Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DSpace at VNU: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.38 KB, 17 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH HNG

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc về nhân thân ng-ời phạm tội
trong Luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH HNG

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc về nhân thân ng-ời phạm tội
trong Luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v T tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN NGC CH


H NI - 2016


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT TĂNG
NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN
THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựError! Bookmark not defined.

1.1.1.

Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựError! Bookmark not de

1.1.2.

Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựError! Bookmark not defi

1.2.

Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự thuộc về nhân thân ngƣời phạm tộiError! Bookmark not defined.

1.2.1.

Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
thân người phạm tội ........................... Error! Bookmark not defined.

1.2.2.

Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
nhân thân người phạm tội .................. Error! Bookmark not defined.

1.2.3.

Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc
về nhân thân người phạm tội ............. Error! Bookmark not defined.

1.3.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân

ngƣời phạm tội trong luật hình sự một số nƣớc trên thế giớiError! Bookmark n
1.3.1.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự Liên bang Nga .......... Error! Bookmark not defined.

1



1.3.2.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự Nhật Bản .................. Error! Bookmark not defined.

1.3.3.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của

Bộ luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân LàoError! Bookmark not defi
Chƣơng 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI
Ở HÀ GIANG .................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân

thân ngƣời phạm tội trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defi
2.1.1.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân

người phạm tội trong luật hình sự từ 1945 đến trước 1999Error! Bookmark no
2.1.2.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân
người phạm tội trong Bộ luật hình sự 1999Error! Bookmark not defined.

2.2.


Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình

sự thuộc về nhân thân ngƣời phạm tội ở Hà GiangError! Bookmark not def
2.2.1.

Tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà GiangError! Bookmark not defined.

2.2.2.

Nguyên nhân hạn chế của tình hình áp dụng các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở
Hà Giang ............................................ Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT TĂNG
NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN
THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.

Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luậtError! Bookmark not defined.

3.1.1.

Đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trườngError! Bookmark not defined.

2



3.1.2.

Những hạn chế của Bộ luật hình sự 1999, trong đó có hạn chế
trong việc qui định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự .................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.

Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân
thân ngƣời phạm tội ........................ Error! Bookmark not defined.

3.2.1.

Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách

nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tộiError! Bookmark not define
3.2.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tộiError! Bookmark not d
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 12

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ để Tòa án cân
nhắc khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội nên nó có ý nghĩa quan
trọng trong các Bộ luật hình sự. Ở Việt Nam, các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự đã được qui định khá lâu trong lịch sử, đặc biệt là sau khi đất
nước giành độc lập (từ năm 1945) trong một số các văn bản pháp lý hình sự
đơn hành, như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của Chính Phủ quy định về
mặt tội danh và hình phạt; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc
trừng trị đối với hành vi phá hủy công sản... . Bộ luật hình sự năm 1985 (Bộ
luật hình sự đầu tiên của nhà nước ta) qui định các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự như là những chế định độc lập trong pháp luật hình sự một
cách chi tiết và khá hoàn thiện. Trên cơ sở thực tiễn thi hành, trong lần pháp
điển thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 1999 tiếp tục quy định các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự với một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn xử lý tội phạm. Qui định về tình tiết tăng nặng TNHS của BLHS 1999 đã
tạo ra cơ sở pháp lý đề Tòa án cân nhắc, xem xét khi quyết định hình phạt cho
phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, đồng
thời những tình tiết tăng nặng TNHS còn góp phần phân hóa TNHS, cá thể
hóa hình phạt trong quá trình xử lý tội phạm. Cùng với các qui định khác về
căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng TNHS còn thể hiện chính
sách hình sự trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội ngoan cố, chủ
mưu, cầm đầu, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, tái phạm… đồng thời
khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, ăn
năn hối cải, lập công chuộc tội… của nhà nước ta góp phần tích cực vào công
cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

4


Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Tòa án bên cạnh những kết quả đạt
được còn để xảy ra tình trạng quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính

chất, mức độ của tội phạm, làm cho hình phạt không đạt được mục đích khi
áp dụng, làm giảm hiệu lực thi hành bản án, ảnh hưởng đến tính công bằng
của pháp luật và làm giảm lòng tin của người dân vào sự công minh của Tòa
án cũng như hệ thống tư pháp XHCN. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân,
trước hết, là do những qui định của BLHS về tình tiết tăng nặng TNHS chưa
thật sự phù hợp với thực tế tội phạm xảy ra, chưa đảm bảo tính nhất quán về
mặt logic pháp lý, chưa chặt chẽ về mặt lập pháp dẫn đến khó khăn trong áp
dụng. Mặt khác, trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của thẩm phán còn
có hạn chế nhất định và các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến việc áp dụng các
tình tiết tăng nặng TNHS đối với các trường hợp cụ thể khi quyết định hình
phạt. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt
khoa học các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội và vấn đề áp
dụng trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy
định của chế định này, cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những
quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người
phạm tội có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng. Do đó, việc
nghiên cứu vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
nhân thân người phạm tội đối với việc quyết định hình phạt đối với người
phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn và pháp lý trong
quá trình áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự, đồng thời thể
hiện rõ nội dung phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng
trị kết hợp với giáo dục” trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, cũng như
bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể
hóa hình phạt đối với người phạm tội. Đây chính là lý do luận chứng cho việc

5


tôi quyết định lựa chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân

thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa
bàn tỉnh Hà Giang)” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48
Bộ luật hình sự năm 1999 đã được đề cập, phân tích trong các công trình
nghiên cứu, một số giáo trình và sách tham khảo, luận văn như:
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc
Gia, Hà nội -1997;
2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc
Gia, Hà nội -2001, 2003, 2007, Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên
(tái bản lần thứ 3),
3. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2003.
Tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên,
4. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do
PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên. Đại học Huế. NXB Giáo dục, Hà nội, 2005,
5. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự - Đinh Văn
Quế- Sách tham khảo (2000), NXB Chính trị Quốc gia,
6. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999- Phần chung. NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, 2000 của ThS. Đinh Văn Quế...
Hoặc được đề cập trong một số bài viết khác trên các tạp chí chuyên
ngành như: 1) Trịnh Tiến Việt- “Về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong BLHS 1999 và một số kiến nghị”- Tạp chí Tòa án nhân
dân số 13 tháng 7/2004; 2) Phạm Hồng Hải - “Một vài ý kiến về chế định tái
phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định của Bộ luật hình sự 1999” - Tạp chí
Tòa án nhân dân số 4/2001; 3) Nguyên Hồng - “Những bất cập trong mốt số
điều khoản của BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung” - Tạp chí Nghiên cứu

6



lập pháp số 91, tháng 01/2007; 4) Trịnh Tiến Việt – “Bàn về các tình tiết tăng
nặng trong việc cá thể hóa TNHS và hình phạt” - Tạp chí Kiểm sát số 4/2003;
5) Dương Tuyết Miên – “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS theo BLHS
1999” - Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2003...
Đặc biệt đáng chú ý trong lĩnh vực này có một số công trình nghiên cứu
đó là: Luận văn Thạc sỹ luật học của Bùi Văn Lam về “Các tình tiết tăng nặng
TNHS trong Luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ năm 2002 của Trường Đại học
Luật, Hà Nội; luận văn Thạc sỹ của Phan Hồng Thúy về “Các tình tiết tang
nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, bảo vệ năm 2010 của Khoa Luật – Đại học Quốc gia, Hà Nội. Hai
Tác giả đều nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS trong đó đề cập đến một số
tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái
phạm nguy hiểm... tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã trên 5 đến 14 năm, các vấn
đề tác giả đề cập đã được pháp điển hóa hoặc không mang tính thời sự.
Đối với luận văn này, tác giả sẽ đi sâu phân tích các quy định của pháp
luật, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội
tại các điểm b, c, g, m, o theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Đồng thời,
tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp
dụng tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích của luận văn từ việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn
đề về mặt lý luận, các quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội và thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân
người phạm tội, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội
trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự Việt Nam.

7



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích, phạm vi nghiên cứu nêu trong luận văn này, tác giả tập
trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích và xây dựng khái niệm khoa học của tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân, tình tiết định tội, tình tiết định khung;
nghiên cứu và phân tích đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội và so sánh nó
với các tình tiết định tội, định khung hình phạt.
- Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về các tình tiết
tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự
Việt Nam.
- Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện
hành (năm 1999), và thực tiễn áp dụng. Từ đó phân tích một số tồn tại xung
quanh việc quy định và áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân
thân người phạm tội.
- Luận chứng cho sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
nhân thân người phạm tội, những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện
phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta, đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu
của Cải cách tư pháp, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 cần được nhà làm
luật nước ta ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cũng như
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc về nhân thân người phạm tội trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các tình tiết tăng nặng trách


8


nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hà Giang những năm gần đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những chế
định phức tạp, có nhiều nội dung liên quan đến các chế định khác trong Bộ
luật hình sự như: Hình phạt, trách nhiệm hình sự, Miễn trách nhiệm hình sự,
Tái phạm, tái phạm nguy hiểm, án treo. v.v... Trên cơ sở đối tượng nghiên
cứu trên, Luận văn có phạm vi nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề xung
quanh các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người
phạm tội, cụ thể là:
1) Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc nhân thân người phạm tội.
2) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm về các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong
luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
3) Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện
hành (năm 1999). Đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
4) Luận chứng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội.
Ngoài ra Luận văn cũng tham khảo các quy định trong pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân
người phạm tội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin về Nhà nước và pháp luật,

9


về tội phạm học, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nguyên tắc xử lý tội
phạm và chính sách hình sự trong luật Hình sự Việt Nam, về cải cách tư pháp
được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X, IX và các Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về “Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là cơ sở phương
pháp luận để nhận thức các ảnh hưởng của các điều kiện lịch sử đến các quy
định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nhờ đó
người nghiên cứu làm rõ những nét đặc thù và giá trị kế thừa trong các quy
định về tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội. Qua đó
hình dung sự biến đổi biện chứng của các quy định này trong lịch sử lập pháp
hình sự của nước ta cũng như trang bị cách tiếp cận biện chứng trong thực
tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch
sử và thống kê, tổng hợp cũng như các thành tựu của khoa học Luật hình sự,
khoa học Luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật. v.v. trong các công trình
của các nhà khoa học, luật gia ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các số liệu trong các báo
cáo của hệ thống Tòa án nhân dân, của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà
Giang và một số vụ án hình sự cụ thể tại địa phương, trong nước.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới của Luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã
làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của các tình tiết

tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội, nội dung và điều kiện áp dụng
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở xem xét những quy định

10


của pháp luật hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
các quy phạm của chế định này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng
trong thực tiễn.
Điểm mới của Luận văn là tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài thực
tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân
người phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, để kết hợp giữa trừng trị
nghiêm khắc người phạm tội với việc nhân đạo hóa trong chính sách hình sự
của Nhà nước ta, đồng thời để phù hợp với thực tiễn xét xử đáp ứng yêu cầu
Cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước và quy định của Hiến pháp năm 2013,
tác giả luận văn đề xuất, kiến nghị giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng
áp dụng pháp luật, đặc biệt đối với việc vận dụng, áp dụng các tình tiết tăng
nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho
cán bộ làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, các cán bộ
nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên
ngành tư pháp hình sự.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn thạc sỹ luật học này bao gồm:
Phần mở đầu;
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải pháp nâng cao

hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân
người phạm tội.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Mai Bộ (1993), “Mấy ý kiến về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (6).

2.

Mai Bộ (1999), “Về việc áp dụng tình tiết tăng nặng”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, (11).

3.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.


5.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác Lê-nin (tập 2),
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

7.

Nguyễn Văn Bường (2000), “Cần nhận thức đúng về tình tiết phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp”, Tạp chí Kiểm sát (7).

8.

Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9.

Lê Cảm & Trịnh Tiến Việt (2001-2002), “Nhân thân người phạm tội –
Một số lý luận cơ bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11, 01).

10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Đặng Xuân Đào (2000), “Một số nội dung mới của các quy định về các
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (5).

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX,
Hà Nội.

12


13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X,
Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX,
Hà Nội.
15. Phạm Hồng Hải (chủ biên) (2000), “Tội phạm học Việt Nam- Một số
lý luận & thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ
Luật học- Trường Đại học Luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
19. Bùi Văn Lam (2002), “Các tình tiết tăng nặng TNHS trong Luật hình sự
Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
20. Mác-Anghen (1980), Tuyển tập T.I. Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Lê Văn Minh (1998), “Những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt
trong Bộ Luật hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7).
22. Dương Tuyết Miên (2003), “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Tòa án nhân
dân (1), Hà Nội.
23. Đặng Thanh Nga (1998), “Hành vi phạm tội từ góc độ tâm lý học”, Tạp
chí Luật học (01), Hà Nội.
24. Đinh Văn Quế (2000), “Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đinh Văn Quế (2000), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999
(Phần chung)”,Nxb Thành phố Hồ CHí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

13


27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa Luật lệ về hình sự, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01/1989/NQ-HĐTP ngày
19/01/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày
04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một
số quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2010-2015), Thống kê tình hình thụ lý xét
xử án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang, Hà Giang.
35. Đoàn Minh Tuấn (1995), “Vận dụng các tình tiết tăng nặng “Phạm tội
nhiều lần” như thế nào?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3).
36. Phan Hồng Thủy (2010), “Các tình tiết tăng nặng THNS trong Luật hình
sự Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), “Nhân thân người phạm tội trong Tội
phạm học”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình Tội phạm học, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Biên dịch Bộ luật hình sự Liên
bang Nga, Hà Nội.

14


41. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), “Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam (quyển I)- Những vấn đề
chung, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
43. Trịnh Tiến Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội - Một điều kiện xét
cho hưởng án treo”, Tạp chí Kiểm sát, (8).
44. Trịnh Tiến Việt (2003), “Nhân thân người phạm tội, Một căn cứ cần cân
nhắc khi quyết định hình phạt”, Tạp chí Kiểm sát, (01), Hà Nội.
45. Trịnh Tiến Việt (2004) “Về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong BLHS 1999 và một số kiến nghị”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, (13), Hà Nội.
46. Võ Khánh Vinh - Phạm Thư (1997), “Định tội danh trong trường hợp
phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, Tạp chí Kiểm sát,
(7), Hà Nội.
47. Nguồn Internet.

15



×