Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 Trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 218 trang )

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ PHƢƠNG DỊU

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2025 - TRƢỜNG HỢP NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NCS TRẦN THỊ PHƢƠNG DỊU

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2025 - TRƢỜNG HỢP NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

Chuyên ngành


: Kinh tế Phát triển

Mã số

: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HỒ LÊ NGHĨA
2. TS. PHÍ VĨNH TƢỜNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

i


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................iv

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ..........................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.................................................................. 10
1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 16
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 24
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ .................................................................................................. 26
2.1. Lý luận về công nghiệp hỗ trợ....................................................................... 26
2.2. Lý luận về chính sách tài chính ..................................................................... 37
2.3. Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ....................................... 49
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ và
bài học kinh nghiệm ............................................................................................. 55
Chƣơng 3: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ . 68
3.1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam....................... 68
3.2. Thực trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ...................... 77
3.3. Phân tích định lƣợng ảnh hƣởng của thuế và lãi suất đến công nghiệp hỗ trợ trƣờng hợp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam ......................................... 103
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
TẦM NHÌN 2035 .................................................................................................. 116
4.1. Bối cảnh thực hiện chính sách tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại
Việt Nam ............................................................................................................ 116

ii


4.2. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát
triển CNHT Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035 ........................................ 125
4.3. Giải pháp .................................................................................................... 130

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148
DANH MỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 151
Phụ lục 1: Hệ thống chính sách miễn giảm thuế TNDN ở Singapore .................... 163
Phụ lục 2: Hệ thống chính sách tài chính tác động trực tiếp đến ngành CNHT ..... 164
Phụ lục 3: Hệ thống chính sách tài chính tác động gián tiếp đến ngành CNHT .... 165
Phụ lục 4: Định nghĩa và đo lƣờng các biến trong mô hình ................................... 168
Phụ lục 5: Mô tả thống kê các biến trong mô hình ................................................ 169
Phụ lục 6: Phân tích tƣơng quan và kiểm tra khuyết tật của mô hình ......................... 171
Phụ lục 7: Trích dẫn dữ liệu mảng chạy mô hình lãi suất ......................................... 175
Phụ lục 8: Trích dẫn dữ liệu mảng chạy mô hình thuế………………… ………...188

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
ASEAN

TIẾNG VIỆT
Khu vực Đông Nam Á

CNH, HĐH

Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá.

CNHT
DN
DNVVN
FDI


GTGT

Công nghiệp hỗ trợ
Doanh Nghiệp.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng tổng quát
mảng động
Giá trị gia tăng

JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

KCN
KHCN
MNCs
MLSX

Khu Công Nghiệp.
Khoa Học Công nghệ.
Công ty đa quốc gia
Mạng lƣới sản xuất

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OLS
R&D


Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất
Hoạt Động Nghiên Cứu Và Triển Khai

SMEs

Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

TNDN
TNCs
TTĐB
TĐĐQG
TSCĐ

Thu nhập doanh nghiệp
Công ty xuyên quốc gia
Tiêu thụ đặc biệt
Tập đoàn Đa quốc gia
Tài sản cố định
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
hợp quốc
Thuế Giá Trị Gia Tăng.
Tổ Chức Thƣơng Mại Thế giới.

GMM

UNIDO
VAT
WTO


iv

TIẾNG ANH
Asia South East Area Nation
Industrilization,
Modernization
Supporting Industry
Enterprise
Small & Medium Enterprise
Foreign Direct Investment
General Method of
Moments
Value Added
Japan International
Coorperation Agency
Industrial Zone
Technology Science
Multinational Corporation
Production network
Organization for Economic
o-operation and
Development
Ordinary least squares
Research and Development
Small and medium
enterprises
Corporate income
Transnational corporation
Excise
Multinational corporation

Fixed assets
United Nations Industrial
Development Organization
Value Added Tax
World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Số lƣợng doanh nghiệp CNHT ............................................................... 68
Bảng 3.2.: Quy mô vốn đầu tƣ vào lĩnh vực CNHT ................................................ 69
Bảng 3.3 : Quy mô về lao động ............................................................................... 70
Bảng 3.4. GTSXCN toàn ngành CNHT .................................................................. 70
Bảng 3.5. Bức tranh ngành CNHT Việt Nam .......................................................... 71
Bảng 3.6: Các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) . 73
Bảng 3.7: Lƣợng xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nƣớc giai đoạn 2007-2016 ............ 73
Bảng 3.8. Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô ................................................................ 74
Bảng 3.9. Một số linh kiện, phụ tùng ô tô sản xuất trong nƣớc ............................... 77
Bảng 3.10: Lãi suất cơ bản giai đoạn 2007 - 2010................................................... 85
Bảng 3.11: Thuế giá trị gia tăng xe ô tô .................................................................. 96
Bảng 3.12: Thuế nhập khẩu (CEPT)........................................................................ 97
Bảng 3.13. Lệ phí trƣớc bạ ...................................................................................... 99
Bảng 3.14. Phí cấp biển số ...................................................................................... 99
Bảng 3.15: Tác động của lãi suất ........................................................................... 105
Bảng 3.16: Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 108
Bảng 3.17. Tác động của thuế Giá trị gia tăng....................................................... 111
Bảng 3.18: Tác động của thuế nhập khẩu .............................................................. 113
Bảng 4.1. Mỹ nhập khẩu một số linh kiện mà Việt Nam có kim ngạch cao .......... 118
Bảng 4.2. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam với WTO liên quan đến
CNHT (%) ............................................................................................................. 120


v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1: Khung phân tích của luận án............................................................................. 8
Hình 2.1 : Các phạm vi của CNHT.......................................................................... 28
Hình 2.2. So sánh tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong ba mô hình ...... 44
Hình 2.3 : Tác động của một sắc thuế ..................................................................... 45
Hình 2.4. Chính sách tiền tệ mở đối với sản lƣợng trong ba mô hình AD-AS, IS –
LM và sơ đồ Keynes. .............................................................................................. 49
Hình 2.5: Tác động của chính sách tài chính đến phát triển CNHT........................ 52
Hình: 3.1. Tỉ lệ DN sản xuất của Nhật Bản mua linh kiện từ DN nƣớc sở tại 2015 ....... 69
Hình 3.2. Nguồn máy móc chủ yếu ......................................................................... 72
Hình 3.3 Các chính sách ảnh hƣởng đến ngành CN ô tô Việt Nam ......................... 93
Hình 4.1. Tỉ trọng hàng Việt Nam Xuất Khẩu sang Anh ....................................... 117
Hình 4.2. các hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam đã/ sắp ký kết ...................... 119
Hình 4.3. Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ.............................................. 122
Hình 4.4. Nguồn vốn cho công nghiệp hỗ trợ........................................................ 135
Hình 4.5. Cấu trúc thị trƣờng tài chính Việt Nam ................................................. 136

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu tăng trƣởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ có thể đạt đƣợc thông qua sự phát triển công nghiệp.
Trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia hiện nay, khu vực công nghiệp thƣờng phân
chia thành hai nhóm: công nghiệp chủ đạo và công nghiệp hỗ trợ.

Ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm phần lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho
nền kinh tế dƣới sự dẫn dắt của các ngành công nghiệp chủ đạo. Ngành CNHT cũng
là ngành tạo ra nhiều việc làm công nghiệp cho nền kinh tế. Sự phát triển của
CNHT vì thế không chỉ giúp nền kinh tế tăng trƣởng mà còn đảm bảo cho nền kinh
tế tạo ra việc làm có chất lƣợng nhiều hơn. Với tầm quan trọng đó, nhiều nƣớc đã
có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của CNHT.
Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thời gian qua chƣa phát triển đƣợc nhƣ
mong đợi. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự
thiếu vắng của một chiến lƣợc tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng nhƣ sự
phối hợp của những chính sách phát triển ngành. Cùng với đó là sự nhận thức của
các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng vẫn duy trì triết lý kinh doanh dựa
trên lợi thế chi phí nhân công thấp và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên sẵn có, ít
quan tâm đến việc nâng cấp công nghệ cũng nhƣ tay nghề cho ngƣời lao động, đáp
ứng những tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác bản thân ngành CNHT Việt Nam còn khá
non trẻ, việc định hƣớng đúng đắn cùng với sự hỗ trợ ƣu đãi của chính phủ trong
thời kỳ đầu là điều cần thiết.
Chính sách tài chính là công cụ điều tiết vĩ mô có tầm quan trọng hàng đầu
của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Một mặt, chính sách tài chính tác động
tới tình hình tăng trƣởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát thất nghiệp mặt khác chính sách tài
chính cũng sẽ tác động làm kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành, nhóm
ngành tùy theo từng mục tiêu cụ thể của Nhà nƣớc. Thông qua 2 chính sách tài khóa
và tiền tệ với các công cụ nhƣ: thuế, lãi suất, tỉ giá, chi ngân sách....Nhà nƣớc có thể
điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành trong việc lựa chọn lĩnh vực
kinh doanh, quy trình sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và việc làm của các doanh
nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách tài chính có thể kích thích doanh nghiệp
đầu tƣ mở rộng sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận việc làm, nhƣng cũng rất có thể
sự thay đổi đó sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ buộc phải thu hẹp sản xuất. Do đó việc
vận dụng chính sách tài chính nhằm tác động trực tiếp đến một ngành hay một


1


nhóm ngành nào đó cần hết sức thận trọng, một mặt vừa đảm bảo tăng trƣởng cho
các nhóm ngành nhƣng mặt khác không để ảnh hƣởng đến cán cân ngân sách và các
mục tiêu tăng trƣởng khác.
Tuy nhiên với tiềm lực nền kinh tế, Việt Nam sẽ không thể có đủ nguồn lực để
ƣu đãi cho tất cả các ngành CHHT, hơn thế nữa việc ƣu đãi dàn trải sẽ không đem
lại kết quả. Rõ ràng, việc xác định ngành CNHT trọng điểm, có tính lan tỏa cao
trong nền kinh tế, để ƣu tiên phát triển là cần thiết. Ngành CNHT ô tô xứng đáng là
ngành đƣợc ƣu tiên phát triển do là một ngành đòi hỏi vốn lớn, hàm lƣợng khoa học
và công nghệ cao và đƣợc dự báo sẽ là một hạt nhân trong việc thúc đẩy tăng trƣởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành CNHT, đặc biệt trong bối cảnh ngành
CN ô tô Việt Nam đang đứng thách thức phát triển trong hội nhập, yêu cầu có
những chính sách hỗ trợ là cần thiết. Với việc đánh giá từ nay đến năm 2025- một
mốc thời gian không quá dài, cũng không quá ngắn, sẽ chƣa có những đột biến ảnh
hƣởng đến chính sách ở thời điểm hiện tại do đó nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “
“Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025- trường hợp
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, Khái quát hóa những vấn đề lý luận về chính sách tài chính và công
nghiệp hỗ trợ, xây dựng cơ sở lý thuyết chính sách tài chính phát triển CNHT ở Việt
Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách tài chính
phát triển CNHT, để tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam.
Thứ hai, Phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Và sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để đánh giá mức độ ảnh
hƣởng của thuế và lãi suất đến doanh thu, hiệu quả và việc làm ngành CNHT ô tô
Việt Nam
Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ

doanh nghiệp CNHT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng: Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các chính sách tài chính đƣợc
chính phủ Việt Nam sử dụng trong giai đoạn phát triển vừa qua nhằm mục tiêu hỗ
trợ sự phát triển của CNHT.
Phạm vi:
Về không gian: Nghiên cứu sử dụng hệ thống dữ liệu của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI.
Về thời gian:
2


- Luận án tập trung đánh giá những thay đổi chính sách trong giai đoạn kể từ
sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới
đến nay (2007-2016). (Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Bộ Công thƣơng ban hành
quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ).
- Đối với phân tích định lƣợng trong luận án, do những giới hạn về sự sẵn có
của số liệu, luận án sử dụng chuỗi số liệu trong giai đoạn 2007-2014.
Về nội dung:
- Luận án đi sâu vào việc đánh giá và phân tích chính sách tài chính phát
triển ngành CNHT ô tô Việt Nam. Việc lựa chọn ngành CNHT cho ngành công
nghiệp lắp ráp ô tô làm nghiên cứu tình huống dựa trên tính kinh tế theo quy mô và
tính kinh tế theo phạm vi của ngành này đối với nền kinh tế.
- Chính phủ có nhiều công cụ tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp và
sự phát triển của ngành CNHT thông qua chính sách tài chính. Tuy nhiên, luận án
tập trung vào hai công cụ chủ yếu, thƣờng đƣợc chính phủ nhiều quốc gia trên thế
giới áp dụng trong quá khứ. Đó là thuế và lãi suất.
- Đối với công cụ thuế, tác giả đi sâu đánh giá ảnh hƣởng của 3 loại thuế đó
là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu. Đây là 3 loại
thuế trực tiếp và liên quan nhiều nhất đến sự phát triển của ngành CNHT cho công

nghiệp ô tô. Các loại thuế khác có mức độ ảnh hƣởng thấp hơn so với ba loại trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để giải quyết vấn đề của đề tài luận án, hai phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử
dụng là phƣơng pháp phân tích định tính và phƣơng pháp phân tích định lƣợng
4.1. Phương pháp phân tích định tính
Trong quá trình thực hiện luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông
dụng đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu gồm:
- Phân tích và tổng hợp
+ Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã có, tổng hợp các tài
liệu lý thuyết, lý luận của thế giới về vấn đề công nghiệp hỗ trợ, về chính sách tài
chính …Tổng hợp các tài liệu thực tiễn, hệ thống pháp lý và kinh nghiệm sử dụng
chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ của các quốc gia có nền công
nghiệp phát triển nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc...
+ Phân tích chính sách: Luận án đã đặt ra các giả thuyết chính sách và tiến hành
phân tích chính sách, phân tích nhƣng ƣu điểm, hạn chế trong quá trình xây dựng và
thực thi chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Thống kê và so sánh: Luận án sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian so sánh
giữa quá khứ và hiện tại để thấy đƣợc quá trình phát triển của ngành công nghiệp hỗ
trợ và ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trên các tiêu chí về quy mô, về việc làm, về
3


hiệu quả tài chính và về năng lực khoa học công nghệ...
4.2. Phương pháp phân tích định lượng
Để đánh giá tác động của các chính sách tài chính đối với sự phát triển của
CNHT, luận án sử dụng 2 mô hình sau:
4.2.1. Mô hình ảnh hưởng của chính sách tài chính đến hiệu quả tài chính và
đầu ra của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Mayende (2013), tác động của thuế hoặc lãi suất đến
hiệu quả doanh nghiệp đƣợc chỉ định dƣới dạng mô hình Cobb-Douglas mở rộng

nhƣ sau:
(1)
Trong đó:
Qit là đầu ra của doanh nghiệp.
Kit là vốn của doanh nghiệp ,
Lit là số lao động của doanh;
Tit là lãi suất hoặc tỷ suất thuế của doanh nghiệp
Zit là vector đại diện cho các đặc tính của doanh nghiệp có tác động đến kết
quả đầu ra
Phƣơng trình (2) - có đƣợc trên cơ sở lấy logarit tự nhiên phƣơng trình (1) - là
mô hình phản ánh tác động của các biến giải thích thuế, lãi suất và các biến giải
thích khác đối với đầu ra của doanh nghiệp (Biến đƣợc giải thích)
(2)
Trong đó:
.
Trong mô hình hồi quy, Qit là đầu ra của doanh nghiệp đƣợc đo bằng hai chỉ số
tổng đầu ra của doanh nghiệp và hiệu quả tài chính (đại diện bởi ROA) của doanh
nghiệp i tại thời gian t. Biến quan tâm chính là T, đó là các loại tỉ suất thuế hoặc lãi
suất và đây là biến quan tâm chính trong mô hình. Trong nghiên cứu này, chúng ta
có thể ƣớc lƣợng mô hình (2) bằng mô hình dữ liệu mảng ảnh hƣởng ngẫu nhiên
hoặc ảnh hƣởng cố định. Lợi thế của ƣớc lƣợng ảnh hƣởng cố định là nó có thể loại
bỏ đi những yếu tố không quan sát đƣợc không biến động theo thời gian
(Wooldridge, 2010). Tuy thế, theo Wintoki và cộng sự (2012), vai trò của thuế và
lãi suất đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp cần đƣợc giải thích bằng mô hình động.
Ứng dụng mô hình mảng động để giải quyết bản chất động của tiến trình kinh tế đã
trở thành quan trọng trong những năm gần đây (Flannery & Hankins, 2013). Ví dụ,
Wintoki, Linck, and Netter (2012), cho rằng mối quan hệ giữa quản trị doanh
nghiệp và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là động về mặt bản chất. Điều này
4



hàm ý rằng hiệu quả doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại bị ảnh hƣởng bởi hiệu quả
của các doanh nghiệp trong quá khứ. Bản chất động này đƣợc xem nhƣ một nguồn
tiềm năng cho vấn đề nội sinh và điều này dẫn tới các mô hình truyền thống sẽ
không thể vƣợt qua đƣợc (Flannery & Hankins, 2013; Wintoki, et al., 2012). Để
kiểm soát vấn đề nội sinh động, các mô hình thực nghiệm sử dụng hiệu quả doanh
nghiệp nhƣ một biến phục thuộc phải đƣợc xem xét trong một khuôn khổ động mà
ở đó các biến phụ thuộc trễ đƣợc sử dụng nhƣ biến giải thích (Wintoki, et al., 2012).
Về mặt kỹ thuật, việc bao gồm các biến phụ thuộc trễ vào bên phải của mô
hình cho phép các nhà nghiên cứu thực nghiệm kiểm soát đƣợc các nhân tố lịch sử
không quan sát đƣợc mà có ảnh hƣởng tiềm năng đến hiệu quả doanh nghiệp hiện
tại và có tiềm năng loại bỏ tính chệch của vấn đề biến bỏ sót (Wooldridge, 2009).
Thêm nữa, ngay cả khi hệ số ƣớc lƣợng của biến phụ thuộc trễ không phải là mối
quan tâm trực tiếp của các nhà nghiên cứu thực nghiệm, việc cho phép tiến trình
động trong tiến trình tiềm ẩn có thể là một nhân tố quan trọng để xem xét lại ƣớc
lƣợng ổn định của các nhân tố khác (Bond, 2002, tr.142). Vì vậy, để cho phép tạo
ra các kết quả có thể so sánh, chỉ định thực nghiệm của tác giả đƣợc dựa trên một số
mô hình thực nghiệm (e.g.,Wintoki, et al., 2012) và đƣợc chỉ định nhƣ sau:
(3)
Trong đó:
.
Trong mô hình này, ROAit là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp của doanh
nghiệp i năm t và là hệ số ƣớc lƣợng của các biến phụ thuộc trễ. Sự thay đổi của
tỉ suất thuế hoặc lãi suất đại diện cho sự thay đổi của chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ. Đây là những biến quan tâm chính trong mô hình.
Trong nghiên cứu này, Z là bộ biến về đặc tính của doanh nghiệp (quy mô
doanh nghiệp, và quy mô vốn) đƣợc sử dụng trong mô hình nhƣ chỉ ra bởi các
nghiên cứu trƣớc đó và nhƣ chỉ định của mô hình lý thuyết về hàm sản xuất Cobbdouglas. Tác giả cũng kiểm soát đối với sự khác biệt tiềm năng bắt nguồn từ sự
khác biệt thông qua các ngành bằng việc sự dụng các biến giả.


đại diện cho

những đặc tính của doanh nghiệp không quan sát đƣợc;
đại diện cho những ảnh
hƣởng của các nhân tố không biến động theo thời gian. Những ảnh hƣởng này đƣợc
kiểm soát bởi các biến giả thời gian;
là sai số ngẫu nhiên chuẩn.
Theo các nghiên cứu trƣớc đây (e.g., Nguyen, Locke, & Reddy, 2014; Wintoki
et al., 2012), thông tin từ quá khứ có thể đƣợc kiểm soát bởi hai biến trễ của biến
phụ thuộc. Để khám phá điều này, tác giả tiến hành ƣớc lƣợng một chỉ định mà ở đó
hiệu quả tài chính hiện tại là một biến phụ thuộc đƣợc hồi quy với hai biến trễ và
các biến giải thích khác nhƣ trong mô hình(1). Sử dụng việc tạo dựng này, một tác
5


động không ý nghĩa của Yit-2 vào hiệu quả tài chính hiện tại của doanh nghiệp đƣợc
phát hiện. Vì vậy, điều này hàm ý rằng biến phụ thuộc trễ một giai đoạn trong giai
đoạn mô hình cấu trúc tự hồi quy bậc 1[AR(1)] là đủ để kiểm soát vấn đề nội sinh
động. Phát hiện này là đồng thuận với kết quả của Zhou, Faff, and Alpert (2014)
ngƣời cho rằng một cấu trúc AR(1) tỏ ra là không tránh khỏi khi gần nhƣ tất cả các
bộ dữ liệu mảng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về hiệu quả tài chính là ngắn.
Chỉ định mô hình cấu trúc AR(1) đƣợc trình bày chi tiết nhƣ sau.
Liên quan đến vấn đề ƣớc lƣợng, trong sự hiện diện của AR(1) trong phƣơng
trình (2), những ƣớc lƣợng OLS gộp và ảnh hƣởng cố định sẽ cung cấp những ƣớc
lƣợng không vững (Flannery & Hankins, 2013; Nickell, 1981; Wintoki, et al.,
2012). Một vài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận biến công cụ (IV) truyền thống.
Tuy thế, việc phát hiện về một bộ biến công cụ bên ngoài dƣờng nhƣ là không thể
khi tất cả các biến độc lập đƣợc xem không ngoại sinh. Để giải quyết vấn đề không
vững và những thách thức này trong quá trình ƣớc lƣợng, tác giả sử dụng phƣơng
pháp ƣớc lƣợng hệ thống hai bƣớc (two-step GMM) đề xuất bởi Blundell and Bond

(1998). Những ƣớc lƣợng này là vƣợt trội so với ƣớc lƣợng OLS or FE phƣơng
pháp để kiểm soát sự khác biệt không quan sát đƣợc, nội sinh động, tính đồng thời
và các yếu tố không quan sát đƣợc mà không biến động theo thời gian (Blundell &
Bond, 1998; Wintoki, et al., 2012).
4.2.2.Mô hình về ảnh hưởng của chính sách tài chính đến việc làm.
Theo các tác giả nhƣ Greenaway, Hine, and Wright (1999), và Milner and
Wright (1998), chỉ định mô hình về tác động của các nhân tố đến việc làm bắt đầu
bằng việc sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas dạng giản đơn đối với doanh nghiệp
i tại thời gian t:
Qit  A Kit Lit

(5)
Trong đó Qit= đầu ra thực, và hai yếu tố đầu vào, Kit= vốn and Lit=lao động.
Qit
 A K it 1 Lit
K it

(6)

Qit
 A K it Lit 1
Lit

(7)

Một doanh nghiệp sẽ theo đuổi chiến lƣợc tối đa hóa lợi nhuận sẽ chọn mức
độ lao động và vốn sao cho doanh thu biên của lao động (MRPL) cân bằng với tiền
lƣơng ( w) và doanh thu vốn (MRPK) là cân bằng với chi phí vốn (c)
Nhân (7) với đơn vị giá (P): MRPL  pA Kit Lit 1  w


6

(8)


và (6) với đơn vị giá (P): MRPK  pA Kit 1L
it  c

(9)

w
p A Lit 1

(10)

Từ phƣơng trình(8): K it 

Từ phƣơng trinh(9): K it 1 
Từ phƣơng trình(11): K it 

c
pA Lit

(11)

cK it
pA Lit

Tuy thế (10) = (12), tìm ra K : K it 


(12)
w
.Lit
c

(13)

Thay thế Kit từ phƣơng trình (13) vào phƣơng trình (10):
 w
Qit  A 
 c .Lit




 

 Lit


(14)

Từ phƣơng trình (14): Qit  A w Lit Lit c   

(15)

Lấy logarit tự nhiên hai vế và biến đổi, chúng ta có :
w
ln Lit  0  1 ln( )   2 ln( Qit )
c


(16)

Trong đó:  0  ( ln A   ln    ln  ) /(   )
1   /(   ) ’  2  1/(   )

Theo một số nghiên cứu gần đây ( ví dụ: Disney, Boeri, & Jappelli, 2004), lao
động cũng phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất, và các loại hình sở hữu của doanh
nghiệp. Vì vậy, phƣơng trình (16) đƣợc viết nhƣ sau:
ln Lit   0  1 ln( w / c)   2 ln( Qit )  3 ln K it  3 it Oit  5 X it

(17)

Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích của Luận án
Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi thứ nhất: Thuế và lãi suất có ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành
CNHT không? Chiều tác động và cƣờng độ tác động của hai công cụ này đối với
ngành CNTH nhƣ thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Các nền kinh tế thế giới đã xây dựng, thực thi chính sách tài
chính trong phát triển CNHT nhƣ thế nào? Việt Nam có thể học hỏi đƣợc gì từ
những kinh nghiệm của thế giới?
Câu hỏi thứ ba: Muốn phát triển CNHT, Việt Nam cần thay đổi những nội
dung nào trong chính sách tài chính phát triển CNHT?
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất Các công cụ thuế và lãi suất đã có tác dụng tích cực trong
7


việc khuyến khích sự phát triển ngành CNHT của Việt Nam.
Giả thuyết thứ hai: Tác dụng của chính sách tài chính phát triển CNHT còn ở

mức hạn chế do những bất cập trong nội dung cũng nhƣ trong thực thi các công cụ
thuế và lãi suất.
Khung phân tích của luận án
Đối tƣợng nhận
ƣu đãi

Quan điểm
chính sách

Sự nỗ lực của
DN CNHT

Tác động gián tiếp

Trình độ đội
ngũ XDCS

Khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp NVV
Đào tạo NNL
Thu hút FDI

Tác động
trực tiếp

CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH
(Thuế và lãi suất)

Nguồn lực cho

ƣu đãi

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Số lƣợng DN
CNHT

Quy mô CNHT

Năng lực tài
chính

Năng lực khoa
học CN

Hình 1: Khung phân tích của luận án
Nguồn: Tác giả thực hiện
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã góp phần bổ sung thêm cho lý luận về chính sách tài chính phát
triển công nghiệp hỗ trợ.
- Đã làm rõ những ảnh hƣởng của chính sách tài chính đối với sự phát triển
CNHT Việt Nam nói chung và CNHT ngành công nghiệp ô tô nói riêng.
- Đã đề xuất đƣợc các mô hình kinh tế lƣợng có thể vận dụng để đo lƣờng tác
động của công cụ thuế và lãi suất đối với CNHT ở Việt Nam. Những mô hình đó có
thể giải thích đƣợc sự phát triển CNHT và vì thế có thể dùng để dự báo tác động
chính sách tƣơng lai.
-Đã xuất một số giải pháp sử dụng chính sách tài chính phát triển công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2035.
8



6. Ý Nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận
Thứ nhất, đã làm rõ nội hàm “phát triển công nghiệp hỗ trợ”, nội hàm “chính
sách tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”.
Thứ hai, Xây dựng đƣợc hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp
hỗ trợ.
Thứ ba, đã chỉ ra đƣợc các kênh tác động của chính sách tài chính đến sự phát
triển của ngành CNHT.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra nhiều điểm bất cập và vƣớng mắc trong hệ thống
chính sách tài chính cho sự phát triển của CNHT.
Thứ hai, đã chỉ ra những bất cập trong cơ chế thực thi chính sách phát triển
CNHT. Sự chồng chéo chính sách của các bộ ngành, Bộ Công thƣơng, Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ trong việc phát triển CNHT. Luận án chỉ rõ hoạt động của các cơ quan hỗ
trợ này chƣa thực sự hiệu quả, bằng chứng là có rất ít doanh nghiệp sử dụng đến sự
hỗ trợ của các tổ chức này.
Thứ ba, đã cung cấp những bằng chứng thực tế (thông qua mô hình định
lƣợng) về tác động tích cực (chiều tác động và cƣờng độ tác động) của các công cụ
thuế và lãi suất đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.
7. Bố cục của luận án
Luận án gồm 4 chƣơng
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp ngành công nghiệp ô tô
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính phát
triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 tầm nhìn 2035.

9



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1.1. Nội dung về công nghiệp hỗ trợ
Theo MITI(1985), công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là toàn bộ những ngành sản
phẩm trung gian, có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất sản phẩm chính đáp ứng nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng.
Bàn về vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế có các nghiên cứu
của M. Porter (1990), D. McNamara (2004), Peter Larkin (2011), Goodwill
Consutant JSC(2011), Thomas Brandt(2012)... Các nghiên cứu đều xác nhận vai trò
động lực, tạo ra giá trị gia tăng (GTGT) của CNHT trong nền kinh tế, góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa. M. Porter (1990) cho rằng CNHT có vai trò quan trọng, là một
trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Với khía cạnh phát triển chung nền kinh tế của các nƣớc APEC, D.
Macnamara (2004) đã luận giải những vấn đề: Làm thế nào để các thành viên APEC
cùng nhau thúc đẩy mạng lƣới DNNVV hiểu quả hơn, nhằm hỗ trợ các công ty sản
xuất có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Dù đã có nhiều chính sách đƣợc đƣa ra, nhƣng vấn
đề cung cấp sản phẩm CNHT đƣợc đề cập đến nhƣ là mô hình kịp thời đề giải quyết
mối quan hệ lợi ích và khắc phục những hạn chế của APEC trong quá trình chuyển
đổi sang tăng trƣởng nhanh chóng.
Hay nhƣ khía cạnh phát triển nền kinh tế của khối ASEAN, Goodwill
Consultant JSC (2011) đã đi sâu vào phân tích trƣờng hợp Malaysia và Thái Lan,
hai trong số các nƣớc ASEAN đã có nhiều chƣơng trình phát triển CNHT từ những
năm 1980. Nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, tổ chức chính sách và các bên liên
quan. Với định nghĩa và giới hạn phạm vi của CNHT, nghiên cứu đã phân tích các
biện pháp chính sách, ảnh hƣởng chính sách và xác định kết quả đạt đƣợc.
Tác giả đem những phân tích này so sánh với bối cảnh của nền kinh tế Việt

Nam từ đó chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt lớn về chính sách giữa Việt
Nam và các quốc gia này, song dù nhƣ thế nào theo tác giả mỗi quốc gia đều nên
thiết lập cho mình một phƣơng thức hoạch định chính sách công nghiệp tiên tiến và
Việt Nam nên học hỏi một cách có chọn lọc từ những kinh nghiệm của 2 nƣớc này.

10


Về khía cạnh công nghiệp hỗ trợ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì
Thomas Brandt (2012) đã phân tích thực trạng ngành CNHT cơ khí tại Malaysia
trên các tiêu chí về khuôn mẫu, gia công, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cán
kim loại, công nghiệp đúc, công nghiệp xử lý nhiệt, công nghiệp xử lý bề mặt…
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng định các ngành công nghiệp chế tạo máy
móc đã phát triển nhanh chóng trong 3 thập kỷ qua song song với sự phát triển tổng
thể của ngành công nghiệp sản xuất quốc gia. Malaysia đã đƣợc quốc tế công nhận
về khả năng và chất lƣợng sản xuất trong nhiều lĩnh vực ngành cơ khí. Kết quả
nghiên cứu xác nhận sự đóng góp của ngành CNHT cơ khí cho quá trình phát triển
ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Malaysia nói chung.
Peter Larkin (2011) xác nhận vai trò của ngành CNHT đối với sự phát triển
toàn diện của Thái Lan, hỗ trợ các nhà đầu tƣ, các nhà sản xuất, lắp ráp giảm thời
gian, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất trên cơ sở nguồn cung ứng đầu vào
ngay tại Thái Lan.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vai trò của ngành CNHT đối với việc phát
triển kinh tế dƣới nhiều góc độ, và khía cạnh khác nhau. Tựu chung lại, kết quả các
nghiên cứu đều xác nhận: Phát triển ngành CNHT hiệu quả sẽ thúc đẩy nên kinh tế
tăng trƣởng ổn định bền vững.
Bàn về giải pháp phát triển CNHT có các nghiên cứu của Prema Chandra
Athukorala (2002), Do Manh Hong (2008), Goh Ban Lee (1998), Jettro (2003),
JBIC (2004), M. Porter (1990), Ryuichiro, Inoue (1999), Ratana. E(1999), Halim
Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002)…

Prema Chandra Athukorala (2002), và Do Manh Hong (2008) đều cho rằng
muốn phát triển CNHT, đầu tiên và tiên quyết là việc thu hút FDI nhằm hỗ trợ về
vốn cho các doanh nghiệp CNHT. Các nghiên cứu chỉ ra những cơ hội, thách thức
trong thu hút FDI, và để thu hút FDI hiệu quả cũng nhƣ để hấp thu đƣợc tác động
lan toả của FDI, cần quan tâm phát triển CN chế tạo, và xây dựng đƣợc một nền
CNHT đủ mạnh.
Theo Goh Ban Lee (1998) và Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Drffield
(2002), để phát triển ngành CNHT, một quốc gia cần có sự liên kết của các doanh
nghiệp trong ngành CNHT với các tập đoàn đa quốc gia (MNCs). Goh Ban Lee
(1998) đã phân tích mối quan hệ hợp tác, phân công lao động với các tập đoàn đa
quốc gia của các doanh nghiệp trong ngành CNHT với việc thúc đẩy phát triển kinh
11


tế Malaysia. Tác giả cũng chỉ ra tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn
nhân lực và chính sách hỗ trợ liên kết của chính phủ Malaysia đối với các tập đoàn
điện tử gia dụng của Nhật Bản.
Về tình hình thuê ngoài và các nhà cung cứng cho các doanh nghiệp sản xuất
của Nhật Bản có nghiên cứu của Cơ quan xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản JETRO, (2003) và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JBIC(2004). Theo các
nghiên cứu, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt là ở Thái Lan,
Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ đƣợc hình thành, phát triển mạnh
mẽ trên cơ sở các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Hệ
thống thầu phụ cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng cho các nhà máy sản
xuất, lắp ráp tại các nƣớc này, giúp cho nền kinh tế một số nƣớc ASEAN có thể
hoàn thiện quá trình sản xuất sản phẩm.
Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đƣợc coi là một giải pháp phát
triển CNHT đƣợc nhiều học giả trên thế giới đề xuất. E. Ratana (1990), đã phân tích
mối quan hệ giữa sự phát triển DNNVV với CNHT tại hai quốc gia là Nhật Bản và
Thái Lan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sự phát triển của DNNVV với
sự phát triển của ngành CNHT, trong đó sự phát triển của ngành CNHT chủ yếu do

DNNVV thực hiện.
Liên quan đến kinh nghiệm phát triển CNHT, Tổ chức năng suất Châu Á
(2002) đã phân tích chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan. Các chính sách này tâp trung vào một số điểm chính: thu hút đầu
tƣ nƣớc ngoài vào phát triển CNHT, quy định về tỉ lệ nội địa hóa và các hỗ trợ
mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, nhƣ là điều
kiện tiên quyết để phát triển CNHT.
1.1.2.Về chính sách tài chính
Nghiên cứu về năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là
khả năng huy động vốn có các nghiên cứu của các tác giả: Malhotra, Mohini Chen,
Yanni; Criscuolo, Alberto, Fan, Qimiao Hamel, Iva lIieva Savchenko, Yevgeniya
(2007); Paul Cook (IDPM) và Frederick Nixson (2000); Constantinos Stephanou và
Camila Rodriguez (2008), Yanzhong Wang (2004). Các nghiên cứu này dựa chủ
yếu trên phƣơng pháp điều tra chọn mẫu nhằm đánh giá năng lực tài chính cũng nhƣ
khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế khác nhau.

12


Paul Cook (IDPM) và Frederick Nixson (2000) nghiên cứu, đánh giá tác động
của của cải cách chính sách, đặc biệt là cải cách chính sách tài chính của khu vực
DNNVV ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển. Các tác giả đƣa ra những luận cứ
khoa học chứng minh những cải cách chính sách đã có tác động tích cực đến sự phát
triển của khu vực DNNVV.
Bàn về những xu hƣớng và thách thức chính sách trong việc tài trợ tài chính
cho các DNNVV có nghiên cứu của nhóm tác giả Constantinos Stephanou và
Camila Rodriguez (2008). Dựa trên dữ liệu của các cuộc phỏng vấn với các cơ quan
chức năng, các ngân hàng, và các tổ chức có liên quan, các tác giả phân tích sự phát
triển và đặc điểm của thị trƣờng tài chính trong những năm gần đây. Các tác giả
nhận định chính phủ vẫn còn dƣ địa cải cách thể chế và chính sách cho vay đối với

các DNNVV. Mặt khác, sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài ở Colombia là
tƣơng đối thấp. Điều này làm giảm tính cạnh tranh trong tài trợ tài chính cho các
DNNVV.
Thorsten Beck và Robert Cull (2014) đã đánh giá mối quan hệ tƣơng quan
giữa các đặc trƣng của doanh nghiệp với khả năng vay vốn. Dựa trên mô hình kinh
tế lƣợng (1):
Loani, j = α + β1 + β2 Firmi SECTORi +β3 BANKINGj + β4 COUNTRYj + εij (1)
Trong mô hình này, vector Firmi là tập hợp các đặc trƣng của doanh nghiệp
(bao gồm quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu...). Kết quả phân tích đƣa ra
những bằng chứng cho thấy các DNNVV ít có khả năng có đƣợc một khoản vay
chính thức hơn so với các doanh nghiệp quy mô lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng ít có khả năng để có một khoản vay chính thức. Theo
các tác giả, một trong những nguyên nhân giải thích cho hiện tƣợng này là việc các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có cơ hội tiếp cận nguồn vốn nội bộ trong
các công ty đa quốc gia (MNCs). Doanh nghiệp sở hữu nhà nƣớc có khả năng tiếp
cận các khoản vay chính thức lớn hơn so với các doanh nghiệp thuộc các hình thức
sở hữu khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lâu năm có nhiều cơ hội tiếp cận đến
các khoản vay chính thức hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập. Trên cơ sở
kết quả phân tích, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp tiếp cận vốn cho các nhóm
doanh nghiệp yếu thế, nhìn từ các chiều cạnh nhƣ quy mô doanh nghiệp, hình thức
sở hữu...
Các tác giả Stephen Mayende (2013), Belotti, F., Di Porto, E., và Santoni, G.
13


(2016), Nguyen, T., Locke, S., và Reddy, K. (2014), Zulfiquar, Z., và Din, N.
(2015)... áp dụng mô hình kinh tế lƣợng đánh giá những ảnh hƣởng của ƣu đãi thuế
đối với các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên các tiêu chí doanh thu và
giá trị gia tăng. Nghiên cứu của Stephen Mayende (2013) có tính đại diện. Các tác
giả xuất phát từ mô hình (2):


Qit  A Kit Lit Tit Zit

(1)

Và xây dựng hàm hồi quy
(2)
Trong đó:

.

Từ mô hình này tác giả đã đánh giá những ảnh hƣởng của ƣu đãi thuế đối với các
hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên các tiêu chí doanh thu và giá trị gia tăng.
Malhotra, Mohini; Chen, Yanni Criscuolo, Alberto; Fan, Qimiao, Hamel, Iva
lIieva, Savchenko, Yevgeniya (2007) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu
kinh nghiệm tài trợ tài chính cho các DNNVV của các quốc gia trên thế giới. Bằng
phƣơng pháp phân tích so sánh dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (NHTG), các tác giả
trình bày về kinh nghiệm vực dậy các DNNVV ở nhiều nƣớc, nhiều khu vực, mang
tính đại diện trên thế giới. Ví dụ, để mở rộng nguồn vốn phục vụ cho các DNNVV,
Kazakhstan đã kết hợp sử dụng dòng vốn từ ngân hàng tái thiết Châu Âu, tƣ nhân
hóa ngành ngân hàng, hay áp dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo, và ban hành
những chuẩn mực kế toán phù hợp… Trong trƣờng hợp của Hoa Kỳ, ngân hàng sử
dụng phƣơng pháp chấm điểm tín dụng và cho vay theo thang điểm tín dụng; Giảm
và hợp lý hóa can thiệp trực tiếp của khu vực công; Cung cấp và tạo điều kiện ban
đầu hỗ trợ tài chính, phát triển sản phẩm, đầu tƣ, thúc đẩy phát triển công nghệ…
Các nghiên cứu trên, bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau và đứng
trên các phƣơng diện và góc tiếp cận khác nhau, đều xác nhận sự phát triển của các
DNNVV chƣa đƣợc quan tâm thích đáng, nhất là trong khâu huy động vốn. Theo
Yanzhong Wang (2004), cần tăng quy mô và tỷ trọng tín dụng cho DNNVV, phát
triển tổ chức chuyên hỗ trợ cho DNNVV; Đồng thời cần cải thiện hệ thống bảo lãnh

vay vốn. Mặt khác, Constantios Stephenou & Camila Rodriguez, (2008) đề xuất bổ

14


sung cơ chế để các nhà cung cấp tài chính tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và cung
cấp nguồn tài trợ (bổ sung) cho tất cả các doanh nghiệp.
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, bản thân các DNNVV cũng cần hình thành cơ
chế báo cáo linh hoạt về tình hình tài chính doanh nghiệp. Đây là cơ sở giúp các tổ
chức tín dụng có thể dự báo đƣợc lợi nhuận trong năm, và làm cơ sở để giải ngân an
toàn và hiệu quả (Paul Cook &Prederick Nixson, 2000).
Trong nhóm các giải pháp đã đề xuất, cũng có giải pháp cải cách khung khổ
pháp lý về phá sản (luật phá sản) và cho vay có đảm bảo đặc biệt, làm cơ sở để có
thể áp dụng cho vay vốn lớn hơn tài sản thế chấp, duy trì trần lãi suất, bao thanh
toán để ngăn ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp (Constantios Stephenou & Camila
Rodriguez, 2008).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty nhận đƣợc ƣu đãi thuế có kết quả
doanh thu và giá trị gia tăng tốt hơn so với các doanh nghiệp không thuộc nhóm
đƣợc hƣởng ƣu đãi. Trình độ học vấn của các nhà quản lý doanh nghiệp, quy mô và
tuổi của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh. Đây là cơ sở
khoa học giúp chính phủ xây dựng các chính sách ƣu đãi thuế phù hợp hơn để thúc
đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp cận với chất lƣợng đào
tạo và phát triển kỹ năng kỹ thuật là cần thiết để nâng cao trình độ, năng lực của
ngƣời quản lý, gián tiếp góp phần sử dụng các ƣu đãi thuế một cách hiệu quả cho sự
cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
1.1.3. Chính sách tài chính phát triển CNHT
Việc sử dụng chính sách thuế để kích thích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ
trợ phát triển có các nghiên cứu của Goodwill Consultant JSC và VDF, (2011),
JBIC (2004); Nghiên cứu của nhóm tác giả:


Malhotra Mohini, Chen Yanni,

Criscuolo Alberto, Fan Qimiao, Hamel Iva lIieva, Savchenko Yevgeniya
(2007), Peter Larkin (2011), Thomas Brandt (2012), Yanzhong Wang (2004). Các
nghiên cứu cho thấy sử dụng chính sách thuế với những mức thuế suất linh hoạt và
cơ chế hành chính “thoáng” đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển của
ngành CNHT.
Chadin Rochananonda (2006) đã đánh giá về những chính sách thuế với sự
phát triển CNHT của Thái Lan, xem xét ảnh hƣởng của việc giảm thuế nhập khẩu
đối với từng vùng từng dự án, của việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ là đòn
bảy kích thích sự phát triển của ngành CNHT.
15


Donghyun Park (2009) xem xét kinh nghiệm áp dụng cơ chế đánh thuế thu
nhập doanh nghiệp lũy tiến từng phần ở Singapore hay Yanzhong Wang (2004)
xem xét mối quan hệ giữa các đặc trƣng DNVVN Trung Quốc với khó khăn tài
chính. Các tác giả này hƣớng tới giải pháp giảm thuế hợp lý nhằm giúp các
DNNVV thoát khỏi khó khăn và phát triển.
Về chính sách tín dụng phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể kể đến một số
nghiên cứu của: Goh Ban Lee (1998), Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel
Driffield (2002); Thomas Brandt (2012), Do Manh Hong (2008)…. Các nghiên cứu
đều cho rằng việc ƣu đãi tín dụng đầu tƣ trong giai đoạn đầu và giai đoạn bắt đầu đi
vào sản xuất kinh doanh là một điều cần thiết trong việc thúc đẩy ngành CNHT phát
triển. Ở khía cạnh cắt giảm lãi suất trong việc thu hút FDI Do Manh Hong (2008)
cho rằng: ngành CNHT muốn phát triển bắt buộc phải có sự dẫn dắt của các doanh
nghiệp FDI, một trong những giải pháp để thu hút FDI đó là ƣu đãi tín dụng đầu tƣ,
giảm thuế TNDN.
1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Về công nghiệp hỗ trợ

* Về khái niệm và vai trò của CNHT
Ở Việt nam, thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) bắt đầu đƣợc nhắc tới từ năm
2003. Mức độ quan tâm của chính phủ đối với sự phát triển của CNHT bắt đầu tăng lên
cùng với Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Giai đoạn 1 (2003-2005) của sáng
kiến chung Việt Nam-Nhật Bản tập trung vào việc soạn thảo quy hoạch tổng thể về
phát triển CNHT nhƣ là một biện pháp cấp bách để xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài.
Phan Đăng Tuất (2005) nhận định ngành CNHT là một khái niệm rộng, có
tính chất tƣơng đối. Mặc dù có khá nhiều khái niệm, nhƣng nội hàm của các khái
niệm CNHT đều có những điểm chung nhƣ:
 Thứ nhất, đó là việc cung ứng các bán-sản phẩm cho mục đích sản xuất sản
phẩm cuối cùng;
 Thứ hai, Việc cung ứng này chủ yếu đƣợc đáp ứng bởi hệ thống các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên, đó là các DN sản xuất hỗ trợ đòi hỏi trình
độ sản xuất với mức độ chính xác của sản phẩm rất cao, thực hiện các cam kết hợp
đồng với khách hàng một cách chuẩn mực;
 Thứ ba, khách hàng của các ngành CNHT là các nhà lắp ráp. Do vậy, thị
trƣờng của CNHT không rộng, không dễ dàng tác động nhƣ khi họ sản xuất sản
16


phẩm cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, thị trƣờng của các ngành công
nghiệp hỗ trợ có đặc điểm của một thị trƣờng tập quyền mua, nơi những ngƣời mua
có sức mạnh thị trƣờng. Đây chính là khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc
dù vậy, ngành CNHT trở nên hấp dẫn và tƣơng đối ổn định nếu doanh nghiệp sản
xuất thiết lập đƣợc mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hoặc xác định đƣợc thị
trƣờng ngách.
Hồ Lê Nghĩa (2011) nhận định rằng mức độ phát triển CNHT là một trong 7
tiêu chí đánh giá chất lƣợng của công nghiệp Việt Nam, là nguồn gốc của sự phát
triển bền vững công nghiệp.
Trần Văn Thọ (2005) cho rằng CNHT là khái niệm rộng, chỉ toàn bộ những

sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ
thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,
nhuộm…, và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên
liệu sơ chế. Tuy nhiên, nếu bổ sung thêm một số đặc tính, thấy phạm vi của ngành
CNHT sẽ đƣợc định hình rõ ràng hơn.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thƣờng đƣợc sản xuất trên quy mô nhỏ, bởi các
DNNVV. Trong trƣờng hợp ngành công nghiệp ô tô, các bộ phận nhƣ động cơ, thân
xe, bánh xe... thƣờng không đƣợc xem là sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ. Các sản
phẩm này chủ yếu đƣợc sản xuất trên quy mô lớn bởi các doanh nghiệp lớn. Sản
phẩm của CNHT ngành công nghiệp ô tô là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp
thấp hơn đƣợc cung cấp để sản xuất ra động cơ, thân xe... Cụ thể là những linh kiện,
phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm... và cũng có thể
bao gồm cả các sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Vũ Chí Lộc (2010) cho rằng CNHT bắt nguồn từ quá trình chuyên môn hóa
và hợp tác sản xuất quốc tế. Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình chia nhỏ quy
trình sản xuất theo nhiều công đoạn khác nhau nhƣ chi tiết, cụm chi tiết, theo đối
tƣợng hay theo các giai đoạn công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả. Hợp tác hóa sản xuất là sự liên kết hay gắn kết các công đoạn chia nhỏ đó lại
với nhau theo một quy trình chuẩn xác.
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế. Theo Trần Văn Thọ (2005), ngành CNHT là một mũi đột phá chiến
lƣợc để trong thời gian ngắn khắc phục các mặt yếu cơ bản của công nghiệp quốc

17


×