Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú và tạo sự đam mê trong trong học tập môn Âm nhạc tại trường PT DTNT THCS THPT Tuy Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.01 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc
của con người. Nó được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là Âm
nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là Âm nhạc dựa trên
âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng.
Vậy, Âm nhạc có ảnh hưởng đến con người không? Âm nhạc có ảnh hưởng đến
đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, Âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có
tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để
phát triển trí tuệ của chúng. Trong chiến tranh, Âm nhạc được biết đến như một sức mạnh
tinh thần cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, Âm nhạc có thể làm
cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn,
phấn chấn... Người ta cũng cho rằng Âm nhạc làm dịu tinh thần. Một liệu pháp chữa bệnh
được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tâm thần là dùng Âm nhạc làm giảm các cơn
phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường
được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh
thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sĩ người ta cũng
thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên. Ngày nay,
Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận
không thể thiếu của con người. Đặc biệt hơn, Âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình
hình thành cũng như phát triển của con người. Bên cạnh đó, Âm nhạc còn làm cho con
người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang lại niềm vui cho con người.
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với
đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì Âm nhạc có đầy đủ ý
nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ
sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của
giai điệu Âm nhạc. Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri
thức của nhân loại.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường phổthông.


Môn Âm nhạc đóng góp một phần không thể thiếu trong việc giáo dụchọc sinh cảm thụ
được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Nó giúp các em pháttriển toàn diện về mọi mặt:
Đức - Trí - Thể - Mĩ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục Việt Nam. Âm nhạc tuy
không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình
1


thành cho các em những kiến thức cơ bản, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới
tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn; từ đó giúp các em
học tốt các môn học khác. Đặc biệt đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, việc học Âm
nhạc không chỉ hướng các em tới chân - thiện - mỹ; mà còn giúp các em làm quen một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với ngôn ngữ phổ thông.
Môn Âm nhạc đối với bậc THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành
những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào
thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân
cách. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn Âm nhạc là một liều thuốc tinh
thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới
Âm nhạc; phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá Âm
nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển, toàn diện về Đức - Trí - ThểMỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của môn
học Âm nhạc ở bậc THCS nói riêng; từ những thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của
học sinh dân tộc thiểu số, dân tộc tại chỗ ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về Âm nhạc.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc bậc THCS, tôi nhận thấy
việc có phương pháp gây hứng thú và tạo sự đam mê trong giảng dạy và học tập giúp các
em học sinh say mê học tập là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú và tạo
sự đam mê trong trong học tập môn Âm nhạc tại trường PT DTNT THCS & THPT
Tuy Đức” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đíchnghiên cứu

Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học Âm nhạc mang lại những lợi ích
như thế nào cho học sinh. Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các
môn học khác thì môn Âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các
em.Từ đó, xây dựng phương pháp, biện pháp gây hứng thú và tạo sự đam mê môn Âm
nhạc cho các em học sinh để việc dạy và học Âm nhạc càng chất lượng, có hiểu quả.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp giảng dạy và cách thức thực hiện nhằm gây hứng thú và tạo sự
đam mê âm nhạc cho học sinh học môn Âm nhạc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
2


- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp làm việc theo nhóm.
- Phương pháp gợi mở.
- Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh trên lớp.
- Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường THCS.
1.5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức, xã Đăk Buk So, huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nông.

3


NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Căn cứ tri giác: Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần
của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là

nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của con người nên trong giảng dạy người giáo
viên cần phải có những minh chứng cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm nhận được
những cái đẹp những điều hay qua tiếng nói của Âm nhạc. Vì thế phương pháp trực quan
chiếm ưu thế, trực quan sinh động mới giúp các em có tri giác tốt hơn để bài học có hiệu
quả tốt.
Căn cứ trí nhớ: trí nhớ của học sinh là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh
nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: thị giác (nhìn); xúc giác
(sờ); vị giác (nếm); khứu giác (ngửi); thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh và âm
thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lâu nhất.
Tóm lại,quá trình nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực quan
sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông
tin đối với học sinh là rất thích hợp và vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn Âm nhạc với mục tiêu nhằm trang bị
cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết Âm nhạc
ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó, các em có thể tham gia vào các hoạt động
Âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái
đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của Âm nhạc với đời sống, đồng thời
mở mang vốn hiểu biết về truyền thống Âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa Âm nhạc
thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh,
làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.
Xuất phát từ Nội dung, chương trình sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 và kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Vài nét về trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức
Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức được thành lập theo quyết định số
899/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2015 của UBND Tỉnh Đắk Nông với mục đích
nhằm nuôi và đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Tuy
Đức. Nhà trường bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015 trên cơ sở
chia tách các học sinh đang gửi học tại trường Phổ thông DTNT Đăk R’Lấp, huyện Đăk
R’Lấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi, dạy học sinh là chủ

4


trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Đức và Sở
Giáo dục và Đào tạo. Nguồn kinh phí để đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Về cơ sở vật chất hiện tại nhà trường có 04 khối công trình lớn, trong đó có 01 dãy
phòng học bao gồm phòng học, phòng Hội đồng và các phòng chức năng khác. Có 01
dãy ký túc xá với 16 phòng ở phục vụ cho học sinh, 01 nhà ăn và 01 khu nhà hiệu bộ.
Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức là loại hình trường chuyên biệt, đối
tượng học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, con em các hộ nghèo đang
sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Tuy Đức, nhà trường được thành lập với mô
hình hai cấp THCS và THPT.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên gồm có 24 người, trong đó có 16 nữ.
Hầu hết các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt chuẩn nghề nghiệp. Bộ máy tổ
chức cơ bản hiện nay của trường: Ban Giám hiệu gồm có 03 người, có 03 tổ chuyên môn
gồm: tổ Khoa học tự nhiên, tổ Khoa học xã hội và tổ Hành chính-Văn phòng.
2.2.2. Thuận lợi
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm
túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét
lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
- Được sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện từ các cấp, các ngành, từ Ban
Giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhữngphương
pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
- Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn
hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc
đĩa tương đối tốt.
2.2.3. Khó khăn
- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học Âm nhạc của nhà trường chưa đầy đủ; chưa
có đàn organ. Nhà trường chưa có phòng học chức năng, tranh ảnhđể phục vụ cho việc

dạy học bộ môn Âm nhạc còn thiếu nhiều.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài
liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những
trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy vàhọc.
- Học sinh trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức đa phần là người dân tộc
M’Nông với kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc học thêm các môn văn hoá
5


khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như
Âm nhạc - Mỹ thuật… Học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết và kiến thức về Âm
nhạc đang còn hạn chếdẫn đến việc dạy và học gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, đa
phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào
sao nhãng việc học môn Âm nhạc. Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém
phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ
môn quá ít (1tiết/ tuần).Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các
môn học chính như Văn, Toán, mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩ
rằng đây chỉ là môn học phụ.
Để đưa ra nhận định một cách chính xác nhất về thực trạng yêu thích học môn âm
nhạc trong các lớp học, đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng gây hứng thú và
tạo sự đam mê âm nhạc trong học sinh, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trường có những
biện pháp dạy thích hợp đối với học sinh của trường. Để việc rà soát và khảo sát được
khách quan, tôi chọn 04 lớp từ lớp 6 đến lớp 9 để khảo sát, kết quả như sau:
TT

Tên lớp

Số lượng
Học sinh


1

Lớp 6

2

Số lượng học sinh yêu thích môn Âm nhạc
Học kỳ I
2015 - 2016

Học kỳ II
2015 - 2016

29

18 (62,0%)

23 (79,3%)

Lớp 7

30

15 (50,0%)

22 (73,3%)

3

Lớp 8


29

17 (58,6%)

26 (89,7%)

4

Lớp 9

29

20 (69,0%)

25 (86,2%)

2.3. Các biện pháp nhằm gây hứng thú, tạo đam mê học tập môn Âm nhạc tại
trường trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức
2.3.1. Sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo
Đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh. Một giờ học độc đáo và thu
hút, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến
đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh ảnh và các thiết bị dạy học khác. Các phương tiện đó
giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một
cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm đã xác nhận
nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không hứng thú
học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác, nếu thoát
ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng dù có hấp
dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy, phải biết kết hợp
kiến thức sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú

6


trọng thực hành. Giáo viên dạy nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì
tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Các mẩu chuyện, tranh ảnh
đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có
đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút v.v.v…
2.3.2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy và học
Khi vào lớp, ngoài thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công
bằng trong việc kiểm tra đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng
chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới. Nhưng sự hứng thú học tập chỉ thật
sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. Ví dụ: Khi
dạy các làn điệu dân ca ở các vùng miền thì giáo viên nên đưa lên màn hình vài tranh ảnh
về vùng đất, con người của vùng miền đó và giới thiệu đôi điều về địa danh này đồng
thời vận dụng ca dao, dân ca để làm rõ nét đặc trưng của vùng miền đó, hay chèn một
đoạn nhạc hát, một đoạn Video clip về địa danh và con người nơi đây sẽ làm cho học sinh
rất hào hứng đi vào tìm hiểu bài học và học tích cực hơn, sôi nổi hơn.
Từ đó, các em cảm nhận được môn Âm nhạc gắn bó mật thiết, gần gũi với đời
sống hàng ngày của mình góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của các em làm
cho các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu trường lớp, bạn bè và yêu
chính bản thân mình. Dần dần các em cảm thấy gần gũi với Âm nhạc hơn và thích thú với
môn này.
2.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức ở nhiều
mức độ khác nhau từ nhận thức ở mức độ thấp đến nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc
trưng của bộ môn Âm Nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
dạy và học bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ
năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian
chết) để tất cả học sinh được nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết
học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hay

cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học
tập tốt.
2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Hiện nay, mạng lưới công nghệ thông tin đã được phổ biến rộng khắp và trở thành
công cụ hữu ích và đắc lực trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, để tránh cách dạy “chay”- cách
thông báo khô khan tẻ nhạt thì giáo viên nên thiết kế bài dạy bằng việc soạn giáo án điện
tử để kết hợp phong phú và linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn
Âm nhạc. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui
7


- vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. Phải
tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức
truyền đạt ở mỗi bài học mỗi tiết dạy.
- Đối với dạy hát:dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm : luyện
giọng, học bài hát, luyện tai nghe và ghi nhớ âm điệu, lại có thể kết hợp cả việc tập biểu
diễn, kết hợp bài hát với vận độngphụ họa hoặc làm động tác diễn. Dạy hát cho học sinh
vừa là nội dung học tập đồng thời lại liên quan đến phương pháp đó là:
+ Dạy những kĩ năng ca hát thông qua những bài hát cụ thể.
+ Hát thuộc, hát đúng giai điệu các bài hát.
+ Tập diễn tả tình cảm bài hát và tập trình diễn.
- Dạy nhạc lý - tập đọc nhạc: dạy lí thuyết âm nhạc là cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về những kí hiệu ghi chép âm nhạc thông dụng. Từ những kí hiệu đó các
em có khái niệm về những yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, nhịp độ, tiết
tấu, giọng, gam… Không thể dạy lí thuyết trừu tượng mà nhất thiết phải từ thực tế âm
thanh sinh động qua những câu hát, bài ca cụ thể để lí giải các kí hiệu và tập “ giải mã”
các kí hiệu đó.
Khi đã có kiến thức về các kí hiệu ghi chép âm nhạc đến giai đoạn thực hành là
phải tập đọc nhạc:

+ Cho học sinh nghe giai điệu bài TĐN qua tiếng đàn của giáo viên sau đó tập đọc
theo nốt nhạc.
+ Đưa ra nhiều bài tập nhỏ gần giống nhau dựa trên một mẫu hình tiết tấu của bài
tập trong sách giáo khoa để học sinh vận dụng.
+ Dạy tập đọc nhạc kết hợp với các hoạt động dưới dạng đố vui hay trò chơi
để luyện tập tai nghe.
+ Tập trung vào việc luyện tập cách thể hiện âm hình tiết tấu.
+ Có thể vận dụng cách dạy xướng âm ở các trường lớp đào tạo âm nhạc chuyên
nghiệp (về cách đọc âm trụ, đọc gam, đọc quãng) nhưng có mức độ. Học các bài tập đọc
nhạc để các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu…. Qua những bài tập đọc
nhạc cũng phải giáo dục nhạc cảm và thẩm mĩ âm nhạc. Cuối cùng giáo viên nên khuyến
khích học sinh không năng khiếu nhưng tham gia tích cực .
- Dạy âm nhạc thường thức
Phân môn âm nhạc thường thức giúp cho học sinh có một “trình độ văn hoá âm
8


nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ
âm nhạc. Muốn đạt được điều này thì người giáo viên phải hướng dẫn tổ chức cho các em
hoạt động học tập tốt ở 3 phân môn trong chương trình âm nhạc ở trường THCS. Đó là
học hát, nhạc lí, tập đọc nhạc.
Dạy phân môn âm nhạc thường thức bao gồm những nội dung khá phong phú như:
giới thiệu tác giả-tác phẩm, nghe nhạc và những vấn đề liên quan đến đời sống âm nhạc,
những nhạc cụ phổ biến…
+ Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh ảnh, vật
dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền
âm nhạc Việt Nam hiện đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các danh nhân âm nhạc
thế giới Tìm đọc các loại sách nói về lịch sử âm nhạc Việt Nam vàcủa thế giới để làm tư
liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn.
+ Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu

biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dungbài học để tìm
hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ.
Dạy âm nhạc thường thức phải tiến hành thật nhẹ nhàng, dễ hiểu. Giáo viên
không nên chỉ “phát thanh” lại những điều trong SGK mà phải tìm cách vừa thuyết
trình, vừa minh hoạ vừa yêu cầu học sinh cùng tham gia ý kiến vào bài học bằng câu hỏi
và gợi ý thích hợp.
2.3.5. Thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học sinh
Có hai yếu tố để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đó là thông qua cách tổ
chức dạy học của giáo viên (vai trò chính thuộc về giáo viên) và hoạt động học tập của
học sinh (vai trò chính thuộc về học sinh). Đương nhiên hai yếu tố này phải được phối
hợp thật gắn bó và nhuần nhuyễn thì tiết học mới thu được kết quả tốt.
2.3.5.1. Tổ chức dạy học của giáo viên
Muốn thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo để thi giáo viên dạy giỏi hoặc
tiết chuyên đề, nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạo của mình trong các
hoạt động dạy học. Dưới đây là những hoạt động mà giáo viên có thể vận dụng:
- Tổ chức các hoạt động học, hát theo nhóm: đây là phương pháp đặt học sinh vào
môi trường học tập, nghiên cứu, thảo luận; thực hành, bổ sung và hoàn chỉnh theo từng
nhóm học sinh thực hiện, giúp học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động từ đó giáo
viên có thể tổng kết, đánh giá cùng với học sinh. Vai trò cá nhân được phát huy tối đa
trong mối quan hệ giữa thầy vơí trò và giữa trò với trò.
- Thay đổi cách học sinh vào lớp: giáo viên đàn (hoặc mở đĩa nhạc) một bản hành
9


khúc, học sinh từ ngoài lớp đi đều theo tiếng nhạc, vào chỗ ngồi của mình.
- Thay đổi cách mở đầu tiết học: học sinh cùng nhau hát một bài đã học là cách
thông thường để mở đầu tiết học, tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinh nghe một bản
nhạc không lời trong khoảng 1-2 phút cũng là cách mở đầu rất hay. Trong hoạt động này,
giáo viên nên chọn bản nhạc hay, có nhịp điệu mạnh mẽ, lôi cuốn hoặc chọn bản nhạc có
điểm nào đó chung với nội dung tiết học, từ việc nghe nhạc sẽ thuận lợi để dẫn dắt vào

bài học.
- Thay đổi môi trường học tập: giáo viên dạy Âm nhạc ở sân trường, phòng thể
thao hoặc sân khấu… Học sinh sẽ tích cực và sáng tạo hơn trước thực tiễn và môi trường
học tập mới.
- Thay đổi trình tự thực hiện các nội dung trong tiết học: với tiết học có 2-3 nội
dung, giáo viên có thể thay đổi trình tự các nội dung đó mà vẫn đảm bảo việc dạy đúng,
đủ các nội dung và rõ trọng tâm. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, tránh được kiểu
dạy học khuôn mẫu, cứng nhắc.
Ví dụ:
Tiết 15 (lớp 6)
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Ôn tập Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
Giáo viên có thể thực hiện trình tự dạy học theo một số cách sau:
Cách 1

Cách 2

Cách 3

- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Ôn tập Tập đọc nhạc: Tập
đọc nhạc số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ
lược về một số nhạc cụ dân
tộc phổ biến

- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Âm nhạc thường thức:

Sơ lược về một số nhạc cụ
dân tộc phổ biến
- Ôn tập Tập đọc nhạc:
Tập đọc nhạc số 5

- Âm nhạc thường thức:
Sơ lược về một số nhạc cụ
dân tộc phổ biến
- Ôn tập Tập đọc nhạc:
Tập đọc nhạc số 5
- Ôn tập bài hát: Đi cấy

Ngoài 3 cách trên, vẫn còn những cách thực hiện khác.
- Thay đổi trình tự các bước trong quy trình dạy học hát hoặc tập đọc nhạc: quy
trình dạy hát có 7 bước, 3 bước cuối không được thay đổi trình tự là tập hát từng câu, hát
cả bài và củng cố kiểm tra. Tuy nhiên, 4 bước đầu là giới thiệu bài hát, tìm hiểu về bài
hát, nghe hát mẫu và khởi động giọng, giáo viên có thể thay đổi cách thực hiện.
10


Ví dụ:
Cách 1
- Giới thiệu bài hát
- Đọc lời ca
- Nghe hát mẫu
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài
- Củng cố, kiểm tra


Cách 2

Cách 3

- Khởi động giọng
- Giới thiệu bài hát
- Nghe hát mẫu
- Đọc lời ca
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài
- Củng cố, kiểm tra

- Nghe hát mẫu
- Giới thiệu bài hát
- Đọc lời ca
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài
- Củng cố, kiểm tra

Cách 4
- Giới thiệu bài hát
- Nghe hát mẫu
- Đọc lời ca
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài
- Củng cố, kiểm tra

- Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập: giáo viên thay đổi hợp lí các hình thức

luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, học sinh nam, học sinh nữ, phát huy sự tương tác
giữa giáo viên và học sinh.
Ví dụ thứ nhất: khi dạy hát, thay cho cách truyền thống, giáo viên mời một số học
sinh lên bảng làm nhóm mẫu. Giáo viên đàn giai điệu 1, 2 lần để cả lớp lắng nghe và hát
thầm; giáo viên đệm đàn cho nhóm mẫu hát trước, những em khác lắng nghe; cuối cùng
giáo viên đệm đàn cho tất cả học sinh cùng hát.
Ví dụ thứ hai: giáo viên phân công từng nhóm chuẩn bị và trình bày về một nội
dung của tiết học, như giới thiệu một nhạc cụ, vẽ tranh minh hoạ, sáng tác lời hát…
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng hiệu quả các
phương pháp trực quan, trò chơi, đóng vai, trình diễn… để phát huy tính tích cực và sự
sáng tạo của học sinh. Ví dụ, sau khi nghe câu chuyện về một tác phẩm giáo viên hướng
dẫn các em trình diễn một tác phẩm nhạc kịch để thể hiện lại nội dung câu chuyện. Khi
kể câu chuyện âm nhạc, tới đoạn kết của câu chuyện, giáo viên tạm dừng lại, tổ chức cho
các nhóm học sinh thảo luận điều gì sẽ xảy ra hoặc đưa ra 3 - 4 kiểu kết thúc câu chuyện,
học sinh sẽ lựa chọn một kiểu kết thúc phù hợp. Đó cũng là cách làm phát huy được trí
tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học: giáo viên thể hiện sự sáng tạo trong
việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, như tranh ảnh minh hoạ, các nhạc cụ gõ, bài tập thực
hành, album âm nhạc, tài liệu học tập… Có thể dùng các chất liệu như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ
quả dừa, vỏ lon nước ngọt, chai nhựa để tạo những nhạc cụ gõ trong các tiết học Âm
nhạc, học sinh thường tỏ ra thích thú với những nhạc cụ đơn giản như vậy. Hơn nữa, mỗi
khi học sinh nhìn thấy những chất liệu đó trong cuộc sống, có thể chúng lại gợi cho các
em nhớ đến những nội dung âm nhạc đã học.
Một số gợi ý khác về việc sử dụng phương tiện dạy học tạo nên sự độc đáo và
hiệu quả: khi học sinh học những bài dân ca Tây Nguyên, giáo viên hướng dẫn các em sử
11


dụng các nhạc cụ gõ của Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn T’rưng, tre lắc… để biểu
diễn bài hát; khi giới thiệu về các loại nhạc cụ, giáo viên (hoặc học sinh) dùng nhạc cụ đó

để tạo nên màn trình diễn ấn tượng; sử dụng Internet và công nghệ thông tin để soạn bài
và tổ chức các tiết dạy Âm nhạc…
Ngoài ra, tiết học Âm nhạc có chuẩn bị loa âm thanh và 2 - 3 chiếc micro cũng sẽ
thu hút được sự chú ý của học sinh. Khi đó, ngay cả những em hay hát nhỏ cũng dễ dàng
làm cho mọi người nghe thấy rõ tiếng hát của mình.
- Sử dụng sáng tạo các bài tập âm nhạc: tuỳ theo nội dung cụ thể, giáo viên có thể
dùng một số bài tập âm nhạc sau đây.
+ Nghe giai điệu và nhận biết câu hát (hoặc câu nhạc), học sinh nghe giai điệu
một câu hát và cho biết đó là giai điệu của câu hát nào, rồi trình bày câu hát đó.
+ Nghe tiết tấu nhận biết câu hát, tương tự nghe giai điệu đoán câu hát.
+ Nghe một vài nốt nhạc và nhận biết đó là những nốt mở đầu của câu hát (hoặc
câu nhạc) nào.
+ Bổ sung những nốt nhạc còn thiếu trong một câu nhạc.
+ Điều chỉnh những nốt nhạc viết sai trong câu nhạc.
Và nhiều dạng bài tập khác...
- Sử dụng linh hoạt cách củng cố kiến thức: thay cho việc đặt câu hỏi, giáo viên có
thể dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
Ví dụ về cách giới thiệu nhạc sĩ Mô-da:
Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về Mô-da trong SGK; giáo viên
cung cấp thêm thông tin, hình ảnh hoặc kể một vài câu chuyện ngắn về nhạc sĩ; giáo viên
dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức và kết hợp cho học sinh nghe tác phẩm
của Mô-da bằng cách dùng bảng dữ liệu để học sinh xác nhận thông tin về nhạc sĩ là
đúng, sai hoặc không có thông tin.
Đún
g

Thông tin về nhạc sĩ Mô-da
Mô-da sinh năm 1756, mất năm 1791
Mô-da là người nước Đức
Mô-da được người cha dạy về âm nhạc

Em gái của Mô-da cũng rất giỏi về âm nhạc
12

Sai

Không có thông tin


Mô-da chơi rất giỏi đàn ghi-ta
Mô-da có giọng hát rất hay
Mô-da chơi rất xuất sắc đàn cla-vơ-xanh và
vi-ô-lông
Mô-da là thần đồng âm nhạc
Mô-da học giỏi cả ngoại ngữ và toán
Khi 7-8 tuổi, Mô-da đã đi biểu diễn âm
nhạc ở châu Âu
Mô-da đã đi biểu diễn âm nhạc ở khắp châu
Âu
Mô-da là tác giả của 41 bản giao hưởng
Mô-da là tác giả vở nhạc kịch Cây sáo thần
Mô-da là tác giả bản nhạc Thư gửi Ê-li-dơ
Khi học sinh đưa ra câu trả lời chính xác, máy tính sẽ vang lên một bản nhạc của
Mô-da, đó là cách làm tốt để củng cố kiến thức và nghe nhạc.
- Sử dụng lời hát mới để củng cố bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: khi ôn tập bài hát
hoặc Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra lời mới do mình sáng tác, nhưng trình tự các câu hát
đã bị thay đổi, rồi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu hát theo trình tự phù hợp với giai
điệu.
Còn hai biến thể khác của việc dùng lời hát mới. Cách thứ nhất, sau khi học sinh
xếp các câu hát, các em sẽ tập hát theo lời mới và đặt tên cho lời hát đó. Cách thứ hai,
giáo viên đưa ra lời mới nhưng thiếu một câu, học sinh tập sáng tác riêng câu đó, rồi đặt

tên cho bài.
- Thay đổi giọng và tốc độ của bài hát (vận dụng tương tự với bài Tập đọc nhạc):
khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày bài hát đó
ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét được rằng, hát ở
giọng nào và tốc độ nào là phù hợp.
- Sử dụng tranh ảnh để củng cố bài hát: giáo viên đưa ra một số bức tranh (hoặc
ảnh) minh họa cho bài hát, học sinh cần phải xếp chúng theo trình tự phù hợp với nội
dung của bài hát.
2.3.5.2. Hoạt động học tập của học sinh
13


Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng:
Hoạt động học tập nhằm thu nhận
thông tin

Hoạt động học tập nhằm củng cố thông
tin và phát huy tư duy sáng tạo
- Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn học.
- Nghe giáo viên giảng bài.
- Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học.
- Đọc sách giáo khoa, tài liệu.
- Làm bài tập, thực hành sáng tạo.
- Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy
- Vẽ tranh.
học.
- Tham gia trò chơi.
- Xem băng đĩa.
- Trình diễn.
- Tưởng tượng.

Như vậy, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho
các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết bài, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt
động, trò chơi,… qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ. Đương nhiên,
mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn
thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triển
năng lực sáng tạo.
- Sáng tạo động tác nhảy múa: giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học
sinh thể hiện những động tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún
nhảy, gõ nhịp…), tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù
hợp với tính chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa.
- Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: Giáo viên nên bắt đầu hướng dẫn
các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời cho một câu hát ngắn rồi đến câu
hát dài hơn. Việc này gồm các bước: giúp học sinh nắm vững giai điệu bản nhạc, hướng
dẫn các em chọn chủ đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, không
dấu) phù hợp với giai điệu.
Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em viết lời
cho bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. Hạn chế viết lời cho bài hát thiếu nhi, vì phần âm
nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện.
- Dàn dựng và trình bày bài hát: Giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do
hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát nối
tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo
động tác nhảy múa minh họa cho bài hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học sinh
thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu
và kết thúc bài hát.
- Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo
14


động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này
nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách

vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ
tay khác nhau.
- Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ: học sinh viết lời của bài hát
dưới dạng một đoạn văn, một bài thơ, viết lời giới thiệu hoặc cảm nhận về bài hát. Ví dụ
khi ôn tập bài Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn), chúng tôi đã yêu cầu học sinh diễn đạt
lời bài hát này bằng đoạn văn, đây là một trong những kết quả thu được.
Lời bài hát
Tiếng ve gọi hè

Học sinh viết lời ca
dưới dạng đoạn văn

Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè,
và trong những tàn lá ve kêu hè hè hè.
Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa về,
giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve bay
dày trong gió, giọt mưa long lanh trên
những cánh hoa phượng thắm như màu
ngọn cờ. Em đón mừng tiếng ve những
ngày đầu mùa, và em vẫy chào tiếng ve
sau một mùa hè.

Mùa hè đã về, tiếng ve râm ran trong
những tàn lá, suốt con phố dài. Những
giọt mưa rơi trên sân trường, lẫn vào đó
có cả tiếng ve trong gió. Em yêu những
giọt mưa đọng trên cánh hoa phượng,
em chờ đón tiếng ve trong mỗi mùa hè.

Giáo viên cần nhắc học sinh lưu ý khi viết lời bài hát dưới dạng đoạn văn, bài thơ:

các em cần lựa chọn nội dung hoặc hình ảnh tiêu biểu của bài hát; thể hiện sự sáng tạo
trong cách dùng ngôn ngữ; viết ngắn gọn và có cảm xúc.
- Vẽ tranh minh họa: khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, giáo
viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động này phát
huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em.
Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các nhân
vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên… Học sinh
Tiểu học rất thích vẽ minh họa còn học sinh Trung học cơ sở thường chỉ minh họa những
hình ảnh gì cần phải minh họa.
Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh,
tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút
mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ của
học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kĩ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí
tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm.
- Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu: với học sinh Trung học cơ sở, khi
15


dạy về các loại nhịp hoặc các kí hiệu âm nhạc, giáo viên yêu cầu các em làm bài tập xây
dựng hình tiết tấu và sáng tác giai điệu. Học sinh thực hiện một số bài tập có độ khó từ
thấp đến cao.
Ví dụ về một số bài tập:
+ Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để xây dựng hình tiết tấu
gồm 4 nhịp .
Mục tiêu của bài tập để học sinh xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc
cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái. Với những nốt nhạc trên, các em sẽ làm
được bài tập với nhiều kết quả khác nhau.
+ Bài tập 2: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp, đưa tiết tấu
này lên khuôn nhạc với cao độ tự chọn.
+ Bài tập 3: Viết 4 nhịp với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ.

+ Bài tập 4: Viết 8 nhịp với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ, trong đó
sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi.
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em biết
cách làm phù hợp với khả năng. Nếu có điều kiện, giáo viên đàn những giai điệu do học
sinh sáng tác thậm chí là đưa lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với bài tập này
và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn.
- Sáng tác câu chuyện âm nhạc: Giáo viên đưa ra các nhân vật, khuyến khích học
sinh sáng tạo câu chuyện xung quanh những nhân vật đó. Ví dụ, em hãy sáng tác một câu
chuyện âm nhạc dựa vào các nhân vật: một người hát rong, một gia đình giàu có, một em
bé nghèo…
Biến thể khác là giáo viên kể câu chuyện âm nhạc, khi đến đoạn kết thì tạm dừng
lại để học sinh đoán về đoạn kết đó.
- Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: Giáo viên đưa ra 1-2 câu thơ
ngắn, đề nghị học sinh tự hát lên hoặc đọc chúng theo tiết tấu.
- Sáng tác bài hát: khi học bài hát theo chủ đề nào đó, giáo viên đề nghị học sinh
tập sáng tác bài hát với cùng chủ đề. Trong thực tế, nhiều học sinh đã sáng tác được
những bài hát hoàn chỉnh, bài hát của các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng với cảm
xúc chân thật, sinh động. Chúng ta cần trân trọng thành quả lao động của học sinh, vì qua
những hoạt động này, âm nhạc sẽ ghi lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của các em.
Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của
mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến phức
16


tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích cực, ví dụ
như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, khuyến khích
sự sáng tạo của các em.
Để có một tiết dạy độc đáo và sáng tạo, giáo viên cần thực hiện theo ba bước. Thứ
nhất là nắm vững nội dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Thứ hai và chuẩn bị
phương tiện cho phù hợp với ý tưởng đó. Thứ ba là thực hiện tiết dạy độc đáo, sáng tạo.

Không thể có một tiết dạy xuất sắc nếu giáo viên bỏ đi một trong các bước trên.
2.3.6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động âm nhạc
Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ, trò chơi âm nhạc… về các chủ
đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ giúp cho học sinh có niềm say mê
hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc và
bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình.
Trong thời gian qua, bản thân tôi và nhà trường đã tổ chức một số Hội thi, Hội
diễn văn nghệ giữa các lớp với nhau với chủ đề chào mừng ngày thành lập Đội TNTP Hồ
Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam; thành lập
đội văn nghệ tham gia các Hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia Hội diễn
do Huyện tổ chức.
Ngoài những lý thuyết các em học sinh được học trong SGK bản thân tôi còn áp
dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động
trong tiết dạy và giúp học sinh thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc
như:
1.Xem tranh đoán bài hát: trong các tiết ôn tập có nhiều bài hát cũ, GV treo các
tranh minh họa cho các bài hát trên và cho học sinh thi đua đoán tên bài hát, tác giả theo
từng tranh và cả lớp cùng hát.
2. Ghép tranh đoán bài hát: cắt một bức tranh minh họa ra nhiều mảnh rồi cho HS
thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ghép bức tranh lại nhanh và chính xác nhất.Ghép xong
đoán tên bài hát và tác giả và cả lớp cùng hát.
3. Đoán tên bài hát và tác giả: giáo viên hát hoặc dùng nhạc cụ đánh giai điệumột
số câu hoặccả bài hát rồi cho học sinh đoán tên và tác giả bài hát đó xong cả lớp cùng
hát.
4.Ghép tên bài hát và tác giả: giáo viên làm 2 nhóm phiếu:
- Một nhóm phiếu ghi tên bài hát (mỗi phiếu ghi 1 bài).
- Một nhóm phiếu ghi tên tác giả (mỗi phiếu ghi 1 tác giả). Sau đó cho 2 nhóm học
sinh thi đua ghép từng cặp phiếu lạinhanh và chính xác nhất.
17



5. Gõ tiết tấu để đoán bài hát: giáo viên gõ tiết tấu lời ca của một vài câu hát đầu
tiên hoặc cảbài hát đã học rồi cho học sinh đoán tên bài hát đó.
6. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾: cho từng cặp 2 học sinh quay mặt vào nhau,
miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với vỗ tay theo phách của nhịp ¾ như sau:
- Phách 1 (mạnh): từng học sinh tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng.
- Phách 2 (nhẹ): vỗ tay phải học sinh này vào tay trái học sinh kia.
- Phách 3 (nhẹ): vỗ tay trái học sinh này vào tay phải học sinh kia.
7. Thay lời hát bằng âm thanh
- Thay lời ca của bài hát bằng các âm như: a, i , u, o, ô….
- Thay lời ca của bài hát bằng các tiếng như: la, tính…
- Thay lời ca bằng âm thanh của các nhạc cụ, con vật….
8. Hát bè
Hát bè thường dùng trong các hoạt động ôn tập, biểu diễn…. sau khi học sinh đã
nhuần nhuyễn và nắm vững bài hát.
Một số cách hát bè thường dùng như hát đuổi, hát đối đáp, hát nối tiếp….
- Hát đuổi (hát ca-nông): là cách hát mà mỗi nhóm hát trước – sau cách nhau một
câu hát. Ví dụ nhóm A - Hát đối đáp: là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và
“phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát
“phần đáp”.
- Hát nối tiếp: là cách hát chia ra mỗi nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát. Ví dụ:
+ Nhóm A hát câu 1, câu 3…
+ Nhóm B hát câu 2, câu 4….
9. Đi tìm nhạc trưởng
Giáo viên cho cả lớp đứng thành vòng tròn và cùng hát tập thể lúc to, lúc nhỏ theo
động tác chỉ huy của một nhạc trưởng (đứng chung trong vòng tròn); Người đi tìm (1 học
sinh) đứng ở giữa vòng tròn quan sát để tìm ra nhạc trưởng đó. Nếu tìm được, nhạc
trưởng phải ra giữa vòng tròn thay thế người đi tìm tiếp tục cuộc chơi.
10. Thi đua điền nốt nhạc
Giáo viên cho các nhóm thi đua diền hoặc gắn đúng và nhanh tên các nốt nhạc trên

khuông nhạc (ở bảng lớp hoặc bảng phụ). Sau đó có thể cho học sinh đọc lại tên hình nốt.
11. Quay đĩa hát
18


Giáo viên làm một chiếc đĩa bằng giấy cứng có chia ô ghi tên các bài hát đã học
trong chương trình. Cho từng cá nhân hoặc đại diện từng nhóm học sinh quay đĩa và trả
lời tên tác giả và bài hát quay được. Sau đó cho cả lớp bình chọn cá nhân xuất sắc.
12. Đọc thơ theo tiết tấu
Chép lên bảng phụ một đoạn thơ hay vài khổ thơ, mỗi câu có 4 hoặc 5 chữ và cho
học sinh tập đọc theo mẫu âm hình tiết tấu của một bài hát đã học.
2.4. Kết quả đạt được
Qua thời gian áp dụng một số biện pháp gây hứng thú tạo sự đam mê môn Âm
nhạc cho toàn thể học sinh trong trường, tôi nhận thấy hiệu quả của các tiết dạy được
nâng lên rõ rệt gây hứng thú mạnh đến toàn thể học sinh từ đó tạo sự đam mê học âm
nhạc trong các em.
Một số điểm mới mang lại từ đề tài như:
- Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các bài hát, bài
tập đọc nhạc, lời ca trong bài tập đọc nhạc.
- Chú trọng thực hành, tinh giản lí thuyết.
- Sử dụng phù hợp có hiệu quả các thiết bị và phương tiện dạy học của bộ môn
như: nhạc cụ, băng đĩa, thanh phách,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy bộ môn để tạo cho học sinh
thêm hứng thú, tiết học sinh động và đạt hiệu quả cao.
- Quan tâm tới các hoạt động tương tác giữa thầy và trò, trò với trò, tổ chức học
theo nhóm.
- Cố gắng tích hợp các nội dung của nhiều lĩnh vực trong nghệ thuật âm
nhạc, vận dụng mối quan hệ liên môn (âm nhạc - văn học, âm nhạc - lịch sử, âm nhạc địa lí,…) qua mỗi bài học.
- Giúp học sinh tự tìm hiểu khám phá tri thức, biết tự học, làm cho giờ học nhẹ
nhàng, vui tươi, hấp dẫn. Giáo viên cần động viên học sinh tạo cho các em sự hứng thú,

tự tin thông qua giờ học nhạc.
- Đưa ra các biện pháp cụ thể và theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
Tóm lại, qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp nói trên, trong thời
gian qua tôi nhận thấy đa số học sinh rất ham học môn Âm nhạc, tham gia trò chơi rất
tích cực, các em học sinh ngày một nhanh nhẹn hơn, tinh tế hơn và thông qua việc tổ
chức các trò chơi giúp cho học sinh thuộc bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Kết quả cụ thể
như sau:
19


Bảng 1: Số liệu thống kê số lượng học sinh yêu thích môn Âm nhạc

TT

Tên
lớp

Số lượng
Học sinh

1

Lớp 6

2

Số lượng học sinh yêu thích môn Âm nhạc
Học kỳ I
2015 - 2016


Học kỳ II
2015 - 2016

Học kỳ I
2016 - 2017

29

18 (62,0%)

23 (79,3%)

26 (89,8%)

Lớp 7

30

15 (50,0%)

22 (73,3%)

24 (80%)

3

Lớp 8

29


17 (58,6%)

26 (89,7%)

27 (93,1%)

4

Lớp 9

29

20 (69,0%)

25 (86,2%)

27 (93,1%)

Bảng 2: Số liệu thống kê số lượng học sinh tham gia trò chơi Âm nhạc

TT

Tên
lớp

Số lượng
Học sinh

Số lượng học sinh tham gia trò chơi âm nhạc
Học kỳ I

2015 - 2016

Học kỳ II
2015 - 2016

Học kỳ I
2016 - 2017

1

Lớp 6

29

15 (51,7%)

22 (75,8%)

24 (82,7%)

2

Lớp 7

30

20 (66,6%)

25 (86,2%)


27 (90%)

3

Lớp 8

29

19 (65,5%)

27 (93,1%)

28 (96,5%)

4

Lớp 9

29

18 (62,0%)

25 (86,2%)

26 (89,6%)

20


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Có thể nói rằng môn Âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc
giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học,
người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài những môn học chính thì môn học Âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu
thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo
dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là
vôcùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấpchỉ đạo
cần hiểu rõ điều này để môn Âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự
nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước.
Từ thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS, từ kiến thức được học trong
nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố
làm cho học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên.
Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn
âm nhạc là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp biện pháp riêng của mình.
3. 2. Kiến nghị
- Đây là một môn học mang tính đặc thù riêng nên cần phải có phòng họcnghệ
thuật, thiết bị dạy đầy đủ, trang bị thêm một số tranh ảnh, nhạc cu, tài liệu phục vụ môn
học.
- Hàng năm nên tổ chức nhiều cuộc thi văn nghệ, trò chơi âm nhạc tại lớp, trường;
tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia Hội thi các cấp.

21



×