Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
___________________________

HUỲNH THỊ KIM OANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN
TẠI HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
___________________________

HUỲNH THỊ KIM OANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN
TẠI HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:



60310105

Quyết định giao đề tài:

414/QĐ-ĐHNT ngày 26/05/2016

Quyết định thành lập HĐ:

263/QĐ-ĐHNT ngày 02/03/2017

Ngày bảo vệ:

14/03/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 01 tháng 03 năm 2017

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Oanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau đại học và các quý Thầy, Cô
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của TS. Phạm Thị Thanh Thủy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lâm, các
đồng nghiệp và đặc biệt là các hộ chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm đã nhiệt tình cung
cấp thông tin giúp tôi thực hiện thành công đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 01 tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Oanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Ý nghı̃a của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.6.1. Về mặt khoa học....................................................................................................3
1.6.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................3
1.7. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................5
2.1. Giới thiệu sơ lược tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam....................5
2.1.1. Chăn nuôi lợn ........................................................................................................5
v


2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn ..............................................................7
2.2. Hiệu quả, hiện quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi...................10
2.2.1. Hiệu quả ..............................................................................................................10
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.................................................12
2.2.3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất ............................................14

2.2.4. Phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) .....................................................15
2.2.5. Khả năng sinh lợi ................................................................................................19
2.2.6. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi .........................................................20
2.3. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan................................22
2.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ...............................................................22
2.3.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước .....................................................................23
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................25
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................25
3.2. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................25
3.3. Loại dữ liệu thu thập...............................................................................................26
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................................26
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp......................................................................................................26
3.4. Công cụ phân tích dữ liệu.......................................................................................27
3.4.1. Khung tính toán các chỉ tiêu sản xuất .................................................................27
3.4.2. Các mô hình nghiên cứu .....................................................................................29
3.5. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................31
3.6. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................35
4.1. Thông tin về hiện trạng chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa..........35
4.1.1. Mô tả mẫu điều tra theo địa điểm chăn nuôi lợn ................................................35
vi


4.1.2. Đặc điểm giới tính của chủ hộ ............................................................................35
4.1.3. Đặc điểm số thành viên trong gia đình hộ chăn nuôi lợn ...................................36
4.1.4. Đặc điểm số người trong độ tuổi lao động .........................................................36
4.1.5. Đặc điểm số người tham gia nuôi lợn.................................................................37
4.1.6. Đặc điểm kinh nghiệm của người chăn nuôi lợn................................................37
4.1.7. Trình độ học vấn người chăn nuôi lợn................................................................38

4.1.8. Đặc điểm diện tích chuồng nuôi .........................................................................39
4.1.9. Đặc điểm nguồn gốc lợn nuôi thương phẩm ......................................................39
4.1.10. Đặc điểm phương thức xử lý chất thải..............................................................39
4.1.11. Đặc điểm quy mô đàn lợn .................................................................................41
4.1.12. Đặc điểm tỷ lệ lợn chết .....................................................................................42
4.1.13. Đặc điểm cách thức sử dụng thức ăn cho lợn....................................................43
4.1.14. Đặc điểm hàm lượng đạm thô trong thức ăn ....................................................43
4.1.15. Đặc điểm hệ số chuyển hóa thức ăn .................................................................44
4.2. Phân tích các chỉ tiêu sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn.......................................45
4.3. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh mô hình chăn nuôi lợn quy mô
lớn và chăn nuôi lợn quy mô nhỏ..................................................................................50
4.3.1. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu chi phí và doanh thu .......................................50
4.3.2. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả .....................................51
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của nghề chăn
nuôi lợn ..........................................................................................................................53
4.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng sinh lợi ..............................................53
4.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật ..............................................54
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................55
4.5.1. Khả năng sinh lợi..................................................................................................55
4.5.2. Hiệu quả kỹ thuật ................................................................................................55
vii


4.5.3. Kiểm định thống kê các chỉ tiêu sản xuất so sánh hình thức chăn nuôi lợn quy
mô lớn và chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ...........................................................................56
4.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào của nghề chăn nuôi lợn....................................................................................56
4.5.5. Hiệu quả xã hội và môi trường ...........................................................................57
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................59

5.1. Kết luận...................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................61
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU
CRS : Constant Return to Scale
DEA : Data Envelopment Analysis
ROA : Return on Assets
ROE : Return on Equity
VRS : Variable Return to Scale

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu tổng đàn lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa năm 2016 .........26
Bảng 3.2. Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình .................................................31
Bảng 3.3. Các yếu tố được phân tích và đánh giá của các nghiên cứu trước................32
Bảng 4.1. Số mẫu điều tra theo địa điểm chăn nuôi lợn...............................................35
Bảng 4.2. Giới tính chủ hộ chăn nuôi lợn.....................................................................35
Bảng 4.3. Số thành viên trong gia đình hộ chăn nuôi lợn ............................................36
Bảng 4.4. Số người trong độ tuổi lao động tại các hộ chăn nuôi lợn ...........................36
Bảng 4.5. Số người tham gia nuôi lợn tại các hộ chăn nuôi lợn ..................................37
Bảng 4.6. Kinh nghiệm người chăn nuôi lợn................................................................37
Bảng 4.7. Trình độ học vấn của người chăn nuôi lợn ..................................................38

Bảng 4.8. Người chăn nuôi lợn tham gia tập huấn kỹ thuật .........................................38
Bảng 4.9. Diện tích chuồng nuôi tại các hộ chăn nuôi lợn...........................................39
Bảng 4.10. Nguồn gốc lợn nuôi thương phẩm tại các hộ chăn nuôi lợn......................39
Bảng 4.11. Phương thức xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi lợn................................41
Bảng 4.12. Quy mô đàn lợn tại các hộ chăn nuôi.........................................................42
Bảng 4.13. Tỷ lệ lợn chết tại các hộ chăn nuôi lợn ......................................................42
Bảng 4.14. Cách thức sử dụng thức ăn cho lợn tại các hộ chăn nuôi...........................43
Bảng 4.15. Hàm lượng đạm thô trong thức ăn tại các hộ chăn nuôi lợn......................44
Bảng 4.16. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn tại các hộ chăn nuôi ............................44
Bảng 4.17. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lời của các hộ chăn nuôi lợn .....45
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định thống kê các chỉ tiêu chi phí và doanh thu..................50
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định thống kê các chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả ................51
Bảng 4.20. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi.............................................53
Bảng 4.21. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật.............................................54

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS ...17
Hình 3.1. Khung phân tích ............................................................................................33
Hình 4.1. Khả năng sinh lợi của hộ chăn nuôi lợn .......................................................48
Hình 4.2. Hiệu quả kỹ thuật (CRS) của hộ chăn nuôi lợn............................................48
Hình 4.3. Đồ thị phân tán hiệu quả kỹ thuật (VRS) của hộ chăn nuôi lợn ..................49

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Khánh Hòa nói chung

và huyện Cam Lâm nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ cả nguyên
nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh tranh từ
thịt nhập khẩu, thời tiết,...). Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề
phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Vì
vậy, trong xu hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều cơ hội và thách thức
như hiện nay, làm thế nào để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa chủ
lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi. Đây là mục
tiêu cần hướng tới của ngành chăn nuôi và chính những yếu tố đó đã thúc đẩy ngành
chăn nuôi phát triển. Để làm được điều này thì cần phải đánh giá một cách khoa học và
phân tích rõ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của
nghề chăn nuôi lợn, từ đó làm cơ sở để các cơ quan nhà nước chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp và người chăn nuôi lợn ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa lựa chọn hướng
phát triển chăn nuôi lợn.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và
khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại các địa phương thuộc huyện Cam Lâm,
tỉnh Khánh Hòa với các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) Đánh giá hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) của nghề chăn nuôi lợn, (ii) Đánh giá khả năng sinh
lợi của nghề chăn nuôi lợn, (iii) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn, (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng. Phương pháp phân
tích này hỗ trợ tích cực trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn
đề nghiên cứu. Đặc biệt, có sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) và
kiểm định trung bình mẫu độc lập để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi
của nghề chăn nuôi lợn; sử dụng hàm hồi quy tobit để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các hộ chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm,
tỉnh Khánh Hòa có khả năng sinh lợi tương đối ổn định. Trong 170 hộ chăn nuôi lợn
xii



được khảo sát, có 95,88% số hộ chăn nuôi sản xuất có hiệu quả, số hộ chăn nuôi sản
xuất không hiệu quả và bị thua lỗ chiếm tỷ lệ rất thấp là 4,12%. Kết quả đo lường các
chỉ tiêu sản xuất có sự khác biệt giữa mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn (từ 100 con
trở lên/lứa) và chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (dưới 100 con/lứa). Chăn nuôi lợn với quy
mô lớn sẽ đem lại lợi nhuận và khả năng sinh lợi từ việc sản xuất cao hơn so với chăn
nuôi quy mô nhỏ; đồng thời, nghề chăn nuôi lợn vẫn sẽ tiếp tục sản xuất trong những
năm tiếp theo. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn và quy mô nhỏ đều sử dụng
khá hợp lý các yếu tố đầu vào.
Kết quả kiểm định cho thấy, với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt về chi phí thức
ăn, chi phí giống, chi phí phòng chống dịch bệnh, chi phí nhân công, tổng chi phí biến
đổi và chi phí/1 kg tăng trọng, thặng dư nhà sản xuất, khả năng sinh lợi, hiệu quả kỹ
thuật giữa mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn và chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Riêng đối
với doanh thu thì chưa có sự khác biệt giữa hai mô hình.
Khả năng sinh lợi chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là kinh nghiệm người chăn nuôi,
quy mô đàn và nguồn gốc con giống. Trong đó, kinh nghiệm người chăn nuôi, quy mô
đàn có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lợi và nguồn gốc con giống ảnh hưởng
ngược chiều với khả năng sinh lợi. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng của
nhân tố chất lượng thức ăn và nó ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kỹ thuật.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn hiện nay
khá phổ biến, đa số là sử dụng hầm Biogas và số hộ sử dụng đệm lót sinh học rất ít.
Kết quả khảo sát cho thấy có 64,71% hộ chăn nuôi lợn có hệ thống hầm Biogas và
2,35% hộ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn. Việc sử dụng hệ thống xử lý
chất thải này đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; vấn đề
lây lan dịch bệnh được quản lý, kiểm soát hiệu quả hơn và đặc biệt là góp phần làm
giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người và bệnh do ô nhiễm
môi trường gây ra.

xiii



CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi không mới trong điều kiện Việt Nam hiện nay,
sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định
nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Nếu được đầu tư đầy đủ về vốn, công nghệ, chăn
nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu được của ngành thực sự là không nhỏ, đặc biệt là
đối với mức thu nhập của đại đa số gia đình nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
kinh tế, đồng thời nó cũng góp phần vào giải quyết một phần số lao động nhàn rỗi ở
các vùng nông thôn.
Khánh Hòa có nghề chăn nuôi lợn lâu đời và nhìn chung chăn nuôi theo hình
thức nông hộ lẻ tẻ vẫn còn chiếm đa số. Trong xu hướng phát triển nền kinh tế hàng
hóa hiện nay, kinh tế trang trại trở thành nhân tố mới cho sự phát triển ở nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ
gia đình, là điểm đột phá trong các bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
Các trang trại đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa từng bước đáp ứng tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Song hình thức chăn nuôi lợn tập trung theo quy mô trang
trại vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Đứng về mặt tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn là
loại thực phẩm chủ yếu của người Việt Nam. Ngày nay, con lợn không những giữ vị
trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi người mà còn là
loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại nhiều ngoại tệ.
Huyện Cam Lâm là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa, là một
huyện mới, được thành lập vào năm 2007. Huyện gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã
(thị trấn Cam Đức và 13 xã) có diện tích tự nhiên 550,26 km2 với địa hình phong phú
và đa dạng, có cả núi, đồi, đồng bằng, đầm thủy triều, bãi cát ven biển và biển khơi.
Một trong những thế mạnh nông nghiệp của huyện là ngành chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi lợn đã góp phần trong việc tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, có thể thấy, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh
Khánh Hòa nói chung và huyện Cam Lâm nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn

như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh,...xuất phát từ cả nguyên
nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh tranh
từ thịt nhập khẩu, thời tiết, …) (Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cam Lâm, 2015).
1


Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra
thường xuyên, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm. Vì vậy, làm thế nào để chăn nuôi lợn
đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn
của nhà nước và người chăn nuôi. Đây là mục tiêu cần hướng tới của ngành chăn nuôi
và chính những yếu tố đó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Do đó, đề tài “Phân
tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn
tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” được đưa ra để nghiên cứu nhằm phân tích,
đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi
lợn, qua đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả chăn nuôi lợn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi và tìm ra
những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, làm cơ sở để các cơ quan nhà nước chỉ đạo sản
xuất và người chăn nuôi lợn ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa lựa chọn hướng phát
triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (hiệu quả kỹ thuật) và khả năng
sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của
nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề chăn nuôi
lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đạt được hiệu quả kỹ
thuật và có khả năng sinh lợi như thế nào?
- Hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam
Lâm, tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
- Những giải pháp cần thiết nào nào để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề chăn
nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa?
2


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh
Hòa; số lượng mẫu nghiên cứu là 170 mẫu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 11/2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả điều tra, thu thập các thông tin cần thiết và
tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả lời. Sau đó, tác giả tiến hành nhập
dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thống kê để mô tả, phân tích và kiểm
định đối với các biến số cần nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ
liệu điều tra và xử lý số liệu thô. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích màng dữ liệu
(DEA) và kiểm định trung bình mẫu độc lập để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và khả năng
sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn; sử dụng hàm hồi quy tobit để tìm các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi.
1.6. Ý nghı̃a của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Về mặt khoa học

- Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng, hoạt động chăn nuôi lợn theo cách tiếp cận kinh tế.
- Đề tài nghiên cứu tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan,
các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài,
gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác.
- Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên
cứu sẽ vận dụng hàm sản xuất để từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu về hiệu quả kỹ
thuật, khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
- Đề tài khái quát về hiện trạng hoạt động chăn nuôi lợn tại các hộ chăn nuôi ở
huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
3


- Đề tài nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi, các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài,
tác giả đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề chăn
nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các
nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền
tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được chia làm 5 phần
chính như sau:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận văn.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái

niệm, cơ sở lý thuyết về chăn nuôi, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào, khả năng sinh lợi, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề chăn nuôi lợn, những nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Bên cạnh
đó, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan
đến đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày cách tiếp cận nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu, loại dữ liệu thu thập và các công cụ phân tích dữ liệu;
khung phân tích và các giả thiết của nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày khái quát về hiện trạng
chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; phân tích, đánh giá hiệu quả kỹ
thuật, khả năng sinh lợi, sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kỹ thuật và
khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn tại huyện Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa; đồng thời nêu những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và phương hướng
nghiên cứu tiếp theo.
4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Giới thiệu sơ lược tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để
sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, sức lao động,… Sản phẩm từ chăn nuôi
nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Chăn nuôi lợn là việc thực hành chăn nuôi các giống lợn nhà để lấy thịt lợn và
các sản phẩm từ lợn. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một
số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực
phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn
như xúc xích, lạp xưởng, jambon,…

* Trên thế giới
Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường
được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Một số vùng lợn được thả tìm thức ăn
trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp, nuôi lợn thuần hóa
được chuyển từ nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức chăn nuôi công nghiệp,
do đó chi phí sản xuất giảm đáng kể nhưng lại cho sản lượng cao. Những trang trại
nuôi lợn công nghiệp có quy mô lớn, khoảng 5.000 con hoặc nhiều hơn, được nuôi và
kiểm soát khí hậu trong hệ thống chuồng trại, thiết bị hiện đại.
Dân số thế giới tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ qua và sẽ tiếp tục tăng
trong thế kỷ tới. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thịt của mỗi người và của cả thế giới chắc
chắn sẽ còn gia tăng mạnh. Trong suốt 40 năm qua, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, sản
lượng thịt lợn toàn cầu tăng từ 3,5 triệu tấn lên 24,7 triệu tấn (năm 1961), 86,6 triệu
tấn (năm 2002), 93 triệu tấn (năm 2005) và dự kiến đạt hơn 109 triệu tấn (năm 2016).
Các khu vực sản xuất lợn chính bao gồm Đông Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Trung
Quốc thống trị ngành công nghiệp thịt lợn thế giới khi dẫn đầu cả về sản xuất và tiêu
thụ. Trung Quốc sản xuất 50 triệu tấn thịt lợn trong năm 2012, gấp 5 lần sản lượng của
Mỹ và gấp đôi EU, chiếm gần ½ sản lượng toàn cầu. Năm 2014, số lượng lợn nuôi tại
Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tuy vậy, nước này vẫn là quốc
gia nhập siêu lợn do dân số quá đông và nhu cầu tiêu thụ quá lớn.
5


Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu chính của thịt lợn. Sản xuất thịt
lợn ở Mỹ và Canada cũng có sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua. Mỹ thay đổi từ
một nước nhập khẩu thành một nước xuất khẩu thịt lợn. Năm 2015, xuất khẩu thịt lợn
của Mỹ đạt 4 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng kim ngạch, mang lại lợi nhuận cao gấp 4 lần
so với xuất khẩu ngũ cốc. Ở Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, ngành chăn nuôi lợn chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng bởi hội tụ nhiều yếu tố như nguồn thức ăn có sẵn, nhân
công giá rẻ và tài nguyên đất dồi dào.
Ngành chăn nuôi lợn truyền thống theo hình thức nuôi thả ngoài trời hoặc trong

chuồng trại thường có quy mô nhỏ. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nuôi
lợn hình thức công nghiệp, sử dụng các hệ thống sản xuất hiện đại, cải tiến công nghệ nhân
giống lợn, cung cấp môi trường chuẩn hóa cho vật nuôi nhằm gia tăng sản lượng.
Dinh dưỡng là thành phần rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi.
Các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến trên thế giới hiện nay dùng những chất phụ gia
trộn vào thức ăn giúp con vật nuôi mau lớn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn rất tốt, cải thiện
phẩm chất thịt, môi trường, tăng sức đề kháng cao và giảm được rũi ro bệnh tật.
Môi trường là một vấn đề rất quan trọng trong chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến
sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân sống chung quanh. Tại Canada, số lượng
lợn được nuôi trong một trang trại lệ thuộc vào tổng diện tích của trại là có bao nhiêu
và không khuyến khích phát triển những trang trại lớn vì rất khó về xử lý môi trường.
* Tại Việt Nam
Theo số liệu Cục Thống kê 01/10/2015, Khánh Hòa có tổng đàn lợn là 134.326
con (113.363 lợn thịt, 15.047 nái đẻ, 5.247 nái hậu bị và 669 con đực giống) với 03 hình
thức nuôi chính là chăn nuôi tập trung, chăn nuôi vừa và nhỏ và chăn nuôi nhỏ lẻ hộ
gia đình. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 09 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô
trang trại và phân tán chủ yếu ở các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, TX. Ninh Hòa.
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con
giống, dinh dưỡng và quản lý/vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất,
quyết định sự thành bại của người nuôi. Những yếu tố này không thể tách rời và không
phải tự nhiên mà có mà là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và
đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên.
6


Ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng thường xuyên
có dịch bệnh vì tình trạng vệ sinh chuồng trại cũng như chất lượng con giống quá yếu
kém. Sức đề kháng của vật nuôi yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng
vượt bệnh và lây lan nhanh chóng từ khu vực này qua khu vực khác. Ví dụ bệnh lở
mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy cấp tính của lợn con (PED) và bệnh tai xanh

(PRRS)... là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua và
năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn cho người chăn nuôi. Đó là lý do tại sao có rất
nhiều công ty nước ngoài vào bán thuốc thú y tại Việt nam.
Dù là ngành kinh tế quan trọng nhưng ở Việt Nam lại chưa có một trung tâm quản
lý và cải tiến di truyền giống lợn quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi lợn. Chất
lượng lợn giống ở Việt Nam kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế
thấp. Trong khi ở Canada, một con lợn nái thương phẩm đẻ ra được khoảng 26-27 lợn
con/năm trong khi đó tại VN một con lợn nái chỉ đẻ được khoảng 16-18 lợn con/năm.
Lợn giống có thể trạng tốt sẽ giảm được chi phí thức ăn, thuốc thú y và các chi phí khác.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn
Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ thần
kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định. Để tồn tại, nó luôn cần đến
một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng các đối
tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này, đặt ra cho
người sản xuất ba vấn đề:
- Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn lợn phải đồng thời tính toán phần
đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai
phần trên không cấn đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa, lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự
phát triển, thậm chí phá hủy cả đàn.
- Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất để đầu tư một cách hợp lý trên cơ sở tính
toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư cơ bản và giá
trị đào thải để lựa chọn thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy
trì, tái tạo, phục hồi.
- Ba là, do có hệ thần kinh nên con lợn rất hay nhạy cảm với môi trường sống, do
đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc hết sức ưu ái, phải có biện pháp kinh tế, kỹ thuật
để phòng trừ dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho lợn phát triển.
7


* Con giống

Trước năm 1956, các giống lợn được sử dụng ở Việt Nam hầu hết là giống lợn
nội như: Móng Cái, Ỉ, Lang Hồng ở miền Bắc; Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên,…ở miền
Nam. Thời kỳ 1956 – 1972, các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc,…đã được
nhập khẩu vào miền Bắc để lai với các giống nội địa mà chủ yếu là giống Móng Cái để
tạo ra con lai dùng nuôi thương phẩm. Sau năm 1975, cùng với quá trình phát triển của
ngành chăn nuôi lợn, công tác giống được nhà nước quan tâm thực hiện. Nhiều giống
lợn tiếp tục được nhập khẩu để nhân giống và lai giống phục vụ chăn nuôi thương
phẩm. Hiện nay, con nuôi thương phẩm ở Việt Nam bao gồm nhiều loại, cả giống
ngoại và con lai từ nhiều giống khác nhau. Các giống ngoại được sử dụng chủ yếu là
Landrace, Yorkshire, Đại Bạch, Duroc,…Các giống này cũng thường được sử dụng
làm đực giống lai với các giống nội để cho ra con lai F1, sau đó dùng con lai F1cho lai
với đực giống ngoại để ra con lai F2 (3/4 máu ngoại)…làm con nuôi thương phẩm.
* Nhu cầu sinh dưỡng và thức ăn cho lợn
Lợn là loài gia súc phàm ăn và có khả năng chuyển hóa các loại thức ăn từ cây
trồng thành thịt hiệu quả hơn bất kỳ loại gia súc nào khác. Nhu cầu cụ thể từng loại
dinh dưỡng có sự khác nhau rất lớn theo từng đối tượng lợn. Các thành phần dinh
dưỡng chính cho nhu cầu của lợn bao gồm:
Năng lượng được coi là thành phần dich dưỡng quan trọng nhất và chiếm chi phí
cao nhất trong tổng chi phí thức ăn cung cấp cho lợn. Lợn cần năng lượng trước hết
cần thiết cho hoạt động trao đổi chất tổng hợp nên các mô sinh trưởng mới, duy trì
thân nhiệt trong môi trường lạnh,…Nhu cầu năng lượng của lợn thay đổi theo giai
đoạn sinh trưởng của con vật nuôi, theo hướng sản xuất cũng như nhiệt độ chuồng
nuôi. Lợn hướng nạc có nhu cầu năng lượng thấp hơn lợn hướng mỡ. Chất bột đường
và chất béo là chất cơ bản cung cấp năng lượng cho cơ thể lợn phát triển. Chất bột
đường có nhiều trong ngũ cốc như: cám, gạo, ngô, khoai, mạch, sắn,…Với lợn, ngô
vàng được coi là thức ăn cung cấp năng lượng tốt nhất vì có nhiều axit béo và nhiều
caroten. Chất béo cung cấp năng lượng nhiều nhất, gấp 2,5 bột đường và đạm, những
nơi nào có mỡ cặn dư thừa như mỡ bò, mỡ lợn phế thải, dầu dừa cặn có thể bổ sung
vào thức ăn để cung cấp năng lượng, tỷ lệ trộn vào thức ăn khoảng 5 - 10%.
Chất đạm có vai trò quan trọng, có thể dùng làm nguồn năng lượng cho khoảng

23MJ/1 kg nhưng vai trò chính là cung cấp các axit amin. Nó là thành phần không thể
8


thay thế được, cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, tham
gia vào cấu tạo nên các mô trong cơ thể cũng như để tạo nên thịt, giúp lợn đẻ nhiều
con, chất lượng tốt, tạo sức chống đỡ bệnh tật. Nếu không đủ đạm, lợn con dễ sinh còi
cọc, lông xù; lợn nái, lợn đực giống sinh sản kém. Các loại thức ăn cung cấp protein
chủ yếu là bột cá, bột thịt, đậu đỗ, khô dầu, bột máu và bột sữa.
Khoáng chất và vitamin là những thành phần dinh dưỡng chiếm tỷ lệ rất thấp,
khoảng 3% trong cơ thể nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của
lợn. Chất khoáng và vitamin được cung cấp chủ yếu bởi các loại thức ăn như bột xương,
bột sò, muối ăn, các loại thức ăn bổ sung premix cũng như từ nhiều loại thức ăn khác.
Chất xơ không được xem là chất dinh dưỡng, nhưng thiếu chất xơ lợn bị táo bón,
chất xơ gồm các loại rau, cỏ xanh, bột cỏ khô, cám bổi, nếu lợn ăn quá nhiều chất xơ,
lợn sẽ chậm lớn vì thiếu chất đạm.
Hiện nay, chăn nuôi lợn tồn tại 3 khuynh hướng như sau:
- Nguồn thức ăn cho lợn chủ yếu lấy từ hoạt động trồng trọt, hình thức này tồn tại
chủ yếu ở các nông hộ.
- Nguồn thức ăn cho lợn là hoàn toàn đi mua ngoài, hình thức này tồn tại ở các hộ
gia đình phi nông nghiệp và các trang trại.
- Nguồn thức ăn cho lợn kết hợp từ hai nguồn trên.
Ngoài ra, nước cũng là thành phần có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động
bên trong cơ thể lợn cũng như hỗ trợ khâu cho ăn và vệ sinh. Lượng nước uống tự do
thường bằng 8 – 9% khối lượng cơ thể, nếu lợn nái thiếu nước, lượng sữa sẽ ít và đặc,
lợn thịt thiếu nước sẽ kém ăn, khó béo, nhưng uống nước quá nhiều sẽ chậm lớn.
* Chuồng trại và chăm sóc
Lợn là loài được thuần dưỡng và được đưa vào chuồng nuôi từ lâu để đáp ứng
nhu cầu về thực phẩm cho con người. Ngày nay, điều kiện chuồng trại, chăm sóc cho
con lợn ngày càng được nâng cao nhằm tăng hiệu quả của quá trình chăn nuôi.

Ở Việt Nam, con lợn cũng được nuôi từ rất lâu, cùng với quá trình phát triển của
ngành chăn nuôi, điều kiện chuồng trại từ chỗ chủ yếu là tận dụng, quy mô nhỏ đã
chuyển dần theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu
sinh trưởng và phát triển của lợn. Lợn có thể sống được trong những điều kiện khí hậu
9


rất khác nhau nhưng chúng chỉ thực sự cho thành tích sản xuất cao nhất trong điều
kiện khí hậu nhất định phù hợp với từng loại lợn.
Yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện đại bao gồm: Thoáng mát về mùa hè, ấm
áp về mùa đông, tránh gió lùa, thích hợp với sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của từng
loại lợn, có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không quá nhẵn nhưng cũng không quá
nhám để vừa dễ cọ rửa vừa không làm cho lợn dễ trượt ngã, dộ dốc 2%; hệ thống
máng ăn, vòi uống đầy đủ; có hệ thống làm mát bằng vòi phun nước hoặc quạt thông
gió về mùa hè, ổ úm đèn với đèn sưởi về mùa đông cho lợn con mới sinh; số lợn trong
một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng phù hợp với tiêu chuẩn là 6 – 12m2, nuôi
từ 8 – 16 con tùy theo trọng lượng và điều kiện thời tiết.
Bên cạnh yêu cầu về chuồng trại, công tác chăm sóc thú y cũng có vai trò quan
trọng trong quá trình chăn nuôi. Bệnh của lợn có nhiều loại và do nhiều nguyên nhân
khác nhau như do bẩm sinh, do lây nhiễm, do thức ăn, do thoái hóa. Trong đó, nguyên
nhân lây nhiễm thường được quan tâm hơn cả bởi vì sự phát triển của ngành chăn nuôi
ngày càng mạnh lên, quy mô có xu hướng tăng lên, sự giao lưu mua bán con giống,
lợn thịt ngày càng lớn nên nguy cơ lây nhiễm cũng tăng theo. Do vậy, trong chăn nuôi
hiện nay cần thực hiện một số nguyên tắc: vệ sinh hàng ngày, tẩy chuồng sau mỗi lần
xuất lợn, tiêm phòng vắc xin cho lợn, hạn chế người ngoài ra vào khu chăn nuôi, cách
ly và thông báo cho thú y khi có dịch.
2.2. Hiệu quả, hiện quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh lợi
2.2.1. Hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến

số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả
đầu ra đó.
Hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi
đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Hiệu quả kinh tế được xem như
là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị
sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản
phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình
sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố:
10


- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, có
ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu
tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản
xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực
đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản
lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu
quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản
lượng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt
được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.Vì thế, khi tính yếu tố
thời gian, các nhà kinh tế đã tính tỷ lệ nội hoàn vốn. Đó là mức sinh lời của đồng vốn

khi đầu tư vào dự án, nó được dùng để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc
đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào có lợi hơn.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả
kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả
môi trường.
+ Hiệu quả tài chính thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận,
giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn,...
+ Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem
lại như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự
tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh
thái... Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai
khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối
tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã
hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra.
11


2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lực
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn về cơ cấu sản xuất
nông nghiệp của từng vùng lãnh thổ và cơ cấu sản xuất của mỗi vùng lại phụ thuộc
khá lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh thái:
- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật, nó gắn liền với điều kiện tự
nhiên, sinh thái của từng vùng, lãnh thổ. Người ta không thể đem cây trồng, vật nuôi ở
vùng hàn đới sang sản xuất ở vùng nhiệt đới, hoặc cũng không thể đem các loại cây
trồng chỉ phát triển được ở vùng đất cao xuống trồng ở vùng đất ngập nước và ngược
lại. Như vậy, các yếu tố về tự nhiên là điều kiện đầu tiên hình thành cơ cấu sản xuất
của một vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực
tiếp của điều kiện tự nhiên, sinh thái.
- Ở những vùng đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản

xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, ở
những vùng đất đai khô cằn, không màu mỡ sẽ làm cho cây trồng kém phát triển dẫn
tới năng suất thấp và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Mặt khác, nếu thời tiết không thuận lợi,
thường gặp nhiều thiên tai như hạn hán hoặc lũ lụt, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất cây trồng, vật nuôi; làm cây trồng, vật nuôi phát triển kém và hiệu quả kinh
tế giảm đi.
Các nguồn lực trong nông nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế của quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, các nguồn lực quan trọng là đất đai,
lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn
lực đất đai. Tuy nhiên, đất đai trong nông nghiệp ngày càng khan hiếm dần do chuyển
đổi mục đích sử dụng theo yêu cầu của phát triển công nghiệp, dịch vụ và quá trình đô
thị hóa. Quy mô sản xuất là điều kiện quan trọng đối với việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ và như vậy, nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến giá thành
sản xuất, điều đó cũng có nghĩa là nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của quá
trình sản xuất (tính kinh tế và phi kinh tế của quy mô).
12


×