Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xuat Khau Gao Sang Trung Quoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 76 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

ĐÀO QUANG ĐIỆN
LỚP: DB_14DTM3 KHOÁ: 11

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI XUÂN ĐÀO

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

ĐÀO QUANG ĐIỆN
LỚP: DB_14DTM3 KHOÁ: 11

ĐỀ ÁN MÔN HỌC


Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
cán bộ, giảng viên trường Đại học Tài Chính – Marketing (Cơ sở II) tại thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn khoa học Ths. Mai Xuân Đào, người đã tận
tình hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này.
Do giới hạn về thời gian, dung lượng của tiểu luận, kinh nghiệm và kiến thức của
người viết nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết.
Rất mong sự đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm để xây
dựng tiểu luận tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Giảng viên hướng dẫn


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

DỊCH NGHĨA TỪ BẰNG
TIẾNG ANH

DỊCH NGHĨA TỪ BẰNG

TIẾNG VIỆT

Bộ
NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

OECD

The Organisation for Economic
Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

USD

United States Dollar

Đồng đô la Mỹ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

VFA


USDA

United States Department of
Agriculture

Cơ quan Thường trú Bộ Nông
nghiệp Mỹ

TPP

Trans-Pacific Partnership
Agreement

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương

FAO

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp
Quốc

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức


NDT/CNY

Chinese Yuan

Đồng nhân dân tệ Trung Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1

Sản lượng gạo Trung Quốc sản xuất giai đoạn
2010 - 2015

18

Bảng 2.2

Mức sản lượng gạo bình quân trên mỗi hecta
đất nông nghiệp 2010 - 2015

19

Bảng 2.3


Nhu cầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc
giai đoạn 2010 - 2015

20

Bảng 2.4

Sản lượng nhập khẩu gạo từ thế giới của Trung Quốc
giai đoạn 2011 – 2015

21

Bảng 2.5

Sản lượng xuất khẩu gạo toàn cầu của Trung Quốc
giai đoạn 2011 – 2015

21

Bảng 2.6

Sơ đồ tổ chức phân phối gạo ở Trung Quốc

23

Bảng 3.1

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2016


27

Bảng 3.2

Kim ngạch các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc qua các năm 2011 – 2014

30

Bảng 3.3

Sản lượng gạo xuất khẩu theo loại của Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc niên vụ 2014/2015 – 2015/2016

31

Bảng 3.4

Biểu đồ giá lúa trong 3 tháng đầu năm giai đoạn
2005 – 2016

34

Bảng 3.5

Biểu đồ so sánh giá gạo 5% xuất khẩu giữa Việt Nam,
Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan giai đoạn đầu năm
2014 – 16/9/2015


36

Bảng 3.6

Giá gạo xuất khẩu (FOB) của Việt Nam và Thái Lan
vào ngày 12/5/2016 so với ngày 9/4/2016

37


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU ................................................... 1
1.1.

1.2.

1.3.

Tổng quan về xuất khẩu ........................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 1
1.1.2. Hình thức ....................................................................................... 1
1.1.3. Vai trò ............................................................................................ 4
Nội dung hoạt động xuất khẩu .................................................................. 7
1.2.1. Nghiên cứu thị trường .................................................................... 7
1.2.2. Tìm kiếm khách hàng .................................................................... 7
1.2.3. Đàm phán ....................................................................................... 8
1.2.4. Ký hợp đồng .................................................................................. 8
1.2.5. Thực hiện hợp đồng ....................................................................... 9

Chỉ tiêu đánh giá kết quả xuất khẩu .......................................................... 9
1.3.1. Chỉ tiêu định tính ......................................................................... 10
1.3.2. Chỉ tiêu định lượng ...................................................................... 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO TRUNG QUỐC ... 12
2.1.

2.2.

2.3.

Giới thiệu chung về Trung Quốc ............................................................ 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 12
2.1.2. Kinh tế - Chính trị ........................................................................ 12
2.1.3. Văn hoá - Xã hội .......................................................................... 14
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ................................................. 15
2.2.1. Về quan hệ hợp tác quốc tế .......................................................... 15
2.2.2. Về quan hệ kinh tế - xã hội .......................................................... 16
2.2.3. Về sự phát triển của ngành nông nghiệp và ngành gạo của Việt
Nam .............................................................................................. 17
Đặc điểm thị trường gạo Trung Quốc ..................................................... 18
2.3.1. Sản lượng cung ứng ..................................................................... 18


2.4.

2.3.2. Nhu cầu tiêu thụ ........................................................................... 19
2.3.3. Giá cả ........................................................................................... 22
2.3.4. Chất lượng .................................................................................... 22
2.3.5. Kênh phân phối ............................................................................ 23

Chính sách thuế quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo vào thị
trường Trung Quốc và một số quy định về gạo nhập khẩu ..................... 23
2.4.1. Tổng quan và xu hướng chung .................................................... 23
2.4.2. Chính sách đối với Việt Nam ....................................................... 25
2.4.3. Một số quy định về gạo nhập khẩu .............................................. 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 .................. 27
3.1.

3.2.
3.3.

3.4.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai
đoạn 2010 – 2016 .................................................................................... 27
3.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu .............................................. 27
3.1.2. Cơ cấu .......................................................................................... 29
3.1.3. Chất lượng .................................................................................... 32
3.1.4. Giá cả ........................................................................................... 33
3.1.5. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán ......................... 38
Nội dung hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ............................ 38
Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc ............................................................ 42
3.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .............................................. 42
3.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .............................................. 43
Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc ......................................................................................................... 44
3.4.1. Thành tựu ..................................................................................... 44

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 45

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 – 2022 ............................ 48


4.1.

4.2.
4.3.

4.4.

Định hướng chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022 ........................................................ 48
4.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh .............................. 48
4.1.2. Chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc ............................................................................................. 50
Phân tích ma trận SWOT về hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường
Trung Quốc ............................................................................................ 51
Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc ............................................................................................. 53
4.3.1. Giải pháp phát triển và ứng dụng giống lúa mới ......................... 53
4.3.2. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ............................... 56
Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các sở ban ngành liên quan đến
hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam ............................... 58
4.4.1. Nới lỏng quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo ........... 58
4.4.2. Các kiến nghị về bộ qui trình chuẩn chế biến, xay xát gạo Việt
Nam (GMP-RM), thuế giá trị gia tăng VAT, cơ chế tài chính vi
mô và bảo hiểm ............................................................................. 59


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền nông nghiệp lúa nước từ lâu đã trở thành cái nôi văn hoá, kinh tế gắn liền với
đất nước, con người Việt Nam. Cho đến bây giờ, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong
công cuộc phát triển nước nhà theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động
xuất khẩu gạo hiện nay đang được duy trì và phát triển mạnh về qui mô cũng như chất
lượng trên phạm vi toàn thế giới. Những năm gần đây, một trong những thị trường tiêu
thụ gạo lớn nhất toàn cầu, đầy tiềm năng đã trở thành thị trường nhập khẩu gạo của Việt
Nam là Trung Quốc. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thị trường Trung Quốc luôn được xem
là thị trường béo bở đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới sản xuất nông sản xuất
khẩu. Đi cùng xu thế đó, Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần gạo ở Trung
Quốc với kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn, tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu ngoại tệ,
ổn định đời sống của bà con nông dân.
Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tuy đem lại nguồn thu lớn
nhưng còn nhiều rủi ro, bất cập, tác động không ít đến doanh nghiệp và nông dân trực
tiếp sản xuất lúa gạo ở hầu hết các tỉnh thành. Nhất là trong thời điểm khó khăn, đối với
bà con nông dân ở khu vực ĐBSCL do tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng, hạn hán
kéo dài chưa từng thấy càng gây ra biết bao khó khăn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh
tế quốc dân. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm tiểu luận thực hành nghề nghiệp.
Hy vọng qua các phân tích, đánh giá cụ thể sẽ giúp xây dựng phương pháp phù hợp có
tính chiến lược lâu dài nhằm khắc phục những thiếu sót, trở ngại còn tồn tại mà ngành
gạo Việt Nam đang gặp phải.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích thị trường gạo Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai nước về

kinh tế cũng như chính sách thuế quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo đối với
Việt Nam từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường gạo tiềm năng này.
Thứ hai, nhận xét và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2016 cùng với đó là những phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.


Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan ban
ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2017– 2025, hơn nữa là đóng góp xây dựng hướng đi cho ngành gạo
thêm bền vững.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn 2010 – 2016,
phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2017 – 2022.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu
phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và các đề tài
nghiên cứu khác.
5.

Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài được chia thành 4 phần như sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu
CHƯƠNG 2: Phân tích thị trường xuất khẩu gạo trung quốc

CHƯƠNG 3: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị
trường trung quốc giai đoạn 2010 – 2016
CHƯƠNG 4: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường
trung quốc giai đoạn 2017 – 2022


Thực hành nghề nghiệp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1.1. Tổng quan về xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của ngành ngoại
thương, phản ánh mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực,
các ngành của nền kinh tế từ hàng hóa hữu hình cho đến hàng hoá vô hình với tỷ trọng
ngày càng lớn.
1.1.1.

Khái niệm

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó có sự chuyển dịch hàng hóa
ra khỏi biên giới hải quan. Hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận
cho các bên chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất
hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao từng bước đời sống

nhân dân (Dương Hữu Hạnh, 2008, tr.5).
“Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật”. (điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005)
1.1.2. Hình thức
Trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp giao dịch với nhau theo những cách thức
nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng và kỹ thuật tiến hành
riêng. Trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu
nhứ sau:
1.1.2.1.

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất khẩu)
sang trực tiếp nước người mua (nước nhập khẩu) không thông qua nước thứ ba (nước
trung gian). Theo hình thức này, nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng

1


Thực hành nghề nghiệp

nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức, chi nhánh của mình, có
thể là công ty con hoặc chi nhánh bán hàng tại nước ngoài và thu lại lợi nhuận.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị
trường và khách hàng, nắm bắt tình hình chính trị, văn hóa, pháp luật, xã hội của thị
trường rõ ràng và cụ thể, kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu. Nhờ đó, hoạt
động xuất khẩu thực hiện nhanh, chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách
hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của mình
không phải chia sẻ quyền lợi với các tổ chức trung gian do đó giảm được chi phí đồng

thời chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm nên lợi nhuận cao hơn và có điều
kiện tiếp thu kinh nghiệm xuất khẩu sang môi trường quốc tế.
1.1.2.2.

Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức
độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu đóng vai trò là trung gian thay cho đơn vị sản xuất
tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu qua đó được hưởng một số tiền nhất định
gọi là phí uỷ thác. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian phân
phối như công ty quản lý xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, nhà ủy thác xuất khẩu...
Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị
trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất
khẩu trực tiếp. Bên trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường nên có khả năng
đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp
xuất khẩu cũng giảm được chi phí thâm nhập thị trường do các tổ chức trung gian thường
có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có được các thông tin
về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ chức.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp
cận trực tiếp với thị trường, khách hàng nên ít có khả năng đáp ứng đúng các nhu cầu
của khách hàng tiềm năng. Theo thỏa thuận với bên trung gian, doanh nghiệp phải chia
sẻ lợi nhuận sau khi xuất khẩu hoàn tất.
1.1.2.3.

Buôn bán đối lưu (Counter - Trade)

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao
2



Thực hành nghề nghiệp

đổi có giá trị tương đương. Mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại
tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không
được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này.
Buôn bán đối lưu còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết hay hàng đổi hàng.
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến
động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, tiết kiệm được ngoại tệ.
1.1.2.4.

Tạm nhập, tái xuất

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ
bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba.
“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”. (điều 29, Luật Thương Mại
Việt Nam 2005)
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản
xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó
tái xuất. Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu với
mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham gia gồm:
nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.
1.1.2.5.

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ chưa vượt qua ngoài biên giới

hải quan nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn được thực hiện. Theo đó, một người mua ở
nước ngoài, sau khi kí hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp tại một nước,
sẽ chỉ định giao hàng hóa cho một khách hàng khác, đã có thỏa thuận với người mua,
ngay tại nước đó.
Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do hàng hoá không cần phải vượt qua
biên giới quốc gia nên doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan,
không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá trong khi vẫn có thể
thu được ngoại tệ. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn.

3


Thực hành nghề nghiệp

1.1.2.6.

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (nhận gia công)
nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến
ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công (phí gia công).
Hình thức xuất khẩu gia công quốc tế chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản
xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giày da…và đang phát triển
mạnh mẽ được nhiều quốc gia, đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên
phong phú, áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và
thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật
công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ thu được
lợi nhuận cao hơn nhờ tận dụng giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước
nhận gia công.
1.1.3. Vai trò

1.1.3.1.

Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước

Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng
của hoạt động nhập khẩu. Ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên
ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi
khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn
duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
Hiện nay, ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong mua bán trên thế giới nên việc dự
trữ ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng. Dựa vào nguồn ngoại tệ
tích lũy được, quốc gia có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đáp
ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thuận lợi, giúp quốc gia ngày
càng phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp dựa vào nguồn thu ngoại tệ này để nâng cao hệ
thống dây chuyền sản xuất cũng như quy mô doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trước
thị trường toàn cầu rộng lớn. Trên thực tế, các quốc gia có thể huy động nguồn thu ngoại
tệ thông qua các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư nước ngoài

4


Thực hành nghề nghiệp

trực tiếp và gián tiếp, vay nợ viện trợ, kiều bào nước ngoài gửi về… (Thư viện học liệu
mở Việt Nam, 2011).
Trong đó, khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là tích cực nhất vì
nó không gây ra các khoản nợ nước ngoài cho Chính phủ cũng như các nhà kinh doanh,
Chính phủ không phụ thuộc vào những ràng buộc, thỏa thuận từ các nguồn đầu tư, tài

trợ bên ngoài. Do đó, xuất khẩu là một phương cách tích lũy ngoại tệ hữu hiệu cho quốc
gia, tránh tạo ra tình trạng nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại.
1.1.3.2.

Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia nhờ vào các tác động
tích cực của xuất khẩu đến nguồn nhân lực, quy mô hoạt động, sự phát triển của các
doanh nghiệp và nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thương mại thế giới.
Thứ nhất, các nguồn lực trong nước sử dụng hiệu quả hơn nhờ vào xuất khẩu. Trước
khi xuất khẩu, các quốc gia sẽ bị hạn chế rất nhiều về thị trường tiêu thụ nên các hoạt
động sản xuất thường chỉ ở mức trung bình, trình độ công nghệ, kĩ thuật lúc này chưa
cao. Từ khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nguồn lực về vốn, trí tuệ, kĩ thuật, nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất được nâng cao, hiện đại hóa hơn, mở ra những hướng đi đầy
triển vọng cho sản xuất trong nước.
Thứ hai, việc mở rộng quy mô xuất khẩu tạo ra sự phân công lao động hợp lý và
có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là điểm
quan trọng đối với các đơn vị kinh tế tham gia chính vào hoạt động xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ. Dựa vào sự phân công lao động, các lợi thế so sánh của quốc gia được phát
huy hơn nữa, góp phần vào sự chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế ngày càng
chuyên nghiệp, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theo kịp sự phát triển của thế giới.
Thứ ba, xuất khẩu là phương thức tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp,
mang lại lợi ích cho quốc gia. Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và không ngừng
nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, các nhà sản xuất phải biết tận dụng các lợi thế
của mình đồng thời luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, nắm bắt
nhanh biến động thị trường và phản ứng linh hoạt để tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao thì mới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế giới.
1.1.3.3.

Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5


Thực hành nghề nghiệp

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang
thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông
nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của
từng quốc gia, chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong
nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta
nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba,
tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất
ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của
chuyên môn hoá tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo tiền đề cho các ngành
liên quan cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu,
các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy… sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất. Hơn
nữa, khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một
nước ngày càng được mở rộng ngoài ra còn cho phép việc tiêu dùng tất cả các mặt hàng
với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia thậm
chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
Nhận thấy các lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các nhà đầu tư ngày càng có xu hướng
đầu tư vào những ngành có triển vọng xuất khẩu lâu dài, tạo lợi nhuận cao, đẩy mạnh
xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Sự phát triển của các ngành này sẽ tạo ra sự
gia tăng nhu cầu đầu vào, giúp các ngành nghề hỗ trợ như điện, nước, nguyên phụ liệu,
máy móc thiết bị… gia tăng doanh thu. Đồng thời, sự phát triển của xuất khẩu giúp cho
thu nhập quốc dân tăng lên, dân số có thu nhập cao sẽ chi tiêu vào các sản phẩm công
nghệ cao và các dịch vụ đa dạng như các loại máy móc hiện đại, các dịch vụ nghỉ dưỡng
cao cấp. Nhự vậy, thông qua các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu tạo điều kiện
cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ

sản phẩm, góp phần ổn định và mở rộng sản xuất, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung
cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước và đặc biệt đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hội nhập hóa, phù
hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới.
1.1.3.4.

Xuất khẩu có tác động đến đời sống xã hội

6


Thực hành nghề nghiệp

Tác động tích cực quan trọng của xuất khẩu là việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân. Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi gia tăng sản xuất hàng
xuất khẩu, hoạt động này tạo thêm việc làm cho nhiều đối tượng lao động, nhất là lao
động ở những ngành nghề có đông nhân lực, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nước
và tăng thu nhập cho người dân.
Xuất khẩu gia tăng làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống nhân
dân. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng lên với chất lượng ngày càng cao. Việc xuất
khẩu hàng hóa cũng tạo nguồn vốn cho việc nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết
yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.
1.2.

Nội dung hoạt động xuất khẩu

1.2.1. Nghiên cứu thị trường
Dựa trên cơ sở nắm chắc nhu cầu của thị trường trên thế giới, các công ty tiến hành
nghiên cứu và xác định được các nguồn hàng để thoả mãn các nhu cầu đó.
Khả năng cung cấp hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm

năng. Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông. Với
nguồn hàng này doanh nghiệp chủ cần đóng gói là có thể xuất khẩu được.
Mặt khác nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu phải xác định được giá cả của hàng
hoá trong nước so với giá cả quốc tế như thế nào? Để từ đây có thể tính được doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là bao nhiêu từ đó đưa quyết định chiến lược kinh doanh
của từng công ty. Ngoài ra, qua nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu biết được chính sách
quản lý của nhà nước về mặt hàng đó như thế nào? Mặt hàng đó có được phép xuất khẩu
không? Có thuộc hạn ngạch xuất khẩu không? Có được nhà nước khuyến khích không?
Sau khi đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường hàng hoá thế giới (thị trường
xuất khẩu và thị trường trong nước) công ty tiến hành đánh giá, xác định và lựa chọn
mặt hàng kinh doanh xuất khẩu phù hợp với nguồn lực và các điều kiện hiện có của công
ty để tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất. (Thư viện học liệu
mở Việt Nam, 2016)
1.2.2. Tìm kiếm khách hàng

7


Thực hành nghề nghiệp

Khách hàng luôn là người quan sát, nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp bằng
tâm trạng tò mò và hứng khởi. Và khi những mối quan hệ mua bán này được thiết lập, ít
nhất sẽ có một số quan hệ khăng khít được tạo ra. Những mối quan hệ này sẽ phát triển
trong vòng quay sản phẩm hoàn toàn có thể kiểm soát và thu được lợi nhuận.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với một thực tế là số lượng khách
hàng có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài mà họ kỳ vọng là điều khó trở thành hiện thực.
Vẫn biết rằng khách hàng tiềm năng trong một ngày nào đó sẽ trở thành những khách
hàng có giá trị và mang lại nhiều lợi nhuận song thách thức lớn nhất vẫn là làm thế nào
để tìm được lượng khách hàng tiềm năng như vậy.
Khách hàng tiềm năng là khách hàng mang lại rất ít giá trị trước mắt, nhưng có thể

mang lại nhiều giá trị lớn trong tương lai. Phương pháp phân tích khách hàng bằng một
biểu đồ hình tròn cho phép xác định được giá trị sản phẩm hay dịch vụ mà một khách
hàng đóng góp cho doanh nghiệp, từ đó phát hiện được nhóm khách hàng có giá trị nhất.
1.2.3. Đàm phán
“Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương
lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng, để đi
đến một thoả thuận thống nhất” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2016, tr.146).
Trong đàm phán kinh doanh quốc tế, những khác biệt về văn hóa tạo nên một thách
thức lớn cho các nhà đàm phán, đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tính mềm dẻo thì mới có
thể vượt qua. Khả năng đánh giá được các khác biệt văn hóa và điều khiển được đúng
cách là yếu tố quan trọng giúp các cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế thành công.
Các bên càng hiểu và thích ứng với nhau thì bầu không khí đàm phán càng thuận lợi, các
bên càng thấy rõ lợi ích chung và càng sẵn lòng hợp tác để cùng chiến thắng.
1.2.4. Ký hợp đồng
Sau khi đàm phán thành công, các bên tiến hành việc ký kết hợp đồng, hay nói cách
khác đó là việc các bên thống nhất hoàn toàn với nhau về những điều khoản của hợp
đồng ngoại thương, về quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của mỗi bên. Việc ký kết được
thực hiện bởi người có thẩm quyền và phải có con dấu xác nhận tư cách pháp nhân của
các bên tham gia.

8


Thực hành nghề nghiệp

1.2.5. Thực hiện hợp đồng
Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công
việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót
là cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp
đồng.

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau:

Xin giấy phép
(nếu có)

Kiểm tra L/C

Chuẩn bị hàng
xuất khẩu
Thuê tàu
(nếu có)

Thủ tục
hải quan

Kiểm tra hàng
hoá xuất khẩu

Mua bảo hiểm
(nếu được)

Giao hàng
cho tàu

Thủ tục thanh
toán

Xử lý tranh chấp
(nếu có)


Khi nghiên cứu trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần lưu ý:
Tùy thuộc vào từng hợp đồng mà cán bộ xuất nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp
vụ khác nhau. Trình tự thực hiện các nghiệp vụ cũng không cố định. Trên cơ sở nắm
chắc các khâu nghiệp vụ mà tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ của từng giai đoạn cụ thể trong
quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong khâu nghiệp vụ cụ thể có thể là nghiệp vụ của người bán hay người mua phụ
thuộc vào cách quy định điều kiện cơ sở giao hàng ghi trong hợp đồng mua bán hàng
hóa đã ký kết.
1.3.

Chỉ tiêu đánh giá kết quả xuất khẩu

Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần
thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất
khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá

9


Thực hành nghề nghiệp

đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng
xuất khẩu tiếp theo. Kết quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu.
1.3.1. Chỉ tiêu định tính
Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các số
đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá
kết quả xuất khẩu là:
 Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp
trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu,
khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước

ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu …Các kết quả này chính là
những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá
trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
 Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực
hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước.
Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng
xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và
không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
1.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
 Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức:
TR = P x Q
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
P: Giá cả hàng xuất khẩu
Q: Số lượng hàng xuất khẩu
 Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với
chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức:

10


Thực hành nghề nghiệp

LNXK = TR – TC
LNKT = TR – TCKT
LNtt = TR – TCtt
TC: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
LNKT:Lợi nhuận kinh tế

LNXK: Lợi nhuận xuất khẩu
TCKT: Chi phí
LNtt: Lợi nhuận tính toán
TCtt: Chi phí tính toán.
 Tốc độ kim ngạch xuất khẩu được tính bằng công thức:
X = ( Nt + 1 / Nt ) x 100%
X: tốc độ kim ngạch xuất khẩu
Nt + 1 : Tổng kim ngạch xuất khẩu năm sau
Nt : Tổng kim ngạch xuất khẩu năm trước
 Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được
tiêu thụ trên cùng một thị trường (F) được tính bằng công thức:

Doanh số bán ra của doanh nghiệp

𝑭 = Tổng doanh số bán ra của toàn ngành 𝒙 𝟏𝟎𝟎%

11


Thực hành nghề nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO TRUNG QUỐC
2.1. Giới thiệu chung về Trung Quốc
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Biên giới đất liền
của Trung Quốc dài hơn 20.000km, phía đông giáp Triều Tiên, phía đông bắc giáp Nga,
phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây bắc giáp Nga, Kazakhstan, phía tây giáp Kyrgyzstan,
Tajikistan, Afganistan, Pakistan, phía tây nam giáp Ấn Độ, Nepal, Bhutan, phía nam

giáp Myanmar, Lào và Việt Nam. Đông và đông nam trông ra biển. Trung Quốc là quốc
gia lớn thứ 3 thế giới về tổng diện tích (sau Nga và Hoa Kỳ). Diện tích của Trung Quốc
theo con số chính thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra là xấp xỉ 9,6 triệu km2.
Trung Quốc có 31 tỉnh và thành phố (có 3 thành phố nằm trong top 55 thành phố lớn
nhất thế giới là Thượng Hải, Thiên Tân và Bắc Kinh) và 2 đặc khu hành chính là Ma
Cao và Hồng Kông, cụ thể có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài hai đảo lớn là Trung Quốc và Hải Nam, bên ngoài vùng lãnh hải của Trung Quốc
còn có nhiều đảo lớn nhỏ. (Wikipedia, 2016)
Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung
bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi nóng nhất là
Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. Khu vực sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tập
trung ở nửa phía Đông của Trung Quốc. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Trung
Quốc gồm gạo, lúa mì, hạt nấu dầu, bông và trà. Là quốc gia chiếm 1/5 dân số thế giới,
vấn đề lương thực của Trung Quốc luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, Trung Quốc
được biết như là một đất nước có nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán và động đất, điều
này ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc. (Wikipedia, 2016)
2.1.2. Kinh tế - Chính trị
Hơn 35 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu
to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới. Từ năm 1979 đến 2005,
GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới.
Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện “kế hoạch 5 năm lần thứ 10”, GDP của
Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần so với năm 1978),

12


Thực hành nghề nghiệp

xếp thứ 4 trên thế giới; thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị đạt khoảng 1295 USD,
ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Về kinh tế đối ngoại, Trung Quốc kết thúc thời gian

quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạch thương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%,
xếp thứ 3 trên thế giới (gấp 60 lần so với năm 1978); dự trữ ngoại tê đạt 941 tỷ USD,
đứng đầu thế giới. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút
đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới; năm 2005 FDI thực thế đạt 60,3 tỷ USD, đưa
tổng số vốn đầu tư thực tế vượt 620 tỷ USD. Năm 2009 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
đạt 2% với mức dự trữ ngoại tệ đạt 2.399,152 tỷ USD. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng
của Trung Quốc đạt 9,5%, tương đương tăng trưởng GDP 6.989 tỷ USD. (Phòng thương
mại và công nghiệp, 2016).
Năm 2012, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, là thành viên
của WTO, APEC và G-20. GDP năm 2012 của Trung Quốc là 8.358 nghìn tỷ USD, tốc
độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 7,8%. Ngành là nông nghiệp 10,1% trong cơ cấu GDP
của Trung Quốc, trong khi công nghiệp chiếm 45,3%, dịch vụ chiếm 44,6%. Tỷ lệ lạm
phát công bố tháng 12/2012 là 2,5%. Tỉ lệ thất nghiệp là vào quý IV 2012 là 4,1%. Nợ
công là 22,15%, tương đối cao so với thế giới. Trong lĩnh vực đối ngoại, năm 2012, xuất
khẩu của Trung Quốc đạt 2.021 nghìn tỉ USD, chiếm 27,3% tổng giá trị GDP, trong đó
giá trị xuất sang các thị trường lớn là Mỹ 17,2%, Hồng Kông 15,8%, Nhật Bản 7,4% và
Hàn Quốc 4,3%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị điện, máy móc
gia công, chế biến, sắt thép, dụng cụ y tế. Về nhập khẩu, tổng giá trị năm 2012 là 1.78
nghìn tỷ USD, chiếm 24,5% tổng giá trị GDP, trong đó tỉ lệ các thị trường trọng yếu là
Nhật Bản 9,8%, Hàn Quốc 9,2%, Mỹ 7,1%, Đức 5,1% và Australia 4,3%. Các sản phẩm
nhập khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị điện, nhiên liệu, thiết bị y tế, quặng kim loại,
chất dẻo. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc năm 2012 là 253,4 tỉ USD,
tăng 10,84% so với năm 2011, trong đó quý I chiếm 25,09%, quý II chiếm 21,46%, quý
III chiếm 20,62%, quý IV chiếm 32,83%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
năm 2012 là 62,4 tỉ USD, tăng 28,9%. GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD.
GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính
theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên
thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP bình
quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn
định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu

13


Thực hành nghề nghiệp

vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn,
phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp
nặng, và nguồn năng lượng. (Tổng hợp từ Wikipedia 2016 và OECD)
Trung Quốc được biết là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Năm 2009, tổng
sản lượng gạo tiêu thụ của Trung Quốc ước đạt 156,3 triệu tấn, chiếm 29,4% của cả thế
giới. Tiêu thụ gạo của Trung Quốc năm 2015-2016 sẽ ở mức 150 triệu tấn.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai
tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội
chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn, với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều
lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền
có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo. Hệ thống chính trị, tư
tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là
"chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa".
2.1.3. Văn hoá – Xã hội
Từ thời cổ đại, văn hóa Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng mạnh từ Nho giáo và các
triết học bảo thủ. Trong hầu hết các triều đại, có thể đạt được cơ hội thăng tiến xã hội
thông qua việc giành thành tích cao trong các kỳ khoa cử vốn bắt đầu từ thời Hán. Chú
trọng văn chương trong các kỳ khoa cử tác động đến nhận thức chung về tinh thế văn
hóa tại Trung Quốc, như niềm tin rằng thư pháp, thi họa là các loại hình nghệ thuật đứng
trên nhạc kịch. Văn hóa Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào ý thức lịch sử sâu sắc và
phần lớn là hướng nội. Khảo thí và nhân tài vẫn được đánh giá rất cao tại Trung Quốc
hiện nay.
Ngày nay, chính phủ Trung Quốc chấp thuận nhiều yếu tố của văn hóa Trung Hoa
truyền thống có tính nguyên đối với xã hội Trung Quốc. Cùng với sự gia tăng của chủ

nghĩa dân tộc Trung Hoa và kết thúc Cách mạng văn hóa, nhiều hình thức nghệ thuật,
văn chương, âm nhạc, điện ảnh, trang phục, và kiến trúc về Trung Hoa truyền thống
chứng kiến một sự phục hưng mạnh mẽ, Trung Quốc hiện đứng thứ ba thế giới về số du
khách ngoại quốc đến tham quan với 55,7 khách quốc tế trong năm 2010. Ước tính có
740 triệu du khách Trung Quốc lữ hành nội địa trong tháng 10 năm 2012. Khoảng 302

14


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×