Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hệ thống toà án Pháp, Nhánh toà tư pháp, Hệ thống toà án có thẩm quyền xét xử chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.37 KB, 23 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

MÔN LUẬT SO SÁNH

HỆ THỐNG TÒA ÁN NƯỚC PHÁP

TP.HCM, tháng 10 năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
1

ĐIỂM


...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................


...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................

MỤC LỤC
2


.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................

.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................
.......................


PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
TÒA ÁN PHÁP...............................................................3
I. Trước cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789..............................................4
II. Năm cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789...............................................4
i. Quốc hội lập hiến......................................................................................
ii. Bãi bỏ chế độ phong kiến, bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công
giáo Rôma.....................................................................................................
iii. Luật trung gian.......................................................................................
III. Sau cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789...............................................6
1. Đạo luật 16 – 24 năm 1790 (Trang 8, 9).................................................
2. Bộ luật dân sự Napoléon.........................................................................
3. Hệ thống Tòa án Pháp hiện nay.............................................................
3.1. Hội đồng Hiến pháp (Hội đồng Bảo hiến).....................................8
3.2. Tòa án Tư pháp...............................................................................9
3.3. Tòa án Hành chính..........................................................................9

3.4. Hệ thống Viện công tố.....................................................................9
4. Hệ thống tòa án được phân làm ba cấp.................................................
PHẦN 2: HỆ THỐNG TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ
CHUNG.......................................................................10
I. Tòa án sơ thẩm.............................................................................................11
1. Tòa án dân sự.........................................................................................
1.1.1.1. Tòa án dân sự thông thường....................................................11
1.1.1.2. Tòa án sơ thẩm thẩm quyền chuyên biệt...............................13
ii. Tòa án hình sự.......................................................................................
2.1. Toà vi cảnh (Tribunal de police)....................................................15
2.2. Toà tiểu hình (Tribunal correctionnel).........................................15
2.3. Toà đại hình (Cour d’Assises) xét xử các tội đại hình (tội giết
người)......................................................................................................16
2.4. Toà hình sự đặc biệt........................................................................18
II. Tòa án phúc thẩm (Cours d’appel )..........................................................19
1. Phúc thẩm quá trình điều tra...............................................................
2. Phúc thẩm liên quan đến xét xử...........................................................
3. Những cải cách của Toà đại hình.........................................................
III. Tòa án phá án (Cour de Cassation).........................................................21
1. Thẩm quyền............................................................................................
2. Hội đồng thẩm phán..............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................22
PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP
3


I. Trước cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789
Trong giai đoạn này, không chỉ Pháp mà các nước thuộc lục địa Châu Âu
đều chưa có 1 hệ thống pháp luật thống nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là

mỗi quốc gia đều áp dụng pháp luật tập quán cho các vùng, miền khác nhau. Ở
Pháp có khoản 60 loại tập quán chung áp dụng cho các tỉnh, các vùng miền như
tập quán Paris, tập quán Bordeaux, Orleans, Bretane, Normandy và khoản 300
tập quán địa phương.
Ngoài ra, pháp luật Pháp có đặc điểm khác là có sự khác nhau rõ rệt giữa hai
vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam được ngăn cách bởi sông Loire (giữa
Geneva và Bờ biển Atlantic). Vùng phía Nam có diện tích nhỏ hơn được gọi là
“Pays de droit ecrit” nghĩa là vùng pháp luật thành văn, được phát triển dựa trên
cơ sở luật La Mã. Còn vùng phía Bắc chiếm 3/5 diện tích được gọi là “Pays de
coutumes” nghĩa là vùng phát triển tập quán pháp như tập quán Paris, tập quán
Normandy và tập quán Bretane.
Nước Pháp đang thời kỳ của chế độ phong kiến. Vì vậy, vua nước Pháp chỉ
chấp nhận ảnh hưởng của pháp luật thống nhất (Jus Commune) và tính bắt buộc
của luật nhà vua cao hơn pháp luật thống nhất. Pháp viện của nhà vua ở các tỉnh,
thành phố là các tòa án cấp tỉnh, các tòa án này khi xét xử hoàn toàn độc lập và
không bị bắt buộc phải áp dụng tập quán pháp hay pháp luật thống nhất mà họ
thường áp dụng giải pháp công bằng khi xét xử. Tuy nhiên, hệ thống toà án còn
hỗn độn, những trường hợp kháng cáo làm chậm tiến độ xử lý pháp lý. Việc thưa
kiện có thể kéo dài cả đời người hoặc từ đời này sang đời khác. Thẩm phán phải
mua chức vụ của mình và được thực hiện theo hình thức cha truyền con nối.
Thẩm phán nhận được một ít thù lao từ Nhà nước và phần còn lại từ người đi
kiện.
II. Năm cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789
i.

Quốc hội lập hiến
Hội đồng nhà vua (tòa án) bao gồm 3 nhóm: Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ),
Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (bao gồm tầng lớp Đại tư sản, tư
sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo).
Ngày 17/6/1789, Nhóm đẳng cấp thứ ba tuyên bố họ là Quốc hội, một cơ

quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân".
Ngày 9/7/1789, Quốc hội tự tổ chức lại thành Quốc hội lập hiến. Quốc hội
lập hiến không chỉ hoạt động như một cơ quan lập pháp mà còn như một thực
thể thống nhất để soạn thảo một hiến pháp mới. Quốc hội đã thay thế Các tỉnh
4


của Pháp với tám mươi ba phân khu (département), được điều hành giống như
nhau và giống nhau về quy mô và dân số.
Ngày 14/7/1789, sau bốn giờ xung đột, quân khởi nghĩa chiếm được
ngục Bastille. Tuy những người Paris chỉ giải thoát cho bảy tù nhân (bốn kẻ lừa
đảo, hai công tử quý tộc bị giam do đạo đức xấu, và một nghi phạm giết người)
nhưng Bastille vẫn được coi là một biểu tượng hùng hồn của tất cả những gì bị
căm ghét của "chế độ cũ". chủ tịch Quốc hội vào lúc đó (Jean-Sylvain Bailly) trở
thành thị trưởng thành phố dưới một cơ cấu chính quyền mới được gọi là "công
xã" (thay cho Hội đồng Nhà vua tại Paris)
Đến cuối tháng 7, khởi nghĩa và tinh thần chủ quyền nhân dân lan ra khắp
nước Pháp.
ii. Bãi bỏ chế độ phong kiến, bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo
Rôma
Ngày 4/8/1789, Quốc hội bãi bỏ chế độ phong kiến, dẹp bỏ cả các quyền
của lãnh chúa của Đẳng cấp thứ hai và các loại thuế thập phân của Đẳng cấp thứ
nhất. Trong vòng vài giờ, các quý tộc, tăng lữ, các thị trấn, tỉnh lỵ, các công ty
và các thành thị mất đi quyền ưu tiên của mình.
Cuộc cách mạng đã đem lại sự chuyển dịch quyền lực lớn từ Giáo hội
Công giáo La Mã sang Nhà nước.
Ngày 26/8/ 1789, Quốc hội ban hành Tuyên ngôn về nhân quyền và quyền
công dân. Bản tuyên ngôn này chỉ bao gồm những tuyên bố nguyên tắc hơn là
một bản hiến pháp có hiệu lực thực thụ.
Nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, Quốc hội đã thông qua bộ luật

ngày 2 tháng 12 năm 1789 cho phép chuyển toàn bộ tài sản của Giáo hội cho
chính quyền quốc gia, với điều kiện chính quyền phải chịu mọi chi phí cho các
hoạt động của Giáo hội.
Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ (Constitution civile du clergé) được thông
qua ngày 12/7/1790 (mặc dù đến ngày 26 tháng 12 năm 1790 mới được nhà vua
ký), đã biến các giáo sĩ còn lại trở thành người làm công cho nhà nước và yêu
cầu họ phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp. Bộ luật dân sự cho
giới tu sĩ còn biến giáo hội Công giáo thành một lực lượng của nhà nước thế tục.
Đến thời điểm này, hệ thống tòa án của Pháp đã bắt đầu thống nhất, khẳng
định tính chất pháp quyền của Nhà nước dưới 3 góc độ lớn: tam quyền phân lập,
chủ quyền nhân dân và sở hữu cá nhân.
iii. Luật trung gian
Luật trung gian áp dụng nguyên tắc phân quyền, được giới thiệu bởi
Montesquieu trong cuốn Esprit mà ông là tác giả. Tác giả đã phân chia 03 chức
5


năng của nhà nước: ban hành pháp luật (quyền lập pháp), thực thi quyết định
chung (quyền hành pháp) và xét xử tội phạm cũng như tranh chấp giữa các cá
nhân (quyền tư pháp). 03 quyền hạn này không tập trung vào một cơ quan, đảm
bảo cho sự tự do được nâng cao. Định nghĩa về quyền tư pháp chỉ bao gồm xét
xủ đối với tội phạm hình sự và mâu thuẫn giữa các cá nhân, mà không bao gồm
những hành động liên quan đến hành chính. Do đó, ông chỉ ra rằng, quyền tư
pháp chỉ được phân cấp cho hệ thống Toà án dân sự và hình sự, không nên xét
xử các vụ việc hành chính.
Luật trung gian trong giai đoạn CMDCTS 1789 đã ghi nhận việc cấm toà
án dân sự và hình sự xét xử những sự việc liên quan đến chính phủ, các cơ quan
chính quyền khác và những lĩnh vực hành chính chung khác. Luật đầu tiên là
Đạo luật 16 – 24 năm 1790. Trong đó, điều 13 về việc cấm xét xử can thiệp
trong bất kỳ hoàn cảnh nào đối với những sự việc liên quan đến hành chính. Bất

kỳ phán xử nào vi phạm điều cấm này đều có thể liên quan đến trách nhiệm hình
sự. Điều này được xác nhận lại trong Luật sau đó được thông qua tháng 8 năm
1795, bao gồm những điều cấm chung hơn áp dụng cho cả Toà dân sự và Toà
hình sự, có bất kỳ cách xử lý nào liên quan đến vấn đề hành chính. Luật này vẫn
còn hiệu lực đến ngày nay.
III. Sau cách mạng Dân chủ Tư sản năm 1789
Hiến pháp năm 1958 không nhắc đến hệ thống Toà hành chính. Tuy nhiên cả
văn bản học thuật và Hội đồng bảo hiến đã xác nhận sự tồn tại của hệ thống Toà
án hành chính là một nguyên tắc nền tảng của nền độc lập.
Ở thời điểm năm 2000, những chuyên gia của hội đồng được bổ nhiệm bởi
Bộ trưởng Bộ tư pháp năm 1998, đứng đầu là M. Errera, đang điều tra khả năng
của việc tái tổ chức sự phân bổ mô hình toà án Pháp. Mục đích điều này để đảm
bảo rằng, vùng đông dân cư hơn sẽ được bố trí nhiều toà án hơn và ngược lại. Sự
cung ứng hệ thống toà án hiện tại là kết quả của sự mở rộng hệ thống dưới thời
Napoleon. Rõ ràng là, sự phát triển về kinh tế và xã hội đã có nhiều thay đổi lớn
từ thời gian này.
1. Đạo luật 16 – 24 năm 1790 (Trang 8, 9)
Đạo luật 16 – 24 năm 1790 đưa ra những nguyên tắc chính cho hệ thống
tư pháp của Pháp và còn được sử dụng đến ngày nay. Những điểm chính này
gồm:
Sự phân biệt 02 loại toà án (Toà dân sự và hình sự và Toà hành chính),
quyền kháng cáo, tính công bằng trước toà, phiên toà được tổ chức miễn phí
hoặc có tính phí (thẩm phán được trả lương bởi Nhà nước từ thời gian này), có
6


sự tham gia của Bồi thẩm đoàn từ người dân trong vụ án hình sự. Cuộc cải tiến
hướng đến đơn giản hoá tổ chức tư pháp, đảm bảo tính độc lập và thẩm phán và
bảo vệ quyền lợi người dân.
Phân biệt Toà dân sự và Toà hình sự.

+ Toà án dân sự có 02 cấp. Cấp 1 là Toà hoà giải (Justice of Peace) để
giải quyết các mâu thuẫn hàng ngày. Cấp thứ 2 là Toà án quận (Tribunal de
district). Có 05 thẩm phán được chọn xét xử và nó đóng vai trò là toà phúc thẩm
của Toà hoà giải và toà thương mại (Tribunaux de commerce). Thẩm quyền xét
xử kháng nghị của Toà án quận là một Toà án quận khác vì lúc này chưa có toà
cấp cao hơn.
+ Hệ thống Toà án hình sự có 03 cấp toà xét xử cho các tội khác nhau.
Trong đó:
+ Toà Tribunal de police minicipale xét xử những tội nhỏ, thường được
chỉ định bởi Toà hoà giải.
+ Toà Tribunal de police correctionnel xét xử những tội nghiêm trọng
hơn.

+ Toà Tribunal Criminel được đặt tại các thành phố lớn xét xử những

tội hình sự nghiêm trọng nhất, mà sau này trở thành Toà đại hình. Toà có 04
thẩm phán và bồi thẩm đoàn gồm 12 hội thẩm.
+ Toà phúc thẩm, lúc này tên là (Tribunaux d’appel) và Toà phá án, lúc
này tên là (Tribunal de cassation) được thành lập năm 1970 nhằm đảm bảo luật
pháp được tôn trọng, xét xử thích hợp với quy định pháp luật hiện tại. Tuy
nhiên, Toà phá án lúc này không nhiều thẩm quyền như hiện nay.
2. Bộ luật dân sự Napoléon
Toà án dân sự được cải tiến với phương pháp chọn lựa thẩm phán. Theo
đó, thẩm phán không được bầu chọn mà được chỉ định bởi chính phủ, tổ chức
toà án bắt đầu thực hiện theo chuỗi:
+ Cấp thấp nhất là Toà hoà giải (Justice of Peace), đề cao vai trò của
trọng tài và người hoà giải.
+ Cấp tiếp theo là Toà dân sự (Tribunal Civil) được đặt ở mỗi quận của
thành phố, có 03 thẩm phán hoạt động theo mô hình toà sơ thẩm có thẩm quyền
chung, thực hiện chức năng phúc thẩm đối với các kháng cáo từ Toà hoà giải.

+ Cấp toà tiếp theo là Toà phúc thẩm (đổi tên thành Cours d’appel)
năm 1804. Ngoài ra, Toà phá án cũng đặt tên lại là Cour de Cassation.
Thời gian này cũng đánh dấu sự ra đời của các toà chuyên biệt như Toà
thương mại, Toà lao động.

7


Bên cạnh đó, Toà hình sự cũng có những thay đổi. Việc điều tra vụ án
được thực hiện bởi thẩm phán điều tra, cho những vụ án phức tạp. Toà Tribunau
Criminel được thay thế bởi Toà Đại hình, được họp mỗi 03 tháng.
3. Hệ thống Tòa án Pháp hiện nay
Từ thời Napoléon đến giữa thế kỷ 20, hệ thống tổ chức của Toà án dân
sự và hình sự đã không trải qua những thay đổi lớn. Một số những thay đổi
chính từ 1958, bắt đầu từ quy định của Charles de Gaulle, bao gồm:
+ Thẩm quyền của Toà phúc thẩm được điều chỉnh và nhận phúc thẩm
từ tất cả các toà sơ thẩm.
+ Toà Hoà giải (Justice of Peace) được thay bằng Toà sơ thẩm thẩm
quyền hẹp (Tribunal d’instance)
+ Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande instance) thay thế
cho Toà Tribunal civil, đặt ở các thành phố lớn.
+ Án tử hình được bãi bỏ theo luật ngày 09 tháng 10 năm 1981.
Hiện nay được chia thành ba hệ thống gồm Tòa án tư pháp, Tòa án
hành chính và tòa án hiến pháp (Hội đồng bảo hiến), ngoài ra còn có Viện công
tố.
3.1. Hội đồng Hiến pháp (Hội đồng Bảo hiến)
Cơ cấu thành viên Hội đồng bao gồm hai loại: một là, thành viên đương
nhiên là các cựu Tổng thống (thành viên suốt đời); hai là, thành viên do được bổ
nhiệm (Tổng thống, Chủ tịch Thượng nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị – mỗi chức
danh bổ nhiệm 3 thành viên) với nhiệm kỳ 3 năm và cứ mỗi 3 năm, 1/3 số thành

viên phải được thay đổi. Thành viên phải chấp hành nguyên tắc bất khả kiêm
nhiệm các chức vụ nhà nước khác cũng như tham gia các tổ chức kinh tế, lãnh
đạo các chính đảng. Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm.
Về thẩm quyền, Hội đồng chịu trách nhiệm thẩm tra tính hợp pháp của
hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan nhà nước (điều 37, 41); thẩm tra
tính hợp hiến của các đạo luật (bắt buộc đối với các đạo luật tổ chức, không bắt
buộc đối với các đạo luật khác); tính hợp hiến của các điều ước quốc tế (điều 54,
thẩm tra không bắt buộc); tính hợp pháp của các thủ tục trưng cầu ý dân, bầu cử
Tổng thống, bầu cử Nghị viện; tuyên bố kết quả bầu cử Tổng thống; tuyên bố
việc Tổng thống tạm thời không đảm nhiệm được chức vụ hoặc xác định vị trí
Tổng thống bị khuyết. Với chức năng của một cơ quan tài phán Hiến pháp, Hội
đồng đã phát triển một hệ thống án lệ cho phép bảo vệ các quyền và tự do cá
nhân dựa trên lời mở đầu của Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công
dân và các nguyên tắc cơ bản được luật pháp thừa nhận. Nó cũng chính là người
8


phân định ranh giới giữa hoạt động lập pháp với lập quy – nguyên nhân chính
của nhiều mâu thuẫn chính trị giữa Nghị viện với Chính phủ.
Điểm đặc biệt của mô hình Hội đồng Hiến pháp Pháp so với nhiều
nước khác là việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật trước khi nó được
Tổng thống công bố. Vì vậy, mô hình này có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa
hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi một đạo luật vi hiến được thi hành.
3.2. Tòa án Tư pháp
Chuyên giải quyết các vấn đề dân sự, hình sự. Điều chỉnh các mối quan
hệ giữa các cá nhân là thể nhân hoặc pháp nhân (các công ty hay các hiệp hội).
Các quy tắc được ban hành nhằm chủ yếu thỏa mãn quyền lợi cá nhân. Các
ngành luật thuộc hệ thống này là luật dân sự, luật thương mại…
3.3. Tòa án Hành chính
Chuyên giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực hành chính như điều

chỉnh hệ thống tổ chức quyền lực của Nhà nước và mối quan hệ giữa các cá
nhân với Nhà nước. Các quy phạm được ban hành nhằm thỏa mãn lợi ích chung
và mang tính chất bắt buộc. Một số ngành luật thuộc hệ thống luật này: Luật
hiến pháp, Luật hành chính, Luật tài chính công…
3.4. Hệ thống Viện công tố
Thay mặt Nhà nước thực hiện quyền buộc tội trước Tòa án. Hệ thống
này được tổ chức theo ngành dọc và gắn với hệ thống Tòa án Tư pháp. Công tố
viên chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp.
4. Hệ thống tòa án được phân làm ba cấp
Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa phá án (Tòa án tư pháp tối cao).
Có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với nhánh tòa
hành chính, nguyên tắc này không được tuân thủ tuyệt đối; Trong một số trường
hợp đặc biệt hội đồng nhà nước còn có chức năng xét xử sơ thẩm.
Tòa phá án không có chức năng xét xử mà chỉ xem xét tòa án cấp dưới
khi xét xử có tuân thủ đúng quy tắc của pháp luậtvật chát và tố tụng hay không,
áp dụng pháp luật đúng hay sai còn việc xét xử lại Tòa phá án sẽ không tự mình
xem xét
Không có sự phân định giữa tòa dân sự và tòa hình sự độc lập như ở
Anh mà trong một số tòa sẽ có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự.
Chế định bồi thẩm đoàn chỉ được áp dụng duy nhất ở tòa án đại hình.
Sơ đồ đơn giản hóa Hệ thống xét xử của Pháp

9


PHẦN 2: HỆ THỐNG TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CHUNG
Hệ thống tòa án tư pháp của Pháp hiện nay được tổ chức và hoạt động theo
tinh thần của Hiến pháp năm 1958 và Luật về tổ chức Tòa án tư pháp. Để đảm
bảo hoạt động, mỗi tòa án của Pháp thường bao gồm ba bộ phận hoạt động phối
hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Chánh án (đối với các Thẩm phán xét xử),

Công tố viên trưởng (đối với các Thẩm phán công tố) và Lục sự trưởng (đối với
các lục sự). Trong đó, Chánh án giữ vai trò trung tâm.
10


I. Tòa án sơ thẩm1
Tính đến năm 2001, cả nước Pháp (bao gồm cả những lãnh thổ hải ngoại) có
181 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng; 473 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp; 271
Tòa lao động sơ thẩm, 191 Tòa án thương mại sơ thẩm…
1. Tòa án dân sự
Các Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp liên quan
đến lợi ích tư (khác với lợi ích công trong vụ việc hình sự). Hệ thống Tòa án dân
sự Pháp được chia thành Tòa án dân sự thông thường và Tòa án dân sự chuyên
biệt.
1.1.1.1.
Tòa án dân sự thông thường
1.1.a.1.1.
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp (STTQH) (Tribunal
d’Instance) tòa này thay thế cho tòa hòa giải (Tribunal de paix) tồn
tại trước năm 1958
- Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: Tòa dân sự sơ thẩm nơi bị đơn cư trú có
thẩm quyền giải quyết. Nếu là hợp đồng thuê nhà thì là Tòa án nơi có bất động
sản.
- Thẩm quyền xét xử theo loại vụ việc: giải quyết các vụ việc về nhân thân
và động sản khi giá trị của yêu cầu không vượt quá 10.000 EUR. Những tranh
chấp có giá trị từ 4.000 EUR trở xuống thì xét xử sơ thẩm đồng thời cũng có giá
trị chung thẩm, còn những tranh chấp từ 4.000 EUR ~ 10.000 EUR thì quyết
định có thể bị kháng án.
- Lĩnh vực xét xử gồm: giám hộ, hợp đồng thuê bất động sản, tiền lương,
chiếm hữu…

- Mỗi Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp có một hoặc nhiều Thẩm phán.
Thẩm phán công tác tại Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng có thể được phân công
đảm đương công việc của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp với nhiệm kỳ khoảng
3 năm (có thể được gia hạn).
- Phiên tòa tại Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp được tiến hành chỉ bởi một
Thẩm phán duy nhất.
1.1.a.1.2.
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande
Instance):
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ
thẩm đối với những vụ việc không thuộc thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
khác. Những vụ việc này được xác định dựa trên tính chất pháp lý hoặc dựa vào
1

Hệ thống tòa án Pháp – Ths. Phan Thị Thu Hà, Viện khoa học xét xử TANDTC (Thông tin khoa học xét
xử số 5/2008, Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao)

11


giá trị của tài sản tranh chấp. Đối với những vụ việc mà tính chất pháp lý thuộc
thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng mà giá trị tranh chấp nhỏ hơn
hoặc bằng 4.000 EUR thì bản án xét xử sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền
rộng đồng thời có giá trị chung thẩm.
1. Về Tổ chức
Mỗi tỉnh có ít nhất một Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng. Mỗi tòa đều có ít
nhất một Chánh án, một Thẩm phán điều tra, một công tố viên, một Thẩm phán
xét xử. Mỗi tòa này có thể phân chia thành các phân tòa do một phó Chánh án
phụ trách. Mỗi phân tòa cũng có thể chia nhỏ hơn. Chánh án quản lý hoạt động
của Tòa án và giám sát hoạt động của các Thẩm phán của Tòa mình.

Đối với Tòa có từ 5 thành viên trở lên sẽ chia thành các phân tòa chuyên
trách do Phó Chánh án chịu trách nhiệm quản lý.
2. Về thẩm quyền
Thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng là xét xử tất cả những
tranh chấp mà không thuộc thẩm quyền của một Tòa án nào khác một cách rõ
ràng, gồm những lĩnh vực sau:
+ Những vụ việc dân sự liên quan đến quyền nhân thân và những vụ việc
thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
+ Tranh chấp liên quan đến bất động sản.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
+ Những vụ việc liên quan đến phá sản của các pháp nhân không phải là
thương nhân.
+ Tại một số địa phận không có Tòa án thương mại thì Tòa án sơ thẩm
thẩm quyền rộng tại đó sẽ có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về thương
mại.
3. Về hoạt động
+ Chánh án là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của Tòa án
sơ thẩm thẩm quyền rộng như giám sát các Thẩm phán của Tòa mình và Thẩm
phán của các Tòa sơ thẩm chuyên biệt khác trong địa phận; phân chia các phân
tòa, phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh án và các Thẩm phán; ấn định lịch
xét xử hàng năm v.v.. Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng còn tổ chức
một số hội nghị toàn thể thảo luận các vấn đề liên quan đến việc quản lý hành
chính trong tòa án.
+ Hoạt động xét xử: Việc xét xử có thể được tiến hành bởi Hội đồng xét xử
hoặc có thể xét xử bởi 1 thẩm phán, có những loại việc chỉ thuộc thẩm quyền

12


giải quyết của Chánh án. Số lượng thành viên của một Hội đồng xét xử là số lẻ.

Các phiên tòa có thể được xử công khai hoặc xử kín.
1.1.1.2.
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền chuyên biệt
Mỗi Tòa án sơ thẩm thẩm quyền chuyên biệt chỉ giải quyết một loại tranh
chấp đặc thù, bao gồm: Tòa án sơ thẩm thương mại, Tòa án lao động sơ thẩm,
Tòa án sơ thẩm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thuê mướn đất nông
nghiệp (gọi tắt là Tòa án nông nghiệp sơ thẩm).
a. Tòa án thương mại sơ thẩm (Tribunal de Commerce),
+ Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: có thể không trùng với địa phận quản
lý hành chính do tòa này được đặt ở nơi có nhiều hoạt động thương mại như
trung tâm kinh tế vùng, các cảng biển v.v.. Những nơi không có Tòa án thương
mại sơ thẩm thì các tranh chấp thương mại được giao cho Tòa án sơ thẩm thẩm
quyền rộng giải quyết.
+ Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm là những thương nhân được
bầu ra từ nghiệp đoàn của họ. Trừ vùng Alsacelorraine và lãnh thổ hải ngoại thì
tòa án thương mại sơ thẩm là một phân tòa của tòa án sơ thẩm thẩm quyền
chung, có chánh án là một thẩm phán chuyên nghiệp, những người còn lại được
bầu từ thương nhân.
+ Nhiệm kỳ của Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm là 2 năm với
những người được bầu lần đầu và là 4 năm đối với những người khác. Chánh án
được bầu từ hội nghị toàn thể các Thẩm phán.
+ Việc xét xử: được thực hiện bởi Hội đồng xét xử. Số lượng thành viên
của Hội đồng xét xử phải là số lẻ, thường gồm 3 thành viên nhưng cũng có thể
có nhiều hơn.
+ Lĩnh vực xét xử là các tranh chấp thương mại như: tranh chấp liên quan
đến hành vi thương mại, tranh chấp giữa thương nhân và các thành viên của
công ty, những thủ tục tập thể (phá sản) và tuyên bố đang trong tình trạng khó
khăn của thương nhân và thợ thủ công.
+ Nguyên tắc chọn tòa xét xử: bắt buộc một bên trong vụ kiện phải là
thương nhân. Một tranh chấp thương mại giữa 2 thương nhân bắt buộc sẽ đương

ra tòa thương mại, Nếu tranh chấp đó diễn ra một người bình thương kiện một
thương nhân thì nguyên đơn có quyền chọn tòa thường hoặc toà thương mại,
Nếu thương nhân đứng đơn kiện thì vụ án phải được đưa ra tòa thương mại, dó
là nguyên tắc.
2. Tòa án lao động sơ thẩm (Couseil prud’hommes)

13


- Tòa án lao động sơ thẩm được đặt tại nơi nào phụ thuộc vào điều kiện dân
số, lao động của khu vực đó. Theo quy định của pháp luật thì trong địa hạt của
một Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng phải có ít nhất một Tòa án lao động sơ
thẩm.
- Thẩm quyền giải quyết: tranh chấp lao động giữa người lao động (NLĐ)
và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Tòa án lao động được chia làm 5 bộ phận
độc lập là: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khung khổ, các hoạt động đa
dạng.
- Thẩm phán là người được bầu từ nghiệp đoàn NSDLĐ và nghiệp đoàn
NLĐ với nhiệm kỳ 5 năm và có gia hạn.
- Việc xét xử với 3 hình thức: ban hòa giải, ban xét xử và ban giải quyết
tranh chấp khẩn.
- Số lượng hội đồng xét xử là số chẵn gồm phân nửa NSDLĐ và phân nửa
NLĐ.
- Thẩm quyền xét xử: giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao
động hoặc học nghề. Tòa lao động sơ thẩm có thẩm quyền chung thẩm với các
vụ có giá trị nhỏ hơn 4.000 EUR. Giá trị lớn hơn thì bản án có thể bị kháng cáo
kháng nghị phúc thẩm.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ là Tòa án nơi thực hiện công việc lao động.
3. Tòa án nông nghiệp sơ thẩm (Tribunal paritaire des baux ruraux)
- Thẩm quyền xét xử: giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thuê

mướn đất nông nghiệp giữa chủ sở hữu đất và người thuê đất.
- Giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải hoặc đưa ra các phán quyết.
Quyết định của tòa án là quyết định sơ thẩm có thể bị xem xét lại theo trình tự
phúc thẩm, tuy nhiên đối với những tranh chấp nhỏ hơn 4.000 EUR thì quyết
định của Tòa này đồng thời có giá trị chung thẩm.
- Địa hạt của Tòa án nông nghiệp sơ thẩm giải quyết các tranh chấp liên
quan đến việc thuê mướn đất nông nghiệp trùng với địa hạt của Tòa án sơ thẩm
thẩm quyền hẹp tại vùng đó.
ii. Tòa án hình sự
Quy trình tố tụng hình sự ở Pháp gồm 3 giai đoạn:
- Điều tra của cảnh sát;
- Điều tra tư pháp (gọi là l’instruction);
- Xét xử;
Giai đoạn 2 trong hệ thống xét xử hình sự Pháp hầu như khác biệt với hệ
thống thông luật. Điều tra hình sự cho những tội nghiêm trọng được thực hiện
14


bởi thẩm phán điều tra (gọi là le juge d’s instruction) trong khi toà án tại Anh và
xứ Wales thì toàn bộ quá trình điều tra được thực hiện bởi cảnh sát và bên đại
diện của bị cáo. Ở bước thứ 3 trong một vụ xét xử hình sự ở Pháp thường tán
thành với những dấu vết, bằng chứng của các cuộc điều tra trước đó, trong khi
pháp luật của Anh và xứ Wales thì tất cả những quyết định cũng như sự thật và
luật pháp được thực hiện ở chính các phiên xử nơi mà các bên trình bày các sự
kiện.Trong khi bước 1 của quy trình tố tụng nằm ngoài hệ thống toà án thì bước
2 và 3 đều nằm trong chuỗi hệ thống toà án2.
2.1. Toà vi cảnh (Tribunal de police)
Thẩm quyền: xét xử các tội vi cảnh, có thể áp dụng các hình phạt tù từ 01
Toà ngày đến 02 tháng, phạt tiền từ 3.000 EUR trở xuống.
vi Hội đồng thẩm phán: Một thẩm phán

cảnh Khả năng phúc thẩm: có thể kháng cáo lên Toà phúc thẩm, trừ những tội
nhẹ án sơ thẩm cũng là chung thẩm
Những tội nhẹ (được biết như là contraventions – những vi phạm) được xét
xử tại toà vi cảnh, là một bộ phận đặc biệt của Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Toà
vi cảnh hạn chế thẩm quyền tuyên án như đưa ra khung hình phạt không quá
3.000 EUR và cho những tội nhẹ như tiêu thụ tài sản ăn cắp. Những tội danh nhẹ
liên quan đến việc lái xe, hình phạt thường được áp dụng là tước giấy phép lái
xe trong một thời gian ngắn, trong trường hợp này, án sơ thẩm cũng là án chung
thẩm. Đối với những trường hợp khác, cả nguyên cáo lẫn bị cáo đều có quyền
kháng cáo lên toà cấp cao hơn3.
2.2. Toà tiểu hình (Tribunal correctionnel)
Thẩm quyền: xét xử các tội thường (délit), có thể áp dụng hình phạt tù
từ trên 02 tháng hoặc phạt tiền trên 3.000 EUR.
Toà Hội đồng thẩm phán: thông thường gồm 03 thẩm phán của Toà án sơ
tiểu thẩm thẩm quyền rộng, có thể yêu cầu bổ sung thêm thẩm phán của toà
hình án khác hoặc toà phúc thẩm hoặc chỉ 01 thẩm phán xét xử các vụ án
đơn giản.
Khả năng phúc thẩm: có thể kháng cáo lên Toà phúc thẩm.
Toà tiểu hình sẽ xét xử những tội phổ biến (các thường tội), như là một bộ
phận đặc biệt của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng (TGI: Tribunal De Grande
Instance). Mức phạt đối với Toà tiểu hình lên đến trên 3.000 EUR hoặc hình
phạt tù trên 02 tháng. Trong đó, những tội nghiêm trọng hơn được xét xử bởi 3
thẩm phán (theo điều 398, Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu cần thiết, những thẩm
2 6

, Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77.
Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77.

3


15


phán của các toà án khác hoặc toà phúc thẩm có thể được triệu tập để gia tăng số
lượng. Đạo luật ngày 08 tháng 02 năm 1995 chỉ ra rằng, có một số những tội ít
quan trọng hơn (thường chiếm khoảng một nửa các trường hợp), tuỳ thuộc vào
các trường hợp ngoại lệ giới hạn, phải được xét xử bởi 01 thẩm phán (theo điều
398 – Bộ luật Tố tụng hình sự). Những trường hợp này dành cho các tội danh vi
phạm giao thông, tội danh liên quan đến dùng thẻ tín dụng hoặc séc sai mục
đích, sử dụng chất ma tuý nhẹ. Những tiện nghi của Toà án sơ thẩm thẩm quyền
rộng điều được áp dụng cho các toà dân sự và hình sự.
Để phù hợp với mức độ gia tăng phức tạp của các tội nghiêm trọng liên
quan đến kinh doanh và tài chính, những quyết định của luật (điều 704, Bộ luật
tố tụng hình sự) chỉ ra rằng, những vụ án này sẽ được chỉ định xét xử bởi những
chuyên gia của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng. Phiên toà xét xử sẽ được giao
cho những chuyên gia trong lĩnh vực này, ít nhất có một bộ phận đặc biệt trong
khu vực được kiểm soát bởi Toà phúc thẩm. Thẩm phán điều tra được chỉ định
trong trường hợp này là một chuyên gia đóng vai trò của bên công tố.
Đối với những trường hợp nhỏ của loại này, khi hình phạt không vượt quá
khung hình phạt của toà vi cảnh, phiên xét xử giảm nhẹ sẽ được giao cho toà vi
cảnh sau quá trình điều tra và khởi tố của bên công tố thuộc Toà án sơ thẩm
thẩm quyền rộng. Các phiên toà này được xét xử công khai4.
Một cải cách đã từng được thực hiện trong một số phiên Toà tiểu hình khi
đưa ra hình thức xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn, điều mà từ trước đó
chỉ được thực hiện ở Toà đại hình. Số thành viên hội thẩm của Bồi thẩm đoàn đã
có lúc lên đến 06 người cùng tham gia xét xử với 03 thẩm phán. Tuy nhiên, vào
năm 2013, trong một cuộc cải cách xã hội, tổng thống Francois Hollande đã
quyết định xoá bỏ cải cách này vì chi phí thực hiện đắt đỏ, làm chậm quy trình
xét xử và không đem lại nhiều thay đổi có ý nghĩa5.
2.3. Toà đại hình (Cour d’Assises) xét xử các tội đại hình (tội giết người).

Toà Thẩm quyền: để xét xử các tội nghiêm trọng trong đó người bị xét xử
đại không phải là trẻ vị thành niên hoặc quân nhân, hình phạt từ 10 năm tù
hình cho đến chung thân.
Hội đồng thẩm phán:03 thẩm phán gồm 01 Chánh án được lựa chọn từ
thẩm phán của Toà phúc thẩm và 02 thẩm phán hỗ trợ được lựa chọn từ
thẩm phán của Toà phúc thẩm hoặc Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng.
Ngoài ra, tham gia vào quá trình xét xử còn có 01 công tố viên và 09 hội
4

Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77.

5

Dr. Audrey Guinchard, Dept. Of Law, Unversity of Essex, Para 6,The French Legal system,
/>
16


thẩm
Khả năng phúc thẩm:có thể kháng án lên Toà phá án (trước 2001); kháng
cáo lên một Toà đại hình khác (từ 2001, theo Đạo luật 15 tháng 06).
Đây là toà để xét xử các tội nghiêm trọng. Hình phạt ở mức xét xử này từ
10 năm tù đến chung thân. Những hình phạt khác như tử hình hoặc lưu đày đã
được huỷ bỏ. Trong phiên toà này, bị cáo được hưởng lợi do có sự tham gia của
Bồi thẩm đoàn, đây cũng là phiên toà duy nhất của Pháp có hình thức xét xử
này. Phiên toà được thành lập theo đạo luật 16 -26 tháng 9 1791. Toà đại hình ở
Pháp được thành lập dựa trên toà đại hình của Anh và xứ Wales, nay đã được bãi
bỏ. Nhưng toà đại hình của Pháp thì vẫn còn được áp dụng cho đến nay. Toà đại
hình khác với những toà án khác của Pháp ở chỗ thông thường, không có kháng
cáo gửi cho Toà phúc thẩm bởi vì người Pháp cho rằng Bồi thẩm đoàn đã đại

diện cho tiếng nói của người dân Pháp. Tuy nhiên, toà đại hình vẫn có thể được
kháng cáo lên toà cấp cao hơn là Toà phá án. Vì toà đại hình thường được diễn
ra trong vòng 15 ngày nên các thành viên Bồi thẩm đoàn thường không phải
đảm nhiệm vị trí này quá lâu. Các buổi họp thường được sắp đặt trước. Tại
Paris, Toà đại hình được họp thường xuyên trong khi ở các địa phương khác,
Toà đại hình được triệu tập mỗi quý. Toà đại hình thường không có trụ sở riêng
(điều 232, Bộ luật tố tụng hình sự), mà thường đặt tại toà phúc thẩm gần nhất và
phần lớn các trường hợp ở các thành phố chính. Riêng ở một số thành phố, Toà
đại hình sẽ được tổ chức cùng địa điểm với Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng.
a. Quyền hạn xét xử:
Đối với các tội hình sự, toà án phải xét xử tất cả những trường hợp được
gửi đến sau khi hoàn thành 02 bước đầu tiên của quy trình tố tụng (điều 231, Bộ
luật tố tụng hình sự). Chỉ có trường hợp ngoại lệ được xét xử chuyên biệt, ví dụ,
trường hợp kết án đối với trẻ em. Toà án có thẩm quyền xét xử là toà án nơi bị
cáo sinh sống hoặc bị bắt giữ.
2. Tổ chức xét xử
Chánh án của Toà phúc thẩm gần nhất sẽ lựa chọn một chánh án cho toà
Đại hình. Chánh án Toà đại hình được bổ nhiệm trong 01 nhiệm kỳ. Chánh án
được lựa chọn từ những thẩm phán của Toà phúc thẩm(điều 247, Bộ luật tố tụng
dân sự). Hỗ trợ cho chánh án có 02 thẩm phán (gọi là assesures). Họ được chọn
từ những thẩm phán của Toà phúc thẩm hoặc Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng.
Một số thẩm phán trợ giúp khác có thể được bổ nhiệm nếu cần6 .
6

Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77

17


Trong các phiên Toà đại hình, ngoài 03 thẩm phán, 01 công tố viên, còn có

bồi thẩm đoàn gồm 09 hội thẩm. Các hội thẩm tham gia xét xử vụ án được lựa
chọn một cách ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm trong số 50 hội thẩm
nhân dân được toà án gọi đến. Danh sách các hội thẩm nhân dân được Toà đại
hình lựa chọn hàng năm từ danh sách cử tri có lý lịch tư pháp trong sạch. Các
thẩm phán và bồi thẩm đoàn bình đẳng khi xử án. Trong phiên Toà đại hình,
thẩm phán và hội thẩm phải bỏ hai loại phiếu kín để giải quyết vụ việc. Phiếu
thứ nhất trả lời câu hỏi có tội hay không có tội. Bị cáo chỉ bị xem là có tội khi có
ít nhất 2/3 tổng số thẩm phán và hội thẩm khẳng định là có tội. Hình phạt cụ thể
sẽ được quyết định sau khi công bố kết quả lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần bỏ phiếu
thứ hai để quyết định hình phạt cụ thể chỉ xảy ra khi kết quả lần một được công
bố là có tội. Trước khi lần bỏ phiếu thứ hai được thực hiện, trong phòng nghị án,
các thẩm phán có nghĩa vụ giải thích quy định điều luật liên quan đến tội phạm
tương ứng mà bị cáo phạm phải. Mức độ hình phạt được quyết định theo đa số7.
2.4. Toà hình sự đặc biệt
Thẩm quyền: để xét xử tội phạm là trẻ vị thành niên, toà án quân
sự, toà án an ninh quốc gia.
Toà hình Hội đồng thẩm phán: 03 thẩm phán, gồm 01 chánh án theo chỉ
sự đặc biệt định của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, 02 thẩm phán địa
phương hỗ trợ.
Khả năng phúc thẩm: kháng cáo lên Toà phúc thẩm.
Trẻ em được xét xử ở một Toà án hình sự đặc biệt. Đối với những tội
nghiêm trọng được thực hiện bởi những người từ 16 -17 tuổi được xét xử ở Toà
đại hình dành cho vị thành niên. Quy trình xét xử tương tự như quy trình xét xử
cho người trưởng thành. Tuy nhiên, án phạt giam giữ được áp dụng nhẹ hơn so
với người trưởng thành. Điểm khác biệt chính trong quy trình xét xử là phải có
tối thiểu 02 thẩm phán là thẩm phán chuyên xét xử vụ án dành cho trẻ em.
Thông thường, các phiên toà này cũng không xét xử công khai. Toà án đại hình
xét xử người dưới 18 tuổi tồn tại song song với xét xử người trưởng thành, sử
dụng cùng nơi xét xử. Hệ thống xét xử dành cho người trưởng thành được đáp
ứng một cách cẩn trọng khi xét xử vị thành niên, trừ những trường hợp tội nhẹ

được xét xử ở toà vi cảnh, nơi không có quy trình đặc biệt. Quá trình điều tra
được thực hiện bởi một thẩm phán hoặc thẩm phán chuyên điều tra tội phạm trẻ
em. Những tội ít nghiêm trọng được điều tra bởi một thẩm phán chuyên biệt.
7

Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 1 có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2009, tr.163

18


Khi quá trình điều tra kết thúc, thẩm phán có thể quyết định xét xử hoặc không
xét xử, và tuyên phạt những hình phạt không ngồi tù như cảnh cáo hoặc các biện
pháp giám sát. Thẩm phán có thể chọn một án phạt giam giữ không quá 05 năm
ở một nơi chuyên biệt. Trường hợp quá trình điều tra được thực hiện bởi một
thẩm phán điều tra, quá trình được thực hiện tương tự như phạm tội ở người
trưởng thành. Nếu kết quả của quá trình điều tra phát hiện những vấn đề cần xét
xử, thì vụ án sẽ được chuyển đến Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng. Toà án được
xét xử bởi một thẩm phán chuyên xét xử các vụ án cho trẻ em, theo chỉ định của
Chánh án Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng, được hỗ trợ bởi 02 thẩm phán địa
phương có định kỳ bổ nhiệm 04 năm8.

II. Tòa án phúc thẩm (Cours d’appel )
Dưới đạo luật 16 – 24 năm 1970, toà phúc thẩm, lúc này tên là (Tribunaux
d’appel) và đổi tên thành Cours d’appel năm 18049.
Theo pháp luật tố tụng Pháp, Tòa phúc thẩm sẽ nhận phúc thẩm tất cả các
bản án bị kháng cáo kháng nghị của tất cả các loại Tòa sơ thẩm, trừ Tòa Đại
hình. Trước đây, Tòa phúc thẩm Pháp, để giảm tải các tranh cãi không cần thiết
đối với vụ án nhỏ, đã không nhận phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền sơ
thẩm của Tòa STTQHC. Nhưng kể từ sau khi các Bộ luật về Tố tụng Dân sự và

Tố tụng Hình sự Pháp được sửa đổi, Tòa phúc thẩm đã nhận phúc thẩm tất cả
các vụ án do Tòa sơ thẩm thụ lý. Về cơ bản, Tòa phúc thẩm có 4 cơ quan chính:
cơ quan Hộ tịch [sociale], chuyên phúc thẩm các quyết định của Tòa lao động
[Conseil de Preud'hommes]; cơ quan Thương mại [commerciale] chuyên phúc
thẩm các bản án của Tòa thương mại; cơ quan Dân sự [civile] chuyên phúc thẩm
các bản án của tribunal civil; cơ quan hình sự [correctionnel] chuyên phúc thẩm
các bản án của Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh.
1. Phúc thẩm quá trình điều tra
Mỗi địa phương đều có Toà phúc thẩm thường trực, bao gồm một chánh
án và 02 thẩm phán. Nhiệm vụ chính là hành động cho những kháng nghị trong
quá trình điều tra đưa ra quyết định thực hiện bởi thẩm phán điều tra. Đối với
những tội nghiêm trọng, sự giảm án trong quá trình phúc thẩm được mở rộng
hơn. Quá trình phúc thẩm sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình điều tra (điều 181, Bộ
luật tố tụng hình sự), và vấn đề sẽ được tiếp tục xử lý theo phán quyết của Toà
8

9

Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77
The Judiciary in France – Ministère De La Justice, Written by Damien Arnaud, Printed by IME,

September 2008, page 10,11

19


đại hình nếu Toà phúc thẩm đồng ý với phán quyết dó. Ngoài ra, Toà phúc thẩm
cũng nhận kháng cáo của những người trong quá trình điều tra, văn phòng công
tố đối với những nội dung cụ thể, ví dụ như từ chối cho tại ngoại. Đối với những
tội danh khác, Toà phúc thẩm ít khi thực hiện đánh giá lại toàn bộ quá trình và

chỉ nhận những kháng cáo cụ thể. Đạo luật ngày 30 tháng 12 năm 1987 (Điều
221.1, Bộ luật tố tụng hình sự) xác định rằng, đối với những tội đã phạm, Toà
phúc thẩm có thể kiểm tra những trường hợp không có tiến triển nào được thực
hiện quá 04 tháng. Trong trường hợp này, vấn đề có thể được xem xét bởi một
thẩm phán điều tra khác.
Không chỉ là nơi để cho bên bị điều tra kháng cáo việc thực hiện điều tra,
Toà phúc thẩm cũng là nơi để các cơ quan công tố kháng nghị trong trường hợp
họ không đồng ý với việc thực hiện điều tra. Toà phúc thẩm được tổ chức và có
những chức năng khác với Toà đại hình, Toà phúc thẩm được tổ chức cố định.
Khi toà không xử án, nó có thể thực hiện những công việc hành chính khác như
điều chỉnh các cáo trạng.
2. Phúc thẩm liên quan đến xét xử
Toà phúc thẩm được thực hiện bởi Toà phúc thẩm địa phương, cho cả
phúc thẩm trong lĩnh vực dân sự và hình sự. Trong trường hợp án dân sự, Toà
phúc thẩm được xét xử lại. Có một sự ràng buộc về tự do trong phiên toà phúc
thẩm là không thể gia tăng bản án khi bị cáo đề nghị phúc thẩm. Toà án chỉ có
thể gia tăng bản án nếu kháng cáo này được thực hiện bởi bên khởi tố. Toà phúc
thẩm sẽ xét xử kháng cáo của Toà vi cảnh và Toà tiểu hình. Toà phúc thẩm sẽ
không xét xử phúc thẩm những quyết định của Toà đại hình. Những phiên toà
phúc thẩm bận rộn nhất có một bộ phận phụ trách án hình sự chuyên biệt, chủ
toạ là thẩm phán của Toà phúc thẩm và có 02 thẩm phán hỗ trợ (điều 5, Bộ luật
tố tụng hình sự). Những phiên toà nhỏ hơn sẽ xét xử luân phiên cả án dân sự và
hình sự. Toà phúc thẩm xét xử trẻ vị thành niên có chủ toạ là một thẩm phán
chuyên gia, thời gian bổ nhiệm 03 năm10.
3. Những cải cách của Toà đại hình
Trước năm 2001, các phán quyết của Toà đại hình có tính chất chung
thẩm, không kháng cáo. Việc không xét xử phúc thẩm ở Toà đại hình có thể vi
phạm Hiệp định chung Châu Âu về nhân quyền mà Pháp đã tham gia. Thêm vào
đó, sự thật và nỗi lo ngại về sự thất bại trong lĩnh vực tư pháp đã dẫn đến một
cuộc cải cách. Năm 1982, Toà đại hình đã được đề nghị thay thế bằng 02 toà

thông thường, cấp thứ 1 thực hiện theo toà án hiện tại, cấp thứ 2 là một toà phúc
10

Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited, (2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77

20


thẩm chuyên biệt, sử dụng Bồi thẩm đoàn nhưng với số lượng lớn hơn. Những
cải cách này đã được thực hiện kể từ năm 2001, với sự ra đời của Luật 15 tháng
06, hay còn gọi là Luật suy đoán vô tội, sửa đổi một số điều cơ bản của Bộ luật
tố tụng hình sự, một bản án của Toà đại hình có thể được phúc thẩm, xem xét lại
cả những tình tiết trong vụ án, chứ không đơn thuần là xem xét việc áp dụng
pháp luật như thủ tục tại Toà phá án. Cơ quan thực hiện chức năng này là một
Toà đại hình khác, hội đồng xét xử sẽ do Toà phá án trực tiếp thành lập với số
lượng thành viên bồi thẩm đoàn nhiều hơn. Đây được xem là bước tiến đáng kể
trong quá trình bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội của pháp luật Tố tụng
hình sự của Pháp11.

III. Tòa án phá án (Cour de Cassation)
Dưới đạo luật 16 -24 năm 1970, Tòa phá án được đặt tên là Tribunal de
cassation) được thành lập năm 1970 nhằm đảm bảo luật pháp được tôn trọng,
xét xử thích hợp với quy định pháp luật hiện tại. Tuy nhiên, Toà phá án lúc này
không nhiều thẩm quyền như hiện nay và được đổi tên lại thành Cour de
Cassation năm 1804 12.
Tòa án phá án (Cour de Cassation): là tòa án tư pháp tối cao của nước Cộng
hòa Pháp. Tòa phá án thường hủy bỏ các bản án của tòa cấp dưới nhưng không
thay thế các bản án đó bằng các bản án của mình mà gửi lại vụ án xuống một
tòa án khác cùng cấp tòa án đã xét xử vụ việc xét xử lại theo trình tự thủ tục
tương tự thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm ở Việt Nam. Tòa phá án không phải

là một cấp xét xử mà chỉ là một cấp thẩm tra trên giấy tờ các bản án có đề nghị
phá án.
1. Thẩm quyền
Xem xét tính tuân thủ đúng các quy tắc của pháp luật vật chất và tố tụng
đúng của tòa cấp khi xét xử.
Hủy bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án phúc thẩm khác xét xử lại.
Tòa Phá án có quyền xem xét lại đối với bất kì bản án nào của bất kì Tòa
nào trong nhánh tòa Tư pháp, xem xét tòa án cấp dưới khi xét xử có tuân thủ
đúng các quy tắc của pháp luật vật chất vầ tố tụng hay không, áp dụng pháp luật
đúng hay sai, tức là chỉ được phép thẩm tra lại việc áp dụng pháp luật của Tòa
án cấp dưới và không được phép xem lại vấn đề tình tiết của vụ án.

11

wikipeida, />The Judiciary in France – Ministère De La Justice, Written by Damien Arnaud, Printed by IME,
September 2008, page 12,13
12

21


Nếu trong quá trình thẩm tra này, Tòa Phá án đồng ý với cách áp dụng
pháp luật của Tòa cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định bác đơn kháng nghị và bản án
kia sẽ là chung thẩm. Nếu Tòa Phá án không đồng ý với cách giải quyết của Tòa
cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành bản án và yêu cầu một Tòa án
khác cùng cấp với Tòa đã đưa ra bản án bị Phá án xét xử. Tòa Phá án không
được giao cho bất kì Tòa nào đã xét xử vụ án này xét xử lại. Tòa án được giao
xét xử phúc thẩm không chính thức bị bắt buộc tuân thủ các hướng dẫn về pháp
luật cho vụ việc của Tòa phá án.
Ví dụ: Tòa Phá án phá một bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 3, thì Tòa

Phá án sẽ giao vụ án này lại cho Tòa Tiểu hình khu vực 2 hoặc một tòa nào khác
tòa khu vực 3 xét xử. Nếu bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 2 tiếp tục bị phá,
thì Tòa Phá án phải giao cho một Tòa tiểu hình khác ngoài Tòa khu vực 2 và khu
vực 3. Cứ thế, trình tự tiếp diễn trở về sau.
Tuy nhiên, nếu bản án thứ hai bị phúc thẩm và bị bác bỏ bởi Tòa phá án thì
tòa phúc thẩm thứ 3 xem xét vụ việc sẽ tuân thủ quan điểm của tòa phá án về
các vấn đề pháp luật.
2. Hội đồng thẩm phán
Tòa phá án được chia thành sáu tòa chuyên trách gồm:3 tòa dân sự, 1 tòa
thương mại, 1 tòa về các vấn đề xã hội, 1 tòa hình sự.
Về nhân sự, Tòa phá án có 1 chánh án, 6 chánh tòa, 8 thẩm phán, 37 cố
vấn, 1 viện trưởng công tố, 1 viện phó công tố, 19 công tố viên cao cấp và viên
ủy quyền. Tổng cộng số thẩm phán và công tố viên của Tòa phá án là 149.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng Luật So sánh, Phan Hoài Nam và Bài giảng Luật so sánh của
ThS Trần Vân Long.
- Xem thêm Chương VII: Hội đồng hiến pháp (Hiến pháp Cộng hòa Pháp).
- Hệ thống tòa án Pháp – Ths. Phan Thị Thu Hà, Viện khoa học xét xử
TANDTC (Thông tin khoa học xét xử số 5/2008, Viện khoa học xét xử Tòa án
nhân dân tối cao).
- Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh (Tái bản lần thứ 1 có sửa
đổi, bổ sung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr.163.
22


- Catherine and Elliot, French legal system, Pearson Education Limited,
(2000), tr. 71, 72, 73, 75, 76,77.
- Ministère De La Justice, The Judiciary in France, Written by Damien
Arnaud, Printed by IME, September 2008

- wikipeida, />- />
23



×