1: Bảng tính điện tử:
Khái niệm bảng tính điện
tử
Bài 1: Chương trình bảng
tính là gì?
Kiến thức:
- Hiểu khái niệm BTĐT và vai trò của bảng tính trong
cuộc sống và học tập.
- Biết cấu trúc của một BTĐT: Dòng, cột, địa chỉ ô
tính.
- Khi trình bày khái niệm
nên so sánh với các bảng mà
HS quen thuộc trong cuộc
sống.
Làm việc với bảng tính.
Bài 2: Các thành phần chính

Bài 5: Thao tác với bảng
tính.
Bài 6: Định dạng trang tính.

Bài 7: trình bày và in trang
tính.
Kiến thức:
- Biết các chức năng chủ yếu của Excel.
- Biết nhập dữ liệu, định dạng một trang tính.
- Biết sửa cấu trúc trang tính: Chèn, xóa dòng, ô, cột.
- Biết các thao tác: Mở, lưu, …
- Biết in một vùng, một trang tính.
Kĩ năng:
- Tạo được 1 bảng tính theo khuôn dạng cho trước.
- Có thể chọn phần mềm
MS Excel.
- Nên lấy ví dụ quen thuộc:
Bảng điểm, …
- Cần xây dựng các bài thực
hành và tổ chức thực hiện
tại phòng máy.
Tính toán trong BTĐT.
Bài 3: Thực hiện tính toán …
Bài 4: Sử dụng các hàm …
Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ
liệu.
Kiến thức:
- Hiểu cách thực hiện 1 số phép toán thông dụng.
- Hiểu 1 số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
- Biết cách sao chép công thức.
Kĩ năng:
- Viết đúng công thức của 1 số phép toán.
- Sử dụng được 1 số hàm có sẵn.
- Chỉ giới hạn ở các hàm

tính tổng, tính trung bình.
- Giới hạn công thức chỉ
chứa địa chỉ tương đối.
Đồ thị
Bài 9: Trình bày dữ liệu
bằng biểu đồ.
Kiến thức:
- Biết một số thao tác chủ yếu để vẽ đồ thị, trang trí đồ
thị, ..
- Biết in đồ thị.
Kĩ năng:
- Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị.
Chương 2: Phần mềm học tập.
Kiến thức:
- Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn.
Kĩ năng:
- Thực hiện được các công việc khởi động, thoát khỏi phần mềm, sử dụng bảng chọn,
các thao tác với phần mềm.
- Lựa chọn phần mềm học
tập theo hướng dẫn thực
hiện chương trình.
GV: Thi Thị Diệu Minh Trang 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×