Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.4 KB, 24 trang )

THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ
CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
A.Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN DÂN SỰ QUỐC TẾ
Nhu cầu giao lưu quốc tế giữa các quốc gia gia tăng không ngừng theo từng
giai đoạn phát triển, cùng với sự gia tăng đột biến về số lượng, đó là sự phong phú và
đa dạng của các loại hình quan hệ. Mỗi mối quan hệ luôn hình thành trên cơ sở lợi ích
hữu hình hoặc vô hình giữa các chủ thể nhất định. Do đó, việc giải quyết các tranh
chấp phát sinh giữa các chủ thể này khi xảy ra vấn đề xung đột lợi ích là nhu cầu tất
yếu của xã hội, nhà nước và pháp luật ra đời không ngoài mục đích trên.
Khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh tranh chấp có hai vấn
đề chủ yếu cần được giải quyết là xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết (đầu tiên
là ở cấp độ quốc gia sau đó là cấp độ Tòa án địa phương) và xác định pháp luật được
áp dụng. Nhìn chung, vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia đối với
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định khá khác biệt ở các quốc gia.
Gần như hoàn toàn không thể đạt được đến sự thống nhất do tính tương đối của các
căn cứ, có thể lí giải đó là một trong những nguyên nhân cho sự xung đột, không
thống nhất của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Hầu hết các quốc gia khi xây
dựng hệ thống các quy phạm nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia khi điều
chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều theo xu hướng mở rộng tối đa khả năng
tài phán của mình đối với các quan hệ này. Tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể, các lợi
ích vật chất có thể mang lại cho từ việc tranh giành được thẩm quyền tài phán đó là
không xác định. Mục đích chính của các quốc gia khi đưa ra hệ thống các quy phạm
này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia mình. Điều này
làm phát sinh những xung đột gay gắt về thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với
cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Xung đột thẩm quyền là hiện tượng
hai hay nhiều cơ quan tư pháp (thường là các tòa án) của các nước khác nhau cùng có
thẩm quyền xét xử một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và có thể
có những phán quyết trái ngược nhau.
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc gia đối với một vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài cũng tương tự như việc xác định pháp luật áp dụng, nó có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật ở đây là xung đột


về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế giữa tòa án của các quốc gia khác nhau. Thẩm
quyền này được xác định trên cơ sở: việc kí kết các điều ước quốc tế với các quốc gia
khác (cụ thể trong trường hợp này là các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc
gia) và pháp luật quốc gia.
Chính vì vậy, khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện
tại Tòa án của một quốc gia, vấn đề đầu tiên đặt ra là Tòa án phải xác định xem mình
có thẩm quyền thụ lý giải quyết hay không? Đây là một trong những nội dung quan
trọng của TPQT và có giá trị thực tiễn cao, vô cùng cần thiết trong hoạt động xét xử
của Tòa án. Do vậy, em quyết định chọn đề tài “Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án Việt Nam” với mong muốn được đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật
TPQT Việt Nam nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung trong xu thế hội
nhập thế giới hiện nay.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Khái quát chung về thẩm quyền xét xử của tòa án trong tư pháp quốc tế
1. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Tố tụng dân sự quốc tế là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước
ngoài và việc đảm bảo thi hành các các bản án, quyết định của tòa án về các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài1
Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý nói chung và TPQT nói riêng, việc xác
định các yêu tố nước ngoài là vấn đề quan trọng và ở những chừng mực nhất định đã
được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, theo quy định tại Khoản 2 Điều 405 BLTTDS
Việt Nam năm 2004 thì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc có một trong
các yếu tố sau :
- Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài.
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài .
- Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
* Mối quan hệ giữa “tố tụng dân sự quốc tế” và “thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế”
Theo định nghĩa ở trên thì “tố tụng dân sự quốc tế” bao gồm những vấn đề:
+ Thứ nhất, vấn đề thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế;
+ Thứ hai, quy chế pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân và nhà nước
nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế;
+ Thứ ba, vấn đề ủy thác Tư pháp quốc tế;
+ Thứ tư, vấn đề công nhận thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài.
2. Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Trong tiếng Việt, thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một
vấn đề theo pháp luật2. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy
nhà nước do pháp luật quy định. Ở một số nước trên thế giới, thuật ngữ này cũng
được sử dụng với nghĩa tương tự. Chẳng hạn, trong từ điển luật học của Pháp, thuật
ngữ thẩm quyền (competence) được hiểu là khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan
công quyền (autorite publique) hoặc cơ quan tài phán (Juridiction) thực hiện công
việc nhất định hoặc thẩm cứu hoặc xét xử một vụ kiện 3. Trong từ điển luật học của
Mỹ, thẩm quyền được hiểu là khả năng cơ bản và tối thiểu để cơ quan công quyền
xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và giải quyết một
việc gì theo pháp luật4.
Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thẩm quyền của tòa án tư pháp của một
nước nhất định đổi với việc xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài 5. Thẩm
quyền này của Tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà
Nguyễn Bá Diến: Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 331.
Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, năm 2003, tr.922.

3 Xem: Lexique des termes termes juridique, Nxb.Dalloz, năm 2001, tr.122.
4 Xem: Black Law, Nxb. Publishing Co, năm 2001, tr.284.
5 Nguyễn Bá Diến: Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 337.
1
2

2


quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó.
Nhưng nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa
án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền xét xử riêng biệt. 6
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án
nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy
thuộc vào TPQT của các nước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với
những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét
xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án
nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có
tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Trong
trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc,
tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử
riêng biệt của quốc gia sở tại.
Các quốc gia khi xác định thẩm quyền xét xử của tòa án nước mình về một vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào đó thường dựa trên cơ sở tính hợp lý của nó mà
không quy định một cách chung chung, tùy tiện. 7Tính hợp lý nằm ở chỗ vụ việc có
liên quan gì tới quốc gia đó hay không (như quốc tịch, nơi cư trú của các bên chủ thể;
sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ; đối tượng của quan hệ đang phát sinh
tranh chấp). Thông thường, quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình
đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự của quốc gia

(ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự có
liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam ) hay
nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vực ngành nghề nào đó
trong nước (ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi
nhánh tại Việt Nam).
II.
Xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở
các nước
Để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật của
tất cả các quốc gia đều có quy định về các trường hợp tòa án và các cơ quan có thẩm
quyền khác của mình có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài.
- Bộ Luật dân sự Napoleong của Pháp năm 1804
Theo các Điều 14 và 15, nếu ít nhất một bên tranh chấp không phân biệt
nguyên đơn hay bị đơn, là người mang quốc tịch Pháp thì Tòa án Pháp có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự. Riêng trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản ở
Pháp, thì Tòa án Pháp giữ đặc quyền giải quyết tranh chấp, bất kể có công dân, pháp
nhân của Pháp có tranh chấp hay không8.
ThS. Nguyễn Bá Bình, Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với hợp
đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
web:.
7 Đã dẫn
8 Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB. Chính trị quốc gia, 2001, tr. 246.
6

3



Việc áp dụng các Điều 14 và 15 của Bộ luật Dân sự Napoleong dẫn đến tình
trạng Tòa án Pháp không có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp giữa những người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài với nhau, mặc dù tranh chấp xảy ra trên lãnh thổ
Pháp hoặc có ít nhất một bên đương sự cư trú ở Pháp. Nó dẫn đến sự hạn chế khả
năng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tìm kiếm sự bảo hộ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bằng Tòa án trên lãnh thổ Pháp, không đáp ứng nhu cầu
thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế. Trên thực tiễn, Pháp coi hai điều này mang tính chất
tùy nghi và cho đến thời điểm này, bên cạnh việc duy trì nguyên tắc chung và cơ bản
nói trên, Pháp đã bổ sung thêm một nguyên tắc mới làm cơ sở xác định thẩm quyền
của Tòa án Pháp như: thẩm quyền xét xử theo nơi cư trú của bị đơn, thẩm quyền xét
xử theo nơi xảy ra sự đâm va tàu thuyền trên biển…
- Pháp luật Anh – Mỹ:
Không gắn việc xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài với quốc tịch của các đương sự. Nguyên tắc cơ bản được Anh –
Mỹ áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án là khả năng thực tế trao cho (tống
đạt) bị đơn lệnh ra tòa. Theo nguyên tắc này, bị đơn có mặt hay hiện diện, dù chỉ
trong thời gian rất ngắn, nếu kịp trao cho bị đơn lệnh gọi ra tòa cũng đủ khả năng tòa
án Anh – Mỹ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bất kể bị đơn cư trú ở đâu và có
quốc tịch nào9.
Nguyên tắc nêu trên gây khó khăn cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của bên nguyên đơn. Vì vậy, thực tiễn tư pháp Anh – Mỹ, tòa án tối cao của
Anh phải quy định cho phép các tòa án Anh giải quyết các tranh chấp liên quan đến
các vùng đất trên lãnh thổ Anh hoặc phát sinh từ quan hệ hợp đồng kí kết ở Anh hoặc
do hành vi gây thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Anh, bất kể bị đơn có hiện diện ở Anh
hay không; đối với các loại đơn kiện nhằm đạt lấy một bản án hay quyết định có hiệu
lực đối với mọi người, không chỉ đối với các bên tranh chấp, Tòa án Anh nơi có tài
sản tranh chấp hoặc nơi cư trú của bị đơn có quyền giải quyết.
- Ở các nước như Nga, Đức, Nhật, Bungari, Rumani, Hungari và nhiều nước
khác

Nguyên tắc chung làm cơ sở xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc thẩm quyền theo nơi cư trú của bị
đơn10 (bị đơn cư trú ở nước nào thì Tòa án nước đó có thẩn quyền giải quyết tranh
chấp. Đối với pháp nhân, nơi “cư trú” của bị đơn được hiểu là nơi đặt trụ sở chính của
pháp nhân.
Ngoài nguyên tắc chung nêu trên, mỗi nước đều xây dựng những nguyên tắc
cụ thể xác định thẩm quyền giải quyết một số loại tranh chấp cụ thể như: Thẩm quyền
theo nơi có tài sản, thẩm quyền theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, nơi pháp sinh
hậu quả hành vi gây thiệt hại …
2. Xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong các điều ước quốc tế
Vấn đề xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài trước hết được quy định trong pháp luật của từng nước, nhưng cũng được
9

Đã dẫn.
Đã dẫn.

10

4


các nước thỏa thuận quy định trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương.
Việc thống nhất phân định thẩm quyền quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài bằng cách kí kết các điều ước quốc tế là việc làm rất cần
thiết, nhằm khắc phục tình trạng xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài, khắc phục tình trạng một tranh chấp có yếu tố nước
ngoài nhưng hai hay nhiều nước hữu quan đều khẳng định thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình hay họ đều khước từ giải quyết với lý do không thuộc thẩm quyền của

mình.
Hiện nay chưa có điều ước quốc tế đa phương nào quy định những nguyên tắc
chung cũng như trường hợp ngoại lệ trong việc phân định thẩm quyền giữa các nước
trong việc giải quyết tất cả các loại vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Chỉ có các
điều ước quốc tế đa phương được kí kết về vấn đề hay lĩnh vực cụ thể nhất định và
nếu có sự phân định nêu trên thì chỉ xây dựng quy định về phân định thẩm quyền giải
quyết vụ việc, án kiện trong lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ, Công ước năm 1961 về cơ
quan có thẩm quyền và pháp luật được áp dụng đối với các vụ án nhằm bảo hộ vị
thành niên, quy định áp dụng nguyên tắc thẩm quyền nơi thường trú của đứa trẻ.
Trong số các điều ước quốc tế có quy định việc phân định thẩm quyền giữa
các nước trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì phải kể
đến các điều ước quốc tế song phương, đặc biệt là các hiệp định tương trợ tư pháp. Về
cơ bản, ở các hiệp định tương trợ tư pháp thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa
án được xác định theo những nguyên tắc chung.
III. Xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài trong pháp luật Việt Nam
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài được quy định tại chương XXXV BLTTDS năm 2004 (Từ điều 410 đến Điều
413). Theo đó thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam được xác định
như sau :
- Khi có Điểu ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về việc đó (ví dụ
: các hiệp định tương trợ tư pháp, các hiệp định thương mại, hàng hải…) thì tuân theo
các quy tắc được thống nhất trong điều ước quốc tế.
- Trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền của tòa án Việt
Nam được xác định theo các quy tắc của pháp luật Việt Nam.
Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của
Tòa án trước hết được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việt Nam đã kí 16 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, cụ thể: CHDC Đức,
CHXHCN Xô Viết, Liên Bang CHXNCN Tiệp Khắc,… và gần đây là với An-giê-ri

năm 2010. Trong các hiệp định này, nhìn chung việc phân định thẩm quyền xét xử
của tòa án trong đại đa số các trường hợp được xác định dựa trên mối liên hệ quốc
tịch. Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc là tòa án của nước mà một trong các
bên đương sự mang quốc tịch. Ngoài căn cứ quốc tịch của đương sự, một số các căn
cứ khác cũng được sử dụng như căn cứ nơi thường trú của đương sự, nơi có tài sản là
đối tượng của tranh chấp…
Việc xác định thẩm quyền xét xử đôi với một số loại vụ việc được quy định
trong các Hiệp định tương trợ tư pháp cụ thể như sau:

5


+ Đối với các vụ việc về tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc
mất năng lực hành vi, vụ việc về hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành
vi hoặc thẩm quyền quyết định mất năng lực hành vi thì thẩm quyền thuộc về tòa án
của nước kí kết mà tòa án mang quốc tịch. Trong một số trường hợp nhất định, tòa án
của các nước kí kết mà đương sự cư trú cũng có thể có thẩm quyền.
Ví dụ, Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và
hình sự giữa CHXH chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga…11
+ Xác định thẩm quyền của tòa án trong việc tuyên bố một người mất tích
hoặc đã chết thì căn cứ vào quốc tịch của quốc tịch của đương sự.
Ví dụ, Điều 23 Hiệp định tương tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề
dân sự và hình sự giữa CHXH chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga…
+ Đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng, tòa án của nước kí kết nơi cư trú chung, hoặc tòa án của nước mà
cả hai vợ chồng đều mang quốc tịch đều có thẩm quyền giải quyết. Nếu một người
mang quốc tịch của nước này và một người mang quốc tịch nước kia thì tòa án của
hai nước đều có thẩm quyền giải quyết.
+ Đối với vụ việc ly hôn, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án của nước mà
cả hai vợ chồng có quốc tịch chung hoặc nơi cư trú chung vào thời điểm đưa đơn xin

ly hôn. Nếu vợ chồng có quốc tịch của hai nước khác nhau và không có nơi cư trú
chung thì tòa án của cả hai nước đều có thẩm quyền giải quyết. Nguyên tắc này cũng
được áp dụng với việc xác định hôn nhân và hủy hôn nhân vô hiệu.
+ Đối với các vụ việc liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, tòa
án có thẩm quyền giải quyết là tòa án của nước ký kết mà người con mang quốc tịch
hoặc có nơi thường trú.
+ Đối với yêu cầu cấp dưỡng, tòa án của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng
thường trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.
+ Đối với những vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy tắc chủ đạo
được sử dụng là quy tắc tòa án của nước nơi hành vi gây thiệt hại. Ngoài ra cũng có
thể áp dụng nơi cư trú của bị đơn để phân định thẩm quyền tài phán của tòa án.
+ Đối với các tranh chấp về quan hệ hợp dồng, quy tắc tòa án nơi thường trú
của bị đơn được ưu tiên áp dụng.
Ví dụ: Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang nga…
+ Đối với các tranh chấp về thừa kế, quy tắc quốc tịch của đương sự được ưu
tiên áp dụng. Nếu di sản là bất động sản thì áp dụng quy tắc nơi có tài sản thừa kế.
Ngoài ra, quy tắc sự lựa chọn của đương sự cũng có thể xem như quy tắc bổ trợ.
Ví dụ: Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang nga…
+ Đối với các tranh chấp về quan hệ lao động, quy tắc nơi thực hiện hành vi
hoặc nơi thường trú của đương sự được áp dụng.
Ví dụ: Điều 44 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang nga…
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì xác định theo các
quy định của Bộ luật Dân sự; Chương XXXI, XXXV của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 (BLTTDS). Đặc biệt, khoản 2, Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã liệt kê

11

Xem thêm: Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga năm 1998.

6



các trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài.
Thẩm quyền chung được hiểu là việc tòa án Việt Nam và tòa án nước ngoài
cùng có thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu hướng
giải quyết của tòa án của tòa án nước ngoài mà phù hợp với những nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam thì quyết định của họ có thể được thừa nhận và thi hành ở
Việt Nam. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Điều 410 BLTTDS Việt Nam năm
2004. Cơ sở của việc quy định thẩm quyền chung thường xuất phát từ việc hầu hết
các quốc gia trên thế giới có những quy định giống nhau về dấu hiệu xác định thẩm
quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, khi xuất hiện vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài thì có khả năng có nhiều toà án cùng có thẩm quyền. Điều
này tạo điều kiện mở rộng thẩm quyền xét xử của các quốc gia cũng như tạo điều kiện
cho những người đi khởi kiện lựa chọn được toà án nào có thể bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích của mình khi bị xâm hại.
Thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam là việc giải quyết tranh chấp dân
sự có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về toà án của Việt Nam .Tức là trong một số trường
hợp pháp luật Việt Nam chỉ có tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết nên khi tòa
án nước ngoài có giải quyết thì quyết định của họ sẽ không được thừa nhận và thi
hành ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam tại điều 411 BLTTDS Việt Nam năm 2004 và
trong một số hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước.
Cơ sở của việc quy định thẩm quyền riêng biệt là lý luận về sự phù hợp và mối
quan hệ đặc biệt giữa tranh chấp và tòa án một quốc gia cụ thể; Yếu tố chủ quyền, lợi
ích của quốc gia hoặc vấn đề an ninh trật tự công cộng của quốc gia. Qua đó bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Lý luận chung về thẩm quyền giải quyết các vụ việc trong TPQT ở các nước
đã chỉ ra rằng, có ba vấn đề cơ bản phải cân nhắc để xác định khi nào thì một tòa án

có thẩm quyền: Một là, đối với vụ việc tranh chấp cụ thể có căn cứ để xác định thẩm
quyền không; hai là, mặc dù có căn cứ thẩm quyền, trường hợp nào tòa án sẽ từ chối
thực hiện thẩm quyền đó; và ba là, có vấn đề hạn chế thẩm quyền không 12.
2. Các trường hợp cụ thể
2.1. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam.
2.1.1. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với việc giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 410
BLTTDS năm 2004.
Theo quy định này thì việc xác định thẩm quyền của tòa án đươc dựa trên các
dấu hiệu như sau:
a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam
hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

ThS. Đồng Thị Kim Thoa,(2004), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
trong pháp luật Việt Nam và Thụy Điển – Từ góc độ nghiên cứu so sánh, Luận văn thạc sỹ Luật học,
tr.16.
12

7


+ Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự có cơ quan, tổ
chức nước ngoài tham gia khi cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn và phải
có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý tại Việt Nam.:
Theo Khoản 20, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp có
quốc tịch Việt Nam khi thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, trong
trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài)
nhưng có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý ở Việt Nam thì, các đối tác của doanh
nghiệp vẫn có quyền khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án Việt Nam.
Cũng theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại khoản 1 điều 35 quy định: “Trụ

sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp”.
+ Vì sao lại căn cứ vào cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn và phải có trụ
sở chính?
Thứ nhất, trụ sở chính của doanh nghiệp đóng vai trò quản lí điều hành chính
cho hoạt động của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc nó có trách nhiệm chính
trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của các bộ phận mà nó
quản lí.
Thứ hai xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia theo lãnh thổ. Dù
không phải là pháp nhân, cơ quan có quốc tịch của quốc gia sở tại, tuy nhiên những
hoạt động chính yếu của nó được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia này. Chính vì vậy,
với quyền lực của mình, quốc gia sở tại buộc nó phải chấp nhận thẩm quyền tài phán
của mình trên cơ sở đảm bảo trật tự pháp lí được thiết lập trong nội tại lãnh thổ quốc
gia đó.
Thứ ba cũng khá thiết thực như đã được trình bày ở trên là tạo điều kiện cho
quá trình tố tụng, đặc biệt là việc thi hành án. Một khi trụ sở chính của cơ quan tổ
chức nằm trên lãnh thổ của Tòa án có thẩm quyền thì việc tống đạt các văn bản cũng
sẽ rất thuận lợi, các hoạt động cưỡng chế thi hành án,… sẽ không qua nhiều thủ tục
phức tạp như ủy thác tư pháp,….
Quy định trên cũng cho thấy, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết
trong trường hợp này khi phía khởi kiện là bên Việt Nam; còn nếu cơ quan, tổ chức
nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước
ngoài khởi kiện, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết.
+ Tòa án Việt Nam cũng có quyền giải quyết vụ việc khi bị đơn là cơ quan, tổ
chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Luật không nói rõ là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả
các vụ việc phát sinh có liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của
cơ quan, tổ chức nước ngoài hay chỉ trong một số trường hợp cụ thể. Cách quy định
của điều luật cho ta hiểu rằng, Tòa án Việt Nam có quyền giải quyết tất cả các vụ việc
mà bị đơn là tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Trên thực tế có nhiều trường hợp không có một mối liên hệ nào giữa tư cách bị

đơn của cơ quan, tổ chức nước ngoài với các chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ
quan, tổ chức nước ngoài đó tại Việt Nam.
Ví dụ: Một công ty Nhật Bản có chi nhánh tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt
động, công ty Nhật Bản có thuê nhà tại Nhật của công dân Nhật làm trụ sở của Công
ty và trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh tranh chấp. Công dân Nhật khởi

8


kiện công ty Nhật. Vụ việc này Tòa án Việt Nam không thể có thẩm quyền giải quyết
dù công ty Nhật Bản có chi nhánh tại Việt Nam và là bị đơn trong vụ việc.
Như vậy, về mặt thực tiễn áp dụng, vấn đề này sẽ tạo nên khá nhiều các bất
cập và thiếu tính khả thi.
Do đó, những quy định này nên sửa đổi theo hướng Tòa án Việt Nam sẽ có
thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn có có quan quản lí, chi nhành văn
phòng đại diện tại Việt Nam nhưng hoạt động đó phải liên quan đến hoạt động của
chi nhánh văn phòng đại diện đó, tương tự như quy định của Brussell Convention
2002, tại khoản 5 Điều 4: “Dựa theo tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của
chi nhánh văn phòng đại diện hoặc cơ quan quản lí khác thì Tòa án nơi mà chi nhánh,
văn phòng đại diện đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền”13
b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trường hợp thứ nhất, bị đơn người nước ngoài có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài tại Việt Nam:
Khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định: “Người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài ở Việt Nam”. Như vậy, người nước ngoài có nơi cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài tại Việt Nam được xem là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Và

theo quy định trên, khi bị đơn nước ngoài chỉ có nơi tạm trú tại Việt Nam mà không
có tài sản trên lãnh thỗ Việt Nam, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có một quy định nào
rõ ràng, phân biệt về thường trú hoặc tạm trú. Trong Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ
Quốc Hội số 35/2001/PL-UBTVQH10 về Thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao có một quy định: “Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại
Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt Nam; được coi là
không cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam dưới 183 ngày”
Vậy Tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào tiêu chí nào để xác định thẩm quyền tài
phán của mình, đây là một vấn đề mà pháp luật còn bỏ ngỏ. Vì vậy, pháp luật tố tụng
hoặc các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan cần có những bổ sung hợp lí
tạo điều kiện cho quá trình thực thi các quy định đã được ban hành.
Quy định này trái với một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví
dụ: Khoản 1, Điều 18 của Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình
sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy
định: “Tòa án của một trong hai bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm
quyền đối với vụ việc, nếu bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của
bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu tiến hành trình tư tố tụng”. Trong trường hợp này,
quy định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng nên sẽ có những trường hợp Tòa
án Việt Nam có thẩm quyền xét xử dù bị đơn nước ngoài chỉ có nơi tạm trú tại Việt
Nam.14
13

Nguyên văn: “As regards a dispute arising out of the operations of a branch, agency or other
establishment, in the courts for the place in which the branch, agency or other establishment is situated”
14

Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Hoa 1998

9



Nhìn chung, khi quy định về vấn đề này, so với thẩm quyền tài phán của một
số nước trên thế giới thẩm quyền tài phán của nước ta khá hạn chế. Xuất phát từ đặc
tính của liên hiệp các quốc gia Châu Âu Brussell Convention 2002 của Cộng đồng
chung Châu âu quy định khá mở rộng và chi tiết về thẩm quyền tài phán trong lĩnh
vực này, cụ thể:
“1. Đối với những vấn đề trong công ước này, công dân cư trú ở những nước
thành viên, bất kể quốc tịch gì, sẽ có quyền đưa vụ kiện ra tòa của nước thành viên
đó.
Những công dân không mang quốc tịch của nước thành viên mà cư trú tại đó
sẽ được điều chỉnh bởi thẩm quyền của Tòa án nời người đó cư trú,…
2. Trong trường hợp có nhiều nơi cư trú thì nơi cư trú gắn bó mật thiết hoặc
thường xuyên cư trú, Tòa án sẽ có thẩm quyền”.
+ Trường hợp thứ hai, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có
tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Với việc hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào hoạt động kinh tế quốc tế, việc mở
rộng phạm vi các quan hệ người nước ngoài được tham gia tại Việt Nam, việc phát
sinh ngày càng nhiều tài sản của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là điều tất
yếu. Trong trường hợp này, khi người nước ngoài là bị đơn trong vụ tranh chấp mà có
tài sản tại Việt Nam, vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Tài sản của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam theo điều luật không phân biệt
là động sản hay bất động sản. Quy định này khác biệt so với nguyên tắc xác định Tòa
án theo lãnh thổ tại điểm c, khoản 1, Điều 35 của BLTTDS: Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản; nếu tài sản liên quan
đến tranh chấp không phải là bất động sản, thẩm quyền sẽ thuộc Tòa án nơi cư trú của
bị đơn mà không cần biết tài sản đó đang ở đâu.
c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp
dưỡng, xác định cha mẹ.

Khi bên nước ngoài là nguyên đơn, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
vụ việc trong các trường hợp cụ thể là yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ và
người nước ngoài phải cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Đây là một trường hợp ngoại lệ của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam khi
điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy định trên là hợp lý vì những
vụ việc này liên quan đến nhân thân của các đương sự trong vụ việc cũng như những
chủ thể khác có liên quan nên khi vụ việc xảy ra, các chủ thể hiện đang có mặt tại
Việt Nam, bên người nước ngoài có quyền khởi kiện tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu
giải quyết. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để bên nước ngoài bảo vệ lợi ích hợp pháp
của mình, Tòa án Việt Nam có thể xác minh vụ việc, điều tra, thu thập chứng cứ cũng
như áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết trong quá trình giải quyết vụ việc. Đây
cũng là một trong những biểu hiện của việc đối xử tương xứng của pháp luật một
quốc gia đối với công dân nước mình và công dân nước ngoài hoặc người không quốc
tịch cư trú cùng trên một lãnh thổ.
d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam,

10


nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài. Trường hợp này được chia thành:
+ Quan hệ theo pháp luật Việt Nam:
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bên nước ngoài không có trụ
sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ
quan, tổ chức) hoặc không có nơi thường trú ở Việt Nam (đối với cá nhân) nhưng căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam. Quy định này
là hợp lý vì nếu trong trường hợp cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, cơ quan quản lý,
chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc cá nhân có nơi thường trú ở nước
ngoài mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó không theo pháp luật Việt

Nam, Tòa án Việt Nam sẽ không có cơ sở để giải quyết và cũng không có điều kiện
để giải quyết.
Trong trường hợp này, trước khi xác định thẩm quyền xét xử, Tòa án Việt
Nam cần phải xác định luật áp dụng cho quan hệ này có là pháp luật Việt Nam hay
không, bởi nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ không theo pháp luật Việt
Nam, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Ở đây, Tòa án phải biết luật
nội dung áp dụng cho quan hệ có phải là luật Việt Nam hay không rồi mới xác định
thẩm quyền xét xử. Nếu luật nội dung áp dụng là luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam
mới có thẩm quyền xét xử15.
Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng, khi áp dụng quy định trên dường
như chúng ta đã đi ngược lại nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật và giải quyết
xung đột thẩm quyền xét xử.16
+ Quan hệ xảy ra ở Việt Nam:
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bên nước ngoài không có trụ
sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ
quan, tổ chức) hoặc không có nơi thường trú ở Việt Nam (đối với cá nhân) nhưng căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: Công ty du lịch M tổ chức chương trình du lịch cho một số công dân
của Thái Lan (gồm A, B, C, D) tại Việt Nam theo hình thức đi du thuyền trên sông
Cửu Long. Chẳng may, du thuyền bị đắm, ông B là công dân Thái Lan bị chết đuối.
TS. Đỗ Văn Đại, TS. Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, 2006, tr. 51.
16 “vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia phải được giải quyết trước khi giải quyết xung đột
pháp luật vì khi đã xác định được Tòa án có thẩm quyền mới có cơ sở pháp lí cho việc xác định pháp
luật áp dụng” Xem: Ths. Lê Thị Nam Giang, Tư Pháp Quốc Tê, Nxb Đại Học Quốc Gia, Tp Hồ Chí
Minh, năm 2007, tr 92.
“cần khẳng định rằng thẩm quyền và chọn luật áp dụng là hai câu hỏi hoàn toàn khác nhau và dựa vào
hai nhóm quy phạm khác nhau. Khi có một vụ kiện được đưa ra trước Tòa án Việt Nam thì câu hỏi đầu
tiên mà tòa phải trả lời chưa phải là “Liệu pháp luật Việt Nam (quy phạm nội dung) có được áp dụng
cho tranh chấp này hay không?” (tức là chưa phải câu hỏi về “chọn luật áp dụng”), mà phải là “Liệu

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này hay không?” (tức là câu hỏi về thẩm quyền).
Chỉ khi nào giải quyết xong câu hỏi đầu tiên (câu hỏi về thẩm quyền) với kết quả trả lời là có, tức là
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thì câu hỏi thứ hai mới đươc đặt ra: “Căn cứ vào
các quy phạm xung đột pháp luật của Việt Nam thì hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để giải
quyết vụ việc?”. Trả lời câu hỏi thứ nhất là có, rồi thì các quy định về quy phạm xung đột mới có cơ hội
được áp dụng”
Xem: Nguyễn Văn Cương, không nên đặt quy phạm xử lí xung đột pháp luật vào luật cạnh tranh,
/>15

11


Ông E là con ông B hiện đang làm việc tại Việt Nam muốn kiện công ty M ra Tòa án
Việt Nam để được bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trong trường hợp này, sự việc đã
xảy ra ở Việt Nam và có ít nhất một bên đương sự (ông E) là người nước ngoài nên
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Việc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tài phán đối với những vụ việc dân sự
về quan hệ dân sự xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam là nhằm mục đích đảm bảo trật tự
quản lí xã hội của nhà nước, ngoài mục đích này thì cũng còn khá nhiều các thuận lợi
khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự đó. Cụ thể, vì quan hệ đó xay ra trên lãnh
thổ của Việt Nam nên trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng liên quan đến
việc xác định những vấn đề liên quan đó sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, khi quan hệ đó
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì khả năng lớn là quan hệ đó sẽ chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam (toàn bộ hoặc ở một khía cạnh nào đó của quan hệ), hay nói
cách khác pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam, điều này sẽ tạo điều kiện rất
thuận lợi khi Tòa án Việt Nam là Tòa án có thẩm quyền tài phán.
Quy định này là một bước tiến bộ của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét
xử của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong điều
kiện Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế, những
quan hệ dân sự mà một bên hoặc cả hai bên tham gia đều là nước ngoài được thực

hiện tại Việt Nam diễn ra ngày càng phổ biến.
đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các
đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị
đơn cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này, căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài nhưng các
chủ thể tham gia đều là chủ thể Việt Nam và có ít nhất một bên cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp này được xác định theo nguyên tắc quốc tịch
Ví dụ: A là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, sang nước T du lịch. B
cũng là công dân Việt Nam nhưng cư trú, làm ăn ở nước T. Trong một lần lưu thông
tại nước T, xe của B va vào xe xủa A gây ra thiệt hại. Sự việc này xảy ra ở nước
ngoài, cả hai đương sự đều là công dân Việt Nam và một bên cư trú tại Việt Nam nên
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, trong quy định trên, chủ thể Việt Nam tham gia có thể là cá nhân
hoặc tổ chức nhưng Luật lại sử dụng thuật ngữ “cư trú”. Đối với trường hợp nguyên
đơn hoặc bị đơn hoặc cả hai đều cư trú ở Việt Nam, vấn đề không có gì phải bàn cãi.
Nhưng nơi cư trú chỉ dành cho cá nhân chứ không dành cho tổ chức. Do đó, đối với
trường hợp vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương
sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn (hoặc cả
hai) lại là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam thì, Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết hay không? Về vấn đề này, có hai quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chiếu theo điều luật, Tòa án Việt Nam không có
thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên không có cơ sở nào để phủ nhận thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự mà một trong các bên đương sự (nguyên

12



đơn hoặc bị đơn) hoặc cả nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức Việt Nam và có trụ
sở trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết,
Tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết? Việc xác định thẩm quyền trong trường
hợp này sẽ theo nguyên tắc nào?17
Quan điểm thứ hai cho rằng, trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam vẫn có
thẩm quyền giải quyết. Quan điểm này hợp lý hơn nhưng lại không chính xác với
ngôn từ được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 410 của BLTTDS vì cơ quan, tổ
chức không có nơi cư trú mà chỉ có nơi đặt trụ sở chính, nơi đặt trụ sở của chi nhánh,
văn phòng đại diện.18
Tóm lại, theo quy định của điểm này, thì một vụ việc dân sự mà Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền chỉ khi thỏa mãn đủ ba điều kiện sau:
Thứ nhất, quan hệ dân sự đó có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài.
Thứ hai, cả hai bên đương sự đều là cá nhân, cơ quan tổ chức Việt Nam.
Thứ ba, nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam.
e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một
phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Đây là một trong những quy định mang tính chuyên biệt về thẩm quyền tài
phán của Tòa án Việt Nam theo quy định của Điều 410. Hợp đồng về cơ bản cũng là
một loại quan hệ dân sự19, chính vì vậy các căn cứ được phân tích ở trên cũng được áp
dụng cho các giao dịch hợp đồng tương tự như các quan hệ khác. Việc có một quy
định chuyên biệt đối với các giao dịch hợp đồng xuất phát từ sự phổ biến của nó trong
thực tiễn quan hệ thương mại quốc tế cũng như khả năng phát sinh tranh chấp của nó
so với các quan hệ dân sự thông thường khác.
Quan hệ hợp đồng khá phức tạp, bởi tính đa dạng của nó, cùng với sự phát
triển của kinh tế, quan hệ này lại biến chuyển theo chiều hướng phức tạp hơn, đặc biệt
là đối với các hợp đồng thương mại quốc tế.
Theo quy định này, chỉ cần hợp đồng được thực hiện tại Việt Nam là tòa án
Việt Nam có thẩm quyền mặc dù hợp đồng được kí kết ở nước ngoài, do pháp luật

nước ngoài điểu chỉnh và giữa các bên đều là nước ngoài. Một tranh chấp về hợp
đồng có thể thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam dựa vào căn cứ này nếu
thỏa mãn hai điều kiện: đó là loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và hợp đồng đó
được thực hiện một phần hay toàn bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Những phân tích trên
đây chỉ là một vài vấn đề liên quan đến việc xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án
Việt Nam đối với các tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên nó không
phải là căn cứ duy nhất để xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam, tất cả
các căn cứ khác được nêu trong điều 410 đều có khả năng trở thành căn cứ để xác
định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam bởi hợp đồng đầu tiên cũng là một quan hệ
dân sự, điểm này chỉ là một quy định mang tính chuyên biệt.
17

Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
của tòa án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, tháng 01/2010.
Xem thêm: TS. Đỗ Văn Đại, TS. Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 51.
19 Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
18

13


g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.
Cũng tương tự như đối với quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia đình cũng
là một quan hệ dân sự, chính vì vậy, vụ việc về li hôn cũng chịu sự điều chỉnh của các
căn cứ vừa được phân tích ở trên, và quy định tại điểm g khoản 2 Điều 410 của Bộ
luật Dân sự chỉ là một quy định mang tính chuyên biệt.
Với vấn đề Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam
được quy định khá cụ thể tại Nghị quyết số 01/2003/ NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân

tối cao về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp
dân sự, hôn nhân và gia đình.
+ Trường hợp hai bên là công dân Việt Nam.
Đối với trường hợp này sẽ có các khả năng có thể xảy ra là: 1) vụ việc li hôn
có liên quan đến tài sản ở nước ngoài; 2) vụ việc li hôn mà hai bên hoặc một trong
các bên công dân Việt Nam đang cư trú làm việc ở nước ngoài; 3) vụ việc ly hôn mà
các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài,
nay họ về Việt Nam xin ly hôn.
Các trường hợp li hôn có yếu tố nước ngoài mà cả bên chủ thể đều là công dân
Việt Nam thường không có nhiều vấn đề tranh chấp về thẩm quyền tài phán. Đối với
trường hợp li hôn mà các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo
pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn được hướng dẫn khá cụ thể tại
Nghị quyết số 01/2003/ NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia
đình. Cụ thể, khi Tòa án giải quyết loại việc này cần phân biệt hai trường hợp:
Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm
quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được
hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị
định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thì việc
kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của
đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục
ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết
việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ
tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không
công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì
Toà án giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm
quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng
chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy
định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được

hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu
giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ
chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp
pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết.
Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án
giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải
quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.

14


Đối với các trường hợp mà có một bên đương sự sống ở nước ngoài, để tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng của Tòa án trong việc giải quyết các vụ
việc li hôn loại này, nghị quyết số 01/2003/ NQ-HĐTP cũng có những hướng dẫn rất
cụ thể. Chẳng hạn như đối với các trường hợp ủy thác tư pháp không có hiệu quả, hay
trường hợp bị đơn sống lưu vong, bị đơn trốn tránh giấu địa chỉ,...
Đối với các vụ việc li hôn giữa hai bên chủ thể là công dân Việt Nam, trong
thực tiễn xét xủ, rất dễ bị nhầm lẫn là vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài, đặc
biệt là các trường hợp liên quan đến tài sản ở nước ngoài.
+ Trường hợp một bên là công dân Việt Nam, một bên là công dân nước
ngoài.
Đối với trường hợp này, các khả năng có thể xảy ra là: vụ việc ly hôn mà việc
kết hôn được thực hiện ở Việt Nam hoặc trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam,
vụ việc ly hôn mà việc kết hôn được thực hiện theo pháp luật nước ngoài nhưng được
công nhận ở Việt Nam.
Thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam trong trường hợp này và cả trường
hợp cả hai bên chủ thể là công dân Việt Nam nhưng có một trong các bên hoặc hai
bên vợ chồng định cư ở nước ngoài cũng không có quá nhiều tranh chấp, tuy nhiên
vấn đề chính gây khó khăn trong hoạt động xét xử thực tiễn là xác định Tòa án có
thẩm quyền cụ thể (Tòa án địa phương) 20. Một trường hợp khác cũng gây nhiều tranh

cãi là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền không khi một vụ việc li hôn có yếu tố nước
ngoài mà có hai bên chủ thể đều không có hoặc không còn quốc tịch Việt Nam nhưng
họ kết hôn theo pháp luật Việt Nam vậy trong trường hợp này có thể căn cứ vào điểm
b (bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam) hoặc điểm đ (căn cứ xác lập quan hệ đó
theo pháp luật Việt Nam)? Những vấn này hầu như chưa có văn bản nào quy định cụ
thể, nghị quyết số 01/2003/ NQ-HĐTP cũng không nhắc đến vấn đề này.
Nhìn chung, việc mở rộng thẩm quyền tài phán của Việt Nam trong trường
hợp này chủ yếu xuất phát tư đặc tính của các quan hệ hôn nhân gia đình. Gia đình
luôn được xem là nền tảng của xã hội, việc li hôn không chỉ ảnh hưởng đến bên vợ
chồng mà còn có khả năng tác động rất lớn đến một số các đối tượng liên quan khác
(con cái) và tác động đến xã hội. Vì vậy, đối với loại quan hệ mang tính nhạy cảm
này, việc các quốc gia mở rộng thẩm quyền tài phán của mình nhằm tạo điều kiện cho
các bên chủ thể là công dân Việt Nam có một sự lựa rộng hơn trong trường hợp li hôn
để có thể đảm bảo quyền lợi của mình cũng như phù hợp với truyền thống văn hóa
của dân tộc.

2.1.2. Thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam theo phương pháp quy
dẫn theo quy định của khoản 1 điều 410.
Về thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài được quy định của khoản 2 điều 410 theo phương pháp liệt kê,
thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc này còn được quy định
ở khoản 1 điều 410 theo phương pháp quy dẫn: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định của
Xem thêm Ts. Đỗ Văn Đai – Pgs.Ts Mai Hồng Quỳ, Tư Pháp Quốc Tế Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc
Gia, Tp Hồ Chí Minh, Năm 2006, tr 189-190.
20

15



Chương III bộ luật này, trừ trường hợp chương này có quy định khác”. Theo quy định
này thì những yếu tố xác định tòa án có thẩm quyền đối với quan hệ quốc nội được sử
dụng để xác định quyền tài phán quốc tế của tòa án Việt Nam. Nó cho phép xác định
quyền tài phán quốc tế của tòa án Việt Nam khi dấu hiệu thẩm quyền của tòa án Việt
Nam trong quan hệ quốc nội được thỏa mãn.
Điều khoản này quy dẫn đến những quy phạm của Chương III Bộ Luật Tố
tụng dân sự. Như vậy sẽ hạn chế phạm vi của điều khoản này, do vậy vấn đề đặt ra là
cần phải mở rộng phạm vi bằng cách: mỗi khi dấu hiệu xác định tòa án Việt Nam
trong quan hệ quốc nội được thỏa mãn thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền ngay cả
khi dấu hiệu này không được quy định cụ thể trong Chương III.
2.2. Thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam.
- Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam.
Việc xây dựng quy định về thẩm quyền theo tòa án nơi có bất động sản do
xuất phát từ tính chất đặc biệt của bất động sản là loại tài sản gắn liền với đất không
di chuyển được và xuất phát từ yêu cầu giải quyết nhanh chóng chính xác vụ việc dân
sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự21. Tòa án nơi có bất động sản này là
tòa án có điều kiện thuận lợi hơn trong cả việc xác minh, thu thập chứng cứ và giải
quyết chính xác vụ việc. Đối với các tranh chấp bất động sản, thông thường các giấy
tờ, tài liệu lien quan đến bất động sản sẽ do cơ quan tài nguyên môi trường, nhà đất,
chính quyền nơi có bất động sản đó lưu giữ và các cơ quan này cũng là những cơ
quan nắm vững những thông tin về nguồn gốc, hiện trạng tài sản và tình trạng pháp lý
của tài sản. Do vậy, tòa án nơi có bất động sản sẽ là Tòa án có điều kiện thuận lợi
nhất trong việc xác minh, thu thập các tài liệu, các thông tin liên quan đến bất động
sản đang tranh chấp.
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở
chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam.Quy định này là phù hợp với cơ sở lý luận của
việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, tạo thuận lợi không chỉ cho Tòa án giải quyết
vụ việc mà cho cả đương sự tham gia tố tụng và thuận lợi cho việc thi hành án sau
này.

- Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người
không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú làm ăn, sinh sống tại Việt Nam. Trường
hợp này được xác định theo dấu hiệu quốc tịch kết hợp với dấu hiệu nơi cư trú.
- Xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam .
Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện. Tòa án Việt Nam sẽ
là tòa án có điều kiện thuận lợi để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải
quyết vụ việc khi vụ việc xảy ra rên lãnh thổ Việt Nam.
- Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt
Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên
lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này xác định theo dấu hiệu nơi cư trú và dấu hiệu nơi
xảy ra sự kiện.

TS. Nguyễn Trung Tín, Về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 02/2006.
21

16


- Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu
họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để
tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác
lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này được xác định
theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện.
- Yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu
việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ
Việt Nam. Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu quốc tịch.
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền
sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản.
IV. Thực tiễn xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam và hướng hoàn thiện
pháp luật
1. Hiện tượng đa phán quyết
Do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau mà với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài hoàn toàn có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước. Vì thế,
đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều
phán quyết được tuyên bởi Tòa án các nước khác nhau. Đây chính là hiện tượng đa
phán quyết trong TPQT.
Vụ việc tranh chấp quyền nuôi con (Princess Lam) giữa ca sĩ Lý Hương và
Tony Lam chính là một minh chứng sinh động của đa phán quyết. Đã có hai phán
quyết với nội dung trái ngược nhau, một của tòa án Việt Nam, một của tòa án Mỹ liên
quan đến tranh chấp quyền nuôi con của cặp vợ chồng này. Bản án ly hôn của TAND
TP. HCM đã tuyên xử cho cô Hương ly hôn và giao cho cô Hương được nuôi con, có
hiệu lực vào tháng 9 - 2007. Ông Tony đã làm đơn kiện lên Tòa án gia đình tiểu bang
New York (Mỹ) và tòa án này đã ra án lệnh tạm thời giao quyền giám hộ tạm thời cho
ông Tony Lam. Án lệnh ra ngày 21/6/2006. Tháng 5/2008, khi ra sân bay Los
Angeles để về Việt Nam, ca sĩ Lý Hương đã bị Bộ an ninh nội địa Mỹ bắt giữ do liên
quan đến việc giành quyền nuôi con đối với chồng cũ. Phiên xét xử vụ việc này đã
diễn ra ở Mỹ vào ngày 26/6/2008.
Đa phán quyết gây ra những khó khăn cho việc thi hành bản án, quyết định
dân sự cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Bởi lẽ,
về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên
lãnh thổ nước đó và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước là
ngang nhau, không thể loại trừ nhau.22
2. Một số quy phạm về thầm quyền của Tòa án Việt Nam chưa có tính thuyết
phục và gây nhiều tranh cãi
Một số quy phạm về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam chưa có tính
thuyết phục23. Hoàn cảnh pháp lý cụ thể như sau: Ông Minh và bà Nữ kết hôn năm
1976. Năm 1986 hai người vượt biên sang Campuchia. Khi qua biên giới Campuchia

– Thái Lan thì Ponpot phát hiện và bà Nữ bị bắn chết. Nay ông Minh sống ở Mỹ, yêu
cầu tuyên bố bà Nữ chết. Qua điều tra các chứng cứ có liên quan và thực hiện việc
ThS. Nguyễn Bá Bình, Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp điện tử
23 TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đaị học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh,2006, tr.51
22

17


thông báo nhắn tin cùng xác minh lời khai, tòa án tỉnh Trà Vinh (nơi cư trú cuối cùng
của bà Nữ) thấy có đủ cơ sở và tuyên bà Nữ, sinh năm 1954 đã chết từ ngày bản án có
hiệu lực pháp luật. Sự kiện xảy ra ở biên giới Campuchia- Thái lan nên Tòa án nơi
xảy ra vụ việc hoàn toàn có thể được yêu cầu giải quyết. Nếu quy định là tòa án Việt
Nam có thẩm quyền riêng biệt, tức là quy định tòa án nơi xảy ra vụ việc không có
quyền giải quyết. Trong khi đó khoản 2, điểm c, điều 411 BLTTDS 2004 lại quy định
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt khi có yêu cầu tuyên bố công dân nước
ngoài, người không quốc tích mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời
điểm có sự kiện xảy ra”.
Ngoài ra, quy định của pháp luật trái với quy định của một số điều ước quốc tế
trong lĩnh vực này mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể điểm b khoản 2 Điều 410
BLTTDS 2004 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn người
nước ngoài có nơi “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” hoặc “ có tài sản
trên lãnh thổ Việt Nam”. Theo khoản 2 điều 9 Nghị định số 68/2003/NĐ-CP Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài quy định: “Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công
dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt
Nam”. Điều này có nghĩa là khi bị đơn nước ngoài chỉ có nơi “tạm trú” tại Việt Nam
thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó, điều 18 Hiệp

định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc quy định: “Tòa án của một trong hai
bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu bị đơn có
nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu tiến
hành tố tụng. Trong trường hợp này điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên áp dụng, nghĩa
là có những trường hợpTòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử dù bị đơn nước ngoài
chỉ có nơi tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hướng hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, để tránh những rắc rối của hiện tượng đa phán quyết cần triển khai
nhanh chóng việc công nhận và thi hành phán quyết được tuyên bởi tòa án một nước
tại các nước có liên quan mật thiết đối với vụ việc tranh chấp. Bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước có tòa án đã
tuyên bản án, quyết định đó. Bản án, quyết định này không mặc nhiên phát sinh hiệu
lực để được thi hành trên lãnh thổ của một nước khác. Do đó, muốn cho bản án, quyết
định của tòa án nước ngoài có thể được thi hành trên lãnh thổ của nước khác thì các
quốc gia liên quan phải cùng nhau kí kết các ĐƯQT song phương, tham gia ĐƯQT
đa phương quy định về vấn đề này hoặc trên nguyên tắc có đi có lại.
Ngoài ra, có thể ký kết, tham gia các điều ước quốc tế (song phương, đa
phương) về vấn đề thống nhất thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước 24. Theo đó, sẽ
chỉ có một nước có thẩm quyền giải quyết với vụ việc xảy ra, dù nó có liên quan tới
nhiều nước còn lại. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Xô cũ, Hiệp định
Việt Nam – Lào, Hiệp định Việt Nam – Bungary là có đề cập tới vấn đề thống nhất
quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước ký kết, trong đó có những hiệp định
chỉ đề cập vấn đề này đối với một số loại vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, để hạn chế được sự chưa thuyết phục của quy định tại điểm d, khoản
2 Điều 411 BLTTDS năm 2004, giải pháp hợp lý là không nên coi đây là một dấu
ThS. Nguyễn Bá Bình, Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp điện tử
24

18



hiệu về “thẩm quyền riêng biệt mà là một dấu hiệu về “thẩm quyền chung” của Tòa
án Việt Nam.
Thứ ba, về quy định tại điểm b khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004 nên điều
chỉnh theo hướng tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong trường hợp “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch có nơi
thường trú, tạm trú tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. Điều này sẽ
góp phấn hạn chế sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết
quốc tế của Việt Nam thể hiện một phần trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên. Bởi việc ban hành các quy định của pháp luật quốc nội tương thích, phù
hợp với nội dung của các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia là
một yêu cầu quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đặc
biệt là đối với Việt Nam khi hệ thống pháp luật cho sự vận hành của nền kinh tế thị
trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.
Một là, cả hai bên chủ thể là công dân Việt Nam và tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài.
Theo điều 405 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự định nghĩa: “Vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài là vụ việc có ít nhất một trong các bên đương sự là người nước
ngoài, hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
Căn cứ vào quy định này thì quan hệ giữa hai bên chủ thể là công dân Việt Nam trong
trường hợp này vẫn có thể là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trong các quy định của điều 410 không có quy định nào liên quan
đến quan hệ dân sự mà tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Giả sử có một quan hệ dân sự mang các yếu tố sau:

1) Cả hai bên chủ thể đều mang quốc tịch Việt Nam,

2) Tuy nhiên, bị đơn đang cư trú ở nước ngoài,
3) Quan hệ đó xay ra trên lãnh thổ Việt Nam, được điều chỉnh bởi pháp luật
Việt Nam,
4) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Nếu căn cứ vào điểm a và b khoản 2 Điều 410, vì bị đơn không cư trú tại Việt
Nam nên Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền.
Nếu căn cứ vào điểm d thì không thỏa mãn về mặt chủ thể (có ít nhất một
trong hai bên đương sự mang quốc tịch nước ngoài).
Nếu căn cứ vào điểm đ thì không thỏa mãn ở điều kiện thứ nhất (quan hệ dân
sự đó có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài
hoặc xảy ra ở nước ngoài).
Đối với các quan hệ dân sự rơi vào trường hợp này, pháp luật Việt Nam có thể
đương nhiên được áp dụng theo hai con đường: con đường thứ nhất, pháp luật Việt
Nam được áp dụng trực tiếp xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch, thứ hai, pháp luật Việt
Nam được gián tiếp áp dụng theo sự viện dẫn của điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Vậy nếu căn cứ vào một trong hai con
đường này mà pháp luật được chọn điều chỉnh quan hệ dân sự đó được xác định là
pháp luật Việt Nam thì căn cứ vào điểm đ Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền

19


tài phán. Điều này sẽ rất bất hợp lí, bởi có rất nhiều lí do mà trong trường hợp này
thẩm quyền tài phán nên thuộc về Tòa án nước ta: 1) quan hệ đó xảy ra trên lãnh thổ
nước ta; 2) quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam; 3) cả 2 chủ thể tham gia quan hệ là
người Việt Nam.
Hai là, bổ sung quy định Quyền khởi kiện của công dân Việt Nam đang định
cư ở nước ngoài25. Theo những quy định tại khoản 2 điều 410, không có bất cứ quy
định nào quy định về thẩm quyền tài phán của quốc gia mình trong trường hợp này.
Ngoại trừ quy định tại điểm đ khoản 2 điều 410 thì, đối với các trường hợp khác công

dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được đối xử như người nước ngoài về xét về khía
cạnh này. Tuy nhiên, ngay cả nếu căn cứ vào điểm đ khoản 2 điều 410 thì quyền khởi
kiện hoặc yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng rất hạn chế, vì phải đảm bảo một điều
kiện rất quan trọng là bị đơn phải là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và đang cư
trú tại Việt Nam..
Xét từ góc độ lí luận, công dân định cư ở nước ngoài vẫn mang tư cách pháp lí
là công dân của quốc gia mà họ mang quốc tịch, và họ vẫn có những nghĩa vụ nhất
định đối với nhà nước của mình (tuy sẽ có những hạn chế nhất định), vì vây họ cũng
có quyền được bảo vệ bởi nhà nước đó, được nhà nước đảm bảo thực hiện những
quyền cơ bản của mình, mà rõ ràng quyền khởi kiện yêu càu nhà nước đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền cơ bản, quyền hiến định.
Xét từ góc độ thực tiễn, việc nhà nước ta từ bỏ quyền tài phán của mình trong
trường hợp này rõ ràng không phù hợp chung với thông lệ quốc tế, đó là chưa kể đến
xu hướng chung của các quốc gia đều cố gắng mở rộng tối đa thẩm quyền tài phán
của mình đến mức có thể.
Hơn nữa, vấn đề hạn chế quyền tài phán này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các
công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, nhất là những người lao động phổ
thông, những người không thể có một trình độ pháp lí cũng như vốn kiến thức cần
thiết về thủ tục tư pháp tố tụng của nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của mình đó là
chưa kể đến nhiều khó khăn khác26. Việc buộc họ phải khởi kiện ở Tòa án nước sở tại
là vô cùng khó khăn, và một vấn đề khác cũng cần phải nhắc đến là quyền lợi của họ
(những người lao động) sẽ rất khó được đảm bảo khi đối tượng khởi kiện của họ
thường là các chủ lao động nước sở tại.
Mặt khác, việc nhà nước ta gây ra sự hạn chế này sẽ buộc những công dân
Việt Nam đang định cư ở nước ngoài này sẽ buộc phải từ bỏ quốc tịch của mình để
tìm kiếm một quốc tịch mới có lợi hơn cho việc bảo vệ quyền lợi của họ, tuy nhiên,
đối với một số quốc gia việc này sẽ không có gì là dễ dàng. Đặc biệt đối với các đối
tượng trí thức đang học tập và làm việc ở nước ngoài, việc họ tiếp tục giữ quốc tịch
Việt Nam là còn mong muốn quay về, thì chính phủ nước ta cần có những chính sách
hợp lí hơn, và đây là một trong những vấn đề cần đảm bảo đầu tiên cho quyền lợi

chính đáng của họ.

25

Vấn đề này cũng đã được một số tác giả đề cập, xem ths. Lê Thị Nam Giang, Tư Pháp Quốc Tế, Nxb
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2007, tr. 106
26 Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy
định: “nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thi trường
lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam…”

20


Ba là, bổ sung quy định Thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam trong
trường hợp các bên chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án Việt
Nam27. Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của quan hệ dân sự so với các quan hệ
khác có sự điều chỉnh của pháp luật chính là tính thỏa thuận, . Đặc biệt, trong lĩnh vực
hợp đồng, điều này trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 410 của Bộ
luật Tố tụng dân sự thì không có căn cứ nào quy định về vấn đề thẩm quyền tài phán
của Tòa án Việt Nam trong trường hợp các đương sự chọn Tòa án Việt Nam là Tòa
án có thẩm quyền tài phán. ở nước ta hiện nay cũng đã có một số quy định của pháp
luật chuyên ngành cho phép các bên trong hợp đồng chọn Tòa án giải quyết những
vấn đề liên quan đến hợp đồng, ví dụ, theo điều 4 khoản 2 Bộ luật Hàng hải: “các bên
tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân
nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật hoặc tập quán hàng hải nước ngoài
hoặc quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn trọng tài, Tòa án ở một trong hai
nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp”.
Xu hướng chung của Tư pháp quốc tế đều thừa nhận thẩm quyền tài phán của
toà án trong trường hợp này.

Điều 23 Brussel Convention 2002 quy định: “Nếu một hoặc nhiều hơn một
trong số các bên chủ thể của quan hệ dân sự đó cư trú tại một quốc gia thành viên
thỏa thuận chọn Tòa án của một nước thành viên có thẩm quyền giải quyết tất cả các
tranh chấp phát sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến một quan hệ cụ thể, thì Tòa án
này hoặc các Tòa án này sẽ có thẩm quyền giải quyết. Đây sẽ là thẩm quyền riêng biệt
trừ khi tất cả các bên đều thỏa thuận khác. Thỏa thuận này phải được: (a) thành lập
thành văn bản; (b) theo mẫu đã được các bên thỏa thuận hoặc xem như một thói quen,
tập quán đã được thiết lập giữa các bên trước đó hoặc (c) đối với các hợp đồng
thương mại quốc tế, mẫu văn bản đó phải được các bên thỏa thuận hoặc xem như một
thói quen, tập quán đã được thiết lập giữa các bên trước đó hoặc chúng phải được
thừa nhận rộng rãi theo thông lệ, tập quán quốc tế và được tuân thủ bởi các bên trong
hợp đồng đó...”28. Tương tự theo Điều 5, Luật Thụy Sĩ về Tư pháp quốc tế năm 1987,
“Trong lĩnh vực tài sản, các bên có thể chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp đã phát
sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến một quan hệ nhất định ... trừ trường hợp có thỏa
thuận ngược lại, Tòa án được chọn là Tòa án duy nhất có thẩm quyền giải quyết”.
Pháp luật tư pháp của Bỉ hay của Pháp cũng quy định tương tự 29.
Sự cần thiết phải mở rộng thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam trong
trường hợp này là tất yếu, tuy nhiên chấp nhận sự thỏa thuận đó như thế nào thì cần
27

Vấn đề này đã được khá nhiều các tác giả đề cập, xem ths. Lê Thị Nam Giang, Tư Pháp Quốc Tế,
Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2007, tr. 105 hoặc Ts. Đỗ Văn Đai – Pgs.Ts Mai Hồng Quỳ, Tư
Pháp Quốc Tế Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh, năm 2006, tr 57.
28 Nguyên văn: “If the parties, one or more of whom is domiciled in a Member State, have agreed that a
court or the courts of a Member State are to have jurisdiction to settle any disputes which have arisen or
which may arise in connection with a particular legal relationship, that court or those courts shall have
jurisdiction. Such jurisdiction shall be exclusive unless the parties have agreed otherwise. Such an
agreement conferring jurisdiction shall be either: (a) in writing or evidenced in writing; or (b) in a form
which accords with the parties have established betxeen themselves; or (c) in international trade or
commerce, in a form which accords with a parties are ought to have been aware and which in such trade

or commerce is widely known to, and regularly observed by, parties to contracts of the type involed in
the particular trade or commerce concerned”.
29 Xem Ts. Đỗ Văn Đai – Pgs.Ts Mai Hồng Quỳ, Tư Pháp Quốc tế Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia,
Tp Hồ Chí Minh, năm 2006, tr 57-58.

21


thiết có những sự cân nhắc nhất định. Mọi nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở hợp
lí, phù hợp với thực tiễn đều có những ngoại lệ, trong trường hợp này cũng vậy. Trên
cơ sở thực tiễn nên quy định rằng, đối với các loại hợp đồng lao động và hợp đồng
tiêu dùng, điều khoản về chọn Tòa án nước ngoài không hạn chế người lao động và
người tiêu dùng yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, với những quy định về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
Việt Nam, trong một chừng mực nhất định đã tạo được sự tương thích của pháp luật
quốc gia so với các hệ thống pháp luật trên thế giới. Có thể nhận thấy, với các quy
định này, thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam đối với các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài đã có sự mở rộng đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn các
quan hệ tư pháp quốc tế. Tuy bên cạnh đó, cũng đã phát sinh một số những hạn chế
nhất định cần được xem xét để tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và nâng cao hơn nữa
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách, giáo trình tham khảo
1. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Khoa
Luật Đại học quốc gia Hà Nội, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

22



2. Đỗ Văn Đại – Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB. Đaị học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006
3. Lê Thị Nam Giang, Tư Pháp Quốc Tế, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh,
năm 2007
4. Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB.
Chính trị quốc gia, 2001
5. Bộ luật dân sự 2005, NXB. Lao động, 2009
6. Bộ luật tố tụng dân sự 2004, NXB. Lao động 2011
7. Bộ luật hàng hải năm 2005 (nguồn: Internet)
8. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungary 1986.
9. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào 1998.
10. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga 1998.
11. Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc 1998.
12. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB. Lao động 2010
13. Nghị định số 68/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
14. Nghị quyết số 01/2003/ NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao về
hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp
dân sự, hôn nhân và gia đình.
15. Bộ Luật Brussell Convention 2002 (nguồn Interner)
/>II.

Bài viết nghiên cứu tham khảo

1. Nguyễn Bá Bình, Hiện tượng đa phán quyết đối với việc dân sự có yếu
tố nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử

23



2. Nguyễn Bá Bình, Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn
luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
Http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.
3. Thái Công Khanh, Bàn về thẩm quyền của toà án giải quyết vụ việc ly
hôn có yếu tố nước ngoài, Tạp chí toà án nhân dân, số 5/2006;
4. Đồng Thị Kim Thoa, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố
nước ngoài trong pháp luật Việt Nam và Thụy Điển – Từ góc độ nghiên
cứu so sánh, Luận văn thạc sỹ Luật học, năm 2004.
5. Nguyễn Trung Tín, Về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
Tạp chí Nhà Nước và pháp luật, số 02/2006.
6. Bành Quốc Tuấn, Một số ý kiến về khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, số 25 (2009),
tr, 101 – 109.
7. Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
8. Minh Trí – Bảo Phượng, Diễn viên Lý Hương và vụ tranh chấp nuôi
con: Tòa án Việt Nam và Mỹ đều … đúng?, Pháp luật.Tp.Hồ Chí Minh,
Http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.
9. Vướng mắc trong việc xét xử án dân sự có yếu tố nước ngoài, Pháp luật
Việt Nam, Http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.
10. Nguyễn Văn Cương, không nên đặt quy phạm xử lí xung đột pháp luật
vào luật cạnh tranh, />
MỤC LỤC
D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….………………...23


E.

MỤC LỤC……………………………………………………………….25

24



×