Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Ô nhiễm không khí từ Ngành sản xuất xi măng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.18 KB, 38 trang )

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không
khí nó không còn trở thành vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó
trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên
thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trong thời gian qua đã có những tác động lớn
tới môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng
trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Công nghiệp hóa thì
môi trường không khí cũng ngày càng ô nhiễm hơn. Một trong những ngành công
nghiệp công nghiệp có đóng góp “ không nhỏ” cho sự ô nhiễm không khí là Ngành
sản xuất xi măng. Qua bài tiểu luận này, chúng em có nghiên cứu về đặc điểm cũng
như nêu ra một số biện pháp kiểm soat khí thải trong nhà máy xi măng. Bài nghiên
cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em hy vọng rằng cô và các bạn có
thể góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

3


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Tổng quan về dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
1.1.

Xi măng
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng



cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì
xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do
sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau
đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ
ổn định nhất định.
1.2.
Lược sử phát triển ngành xi măng
1.2.1. Thế giới

Vào năm 1750, kỹ sư Smeaton người Anh, nhận nhiệm vụ xây dựng ngọn hải
đăng Eddystone vùng Cornuailles. Ông đã thử nghiệm dùng lầnlượt các loại vật liệu
như thạch cao, đá vôi, đá phún xuất… Và ông khám phá ra rằng loại tốt nhất đó là hỗn
hợp nung giữa đá vôi và đất sét.
Hơn 60 năm sau, 1812, một người Pháp tên Louis Vicat hoàn chỉnh điều khám
phá của Smeaton, bằng cách xác định vai trò và tỷ lệ đất sét trong hỗn hợp vôi nung
nói trên. Và thành quả của ông là bước quyết định ra công thức chế tạo xi măng sau
này.
Ít năm sau, 1724, một người Anh tên Joseph Aspdin lấy bằng sáng chếxi măng
(bởi từ latinh Caementum : chất kết dính), trên cơ sở nung một hỗn hợp 3 phần đá vôi
+ 1 đất sét
20 năm sau, Isaac Charles Johnson đẩy thêm một bước nữa bằng cách nâng cao
nhiệt độ nung tới mức làm nóng chảy một phần nguyên liệu trước khi kết khối thành
“clinker”.
Từ đây, đã bùng nổ hằng loạt các nhà máy lớn nhỏ với nhiều kiểu lò nung tính
năng khác nhau: xi măng đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng
1.2.2. Xi măng Việt Nam
4



Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng
(1899) chủ yếu phục vụ việc xây dựng cầu cống, quy trình quân sự và các công sở để
phục vụ cho chương trình khai phá và bóc lột thuộc địa, nên nhà máy có công suất nhỏ
chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng của tầng lớp xã hội thượng lưu.
Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc 1954, các nước xã hội chủ nghĩa giúp ta
khôi phục và cải tạo nhà máy xi măng Hải Phòng, nâng tổng công suất từ 30 vạn tấn
lên 70
Khi bước sang thời kì đổi mới, hàng loạt các nhà máy xi măng được xây mới
nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát tiển của đất nước.

1.3.
Quy trình sản suất xi măng
1.3.1. Nguyên liệu:

5


Trong phối liệu sản xuất Clinke xi măng pooclăng thông thường gồm có đá vôi
với canxi, đát sét và các loại phụ gia điểu chình hệ số nhưu quặng sắt boxit,...
Thành phần hóa học chủ yếu của phối liệu gồn 4 oxit chính: CaO chủ yếu dó đá
vôi cung cấp, SiO2, Al2O3, Fe2O3 do đất sét cung cấp. Nếu thiểu SiO 2 hay Al2O3,
Fe2O3 ta có thể sử dụng nguyên liệu phụ gia điểu chỉnh như – đất pháp cổ chứa nhiều
SiO2, quặng sát chứa nhiều Fe2O3 và bôxit chứa nhiều Al2O3.
1. Đá vôi:

Đá vôi là nguyện liệu chính trong sản xuất xi măng, nó chiếm khoảng 78÷80%
nguyên liệu đầu vào. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều chủng đá vôi nhưng để đáp ứng
cho việc sản xuất xi măng thì chỉ yêu là các loại đá vôi:
Đá vôi Dvon Trung D2, Đá vôi Trung Penci C2P, Đá vôi trung T2.
Hầu hết các nhà máy xi măng đều năm gần khu vực mỏ đá vôi.

2. Đất sét:

Đất sét có chứa những oxit: Al2O3, Fe2O3, SiO2, Trong thành phần nguyên liệu,
đất sét chiếm khoảng 18÷20%. Khoáng sét có trong hầu hết các loại đất sét là Caolinit,
Mongtơmorilonit và thủy mica, chùng được dùng phổ biến để sản suất xi măng.
Cũng như đá vôi, đất sét sử dụng để sản xuất xi măng được phân bổ rộng rãi
trên khắp cả nước gồm 93 mỏ với tồn trữ lượng ~ 1993,2tr tấn.
1.3.2. Nhiên liệu

Công nghệ sản suất xi măng có nhiều công đoạn, phải sử dụng nhiều quá trình
sấy, nghiền nguyên liệu, vận hành lò nung,.. Tùy theo công nghệ và thiết bị lò nùng
mà sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau như khí thiện nhiên dầu lửa hay dầu madut,
than,... Riêng công nghệ xi măng lò quay có thể dừng nguyên liệu khí lỏng hoặc rắn.
Quá trình nưng Clinke đòi hỏi ở nhiệt độ cao (max là 1450 độ C) nên nhất thiết
phải dùng nhiên liệu có nhiệt độ cao.
1.3.3. Năng lượng trong sản xuất xi măng

6


Trong công nghiệp sản xuất xi măng sử dụng một lượng rất lớn năng lượng chủ
yêu là điện năng. Điện năng cung cấp năng lượng để vận hành các thiết bị trong dây
chuyền (lò quay, quạt phân ly,..) tính trung bình năng lượng dùng trong sản xuất xi
măng khoảng 85÷95 kWh/tấn xi măng. Tùy theo công suất của mỗi nhà máy mà lượng
điện năng tiêu thụ khác nhau. Có một số nhà máy xây dựng đường điện riêng phục vụ
sản xuất như xi măng Hoàng Thạch, xi măng ChinFon Hải Phòng,...
1.3.4. Công nghệ sản xuất.

Hiện nay xi măng ở Việt Nam áp dụng hai loại công nghệ chính là xi măng lò
đứng là xi măng lò quay khô. Ngoài ra, còn một công nghệ khác là CN lò quay ướt.


7


8


Bảng so sánh các quy trình công nghệ sản xuất xi măng hiện nay:

9


10


Chương 2: Nguồn phát sinh và đặc điểm khí thải nhà máy xi măng
Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều,
qui mô lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, trong
đó phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi trường về không khí. Hoạt động của công nghiệp
tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất thải vào môi trường khí. Khi lượng chất thải đủ
nhiều sẽ phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, làm cho môi trường
không khí xung quang chúng ta bị ô nhiễm.
Có rất nhiều các nguồn phát sinh khí thải như: khai thác than, khai thác dầu
khí, khí thải từ lò đốt, ô nhiễm không khí từ giao thông…và đặc biệt là khí thải phát
sinh từ nhà máy xi măng
Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công
nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất thô sơ và xi
măng lò quay có công suất và chất lượng cao. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm
lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm

soát tốt. Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi
măng vẫn đang chưa được giải quyết.
Bất kể một loại hình sản xuất nào cũng đều có phát sinh các chất thải gây ô
nhiễm môi trường. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của công nghệ tới môi trường, có
thể liệt kê các dòng thải từ quá trình sản xuất xi măng theo bảng dưới đây :

11


Trong sơ đồ khối đã nêu ở trên ta thấy được các dòng thải trong công nghệ sản
xuất xi măng. Các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất xi măng theo công nghệ lò
đứng và lò quay đều phát sinh các dạng chất thải như nhau. Tuy nhiên, tùy theo mức
độ hiện đại và đồng bộ hóa của dây chuyền sản xuất mà khả năng ô nhiễm môi trường
của hai công nghệ này khác nhau.
2.1. Nguồn phát sinh khí thải
Các nhà máy ximăng sử dụng một khối lượng lớn nguyên liệu và phụ gia. Trong quá
trình hoạt động của nhà máy ximăng, nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường không khí
chủ yếu do khí thải. Khí thải do quá trình công nghệ sản xuất ximăng có nguồn gốc từ
các công đoạn sau:


Công đoạn tiếp nhận, đập và chứa nguyên liệu như: đá vôi, đất sét, thạch cao,

than, xỉ pirit, xỉ sắt, cát…
• Công đoạn nghiền nguyên liệu, đồng nhất vật liệu và cấp liệu lò nung;
12






Công đoạn vận chuyển than tới máy nghiền và nghiền sấy than;
Công đoạn cấp liệu cho lò nung, lò nung và các công đoạn phụ trợ như bơm

dầu, nồi hơi, đập thạch cao…
• Công đoạn làm nguội clinke, vận chuyển và chứa clinke;
• Công đoạn nghiền xi măng, vận chuyển xi măng, chứa và xuất xi măng;
• Công đoạn đóng bao và xuất xi măng.
Như vậy, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu của nhà máy xi măng là do khói
của lò hơi, các buồng đốt phụ, bụi trong quá trình nghiền đập, vận chuyển nguyên
liệu, nhiên liệu, xi măng và các chất khí độc hại, bụi từ quá trình nung và nghiền
clinke.
Trong các công đoạn như sấy nguyên liệu, lò nung, đặc biệt là công đoạn nung
clinker. Đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất tới dân cư xung
quanh. Trong thành phần khí thải ngoài bụi còn có các chất độc hại như : SO 2, H2S,
NOx, HF …
Khí SO2, CO2, NOx, CO được hình thành do quá trình cháy các nhiên liệu. Trong
quá trình sấy nguyên nhiên liệu, đặc biệt trong quá trình nung clinker, do sử dụng
nhiên liệu là than, các nguyên tố có trong nhiên liệu, phụ gia như : C, N, O, S, H, F
khi cháy sẽ tác dụng với oxy trong không khí sinh ra một lượng khí thải độc hại như
COx, SO2, NOx, HF… thoát ra theo ống thải gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Đặc điểm của khí thải nhà máy xi măng
1. Bụi

Bụi là chất thải chủ yếu trong công nghệ sản xuất xi măng. Trong tất cả các công
đoạn đều phát sinh ra bụi. Bụi có nhiều dạng và kích thước khác nhau. Ở đây chúng ta
chia kích thước bụi thành hai dạng chủ yếu : bụi thô và bụi mịn
Tải lượng ô nhiễm bụi xi măng (2)

13



2.

Bụi thô

Dạng bụi này có kích thước lớn hơn 10 µm. Bụi này phát sinh trong các công
đoạn:
Công đoạn khai thác nguyên liệu : Đá khai thác từ mỏ về có kích thước lớn khoảng
150 – 400 mm nên cần được đập nhỏ đến kích thước theo yêu cầu. Thường dùng mìn
để phá đá, bụi bị bắn tung ra ngoài môi trường nên trong bãi khai thác đá nồng độ bụi
trong môi trường rất lớn.
Trong quá trình gia công nguyên liệu : Khi đưa nguyên vật liệu vào kẹp hàm, đập
búa, dưới tác dụng của búa đập và sự va chạm của các nguyên liệu phá vỡ kết cấu sinh
ra các hạt bụi nhỏ. Do công đoạn này là khô cùng với sự rơi tự do của các hạt nguyên
vật liệu tạo áp lực làm phát tán bụi ra xung quanh.
Quá trình nghiền nguyên liệu : là công đoạn phát sinh bụi chủ yếu, kích thước của
nguyên liệu được tính trên lỗ sàng là 4800 lỗ/cm. Do kích thước nhỏ nên mức độ phát
tán bụi càng lớn.

14


Công đoạn vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm : Các xe chuyên chở nguyên liệu,
vật liệu khô như đất, đá, phụ gia, than … không được che kín hoặc không dùng xe
chuyên dụng bị rơi vãi trên đường vận chuyển làm tăng khả năng phát tán bụi ra môi
trường.
3.

Bụi mịn


Dạng bụi này có kích thước > 5µm. Bụi dạng này phát sinh trong các công đoạn :
Đồng nhất, tháo đáy silo, vận chuyển phối liệu, trộn ẩm, vê viên nạp liệu vào lò :
Quá trình đồng nhất, tháo đáy silo, và vận chuyển phối liệu đều phát thải bụi ở dạng
khô mịn, ở các công đoạn này bụi được chủ động che chắn và có thiết bị thu hồi nên
hạn chế khả năng phát tán ra môi trường xung quanh. Nhìn chung việc xử lý bụi tại
những điểm này có thể kiểm soát ngay tại nơi làm việc trong nhà máy.
Quá trình nghiền, vận chuyển và đóng bao xi măng : Lượng bụi phát thải ảnh
hưởng trực tiếp nhất đến người lao động nhất là công đoạn nghiền và đóng bao xi
măng. Tại đây do các hạt bụi mịn nhỏ hơn 5 µm nên khả năng bay và phát tán rát
mạnh. Tại các vòi đóng bụi phát tán rất lớn do áp lực khi xả clinker vào bao.
Quá trình vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm : Trong quá trình này ngoài
sự phát sinh bụi thô còn có một lượng nhỏ bụi mịn
Công đoạn nung clinker : Đây là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất trong quá trình
sản xuất xi măng. Ngoài bụi còn có nhiều chất khí độc hại khác được bay ra theo ống
khói lò nung và ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Do có sự chênh lệch về áp suất tại
miệng lò và áp suất tại đầu ống khói thải ra ngoài môi trường mà một phần bụi nhẹ đã
theo khói mà bốc ra bên ngoài. Khả năng này là do nhiệt độ khói lò cao nên hơi nước
sẽ bốc hơi đi nhanh chóng để lại phần khô của bụi nên trọng lượng bụi rất nhẹ sẽ bị
cuốn ra ngoài, thành phần bụi ở đây một phần là tro xỉ, một phần là do bột clinker khi
đã khô và vỡ ra.
Bụi thải trong quá trình sản xuất xi măng là bụi nguyên liệu, nhiên liệu, clinker và
xi măng. Hầu hết bụi này có hàm lượng silic cao. Bụi xi măng có tính kiềm (chứa vôi)
những hạt bụi mịn ≤ 5µm có khả năng đông kết trong cơ quan hô hấp của người. Nơi
15


thải ra bụi nhiều và phát tán xa là các ống thông gió của các máy nghiền, máy sấy và
ống khói lò nung clinker.
4.


Khí CO và CO2

Khí thải trực tiếp của xi măng phát sinh thông qua một quá trình hóa học gọi là
canxi hóa. Canxi hóa xảy ra khi đá vôi, được tạo thành từ canxi carbonat, được nung
nóng, phân hủy thành canxi oxit và CO 2. Quá trình này chiếm khoảng một nửa toàn bộ
khí thải từ hoạt động sản xuất xi măng.
Khí thải gián tiếp tạo ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch để làm nóng lò
nung. Các lò nung thường được đốt nóng bằng than đá, khí tự nhiên, hoặc dầu mỏ, và
sự cháy của các nhiên liệu này tạo ra thêm nhiều khí thải CO 2, cũng như trong việc
sản xuất điện. Việc này đại diện cho khoảng 40 phần trăm khí thải từ xi măng. Cuối
cùng, điện được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy móc khác của nhà máy, và
việc vận chuyển cuối cùng, tạo thành một nguồn khí thải gián tiếp khác và chiếm
khoảng 5 đến 10 phần trăm khí thải của ngành.


Khí CO và CO2 sinh ra chủ yếu do 2 nguồn :

Do quá trình cháy của nhiên liệu có chứa cacbon : cacbon là thành phần chính
trong tát cả các loại than. Các phản ứng cháy này cung cấp nhiệt cho quá trình nung
clinker. Các quá trình xảy ra như sau :
2 C + O2 → 2 CO
2 CO + O2 → 2 CO2
C + H2O → CO + H2
C + CO2 → 2 CO
Ngoài các phản ứng trên, các sản phẩm mới sinh ra cũng tác dụng lẫn nhau tạo
nên sản phẩm mới.

16



Do quá trình phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao : Trong quá trình nung clinker, do
thành phần đá vôi nguyên liệu có chứa CaCO 3, MgCO3, CaSO4… Các chất này bị
phân hủy ở nhiệt độ cao, sinh khí CO2 theo phản ứng sau :
CaCO3  CaO + CO2 ↑
MgCO3  MgO + CO2↑
CO và Hydrocacbon : sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn
Nếu thiết bị lò, buồng đốt được thiết kế và vận hành tốt lượng phát thải khí CO sẽ thấp
không đáng kể khoảng 200 ppm khi đốt than, hydrocacbon khoảng 200ppm
5. Khí SO2

Khí SO2 được hình thành do quá trình cháy các nhiên liệu có chứa hợp chất lưu
huỳnh, lò nung clinker, các lò đốt than để cháy. Lượng khí SO2 được hình thành phụ
thuộc trực tiếp vào hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu
Do đốt than trong lò, phản ứng xảy ra như sau :
S + O2  SO2
Do phân hủy nguyên liệu : Một phần lưu huỳnh có trong nguyên liệu ở dạng
CaSO4, Na2SO4, K2SO4, CaS, Na2S, CS2 trong quá trình nung phân hủy tạo ra SO2
6. Khí NOx

Oxit của nitơ thường được gọi chung là NO x bao gồm NO và NO2 … Khi NOx
được hình thành do quá trình cháy nhiên liệu, nitơ trong nhiên liệu và không khí khi
cháy bị oxy hóa để trở thành các oxit nitơ. Lượng NO x được tạo thành phụ thuộc vào
lượng dư không khí đưa vào buồng đốt và lượng nito có trong nhiên liệu.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong lò, O2 và N2 của không khí tác dụng với nhau
theo phản ứng thuận nghịch :
N2 + O2 ↔ 2 NO
NO + 0,5 O2 ↔ NO2

17



Ở gần ngọn lửa, NO chiếm 90 – 95% phần còn lại là NO 2. Trong các thiết bị
công nghiệp và trong khí quyển NO kết hợp với oxy tạo thành NO2.
Sự phát thải của NOx trong quá trình cháy bao gồm ba nguồn khác nhau :


NOx tức thời : Nito và oxy có phản ứng rất nhanh dưới tác dụng xúc tác của

hợp chất cacbon hình thành trong ngọn lửa
• NOx do nhiệt : Nito và oxy tự do trong không khí kết hợp với nhau dưới tác


dụng của nhiệt độ cao
NOx do nhiên liệu : Thành phần nito hữu cơ trong nhiên liệu tác dụng với
oxy.

Thường có khoảng 10 – 50% nito trong nhiên liệu biến thành NO x trong quá trình
cháy
Sự hình thành NOx trong sản phẩm cháy phụ thuộc vào nhiều yếu tố : nhiệt độ
ngọn lửa, nồng độ N2 và O2 trong buồng đốt, thời gian lưu và tốc độ nguội của sản
phẩm cháy
7. Khí HF

Khí HF chỉ sinh ra khi sử dụng các hợp chất có chứa flo làm phụ gia khoáng hóa.
Đầu tiên, các hợp chất này phân hủy thành F 2, sau đó F2 gặp hơi nước tạo ra HF theo
phản ứng :
F2 + H2  2 HF
8. Tro và khói


Trong nhiên liệu luôn chứa một lượng tro tỉ lệ với Ap% trọng lượng. Khi cháy
lượng tro theo sản phẩm cháy thoát ra và tạo thành dạng ô nhiễm bụi. Ngoài ra còn có
những hạt nhiên liệu chưa cháy hết gọi là bồ hóng – đây cũng là sản phẩm cháy không
hoàn toàn. Đôi khi có những hạt lỏng không cháy hoặc những giọt nhiên liệu lỏng
chưa cháy hết. SO3 trong khói thải có thể biến thành giọt sương axit sunfuric nếu có
hiện tượng đọng sương trên bề mặt thành ống, ống khói nhất là khi nhiệt độ khói thải
thấp (dưới 150°C)

18


Khói là do các hạt bụi mịn dưới dạng sol khí với cỡ hạt từ 0,3 – 0,5µm do khả
năng tán xạ ánh sáng rất nhanh.

Chương 3: Tác động ảnh của khí thải nhà máy xi măng tới môi
trường và con người
Sản xuất xi măng luôn đi kèm với sự tiêu hao năng lượng điện và than, không
chỉ thế còn thải ra khối lượng khói bụi khổng lồ vào môi trường sống. Trong quá trình
sản xuất xi măng có nhiều công đoạn gây ra các ảnh hưởng đáng kể tới môi trường và
con người.
3.1. Tác động ảnh hưởng tới môi trường của ngành công nghiệp xi măng
3.1.1. Tác động môi trường vật lí
Chất thải của quá trình sản xuất xi măng ảnh hưởng tới môi trường: đất, nước,
không khí.
a.

Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Trong quá trình sản xuất xi măng tao ra một số chất gây ô nhiễm không khí như
các loại bụi: bụi đá vôi, bụi đất sét, bụi xi măng, bụi than. Ngoài ra, còn sinh ra một số

các khí thải gây ảnh hưởng tới môi trường như: khí CO, SO2, NOx,CO2, hidro
cacbon…
Trong quá trình sản xuất xi măng khí thải có nồng độ CO cao có thể gây cháy nổ,
khí SO2, NOx là nguyên nhân gây ra những trận mưa axit làm ảnh hưởng tới sự phát
triển của cây trồng và thảm thực vật. Hơn nữa, mưa axit còn phá hủy các công trình
xây dựng, cầu cống và ăn mòn các thiết bị máy móc. Ngoài ra, còn có khí CO2 là
nguyên nhân chính gây lên “hiệu ứng nhà kinh” làm tăng nhiệt độ trái đất và mất cân
bằng sinh thái. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất xi măng còn kèm theo tiếng ồn, khi
tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến công nhân và dân cư vùng
xung quanh.
b.

Ảnh hưởng tới môi trường đất và nước

19


Bên cạnh các loại khí thải và bụi độc hại thì quá trình sản xuất xi măng còn sinh ra
một số các chất gây ảnh hưởng tới môi trường đất và nước như: các chất hữu cơ, chất
rắn lơ lửng, dầu mỡ,hợp chất flo, bùn hoạt tính, bụi…
Các chất hữu cơ trong chất thải sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước,làm
giảm chất lượng nước và khả năng tự làm sạch của nước. Mặt khác khi nồng độ oxy
hòa tan trong nước giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh khu vực
xung quanh.
Nước thải chứa hàm lượng tổng chất rắn cao có thể gây tắc hệ thống dẫn nước, làm
ứ đọng nước thải gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời làm mất
cảnh quan, tăng độ đục dòng nước
Dầu mỡ là hợp chất Hydro cacbon khó phân hủy sinh học làm giảm khả năng tự
làm sạch của nước, giết chết các vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá
trình tự làm sạch của nước.

Bụi rơi xuống đất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, giảm độ phì nhiêu
làm đất bị trai hóa ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Hợp chất Flo vào đất gây nhiễm độc đất, giảm mức độ tơi xốp của đất và thay đổi
thành phần của đất.
Bùn hoạt tính làm tăng hàm lượng chất lơ lửng trong nước, ảnh hưởng tới chất
lượng nước và mất cảnh quan khu vực.
3.1.2. Tác động tới giao thông vận tải
Phương tiện giao thông vận tải là không thể thiếu đối với các nhà máy sản xuất
xi măng. Đối với những nhà máy đang hoạt động giao thông vận tải đóng vai trò
chuyên chở nguyên vật liệu về nhà máy và chở sản phẩm ra khỏi nhà máy. Đối với
những nhà máy đang xây dựng thì dung phương tiện giao thông để chuyên chở
nguyên vật liệu xây dựng. Quá trình hoạt động của các phương tiện thải ra một lượng
khí thải gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là CO2 và gây ồn.

20


Ngoài ra, khi sản xuất xi măng nhà máy sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng
lớn bụi và khí thải gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, gây giảm tầm nhìn
và gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
3.1.3 Tác động tới nông nghiệp và thủy lợi
Những khu vực xung quanh nhà máy có nuôi trồng thủy sản, các cây nông
nghiệp lúa hoa màu thì có thể bị ảnh hưởng bởi khí thải và nước thải, gây tác động
làm giảm năng suất. Các khí SO2 ,NOx ảnh hưởng rất lớn tới đời sống động thực vật
đặc biệt bụi phát sinh trong quá trình trong quá trình sản xuất xi măng nó sẽ phát tán
ra môi trường xung quanh phủ lên cây làm giảm khả năng quang hợp của cây làm cho
cây chậm phát triển.
3.2 Tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Các loại bụi, khí trong quá trình sản xuất xi măng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe người lao động trong nhà máy cũng như cộng đồng xung quanh. Cụ thể như

sau:
Các loại bụi đá vôi và bụi đất sét cao khi hít vào cơ thể dẫn đến suy nhược
đường hô hấp, khô họng..
Bụi xi măng có thể gây bệnh phổi, đường hô hấp. Bụi than khi vào phổi gây
kích thích phổi và đường hô hấp làm sơ hóa phổi và có khả năng dẫn đến ung thư.
Khí CO là loại khí độc đối với con người và động vật, khi đi vào cơ thể làm
giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu tới các tế bào. Với nồng độ CO cao có thể
gây ngất hoặc tử vong.
Khí SO2, NOx khi đi vào cơ thể con người gây viêm đường hô hấp, viêm họng,
căng thẳng thần kinh. SO2 đi vào máu làm rối loạn sự chuyển hóa protein, gây thiếu
hụt vitamin B,C làm cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra khí SO 2 còn gây nhiễm độc qua da,
giảm lượng kiềm dự trữ trong máu. Khí SO2 và NOx kết hợp với các hạt bụi tạo thành
các hạt bụi axit lơ lửng vào phế nang của con người gây tác hại tế bào.
Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm chỗ của O 2 với nồng độ CO2 là
5000ppm thì làm cơ thể có biểu hiện nhức đầu, ngạt thở.
21


Hydrocacbon thường gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng
mặt, buồn nôn.. nồng độ lớn có thể gây rối loạn tim mạch, co giật.
Ngoài ra còn phải kể đến tiếng ồn và ô nhiễm nhiệt làm ảnh hưởng tới tâm lí, sinh lí,
hệ thống tiêu hóa của con người và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động của người
công nhân.
3.3 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng
QCVN 23: 2009/ BTNMT
Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất
xi măng được tính như sau:
Cmax = C* Kp* Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công

nghiệp sản xuất xi măng, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
C: nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng
Kp: hệ số công suất
Kv : hệ số vùng, khu vực
Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho
phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được quy
định tại Bảng 1 dưới đây:

22


Trong đó:
Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp
sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các dây chuyền
sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm
2007 với thời gian áp dụng đến ngày 01 tháng 11 năm 2011;
Cột B1 quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công
nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:
Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước
ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2014;
Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt đầu hoạt
động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12
năm 2014;
Cột B2 qui định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số ô
nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng đối với:
Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây dựng mới
hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;

23



Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian áp dụng
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát
ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc
cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về
khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được quy định tại
Bảng 2 dưới đây:

Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

24


Bảng 3.3: Hệ số vùng, khu vực Kv
Phân vùng, khu vực
Loại 1

Hệ số Kv

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng
đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa

0,6

được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có
khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.
Loại 2


Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại
thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách
đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà
máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh 0,8
giới các khu vực này dưới 05 km.

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành,
ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh

1,0

giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà
máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh
giới các khu vực này dưới 05 km (4) .
Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07
tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12
năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan;
khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính
phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;
(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02
km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

25


×