TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------
LƯU THN THU
BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Người hướng dẫn khoa học
TS.GVC. NGUYỄN THN NGỌC LAN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn
hóa và văn học dân gian Việt Nam, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô Tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là TS.GVC
Nguyễn Thị Ngọc Lan – người hướng dẫn trực tiếp
Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng cảm ơn và gửi lời biết ơn trân trọng nhất
tới các thầy cô.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận
Lưu Thị Thu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân
gian Việt Nam là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những
người đi trước, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.GVC Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 4 năm 2016.
Tác giả khóa luận
Lưu Thị Thu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 6
7. Bố cục ................................................................................................................. 7
NỘI DUNG ............................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG MẶT
TRỜI ...................................................................................................................... 8
1.1. Biểu tượng – một loại mã văn hóa tiêu biểu ...................................................... 8
1.1.1. Khái niệm biểu tượng..................................................................................... 8
1.1.2. Ý nghĩa biểu tượng ....................................................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm của biểu tượng ............................................................................. 12
1.1.4. Phân biệt “biểu tượng” và “hình tượng”..................................................... 13
1.2. Biểu tượng mặt trời......................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ... 16
2.1. Biểu tượng mặt trời trong tín ngưỡng dân gian ............................................... 16
2.2. Biểu tượng mặt trời trong nghệ thuật tạo hình dân gian................................... 21
2.2.1. Biểu tượng mặt trời trong hội họa, điêu khắc ............................................... 21
2.2.2. Biểu tượng mặt trời trong kiến trúc .............................................................. 23
2.3. Biểu tượng mặt trời trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Việt
Nam ...................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
VIỆT NAM .......................................................................................................... 30
3.1. Biểu tượng mặt trời trong thần thoại ............................................................... 30
3.1.1. Biểu tượng mặt trời - thể hiện mong ước lí giải các hiện tượng tự nhiên của
người xưa .............................................................................................................. 31
3.1.2. Biểu tượng mặt trời - thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa
.............................................................................................................................. 36
3.2. Biểu tượng mặt trời trong ca dao..................................................................... 41
3.2.1. Mặt trời - biểu trưng cho sự gắn kết tình yêu lứa đôi ................................... 42
3.2.2. Mặt trời - biểu trưng cho sự cách trở tình yêu lứa đôi ................................ 47
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 55
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bài mở đầu cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tác giả viết
rằng: Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã
hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về
lịch sử [14;XXXIII]
Biểu tượng có một tầm quan trọng không hề nhỏ. Có thể nói, trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều sử dụng các biểu tượng. Một dòng sông,
một bông hoa, một cánh chim bay... tất cả đều là biểu tượng. Thật đúng khi nói
không chỉ là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, mà còn có cả một thế giới
biểu tượng sống trong chúng ta. Trong cái thế giới ấy, có vô vàn các biểu tượng
khác nhau. Đó có thể là biểu tượng cho hòa bình, cho sự sống, sự bất tử, cho một lối
sống thanh cao, không bon chen danh lợi... hay biểu tượng cho một tín ngưỡng thờ
cúng. Và một trong những biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng chính
là biểu tượng mặt trời - một biểu tượng gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống của
con người. Biểu tượng “mặt trời” đã đi sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt từ
bao đời nay. Với mỗi người Việt Nam, mặt trời đã trở thành biểu tượng văn hóa linh
thiêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tượng trưng cho sức sống, sự thống lĩnh,
niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Mặt trời là thái dương hay đại diện cho nguyên
lý thuần dương, biểu hiện của dương tính mạnh mẽ.
Biểu tượng mặt trời từ đời sống văn hóa, đi vào văn học dân gian mang nhiều
nét nghĩa biểu trưng độc đáo. Sự biến đổi về ý nghĩa của biểu tượng diễn ra một
cách tự nhiên và hoàn toàn phù hợp với quy luật sáng tác nghệ thuật dân gian. Hiện
diện trong văn học dân gian, biểu tượng mặt trời được khai thác với những nét
nghĩa khác nhau nhưng đều thể hiện sự sáng tạo tài tình của người nghệ sỹ dân gian.
Có thể thấy, đây là vấn đề khoa học còn rất nhiều điều để khám phá và nếu thực
hiện tốt, chắc chắn sẽ đem lại cho ta những phát hiện thú vị về một biểu tượng văn
hóa đặc sắc.
1
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Biểu tượng mặt trời trong đời sống
văn hóa và văn học dân gian Việt Nam với mong muốn hiểu được ý nghĩa linh
thiêng của biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và sự diễn hóa của nó khi
xuất hiện trong các tác phNm văn học dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
Biểu tượng mặt trời, có thể xem là một trong những “mã văn hóa” tiêu biểu
nhất trong hệ thống biểu tượng thế giới tự nhiên. Biểu tượng này, chứa đựng nhiều
nét nghĩa biểu trưng và thể hiện rõ quan niệm thNm mỹ của dân gian qua nhiều thời
đại. Nghiên cứu về biểu tượng mặt trời, có thể kể tới một số công trình sau:
1. Năm 2003, trong Giáo trình văn học dân gian, phần viết về Thần thoại
do tác giả Nguyễn Bích Hà biên soạn, đã giới thiệu khái quát về nhân vật dũng sĩ có
kỳ tích phi thường. Theo đó, các nhân vật như Hậu Nghệ, Chàng Quải, Giàng Do
(Mông), Lương Vung (Mường)... đều được xếp vào kiểu nhân vật dũng sĩ “bắn rơi
mặt trời”. Những chàng dũng sĩ đó vừa khổng lồ về sức vóc, vừa tài ba trong hành
trạng, vừa dũng mãnh trong hành động, vừa vô tư trong ý thức chiến đấu vì cộng
đồng. Họ chính là đại diện xuất sắc cho những mơ ước vĩ đại của con người trong
cuộc chiến đấu không cân sức với tự nhiên. [13;28]. Trong trường hợp này, mặt trời
là hiện thân của lực lượng tự nhiên và câu chuyện về chàng dũng sỹ bắn rơi mặt trời
thực chất là miêu tả mối xung đột giữa con người với tự nhiên (mặt trời) – một mối
xung đột phổ biến trong thời đại thần thoại.
2. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Tuấn Tú có bài viết Nghệ thuật chạm
khắc trên kiến trúc đình làng thế kỉ XVII ở châu thổ Sông Hồng đăng trên Tạp
chí Di sản văn hóa [12] đã đề cập đến nghệ thuật chạm khắc trong kiến trúc đình
làng, đặc biệt là biểu tượng mặt trời. Trong kiến trúc đình làng thế kỉ XVI, biểu
tượng mặt trời xuất hiện không nhiều thường được chạm nổi bằng một vành tròn
trong bố cục rồng chầu, tiếp đó là đường chỉ chìm kép hoặc cánh hoa cúc ngắn, hai
bên mặt trời có các đao mũi nhọn lượn bay ra (Đình La Phù - Hà Nội). Sang thế kỉ
XVII, biểu tượng này đã phát triển khá mạnh mẽ chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn
nửa đầu thế kỉ, mặt trời vẫn kế thừa kiểu công thức thế kỉ XVI, mặt khác đã thể hiện
2
dưới dạng ½ đĩa tròn hiện lên trên một đấu vuông thót đáy, hai bên là hệ thống vân
xoắn (Đình làng Xuân Dục - Hà Nội). Hoặc mặt trời là một vành tròn nổi, xung
quanh được ôm bởi một lớp cánh hoa cúc, hai bên không có dao nhọn (Đình làng
Phù Lưu - Bắc Ninh). Cuối thế kỉ XVII, mặt trời đã được thể hiện với nhiều đao
mác ở hai bên. Giai đoạn sau thế kỉ XVIII, hình thức mặt trời cũng có nhiều nét
tương đồng với thế kỉ XVII, nhưng các đao mác mập hơn và cứng hơn [12]. Bài viết
đã chỉ ra sự xuất hiện khá sớm của biểu tượng mặt trời trong kiến trúc đình làng.
Ngay từ thế kỉ XVI, biểu tượng mặt trời đã được thể hiện dưới dạng đơn sơ nhất.
Trải qua các thế kỉ, biểu tượng mặt trời trong kiến trúc đình làng ngày càng được
hoàn thiện với những đường nét phức tạp, cầu kì hơn. Tuy nhiên, bài viết chưa đề
cập đến các dạng biểu hiện khác của biểu tượng mặt trời trong kiến trúc đình làng.
Chẳng hạn như dạng lưỡng long chầu nhật, lưỡng long hồi quy...
3. Năm 2010, trên website của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, tác giả Trần Lê
Bảo có bài viết So sánh thần thoại của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản [21].
Bài viết đã chỉ ra nét tương đồng cũng như đặc thù của thần thoại về mặt trời của ba
nước trên một số phương diện như: Thần Mặt Trời cổ xưa nhất đều là nữ; mặt trời
xuất hiện với số lượng nhiều (9 hoặc 10 mặt trời); xuất hiện người anh hùng chinh
phục mặt trời… Mỗi nước đều có những cách lí giải khác nhau về hiện tượng mặt
trời lặn và mọc nhưng vẫn có những điểm chung như: mặt trời lặn là do bị các anh
hùng chinh phục (bị bắn hoặc bị xúc phạm); mặt trời mọc có liên quan tới tiếng gà
gáy; sau khi mặt trời mọc, vũ trụ lại được xác lập theo trật tự thường ngày… Bằng
những dẫn chứng và phân tích cụ thể, bài viết đã có những phát hiện thú vị về biểu
tượng mặt trời. Đây cũng là những gợi ý quan trọng để chúng tôi thực hiện các vấn
đề nghiên cứu của đề tài.
4. Năm 2012, trên trang web://www.doko.vn/luan-van/ls011bieu-tuongmat-troi-tren-san-pham-det-mot-so-dan-toc-thieu-so-viet-nam198701 có đăng bài
Biểu tượng mặt trời trên sản ph m dệt của một số dân tộc thiểu số Việt Nam
trong chuyên mục luận văn /văn hóa nghệ thuật /lịch sử. Tác giả bài viết đã đi sâu
nghiên cứu về biểu tượng mặt trời trên sản phNm dệt của một số dân tộc thiểu số
3
Việt Nam có hoa văn mặt trời được xem là mô típ chính, tiêu biểu như: dân tộc
Mường (trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường), dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc
Nùng (trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái), dân tộc Mông, dân tộc Dao (trong nhóm
ngôn ngữ Mèo - Dao); ngoài ra còn có dân tộc Lô Lô (trong nhóm ngôn ngữ Hán Tạng). Từ đó, phân loại các dạng hoa văn mặt trời trên các sản phNm dệt. Bài viết
đã cho chúng ta thấy sự đa dạng và phức tạp của hoa văn mặt trời trên các sản phNm
dệt của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này một lần nữa khẳng định, biểu
tượng mặt trời hiện diện rất phổ biến trong mọi mặt đời sống của con người.
5. Năm 2014, trong Tạp chí Nghiên cứu văn hóa của Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Cương có bài Ý nghĩa và biểu tượng của một số
mô típ trang trí tiêu biểu trong điêu khắc đình làng [23]. Theo khảo sát của tác
giả, biểu tượng trang trí thường là động vật như rồng, rùa, kì lân, phượng hoàng...
hay lấy cỏ cây để trang trí như tùng, trúc, cúc, mai... họa tiết trang trí là thiên nhiên
vũ trụ, nổi bật là biểu tượng thái cực, mặt trăng, mây... trong đó có cả biểu tượng
mặt trời. Tác giả khẳng định mặt trời - biểu tượng cho sự chủ động và sự thống lĩnh.
Mặt trời là thái dương hay đại diện cho nguyên lý thuần dương, biểu hiện của
dương tính mạnh mẽ. Trong truyền thuyết Trung Hoa, mặt trời (vầng thái dương)
cũng có khi là biểu tượng của hoàng đế. Mô típ mặt trời thường được sử dụng với
hình tượng “lưỡng long chầu nhật”, được đắp nổi bằng vữa có gắn mảnh sành trên
nóc đình, hoặc trong các đồ án trang trí ở cửa võng.
6. Cũng trong năm 2014, trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10 có bài Từ
huyền thoại về lửa/ mặt trời đến xu hướng "giải huyền thoại" (Trường hợp
truyện kể về Cố Bợ ở Nghệ Tĩnh) [20] của Nguyễn Thị Thanh Trâm. Bài viết đã
nghiên cứu mối liên hệ giữa mặt trời và lửa trong huyền thoại và tục thờ.
Mối liên hệ giữa mặt trời và lửa trước hết được biểu hiện về mặt ý nghĩa của
biểu tượng mặt trời. Một trong các lớp nghĩa đa dạng của thần Mặt Trời là lửa. Mặt
trời được xem là lửa trong mối quan hệ nhị nguyên với mặt trăng - nước. Và trong ý
nghĩa hai mặt của nó, mặt trời vừa được coi là “ban phát khả năng sinh sản, nhưng
nó cũng có thể đốt cháy và giết chết”; “vừa là người nuôi dưỡng, vừa là kẻ phá hoại,
4
là bản nguyên của sự khô hạn”. Như vậy, lửa là một thuộc tính/dạng thức của mặt
trời, được biểu hiện ở sức nóng, khả năng đốt cháy, sự phá hủy.
Sự đồng nhất giữa mặt trời và lửa với ý nghĩa trên có thể thấy trong huyền
thoại nhiều dân tộc như Nhật thực, nguyệt thực (Xơ Đăng), Nguồn gốc vũ trụ và
muôn loài (Khơ Me), Thần Lửa (Ba Na)...
Ở một khía cạnh khác, mối liên hệ giữa mặt trời và lửa còn biểu hiện ở sự
tương đồng và giao thoa trong tục thờ “mặt trời” và “thờ lửa”. Sự giao thoa giữa tục
thờ mặt trời và thờ lửa cũng thể hiện trong lễ hội hoa đăng được tổ chức hàng năm ở
Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonexia với hàng nghìn quả cầu
lửa tung lên trời hoặc thả xuống mặt nước; trong nghi lễ đốt pháo thăng thiên, lễ
dâng ống lửa cho mặt trời được tiến hành trong dịp năm mới như là hình thức thực
hành ý niệm dâng lửa cung cấp thêm ánh sáng cho mặt trời. Tục thờ lửa trên bàn thờ
người Việt trong ba ngày tết (qua hình thức thắp nhang, đèn, nến) nhằm thể hiện ý
niệm cầu mong ánh sáng đầy đủ trong năm phải chăng cũng là hình thức giao thoa
của việc thờ lửa và thờ mặt trời [18].
Như vậy, bài viết đã chỉ ra mối liên hệ đồng nhất giữa lửa và mặt trời cũng như
sự giao thoa giữa tục thờ lửa và thờ mặt trời, theo nguyên lý lửa là hình thức bắt
chước mặt trời, tín ngưỡng thờ lửa trong chừng mực nào đó là một biểu hiện của tín
ngưỡng thờ mặt trời.
Có thể thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về biểu tượng mặt trời ở cả
góc độ văn hóa học, ngữ văn học song rõ ràng đây vẫn còn là một đề tài có thể được
khai thác thêm trên nhiều phương diện, đặc biệt ở phương diện chuyển đổi các
hướng nghĩa của biểu tượng. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Biểu
tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt Nam làm đối
tượng nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về một biểu tượng văn hóa vô
cùng độc đáo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích ngiên cứu:
Khóa luận tập trung tìm hiểu sự hiện diện và ý nghĩa biểu đạt của biểu tượng
mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt Nam. Qua đó thấy được
5
sự phong phú, nét tinh tế trong quan niệm cũng như tư duy nghệ thuật của người
bình dân.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định nội hàm khái niệm biểu tượng, đặc điểm, ý nghĩa cũng như phân
biệt “biểu tượng” và “hình tượng”; biểu tượng mặt trời.
- Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa như trong
tín ngưỡng dân gian, trong nghệ thuật tạo hình dân gian (hội họa, điêu khắc, kiến
trúc...); Biểu tượng mặt trời trong văn học dân gian Việt Nam (thần thoại, ca dao).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn
học dân gian Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về tư liệu: Khóa luận tiến hành khảo sát một số tư liệu liên quan đến các
nội dung nghiên cứu, đặc biệt là để làm rõ biểu tượng mặt trời trong văn học dân
gian, chúng tôi tập trung khảo sát hai thể loại: thần thoại, ca dao của dân tộc Kinh
và một số dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Xơ Đăng, Khơ Me, Chăm...
- Về nội dung: Khóa luận tập trung làm rõ sự xuất hiện và ý nghĩa biểu đạt
của biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa cũng như trong văn học dân gian
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và triển khai các nội dung của khóa
luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên ngành
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân gian
Việt Nam có đóng góp trên 2 phương diện:
6
- Góp phần vào việc khám phá và giải mã một biểu tượng quan trọng trong
đời sống văn hóa, văn học dân gian Việt Nam.
- Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy văn hóa, văn học dân gian.
7. Bố cục
Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết về biểu tượng và biểu tượng mặt trời
Chương 2: Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa
Chương 3: Biểu tượng mặt trời trong văn học dân gian Việt Nam
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. Biểu tượng – một loại mã văn hóa tiêu biểu
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Nội dung trọng tâm mà đề tài hướng tới là biểu tượng mặt trời trong đời sống
văn hóa và văn học dân gian Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ ý nghĩa, vai
trò của biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt Nam.
Để làm sáng rõ được điều đó trước hết ta phải hiểu được khái niệm biểu tượng.
Khởi nguyên, biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim
loại. Hai người mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và kẻ đi vay,
hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài… Sau này, ráp hai mảnh lại
với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Biểu
tượng được dùng theo một nghĩa thực dụng: là một vật (đá, ngọc, sành, hay gỗ)
được chia làm hai trong một giao ước như tín vật, khi gặp nhau chắp lại để làm tin.
Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý tưởng phân ly
và tái hợp. Điều này cũng có nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập
vỡ, ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ, vừa là nối kết những
phần của nó đã bị vỡ ra.
Trong Tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol”. Thuật ngữ
“symbol” được bắt nguồn từ Hi Lạp “Symbolon” có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu
hiệu, triệu chứng… Cũng có thuyết cho rằng symbol bắt nguồn từ động từ Hi
Lạp “Symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên kết”, “suy nghĩ về”…
Biểu tượng là phương tiện phản ánh tư duy, hành vi, khát vọng, kể cả điều
cấm kỵ, ám ảnh, sợ hãi. Biểu tượng thể hiện những góc khuất của tiềm thức và vô
thức, cho nên biểu tượng bộc lộ rồi lủi trốn, càng tự phơi bầy sáng tỏ, nó lại càng tự
giấu mình đi.
8
Trong Từ điển Tiếng Việt “biểu tượng” thuộc danh từ, là hình ảnh đặc
trưng, còn theo chuyên môn biểu tượng là hình thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh
của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm
dứt. [10].
Định nghĩa này có nhiều điểm tương đồng với quan niệm trong Triết học
Mác-Lênin. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, biểu tượng nằm trong giai đoạn
đầu của quá trình nhận thức (đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến
thực tiễn). Quá trình nhận thức cảm tính là “con người sử dụng giác quan, để tác
động trực tiếp vào sự vật để nắm bắt sự vật ấy”. Sau hai hình thức “cảm giác” và
“tri giác” con người thu được biểu tượng và lưu nó trong đầu óc mình. Như vậy
biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của giai đoạn trực quan
sinh động [1]. Khi biểu tượng hình thành cũng là lúc con người có đầy đủ nhận thức
về bản chất và dấu hiệu của các sự vật. Nó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương
đối hoàn thiện lưu lại trong bộ óc con người khi sự vật không còn tác động vào giác
quan [1]. Và khi nhắc đến biểu tượng bộ óc con người sẽ có trường liên tưởng ngay
đến một sự vật nào đó.
Triển khai theo hướng mở rộng lĩnh vực của mình các nhà ngôn ngữ đã đưa
ra cách hiểu về biểu tượng bằng sơ đồ sau:
Ý nghĩa
Tư duy
Biểu tượng
Biểu tượng được xem như kết quả của quá trình đi từ tư duy đến ý nghĩa.
Con người có khi tư duy về các dấu hiệu bên ngoài và bản chất bên trong sự vật.
Sau khi có nhận thức đầy đủ về sự vật con người sẽ khái quát ý nghĩa và nâng lên
thành biểu tượng mang tính trừu tượng. Hoặc từ biểu tượng con người tư duy và tìm
ra ý nghĩa của nó.
9
Vấn đề biểu tượng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thực tế,
có rất nhiều khái niệm biểu tượng với những nội hàm khác nhau. Có thể điểm qua
một vài khái niệm như sau:
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đưa ra khải niệm: Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của
nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc
sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt [7;tr.23]
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới cho rằng: Tự bản chất của biểu tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và
tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như một mũi tên bay mà
không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải
dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng [14].
Bản chất của biểu tượng là khó xác định, sự hiểu biết về nó đương nhiên còn
tuỳ thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng như trình
độ nhận thức của từng người. Không những thế, việc "giải mã" tìm ra ý nghĩa của
biểu tượng cũng phải tính đến thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hoá
trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Điều bí Nn vẫn luôn còn nguyên vẹn và
mơ hồ về mặt ý nghĩa nếu như biểu tượng chưa được "giải mã". Một biểu tượng
thường có nhiều nghĩa và ngược lại một ý nghĩa lại có nhiều biểu tượng cùng biểu
thị. Một sự vật, hiện tượng được gọi là biểu tượng khi nó đọng trong nó những ý
nghĩa sâu sắc, nó được cộng đồng giai cấp, dân tộc, nhân loại thừa nhận, nó luôn
hướng về một nghĩa cố định nào đó, nhưng đồng thời lại tiềm Nn khả năng mở ra
những ý nghĩa khác trong sự cảm nhận của con người. Có thể nói, biểu tượng là
những hình ảnh, sự vật cảm tính chứa đầy ý nghĩa và nó càng trở nên sinh động hơn
trong đời sống văn hoá, trong cảm nhận của con người.
Thực tế cho thấy, có nhiều định nghĩa khác nhau về biểu tượng. Một số
ngành khoa học cũng hình thành những khái niệm riêng về biểu tượng như Triết
học, Tâm lí học, Xã hội học… dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác
nhau nhưng chúng ta vẫn tìm được điểm chung của biểu tượng. Biểu tượng là
10
những hình ảnh, sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên
cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó được hình thành trong ý thức hay
là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh có trước. Biểu
tượng là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri
giác. Biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp bởi
vì nó được hình thành nhờ sự phối hợp bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có
sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Chính vì thế, biểu tượng phản ánh
được đặc trưng của các sự vật, hiện tượng. Ngày nay, biểu tượng đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Xã
hội học, Triết học và cả Văn học...
1.1.2. Ý nghĩa biểu tượng
Trong cuốn Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian tác giả
Nguyễn Thị Bích Hà có viết:
Biểu tượng là cảm quan, nhận thức, được lắng đọng, chắt lọc trải qua bao
biến cố thăng trầm vẫn không bị phai mờ mà ngược lại càng khắc sâu hơn vào tâm
khảm con người.
Biểu tượng bao giờ cũng có hai nửa, một nửa luôn ở bề nổi dễ nhìn thấy và
dễ cảm giác được (biểu trưng), còn nửa kia chìm sâu khuất lấp (cái được biểu
trưng). Người giải mã biểu tượng là người tìm ra và lí giải phần chìm kín đáo đó.
Biểu tượng thường được hiểu rộng hơn ý nghĩa được gán cho nó. Giữa biểu tượng
và cái được biểu trưng nhiều khi có mối quan hệ đứt nối, gián đoạn khiến người ta
khó nhận ra, khó nắm bắt. Khi xa rời quy ước ban đầu đó, nó mở đường cho sự giải
thích chủ quan nhưng phong phú và mới lạ [2;47].
Từ lâu, các nhà nghiên cứu phương Đông và phương Tây đều quan tâm đến
biểu tượng và ý nghĩa biểu đạt của nó. Theo quan niệm của L.White, nhà nhân học
văn hóa Mĩ thì Văn hóa là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng,
cảm xúc. Cơ chế này được tạo ra nhờ sử dụng các biểu tượng hoặc phụ thuộc vào
các biểu tượng đó. White cũng quan niệm văn hóa chứ không phải xã hội là đặc
điểm độc đáo của loài người. Trong đó hành vi biểu tượng là một trong những dấu
11
hiệu chính của văn hóa. Đó là năng lực “biểu tượng hóa”- một năng lực quy định
cho các sự vật, hiện tượng nào đó những ý nghĩa mà nếu như chỉ bằng giác quan
thông thường con người không thể nắm bắt được [2].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều tìm ra mối quan hệ mang tính liên thông,
hệ quả giữa văn hóa và các biểu tượng văn hóa. Qua đó, ta có thể thấy rằng muốn
tìm hiểu văn hóa, cách làm hữu ích nhất là tìm hiểu nó qua các biểu tượng văn hóa.
1.1.3. Đặc điểm của biểu tượng
Biểu tượng có tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định. Biểu tượng
có mặt ở nhiều phương diện của đời sống, từ các hình tượng nghệ thuật (hội họa,
âm nhạc, văn chương...) đến các mô thức ứng xử trong lối sống, phong tục, tập quán
và cả trong những hoàn cảnh khó tri giác như chiêm mộng, huyền thoại...
Biểu tượng có tính chất ổn định tương đối. Phải ổn định thì một thực thể hay
một yếu tố nào đó mới trở thành biểu tượng. Bởi giữa cái biểu trưng và cái được
biểu trưng phải ổn định, không thay đổi hoặc rất ít thay đổi trong một thời gian nào
đó thì sự khám phá mới có ý nghĩa. Chẳng hạn, ta quan niệm “chim” là biểu tượng
mặt trời. Như vậy, chim trên trống đồng, trên áo lông ngỗng... phải thống nhất với
nhau. Hơn nữa, mỗi loại chim lại có tính biểu tượng riêng chẳng hạn như chim hải
âu biểu tượng cho biển cả, chim công biểu tượng cho kẻ thích hình thức lòe loẹt,
chim uyên ương biểu tượng cho tình yêu... Vì vậy, một mặt ta thừa nhận tính sống
động khó nắm bắt của nó, nhưng một mặt ta cũng không thể không thừa nhận tính
ổn định tương đối, trong thời gian dài và không gian rộng của biểu tượng.
Biểu tượng có thể lí giải được nhờ những liên hệ, hỗ trợ với những yếu tố
trong một trường liên tưởng. Một yếu tố đứng trong hệ thống, tính biểu tượng của
nó sẽ nhờ hệ thống mà trở nên rõ ràng hơn. Ngược lại một yếu tố nào đó đứng độc
lập sẽ rất khó xác định nó là biểu tượng hoặc không phải biểu tượng. Chẳng hạn,
“con chim” mang biểu tượng mặt trời bởi tính bay cao ở phía trên, gần với mặt trời
nhất. Khi con chim mang tính biểu tượng mặt trời nó khiến cho ta liên tưởng về cái
diều, quả cầu, hình thức đánh đu... mô phỏng đường đi của mặt trời hoặc có mối
quan hệ gần gũi với mặt trời, liên tưởng ấy rộng hơn xa hơn biểu tượng chim.
12
Biểu tượng luôn mang tính quan niệm. Nó thực sự không nằm ở bề mặt của
các sự vật hiện tượng mà chìm sâu, lặn trong các lớp nghĩa của sự vật, hiện tượng
đó. Quan niệm của con người ta về muôn vật như thế nào sẽ bộc lộ qua hệ thống các
biểu tượng phản ánh quan niệm đó và qua hệ thống các biểu tượng của một cộng
đồng dân tộc nào đó có thể hiểu được quan niệm của cộng đồng đó về vũ trụ, tự
nhiên, con người... Chẳng hạn, người xưa quan niệm “trời tròn, đất vuông”. Quan
niệm này chi phối tất cả các biểu tượng về trời và đất, từ tín ngưỡng đến văn hóa,
đến văn chương, nghệ thuật.
1.1.4. Phân biệt “biểu tượng” và “hình tượng”
“Biểu tượng” và “Hình tượng” đều có giá trị nhận thức cảm quan trong việc
phản ánh thực tại, có phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ nhưng lại khác nhau: Sự tồn
tại của hình tượng không bao giờ vượt qua giới hạn của hình thức biểu đạt cụ thể
(luôn có phương tiện biểu hiện trọn vẹn nghĩa của hình tượng), còn sự tồn tại của
biểu tượng lại vượt qua giới hạn của một sự biểu đạt, biểu hiện nghĩa (không một
phương tiện nào có thể biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng)
Hình tượng bao giờ cũng có tách riêng hoặc có xu hướng tách riêng ra khỏi
một hệ thống nào đó để phù hợp với yêu cầu: tự do, hoàn thiện, độc đáo và khác
biệt. Trong khi đó biểu tượng lại luôn nằm trong một hệ thống nhất định, không
tách ra đứng độc lập trong nhận thức của con người.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa biểu tượng và hình tượng là biểu tượng có
phạm vi lớn hơn hình tượng rất nhiều. Hình tượng có một số đặc tính của biểu
tượng. Chính yếu tố này khiến cho biểu tượng trong văn học dân gian có khi chỉ có
một nhưng lại diễn tả được nhiều hình tượng. Từ một biểu tượng chim chúng ta có
thể thấy một số hình tượng được gửi gắm vào đó. Những hình tượng ấy thường có một
số nét liên hệ và phụ thuộc vào biểu tượng. Chính sự liên hệ ấy làm cho hình tượng đưa
ra có sức sống lâu bền và làm cho biểu tượng sống mãi trong lòng người đọc.
1.2. Biểu tượng mặt trời
Mặt trời là một trong những biểu tượng văn hóa nên cũng đa nghĩa. Mỗi con
người, mỗi quốc gia, trường phái lại có cách hiểu riêng về “biểu tượng mặt trời”.
13
Điều đó phụ thuộc vào ý nghĩa, vai trò của biểu tượng này trong đời sống sinh hoạt
và tín ngưỡng của họ.
Đầu tiên phải khẳng định rằng mặt trời được coi là “một trong những yếu tố
cơ bản của vũ trụ”. Với trái đất của chúng ta mặt trời là yếu tố không thể thiếu để
tạo ra sự sống cho muôn loài. Nhờ có ánh sáng của mặt trời mà các loài thực vật
mới có thể quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi chính mình. Nguồn ánh sáng này
cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể con người và động vật. Buổi đầu
khởi nguyên của loài người, khi con người chưa nhận thức được nhiều về thế giới tự
nhiên, mặt trời và một số hiện tượng tự nhiên khác đã trở thành lực lượng thần
thánh, siêu nhiên chi phối đời sống của họ. Họ coi mặt trời là một biểu tượng của
thần linh, là người dẫn linh hồn. Mặt trời cung cấp nguồn ánh sáng. Nó gắn với
chính đạo, cái đẹp và sự công bằng. Thế nên có “mặt trời chân lí” hay “mặt trời
công lý”. Chẳng phải chúa Giêxu cũng hiện ra như một mặt trời tỏa sáng công lý.
“Đại giáo sĩ của người Do Thái xưa kia đã mang trên ngực một cái đĩa bằng vàng biểu tượng của mặt trời thiêng liêng”.
Không những thế, mặt trời còn được xem như là “trí tuệ của vũ trụ”, là trái
tim, là trung khu của năng lực nhận thức của con người. Con người đã không ngần
ngại gắn cho mặt trời mọi biểu tượng tốt đẹp nhất. Cái tâm của họ hướng về mặt
trời với một lòng thành kính sâu sắc.
Mặt trời còn được coi là đấng tối cao, biểu tượng của các bậc đế vương,
“Mặt trời mọc không chỉ là biểu tượng trên quốc huy của nước Nhật mà còn chính
là tên gọi của nước này - Nihon”. “Ông tổ của triều đại Angkor có tên là Bâlâditya
cũng có nghĩa là mặt trời mọc”.
Mặt trời - biểu tượng của sự sống và sự bất tử. Sự luân phiên sống - chết – tái
sinh được tượng trưng bởi chu kỳ mặt trời, chu kỳ ngày. Những vị tiên Trung Hoa
hấp thụ tinh chất của mặt trời, cũng như những hạt hướng dương mà sự tương hợp
với biểu tượng mặt trời là hiển nhiên.
Mặt trời cũng là biểu tượng của người cha. Ở các dân tộc có huyền thoại về
thiên thể thì đều cho rằng mặt trời là biểu tượng của người cha. Trong các tranh của
trẻ con và trong những giấc mơ của người lớn cũng là như vậy. Trong chiêm tinh
14
học: “Mặt trời ở đây được xem như là biểu tượng của bản nguyên giống đực và của
nguyên lý quyền lực mà người cha là hiện thân cá nhân đầu tiên”.
Như vậy, mặt trời đã trở thành những gì cao quý nhất, nơi uy quyền được thể
hiện, chi phối mọi người. Mặt trời không còn mang ý nghĩa thực nữa mà trở thành
một phần tâm linh - Người dẫn linh hồn cho con người. Mặt trời gắn với thần linh
với các bậc đế vương. Mặt trời cũng gắn với sự sống, sự bất tử và là biểu tượng của
người cha.
Nhìn từ góc độ văn hóa, con chim được đồng nhất với mặt trời, điều này đã
được lí giải một cách khá thuyết phục: chim là thế giới bên trên và là biểu tượng
của mặt trời vì mặt trời ở trên cao gần với chim nên cùng họ với chim và chim bay
lên thì chim cũng là trời, là mặt trời. Từ một con vật có cánh bay ở trên cao, tác giả
dân gian đã nâng lên thành biểu tượng mặt trời... Tượng trưng cho mặt trời con
chim trở thành đại diện cho thế giới trời - thế giới bên trên cái thế giới con người
chỉ có thể ngược nhìn mà không thể với tới [8].
Còn rất nhiều quan niệm nữa về biểu tượng mặt trời song điều chúng tôi
muốn nhấn mạnh ở đây là cũng giống như “biểu tượng”, “biểu tượng mặt trời” là
khái niệm đa nghĩa, luôn luôn vận động. Mỗi con người, mỗi bộ phận cư dân và lĩnh
vực xã hội từ góc độ và tri thức của mình sẽ có cái nhìn khác nhau về biểu tượng
mặt trời. Theo thời gian những giá trị của biểu tượng này sẽ tự thân biến đổi cho
phù hợp với tư duy con người và thời đại.
Tiểu kết: Trong chương này, khóa luận đã đề cập tới những vấn đề lí luận
chung của đề tài. Qua việc chỉ ra và làm rõ những khái niệm về biểu tượng của
nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới; ý nghĩa của biểu tượng; điểm khác nhau
giữa hình tượng và biểu tượng cũng được làm sáng tỏ. Cùng với đó, là những hiểu
biết về biểu tượng mặt trời đã được chỉ ra và làm sáng rõ. Kết quả của chương này
sẽ làm cơ sở, tiền đề để triển khai và phân tích các chương tiếp theo.
15
CHƯƠNG 2
BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Trong vô vàn các biểu tượng như biểu tượng dòng sông, biểu tượng con cò,
biểu tượng hoa sen... không phải ngẫu nhiên mà “mặt trời” lại trở thành một biểu
tượng linh thiêng, đại diện cho những gì cao quý nhất. Trên thực tế ta có thể thấy
người xưa không phải không có lí do khi chọn mặt trời là biểu tượng linh thiêng và
cao quý. Điều đó sẽ được minh chứng rõ nét trong đời sống văn hóa của người Việt
Nam và thể hiện đậm nét trong tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian
(hội họa, điêu khắc, kiến trúc...) và trong hoa văn trang trí trang phục của đồng bào
dân tộc Việt Nam.
2.1. Biểu tượng mặt trời trong tín ngưỡng dân gian
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới Nm gió mùa, thiên nhiên tương
đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai
thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần
gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc
người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một
quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng
lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức
mỗi người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo
của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo
ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho
gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo phát
triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh
của người dân.
Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực
tinh thần được hình thành trong lịch sử văn hóa. Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin,
sự ngưỡng mộ tuyệt đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có thể có ảnh hưởng,
chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Tín ngưỡng là niềm tin về những
16
điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được
mà khó có thể nhận thức được [2;57]. Trên thế giới có rất nhiều tín ngưỡng khác
nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẫu...
Trong những hình thức tín ngưỡng tự nhiên đó có tục thờ mặt trời là một tín ngưỡng
rất cổ còn được bảo lưu.
Ở Việt Nam đây là hình thức tín ngưỡng rất cổ được diễn ra ở thời Hùng
Vương. Ngày nay, tại đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử
Đền Hùng còn gọi tên là Kính Thiên Lĩnh điện (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh),
nơi đây tương truyền vào thời Hùng Vương thường đến đây làm lễ cầu tế trời đất.
Hình ngôi sao mặt trời được chạm khắc phổ biến trên mặt trống đồng, trên
nắp thạp đồng. Những hình người và động vật (hươu nai, chim chóc...) trên mặt các
trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà... đều đi, nhảy, chạy, bay chung quanh hình
mặt trời ngược chiều kim đồng hồ. Trống nào cũng vậy, rõ ràng không phải là ngẫu
nhiên. Hình ảnh mặt trời đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc sống của người Việt cổ
trồng lúa nước đến mức họ đã luôn khắc họa nó ở vị trí trung tâm của trống đồng,
văn vật tiêu biểu của nền văn minh Việt cổ. Hình ảnh mặt trời được dùng phổ biến
trong các đồ tế khí và đồ dùng sinh hoạt, nhất là trên mặt trống đồng ở giữa đều là
hình mặt trời có các tia chiếu sáng, hay trên các nóc đình, đền, chùa thường có
hình lưỡng long chầu nhật... đều liên quan đến tín ngưỡng này.
Ngay từ thời đại đồng thau, tín ngưỡng chủ yếu của con người là thờ mặt
trời. Ở Việt Nam thông qua trống đồng chúng ta có thể thấy được tục thờ mặt trời
đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên theo thời gian, tín
ngưỡng này chỉ còn phảng phất trong phong tục và nghi lễ của một số dân tộc.
Truyền thuyết và cổ sử Việt ghi rõ:
Viêm Việt là dòng thần mặt trời Viêm Đế.
Lang (Hùng) là con trai, trai tráng mặt trời.
Hùng Vương là vua mặt trời dòng thần mặt trời
Ngành khảo cổ học đã chứng minh rằng:
17
Đồ đồng Đông Sơn có rất nhiều chứng tích của đạo mặt trời, thờ phụng mặt
trời của Đại Tộc Việt. Hoa văn hình mặt trời là tín ngưỡng thờ thần mặt trời của cư
dân Đông Sơn gắn với văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, bởi mặt trời là vị thần
có quyền năng siêu việt, ban phát sự sống cho muôn loài. Chính vì thế mà trên trống
đồng, mặt trời được đặt ở vị trí chính giữa, trung tâm, tỏa ánh sáng ra xung quanh
nuôi dưỡng muôn loài.
Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn luôn luôn có hình
mặt trời, tia sáng rạng ngời ở tâm mặt trống có một khuôn mặt là trống biểu của
ngành Viêm Việt Viêm Đế, của họ Hồng Bàng mặt trời, của Hùng Vương mặt
trời… Hiển nhiên trong các hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn ta thấy rõ có sự hiện
diện của mặt trời riêng lẻ hay một nhóm mặt trời. Các hình mặt trời này có vòng
tròn bao quanh mang sắc thái của hình mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương
của đại tộc Đông Sơn. Thường có những nhóm người nhNy múa bao quanh một
hình mặt trời, có khi nhóm người nhNy quanh hình một mặt trời.
Về tổng quan, hình ảnh trên trống đồng có thể xem là một tổng lễ hội cộng
đồng thờ mặt trời như là biểu tượng cao nhất và lễ hội đó cũng diễn ra dưới ánh
sáng mặt trời tràn ngập. Trong đó chứa đựng nhiều đề tài nghi lễ và lễ hội khác, các
hành động lễ hội khác phong phú về hình thức, liên tục trong thời gian và phổ biến
trong không gian. Thông qua việc diễn đạt lễ hội, trống đồng phản ánh cuộc sống
văn hóa thực tiễn và tinh thần, phản ánh những nghĩ suy về thế giới khách quan, và
đặc biệt là phản ánh mĩ cảm tinh tế, năng khiếu nghệ thuật của người xưa cùng với
khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ.
Dựa vào dáng của những người ở phía trước xoay ngang hướng về phía bên
tay phải cho thấy nhóm người di chuyển theo chiều dương tức theo chiều ngược với
kim đồng hồ, theo chiều mặt trời. Họ đang nhNy vũ điệu mặt trời. Cảnh này giống
như những nhóm người nhNy múa quanh mặt trời, theo chiều mặt trời trên trống
đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. [Hình 4 và hình 5, phụ lục]
Nhóm mặt trời có hình mặt trời lớn chủ yếu nằm ở giữa. Mặt trời này có tia
sáng nằm trong vòng tròn và lại được bao quanh bởi một vòng tròn lớn ở ngoài. Ta
18
thấy rõ vòng tròn lớn là không gian. Mặt trời lớn là mặt trời - không gian, vũ trụ, tạo
sinh, tạo hóa, nòng nọc, âm dương. Các mặt trời nhỏ gồm các tia sáng tỏa rạng
mang tính nọc thái dương nằm trong vòng tròn cho thấy đây là loại mặt trời thái
dương thuộc ngành nòng, không gian ứng với ngành nòng, khôn, Thần Nông. Mặt
trời vũ trụ và các mặt trời nhỏ (8 mặt trời nhỏ) xung quanh diễn tả một họ, một
ngành mặt trời gồm mặt trời tổ và các mặt trời con cháu ứng với thần tổ mặt trời
Viêm Đế, với Tổ Hùng đội lốt thần tổ mặt trời Viêm Đế và các Hùng Vương truyền
thuyết hay lịch sử.
Nhiều người cho rằng: Biểu tượng mặt trời với hình dung ngôi sao nhiều
cánh được chạm khắc ở trung tâm điểm của mặt trống đồng được phát hiện ở Cổ
Loa năm 1982, có niên đại cách đây trên hai nghìn năm.
Mặt trời được coi như một thần quyền thiêng liêng, một thiên thần có nhiều
quyền năng hơn hết các thiên thần khác. Mặt trời đã ban cho ánh sáng và hơi nóng,
ban cho sinh khí nuôi sống muôn loài, từ nhân loại đến cầm thú và cây cỏ.
Nói cách khác, thần Mặt Trời là đấng thiêng liêng tối cao của dân nước Văn Lang.
Hình ảnh mặt trời tỏa sáng và hơi nóng là vật thiêng liêng được dân gian tôn thờ.
Hình ảnh này còn lưu trên mặt trống đồng, coi như chứng tích văn hóa cổ đại của
dân tộc Việt Nam.
Hay như trên trống đồng Ngọc Lũ:
Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng, vòng tròn số 1 là cảnh sống, sinh hoạt
của con người. Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời, mọi kiểu trống mọi thời đại
đều như thế. [Hình 3, phụ lục]
Điều này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản trong
hệ tư tưởng Việt: Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho
“ông trời” siêu hình. Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng
lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi... “Trời đất ơi - cha mẹ ơi.”
Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống, trong tiếng Việt “sáng” và “sống”
gần như là một âm, phần hồn tức anh linh nơi con người chính là một phần của cái
khối sáng vĩ đại ấy đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống
19
động, có thần, thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng, 6 hào là hình
ảnh tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao. Khi đã đi hết đoạn
đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời. Chính vậy mà mặt trời với
người Việt trở thành chốn linh thiêng vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy, quẻ Lôi địa Dự
viết: “lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ
phối tổ khảo” cũng là lẽ này; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng đã
chỉ ra: linh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao [22].
Từ thời nguyên thuỷ mặt trời được con người suy tôn là vị thần tối linh. Mặt
trời đem đến ánh sáng, niềm tin, xua đêm đen, tà khí, hồi sinh sự sống. Điều đó thể
hiện rõ trong tục cúng gà trong đêm giao thừa của người Việt. Một con gà trống hoa
luộc vàng ươm, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ từ lâu đã trở thành lễ vật không thể
thiếu trong mâm cúng giao thừa của mọi gia đình Việt. Người Việt cho rằng giao
thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, mặt trời Nn mình lâu nhất. Chính vì thế nhà nhà
bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu
sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Con gà không chỉ là con vật nuôi thân thuộc nó
còn là chiếc đồng hồ gọi cả làng dậy ra đồng mỗi sớm mai. Chính vì thế nó trở
thành con vật gắn bó, gần gũi trong tâm linh của nhà nông từ ngàn xưa. Thậm chí
con gà đã là một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề trồng
lúa nước.
Tín ngưỡng thờ mặt trời còn thấy xuất hiện lẻ tẻ trong một số sinh hoạt lễ hội:
Ở làng Đông Đồ (Đông Anh) có tục hất phết. Quả phết sơn đỏ được chuyền
từ đông sang tây. Có người cho đó là lập lại chuyển động biểu kiến của mặt trời và
suy tôn mặt trời.
Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm thờ Ngựa Trắng. [ Hình 6, phụ lục ]
Truyền thuyết kể rằng thời Lý Công UNn định đô, ông xây thành mới. Song
xây đến đâu lại đổ đến đấy. Ông cầu đảo ở đền Long Đỗ. Một sáng từ đền bước ra
một Ngựa Trắng, ngựa chạy vòng sang phía tây rồi quay lại đền. Vua hiểu ý, cho
xây theo vết chân ngựa và quả nhiên thành công. Vua bèn tạ lễ và từ đó đền Long
Đỗ có tên là đền Bạch Mã, nay mang biển số nhà 76 Hàng Buồm. Nhiều nhà nghiên
20