GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-------------------------------------------------------------
TUẦN: 01 Ngày soạn: 15/8/2008
TIẾT 1 & 2 Ngày dạy: 18/8/2008
BÀI 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
( Lê Anh Trà )
II. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân
tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Từ lòng yêu kính, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương
Bác.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.
- Những mẩu chuyện về cuộc đời HCM: Giai thoại về Bác: Hoa mừng sinh nhật đem viếng người đã
khuất.( Để học tốt Ngữ văn 9- trang 6)
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra SGK, vở ghi chép. Hướng dẫn
cách học bộ môn.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: HCM không những là nhà
yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn một
danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá
chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.
* HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác
phẩm:
- GV nêu cách đọc: Văn bản viết về HCM
cần đọc khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm
tôn kính đối với Người.
- Gv đọc mẫu đoạn 1 và gọi HS đọc tiếp.
- GV yêu cầu Hs đọc thầm chú thích và
kiểm tra việc hiểu nghĩa một số từ trọng tâm
- GV lưu ý HS về văn bản nhật dụng với
các chủ đề:
+ Quyền sống của con người
+ Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
+ Vấn đề sinh thái, môi trường
Văn bản này đề cập đến vấn đề sự hội nhập
với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân
tộc.
- Hỏi: VB này được viết theo phương thức
biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản gì?
- GV hỏi về xuất xứ của văn bản
*HĐ 2: Hướng dẫn phân tích văn bản
- Báo cáo sĩ số
- HS chú ý đọc đúng, diễn cảm
thể hiện sự kính trọng đối với
Bác
- HS theo dõi bạn đọc, nhận xét
cách đọc theo yêu cầu của GV
- HS đọc thầm chú thích và trả
lời
- HS dựa vào phần cuối của
văn bản phát biểu.
I- Đọc chú thích
văn bản:
- Xuất xứ: Trích
--------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 1 GV: ...
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-------------------------------------------------------------
- GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội
dung chính từng phần?
- GV cho HS đọc lại phần 1 và hỏi:
Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với
HCM trong hoàn cảnh nào?
-Hỏi: Để có được vốn tri thức sâu rộng
ấy, BH của chúng ta đã như thế nào?
+ GV nhấn mạnh: Người đã nắm vững
phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ → nói,
viết khoảng 28(N2) tiếng nói của các nước.
Đây chính là chìa khóa đề mở ra kho tri
thức văn hóa của nhân loại.
- Hỏi: Bằng sự ham học hỏi hiểu biết, kết
quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại
ở mức độ nào?
- Hỏi: Điều quan trọng đáng nói trong việc
tiếp thu văn hoá nước ngoài của Bác đó là
gì?( theo tinh thần như thế nào)
- Hỏi: Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên
phong cách HCM là gì? Câu văn nào trong
văn bản đã nói rõ điều đó?
- GV khái quát: Trên nền văn hóa dân tộc
mà tiếp thu những cái mới. tất cả những
ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái
gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển
được tạo nên một nhân cách, một lối sống
rất VN, rất phương Đông, đồng thời cũng
rất mới, rất hiện đại.
- Hỏi: Để làm rõ đặc điểm phong cách văn
- HS làm việc độc lập, phát
hiện: Nghị luận (chính luận)
loại văn bản nhật dụng.
- HS: Suy nghĩ dựa vào phần
chuẩn bị bài:
+ Phần 1: HCM với sự tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Phần 2: Những nét đẹp trong
lối sống của HCM.
- HS suy nghĩ phát biểu:
+ Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại trong cuộc đời hoạt
động cách mạng đầy gian nan,
vất vả bắt nguồn từ khác vọng
tìm đường cứu nước hồi đầu
thế kỷ:
+ Năm 1911 rời Bến Nhà
Rồng
+ Thăm, ở nhiều nước, đi
nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền
văn hoá Đông, Tây, hiểu biết
sâu rộng nền văn hoá các nước
trên thế giới.
- HS dựa vào VB trả lời
+ Thạo nhiều thứ tiếng
+ Lao động học hỏi, làm nhiều
nghề
+ Sâu sắc uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc, không
ảnh hưởng một cách thụ động,
tiếp thu nhứng cái được, cái
hay, cái đẹp và phê phán những
mặt tiêu cực.
- HS dựa vào SGK trả lời:
- Tiếp thu văn hoá nhân loại
dựa trên nền tảng văn hoá dân
tộc.
( Nhưng điều kỳ lạ…gì lay
chuyển được )
trong “ Phong cách
HCM”
II- Đọc hiểu văn
bản:
1/ Hồ Chí Minh với
sự tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại.
- Hoạt động cách
mạng, tiếp xúc
nhiều nền văn hoá
Đông, Tây trên thế
giới.
- Ham học hỏi,hiểu
biết.
- Tiếp thu có chọn
lọc.
--------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 2 GV: ...
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-------------------------------------------------------------
hóa nói trên, tác giả đã sử dụng phương
pháp thuyết minh nào? ( Cho HS nhắc lại
kiến thức cũ: so sánh, liệt kê, kể kết hợp
bình luận…)
TIẾT 2
- GV: Câu văn cuối khẳng định HCM đã
tiếp thu văn hoá thế giới trên nền tảng văn
hoá dân tộc và trở thành một phong cách
rất VN. Đây là câu văn có vai trò đặt biệt:
Vừa khép lại vấn đề đã trình bày vừa mở ra
một vấn đề mới
- Gọi HS đọc đoạn 2 của văn bản
- Hỏi: Khi trình bày nét đẹp trong lối sống
của HCM, tác giả đã tập trung vào những
phương diện nào?
- Ở mỗi phương diện tác giả đã giới thiệu ra
sao? Em cảm nhận nhận như thế nào?
- Hỏi: Em hình dung thế nào về cuộc sống
của các nguyên thủ quốc gia các nước khác
ở cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại
ngày nay?
- Theo em Bác có xứng đáng được đãi ngộ
như họ không?
- Qua đó em cảm nhận thế nào về lối sống
của HCM?
- GV: liên hệ 1 số bài thơ: Theo chân Bác,
Tức cảnh PB…
- Hỏi: Theo em, chọn cách sống như vậy có
phải Bác đã tự thần thánh hoá, tự làm cho
mình khác người, khác đời hay không? Em
nghĩ gì về cách sống đó?
- Hỏi: Em nhớ lại đã học VB nào ở lớp 7, 8
về lối sống giản dị của BH?
- GV liên hệ: Cách sống này gợi ta nhớ đến
lối sống của những những bậc hiền triết
ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
*HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết
+ Kết hợp giữa kể và bình luận
(VD: ít có vị lãnh tụ nào lại am
hiểu nhiều về các dân tộc…,
câu cuối đoạn1)
- HS đọc.
+ Nơi ở, làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
- HS quan sát văn bản phát
biểu
+ Nơi ở: Chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ.
+ Trang phục: Quần áo bà ba
nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô
sơ..
+ Ăn uống: Cá kho, rau luộc,
cà muối cháo hoa.
- HS tự bộc lộ
- Đây là lối sống thanh cao,
một cách tu dưỡng tinh thần,
một quan điển thẩm mỹ về
cuộc sống.
+ Đức tính giản dị của BH
(P.V. Đồng)
- Kể kết hợp bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
2 / Nét đẹp trong
lối sống của HCM:
- Nơi ở, làm việc:
Nhỏ bé, mộc mạc
- Trang phục: Giản
dị
Ăn uống: Đạm bạc,
dân dã
- Sống giản dị,
thanh cao.
--------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 3 GV: ...
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-------------------------------------------------------------
- Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách
HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật gì?
- Có thể tóm tắt vẻ đẹp phong cách HCM
thế nào?
- GV: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay
xét về phương diện văn hoá, em thử nêu
một vài biểu hiện mà em cho là có văn hoá
hoặc phi văn hoá.
- GV chốt lại: -Vấn đề ăn mặc
- Cơ sở vật chất
- Nói năng ứng xử
- Hỏi: Từ tấm gương của HCM qua bài học
em đã cảm nhận thế nào về phong cách của
HCM và suy nghĩ bản thân em phải sống
như thế nào?
*HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập:
- GV cho HS đọc câu chuyện” Hoa mừng
sinh nhật đem viếng người đã khuất “
- Hát minh hoạ “ HCM đẹp nhất tên Người”
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
5.- Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc thêm tư liệu về HCM
- Soạn bài: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế
giới hoà bình”.G.G.Mác Két.
- Đối lập (vĩ nhân nhưng hết
sức gần gũi, giản dị; am hiểu
mọi nền văn hoá thế giới
nhưng hết sức dân tộc, hết sức
VN )
- HS thảo luận phát biểu
- HS đọc ghi nhớ SGK tr 8.
3/ Tổng kết:
- Nghệ thuật đối
lập, kết hợp kể xen
bình luận
- Hoà nhập quốc tế
nhưng phải giữ gìn
và phát huy bản sắc
dân tộc
IV/ Luyện tập.
¯ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
======v======
Tuần 1: Ngày soạn:16/8/2008
Tiết 3 Ngày dạy: 19/8/2008
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Thái độ: Ý thức vận dụng tốt các phương châm này
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Tiến trình lên lớp:
--------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 4 GV: ...
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-------------------------------------------------------------
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra SGK, vở ghi chép. Hướng dẫn
cách học bộ môn.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những
qui định tuy không nói ra thành lời nhưng
người tham gia giao tiếp buộc phải tuân thủ,
nếu không thì dù không mắc lỗi về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp…thì việc giao tiếp cũng
không thành công.
+ GV: Giải thích từ: Phương châm: Hướng
phải theo mà hành động.
* HĐ 1: Tìm hiểu phương châm về lượng.
- Gọi HS đọc đoạn đối thoại SGK
Hỏi: Khi An Hỏi: “Học bơi ở đâu ?” mà
Ba trả lời: “ở dưới nước” thì câu trả lời có
mang đầy đủ nội dung mà An cần biết
không.
GV gợi ý bằng câu Hỏi nhỏ :
Hỏi: Em hiểu bơi là gì ?
Hỏi: Điều mà An muốn biết ở đây là gì?
Hỏi: Nếu nói mà không có nội dung như thế
có thể coi đây là câu nói bình thường không?
Hỏi: Nếu là người được tham gia hội thoại,
em sẽ trả lời như thế nào để đáp ứng yêu cầu
của An?
Hỏi: Từ đó em rút ra bài học gì trong giao
tiếp?
- GV hướng dẫn Học sinh đọc hoặc kể lại
truyện “Lợn cưới, áo mới”
Hỏi: Vì sao truyện lại gây cười ?
Hỏi: Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới”
chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào để người
- Báo cáo sĩ số
- Học sinh đọc.
- Trao đổi, trả lời:
- Bơi là di chuyển trong nước
hoặc trên mặt nước bằng cử động
của cơ thể.
- Câu trả lời của Ba không mang
đầy đủ nội dung mà An cần biết.
Vì trong nghĩa của “bơi” đã có
“ở dưới nước”. Điều mà An
muốn biết là 1 đậc điểm cụ thể
như : Bể bơi, sông ...
+ Nếu nói mà không có nội dung
dĩ nhiên là 1 hiện tượng không
bình thường trong giao tiếp, vì
câu nói ra trong giao tiếp bao giờ
cũng truyền tải 1 nội dung nào
đó.
+ ở bể bơi
+ ở sông
+ ở hồ ...
Khi nói trong câu nói phải có nội
dung đi với yêu cầu của giao tiếp
không nên nói ít hơn những gì
mà giao tiếp đòi Hỏi.
- Học sinh đọc hoặc kể.
+ Truyện lại gây cười vì các nhân
vật trong truyện nói nhiều hơn
những gì cần nói .
+ Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy
con lợn nào chạy qua đây
1/ Phương
châm về lượng:
--------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 5 GV: ...