Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dân ca Bình Trị Thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.92 KB, 3 trang )

Nói đến dân ca là nói đến phương thức diễn xướng (bao gồm cả hình thức diễn xướng và môi
trường diễn xướng) và các làn điệu. Dân ca lấy khung cảnh làng quê, đồng ruộng, mái đình, giếng
nước, cây đa… làm môi trường diễn xướng. Ca hát gắn với con người từ khi lọt lòng đến khi
nhắm mắt xuôi tay. Ca hát gắn với lao động, với sinh hoạt giải trí vui chơi, với sinh hoạt gia đình,
sinh hoạt thôn xóm… Nhưng tuỳ nơi tuỳ lúc, tuỳ đối tượng sử dụng và thưởng thức mà lúc nó
được hát bằng hình thức tập thể, lúc thì chỉ một cá nhân biểu diễn.
Ca dao- dân ca của bất cứ miền nào trước hết cũng là tiếng ca của nghĩa tình, tiếng nói của yêu
thương. Trong sinh hoạt gia đình, làng xã, lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi tiếng nói của
con tim đã đã ở cung bậc cao nhất, người lao dộng dùng lời ca để bày tỏ tâm tình trước cảnh vật,
trước những biến diễn của cuộc đời và trao đổi tâm tình với nhau. Tính trữ tình, bởi vậy thấm
đượm trong nội dung lẫn âm điệu của các khúc hát dân gian. Một chút buồn thoáng qua của con
người trước cảnh vật:
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn
Một tình cảm thành kính dâng lên cha mẹ:
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Việc tìm kế sinh nhai nhưng người Quảng Trị luôn nhớ về quá khứ, nào công cha, nghĩa mẹ vô bờ
bến, tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gán bó dù sông cạn đá mòn:
Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu
Một mai bóng xế trăng lu
Con ve kêu mùa hạ biết mấy thu gặp chàng
Tất cả những biểu hiện khác nhau của mối quan hệ giữa con người với con người, tất cả những
cung bậc phong phú, đa dạng, tinh tế của tình cảm con người, ca dao – dân ca đã “thấu đến chân
tơ kẻ tóc” (chữ dùng của Xuân Diệu) và đã nói bằng một tiếng nói đằm thắm, sâu lắng, thiết tha.
Tình cảm ấy mở rộng ra, nâng lên thành tình cảm đối với quê hương đất nước, thành tình cảm giai
cấp, nghĩa đồng bào, và sau này trong thời đại mới là nghĩa quân dân, tình dân đối với Cách
mạng, với Đảng, với Bác Hồ và tình nam Bắc ruột thịt. Những biểu hiện khác nhau ấy của tình
riêng, nghĩa chung trong ca dao – dân ca miền nào cũng có. Vấn đề đặt ra là cần tìm ra những sắc
thái riêng. “Những óng ánh riêng” trong cách biểu đạt tình cảm của ca dao dân ca mỗi miền.
Tiếp xúc với ca dao – dân ca Bình Trị Thiên, ta thấy có nhiều cách biểu đạt khác nhau về những


khía cạnh tinh tế, phức tạp của tình cảm con người. Có bài ca dao hết sức mộc mạc, mộc mạc
như là lời ăn tiếng nói hàng ngày, diễn đạt một tiếng long cũng hết sức giản dị, chân thực:
Đôi ta thương chắc mần ri
Bọ mẹ mần rứa, eng thì mần răng?
Có trường hợp là một tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh cho một nguyện vọng, một ước mơ
một sự trọn vẹn của nghĩa tình.
Thiếp thương chàng gươm vàng không sợ
Súng bắn chin, mười lần duyên nợ không buông.
Chẳng thà chịu tiếng cho luôn
Gươm trường kề cổ không buông nghĩa chàng.
Song nhìn chung tiếng trong ca dao-dân ca Bình Trị Thiên, dù mỗi vùng sắc thái có khác nhau vẫn
là tiếng nói đằm thắm giàu ân nghĩa chứ không thiên về rắn rỏi, mạnh mẽ, quyết liệt hoặc quá mộc
mạc, trần tục…Cách diễn đạt lại thường nhẹ nhàng, bóng bẩy, có sự trau chuốt, gia công tỷ mỉ
trong việc dùng chữ, đặt câu (sắc thái này thể hiện rất rõ trong ca dao dân ca vùng Huế -Thừa
Thiên)
Kháng chiến chống ngoại xâm là một nội dung khá quan trọng. Qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, ca dao dân ca Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu của thời
đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã vẽ nên những trang sử oai hùng của dân tộc, cho Quảng Trị
mà các địa danh Triệu Sơn, Ba Lòng, Như Lệ là những nơi tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp.
Những nơi khác cũng đã từng in dấu chiến tranh tàn phá như dãy Trường Sơn, sông Thạch Hãn,
Bích La Đông, An Hoà, Đại Hào, Phương Ngạn:
Ai về Bích La Đông khỏi lòng đau xót ruột
Ai về An Hoà khỏi hậm hực thù Tây
Mồ mả cha ông hắn cho xe xới, xe cày
Bao nhiêu oan hồn nước mắt nghĩ lại trăm đắng nghìn cay căm thù.
Cần ghi nhận là dân ca cũng theo thời sự mà chuyển biến, phát triển.
Chiến đấu để thống nhất, để được sống tự do, độc lập trên quê hương là niềm tin mãnh liệt của
người dân Quảng Trị thể hiện rõ từ thời kháng chiến chống Pháp đến thời chống Mỹ. Ca dao dân
ca Quảng Trị đã phản ánh một cách sinh động ý chí và tâm tình thiết tha ấy.
Như vậy, sự thêm bớt chữ trong các câu ca dao Quảng Trị là không có quy tắc mà hoàn toàn tuỳ

theo cảm hứng của người hò, sao cho tròn ý nghĩa là được. Sự hợp vần trong các dao thường
thay đổi, hết gieo vần lưng lại gieo vần chân, như quy luật hợp vần của thể lục bát và song thất lục
bát, nhưng một số ít câu ca dao của Quảng Trị lại có lối gieo ở vần chân.
Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Quảng Trị cũng khá phong phú. Ta sẽ gặp ở đây những loại từ
đối nghĩa, đối ý trong dân ca đối đáp:
- Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi
- Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ ?
Cây không biết chữ răng gọi là thông ?
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi
Trong lời hò đối đáp, lối ứng xử thật thông minh:
Ngồi buồn nói chuyện trên non
Một trăm thứ cá có con không thằng
Khi chọc ghẹo nhau vẫn giữ lối văn nhã:
Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung
- Anh về thưa với hai họ rõ ràng
Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi
Quảng Trị là vùng đất thành lập sau khi nước ta đã định hình hàng nghìn năm trước. Văn học dân
gian vùng này là sản phẩm của những con người có gốc từ Thanh Nghệ truyền vào. Qua cuộc
sống chung với dân bản địa ở vùng đất mới, dần dần con người ở đây mới tạo được một phong
cách riêng. Sự giao lưu văn hoá thế tất phải xảy ra. Ca dao là thể loại để lại những dấu vết rõ rệt
trong ngôn ngữ văn học
Hò địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của hò mái nhì nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao
mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng hò Như Lệ là nét độc đáo trong dân ca
kháng chiến Quảng Trị, nó đã phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời
kỳ chống Mỹ, tiếng hò kháng chiến lại được dịp vang xa. Nhiều câu hò hai bên bờ sông Bến Hải
nói lên niềm ước vọng đất nước thống nhất. Chính ở vùng này đã hình thành nên một bộ phận văn
học dân gian mang những đặc điểm riêng của một vùng đất bị chia cắt.

Sông Hiền Lương bên bồi, bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Bao giờ giặc Mỹ hết phương
Bắc Nam sum họp con đường vô ra.
Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kĩ XIX.
Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng
tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội
sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè "Mẹ Hẹ" là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối
thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu
chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai
cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau
khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc
tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà
mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.
Xoay quanh thể loại này có những giai thoại mà mỗi khi quây quần bên ấm chè xanh hoặc đôi phút
giải lao nơi đồng áng thường được người dân truyền tụng. Chuyện ông Bộ ở làng Gia Độ và O
Thơi ở làng Xuân Thành là một trong số đó. Ông Bộ là người nho nhã, có vốn nho học. Tuy đã có
gia đình nhưng lại rất say mê hò hát. Còn O Thơi là một gái chưa chồng, tài sắc vào đám nhất
vùng thời ấy. Một hôm, gặp O Thơi quang gánh di chợ qua cánh đồng giáp hai làng, ông Bộ nổi
hứng cất câu hò:
“ Buôn bán chi chi rày lời mai lỗ, vất quách thúng rỗ theo anh. Một mai công toại danh thành, ta
ngồi chung kiệu hành đó đây”
Không hề chần chừ nghĩ ngợi lâu, O Thơi cất giọng hò đối lại ngay lập tức:
“ Chữ thánh hiền dược mấy pho mấy bộ, dám huênh hoang xuất lộ vi hành? Một mai đỗ đạt thành
danh, đã có O Tam thể nó đợi anh kết nguyền”
Ông Bộ đỏ mặt vì câu hò cay độc. Ai đời đường là một đấng trượng phu ra rứa lại cho rằng chỉ có
con mèo tam thể mới lấy anh!
Vẫn cái máu mê gái lại mê hò, một hôm vợ ông Bộ chuyển bụng sắp sinh, nhà lại hết dầu, vợ ông
bảo ông xuống chợ mua dầu. Vừa ra đến đầu ngõ gặp cô Thơi đang đang mò cá. Hai người đối
đáp đến nổi quên cả mặt trời đã xuống núi. Bỗng ông Bộ cất lên một câu hò trêu chọc rằng:

“ Cảm thương cho Em sớm thì lăn đồng cạn, chiều lại lặn đồng sâu. Con tôm con tép liệu được
mấy đồng xu”.
O Thơi hò đáp lại:
“ Chứ làm ra năm trự mười đồng, trước ngon cơm anh sau lành áo mẹ để tỏ tấm lòng nàng dâu”
Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng
chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề
tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm
lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu
tranh.

Bao năm tháng qua, văn học dân gian Quảng Trị đã sống cùng nhịp sống của dân tộc bằng
tiếng nói hồn hậu, trung thực của mình, ngân vang bằng giọng hò thiết tha, trìu mến thân
thương cho đến ngày nay.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×