Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ: NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 48 trang )

DỰ ÁN MẪU
DỰ ÁN ĐẦU TƯ: NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG
-----*O*----Phần 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ:

I. Giới thiệu:
Chủ đầu tư : Công ty TNHH ABC
Đăng ký kinh doanh số : 1234567890 cấp ngày 01/02/2012
Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương
Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Văn A.
Chức vụ : Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
Địa chỉ trụ sở : Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Tên Dự án: Nhà máy sản xuất gạch không nung.
Địa điểm đầu tư: Khu quy hoạch VLC huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Diện tích đất thuê 10.000 m2, thuê 49 năm, trả tiền 1 lần.
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy mới.
Thời gian đầu tư: 15 năm, sau đó có thể chuyển sang loại vật liệu khác.
II Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào Điều lệ công ty TNHH ABC, các biên bản họp hội đồng thành viên
thông qua việc thành lập dự án đầu tư và xây dựng.
Căn cứ vào nghiên cứu tiền khả thi năm 2010 của công ty.
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về một số chính
sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa
học và công nghệ.


Thông tư số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC, ngày 28/11/2000 của liên bộ
Khoa Học - Công Nghệ - Môi Trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 119/199/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ.
Quyết định số 15/2004/QĐ-BXD ngày 10/06/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về
việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 316: 2004 “Blôc bê tông
nhẹ - Yêu cầu kĩ thuật”.


Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.
Nghị định số 80/2007/NĐ – CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ
về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính Phủ sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm
2005 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa
học và công nghệ công lập và nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm
2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Quyết định số 10/2009/QĐ TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 16 tháng 01
năm 2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh
mục các sản hẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ
khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015
Các Văn bản pháp lý tham khảo:
o Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
o Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
o Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
o Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHC Việt Nam
o Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
o Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
o Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam
o Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam



o Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam
o Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình
o Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ
về thuế thu nhập doanh nghiệp
o Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định
chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
o Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
o Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường
o Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường
o Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn
việc
lập

quản

chi
phí
khảo
sát

xây
dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
o Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
o Công văn 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức dự toán XDCT - Phần lắp đặt hệ thống điện công
trình, ống và phụ tùng, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm
o Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng
o Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường
o Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư và xây dựng công trình
o Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản
lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày


18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
2009/2004/NĐ-CP
o Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết
định
số
957/QĐ-BXD
ngày
29/9/2009
của
Bộ

Xây
dựng;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình
o Các tiêu chuẩn khác về an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, PCCC, điện, nước,…


PHẦN 2: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
I Sự cần thiết phải đầu tư
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đi kèm với nhu cầu ổn định và phát triển cơ sở
hạ tầng, định hướng phát triển của Việt Nam trong những năm tới đây chủ yếu tập trung
vào đầu tư, xây dựng đô thị, mở rộng đô thị, cải tạo xây dựng các khu trung tâm thị trấn,
trung tâm xã, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu chức năng tạo tiền đề
phát triển kinh tế xã hội. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội chiếm tỷ lệ 45 –
50% cơ cấu vốn đầu tư do đó đã tạo nên những nhu cầu cấp thiết cho việc sản xuất và cung
cấp vật liệu xây dựng.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất
gạch vấn sử dụng các công nghệ và dây chuyền sản xuất gạch nung với quy mô và công
suất tương đối lớn. Tuy nhiên việc khai thác và sản xuất gạch nung với số lượng lớn đã trở
thành một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên, khoáng sản và môi
trường trong nước. Do vây, việc chuyển đổi công nghệ sản xuất sang sử dụng gạch block
bê tông nhẹ thay cho gạch nung đã trở thành một yêu cầu thiết yếu nhằm giảm thiểu tối đa
những tác động đến môi trường do ngành sản xuất gạch gây nên.
Thêm vào đó, tại nhiều nước phát triển trên thế giới, loại gạch này đã được đưa
vào áp dụng và sản xuất từ lâu và đã cho thấy tính hiệu quả năng suất cao. Gạch bê tông
nhẹ được chế tạo từ nguyên liệu chính là xi măng và cát, do đó việc áp dụng sản xuất loại
gạch này sẽ giảm thiểu tối đa được việc khai thác đât tràn lan cho gạch nung trước đây.
Ngoài ra gạch bê tông nhẹ còn có thể đáp ứng yêu cầu kĩ thuật cho các công trình đòi hỏi
loại gạch nhẹ nhưng vẫn giữ được cường độ cần thiết để đảm bảo chất lượng

Viện vật liệu xây dựng và Vụ khoa học công nghệ đề xuất lên Bộ xây dựng để phê
duyệt quyết định về Tiêu chuẩn xây dựng “Block bê tông nhẹ - yêu cầu kĩ thuật”. Theo đó,
tiến hành sản xuất thử nghiệm và tiến tới áp dụng gạch Block bê tông nhẹ cho các tất cả
công trình xây dựng đê thay thế dần gạch nung. Mới đây, Thủ tướng chính phủ phê duyệt
quyết định dựa trên đề nghị của Bộ xây dựng về Chương trình phát triển vật liệu xây không
nung đến năm 2010.
- Từ các cơ hội trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng và sản xuất gạch Block bê
tông nhẹ là rất cần thiết và khả thi, một mặt để tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao,
giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác, do bối cảnh hiện tại trong nước hiện vẫn chưa có
nhiều doanh nghiệp tiến hành áp dụng sản xuất công nghệ mới này, vì vậy dự án đầu tư
sản xuất loại hình sản phẩm mới này có tính khả thi cao, lợi nhuận rất lớn.


- Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát
triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm. Để đạt
được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh lương thực, và phải sử dụng một
lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến
chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai, và nghiêm trọng hơn
nữa nó còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường vật
nuôi, sức khỏe con người, và hậu quả để lại còn lâu dài.

Tác động về mặt xã hội :
Đóng góp vào
ngân sách

Thu hút nguồn
lao động

Sự phát triển dây

chuyền: đối với các
ngành nghề liên quan.

Tạo ra nguồn
ngoại tệ

Tác động đến sự
phát triển địa phương

II. Ưu đãi của nhà nước:
 Được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (hai mươi phần
trăm) trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
 Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 (bốn) năm và giảm 50% (năm mươi phần
trăm) số thuế phải nộp trong 09 (chín) năm tiếp theo;
 Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp lý có liên quan.
 Được xem xét cho áp dụng các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư theo quy định của
pháp luật về hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.


PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
I. Thị trường vật liệu không nung
1. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến
năm 2020 theo thống kê và ước tính:
a) Về chủng loại sản phẩm:
-

Gạch xi măng - cốt liệu: tỷ lệ gạch xi măng - cốt liệu trên tổng số vật liệu xây
không nung khoảng 64% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020


-

Gạch nhẹ: tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 21% vào
năm 2015 và 25% vào năm 2020. Gạch nhẹ có 2 loại sản phẩm chính sau:
+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC): tỷ lệ gạch AAC trên tổng số vật liệu
xây không nung khoảng 16% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020
+ Gạch từ bê tông bọt: tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây
không nung khoảng 5% từ năm 2015

-

Gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải
xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát...) đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015
trên tổng số vật liệu xây không nung.

b) Về công nghệ và quy mô công suất:
Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung bằng công nghệ tiên
tiến với quy mô công suất phù hợp với từng vùng, khu vực
c) Sử dụng vật liệu xây không nung:
- Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu
30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn
1000kg/m3) trong tổng số vật liệu xây
- Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung khác có
độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.
2. Phân tích cung:
-

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, mức sống
nhân dân ngày một gia tăng. Tốc độ đô thị hoá tại các thành phố lớn như Tp Hồ
Chí Minh và các vùng lân cận rất nhanh, vì vậy nhu cầu xây dựng nhà ở, chung

cư, văn phòng cũng như khu công nghiệp cũng tăng theo điều đó đã tác động


đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch xây
là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc.
-

Năm 2011 đánh dấu bước tiến rõ rệt của ngành gạch không nung. Trong điều
kiện cơ chế, chính sách dành cho ngành gạch không nung nói chung và gạch nói
riêng còn chưa rõ ràng, các doanh nghiệp sản xuất đã rất năng động tìm kiếm thị
trường cho riêng mình. Sản phẩm gạch được tin dùng trong các công trình lớn
và ngày càng được nhiều người dân đón nhận. Sự chuyển biến tích cực trong
thói quen, tập quán sử dụng vật liệu này của công chúng là tín hiệu đáng mừng,
hứa hẹn triển vọng tốt cho thị trường gạch trong năm 2012 và các năm sau.

-

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản năm nay sẽ có sự chuyển dịch, tái cấu
trúc từ phân khúc giá cao sang giá thấp. Sự gia tăng số lượng các công trình
chung cư mini, nhà ở cho người thu nhập thấp... sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu
sử dụng vật liệu xây dựng, đặc biệt là những vật liệu vừa đảm bảo chất lượng
tốt, vừa có giá thành cạnh tranh như gạch không nung.

-

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tiến hành đầu tư và
áp dụng các dây chuyền sản xuất gạch không nung là không nhiều. Trong số các
doanh nghiệp đã triển khai tiếp cận với loại hình công nghệ mới này, chỉ có một
vài doanh nghiệp tiến hành đầu tư với quy mô lớn và lâu dài, đa số các doanh
nghiệp còn lại mới đưa vào vận hành, sản suất thử nghiệm với số lượng tương

đối thấp. Lí do một phần bởi đây là công nghệ mới, chưa có doanh nghiệp đi đầu
nào thành công trong việc đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất ổn định, cho
được năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, các chủ đầu tư công trình
xây dựng cũng chưa nắm bắt, tiếp cận thông tin cần thiết để có thể đưa gạch
không nung vào thí điểm các công trình có tầm cỡ, quy mô phù hợp để nhận ra
được tính ưu việt cũng như lợi ích kinh tế của loại gạch này so với gạch nung
thông thường.

-

Đối với các sản phẩm gạch nhập khẩu từ nước ngoài giá thành cao, không tự chủ
được chất lượng và số lượng gạch, vì thế nguồn cung gạch trong nước sẽ phát
triển mạnh trong thời gian tới.
Bảng 4. Dự kiến số dây chuyền sản xuất cần phát triển thêm
ĐVT: dây chuyền
Dây chuyền

2010

2015

Gạch nhẹ không nung

5–8

10 – 13

2020
15 – 20



-

Do vậy, với vai trò như một trong những doanh nghiệp đi đầu, việc đưa vào áp
dụng thử nghiệm, sản xuất gạch không nung tại thị trường đầy tiềm năng, môi
trường cạnh tranh thấp cho thấy doanh thu cũng như lợi ích là rất lớn.

2 Phân tích cầu:
Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình tiêu thụ gạch không nung trong nước
trong các năm qua như sau:
ĐVT: triệu viên

Bảng 1:
Vùng kinh tế

2010

Vùng trung du và miền núi phía Bắc

300 – 340

Vùng đồng bằng sông Hồng

810 – 900

Vùng Tây Nguyên

90 – 110

Vùng Đông Nam bộ


400 – 450

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

250 – 300

Tổng cộng cả nước

2,500 – 2,900

Dự báo thị trường tiêu thụ trong tương lai:
-

Hàng năm nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế. Nhu cầu về sản lượng gạch bê tông nhẹ theo đó cũng sẽ gia tăng với
tốc độ đáng kể để có thể dần thay thế gạch nung. Căn cứ quy đinh
̣ của Chính
phủ, đế n năm 2010, các lò ga ̣ch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động,
cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩ n, đây chính là
cơ hội để vật liệu không nung phát triển.

-

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 567/2010/QĐ-TTg ngày 28/4/2010
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam
đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm
20 – 25% và năm 2020 là 30% - 40% tổng số vật liệu xây trong nước, trong
khi tổ ng sản lươ ̣ng vật liệu không nung của cả nước mới chỉ dừng la ̣i ở con
số 1,599 tỷ viên, trong đó gạch bê tông từ xi măng – đá mạt chiếm tỉ lệ 7580%, đá chẻ tỉ lệ 16-18%. Sản phẩm gạch nhẹ không đáng kể chỉ chiếm tỉ lệ

1-2%.

-

Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ gạch không nung nói riêng và gạch nói
chung ở Việt Nam từ 2010 - 2020 như sau:


Bảng 2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch 2010 – 2020
ĐVT: triệu viên
Năm

2010

2015

2020

Gạch không nung

2,500

7,128

13,920

Gạch

25,000


32,000

40,000

Tỉ lệ

9,09%

22,275%

34,8%

Bảng 3: Nhu cầu công suất vật liệu xây không nung
Vùng kinh tế

ĐVT: triệu viên

2010

2015

2020

Vùng trung du và
miền núi phía Bắc

300 – 340

760 – 880


1,500 – 2,000

Vùng đồng bằng sông
Hồng

810 – 900

2,130 – 2,630

4,000 – 5,300

Vùng Tây Nguyên

90 – 110

260 – 330

600 – 900

Vùng Đông Nam bộ

400 – 450

1,250 – 1,500

2,500 – 3,100

Vùng đồng bằng sông
Cửu Long


250 – 300

1,300 – 1,600

2,300 – 3,200

2,500 – 2,900

7,100 – 8,800

13,900 – 18,600

Tổng cộng cả nước

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu thị trường được mua từ công ty DEF vào khảo sát từ số
liệu ngành xây dựng 2010)
3. Khả năng cạnh tranh:
Với phân tích thị trường cung cầu cũng như định hướng ngành vậy liệu xây
dựng như trên ta thấy doanh nghiệp ABC có năng lực cạnh tranh cao với các
đối thủ trong và ngoài nước khi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên
khai phá trong lĩnh vực này. Dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều doanh
nghiệp thực hiện dự án tương tự; tuy nhiên, doanh nghiệp ABC đã chiếm lĩnh
thị trường trước và sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh.
4. Sản phẩm - Dịch vụ của dự án:


4.1 Thiết kế sản phẩm:
Sản phẩm đặc trưng của dự án là gạch và tấm bê tông nhẹ. Đây là 2 sản phẩm
mang tính ưu việt và rất cần thiết cho các công trình xây dựng chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam.

4.2 Các chiến lược:
a. Chiến lược sản phẩm
- Tại thời điểm ban đầu, dự án sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm đơn
giản như gạch bê tông và tấm bê tông nhẹ để chiếm lĩnh tối đa thị phần. Thêm
vào đó, công ty cũng sẽ đưa ra những mẫu gạch thích hợp, đáp ứng theo nhu
cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: gạch bê tông bọt có cường độ, kích
thước khác nhau để phục vụ cho những công trình có mục đích khác nhau;
tấm bê tông có nhiều kích cỡ lớn bé, dày mỏng khác nhau để có thể đáp ứng
được những yêu cầu khác nhau của công trình.
- Dự án không chỉ dừng lại ở việc đưa ra sản phẩm gạch đơn thuần. Công ty
cũng sẽ đưa vào sản xuất gạch với nhiều mẫu mã khác nhau để có thể đáp
ứng tối đa về chất lượng cũng như hình dáng bề mặt của công trình. Ngoài
việc sản xuất gạch và tấm bê tông, công ty cũng rất năng động trong việc đáp
ứng cả những nhu cầu xây dựng có quy mô nhỏ lẻ như việc phun tấm bê tông
bọt cách âm, cách nhiệt trực tiếp tại các công trình thi công.
b. Chiến lược giá:
- Qua kinh nghiệm thực tiễn nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã có chiến lược
chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách giá cả
linh hoạt đối với từng loại khách hàng, từng khu vực thị trường, từng thời
điểm...
- Hiện nay trên thị trường Việt Nam, giá gạch block bê tông nhẹ giữ ở mức
ổn định xấp xỉ 1,1 triệu/m3. Do có công nghệ sản xuất mới và được sự hỗ
trợ của nhà nước về thuế nhập khẩu, doanh nghiệp và được ưu đãi về lãi suất
vay vốn ngân hàng, công ty dự kiến sẽ đưa giá thành thành sản thấp hơn thị
trường nhưng chất lượng của sản phẩm rất cao. Giá bán dự kiến tại Doanh
nghiệp là: 1 triệu/m3 gạch bê tông xốp. Với mức giá trên thì doanh nghiệp
rất có lợi thế cạnh tranh về giá cả .
c. Chiến lược phân phối:



Doanh nghiệp có 2 hình thức phân phối, trong đó phân phối gián tiếp là chính
+ Phân phối gián tiếp: bán cho các nhà buôn lẻ, buôn sỉ…
+ Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp cho người có nhu cầu nhu xây. Khách
hàng lại doanh nghiệp lấy hàng hoặc doanh nghiệp vận chuyển đến nơi
theo yêu cầu nhưng mức trên lệch rất ít
d. Chiến lược khuyến mãi:
- Khuyến mãi thêm một số gạch khi khách hàng mua với số lượng lớn (50.000
viên trở lên).
- Vào dịp tiết nguyên đán sử dụng chương trình quà tặng cho khách hàng
quen như : áo, mũ, lịch …
5. Nguồn nguyên liệu:
- Cát và xi măng và các phụ gia sẽ kí hợp đồng với nhà phân phối trực tiếp
tại Tp. HCM
- Bọt được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc.
6. Ước lượng doanh số, doanh thu:
. Hoạch định năng lực cung ứng nhu cầu của dự án:
ĐVT: viên

Bảng 5. Công suất

Năm hoạt động
Các yếu tố

2013

2014

2015


2016

2017

2018

Công suất dự kiến 60% 70% 80% 90% 100% 100%
Số lượng viên gạch 4,531,800 4,531,800 4,531,800 4,531,800 4,531,800 4,531,800


III. Hiện trạng đầu tư:
Dự án được triển khai tại lô đất 10.000m2 được thuê lại 49 năm tại khu quy
hoạch cụm VLC, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
 Phía Bắc tiếp giáp bờ sông.
 Phía Đông giáp Cty CDF.
 Phía Tây giáp công ty VOVA.
 Phía Nam giáp đường DT 456
Bình Dương là một trong những vùng có các khu công nghiệp và quy hoạch cụm
nhà máy phát triển nhất nước. Có các ngành công nghiệp gạch gốm sứ, công
nghiệp xây dựng, công nghiệp dệt may, giày da, công nghiệp cơ khí, công nghiệp
chế biến nông lâm sản, các ngành nghề truyền thống, … cùng với các ngành dịch
vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu
Ngoài ra Bình Dương còn có chính sách mở rộng đầu tư, tạo hành lang pháp lý
thông thoáng, giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đầu tư rất nhiều.
Thổ nhưỡng đất đai màu mở, khí hậu ôn hòa, quanh năm hai mùa nắng và mưa.
Địa thế nằm sát trung tâm kinh tế đầu tàu của đất nước như TPHCM, Đồng Nai
và các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Gần các nguồn cung cấp nguyên nhiên
vật liệu. Thuận lợi cho việc vận chuyển, giao thương, kết nối với các bạn hàng
trong và ngoài nước. Thời gian di chuyển từ địa điểm xây dựng dự án đến trung

tâm TPHCM và các khu trên khoảng 1 giờ đồng hồ đi xe.
Song song đó, Bình Dương có nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẽ,
đặc biệt là vùng Tân Uyên đang được tỉnh đầu tư quy hoạch làm các khu công
nghiệp và khu dân cư lớn.


PHẦN IV: QUI MÔ NGUỒN VỐN
I. Quy hoạch nguồn vốn:
1. Các khoản đầu tư ban đầu
Công nghệ và trang thiết bị: Dây chuyền trạm trộn tự động 30 m3/h
: 13 m3/h

Công suất sản xuất dự kiến

+ Số ngày hoạt động trong năm : 300 ngày
+ Số ca hoạt động

: 2 ca/ ngày

+ Số giờ hoạt động

: 7giờ/ ca

+ Số lượng thành phẩm
+ Công suất tối đa

: 105 m3/ ca
: 54.600m3/năm

* Định mức chi phí NVL cho 1 m3 khối gạch


Nguyên liệu
XI măng
Cát
Nước
Phụ gia
Chi phí khác
Tổng cộng

ĐVT
kg
kg
lít
kg

Số lượng

Đơn giá (VND) Thành tiền
360
1,200
432,000
360
180
64,800
180
8.5
1,530
0.3
100,000
30,000

10% tổng chi phí trên
52,833
581,163

Bảng 4.1. Các khoản đầu tư
Vốn đầu tư của dự án
Dây chuyền sản xuất bê tông nhẹ
(bao gồm toàn bộ chi phí lắp đặt và
chuyển giao)
Mặt bằng
Chi phí xây dựng (bao gồm toàn bộ
chi phí thiết kế, xin phép, quản
lý,…liên quan đến hoàn thành công
trình)

Đơn vị

Sân đường
Trồng cỏ, cây xanh
Trạm biến áp 550 KVA
Xe nâng
Máy bơm nước – 20 m3/giờ
Máy xúc lật
Tổng đầu tư TSCĐ

ĐVT: triệu đồng
Số lượng

Đơn giá đ


Mức đầu tư

Bộ

1

8,200,000,000

8,200,000,000

m2

10,000

800,000

8,000,000,000

m2

4,000

1,500,000

6,000,000,000

m2
m2
Cái
Cái

Cái
Chiếc

4,000
2,000
1
3
2
2

150,000
30,000
150,000,000
250,000,000
15,000,000
300,000,000

600,000,000
60,000,000
150,000,000
750,000,000
30,000,000
600,000,000
24,390,000,000


2. Nguồn vốn:
Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng trung dài
hạn để thực hiện đầu tư.
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Vốn vay trung hạn 6 năm
Vốn góp của chủ sở hữu
TỔNG NGUỒN VỐN

14,381,271,460
14,381,271,460
28,762,542,921

- Vốn tự có: 50% tổng nguồn vốn, đầu tư một phần vào TSCĐ và còn lại là VLĐ.
- Vốn vay: 50% tổng nguồn vốn, đầu tư vào TSCĐ.
3. Lịch trả nợ vay và lãi vay:
- Tổng số vốn vay: 14.380.000.000 đồng (Làm tròn)
- Thời gian xin vay : 6 năm.
- Lãi suất vay với mức đầu tư ưu đãi 10%/ năm
- Đề nghị trả lãi vay theo năm ( theo phương pháp cố định).
- Thời gian trả lãi và vốn vay: trả làm 6 lần và trả dứt điểm vào cuối năm 6
II. Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư:
-

-

-

-

-

Theo các hợp đồng đấu thầu xây dựng và máy móc thiết bị thì giá cả xây dựng
dự án là hợp lý so với mức trung bình xây dựng các dự án tương tự.
Vốn CSH chiếm 50% nguồn vốn chứng tỏ tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

tốt, có đầu tư nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng vì bỏ ra đến 50% vốn của mình để
thực hiện.
Hồ sơ dự án có đầy đủ các căn cứ pháp lý, năng lực cạnh tranh cao, môi trường
đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, được chính
quyền địa phương khuyến khích đầu tư. Vì thế, xét về mặt vốn vay thì doanh
nghiệp sẽ rất dễ dàng để tiếp cận vốn vay với mức lãi suất và các điều kiện ưu
đãi khi giải ngân và trả nợ.
Công ty ABC có 3 thành viên góp vốn đều là thành viên trong gia đình. Có lịch
sử trong hoạt động SXKD lâu năm. Nguồn vốn dồi dào nên đảm bảo được nguồn
vốn chủ sở hữu trong dự án.
Công trình xây dựng tương đối đơn giản, chủ yếu là lắp ghép và san nền nên
không tốn nhiều thời gian. Việc thanh toán tất cả các hạng mục chỉ thực hiện sau
khi hoàn thành công trình. Thời gian thực hiện đến cuối năm 2012.
Các khoản ứng trước thi công và máy móc thiết bị là 40% giá trị công trình được
đảm bảo bằng vốn CSH.


PHẦN V: QUY MÔ, GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
I Phạm vi Dự án:
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung cao cấp được đầu tư dây
truyền công nghệ hiện đại, đồng bộ tiên tiến bậc nhất hiện nay nhằm cho ra đời sản
phẩm “Gạch không nung 2 lỗ xi măng cốt liệu thủy lực song động”
II.Quy mô đầu tư
1. Quy mô diện tích sử dụng
Tổng diện tích khu đất đất 10.000 m2. Do tính chất đặc thù của ngành sản xuất vật liệu
xây dựng (Theo TCVN 4514:1988 Xí nghiệp công nghiệp.Tổng mặt bằng-tiêu chuẩn
thiết kế ) nên các chỉ tiêu quy hoạch Tổng mặt bằng của Dự án như sau:
+ Tổng diện tích xây dựng là 4.000 m2 chiếm 40%
+ Diện tích sân đường là 4.000 m2 chiếm 40%
+ Diện tích trồng cỏ, cây xanh 2.000 m2 chiếm 20%

2. Đầu tư Cơ sở hạ tầng
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế mặt bằng tổng thể, các hạng mục công trình của nhà máy bao
gồm :
1/ Nhà xưởng 2 cái: 20 x 50 x 2 = 2.000 m2
2/ Kho ximăng và phụ gia: 340 m2
3/ Nhà văn phòng : 150 m2
4/ Nhà ăn công nhân: 150 m2
5/ Nhà bảo vệ : 4 x 5 = 20 m2
6/ Nhà vệ sinh : 5 x 9 = 45m2
7/ Nhà để xe : 3 x 22 = 65m2
8/ Bể nước : 5 x 6 = 30m2
9/ Silô ximăng : 60 tấn


10/ Cổng chính
11/ Trạm biến áp : 30kW-3 pha-380V
12/ Tường rào loại 1 : Tổng chiều dài 75,8m ( Hàng rào rỗng trang trí)
13/ Tường rào loại 2 : Tổng chiều dài 323,2m (cao 2,5m xây gạch )
14/ Hệ thống sân đường : 4.000 m2
3. Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất
- (1) Cấp nguyên liệu: Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định
lượng, bộ phận cài dặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các
phiễu, chỉ một phần nguyên liệu được đưa xuống ban cân theo công thức
phối trộn đã cài đặt từ trước (cấp phối đã quy định). Qua khâu này, nguyên
liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt
- (2) Máy trộn nguyên liệu( Máy trộn trục đứng hành tinh): Cùng với các cốt
liệu, phụ gia, nước và xi măng được đưa vào máy trộn
một cách hoàn toàn tự động theo quy định cấp phối. Sau đó nguyên liệu được
trộn ngấu đều theo thời gian cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa
vào máy ép gạch (máy ép thủy lực song động (3)) nhờ hệ thống băng tải.

- (3) Máy ép thủy lực song động: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động
tạo ra lực rung ép lớn từ trên xuống và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN )
để hình thành lên các viên gạch không nung 2 lỗ đồng đều, đạt chất lượng
cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận ép thủy lực
song động này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo như
ý muốn
- (4) Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay
gạch vào vị trí định trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển
gạch vừa sản xuất ra khu vực dưỡng hộ
- Gạch được dưỡng hộ sơ bộ trong nhà xưởng có mái che, sau đó chuyển ra
khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 5 đến 7 ngày
tùy theo yêu cầu) được xe chuyên dụng, cẩu tự hành bốc lên và đem đến vị trí kho bãi,
xếp thành lô thành hàng, thành kiện hay chồng theo tiêu chuẩn và được nhập kho. Xếp
ở bãi phải tuân thủ có đường vào và ra. Lô xếp trước được lấy trước và xếp sau được
lấy sau, đảm bảo cho kho bãi được luân chuyển lần lượt.


IV.

Công nghệ:
1 Thùng trộn
- Máy trộn trục đứng hành tinh
- Thể tích trộn : 350 lít
- Công suất động cơ 8Hp
- Thời gian trộn : 5 – 8 phút
2 Băng tải
- Băng tải chất liệu cao su
- Kích thước : 600x600 mm
- Công suất động cơ : 2Hp
3. Máy ép gạch Thủy lực song động

Máy ép song động
- Lực ép tối đa : 1400KN
- Công suất bơm thủy lực: 30KW
- Kích thước máy: 1000x2600x4500
- Trọng lượng : 7,3T
4 Khuôn
- Kích thước viên gạch 2 lỗ: 220x110x60mm
- Khuôn 12 viên
- Vật liệu chủ yếu: Thép đặc chủng SKD11
- Trọng lượng khoảng 1,2T
5. Nguyên vật liệu sản xuất:
Nguyên vật liệu chính của dây chuyền sản xuất là những nguyên vật liệu,
sẵn có trên thị trường cát, đá mạt, xỉ than, xi măng PC40, hợp chất phụ gia, nước máy.


Trong quá trình sản xuất công ty sẽ tiến hành hợp tác với các bạn hàng nhằm cung cấp
đảm bảo đầy đủ về thời gian chất lượng và giá cả để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của
công ty
- Cát: Cát được chọn cát đổ bê tông theo đúng tiêu chuẩn, độ ẩm không quá 5%, phải
sạch và không lẫn tạp chất. Đá mạt hạt nhỏ được làm sạch, không lẫn tạp chất, độ ẩm
vừa phải
- Xi măng: Chất lượng PC40 theo TCVN 2682-2008 hoặc PCB40 theo TCVN62602008. Được chứa trong si lô măng. Khâu này được xử lý để bụi xi măng lúc bơm vào
và bơm ra không phát tán bụi bằng hệ thống Siclông
- Nước: Theo tiêu chuẩn nước trộn bêtông và vữa TCXDVN 302-2004 (Kiểm tra theo
điều 4.7: cường độ chịu nén của vữa tại tuổi 28 ngày không không thấp hơn 90% so với
mẫu đối chứng sử dụng nước uống). Được dùng nước máy của công ty cấp nước Đồng
Nai, đã qua kiểm nghiệm về thành phần hoá học, nồng độ pH đảm bảo, tin cậy
- Phụ gia: Chất lượng đảm bảo và có sự kiểm tra kỹ càng về định luợng dùng và chất
lượng , tiến hành thí nghiệm trước mới sử dụng đồng loạt


V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1 Giải pháp thiết kế nhà máy:
a. Các chỉ tiêu quy hoạch tổng mặt bằng:
-Chỉ tiêu sử dụng đất trong : Do tính chất đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây

dựng (Theo TCVN 4514:1988 Xí nghiệp công nghiệp.Tổng mặt bằng tiêu chuẩn
thiết kế ) nên các chỉ tiêu quy hoạch Tổng mặt bằng của dự án như sau:
 Diện tích đất xây dựng: 4.000
 Hệ số sử dụng đất : 0.18
 Chiều cao trung bình : 1

b. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
- Đường giao thông: Trục đường chính rộng 20m,đường sông rộng 50m. Thuận lợi
giao thông và PCCC
- Hệ thống thoát nước:


Hệ thống thoát nước mặt được thu gom theo hệ thống nội bộ của nhà máy trước khi
xả ra hệ thống thoát nước chung của khu quy hoạch đã được đầu tư xây dựng.
Nước thải từ các khu vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách trước khi
dẫn tới hệ thống thoát nước thải
2. Giải pháp quy hoạch Tổng mặt bằng:
-

Quy hoạch Tổng mặt bằng toàn nhà máy tuân thủ theo các quy chuẩn thiết kế,
đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Dùng giải pháp sử dụng một trục giao thông
chính liên kết các khu vực, các hạng mục công trình theo đặc thù của dây truyền
công nghệ sản xuất. Theo đó tận dung tối đa diện tích dành cho hệ thống sân bãi,
nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu vi khí hậu, cảnh quan và môi trường của nhà máy.


-

Nhà xưởng 4.000 m2 trung tâm của hoạt động sản xuất được bố trí hợp lý với
các vệ tinh là một hệ thống các công trình phụ trợ xung quanh.

-

Nhà điều hành, nhà ăn công nhân được tách riêng biệt với khu vực sản xuất để
giảm ô nhiễm bụi bẩn và tiếng ồn trong quá trình vận hành nhà máy. Thiết kế hệ
thống thoát nước xung quanh nhà máy đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa.

3. Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình chính:
-

Nhà
sản
xuất,
nhà
kho
sử
dụng
hệ
kết
cấu
nhà
thép tiền chế khung zamil, nền đổ bêtông láng phẳng. Chiều cao nhà từ cốt nền tới
đỉnh cột 6m

- Nhà điều hành xây 2 tầng kiên cố khung bêtông cốt thép.
- Nhà ăn công nhân kết cấu tường xây gạch, mái lợp tôn trần nhựa nền lát gạch ceramic

400x400.
4. Giải pháp kỹ thuật
- Hệ thống điện:
Nguồn điện lấy từ đường dây trung thế 22KV hiện hữu từ nguồn điện khu vực. Xây
dựng mới đường dây hạ thế 0.4KV dùng cáp nhôm bọc cách điện đi trên các trụ bê
tông ly tâm 8.6m. Tuyến chiếu sáng sử dụng chung với tuyến hạ thế cấp điện cho
công trình. Yêu cầu về kỹ thuật an toàn lưới điện căn cứ theo điều 4.8 và điều 7.10
tiêu chuẩn XDVN năm 1996.
-

Hệ thống cấp thoát nước:


Sử dụng hệ thống thoát nước chung trong khu vực.
Hệ thống cống BTCT có Ø 600 đặt ngầm dọc theo xí nghiệp và các trục đường trong
khu quy hoạch. Hướng thoát chủ yếu theo hướng Tây Nam, nước mưa được thu
gom về các trục đường chính sau đó đổ ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 và được tách riêng với hệ thống
tiếp đất an toàn của hệ thống điện.
Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.
Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây
dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
- Hệ thống PCCC
Công trình được lắp đặt hệ thống PCCC vách tường. Hệ thống chữa cháy được lắp
đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.
Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết
bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.
Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn

xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

 Kết luận:
-

Với giải pháp bố trí mặt bằng và các giải pháp kỹ thuật như trên, phương án thiết kế
thoả mãn được các yêu cầu cần thiết cho dự án.

-

Mặt bằng bố trí hợp lý, khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được thuận
tiện trong vận hành sản xuất và an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù
hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai.


PHẦN VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PCCC:
I. Đánh giá tác động môi trường
1. Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng nhà máy và khu vực
lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao
chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây
dựng nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn
môi trường, nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường:
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi

trường
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Bảo vệ Môi trường
- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi
trường khu công nghiệp
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ tr ởng Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường bắt buộc áp dụng


- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh
mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi
trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và
Môi trường.
3.Tác động của Dự án tới môi trường:
3.1 Trong quá trình thi công:
a. Khí thải:

-


-

-

Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong quá trình thi công xây dựng là
bụi đất, đá, các loại hơi khí độc hại như khí sunfat oxit SO2, Nitơ oxit NOx,
carbon monoxit CO, carbon dioxit CO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi
hữu cơ... phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đầm, máy đào, máy xúc, máy
trộn bê tông... ), máy phát điện, các loại phương tiện GTVT.... Ngoài ra còn có
các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại.

-

Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc nguồn
phát sinh bụi chủ yếu là bụi thứ cấp phát sinh do các phương tiện GTVT vận
chuyển nguyên vật liệu và phế thải trên đường. Nhưng do khu vực xây dựng
nằm xa khu dân cư nên hầu hết các loại bụi đất đá có kích thước lớn, khó phát
tán xa nên chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực công trường và trên các
tuyến đường vận chuyển VLXD gần công trường.

Ngoài ra khi hoạt động các phương tiện GTVT với nhiên liệu chủ yếu tiêu thụ
là xăng, dầu Diezel sẽ thải ra môi trường khói thải khá lớn chứa các chất gây ô
nhiễm không khí như: HC (Hydrocacbua), NO2, CO, CO2 .... Mức độ phát hiện các
chất thải ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe
chạy, chiều dài một chuyến đi, phân phối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm.
b. Tình trạng vận Nồng độ thành phần hành CxHy(ppm) CO (%) NOx (%) CO2
(%)
- Chạy không tải 750
5,2 30 9,5



-

Chạy chậm
300
0,8
Chạy tăng tốc 400 5,2
Chạy giảm tốc 4.000 4,2

1.500 12,5
3.000 10,2
60
9,5

c. Nước thải
- Quá trình thi công dự án hoàn toàn có khả năng gây nên những ảnh hưởng
bất lợi đối với chất lượng môi trường nước. Nước thải trong quá trình xây dựng
gồm nước thải trong quá trình thi công và nước thải sinh hoạt của công nhân xây
dựng.
- Ảnh hưởng của quá trình xây dựng đến môi trường nước là hiện tượng nước
rửa trôi bề mặt, nước thải xây dựng ... cuốn theo đất bùn cát, phế thải vật liệu xây
dựng và chất thải sinh hoạt tại công trình rồi đổ vào nguồn nước bề mặt. Hậu quả
là nước bề mặt bị đục, nhiễm bẩn do các thành phần hữu cơ trong chất thải sinh
hoạt. Đặc điểm của một công trình xây dựng nói chung là bề mặt bị cày xới do
quá trình cải tạo mặt bằng, đào, xúc, đổ đất... và hoạt động của các phương tiện
vận tải. Do vậy, lớp đất bề mặt, phế thải vật liệu xây dựng và các chất thải sinh
hoạt dễ bị nước mưa và các nguồn nước rửa tràn trong quá trình xây dựng cuốn
trôi. Các loại thải này sẽ làm tăng độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các
thuỷ vực nhận nước thải.

- Tuy vậy, lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều,
không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là cát đá
xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát
nước thi công tạm thời. Vì thế khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào nước
thải sinh hoạt của khu vực dân cư xung quanh nhìn chung chỉ ở mức độ thấp.

d.Chất thải rắn
-

Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn xây dựng của dự án chủ yếu là chất thải
xây dựng như gạch vỡ, vôi, vữa, cát, sỏi, đất, đá ... cùng với các loại bao bì, chất
thải sinh hoạt.

-

Các chất thải này nói chung sẽ gây ảnh hưởng nhất định mà biểu
hiện chủ yếu là làm tích đọng đất, cát, thu hẹp dòng chảy của các cống thoát và
qua đó làm hạn chế khả năng tiêu thoát nước.

-

Mức độ gây ảnh hưởng tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật và quản lý thi công. Các
loại vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng... nếu không được thu
gom và tận dụng lại cho hoạt động tái chế sẽ tác động tiêu cực đến môi trường
và gây ra lãng phí.


-

Công trường xây dựng là nơi tập trung nhiều lao động. Ý thức của công nhân

xây dựng thường không cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên trong khu
vực xây dựng có khả năng gây ra tình trạng xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh.

e. Tiếng ồn:
Trong giai đoạn xây dựng, ngoài các chất ô nhiễm không khí kể trên thì tiếng
ồn cũng là một yếu tố mang bản chất vật lý và ảnh hưởng đến môi trường không
khí. Tiếng ồn phát sinh sinh chủ yếu từ các phương tiện GTVT, các máy xây
dựng... các hoạt động cơ điện, máy bơm nước, máy nổ ....
3.2.Trong hoạt động sản xuất:
Dựa trên quy trình sản xuất đã đề cập ở phần trên, có thể xác định các nguồn
gây ô nhiễm chính khi dự án đi vào hoạt động như sau:
- Các chất thải rắn. Rác thải sinh hoạt phát sinh do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của
toàn thể cán bộ công nhân trong xưởng và quá trình hoạt động của nhà máy. Thành
phần chất thải rắn sinh hoạt gồm có thức ăn dư thừa, bao bì thực phẩm…
Trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh rác thải rắn, chủ yếu là rác nguyên liệu
vương vãi : hỗn hợp cát, ximăng, cốt liệu.
- Nước thải
+ Nước thải sinh hoạt của nhân viên trong xưởng.
+ Nước thải sản xuất: tác động do hoạt động rửa ...
- Khí thải bụi và tiếng ồn:
Do đặc thù của một nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bụi chủ yếu phát sinh
từ hệ thống sân bãi nguyên liệu (cát, đá mạt, xỉ than). Khi vận hành sản xuất nhà
máy, chủ đầu tư sẽ có biện pháp để giảm thiểu tác động tới môi truờng.
Nhà máy được xây dựng độc lập không ảnh hưởng ra môi trường ngoài. Do đó các
yếu tố về tiếng ồn, bụi công nghiệp,…được đánh giá là nhỏ.
4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của Dự án
4.1. Xử lý khí thải, bụi:
a.Trong quá trình xây dựng:



×