Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.08 KB, 82 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, Cách mạng khoa học và công nghệ đạt đến đỉnh cao của
sự phát triển và đòi hỏi con người phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ
và thể chất. Trong đó, việc nâng cao sức khỏe cho mọi người là vấn đề trọng tâm, cốt
lõi của mọi mô hình phát triển của các Quốc gia, các chế độ chính trị xã hội. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng đến phát triển các thế hệ trẻ theo hướng
"Cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức".
Trên con đường đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển chung của xã hội,
TDTT đã và đang được phát triển không ngừng và trở thành bộ phận không thể tách
rời trong đời sống sinh hoạt tinh thần của nhân dân ta. Tất cả chúng ta đều hiểu rõ sức
khỏe là vốn quý báu của con người, nó trở thành nền tảng vững chắc, cội nguồn, dồi
dào để nâng cao sức chiến đấu, học tập, lao động phục vụ Tổ quốc, góp phần vào công
cuộc cải tạo xã hội, thiên nhiên, đổi mới tư duy, phát triển và đổi mới của toàn dân tộc
Việt Nam. Chỉ thị 36 – CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 24/03/1994 đã
khẳng định: "Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT
phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa,
tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể
thao Quốc tế,...", đồng thời, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII có nêu:
"Công tác TDTT cần được coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong
trường học, tổ chức hướng dẫn vận động đông đảo quần chúng nhân dân rèn luyện
thân thể hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo bồi dưỡng vận động viên,
nâng cao thành tích các môn thể thao".
Từ những chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, Ngành TDTT đã không ngừng
được đổi mới trong lĩnh vực đào tạo theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo
trong các trường TDTT, đào tạo HLV và giáo viên TDTT, nâng cao chất lượng đào tạo
và bồi dưỡng vận động viên có thành tích cao trong các môn thể thao.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Ngành TDTT đã đề ra 5 giải pháp lớn,
trong đó đặc biệt coi trọng giải pháp về cải tiến chương trình và phương pháp giảng
dạy trong các trường chuyên nghiệp TDTT, nhằm đào tạo HLV, giáo viên, hướng dẫn
viên TDTT và từng bước đào tạo HLV bậc cao cho các môn thể thao trọng điểm...có


chất lượng tương xứng với trình độ thể thao nước ta.
1


Một trong những khâu quan trọng trong quá trình hoàn thiện cả về hình thức và
nội dung giảng dạy trong các cơ quan đào tạo nói chung và các cơ quan đào tạo cán bộ
TDTT nói riêng là việc đổi mới về phương tiện và phương pháp giảng dạy. Đây là một
trong những khâu được coi là then chốt. Với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy
và hiệu quả của quá trình đào tạo, việc đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa nội dung –
phương tiện – phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết. Công việc này phải được
tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và cụ thể ngay ở từng môn học trong nhà
trường.
Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta. Điền kinh giữ vai
trò chủ đạo trong quá trình GDTC ở trường học và trong chương trình huấn luyện thể
lực cho lực lượng vũ trang cũng như trong chương trình thể thao cho mọi người. Tập
luyện Điền kinh một cách hệ thống, khoa học từ lâu đã được khẳng định là có tác dụng
tốt trong việc củng cố và tăng cường sức khỏe cho mọi người cùng với việc phát triển
toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện nâng cao thành tích các môn thể thao. Phát
triển các tố chất thể lực là nhiệm vụ cơ bản trong quá trình giảng dạy và huấn luyện,
nó bao gồm cả huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn.
Thành tích thể thao là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó thể lực chuyên môn
đóng vai trò quan trọng quyết định hàng đầu. Việc chuẩn bị thể lực chuyên môn cho
VĐV điền kinh nói chung và VĐV chạy cự ly 100m nói riêng là công việc cấp thiết,
tất yếu trong công tác huấn luyện. Chạy cự ly 100m đòi hỏi VĐV sử dụng tốc độ tối đa
trên toàn bộ cự ly. Bởi vậy, việc phát triển thể lực chuyên môn giúp cho cơ thể VĐV
chịu đựng được toàn bộ lượng vận động lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nếu các
VĐV không có thể lực chuyên môn tốt trong chạy cự ly 100m thì không thể đạt được
thành tích thể thao cao. Vì vậy, phát triển thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m là
không thể thiếu. Vai trò của thể lực chuyên môn phải được chú trọng trong tất cả các
thời kỳ, giai đoạn huấn luyện chuyên môn.

Trình độ chuyên môn có quan hệ tỷ lệ thuận với thành tích thể thao, thông qua
thành tích thể thao có thể đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên và
ngược lại. Trình độ chuyên môn là thước đo thành tích ở nội dung chạy cự ly 100m
trong quá trình huấn luyện. Việc xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn
đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của quá trình huấn
luyện.

2


Nghiên cứu các phương pháp và bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn đã được
rất nhiều nhà khoa học huấn luyện thể thao và giáo dục thể chất trên thế giới nghiên
cứu (L.P. Matveev – 1976, 1992; V.P. Philin – 1979; V.M. Volcov – 1983; Bungacova –
1983; Nabatnhicova – 1982; Ilin – 1983; Siris – Gaidarsca – Rachev – 1983,1994,..).
Ở Việt Nam, vấn đề này đã thu hút chú sự chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học TDTT, nhiều huấn luyện viên, giảng viên các trường Đại học chuyên
ngành nhằm xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn của công tác huấn luyện các tố
chất thể lực cho vận động viên. Sự đóng góp lý luận và phương pháp huấn luyện Điền
kinh ở Việt Nam như: Dương Nghiệp Chí – 1981, 1985; Võ Đức Phùng – 1981 –
1983; Phạm Tiến Bình – Phan Đình Cường – 1981 – 1990; Nguyễn Kim Minh – 1985
– 1992; Hoàng Vĩnh Giang – 1985 – 1997; Vũ Đức Thượng – Nguyễn Hoàng An –
1991 – 1993; Nguyễn Đại Dương – 1995 – 1996; Hoàng Mạnh Cường – 1995 – 1996;
Dương Đức Thủy – 1997; Đinh Hùng Sơn – 1999; Đàm Thuận Tư – 2004,.. song
chúng ta đều thấy rằng, các công trình và các nghiên cứu trên đã giải quyết nhiều vấn
đề mang tính đồng bộ, nhưng giải quyết những vấn đề về huấn luyện tố chất thể lực
VĐV Điền kinh còn cần cụ thể hóa theo các nội dung khác nhau. Đặc biệt trong việc
huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn đối với từng môn Điền kinh riêng biệt
trong các giai đoạn huấn luyện khác nhau.
Trường Đại học Hải Phòng ( được thành lập theo Quyết định số 60/2004/QĐ –
TTG ngày 09/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Đại học Sư phạm

Hải Phòng) đào tạo Giáo viên, Cán bộ quản lý khoa học, kỹ thuật trình độ Trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học. Là trung tâm nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa của đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế. Khoa TDTT của Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ
sư phạm TDTT cho Thành phố Hải Phòng và các Vùng miền trên cả nước. Đào tạo đội
ngũ cán bộ giáo viên TDTT trình độ đại học, sau đại học, Cao đẳng, Trung học có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khả năng tổ chức quản lý các phong trào hoạt động
TDTT, giảng dạy TDTT tại các trường học, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy đào tạo trong xu thế hiện đại và
hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa TDTT
Trường Đại học Hải Phòng không ngừng phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa
học vào việc cải tiến chương trình môn học, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm

3


không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong tình hình mới trong đó có môn
Điền kinh cho đối tượng sinh viên chuyên sâu hệ Đại học.
Trong giảng dạy Điền kinh, để áp dụng những phương tiện, biện pháp giảng dạy
– huấn luyện nhằm nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn một cách hợp lý, phù hợp
với nội dung giảng dạy, huấn luyện đòi hỏi người dạy phải biết vận dụng một cách hợp
lý, có đầy đủ cơ sở khoa học về các phương tiện (bài tập) chuyên môn.
Điền kinh là một môn đào tạo chuyên ngành của khoa TDTT trường Đại học Hải
Phòng. Trong quá trình giảng dạy, do thời gian chương trình giảng dạy quy định ngắn,
sinh viên chỉ được học 2 buổi chuyên sâu trong một tuần nên hầu hết các giảng viên
chỉ chú ý đến giảng dạy kỹ thuật động tác, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài
mà chưa thực sự chú trọng đến phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên – VĐV.
Việc xây dựng hệ thống các bài tập chuyên môn nhằm phát triển thể lực chuyên môn
cho sinh viên – VĐV chạy cự ly 100m một cách hợp lý sẽ đem lại được thành tích thể
thao cao, tiết kiệm được kinh phí, thời gian, nhân lực và phát triển nhân tài, đồng thời

là động lực thúc đẩy tính tự giác tích cực, lòng say mê luyện tập cho sinh viên – VĐV,
góp phần vào việc nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo của Khoa, Nhà trường.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của
vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh
viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT - Trường Đại học Hải
Phòng”.
• Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu Điền kinh chạy cự ly ngắn (100m) khoa
TDTT, trường Đại học Hải Phòng, đề tài tiến hành lựa chọn bài tập phát triển thể lực
chuyên môn và lựa chọn các test đánh giá phù hợp với đối tượng nghiên cứu cũng như
điều kiện thực tiễn của Nhà trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của Nhà
trường.
• Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy – huấn luyện thể lực chuyên
môn cho nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại
học Hải Phòng.
4


- Thực trạng giảng dạy và huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam sinh viên
chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Thực trạng ứng dụng các bài tập thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên
sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Thực trạng kết quả học tập của nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn
(100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên

sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Xác định tính thông báo và độ tin cậy của hệ thống test đã lựa chọn để đánh giá
trình độ thể lực chuyện môn cho nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m)
khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn
(100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống các bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa
TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên
chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên
chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
- Xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh
viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
• Giả thuyết khoa học:
Đề tài giả thuyết rằng việc đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam sinh
viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng còn
yếu. Từ đó lựa chọn và áp dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù
hợp với chương trình và đối tượng thì sẽ nâng cao được thể lực chuyên môn cho nam
sinh viên chuyên sâu chạy cự ly ngắn (100m) khoa TDTT, trường Đại học Hải Phòng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các quan điểm về huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV
các môn thể thao.

5


Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, được
tiến hành dựa trên cơ sở các tri thức khoa học. Quá trình này được tác động một cách

hệ thống vào khả năng chức phận về tâm – sinh lý và trạng thái sẵn sàng đạt thành
tích, nhằm mục đích dẫn dắt các VĐV tới thành tích thể thao cao và ca nhất. Do đó các
nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước hết phải thể hiện bằng những yêu cầu
của lượng vận động trong huấn luyện. Các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao bắt
nguồn từ cấu trúc thành tích. Các yếu tố xác định thành tích cá nhân được sắp xếp
thành 5 nhóm như sau:
-

Các phẩm chất tâm lý cá nhân.

-

Các tố chất thể lực.

-

Các khả năng kỹ thuật – phối hợp vận động.

-

Khả năng chiến thuật.

-

Khả năng trí tuệ.
Lý luận huấn luyện thể thao đã xác định, để đạt được thành tích thể thao cao phải
sử dụng các phương tiện khác nhau:

-


Các bài tập thể chất.
- Các điều kiện tự nhiên (môi trường, không khí, nước, ánh sáng,..).
- Các yếu tố vệ sinh.
Trong đó, bài tập thể chất là nhóm phương tiện chính để huấn luyện thể thao, là
phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập thể chất phải
phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện và tiến hành có phương
pháp và nguyên tắc nhất định. Tính mục đích của một bài tập thể thao trong huấn
luyện thể thao thành tích cao thể hiện ở chỗ chúng được sử dụng để phát triển thành
tích trong môn thể thao chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu cấu trúc thành tích lâu dài,
nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động một cách liên tục và phát triển thành tích
thể thao một cách trình tự theo quy luật.
Thông qua việc lựa chọn hợp lý từng bài tập thể thất và việc phân chia một cách
tối ưu lượng vận động của bài tập và nhóm bài tập có thể đảm bảo cho VĐV phát triển
đầy đủ năng lực của họ trong lứa tuổi đạt thành tích thể thao cao nhất.
Hiện nay, thể thao thành tích cao là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc
biệt không kém các lĩnh vực văn hóa xã hội, thể hiện khát vọng vươn lên khả năng cao
nhất của con người. Vì vậy tiềm năng của con người đã và đang được khai thác triệt để

6


nhằm đạt thành tích thể thao trong các cuộc thi đấu. Khả năng về kỹ - chiến thuật, thể
lực, hoạt động tâm lý, ý trí, tri thức của VĐV là những yếu tố quyết định đến thành
tích thể thao. Trong đó, khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và thể
lực chuyên môn là nhân tố quan trọng nhất. Điều đó đã được các nhà khoa học, các
chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước nghiên cứu, các HLV luôn quan tâm, chú
trọng trong quá trình huấn luyện các tố chất thể lực chung cũng như thể lực chuyên
môn. Trong tuyển chọn VĐV, khả năng chịu đựng lượng vận động lớn của con người
nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là sự phát triển thể lực.
Do vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để nâng cao

thành tích thể thao. Song về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc
vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Quá
trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các
hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể.
Theo quan điểm của Aulic I.V, V.P Philin cho rằng: “Các tố chất thể lực phát triển
có tính giai đoạn và không đồng đều, tùy thuộc vào từng thời kỳ của lứa tuổi”. Vì vậy,
người HLV không những phải nắm vững quy luật phát triển tự nhiên trong cơ thể (đặc
biệt là thời kỳ nhạy cảm: thời kỳ thuận lợi cho việc phát triển các tố chất), mà còn phải
hiểu sâu sắc những đặc điểm phát triển tố chất thể lực theo độ tuổi của từng cá thể
trong cơ thể VĐV.
Theo Harre D 1996, Macximenco G 1980, Novicop Matveep L.P 1990, Pankov
B A 2002, Ozolin M.G 1980, Philin V.P 1996,... thì cho rằng: “Dù bất kỳ giai đoạn nào
của quá trình đào tạo VĐV, công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then chốt,
bởi thể lực chung cùng với thể lực chuyện môn được coi là nền tảng của việc đạt thành
tích cao”.
Song, một điều cần ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu của các tác giả:
Nabatnhicova 1985, Ozolin M.G 1980 thì: “Việc huấn luyện các tố chất thể lực chung
phải là một quá trình liên tục, nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV. Tùy thuộc
vào mục đích của từng giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực
chung và thể lực chuyên môn được xác định cho phù hợp”.
Một vấn đề không kém phần quan trọng theo quan điểm của các tác giả Matveep
1990, Pankov 2002, Phomin 1980 cho thấy: “Quá trình huấn luyện thể lực là sự phù
hợp của các phương tiện (bài tập thể chất) cũng như các phương pháp sử dụng, trong

7


quá trình huấn luyện phải phù hợp với các quy luật phát triển của đối tượng (lứa tuổi,
trình độ tập luyện....)”.
Huấn luyện thể lực (hay quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung và chuyên

môn) làm một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch được sắp
xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng
vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thống thần kinh, cơ bắp cũng như
các cơ quan nội tạng của con người. Đương nhiên, muốn có thành tích suất sắc trong
một môn thể thao, trước tiên cần phải có tố chất thể lực tốt phù hợp với yêu cầu
chuyên môn, song không có nghĩa là coi nhẹ các mặt khác như kỹ - chiến thuật. Thông
thường, các tố chất vận động được chia thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động (khả năng linh hoạt). Trong đó các tố
chất thể lực là: Sức nhanh, sức mạnh và sức bền.
Khi đề cập đến vấn đề thể lực chung cũng như đề cập đến giáo dục các tố chất
thể lực chuyên môn, chúng ta hiểu rõ, trong hoạt động chung của con người thì hoạt
động cơ bắp là dạng đặc trưng và mang tính trọng tâm.
Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở 3 phương diện:
- Sự co cơ: phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ và thiết
diện cơ.
- Sự trao đổi chất: là quán trình sản sinh năng lượng.
- Sự dẫn truyền kích thích: hoạt động thần kinh – cơ.
Theo tác giả Ozolin 1980, Philin 1996, Phomin 1980 cho rằng: ba phương diện
trên đây luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực. Đặc biệt,
chúng luôn có mối tương quan chặt chẽ với 3 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức
mạnh và sức bền. Trong đó, độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn
truyền của hệ thần kinh và liên quan đến thành phần của sợi cơ. Do vậy ta có: sức
nhanh phản ứng, sức nhanh vận động và sức nhanh động tác. Độ lớn của sức bền quan
hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi chất, mà mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh lý giữa
cơ chế yếm khí và ưa khí. Chính vì vậy ta có sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly trung
bình và sức bền cự ly dài.
Lý luận huấn luyện cũng cho thấy, tất cả các tố chất vận động trên luôn hiện diện
trong mối tương quan lẫn nhau (không có biểu thị riêng tuyệt đối) đặc biệt thể hiện ở 3
tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền). Ví dụ: Động tác giữ tạ 3 giây trong


8


môn cử tạ được coi là sức mạnh tối đa là chủ đạo, song trong đó lại chứa đựng yếu tố
sức mạnh bền khi thực hiện động tác.
Thông qua sơ đồ tương tác giữa các tố chất vận động ở trên, chúng ta có thể coi
đó là những luận điểm cơ bản nhất trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung
và chuyên môn cho VĐV.
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho các VĐV trẻ,
song nhiều nhà nghiên cứu cho rằng công trình “Hệ thống huấn luyện thể thao hiện
đại” của tác giả N.G.Ozolin 1980 cho thấy hệ thống các quan điểm là đầy đủ hơn cả.
Tác giả cho rằng: “ Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng đến củng cố
các hệ thống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là
việc phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo
léo)”. Quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV bao gồm: Chuẩn bị thể lực chung và chuẩn
bị thể lực chuyên môn.
- Chuẩn bị thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn.
- Chuẩn bị thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:
+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ sở: là hướng đến việc xây dựng các nền tảng
cơ bản phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn thể thao nhất định.
+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ bản mà mục đích của nó là việc phát triển một
cách rộng rãi tác tố chất vận động thỏa mãn những đòi hỏi của môn thể thao chuyên
sâu.
Qua nghiên cứu tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau trong lĩnh vực huấn luyện
thể lực cho VĐV chúng ta thấy rằng: về nguyên tắc trong một chu kỳ huấn luyện lớn –
huấn luyện thể lực chuyên môn dựa trên 3 bước: huấn luyện thể lực chung, huấn luyện
thể lực chuyên môn cơ sở và phát triển cở mức cao hơn các tố chất chuyên môn cơ
bản, phù hợp với môn thể thao chuyên sâu.
Như vậy có thể nói rằng, việc phát triển các tố chất thể lực chung ở bước một
càng chặt chẽ bao nhiêu thì ở bước hai và bước ba mới có điều kiện phát triển một

cách cao hơn, chất lượng hơn. Sự phát triển các tố chất vận động phải phù hợp đặc thù
mỗi môn thể thao. Song cần phải nhớ rằng, mức độ phát triển thể lực chung và chuyên
môn cơ sở (bước 1 và 2) là một quá trình liên tục không gián đoạn và phải được duy trì
một cách ổn định. Nó chỉ thay đổi, phát triển ở mức mới do những yêu cầu của nhiệm
vụ huấn luyện trong giai đoạn sau.

9


Mặt khác, trong một cho kỳ huấn luyện cần thiết phải đảm bảo hợp lý giữa huấn
luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở.
Quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn theo 3 bước cho các VĐV được áp
dụng trong một chu kỳ huấn luyện mà thông thường 2 bước đầu được tiến hành ở thời
kỳ chuẩn bị, còn bước thứ ba ở thời kỳ thi đấu. Ở thời kỳ chuyển tiếp thường chỉ còn
lại việc chuẩn bị thể lực chung. Với quy trình đào tạo VĐV hiện đại, quá trình này
được tiến hành nhiều năm liên tục. Vì thế, trong huấn luyện thể lực ba bước nêu trên
cũng là một quá trình liên tục, nhiều năm. Song đòi hỏi phải có sự tăng lên cả về mặt
chất lượng, số lượng. Như vậy có thể tồn tại nhiều phương án khác nhau về tỉ lệ huấn
luyện giữa thể lực chung, thể lực chuyên môn cơ sở và thể lực chuyên môn cơ bản.
Trong quá trình huấn luyện thể lực chung, VĐV phát triển thể lực một cách toàn
diện, mà sự phát triển này được coi là năng lực thể chất. Nó được đánh giá bởi mức độ
phát triển khả năng sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, khả năng làm
việc của tất cả các cơ quan chức phận. Dưới ảnh hưởng của quá trình chuẩn bị thể lực
chung, sức khỏe của VĐV được tăng cường, hệ thống các cơ quan và chức phận của
cơ thể được hoàn thiện. Như vậy, khả năng tiếp nhận lượng vận động của VĐV cũng
được nâng lên. Chính điều này đã dẫn đến mức độ phát triển các tố chất thể lực cao
hơn. Quá trình phát triển thể lực chung có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục các
phẩm chất tâm lý và ý trí, vì trong quá trình thực hiện các bài tập phát triển thể lực
chung, VĐV phải vượt qua những khó khăn ở mức độ khác nhau do việc thực hiện các
bài tập mang lại.

Việc huấn luyện thể lực chung phải đạt được khả năng làm việc của các cơ quan
chức phận ở mức độ cao. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của quá trình chuẩn bị thể lực
chung. Vai trò qua trọng trong quá trình chuẩn bị thể lực chung là việc chọn lựa các bài
tập buộc cơ thể phải huy động một số lượng lớn cơ bắp, các cơ quan chức phận của cơ
thể tham gia (bài tập chạy, bài tập thể dục,....). Mặt khác cũng cần phải lựa chọn các
bài tập chỉ có những ảnh hưởng nhất định. Nói một cách khác, các bài tập này phải
hướng đến việc phát triển một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc tổng hợp các bộ phận,
các tố chất vận động có tác dụng làm tăng cường khả năng thể chất VĐV nói chung.
Điểm đặc biệt của quá trình chuẩn bị thể lực chung là phải củng cố được những điểm
còn yếu trong cơ thể, những cơ quan chậm phát triển.

10


Huấn luyện thể lực chuyên môn là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng
làn việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp với đòi của mỗi
môn thể thao lựa chọn.
Thể lực chuyện môn cơ sở được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển thể
lực chung – huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn các biện pháp phù
hợp mang những nét đặc trưng của môn thể thao, là tiền đề hình thành lên các tố chất
thể lực chuyên môn sau này. Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn
thể thao không có chu kỳ là tương đối khó khăn, ở đây có 2 cách lựa chọn:
- Thứ nhất: bằng cách lặp lại nhiều lần những hoạt động chính, đặc trưng của
môn thể thao lựa chọn.
- Thứ hai: Lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó.
Trên đây là các quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về huấn luyện thể lực
chung và thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều
chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao trong
nước như: Lê Văn Lẫm, Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Phạm Trọng Thanh, Nguyện

Toán, Nguyễn Thế Truyền, Phạm Danh Tốn,.. cho thấy: “Quá trình huấn luyện thể lực
cho VĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ
quan trước lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác động
đến quá trình phát triển của các tố chất vận động”. Đây có thể coi là quan điểm có xu
hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động.
Một quan điểm khác theo xu hướng y học của các nhà khoa học Việt Nam như:
Nguyễn Ngọc Cừ, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Phan Hồng Minh, Lê Nguyệt
Nga... cho rằng: “Nói đến huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn trong quá
trình huấn luyện thể thao là nói tới những biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh
học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện
được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp.
Theo quan điểm tâm lý học của một số chuyên gia Việt Nam đề cập đến vấn đề
này như: Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem... thì cho rằng: “Quá trình chuẩn bị thể lực
chung và chuyên môn là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực
hiện các hành động kỹ thuật phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và
thi đấu của VĐV”.

11


Như vậy, từ các quan điểm nêu trên cho thấy: Chuẩn bị thể lực nói chung và
chuẩn bị thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV là sự tác động có hướng đích của
lượng vận động (bài tập thể chất) đến VĐV nhằm hình thành và phát triển lên một mức
độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, nâng
cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với các năng lực vận
động của VĐV, nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể
thao.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV chạy cự ly ngắn
1.2.1. Cơ sở sinh lý của chạy cự ly ngắn.
Mối tương quan giữa các đơn vị vận động nhanh và chậm trong cơ bắp các VĐV

đạt thành tích cao ở những môn điền kinh khác nhau cho thấy ở các VĐV chạy cự ly
dài trình độ cao tỷ lệ phần trăm các đơn vị vận động co rút chậm (các sợi cơ “chậm”)
có trong cơ bắp cao rõ rệt. Ví dụ: các sợi “nhanh” và “chậm” ở các VĐV chạy
Maratông ưu tú (tương quan của các sợi) là từ 18 – 25% đến 82 – 75%; ở các VĐV
chạy ngắn cấp cao thì mối tương quan trên là ngược lại: từ 70 – 90% đến 30 – 10%.
Những số liệu trên đủ chứng minh về các khả năng có thể xác định sớm việc
chuyên môn hóa thể thao sau này của VĐV ngay từ khi chúng mới bước vào tập luyện
thể thao.
Một trong những nhiệm vụ hấp dẫn nhất đối với các nhà sinh lý thể thao là làm
rõ xem các đơn vị vận động khác nhau sẽ được biến đổi như thế nào theo lứa tuổi và
dưới ảnh hưởng của các chế độ huấn luyện khác nhau. Người ta nhận thấy là theo mức
độ già đi của con người thì số lượng các sợi nhanh trong cơ bị giảm đi. Ở những người
20 tuổi, trung bình các sợi nhanh chiếm khoảng 60%, ở những người 60 tuổi là 45%.
Ngoài ra trong quá trình phát triển, các sợi nhanh cũng bị bỏ lại theo lứa tuổi. Nếu như
ở tuổi 40, diện tích mắt cắt ngang của sợi co rút chậm nhỏ đi 20% thì ở sợi co rút
nhanh là 40%. Điều này có thể liên quan đến việc giảm sút tích tích cực hoạt động thể
lực của những người có tuổi, đặc biệt là giảm các lượng vận động có cường độ lớn đòi
hỏi sự tham gia tích cực của các đơn vị vận động nhanh trong cơ.
Trong huấn luyện thể thao, khi sử dụng các lượng vận động gần giới hạn và giới
hạn thì khả năng của hệ thần kinh được cải thiện, thu hút vào vận động một số lượng
ngày càng nhiều những đơn vị vận động nhanh và chậm. Khi tập luyện với cường độ
thấp thì chủ yếu chỉ những đơn vị vận động chậm tham gia vào hoạt động. Trong
trường hợp này nếu không tập luyện nhóm những đơn vị vận động co rút nhanh thì
VĐV sẽ thực sự bị giảm tiềm năng tốc độ - sức mạnh của mình.
12


Trong cơ thể người, các khả năng nhất định cả về thể hiện sức bền cũng như sức
nhanh đã được sắp đặt, vì vậy điều quan trọng là làm thế nào để có thể khám phá sớm
những năng khiếu này và phát triển chúng phù hợp với các quy luật sinh học. Việc cải

tiến kỹ thuật thực hiện các bài tập, nâng cao tiềm lực năng lượng, hoàn thiện việc huấn
luyện tâm lý là tất cả nguồn dự trữ mà khi sử dụng có thể đạt được thành tích cao.
Việc áp dụng các phương pháp huấn luyện khác nhau và việc kiểm tra tình trạng
của VĐV sẽ hiệu quả nhất nếu như nó được dựa trên cơ sở các kiến thức về các quá
trình sinh học diễn ra thực tế trong cơ thể con người.
Chỉ trong trường hợp này mới có thể xây dựng được các kế hoạch huấn luyện tối
ưu và tiến hành huấn luyện hợp lý.
Tính hiệu quả trong chạy ngắn phụ thuộc vào việc vận động viên thực hiện động
tác của mình mạnh như thế nào và anh ta có thể duy trì lâu như thế nào tốc độ cực đại
trong quá trình chạy giữa quãng. Vì vậy các VĐV và huấn luyện viên cần biết các cơ
chế đảm bảo năng lượng của cơ và tổng năng lượng của nó.
1.2.2. Cơ chế cung cấp năng lượng trong chạy cự ly ngắn
Nguồn năng lượng chủ yếu để cơ hoạt động là axit adenozintrifôtforic (ATP). Sự
phân chia ATP thành axit adenozindifôtforic (ADP) và phốt phát vô cơ làm giải phóng
một số năng lượng nhất định. Vì dự trữ ATP trong tế bào cơ không lớn nên để duy trì
các hoạt động thì cần thường xuyên tái tạo chúng. Việc tái tạo ATP trong quá trình hoạt
động cơ được thực hiện bằng 3 cách khác nhau về tốc độ, thời hạn hoàn lại năng
lượng, công suất và dung lượng.
Quá trình chủ yếu của việc tổng hợp ATP là cơ chế ưa khí. Cơ chế này được thực
hiện có sử dụng oxy được hít vào trong quá trình hô hấp. Những động tác có cường độ
thấp trong các bài tập thể thao mà ở đó tần số mạch không vượt quá 140 – 160 l/phút,
cũng như những động tác thường ngày của con người như đi, thực hiện công việc
không phức tạp, căng cơ để duy trì tư thế ....được bảo đảm bởi oxy do dòng máu
chuyển đến tổ chức cơ.
Những nghiên cứu được thực hiện với các VĐV có đẳng cấp cao cho thấy số
lượng oxy được chuyển đến các cơ đang hoạt động càng nhiều thì thường là thành tích
thể thao trong thi đấu sức bền của họ càng cao. Sự tiêu thụ oxy cực đại được xác định
theo số lượng tiêu thụ oxy trong thời gian hoạt động với lượng vận động được nâng
cao theo mức độ đều và được thể hiện ở số lượng oxy tiêu thụ được đưa đến một đơn
vị khối lượng cơ thể của con người. Ở các VĐV chạy cự ly ngắn, chỉ số này thường

trong giới hạn 50 – 60 mililit/kg/phút. Có thể nói rằng đối với chạy cự ly ngắn cơ chế
đảm bảo năng lượng nhờ oxy là không đáng kể và quả đúng là như vậy nếu như chỉ
xem xét hoạt động thi đấu chạy trên cự ly ngắn. Ví dụ: trong chạy 100m VĐV thực
hiện từ 13 đến 19 lần hít vào không sâu.
Rõ ràng là khi hoạt động với cường độ rất cao, trong cơ thể, máu của con người
chỉ kịp thực hiện tuần hoàn đầy đủ sau 8 giây. Từ lúc súng phát lệch nổ, các VĐV chạy
ngắn đã lập tức phải đưa số lượng lớn những nhóm cơ mạnh vào hoạt động. Những
13


nhóm cơ này cần có một lượng oxy mà hêmôglôbin của máu không thể cung cấp đủ.
Dòng máu đạt được mục tiêu cuối cùng của nó chỉ sau lúc xuất phát 4 – 5 giây, tức là
lúc các VĐV đã vượt qua được một nửa cự ly. Song dù sao chỉ số tiêu thụ oxy tối đa
cũng khá quan trọng đối với các VĐV chạy trên cự ly ngắn. Tiêu thụ oxy tối đa ở mức
cao trước hết cho phép VĐV chịu đựng được lượng vận động tập luyện lớn, giúp VĐV
đạt được thành tích cao.
Khả năng ưa khí của VĐV càng cao thì quá trình hồi phục của họ diễn ra càng
nhanh hơn. Điều này giúp VĐV có khả năng đi tới vòng thi đấu sau ở trạng thái tương
đối khỏe hoặc là có thể sử dụng các buổi tập có cường độ thường xuyên hơn. Theo
mức độ tăng chiều dài của các cự ly chạy ngắn thì ý nghĩa (tầm quan trọng) của cơ chế
đảm bảo năng lượng có dùng oxy của các cơ hoạt động sẽ được nâng cao lên.
Khả năng ưa khí của con người bị giới hạn bởi kích thước của tim. Ở các VĐV
chạy cự ly dài ưu tú, thể tích tim vào khoảng 900 còn ở các VĐV chạy ngắn, thể tích
tim vào khoảng 900 . Như vậy khi số lần co bóp của tim bằng nhau thì số lượng máu
được chuyển đến cơ hoạt động ở các VĐV chạy cự ly ngắn ít hơn đáng kể. Công suất
(sức mạnh) của cơ tim, tốc độ dòng máu, khối lượng máu tuần hoàn, khả năng mang
số lượng oxy lớn hơn của máu, khả năng sử dụng oxy của các cơ hoạt động cũng là
những nhân tố quan trọng bảo đảm cơ chế cung cấp năng lượng có dùng oxy.
Từ thực tế huấn luyện cho thấy việc phát triển các khả năng ưa khí là có hiệu quả
nhất khi sử dụng lượng vận động tập luyện có cường độ đều, trong đó tần số mạch

trong giới hạn từ 150 – 165 lần/phút.
Điểm đến cuối cùng của oxy là sợi cơ. Từ tim, máu được làm giàu oxy, đầu tiên
theo động mạch chủ, sau đó theo các động mạch nhỏ hơn đi đến các cơ đang hoạt động
và tại đó các vi mao mạch thực hiện quá trình oxy hóa sản phẩm trao đổi chất của cơ.
Khi thực hiện lượng vận động tập luyện kéo dài ở mức độ đều, lưới mao mạch được
tăng lên đáng kể (số lượng chung của chúng có thể tăng lên 100%) và các khả năng
của hệ thống tim phổi cũng được nâng cao.
Khi tiến hành huấn luyện lặp lại các đoạn chạy luân phiên với những đoạn dừng
để nghỉ thì về cơ bản các khả năng của hệ thống tim – mạch được hoàn thiện. Như các
công trình nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các đoạn chạy 200m với tốc độ 90% tốc
độ cực đại và các quãng nghỉ kéo dài đến khi tần số mạch đập chưa kịp giảm xuống
dưới 120 l/phút là tối ưu trong trường hợp này.
Vì vậy, cơ chế đảm bảo năng lượng ưa khí là quan trọng đối với VĐV chạy ngắn
dẫu rằng nó không giải quyết nhiệm vụ cung cấp năng lượng chủ yếu khi hoạt động
với công suất cực đại.
Trong chạy cự ly ngắn, các quá trình năng lượng chủ yếu diễn ra khi không có sự
tham gia của oxy (quá trình năng lượng yếm khí). Công suất của quá trình yếm khí so
với quá trình ưa khí cao hơn từ 2 – 4,5 lần.
Khi không đủ oxy, sự tổng hợp lại ATP từ ADP xảy ra do sự phân hủy Creatin
phốt phát (hay sự phân chia men glucoza hay glucogen thành axit lactic). Những quá
trình này được gọi tương ứng là lactac yếm khí và gluco phân yếm khí.
14


Việc phân giải Creatin phốt phát là nguồn năng lượng mạnh nhất trong cơ thể,
cho phép phát huy tốc độ chạy cao nhất ngay từ lúc xuất phát và nhờ được đưa vào
ngay từ lúc bắt đầu hoạt động để đạt được độ lớn cực đại ở giây thứ 2 – 3. Do dung
lượng của nguồn năng lượng này nhỏ lên việc bảo đảm nhu cầu năng lượng của cơ
bằng phân hủy Creatin phốt phát được thực hiện chỉ một vài giây, sau đó bắt đầu tích
cực chuyển sang quá trình yếm khí khác – gluco phân.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ năng lượng lớn nhất ở VĐV là
trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát. Đoạn này chiếm khoảng 1/3 cự ly chạy 100m
nhưng tiêu hao về năng lượng hơn 50%. Như vậy từ khía cạnh năng lượng việc duy trì
tốc độ chạy cao không phải là vấn đề chính yếu vì rằng để giữ được quán tính chuyển
động chỉ cần tiêu phí năng lượng để khắc phục sức cản không khí, di chuyển cơ thể
của VĐV theo quỹ đạo trong từng pha bay, cũng như hoạt động lăng và dừng lại của
chân lăng, tay, duy trì tư thế tối ưu.
Việc giảm tốc độ trên các cự ly ngắn là do sự tiêu hao dần các nguồn dự trữ bảo
đảm năng lượng và sự tích lũy axit lactic trong cơ thể. Việc nâng cao đáng kể sự tích tụ
sản phẩm của việc trao đổi năng lượng này dẫn đến làm rối loạn sự phối hợp động tác,
sức cơ yếu đi và bị chuột rút.
Phân tích việc tập luyện của VĐV chạy cự ly ngắn từ quan điểm năng lượng thì
việc huấn luyện cần được tiến hành theo hướng chủ yếu sau:
- Nâng cao nguồn năng lượng, chủ yếu đảm bảo hoạt động cơ ở chế độ phi lactac
– yếm khí, tạo điều kiện nâng cao công suất hoạt động trên đoạn xuất phát và tăng tốc
độ cực đại ở giữa quãng. Như các thí nghiệm cho thấy phương pháp chủ yếu để tăng
công suất nguồn năng lượng yếm khí là chạy lặp lại các đoạn 30 – 50m với tốc độ cực
đại. Lúc này thời gian kéo dài các đoạn nghỉ cần từ 3 – 5 phút và số lượng lần lặp lại
không quá 5 – 6 lần.
- Tăng công suất của cơ chế đảm bảo năng lượng mang tính chất gluco phân và
tăng dung lượng hệ thống đệm có tác dụng trung hòa những sản phẩm phân hủy gluco
phân. Trong máu người, các chất gluco phân đa dạng thực hiện chức năng này. Số
lượng các chất này chế định khả năng duy trì tốc độ cao ở cuối cự ly. Trong trường hợp
này, việc tập luyện thường gồm các đoạn chạy 150m và dài hơn, các quãng nghỉ tương
đối ngắn.
Việc nghiên cứu hệ thống huấn luyện các VĐV chạy cự ly ngắn cho thấy, trong
các cuộc thi đấu, VĐV thể hiện thành tích cao hơn so với trong tập luyện.

15



Thi đấu là một tác nhân kích thích mạnh, làm tăng hoạt tính của hệ thần kinh,
kích thích việc đẩy máu vào các hoocmon đặc biệt như Adrenalin và Noradrenalin, sự
xuất hiện của các hoocmon này với số lượng dồi dào sẽ thúc đẩy nhanh sự phân hủy
glucogen trong các cơ, nâng cao áp lực máu và kích thích hệ thần kinh, làm cho sự
cung cấp máu và phối hợp động tác của VĐV được tốt hơn.
1.2.3. Các chỉ số về tốc độ trong chạy cự ly ngắn.
1.2.3.1. Diễn biến tốc độ:
1.2.3.1.1 Thời gian xuất phát:
Tốc độ chạy của VĐV là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố thành phần có
ảnh hưởng quyết định đến thành tích thể thao trong chạy ngắn. Song đến khi các VĐV
rời bàn đạp xuất phát và thực hiện bước chạy đầu tiên sau xuất phát thì việc thắng hay
thua của VĐV đó trở lên khá rõ ràng. Việc thua thiệt (chậm) trong xuất phát khó có thể
bù lại ở giữa quãng, vì vậy điều quan trọng cần làm rõ là các động tác xuất phát diễn ra
trong trình tự nào và có những khả năng nào để tiết kiệm thời gian xuất phát. Tiếng
súng phát lệnh của trọng tài là tín hiệu để bắt đầu hành động, nhưng trước khi VĐV có
hành động đầu tiên thì đối với mỗi người cần một khoảng thời gian nhất định. Khoảng
thời gian này được gọi là thời kỳ tiềm tàng của phản ứng vận động.Như chúng ta đều
biết, tốc độ âm thanh trong môi trường không khí vào khoảng 340 m/giây. Nếu người
phát lệnh đứng cách vạch xuất phát khoảng 15m thì sóng âm thanh đi tới chỗ VĐV
xuất phát phải mất khoảng 0,05 giây. Sự lan truyền sóng âm thanh, sự biến đổi của
những dao động cơ học thành xung động thần kinh, việc tìm địa chỉ của lệnh, việc
truyền xung động thần kinh để tạo nên hoạt động tích cực của các sợi cơ là nội dung
cơ bản của thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động. Đối với VĐV chạy ngắn trình độ cao,
thời kỳ này kéo dài khoảng 0,1 giây đến 0,18 giây. Minh họa vấn đề này, các nhà
nghiên cứu đã thu được những số liệu trong đợt chung kết chạy 200m tại Đại hội
Olympic lần thứ 22 như sau:
1. P.Menhia (Italia)
20,19 giây (0,148 giây)
2. A.Uelxơ (Anh)

20,21 giây (0,168 giây)
3. Đ.Kvôri(Jamaica)
20,29 giây (0,154 giây)
Chỉ số thời gian có trong ngoặc sau thành tích của VĐV chỉ rõ thời gian từ lúc
súng lệnh nổ đến khi tay của VĐV rời khỏi mặt đường. Khoảng thời gian từ lúc súng
lệnh nổ đến khi VĐV bắt đầu hành động dường như hết sức nhỏ nhoi song rõ ràng
trong suất phát số phận của chiếc huy trương vàng đã được quyết định nghiêng về phía
VĐV Italia, người đã không để mất ưu thế có được trong suất phát cho tới khi về đích.

16


Đối với con người, thời gian tiềm tàng phản ứng vận động là những chỉ số khá
bảo thủ (khó biến đổi), song vẫn có những phương pháp giúp cải thiện phần nào. Các
VĐV có kinh nghiệm trong lúc trờ đợi tiếng súng lệnh nổ thường làm căng những
nhóm cơ nhất định và bắt đầu ấn nhẹ chân lên mặt tựa bàn đạp suất phát. Trong thời
điểm súng nổ các cơ sẽ bắt đầu hoạt động dường như đã có đà và vì thế thời gian cần
thiết để chuyển sang hoạt động tích cực được rút ngắn lại.
Như vậy thời gian tiềm tàng phản ứng vận động là một trong các chỉ số có thể sử
dụng để đánh giá tình trạng chức năng của VĐV trong thời điểm đó.
Thời gian tiềm tàng phản ứng vận động cũng phụ thuộc vào trình độ đẳng cấp
của VĐV. Thời gian tập luyện cho xuất phát càng nhiều thì phản xạ có điều kiện được
hình thành ở VĐV sẽ càng vững chắc. Việc chuyên môn hóa nhiều năm trong chạy cự
ly ngắn sẽ rút ngắn thời gian tiềm tàng phản ứng vận động xuống còn khoảng một nửa.
Thời gian mà VĐV cần từ lúc đạp vào mặt tựa bàn đạp xuất phát đến lúc rời khỏi
bàn đạp được gọi là thời kỳ vận động của xuất phát. Trung bình sự tác động lực của
VĐV vào điểm tựa trong xuất phát chiếm khoảng 0,22 – 0,45 giây. Độ dài thời gian
lưu lại của VĐV trên bàn đạp xuất phát phụ thuộc vào tốc độ các động tác của tay và
chân, kỹ thuật xuất phát và lực đạp sau vào bàn đạp xuất phát. Trình tự kế tiếp nhau
của các hành động xuất phát và thời gian trung bình mà các VĐV cần để thực hiện

chúng được nêu ra dưới đây:
Phát lệnh:
Thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động
0,14 giây
Rời tay khỏi mặt đường
0,15 giây
Chân sau rời khỏi bàn đạp
0,25 giây
Chân trước rời khỏi bàn đạp
0,38 giây
Thời kỳ vận động cũng như thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động được thay đổi
tùy thuộc vào trạng thái của VĐV trong chu kỳ huấn luyện năm.
Thời gian “chạy tại chỗ” chỉ kéo dài khoảng 0,3 giây và chiếm khoảng 3% thời
gian chạy 100m. Vì vậy tốc độ cực đại của VĐV và khả năng duy trì tốc độ đó trên cự
ly có ý nghĩa quyết định. Nếu ở những VĐV chạy cự ly ngắn ưu tú thì chỉ số tốc độ
chạy trung bình có ý nghĩa lớn trong các thành tích kỷ lục.
Tốc độ chạy trung bình trên các cự ly ngắn đem đến cho VĐV và HLV một lượng
thông tin nhỏ, vì vậy khi phân tích kết quả của mỗi VĐV điều quan trọng hơn là phải
nghiên cứu diễn biến sự thay đổi tốc độ trong quá trình vượt qua cự ly. Việc nghiên
cứu các đặc điểm tăng tốc độ sau xuất phát, tốc độ cực đại và chạy rút về đích sẽ giúp
17


ta đánh giá được tình trạng của VĐV, làm rõ những mặt mạnh và yếu của anh ta, so
sánh với các chỉ số tương ứng của các đối thủ và xác định chiến lược huấn luyện
chung của VĐV chạy cự ly ngắn.
Các phương pháp nghiên cứu diễn biến tốc độ thường xuyên được hoàn thiện.
Nếu như đầu tiên các số liệu nhận được trên cơ sở các chỉ số của đồng hồ bấm tay đơn
giản thì sau này những nghiên cứu đã áp dụng những phương pháp đo tốc độ chạy
chính xác và đáng tin cậy hơn. Thí dụ việc ghi điện cơ tim khi vượt qua cự ly giúp ta

phân tích những mối quan hệ tinh tế. Gần đây để ghi thời gian chạy trên các đoạn
người ta đã sử dụng cảm biến quang diện. Việc hoàn thiện phương pháp này đã cho
phép sử dụng các cảm biến quang điện đặc thù ghi lại sự thay đổi. Với sự hỗ trợ của
dụng cụ ghi vận tốc cũng có thể nghiên cứu diễn biến tốc độ chạy ngắn.
Việc phân tích diễn biến các thành phần tốc độ của các VĐV mạnh trên thế giới,
một trong phạm vi nhất định sẽ có ý nghĩa như mô hình mẫu để ứng dụng trong huấn
luyện. Thông thường trong chạy 100m người ta thường tiến hành xác định diễn biến
tốc độ qua các đoạn 10m. Trên cơ sở xác định được thời gian của từng đoạn trong cự
ly chạy, có thể dễ dàng xác lập biểu đồ diễn biến tốc độ trên cả cự ly chạy.
1.2.3.1.2. Tần số bước và độ dài bước chạy
Tốc độ chạy phụ thuộc vào sự thay đổi các thành phần như độ dài bước và tần số
bước. Vì vậy để phân tích diễn biến tốc độ chạy thì ngoài thời gian chạy qua các đoạn
trong cự ly chạy nhất thiết phải có thông tin về số lượng bước chạy trong các đoạn cự
ly để từ đó xác định tần số bước và độ dài bước chạy trong từng đoạn cự ly chạy.
Ngày nay bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể cho phép tiếp nhận các
thông tin về thời gian chạy, số lượng bước chạy trong từng đoạn cự ly chạy với độ
chính xác cao đảm bảo độ tin cậy. Từ các thông tin này sẽ cho phép xác định được độ
dài bước, tần số bước cũng như làm rõ độ dài bước và tần số bước chạy được thay đổi
như thế nào trong mối liên quan với sự thay đổi tốc độ chạy trên từng đoạn cự ly chạy.
Để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên, đề tài xin trích dẫn các số liệu của các VĐV vào
chung kết tại Giải vô địch điền kinh thế giới ở Tokyo năm 1991 (bảng 1.1).

BẢNG 1.1. KẾT QUẢ THI CHUNG KẾT CHẠY 100m TOKYO – 1991
Họ tên VĐV
C.Leuyt

Thông
số
t


Các đoạn chạy 10m trong cự ly chạy
1.88 1.08 0.92 0.89 0.84 0.85 0.84 0.83 0.87 0.86
7.2 5.2 4.1 3.9 3.9 4.1 4.0 3.7 3.8 3.9
18


Thành tích:
9”86
L.Barell
Thành tích:
9”88
D.Myttrell
Thành tích:
9”91
L.Cryxty
Thành tích:
9”92
Ph.Phederic
Thành tích:
9”95
R.Xtyuart
Thành tích:
9”96

l
f
V
t
l
f

V
t
l
f
V
t
l
f
V
t
l
f
V
t
l
f
V

1.39
3.83
5.3
1.83
6.6
1.51
3.95
5.4
1.80
7.2
1.39
3.89

5.5
1.85
7.2
1.39
3.89
5.4
1.86
8.0
1.25
4.31
5.4
1.81
7.0
1.42
3.37
5.5

1.92
4.81
9.3
1.06
5.1
1.96
4.81
9.43
1.07
5.3
1.88
4.95
9.34

1.06
5.2
1.92
4.95
9.4
1.06
5.2
1.92
4.86
9.4
1.07
5.4
1.85
5.02
9.3

2.43
4.45
10.9
0.91
4.2
2.38
4.61
11.0
0.93
4.3
2.32
4.65
10.7
0.92

4.3
2.32
4.65
10.9
0.92
4.2
2.38
4.61
10.9
0.91
4.4
2.27
4.85
11.0

2.56
4.41
11.2
0.88
3.9
2.56
4.43
11.4
0.88
4.1
2.43
4.48
11.4
0.89
4.0

2.50
4.48
11.2
0.89
4.2
2.38
4.59
11.2
0.89
4.3
2.32
4.79
11.2

2.56
4.66
11.9
0.87
3.8
2.63
4.41
11.5
0.87
4.3
2.32
4.54
11.5
0.85
3.9
2.56

4.54
11.8
0.87
4.3
2.32
4.91
11.5
0.86
4.2
2.38
4.90
11.6

2.43
4.86
11.8
0.86
3.9
2.56
4.50
11.6
0.87
4.3
2.32
4.72
11.5
0.86
4.1
2.43
4.72

11.6
0.87
4.4
2.27
5.02
11.5
0.87
4.4
2.32
4.97
11.5

2.50
4.76
11.9
0.87
4.0
2.50
4.57
11.5
0.86
4.1
2.43
4.84
11.6
0.86
4.2
2.38
4.84
11.6

0.86
4.3
2.32
4.96
11.6
0.88
4.3
2.32
4.83
11.4

2.70
4.45
12.0
0.84
3.8
2.63
4.50
11.9
0.86
4.0
2.50
4.75
11.6
0.86
4.0
2.50
4.75
11.8
0.85

4.1
2.43
4.80
11.8
0.87
4.0
2.50
4.55
11.5

2.63
4.34
11.5
0.89
3.9
2.56
4.34
11.2
0.88
4.1
2.43
4.44
11.4
0.90
4.0
2.50
4.44
11.1
0.89
4.1

2.43
4.66
11.2
0.90
4.1
2.43
4.58
11.1

2.56
4.53
11.6
0.87
3.7
2.70
4.23
11.5
0.89
4.1
2.43
4.20
11.2
0.88
3.7
2.70
4.20
11.4
0.88
4.0
2.50

4.37
11.4
0.90
4.3
2.32
4.73
11.1

Ghi chú:
t: Thời gian chạy vượt qua 10m (s).
: Số lượng bước chạy (bước).
l: Độ dài bước chạy (m).
f: Tần số bước (bước/giây).
V: Tốc độ chạy (m/giây).
● Tốc độ chạy tối đa
Từ kết quả ở bảng 1.1 cho thấy 5 VĐV (Leuyt, Barrell, Myttrell, Phederic,
Cryxty) đều đạt được tốc độ tối đa của mình trong đoạn 70 – 80m. Mytrell đã đạt được
tốc độ tối đa trong đoạn 60 – 70m; còn Cryxty và Xtyuart đã đạt tốc độ tối đa trong
đoạn 40 – 50m. Kết quả trên cho thấy hầu như các VĐV (5/8) đều đạt được tốc độ tối
đa của mình trong đoạn 70 – 80m. Đặc biệt là VĐV Mytrell đã đạt được tốc độ tối đa
của mình trong đoạn 2 đoạn: 60 – 70m, và 70 – 80m của cự ly chạy.
19


Kết quả trong bảng cho thấy giữa tốc độ tối đa và vị trí thứ hạng của VĐV không
nhận thấy có mối liên quan với nhau. Cryxty và Phederic đã đạt tốc độ tối đa lớn hơn
Myttrell nhưng họ chỉ đạt vị trí thứ 4 và 5 trong bảng xếp hạng còn Myttrell lại chiếm
ở vị trí thứ 3. VĐV Xtyuart cũng đã đạt tốc độ tối đa như Myttrell nhưng lại ở vị trí
thứ 6.
Như vậy trong điều kiện tốc độ tối đa như nhau thì VĐV nào có khả năng lặp lại

2 lần tốc độ tối đa của mình sẽ chiếm vị trí cáo hơn trong bảng xếp hạng. Cryxty và
Phederic đều đạt được tốc độ tối đa như nhau nhưng Cryxty đã lặp lại được 2 lần tốc
độ tối đa trong cả cự ly chạy nên đã dành thắng lợi trước Phederic. Trong 50m đầu của
cự ly chạy, tốc độ chạy của 8 VĐV tham gia chung kết đều tăng, song ở 50m sau của
cự ly chạy tốc độ chạy của các VĐV được diễn ra theo dạng: kết hợp tăng tốc độ, duy
trì tốc độ và giảm sút tốc độ chạy.
● Tần số bước chạy
Các VĐV vào chung kết (Barrell, Myttrell, Cryxty, Xtyuart và Da-Xylva) đã đạt
tần số tối đa ngay trong giai đoạn 10 – 20m. Số VĐV còn lại đạt tần số tối đa trong
giai đoạn 50 – 60m. Mức độ đạt được tần số bước không liên quan đến vị trí thứ hạng
của VĐV. Phederic và Xtyuart có tần số bước cao nhất (5,02 bước/giây) nhưng đều chỉ
đạt vị trí thứ 5 và 6 trong bảng thứ hạng. Như vậy cũng phù hợp với nhận định trên.
Trong một số trường hợp ta nhận thấy ở các đoạn cự ly chạy mà VĐV đạt được
tần số bước tối đa cũng không tương ứng với các đoạn mà ở đó VĐV đạt được tốc độ
tối đa của mình.
● Độ dài bước chạy
Tất cả các VĐV tham gia thi chung kết (trừ VĐV Da-Xylva) đều đã đạt độ dài
bước tối đa trong một đoạn cự ly chạy. Nhưng riêng VĐV D.Xylva đã 2 lần đạt được
độ dài bước tối đa (30 – 40m và 40 – 50m). Độ dài bước tối đa của bước chạy cũng
không có liên quan đến vị trí thứ hạng của VĐV: Leuyt (vị trí số 1); Barrell (vị trí số
2); Cryxty (vị trí số 4) và Xuryn (vị trí thứ 8) đều đạt được độ dài bước tối đa là
2,70m.
Như vậy, ở các đoạn cự ly chạy mà tại đó VĐV đã đạt được độ dài bước tối đa có
sự trùng hợp với các giai đoạn mà ở đó VĐV cũng đạt được tốc độ tối đa.
1.2.4. Mối quan hệ giữa độ dài bước chạy và tần số bước khi tốc độ chạy đã
tăng cao.

20



Số lượng các đoạn trong cự ly chạy mà ở đó tốc độ chạy đã tăng cao có thể dao
động từ 8 – 6 đoạn và số lượng các đoạn này không liên quan đến vị trí thứ hạng của
VĐV. Chẳng hạn VĐV Leuyt (xếp thứ 1), VĐV Barrell (vị trí thứ 2) và VĐV Phederic
(vị trí thứ 8) có tốc độ chạy tăng cao trong 7 đoạn cự ly chạy. Tốc độ chạy tăng cao
trong 6 đoạn cự ly chạy cũng đã diễn ra ở các VĐV Myttrell (vị trí thứ 3), Xtyuart (vị
trí thứ 6) và Da – Xylva (vị trí thứ 7).
Sự tăng tốc độ chạy chỉ nhờ tăng tần số bước chạy được nhận thấy ở tất cả các
VĐV. Ở Cryxty và Leuyt hiện tượng này chỉ diễn ra trên 2 đoạn cự ly, số còn lại chỉ
diễn ra trên 1 đoạn cự ly chạy.
Sự tăng tốc độ chạy chỉ nhờ sự tăng độ dài bước cũng nhận thấy ở tất cả các
VĐV trên một số đoạn cự ly chạy như ở VĐV Barrell diễn ra trong 5 đoạn. Ở Leuyt,
Cryxty và Phederic diễn ra trong 4 đoạn cự ly chạy. Ở Myttrell, Xtyuart, Da – Xylva
và Xuryn diễn ra trên 3 đoạn cự ly chạy.
Sự tăng tốc độ chạy nhờ tăng tần số và độ dài bước cũng nhận thấy ở tất cả các
VĐV tham gia chung kết, trong 4 trường hợp (Myttrell, Cryxty, Xtyuart và Xuryn)
nhận thấy hiện tượng đó được diễn ra trong 4 đoạn cự ly; số còn lại (Leuyt, Barrell,
Phederic và Da – Xylva) chỉ diễn ra trên 2 đoạn cự ly chạy.
1.2.5. Mối quan hệ giữa độ dài bước và tần số bước chạy khi tốc độ chạy
giảm xuống.
Số lượng các đoạn cự ly mà ở đó tốc độ chạy bị giảm xuống thường dao động từ
1 – 3 đoạn trong cự ly chạy. Số lượng các đoạn này không liên quan đến vị trí xếp
hạng của VĐV. Chẳng hạn ở VĐV Phederic tốc độ chạy đã giảm xuống trong một
đoạn cự ly chạy nhưng chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, tốc
độ chạy của Leuyt đã giảm trong 2 đoạn cự ly chạy nhưng VĐV này đã giành chiến
thắng (chiếm vị trí số 1). Ở VĐV Da –Xylva tốc độ chạy cũng bị giảm trong 2 đoạn cự
ly chạy nhưng lại về đích ở vị trí thứ 7.
Sự giảm sút tốc độ do giảm tần số bước chạy được nhận thấy trong 5 trường hợp
(Myttrell, Cryxty, Phederic, Xtyuart và Da-Xylva). Hơn nữa trong 4 trường hợp đầu
thì tốc độ chạy gắn liền với sự ổn định độ dài bước, còn trong trường hợp cuối (DaXylva) độ dài bước chạy lại tăng lên.
Sự giảm tốc độ do giảm độ dài bước chạy cũng nhận thấy ở 6 VĐV tham gia

chung kết (Leuyt, Barrell, Cryxty, Xtyuart và Da-Xylva và Xuryn). Trong tất cả các
trường hợp trên khi tốc độ bị giảm do độ dài bước thì tần số bước lại tăng lên.
Sự giảm tốc độ chạy do giảm tần số và độ dài bước được nhận thấy ở 4 VĐV
(Leuyt, Barrell, Myttrell và Xuryn) và sự giảm sút này diễn ra trong đoạn 80 – 90m
của cự ly chạy. Điều thú vị trong đoạn 80 – 90m là sự giảm tốc độ chạy diễn ra ở tất cả

21


các VĐV, nhưng nguyên nhân của sự giảm sút tốc độ lại rất khác nhau: ở 4 VĐV nêu
trên sự giảm sút tốc độ là do sự giảm sút của các thành phần tốc độ (giảm độ dài bước
và tần số bước); ở 3 VĐV (Cryxty, Phederic và Da – Xylva) lại do sự giảm sút tần số
bước. Trong vấn đề này ở Cryxty, Phederic thì độ dài bước hầu như giữ nguyên không
giảm, còn ở Da – Xylva thì độ dài bước lại tăng lên. Và cuốit cùng ở Xtyuart tốc độ
chạy trên đoạn 80 – 90m giảm xuống do sự giảm độ dài bước đi đôi với tăng tần số
bước chạy.
Từ những phân tích trên có thể thấy nếu xem xét theo từng thành phần độc lập thì
việc đạt được tốc độ chạy tối đa, độ dài và tần số bước tối đa nhanh hay chậm trên các
đoạn cự ly chạy chưa có cơ sở xác định được kết quả thành tích trong chạy 100m.
Trong chạy 100m có thể nhận thấy mối quan hệ giữa độ dài bước và tần số bước
chạy: sự tăng tần số bước sẽ giảm độ dài bước và ngược lại. Cũng có thể nhận thấy
trong một vài đoạn cự ly của cự ly chạy có sự tăng (10 – 20m) hoặc giảm của độ dài
bước và tần số bước.
Các đoạn cự ly chạy mà ở đó đạt tốc độ chạy tối đa thì không trung hợp với các
đoạn đạt tần số bước tối đa nhưng nó lại trùng hợp với các đoạn mà ở đó đạt độ dài
bước tối đa.
Hiện nay tốc độ chạy của VĐV trên bất kỳ đoạn cự ly ngắn nào cũng có thể được
xác định chính xác khi sử dụng máy quay Video chuyên dụng.
Một nhà sinh lý học người Mỹ nổi tiếng A.Hill đã mô tả tốc độ chạy trên cự ly
ngắn bằng công thức sau:

= (1 - )
Trong đó: – độ lớn tốc độ chạy ở thời điểm bất kỳ của cự ly chạy.
– Tốc độ chạy cực đại.
t – thời gian lúc xuất phát.
e – cơ số lôgarit.
k – hằng số cá nhân.
Diễn biến tốc độ của những VĐV chạy ngắn thế giới nổi tiếng trong các cuộc thi
đấu lớn đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Người ta nhận thấy các VĐV mạnh
nhất đạt được tốc độ cực đại ở đoạn 40 – 50m của cự ly và ở 5m cuối cùng thì tốc độ
hơi bị giảm xuống. Ngoài ra người ta nhận thấy việc xuất hiện của các đỉnh điểm tốc
độ cực đại mà các nhà nghiên cứu đã liên hệ nhịp suất hiện của chúng với tài nghệ của
VĐV.

22


Qua các chỉ số nêu trong bảng 1.2 có thể xem xét một số quy luật phát triển khả
năng phát triển tốc độ của con người. Các VĐV chạy ngắn có trình độ cao, sau khi đạt
được tốc độ chạy cực đại chỉ giảm tốc độ này xuống rất ít ở cuối cự ly. Họ làm được
như vậy là do họ không chỉ có khả năng tiềm tàng về mặt năng lượng mà cả kỹ thuật
chạy hợp lý, cho phép sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm hơn. Trình độ chuẩn bị của
VĐV càng thấp thì việc giảm tốc độ chạy của họ càng rõ ràng, thậm chí ở những đoạn
dài hơn.
Bảng 1.2. Thời gian chạy trung bình để vượt qua các đoạn 5m của cự ly ở
các VĐV có đẳng cấp khác nhau.
Thành tích trong chạy 100m (giây)
Các đoạn cự ly (m)
10.3
10.70
11.25

11.70
12.30
12.80
0–5
1.24
1.27
1.29
1.32
1.37
1.42
5 – 10
0.67
0.68
0.71
0.74
0.75
0.76
10 – 15
0.56
0.57
0.58
0.64
0.66
0.67
15 – 20
0.50
0.54
0.56
0.57
0.62

0.63
20 – 25
0.48
0.50
0.52
0.54
0.56
0.58
25 – 30
0.48
0.49
0.52
0.54
0.56
0.58
30 – 35
0.46
0.48
0.50
0.52
0.56
0.57
35 – 40
0.46
0.47
0.50
0.53
0.55
0.57
40 – 45

0.45
0.46
0.50
0.52
0.54
0.57
45 – 50
0.44
0.47
0.49
0.52
0.53
0.57
50 – 55
0.44
0.46
0.49
0.52
0.54
0.56
55 – 60
0.45
0.47
0.49
0.52
0.55
0.58
60 – 65
0.45
0.47

0.49
0.52
0.57
0.59
65 – 70
0.45
0.47
0.49
0.53
0.57
0.59
70 – 75
0.46
0.47
0.51
0.51
0.57
0.58
75 – 80
0.46
0.47
0.50
0.53
0.57
0.58
80 – 85
0.46
0.47
0.51
0.53

0.56
0.58
85 – 90
0.46
0.48
0.51
0.54
0.57
0.59
90 – 95
0.47
0.49
0.52
0.54
0.58
0.61
95 – 100
0.48
0.49
0.52
0.54
0.58
0.61
Tốc độ cực đại
11.50
11.05
10.51
10.04
9.61
9.13

(m/giây)
Vì vậy không nên coi thành tích trên cự ly 100m là chỉ số phát triển sức nhanh ở
các VĐV vì trên một đoạn cự ly dài như vậy thì tố chất sức bền tốc độ có vai trò quyết
định.
Sự thay đổi tốc độ chạy ngắn có thể được chia làm 3 phần đặc trưng nhất:
- Chạy lao dau suất phát được thể hiện chủ yếu trên đoạn 30m. Sau đó phần lớn
VĐV đạt được tốc độ chạy cực đại (90 – 94%).
- Chạy với tốc độ cực đại. Độ dài này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của
VĐV.
- Giảm tốc độ chạy cào cuối cự ly chủ yếu thể hiện đặc điểm sức bền tốc độ của
VĐV.

23


Trong chạy lao sau xuất phát trên đoạn 30m, các VĐV có đẳng cấp khác nhau
cần có thành tích sau:
Thành tích chạy 100m (giây)
10.0 10.3 10.7 11.2 11.7 12.3 12.8
Thành tích chạy 30m (giây)
3.6 3.8 4.0 4.2 4.4 4.5 4.6
Các VĐV đạt được tốc độ chạy cực đại ở đoạn cự ly từ 40 – 60m, và trình độ
VĐV càng cao thì duy trì tốc độ được lâu.
Độ lớn tốc độ cực đại phụ thuộc vào đẳng cấp của VĐV.
Thành tích chạy 100m (giây)
10.0 10.3 10.7 11.2 11.7 12.3 12.8
Thành tích chạy 20m TĐC (giây)
1.65 1.75 1.80 1.90 2.05 2.15 2.30
Tốc độ chạy cực đại (m/giây)
12.0 11.5 11.0 10.5 10.0 9.6 9.1

Việc tăng thời gian do giảm tốc độ chạy đặc biệt được nhận thấy ở các VĐV có
đẳng cấp thấp. Các VĐV có thành tích chạy là 10.2 giây hầu như không bị giảm tốc độ
ở đoạn chạy về đích. Việc giảm tốc độ ở 5m cuối cùng thường do việc thay đổi cấu
trúc động tác chạy để làm động tác chạm đích.
Ở các VĐV có đẳng cấp khác nhau việc giảm tốc độ chạy rõ rệt được nhận thấy
khi cách vạch đích một đoạn khác nhau.
Thành tích chạy 100m (giây)
10.0 10.3 10.7 11.2 11.7 12.3 12.8
Độ dài đoạn bị giảm tốc độ trước khi về 5
5
15
20
23
30
35
đích
1.3. Các phương pháp và phương tiện giảng dạy – huấn luyện tố chất thể lực
chuyên môn cho VĐV chạy cự ly ngắn.
1.3.1. Các phương pháp giảng dạy – huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn
cho VĐV chạy cự ly ngắn.
Việc huấn luyện chạy cự ly ngắn là một quá trình phức tạp mà kết quả ở một mức
độ đáng kể phụ thuộc vào nghệ thuật của huấn luyện viên, sự linh cảm, khả năng làm
rõ một cách chính xác các đặc điểm cá nhân của học sinh mình và xác định được mức
độ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện. Khái niệm “các phương pháp khoa học
điều khiển quá trình huấn luyện” trong đó các phương pháp tiếp nhận trực giác để giải
quyết ngày càng được thay thế bằng những hành động được dựa trên cơ sở khoa học,
căn cứ vào các chỉ số chất lượng đặc trưng cho trạng thái của VĐV.
Trước đây người ta cho rằng phương pháp nâng cao thành tích thể thao tin cậy
nhất là tăng khối lượng công việc huấn luyện trên tất cả các thông số của chúng. Cách
làm này dường như được tin tưởng tuyệt đối vì đa số các VĐV giữ kỷ lục và các nhà

vô địch đã đạt được thành tích cao.
Ngày nay, khối lượng của lượng vận động đã đạt tới một giá trị rất lớn và rõ ràng
là việc tiếp tục tăng chúng đối với các VĐV cấp cao không phải là con đường duy nhất
nữa mà thường là cách không hiệu quả để nâng cao thành tích thể thao. Vì vậy điều

24


quan trọng đối với các HLV là phân tích toàn bộ cơ chế phức tạp của hệ thống huấn
luyện để tiến hành huấn luyện VĐV của mình ở trình độ hiện đại.
Vấn đề tổ chức quá trình huấn luyện trong chạy cự ly ngắn mặc dù các bài tập thi
đấu nhìn bề ngoài đơn giản nhất cũng rất phức tạp.
Nếu theo dõi sự phát triển của các kỷ lục thế giới đã được ghi lại từ khi thành lập
Liên đoàn Điền kinh quốc tế (tháng 7 năm 1912) thì ở các môn điền kinh khác nhau
thành tích được nâng lên với các tỉ lệ khác nhau: Trong ném đẩy (45%), trong các môn
nhảy (18 – 20%), trong chạy cự ly dài (10 – 15%), trong chạy cự ly ngắn (5 – 8%).
Cần phải nhận thấy là việc thay đổi cơ bản kỹ thuật thực hiện các bài tập thường
có ảnh hưởng đến việc phát triển các kỷ lục thế giới. Ví dụ trong nhảy cao hay như
việc xử dụng các dụng cụ hiện đại như sào nhảy và lao. Song dù sao thi các kỷ lục phát
triển chủ yếu nhờ vào việc hoàn thiện phương pháp phát triển các tố chất vận động của
con người.
Việc nghiên cứu của các nhà sinh lý cho thấy rằng trong quá trình huấn luyện thể
thao, nhiều chức năng của cơ thể ở một chừng mực này hay khác bị biến đổi nhiều. Do
đó con người có khả năng thực hiện hoạt động lâu hơn hay phát triển công suất lớn
hơn. Quá trình phát triển của các tố chất vận động riêng xảy ra không đồng đều.
Ngày nay các huấn luyện viên và VĐV biết cách phát triển sức mạnh một cách
nhanh chóng, hiệu quả với độ tin cậy cao. Việc áp dụng các trọng lượng lớn, chế độ ăn
uống cân bằng, cường độ huấn luyện cao là những phương pháp huấn luyện sức mạnh.
Phương pháp phát triển sức bền cũng được hoàn thiện. Nhiều phương pháp huấn luyện
cho phép nâng cao sức bền như: huấn luyện khoảng cách Pharơtlec, lượng vận động

Maratong và nhiều phương pháp khác.
Khả năng tốc độ của con người được tổng hợp trong chạy ngắn. Những biểu hiện
đa dạng nhất của sức nhanh như phản ứng vận động, tốc độ xử lý thông tin, tốc độ của
động tác đơn, tần số động tác thường là không phụ thuộc vào độ lớn của nhau.
Ví dụ: VĐV quyền anh có thể thực hiện phản ứng rất nhanh trước bất kỳ hành
động nào của bạn tập song lại thua kém khi chạy 30m xuất phát hay khi thực hiện các
test về tần số động tác..... Một vài nhà nghiên cứu cho rằng nhân tố sức nhanh là một
tổ hợp phức tạp hợp nhất sức mạnh, sự khéo léo, sức bền, độ mềm dẻo thành một
phẩm chất được thể hiện rõ nhất trong chạy ngắn.

25


×