Bài 3: Quản lý ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt
động marketing
Mục 3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường marketing.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải môi trường marketing của doanh nghiệp:
•
A) Chính sách phân phối sản phẩm.
•
B) Bộ phận tài chính, sản xuất, nhân lực.
•
C) Các đối thủ cạnh tranh.
•
D) Công chúng trong xã hội.
Đúng. Đáp án đúng là: Chính sách phân phối sản phẩm
Vì: Chính sách phân phối sản phẩm là chính sách marketing, không phải là môi trường marketing. Các yếu tố còn lại
thuộc môi trường vi mô của doanh nghiệp.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường Marketing.
Câu 3: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hàng hóa ế ẩm, nếu phải lựa chọn các biện
pháp xúc tiến khuếch trương, doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng sẽ ít chú ý nhất đến
việc:
•
A) Sử dụng phiếu giảm giá hoặc giảm giá bằng tiền mặt.
•
B) Quay số mở thưởng khách hàng may mắn.
•
C) Phân phát sản phẩm mẫu dùng thử miễn phí.
•
D) Trình bày sản phẩm tại các triển lãm hàng tiêu dùng.
Đáp án đúng là: Phân phát sản phẩm mẫu dùng thử miễn phí.
Vì: Việc Phân phát sản phẩm mẫu dùng thử miễn phí chỉ có kết quả cao khi áp dụng đối với sản phẩm mới, không
phù hợp với giai đoạn khủng hoảng, ế ẩm. Các chính sách kích thích còn lại đều có tác động tốt để kích thích tiêu
thụ.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường marketing.
Mục 3.1.2. Môi trường marketing vi mô.
Câu 38: Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về môi trường vi mô có tác động đến
doanh nghiệp:
•
A) Hình thức tác động của môi trường vi mô và vĩ mô đến doanh nghiệp là khá
tương đồng nhau.
•
B) Môi trường vi mô có tác động trực tiếp đến hoạt động marketing của doanh
nghiệp.
•
C) Môi trường vi mô tác động đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp
khác nhau với mức độ khác nhau.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Môi trường vi mô tác động đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp khác nhau với mức độ
khác nhau.
Vì: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có các đặc điểm về môi trường vi mô khác nhau (khách hàng, công chúng, đối thủ
cạnh tranh, các trung gian marketing, các yếu tố bên trong doanh nghiệp).
Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.2. Môi trường Marketing vi mô.
Câu 2: Doanh nghiệp không cần phải thiết lập kênh thông tin với các đối tượng nào dưới
đây:
•
A) Khách hàng.
•
B) Đối thủ cạnh tranh.
•
C) Công chúng.
•
D) Phân đoạn thị trường.
Đáp án đúng là: Phân đoạn thị trường
Vì: Tất cả các đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng đều thuộc môi trường vi mô và đây là một
kênh thông tin quan trọng doanh nghiệp cần thu thập phục vụ cho việc ra các quyết định marketing. Phân đoạn thị
trường là một chính sách marketing.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.2. Môi trường marketing vi mô.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không thuộc môi trường vĩ mô
•
A) Nhánh văn hóa.
•
B) Cạnh tranh.
•
C) Giai tầng xã hội.
•
D) Cạnh tranh và Giai tầng xã hội.
Đáp án đúng là: Cạnh tranh.
Vì: Cạnh tranh thuộc môi trường vi mô, giai tầng xã hội và nhánh văn hóa thuộc môi trường vĩ mô.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.1.3.Môi trường Marketing vĩ mô.
Mục 3.2. Những tác động chính của môi trường vĩ mô tới hoạt động
Marketing
Câu 27: Luật pháp Việt Nam:
•
A) Không cho phép hoạt động vận động hành lang.
•
B) Chỉ cho phép vận động hành lang tại một số lĩnh vực.
•
C) Cho phép hoạt động vận động hành lang.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều sai.
Đáp án đúng là: Cho phép hoạt động vận động hành lang
Vì: Luật pháp Việt Nam hiện hành : Cho phép hoạt động vận động hành lang.
Tham khảo Bài 3, mục 3.2. Những tác động chính của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing.
Câu 13: Luật pháp Việt Nam chấp nhận chi phí hợp lý cho quảng cáo sản phẩm ở mức:
•
A) ≤ 5%
•
B) ≤ 7%
•
C) ≤ 10%
•
D) ≤ 15%
Đáp án đúng là: ≤ 10%
Vì: Luật pháp Việt Nam hiện hành chấp nhận chi phí hợp lý cho quảng cáo sản phẩm ở mức: ≤ 10%
Tham khảo Bài 3, mục 3.2. Những tác động chính của môi trường vĩ mô tới hoạt động Marketing.
Mục 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học
Câu 13: Cơ cấu chi tiêu của dân cư là một yếu tố của môi trường…
•
A) Nhân khẩu.
•
B) Xã hội.
•
C) Kinh tế.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều sai.
Đáp án đúng là: Kinh tế.
Vì: Cơ cấu chi tiêu là một yếu tố của môi trường kinh tế; nhân khẩu thuộc môi trường nhân khẩu, xã hội thuộc môi
trường văn hóa.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học.
Câu 2: Trình độ học vấn của dân cư là một yếu tố của môi trường…
•
A) Nhân khẩu.
•
B) Xã hội.
•
C) Văn hóa.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều sai.
Đáp án đúng là: Nhân khẩu.
Vì: Trình độ học vấn của dân cư là một yếu tố của môi trường nhân khẩu; các yếu tố văn hóa, xã hội thuộc môi
trường văn hóa.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học.
Câu 9: Vai trò của phụ nữ trong xã hội là một yếu tố của môi trường…
•
A) Nhân khẩu.
•
B) Xã hội .
•
C) Văn hóa.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Nhân khẩu.
Vì: Môi trường nhân khẩu bao gồm các vấn đề liên quan đến quy mô và tốc độ tăng dân số, trình độ, cơ cấu tuổi tác,
vùng miền, vai trò của phụ nữ, vv..
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.1. Môi trường nhân khẩu học.
Mục 3.2.3 Môi trường tự nhiên
Câu 12: Môi trường tự nhiên trong thế kỷ 21 có đặc điểm là:
•
A) Giá tài nguyên rẻ.
•
B) Chi phí khai thác giảm.
•
C) Thiếu hụt tài nguyên.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Thiếu hụt tài nguyên.
Vì: Môi trường tự nhiên trong thế kỷ 21 có đặc điểm là :Giá tài nguyên tăng, Chi phí khai thác tăng, Thiếu hụt tài
nguyên.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Môi trường tự nhiên.
Câu 27: Doanh nghiệp quan tâm đến môi trường, tài nguyên là vì:
•
A) Giúp giảm chi phí đầu vào.
•
B) Thể hiện theo quan điểm marketing đạo đức xã hội.
•
C) Tăng khả năng cạnh tranh.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Thể hiện theo quan điểm marketing đạo đức xã hội.
Vì: Thể hiện theo quan điểm marketing đạo đức xã hội đòi hỏi doanh nghiệp quan tâm đến môi trường, tài nguyên
để đảm bảo sự phát triển bền vững của con người, xã hội.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.3 Môi trường tự nhiên.
Mục 3.2.4 Môi trường công nghệ
Câu 5: Môi trường công nghệ trong thế kỷ 21 không có đặc điểm:
•
A) Chi phí cho nghiên cứu phát triển tăng.
•
B) Công nghệ làm giảm chi phí sản xuất.
•
C) Công nghệ mới làm chu kỳ đời sống sản phẩm ngắn lại.
•
D) Thu nhập của doanh nghiệp tăng.
Đáp án đúng là: Thu nhập của doanh nghiệp tăng.
Vì: Môi trường công nghệ trong thế kỷ 21 có đặc điểm : Chi phí cho nghiên cứu phát triển tăng, Công nghệ làm
giảm chi phí sản xuất, Công nghệ mới làm chu kỳ đời sống sản phẩm ngắn lại do xuất hiện sản phẩm cạnh tranh và
thay thế. Thu nhập của doanh nghiệp không liên quan đến công nghệ.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.4 Môi trường công nghệ.
Mục 3.2.5 Môi trường chính trị.
Câu 21: Môi trường chính trị luật pháp có tác động đến hoạt động marketing:
•
A) Trong ngắn hạn.
•
B) Trong dài hạn.
•
C) Tùy thuộc hệ thống.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều sai.
Đáp án đúng là: Tùy thuộc hệ thống.
Vì: Môi trường chính trị luật pháp có tác động đến hoạt động marketing cả Trong ngắn hạn và Trong dài hạn; mức
độ tác động tùy thuộc hệ thống doanh nghiệp.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.5 Môi trường chính trị.
Câu 2: Môi trường chính trị luật pháp có tác động đến chính sách phân phối ở khía cạnh:
•
A) Tất cả các quyết định liên quan đến phân phối.
•
B) Quyết định loại kênh phân phối đối với một số sản phẩm.
•
C) Quyết định về số lượng các trung gian phân phối.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều sai.
Đáp án đúng là: Quyết định loại kênh phân phối đối với một số sản phẩm.
Vì: Môi trường chính trị luật pháp chỉ có tác động đến một số chính sách phân phối như : Quyết định loại kênh phân
phối đối với một số sản phẩm. Ví dụ: kênh phân phối xăng dầu.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.5 Môi trường chính trị
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu không phải là đặc điểm của Môi trường chính trị luật
pháp?
•
A) Tác động trực tiếp đến chính sách giá.
•
B) Chỉ tác động gián tiếp đến chính sách lựa chọn thị trường mục tiêu.
•
C) Tác động trực tiếp đến chính sách lựa chọn thị trường mục tiêu
•
D) Tác động trực tiếp và gián tiếp đến chính sách sản phẩm..
Đáp án đúng là: Tác động trực tiếp đến chính sách lựa chọn thị trường mục tiêu .
Vì: Môi trường chính trị luật pháp có đặc điểm là : Có tác động trực tiếp đến chính sách giá; Chỉ có tác động gián
tiếp đến chính sách lựa chọn thị trường mục tiêu; Vừa có tác động trực tiếp và gián tiếp đến chính sách sản phẩm.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.5 Môi trường chính trị.
Mục 3.2.6. Môi trường văn hóa.
Câu 1: Những yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố văn hóa:
•
A) Phong cách sống.
•
B) Hệ thống giá trị.
•
C) Các chuẩn mực đạo đức.
•
D) Phong tục.
. Đáp án đúng là: Phong cách sống.
Vì: Phong cách sống là yếu tố cá nhân và tâm lý, trong khi hệ thống giá trị, chuẩn mức đạo đức, phong tục là các
yếu tố của văn hóa.
Tham khảo: Bài 3, mục 3.2.6. Môi trường văn hóa.
Bài 4: Hành vi mua của khách hàng
Mục 4.1 Hành vi của người tiêu dùng cá nhân
Câu 7: Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của người làm Marketing là……và tạo ra sự
chấp nhận mua sản phẩm của khách hàng.
•
A) Làm cho sản phẩm được trông thấy và luôn có sẵn.
•
B) Phát triển bán sản phẩm.
•
C) Khác biệt hoá sản phẩm với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
•
D) Điều tra thị trường.
Đáp án đúng là: Khác biệt hoá sản phẩm với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Vì: Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của người làm Marketing là Khác biệt hoá sản phẩm với sản phẩm cùng loại
của đối thủ cạnh tranh và tạo ra sự chấp nhận mua sản phẩm của khách hàng. Chiến lược khác biệt hóa là một chiến
lược quan trọng đối với sản phẩm.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1 Hành vi của người tiêu dùng cá nhân.
Mục 4.1.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Câu 22: Theo lý thuyết, mô hình "hộp đen" người tiêu dùng:
•
A) Được điều khiển chủ yếu bởi các ảnh hưởng xã hội.
•
B) Là mô hình kích thích - đáp lại.
•
C) Cho rằng tất cả chúng ta hành động như "một con người kinh tế".
•
D) Được điều khiển chỉ bởi các yếu tố tâm lý.
Đáp án đúng là: Là mô hình kích thích - đáp lại.
Vì: Theo lý thuyết, mô hình "hộp đen" người tiêu dùng được định nghĩa là mô hình kích thích đáp lại.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Mục 4.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
Câu 31: Khi mua một sản phẩm có sự quan tâm cao, khách hàng có vẻ sẽ có mức độ cao
hơn về……do đó mà họ có thể tự tin rằng sản phẩm mua được là hợp lý.
•
A) Lòng chung thành với nhãn hiệu.
•
B) Xã hội.
•
C) Hiểu biết về sản phẩm.
•
D) Sự tham khảo.
Đáp án đúng là: Hiểu biết về sản phẩm.
Vì: Khi mua một sản phẩm có sự quan tâm cao, khách hàng có vẻ sẽ có mức độ cao hơn về Hiểu biết về sản phẩm
do đó mà họ có thể tự tin rằng sản phẩm mua được là hợp lý. Đây là lý thuyết về sự quan tâm dính líu của khách
hàng đối với sản phẩm.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
Câu 33: Các tầng lớp xã hội khác nhau có xu hướng mang những hình thái quan điểm
và……khác nhau ảnh hưởng đến thái độ của từng thành viên riêng lẻ
•
A) Tính cách.
•
B) Giá trị.
•
C) Tài chính.
•
D) Người ra quyết định.
Đáp án đúng là: Giá trị.
Vì: Các tầng lớp xã hội khác nhau có xu hướng mang những hình thái quan điểm và giá trị khác nhau ảnh hưởng đến
thái độ của từng thành viên riêng lẻ. Hệ thống giá trị gắn với tầng lớp xã hội.
Giá trị gắn với các tầng lớp xã hội.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.
Câu 8: Thị trường thực phẩm ăn liền không phát triển được là vì:
•
A) sự tiến bộ về công nghệ .
•
B) những biến đổi từ môi trường nhân khẩu học.
•
C) nhu cầu hành vi tiêu dùng tác động.
•
D) nền kinh tế tự cung tự cấp hoàn toàn.
Đáp án đúng là: nền kinh tế tự cung tự cấp hoàn toàn.
Vì: Thị trường thực phẩm ăn liền phát triển được là nhờ: Sự tiến bộ về công nghệ (chế biến được), những biến đổi từ
môi trường nhân khẩu học (đô thị hóa, phụ nữ giải phóng khỏi công việc nội chợ), nhu cầu hành vi tiêu dùng tác
động (hành vi sử dụng thực phẩm ăn liền).
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.
Mục 4.1.3.1. Những yếu tố thuộc về văn hóa
Câu 21: Việc mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng thường phụ thuộc rất lớn vào việc
họ:
•
A) Biết được giá sản phẩm.
•
B) Được trực tiếp xem xét hay ngắm nhìn sản phẩm.
•
C) Biết được người bán sản phẩm.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Được trực tiếp xem xét hay ngắm nhìn sản phẩm.
Vì: Việc mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng thường phụ thuộc rất lớn vào việc họ: Được trực tiếp xem xét hay
ngắm nhìn sản phẩm; và không phụ thuộc vào việc Biết được người bán sản phẩm, Biết được giá sản phẩm.
Tham khảo: Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.1. Những yếu tố thuộc về văn hóa.
Câu 7: Hệ thống giá trị phương Tây không bao gồm giá trị nào sau đây:
•
A) Định hướng tôn giáo và tinh thần mạnh mẽ.
•
B) Tính ưa hoạt động.
•
C) Tiến bộ và sự thành đạt.
•
D) Định hướng dòng họ.
Đáp án đúng là: Định hướng dòng họ.
Vì: Hệ thống giá trị phương Tây bao gồm giá trị sau đây :Định hướng tôn giáo và tinh thần mạnh mẽ; Tính ưa hoạt
động; Tiến bộ và sự thành đạt. Định hướng dòng họ thuộc phương đông.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.1. Những yếu tố thuộc về văn hóa.
Câu 3: Chủ nghĩa vật chất và thực dụng là một yếu tố của:
•
A) Hệ thống giá trị.
•
B) Chuẩn mực văn hoá.
•
C) Các truyền thống.
•
D) Phong tục, tập quán.
Đáp án đúng là: Hệ thống giá trị.
Vì: Chủ nghĩa vật chất và thực dụng là một yếu tố của: Hệ thống giá trị. Chuẩn mực văn hoá, Các truyền thống,
Phong tục, tập quán là các yếu tố gắn với văn hóa truyền thống.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.1. Những yếu tố thuộc về văn hóa.
Câu 10: Nhánh văn hoá không được hiểu như là:
•
A) Một nhóm khác biệt tồn tại trong một nền văn hoá, xã hội rộng lớn và phức tạp
hơn.
•
B) Một tập hợp các cá nhân có cùng một số đặc điểm hệ thống giá trị.
•
C) Một lớp người trong xã hội có các đặc điểm hành vi tương đồng.
•
D) Một nhóm xã hội.
Đáp án đúng là: Một nhóm xã hội.
Vì: Nhánh văn hoá được hiều như là : Một nhóm khác biệt tồn tại trong một nền văn hoá, xã hội rộng lớn và phức
tạp hơn; Một tập hợp các cá nhân có cùng một số đặc điểm hệ thống giá trị; Một lớp người trong xã hội có các đặc
điểm hành vi tương đồng
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.1. Những yếu tố thuộc về văn hóa.
Mục 4.1.3.2. Các yếu tố xã hội.
Câu 32: Nhóm tham khảo có thể được hiểu như sau:
•
A) Nó đóng vai trò như một mô hình mẫu nào đó.
•
B) Nó chỉ gây ra những ảnh hưởng tích cực chứ không phải là tiêu cực tới thái độ và
hành vi của một cá nhân.
C) Nó hạn chế hoặc điều tiết nhu cầu trong quá trình một cá nhân ra quyết định
•
chọn mua sản phẩm nào đó.
•
D) Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng.
Đáp án đúng là: Nó hạn chế hoặc điều tiết nhu cầu trong quá trình một cá nhân ra quyết định chọn mua sản phẩm
nào đó.
Vì: Nhóm tham khảo vừa có tác động tích cực và tiêu cực, nó hạn chế hoặc điều tiết nhu cầu trong quá trình một cá
nhân ra quyết định chọn mua sản phẩm nào đó.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2 . Các yếu tố xã hội.
Câu 22: Những người mua là các tổ chức không thường xuyên mua sắm sản phẩm cho
mục đích:
•
A) Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá khác.
•
B) Để hoạt động kinh doanh.
•
C) Để buôn bán lại.
•
D) Biếu tặng.
Đáp án đúng là: Biếu tặng .
Vì: Những người mua là các tổ chức thường xuyên mua sắm sản phẩm có thể có các mục đích: Để sản xuất ra các
sản phẩm hàng hoá khác; Để hoạt động kinh doanh; Để buôn bán lại.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2 . Các yếu tố xã hội
Câu 18: Đối tượng nhận tin trong truyền thông về các sản phẩm có thể là ai?
•
A) Những người nội trợ.
•
B) Phụ nữ nói chung.
•
C) Người sử dụng.
•
D) Điều này tùy thuộc vào loại sản phẩm.
Sai. Đáp án đúng là: Điều này tùy thuộc vào loại sản phẩm Vì:
Đối tượng nhận tin trong truyền thông về các sản phẩm có thể là: Những người nội trợ; Phụ nữ nói chung; Người sử
dụng, điều này tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, khách hàng.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2. Các yếu tố xã hội.
Câu 10: Các tầng lớp xã hội khác nhau có xu hướng mang những hình thái quan điểm
và……..khác nhau ảnh hưởng đến thái độ của từng thành viên riêng lẻ.
•
A) Tính cách.
•
B) Giá trị.
•
C) Tài chính.
•
D) Người ra quyết định.
Đáp án đúng là: Giá trị.
Vì: Các tầng lớp xã hội khác nhau có xu hướng mang những hình thái quan điểm và Giá trị khác nhau ảnh hưởng
đến thái độ của từng thành viên riêng lẻ.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2. Các yếu tố xã hội.
Câu 6: Đối tượng nhận tin trong truyền thông về các sản phẩm có thể là ai?
•
A) Những người nội trợ.
•
B) Phụ nữ nói chung.
•
C) Người sử dụng.
•
D) Điều này tùy thuộc vào loại sản phẩm.
Đúng. Đáp án đúng là: Điều này tùy thuộc vào loại sản phẩm Vì:
Đối tượng nhận tin trong truyền thông về các sản phẩm có thể là: Những người nội trợ; Phụ nữ nói chung; Người sử
dụng, điều này tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, khách hàng.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2. Các yếu tố xã hội.
Câu 9: Những yếu tố nào dưới đây thuộc yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu
dùng:
•
A) Gia đình.
•
B) Phong cách sống.
•
C) Địa vị của cá nhân trong nhóm.
•
D) Gia đình và địa vị của cá nhân trong nhóm.
Đáp án đúng là: Gia đình và Địa vị của cá nhân trong nhóm.
Vì: Gia đình và Địa vị của cá nhân trong nhóm thuộc yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Phong
cách số thuộc yếu tố tâm lý.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.2. Các yếu tố xã hội.
Mục 4.1.3.3. Các yếu tố thuộc về bản thân
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải là ảnh hưởng của xã hội?
Chọn một câu trả lời
•
A) Văn hóa.
•
B) Giai tầng xã hội.
•
C) Gia đình.
•
D) Cá tính.
Đáp án đúng là: Cá tính.
Vì: Cá tính là một yếu tố cá nhân và tâm lý.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.3. Các yếu tố thuộc về bản thân.
Câu 6: Tuổi, giới tính, quy mô gia đình tôn giáo là các ví dụ về:
•
A) Biến số dân số học.
•
B) Biến số tâm lý.
•
C) Biến số hành vi.
•
D) Biến số địa lý.
Đáp án đúng là: Biến số dân số học.
Vì: Tuổi, giới tính, quy mô gia đình tôn giáo là các ví dụ về: biến dân số học.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.3. Các yếu tố thuộc về bản thân.
Câu 7: Lối sống của người tiêu dùng không thể được xác định thông qua:
•
A) những loại nhu cầu bậc cao.
•
B) nhu cầu tự hoàn thiện và phát triển bản thân.
•
C) các loại hoạt động, sở thích và quan điểm cá nhân.
•
D) bản năng tính dục.
Đáp án đúng là: Bản năng tính dục.
Vì: Lối sống của người tiêu dùng có thể được xác định thông qua: Những loại nhu cầu bậc cao, Nhu cầu tự hoàn
thiện và phát triển bản thân; Các loại hoạt động, sở thích và quan điểm cá nhân.
Bản năng tính dục phản ánh trong cá tính.
Tham khảo: Mục 4.1.3.3 Các yếu tố thuộc về bản than
Mục 4.1.3.4 Các yếu tố thuộc về tâm lý.
Câu 40: Quan điểm:
•
A) Dễ bị thay đổi.
•
B) Là chính kiến của con người về vấn đề gì đó.
•
C) Tương tự như ý kiến và lòng tin.
•
D) Là chỉ dẫn thực sự về dự định mua.
Đáp án đúng là: Là chính kiến của con người về vấn đề gì đó.
Vì: Quan điểm được định nghĩa là chính kiến của con người về vấn đề gì đó.
Tham khảo: Bài 4, mục 4.1.3.4 Các yếu tố thuộc về tâm lý.
Bài 5: Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
Mục 5.1.1. Quan điểm về thị trường cạnh tranh.
Câu 11: Hành vi nào sau đây của các doanh nghiệp được coi là vi phạm pháp luật về cạnh
tranh:
•
A) Lập hiệp hội các doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh.
•
B) Thỏa thuận liên minh về giá bán.
•
C) Thỏa thuận liên minh về hệ thống phân phối.
•
D) Tất cả các hình thức.
Đáp án đúng là: Thỏa thuận liên minh về giá bán.
Vì: Pháp luật Việt Nam và thế giới nghiêm cấm hành vi Thỏa thuận liên minh về giá bán. Các hành vi còn lại đều
được phép.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.1.1. Quan điểm về thị trường cạnh tranh.
Mục 5.2.Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Câu 11: Số lượng đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường nhiều nhất trong giai đoạn
nào của chu kỳ sống sản phẩm:
•
A) Giới thiệu.
•
B) Tăng trưởng.
•
C) Bão hoá.
•
D) Suy thoái.
Đáp án đúng là: Tăng trưởng.
Vì: Giai đoạn tăng trưởng các đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều nhất là vì họ thấy đây là lĩnh vực kinh doanh hứa
hẹn triển vọng tốt, có sự tăng trưởng cao.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.2.Phân tích các đối thủ cạnh tranh.
Mục 5.2.1. Phát hiện vị thế chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Câu 28: Giám đốc và các nhà nghiên cứu cần thảo luận và làm sáng tỏ tình trạng hiện tại,
và giai đoạn cuối, họ nên cùng nhau thống nhất:
•
A) tình trạng hiện tại liên quan đến vấn đề cần được nghiên cứu.
•
B) bản chất của vấn đề.
•
C) câu hỏi xác định để thiết kế nghiên cứu chi tiết sản phẩm.
•
D) Tình trạng hiện tại liên quan đến vấn đề cần được nghiên cứu; Bản chất của vấn
đề; Câu hỏi xác định để thiết kế nghiên cứu chi tiết sản phẩm .
Đáp án đúng là: Tình trạng hiện tại liên quan đến vấn đề cần được nghiên cứu; Bản chất của vấn đề; Câu hỏi xác
định để thiết kế nghiên cứu chi tiết sản phẩm .
Vì: Giám đốc và các nhà nghiên cứu cần thảo luận và làm sáng tỏ tình trạng hiện tại, và giai đoạn cuối, họ nên cùng
nhau thống nhất : Tình trạng hiện tại liên quan đến vấn đề cần được nghiên cứu; Bản chất của vấn đề; Câu hỏi xác
định để thiết kế nghiên cứu chi tiết sản phẩm.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.2.1. Phát hiện vị thế chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh
Câu 9: Khi kinh tế chuyển từ khủng hoảng sang ổn định, chính sách marketing nào có thể
được duy trì:
•
A) Chính sách sản phẩm.
•
B) Chính sách giá.
•
C) Chính sách phân đoạn thị trường.
•
D) Không chính sách nào nên duy trì như cũ.
Đáp án đúng là: Chính sách phân đoạn thị trường.
Vì: Khi kinh tế chuyển từ khủng hoảng sang ổn định, chính sách phân đoạn thị trường có thể được duy trì vì nó gắn
với chiến lược dài hạn, đoạn thị trường có tính ổn định không chịu sự tác động của khủng hoảng hay ổn định. Chính
sách sản phẩm, giá cần thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh tế.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.
Câu 39: Mọi tổ chức tồn tại để hoàn thành những công việc trong môi trường rộng lớn
hơn và mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ đã rất rõ ràng khi tổ chức được thành lập. Vì những
mục tiêu này, tổ chức nên cung cấp -----------.
•
A) Dịch vụ không thêm chi phí.
•
B) Chất lượng hàng hóa tại một mức giá cho phép.
•
C) Chất lượng hàng hóa và dịch vụ tại mức giá có thể chấp nhận được .
•
D) Chất lượng dịch vụ bất cứ thời điểm nào.
Đáp án đúng là: Chất lượng hàng hóa và dịch vụ tại mức giá có thể chấp nhận được
Vì: Mọi tổ chức tồn tại để hoàn thành những công việc trong môi trường rộng lớn hơn và mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm
vụ đã rất rõ ràng khi tổ chức được thành lập. Vì những mục tiêu này, tổ chức nên cung cấp Chất lượng hàng hóa và
dịch vụ tại mức giá có thể chấp nhận được .
Tham khảo: Bài 5, mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.
Câu 13: Quá trình lên kế hoạch và thực hiện ý tưởng, định giá, quảng bá, phân phối hàng
hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi giúp thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức là định
nghĩa của…..
•
A) Marketing.
•
B) Quản trị.
•
C) Ra kế hoạch chiến lược .
•
D) Kế toán.
Đáp án đúng là: Marketing.
Vì: Quá trình lên kế hoạch và thực hiện ý tưởng, định giá, quảng báo, phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao
đổi giúp thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức là định nghĩa của marketing.
Bài 5, mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.
Câu 15: Khi sản phẩm đã không còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp có
thể:
•
A) Xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp để tiếp tục kinh doanh.
•
B) Chiến lược marketing có thể trở thành cứu cánh để tái phát triển sản phẩm.
•
C) Chiến lược giá và phân phối có tác dụng trong ngắn hạn.
•
D) Không chiến lược nào có hiệu quả.
Đáp án đúng là: Chiến lược giá và phân phối có tác dụng trong ngắn hạn.
Vì: Khi sản phẩm đã không còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp có thể sử dụng Chiến lược giá và
phân phối có tác dụng trong ngắn hạn. Chiến lược cạnh tranh không tác dụng.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.
Câu 12: Khi kinh tế suy thoái doanh nghiệp cần làm các công việc marketing gì sau đây:
•
A) Quảng cáo nhiều đề bán sản phẩm .
•
B) Cải tiến sản phẩm để bán được với giá cao hơn.
•
C) Thu hẹp các hoạt động có lợi nhuận thấp.
•
D) Mở rộng kênh phân phối để bán được nhiều sản phẩm hơn.
Đáp án đúng là: Thu hẹp các hoạt động có lợi nhuận thấp.
Vì: Khi kinh tế suy thoái doanh nghiệp cần làm các công việc marketing Thu hẹp các hoạt động có lợi nhuận thấp.
Các chính sách còn lại ít có hiệu quả.
Tham khảo: Bài 5, mục 5.3. Các kiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh.