Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
BÌNH – TRỊ - THIÊN
KHÁI QUÁT CHUNG
Là khu cuối cùng
của miền TB –
BTB, ở phía Nam
của dãy Hoành
Sơn, giáp với
miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ ở
đèo Hải Vân.
Phía Tây giáp biên giới Việt- Lào, phía Đông
giáp biển Đông.
Đây là khu thuộc á đới không có mùa đông và
mùa khô rõ rệt của đới rừng gió mùa chí tuyến.
1. Địa chất
-
Khá phức tạp, chia thành 2
khu vực khác nhau:
+ phần phía đông.
+ phần phía tây.
1. ĐỊA CHẤT
- Phần phía tây:
Trong suốt cổ sinh, vùng là địa máng bị sụt lún
mạnh cùng với khu Tây Bắc thành tạo tầng trầm
tích với bề dày đạt tới 12.000 m.
Vào giữa Cacbon - Pecmi, cũng như nhiều vùng
trũng miền Bắc Việt Nam, vùng bị biển phủ
nông, chế độ kiến tạo bình ổn, ít phân dị, thành
tạo tầng đá vôi dày 600 - 800 m.
Cuối P – đầu T, chế độ địa máng kết thúc ở khu vực
này với sự hình thành các uốn nếp song song và so le
theo hướng TB – ĐN. Đồng thời uốn nếp kèm theo
hoạt động macma, xâm nhập granit làm vững chắc
thêm nền địa chất khu kiến tạo Hecxini muộn này.
Bắc Trường Sơn cũng bị quá trình bán bình nguyên hóa
Palêôgen, địa hình bị san bằng và hạ thấp đáng kể.
Hoạt động tân kiến tạo làm cho khu này được nâng lên
dạng vồng, biên độ nâng khoảng 600-900 m.
Hiện tượng nghịch đoạn tầng đá tạo nên tích chất bất
đối xứng của hai sườn: sườn Đông dốc mạnh ra biển,
sườn Tây thoải dần từng bậc xuống thung lũng Mêcông.
Nền địa chất rất phức tạp. Thành phần nham thạch gồm
chủ yếu là đá tinh thạch cổ kết tinh, đá macma xâm nhập
granit, phun trào riôlit, đá trầm tích, đá cát kết, phiến thạch
sét, đá vôi,cát kết.
Đá vôi
Đá phiến sét
Phần phía đông:
bắt đầu từ đèo Ngang trở vào, sự hình thành
đồng bằng có quan hệ mật thiết về mặt
nguồn gốc phát sinh với dãy Trường Sơn và
thể hiện rõ đặc điểm của một đồng bằng mài
mòn - bồi tụ.
Những đợt nâng lên của đường bờ biển
trong vận động Himalaya → đồng bằng.
Vào đầu Đệ Tứ, đường bờ biển cũ là những
bậc thềm cao hiện nay. Nằm ở h = 800 –
1000m, là kết quả của quá trình mài mòn của
biển vào đường bờ biển cũ, sau này nâng
lên là chỗ dựa cho sóng biển bồi cát mới vào
chân thềm→ dải cồn cát mới.
Giữa các dải cồn là vùng trũng phát triển
thành đầm ( đàm thông ra biển là phá. Tiêu
biểu là phá Tam Giang).
Đầm phá được lấp đầy phù sa sông suối từ
dải Trường Sơn xuống hoặc cát biển →
đồng ruộng.
Như vậy, quá trình mài mòn và bồi tụ do biển
đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình
thành đồng bằng. Vật liệu chủ yếu là do biển,
ít phù sa sông vì sông ngắn, dốc, chảy qua
nhiều vùng đá cứng rắn, chủ yếu là đá hoa
cương nên vật liệu thô, nghèo, ít phù sa.
Từ B- N có 3 đơn vị địa mạo:
Từ hữu ngạn sông Cả đến đèo Mụ Giạ, đây là vùng núi
trung bình, uốn nếp dạng khối làm thành một dải hẹp
chạy dọc biên giới Việt Lào.
2. Địa hình
Bao gồm 2 phần khác nhau rõ rệt:
phía tây là núi thuộc Trường Sơn
bắc giáp Lào, phía đông là dải
đồng bằng ven biển.
a. Phần phía tây
Do ảnh hưởng của Tân kiến tạo không mạnh lắm, nên
Bắc Trường Sơn (BTS) chủ yếu là miền núi thấp. Độ cao
trung bình từ 650- 750m, núi cao trên 1000m chiếm
10%.
Địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
Sườn Đông BTS dốc mạnh xuống biển, địa hình bị cắt
xẻ sâu.
Từ Mụ Giạ đến Lao Bảo là khu vực thấp nhất của
BTS. Đây là vùng đá vôi khô khan, hiểm trở, nhiều
hang động ở phần ngoài.
Hang động đá vôi(Phong Nha- Kẻ Bàng)
Từ Lao Bảo đến Hải Vân là vùng núi Tây Thừa
Thiên, địa hình lại cao lên trên 1000m, có mưa
nhiều, xâm thực sâu dữ dội, thung lũng hẹp, sâu,
chảy ngoằn ngoèo.
Dãy Bạch Mã (1444m)
b. Phần phía đông
Có những nét điển hình độc đáo không nơi nào có như:
các đụn cát di động, những đầm phá chưa bị lấp, đồng
bằng rất hẹp ngang nhưng kéo dài khá liên tục, ít bị cắt
xẻ vụn vặt.
Đồng bằng Lệ Thủy khá rộng nhưng trũng, kín, cửa sông
lại thắt hẹp, thủy triều vào sâu, úng mặn, tiêu nước khó.
Đồng bằng sông Bến Hải tiêu nước tốt hơn
và cũng phì nhiêu hơn nhưng từ Đông Hà đến
Phong Điền, đồng bằng lại xấu do có nhiều cồn
cát. Quang cảnh là một vùng cồn cát trải rộng.
Từ Phong Điền đến Phú Lộc là dải đồng
bằng Thừa Thiên Huế. Các đồng bằng Phong
Điền, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc tuy nhỏ,
hẹp ngang, nhưng khá phì nhiêu do phù sa sông
bồi đắp.
Từ cánh đồng Phú Lộc vượt đèo Phước
Tượng qua cánh đồng nhỏ Thừa Lưu là đồng
bằng cuối cùng của Thừa Thiên Huế. Vượt
qua đèo Phú Gia, đường số 1 đi trên dải cồn
ngăn vũng Lăng Cô với biển, địa hình thấp
hẳn xuống, quang cảnh mở rộng một màu
xanh của biển. Vũng Lăng Cô gần như bị vít
kín và đang được bồi lấp mạnh
3. Khí hậu
chế độ nhiệt:
Khí hậu của khu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhưng không còn mùa
đông và mùa khô rõ như các khu vực phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm
đạt 24 – 25
0
C.
+ Mùa đông: nhiệt độ trung bình tháng I không dưới 19oC (Đồng Hới 19oC,
Quảng Trị 19,4
0
C, Huế 20
0
C), mùa đông ấm áp và tới chậm. Gió mùa cực
đới tới khu Bình - Trị - Thiên đã yếu đi nhiều và biến tính mạnh.
+ Mùa hè: nóng và kéo dài, từ tháng 4-10, nhiệt độ xấp xỉ 25
0
C, nhiệt độ
các tháng nóng nhất VI, VII, VIII gần tới 30
0
C . Thời tiết gió tây khô nóng
diễn ra từ tháng IV đến tháng VII, nhiệt độ đạt tới 35 – 37
0
C, độ ẩm không
khí dưới 70%, xảy ra khoảng 30 ngày/năm, về phía nam có phần ít hơn. So
với khu đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh thì gió tây khô nóng ở đây ít hơn và
kém gay gắt hơn.
Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm lớn, trên 2000mm (Đồng Hới
2159mm, Quảng Trị 2563,8mm, Huế 2868mm), số ngày mưa trong
năm từ 120-160 ngày.
Lượng mưa trung bình hàng năm lớn, trên 2000mm (Đồng Hới
2159mm, Quảng Trị 2563,8mm, Huế 2868mm), số ngày mưa trong
năm từ 120-160 ngày. Đặc điểm nổi bật ở khu Bình - Trị - Thiên là
mưa có cường độ tập trung rất lớn, 500 - 600mm trong 2 - 4 ngày.
Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến diện tích bị ngập lụt và
các công trình xây dựng.
Lượng bốc hơi ở đồng bằng này lớn, đạt từ 1100 đến
1300mm/năm, bốc hơi mạnh vào những tháng có gió tây khô nóng.
4. THỦY VĂN
Mạng lưới sông ngòi khá phát triển. Mật độ
sông suối 0,6 - 1,85 km/km2 ( trung bình cả
nước là 0,66 km/km2 ) giảm dần từ tây sang
đông, nơi gần biển chỉ còn 0,45 - 0,5 km/km2.
Đặc điểm các sông: Do địa hình hẹp ngang,
cao ở phía tây thấp dần về hướng đông nên các
sông ở đây ngắn, dốc, nước chảy xiết.
Hướng chảy của các sông thường phù hợp
với hướng của địa hình đó là hướng tây bắc -
đông nam hoặc hướng tây - đông.
Thủy chế:
Thủy chế của các sông phụ thuộc chặt chẽ vào
chế độ mưa của khu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng IV
đến tháng XII, I phù hợp với mùa mưa của khu
và lớn nhất là vào tháng X.
Mùa cạn từ tháng I, II đến tháng VII, VIII: lượng
nước rất thấp chỉ đạt 20 – 40% tổng lượng nước
cả năm. Cạn nhất là tháng VI, VII. Vào các tháng
kiệt các sông chịu ảnh hưởng mạnh của triều
cường (Hãy giải thích tại sao?)