Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Báo điện tử với vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN BÍCH NGỌC

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THƢƠNG MẠI HÓA
TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

NGUYỄN BÍCH NGỌC

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THƢƠNG MẠI HÓA
TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN BÁ DUNG



Hà Nội-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trần Bá Dung Trưởng
Ban nghiệp vụ Hội Nhà Báo Việt Nam.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí, niên khóa
2014-2016.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Trần Bá Dung đã tận
tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo và các anh chị phóng viên của ba
báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress, Dân trí; Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, cảm ơn các bạn, anh/chị tham gia gúp tôi trong quá trình nghiên
cứu, khảo sát, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong thời
gian thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ khó
khăn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................... 10
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU BÁO
ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THƢƠNG MẠI HÓA TRONG LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG ...................................................................................... 11
1.1 Báo điện tử ............................................................................................ 11
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................... 11
1.1.2 Đặc điểm của báo điện tử ............................................................... 11
1.1.3 Vai trò và chức năng của báo điện tử .......................................... 16
1.2 Thương mại hóa trong lễ hội truyền thống ........................................... 19
1.2.1 Lễ hội truyền thống ........................................................................ 19
1.2.2 Thương mại hóa trong lễ hội truyền thống .................................... 27
1.3 Vai trò và chức năng của báo điện tử trong thông tin về vấn đề thương
mại hóa trong lễ hội truyền thống ................................................................ 30
Tiểu kết ........................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ THƢƠNG

MẠI HÓA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG...................................... 42
2.1 Khái quát về các báo điện tử khảo sát ................................................... 42
2.2. Vấn đề thương mại hóa trong các lễ hội truyền thống dân tộc ............ 34
2.2.1 Thực tiến hoạt động lễ hội truyền thống ........................................ 34


2.2.2 Biểu hiện thương mại hóa tại các lễ hội trong diện khảo sát: ............... 36
2.3 Thực trạng báo điện tử với vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền
thống ............................................................................................................ 45
2.3.1 Số lượng ......................................................................................... 46
2.3.2 Nội dung ......................................................................................... 49
2.3.3 Hình thức ........................................................................................ 55
2.3.4 Đánh giá của công chúng ............................................................... 66
2.4 Ðánh giá hiệu quả của BĐTvới việc thông tin về vấn đề thương mại hóa
trong lễ hội truyền thống ............................................................................. 75
Tiểu kết ........................................................................................................... 81
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO BÁO ĐIỆN TỬ
TRONG VIỆC THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ THƢƠNG MẠI HÓA
TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ......................................................... 83
3.1 Một số vấn đề đặt ra đối với BĐT trong việc thông tin về vấn đề thương
mại hóa trong lễ hội truyền thống ............................................................... 83
3.2 Khuyến nghị và giải pháp .................................................................... 84
3.2.1 Về nguồn nhân lực và môi trường kỹ thuật ................................... 84
3.2.2 Về nội dung đề cập......................................................................... 89
3.2.3 Về hình thức thể hiện ..................................................................... 93
Tiểu kết ........................................................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
1.Bài phỏng vấn sâu Lãnh đạo bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lãnh đạo

Báo điện tử, Phóng viên báo điện tử

110

2. Bảng khảo sát công chúng .................................................................... 116
3. Thống kê kết quả khảo sát công chúng ................................................. 121


4. Tổng hợp danh sách đường link các tác phẩm báo chí về vấn đề thương
mại hóa trong lễ hội truyền thống dân tộc trên Vnexpress, Vietnamnet và
Dân trí (Từ 01/01/2015 đến 30/6/2016) ................................................... 125
4.1 Danh sách các tác phẩm báo chí về vấn đề thương mại hóa trong lễ
hội truyền thống trên Dân trí (01/01/2015-30/6/2016) ......................... 125
4.2 Danh sách các tác phẩm báo chí về vấn đề thương mại hóa trong lễ
hội truyền thống trên Vietnamnet (01/01/2015-30/6/2016) .................. 128
4.3 Danh sách các tác phẩm báo chí về vấn đề thương mại hóa trong lễ
hội truyền thống trên Vnexpress (01/01/2015-30/6/2016) ................... 129
5. Một số bài báo minh họa cho vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền
thống trên Vnexpress, Vietnamnet và Dân trí .......................................... 135


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Sơ đồ thể hiện vai trò của báo chí với công tác quản lý lễ hội ................ 31
Bảng 2.1 Biểu đồ số lượng các bài viết về vấn đề thương mại hóa trong lễ hội
truyền thống trên BĐT (01/01/2015-30/6/2016)............................................. 46
Bảng 2.2 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của các BĐT với các lễ hội lựa
chọn khảo sát ................................................................................................... 48
Bảng 2.3Biểu đồ mô tả vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền thống trên
BĐT theo chủ đề thông tin .............................................................................. 50
Bảng 2.4 Bảng thể hiện thành phần công chúng được khảo sát ..................... 67

Bảng 2.5 Bảng thể hiện mức độ quan tâm của công chúng tới vấn đề thương
mại hóa tại các lễ hội truyền thống ................................................................. 67
Bảng 2.6 Bảng thể hiện mức độ truy cập thông tin về vấn đề thương mại hóa
trong các lễ hội qua các BĐT được khảo sát .................................................. 68
Bảng 2.7 Bảng thể hiện các chủ đề của vấn đề thương mại hóa trong lễ hội
truyền thống..................................................................................................... 69
Bảng 2.8 Bảng nhận xét của công chúng về nội dung thương mại hóa trong
các lễ hội truyền thống .................................................................................... 70
Bảng 2.9 Bảng nhận xét của công chúng về hình thức thể hiện vấn đề thương
mại hóa trong các lễ hội truyền thốngcủa các báo điện tử khảo sát ............... 71
Bảng 2.10 Đề xuất của công chúng về nội dung............................................. 72
Bảng 2.11 Đề xuất của công chúng về hình thức thế hiện.............................. 73
Bảng 2.12 Các giải pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề
thương mại hóa trong lễ hội truyền thống trên báo điện tử do công chúng
đề xuất ..................................................................................................... 73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu, viết tắt

Tên đầy đủ

1

ĐHQG

Đại học Quốc gia


2

NXB

Nhà xuất bản

3

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sỹ

4

BĐT

Báo điện tử

5

VH, TT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết
cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa
tưng bừng, náo nức. Lễ hội truyền thống trở thành nơi con người đến với lịch

sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước,
cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi con người được vui chơi, đua
tài, dân trí, biểu dương sức khỏe, năng khiếu nghệ thuật, giải tỏa, bù đắp về
tinh thần… Là di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội nước ta lại gắn liền với các di
tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh quốc gia. Vì thế, lễ hội nước ta có ý nghĩa
nhân văn và tâm linh sâu sắc. Mấy năm gần đây, phong trào lễ hội ở nước ta
khá rầm rộ. Nhân dân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm
cách khôi phục các ngày lễ lớn, các hội làng (cả hội chùa và hội lễ đền miếu).
Ở tầm quốc gia thì rất nhiều ngày lễ lớn đã được tổ chức – như lễ hội đền
Hùng: Ngày lễ được nhà nước ta chấp nhận là ngày lịch sử để cán bộ các công
sở, nhà trường, đơn vị… được nghỉ ngơi. Việc khôi phục các lễ hội này vừa là
dịp để giáo dục quốc dân ở các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, lại vừa tạo cơ
hội cho ngành du lịch ở nước ta phát triển. Lễ hội đang là một nhu cầu không
thể thiếu được của con người Việt Nam ở nhiều thế hệ. Năm 2015 và 2016 là
năm diễn ra nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước với quy mô lớn, đặc
biệt là các sự kiện, lễ hội lịch sử cách mạng sẽ được tổ chức đồng thời với các
ngày lễ lớn ở các cấp.
Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như
bao ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm bởi các hiện tượng tiêu cực
đặc biệt là vấn đề thương mại hóa.
Đứng trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị
định, quy chế, nhằm tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các địa
phương. Gần đây nhất là Chỉ thị số 41 – CT/TW của Ban bí thư về việc tăng
1


cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội ban
hành ngày 05/02/2015. Vấn đề đặt ra là, để những văn bản ấy phát huy được
hiệu lực trong thực tiễn thì công tác tổ chức lễ hội phải được các cấp, các
ngành, những người làm công tác quản lý lễ hội và nhất là báo chí đặc biệt

quan tâm. Do vậy, sự góp mặt của báo chí với tư cách là phương tiện thông
tin truyền thông thiết yếu của toàn xã hội là một yêu cầu bắt buộc và một
trách nhiệm lớn lao. Báo chí có một vai trò quan trọng trong việc thông tin
giúp cho người dân hiểu rõ bản chất về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của lễ
hội truyền thống, định hướng dư luận xã hội trước các biểu hiện tiêu cực của
vấn đề thương mại hóa diễn ra tại các lễ hội truyền thống và là một kênh
thông tin hữu ích nhằm giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Việt Nam ra bạn bè
thế giới. Chúng ta có thể khẳng định sự đóng góp của báo chí trong việc phản
ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội truyền thống Việt Nam trong tâm trí người
dân Việt Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn.
Báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng và là diễn đàn của
quần chúng nhân dân. Với chức năng to lớn của mình đó là tuyên truyền, giáo
dục chính trị tư tưởng và định hướng tư tưởng cùng với việc quản lý và giám
sát xã hội, báo chí cần phải tuyên truyền, phổ biến dòng tư tưởng chủ lưu tích
cực cũng như tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình quản lý xã hội. Với
chức năng và vai trò to lớn của mình, báo chí cần thông tin nhằm nâng cao
nhận thức, giúp người dân có cái nhìn đúng đắn về giá trị văn hóa của lễ hội,
cung cấp những tri thức khoa học về cội nguồn dân tộc, công ơn của các thế
hệ đi trước, phản biện xã hội nhằm tránh những ứng xử lệch lạc của các nhà
tổ chức, quản lý lễ hội và của đông đảo quần chúng nhân dân…
Nâng cao nhận thức, giúp chấn chỉnh và giảm thiểu vấn đề thương mại
hóa diễn ra tại các lễ hội truyền thống, giúp dư luận xã hội có cái nhìn đúng
đắn về giá trị của lễ hội là hoạt động mang ý nghĩa trực tiếp, bảo đảm sự
thiêng liêng, văn hóa, hiệu quả, tiết kiệm là một trong những chính sách ưu
2


tiên hàng đầu của ngành văn hóa và của báo chí khi phản ảnh về lĩnh vực văn
hóa… Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực diễn ra trong hoạt động văn
hóa, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc cũng là bổn phận

của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó
báo chí giữ vai trò nòng cốt.
Cùng với chặng đường phát triển của nền văn hóa, báo chí cách mạng
Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Nhiều báo, đài đặc
biệt là các BĐT đã có các chuyên trang, chuyên mục về văn hóa, lễ hội để
người dân có những kiến thức nhất định cho việc ứng xử có văn hóa với lễ
hội.Hơn các loại hình báo chí khác, báo điện tử đã mạnh dạn phản ánh tất cả
những biểu hiện của vấn đề thương mại hóa cùng các hiện tượng tiêu cực
khác diễn ra tại các lại hội hiện nay. Những tờ BĐT đã nêu lên những hạn
chế, thiếu sót, thậm chí là yếu kém, tiêu cực còn tồn tại trong công tác quản
lý, tổ chức lễ hội để ngành văn hóa tự nhìn nhận, đánh giá và tìm những giải
pháp khắc phục, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, nâng cao hơn nữa giá trị nhân văn
sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội.
Tuy BĐT là loại hình báo chí ra đời muộn nhất trong hệ thống báo chí
nước ta nhưng báo mạng điện tử đã nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng
trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. BĐT với sự kế thừa
sức mạnh kết hợp của tất cả những loại hình báo chí truyền thống, tích hợp
với công nghệ mới đã tạo ra những đột phá trong quá trình truyền tin và tiếp
nhận thông tin.
Bên cạnh những bài viết phản ánh kịp thời, khách quan, trung thực góp
phần tích cực trong tuyên truyền về công tác lễ hội trong thời gian qua vẫn
còn không ít những trang tin, bài báo đưa tin giật gân, câu khách; phản ánh
thái quá hoặc suy diễn; lấy cái đơn nhất, cụ thể để đánh giá, kết luận về cái
3


tổng thể… đã làm dư luận thiếu tin tưởng vào không gian, tín ngưỡng văn hóa
trang trọng, linh thiêng vốn có của lễ hội. Khiến con đường trở về với lịch sử

cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc của nhân dân trở nên khó khăn. Trong
thời đại thông tin bùng nổ, những lễ hội truyền thống hàng năm vẫn tuần tự
diễn ra với không ít những mặt trái còn tồn đọng do sự thương mại hóa.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những nguyên nhân nêu trên với mong
muốn tăng cường vai trò của báo chí trong việc chấn chỉnh giúp giảm thiểu,
khăc phục vấn đề thương mại hóa diễn ra tại các lễ hội truyền thống, góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống – một di sản văn
hóa phi vật thể thiêng liêng của dân tộc, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu
báo điện tử với vấn đề thương mại hoá trong lễ hội truyền thống dân tộc qua
việc khảo sát các bài viết liên quan đến vấn đề thương mại hóa diễn ra tại các
lễ hội truyền thống trên 3 BĐT Vnexpress, Vietnamnet và Dantri từ
01/01/2015 đến 30/6/2016.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu có liên quan tới đề tài này thường nằm trong hai nhóm:
Nhóm các nghiên cứu về lễ hội và nhóm các nghiên cứu về báo chí với lễ hội
Các nghiên cứu lễ hội rất đa dạng và phong phú nhưng ít tài liệu chuyên
sâu. Có thể kể đến một số sách viết về các lễ hội như: 25 lễ hội đặc sắc ở Việt
Nam của Minh Anh, Hải Yến, Mai Ký (2008), Nxb. Hồng Đức; Lễ hội Việt
Nam, Vũ Ngọc Khánh (2008), Nxb Thanh niên; Lễ hội và nhân sinh, Đặng Văn
Lung (2005), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Lễ hội Văn hóa và Du
lịch Việt Nam, Đoàn Huyền Trang (2009), Nxb. Lao động. Các công trình
nghiên cứu này chủ yếu giới thiệu về các lễ hội, cho bạn đọc hiểu sâu sắc nét đẹp
truyền thống cùng những giá trị nhân văn sâu sắc trong từng lễ hội của từng
vùng miền trên khắp đất nước.
Cuốn Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Phi vật thể ở Việt Nam,
Nhiều tác giả (2005), Nxb Viện Văn hóa – Thông tin Hà Nội, cuốn sách viết
4


về tất cả các di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam; phương hướng bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội.
Ngoài ra còn một số bài viết được đăng trên chuyên đề Văn hóa – thể
thao – Giải trí của báo Quân đội nhân dân online nhằm thực hiện chỉ thị số 41
CT-TW của Ban bí thƣ về tăng cƣờng công tác quản lý và tổ chức lễ hội
như: Giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa lễ hội của Nguyễn Hùng Vĩ ra ngày
03/3/2015; Lễ hội trong xã hội hiện đại những tích cực và bất cập của PGS.TS
Nguyễn Thanh Tú ra ngày 04/3/2015 hay Đưa lễ hội vào nề nếp góp phần xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh của Nguyễn Mạnh ra ngày 05/3/2015.
Ngoài các công trình nghiên cứu về lễ hội của một số người đầu ngành,
cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu về lễ hội như:
Đề tài “ Nghiên cứu lễ hội truyền thống Đồng bằng sông Cửu Long
phục vụ phát triển du lịch”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của học viên Dương
Thanh Xuân (2011), trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Luận văn
nghiên cứu về lễ hội truyền thống của Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch tại nơi đây.
Đề tài “ Lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi
trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn tốt nghiệp tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lê
Thanh Tùng (2012), Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Luận văn tổng quan
về nhóm các lễ hội tiêu biểu, đặc trưng về lễ hội cổ truyền cư dân ven biển
Hải Phòng. Sự biến đổi lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng trong giai
đoạn hiện nay nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội cổ truyền trong đời
sống xã hội đương đại của cư dân ven biển Hải Phòng.
Ngoài ra còn một số đề tài của sinh viên về các lễ hội cụ thể của từng
vùng miền và từng dân tộc “ Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái
Bình”; “Bảo tồn và phát huy giá trị Văn hóa lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc”; “
Tổng quan về lễ hội làng Giang xá” …
5


Nhìn chung, các công trình đề cập trên là tổng kết về một lễ hội cụ thể

của từng vùng, miền trên cả nước, làm sâu sắc thêm giá trị thiêng liêng vốn có
của di sản văn hóa phi vật thể này.
Hay các đề tài nghiên cứu như: “ Truyền thông sự kiện Festival Huế định
kỳ trên báo Thừa Thiên Huế, Vietnam.net, Vnexpress”. Luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ của học viên Hồ Diệu Trang (2011), Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn. Đề tài này khẳng định vai trò và đóng góp của sự kiện Festival
Huế trong bối cảnh giao lưu và hội nhập nền văn hóa thế giới, nêu lên vai trò của
các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc thông tin sự kiện văn hóa có
quy mô lớn, truyền thông hình ảnh Huế ra bạn bè quốc tế.
Đề tài “Tìm hiểu lễ hội truyền thống và hiện đại Việt Nam qua báo chí”.
Luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Nguyễn Thị Thanh Trà (2006), trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn này cung cấp nhãn quan về lễ
hội qua báo chí; truyền tải hình ảnh các lễ hội Việt Nam qua báo chí.
Đề tài “Báo chí Bắc Ninh với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa lễ hội truyền thống địa phương” Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của Nguyễn
Tiến Nghị (2014), trường Học viện Báo chí và tuyên truyền. Luận văn đi vào
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí với vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh;
Nghiên cứu thực trạng họat động của báo chí Bắc Ninh với vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa các lễ hội truyền thống ở riêng tỉnh Bắc Ninh; Đề
xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí với vấn
đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh.
Tác giả chưa thấy một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề
thương mại hóa đang diễn ra trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam
trên báo chí. Lễ hội truyền thống là sự kiện văn hóa thường niên, yếu tố thương
mại hóa năm nào cũng xảy ra tại các lễ hội lớn của dân tộc mà có dấu hiệu ngày
một biến tướng tinh vi. Báo chí với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, cần
6



phải thể hiện được vai trò của mình khi thông tin và định hướng cho công chúng.
Tác giả hy vọng thông qua đề tài này có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả thông tin về vấn đề thương mại tại lễ hội truyền thống dân tộc trên báo điện
tử nhằm chấn chỉnh, giảm thiểu và cao hơn là khắc phục tình trạng thương mại
hóa đã diễn ra nhiều năm tại các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Về mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng việc thông tin về vấn đề thương
mại hóa diễn ra tại các lễ hội ở lớn của dân tộc trên báo điện tử (Lễ hội đền Hùng
tại Phú Thọ; lễ hội đền Trần và lễ hội chờViềng tại Nam Định; lễ hội đền Gióng
và lễ hội chùa Hương tại Hà Nội; lễ hội đền Bà Chúa Kho và lễ hội Lim tại Bắc
Ninh, lễ hội đền bà chúa Xứ tại An Giang; lễ hội Chọi trâu tại Hải phòng và một
số lễ hội chọi trâu tại một số địa phương), chỉ ra những điểm mạnh, khó khăn,
thách thức của việc thông tin về vấn đề thương mại hóa tại các lễ hôi truyền
thống trên báo điện tử đồng thời đề xuất những khuyến nghị và giải pháp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin nhằm chấn chỉnh,
giảm thiểu và khắc phục hiện tượng thương mại hóa diễn ra kéo dài tại các lễ hội
truyền thống lớn của dân tộc trên báo điện tử.
3.2 Về nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát để đánh giá thực trạng việc thông tin về vấn đề thương mại
hóa trong các lễ hội truyền thống trên báo điện tử.Từ đó, luận văn chỉ ra điểm
mạnh và hạn chế của việc thông tin về vấn đề này trên báo điện tử cả về số
lượng, nội dung và hình thức thể hiện.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho những phóng viên, biên tập
viên của 3 tờ BĐT trong việc thông tin về các vấn đề liên quan tới thương mại
hóa diễn ra tại các lễ hội truyền thống.
- Đề xuất khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả trong việc thông tin về vấn đề thương mại hóa về các lễ hội truyền thống
7



trên báo điện tử. Đặc biệt là giúp BĐT phát huy vai trò của mình nhằm chấn
chỉnh, giảm thiểu và khắc phục hiện tượng tiêu cực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền
thống được thông tin trên 3 BĐT: VnExpress, Vietnamnet và Dân trí
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu tin bài có liên quan tới vấn đề thương mại
hóa diễn ra tại các lễ hội truyền thống dân tộc Việt Nam trong năm 2015 và 06
tháng đầu năm 2016 trên 03 tờ BĐT Vnexpress, VietnamNet và Dantri bao gồm
Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ; lễ hội đền Trần và lễ hội chợ Viềng tại Nam Định;
lễ hội đền Gióng và lễ hội chùa Hương tại Hà Nội; lễ hội đền Bà Chúa Kho và lễ
hội Lim tại Bắc Ninh, lễ hội đền bà chúa Xứ tại An Giang; lễ hội Chọi trâu tại
Hải phòng và một số lễ hội chọi trâu tại một số địa phương.
Mặc dù lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam rất nhiều và thương
mại hóa không chỉ diễn ra tại các lễ hội người làm luận văn lựa chọn khảo sát
nhưng các lễ hội được người làm luận văn lựa chọn đều là lễ hội lớn tại các
tỉnh thành, mang tầm cỡ Quốc gia, được công chúng quan tâm. Hơn nữa, đây
là các lễ hội mà hiện tượng thương mại hóa bộc lộ đầy đủ và toàn vẹn nhất;
cũng là những lễ hội được các loại hình báo chí thông tin nhiều nhất và
thường xuyên nhất.
Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu sẽ được người làm luận văn giải thích cụ
thể hơn ở chương 1 khi nói về các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Lý do người làm luận văn lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 01/01/2015
đến 30/06/2016 do năm 2015 là năm bắt đầu thực hiện chỉ thị số 41- CT/TW
của Ban Bí thư về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Mà lễ hội
truyền thống Việt nam chủ yếu diến ra vào mùa xuân (đầu năm). Người làm
luận văn muốn khảo sát vai trò của báo chí, đặc biệt là BĐT - loại hình báo
8



chí đa phương tiện - một cây bút thần kỳ khi thể hiện vai trò là cơ quan ngôn
luận của Đảng và diễn đàn của quần chúng trong việc thông tin về một hiện
tượng tiêu cực diễn ra đã nhiều năm nay.
5. Phƣơng pháp luận
5.1. Phương pháp chung về lý luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong qua trình nghiên cứu đề tài sử dụng nhiều phương pháp như:
Phương pháp kết hợp logic với lịch sử, phương pháp tổng hợp, đánh giá và
phân tích tài liệu thông tin từ báo chí, các websize, các bài bình luận, các sách
nghiên cứu; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp khảo sát, thống
kê;phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp tổng kết thực tiễn…
Trong đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát, phân tích nội dung
các bài báo về thương mại hóa lễ hội truyền thống trên ba báo điện tử Vnexpress,
VietnamNet và Dân trí trong năm 2015, nửa đầu năm 2016; phân tích, tổng hợp,
so sánh nhằm mục đích đánh giá các ưu nhược điểm, thành công, hạn chế tồn tại
của các báo điện tử trong công tác viết về các sự việc, hiện tượng tiêu cực diễn ra
tại sự kiện thường niên là các lễ hội truyền thống. Từ đó khái quát những điểm
cơ bản cần phải có để mang lại hiệu quả cho việc chấn chỉnh, giảm thiểu và
khắc phục hiện tượng thương mại hóa.Từ đó, góp phần gìn giữ và phát huy giá
trị văn hóa tốt đẹp trong các lễ hội truyền thống dân tộc.
Ngoài ra, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi anket đối với 300
độc giả BĐT để đánh giá tác động của báo điện tử tới công chúng sau một quá
trình tiếp nhận các thông tin; lấy ý kiến của họ để biết được họ mong muốn gì
với báo chí nói chung và BĐT nói riêng khi thông tin nhằm chấn chỉnh, giảm
thiểu và khắc phục hiện tượng tiêu cực này; góp phần gìn giữ và phát huy giá trị
văn hóa tốt đẹp ngàn đời trong các lễ hội truyền thống dân tộc.

9


6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu “Báo điện tử với vấn thương mại hóa trong lễ hội truyền
thống” sẽ góp phần làm phong phú hơn lý luận về báo chí, bổ sung tư liệu thực tế
cho một số môn học chuyên ngành báo chí và chuyên ngành văn hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, sau khi nghiên cứu, luận văn góp phần
tìm ra những đặc điểm nổi bật cũng như hạn chế trong nghệ thuật chuyển tải
thông tin về một vấn đề tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa trên 03 báo điện tử
Vietnamnet, Vnxspess và Dân trí. Từ đó, giúp các nhà báo, cơ quan báo chí,
phóng viên, biên tập viên có một cách nhìn nhận chính xác hơn về việc thông
tin các sự kiện văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là với vấn đề tiêu
cực diễn ra nhiều năm, với nhiều biến tướng tinh vi như thương mại hóa tại
các lễ hội truyền thống. Từ đó đưa ra phương pháp khắc phục và hoàn thiện
hơn công tác làm báo của nhà báo, cơ quan báo chí, công tác tổ chức, quản lý
lễ hội của những nhà tổ chức, quản lý lễ hội và nâng cao ý thức của công
chúng khi tham gia vào lễ hội truyền thống.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luân và thực tiễn báo điện tử với vấn đề thương
mại hóa trong lễ hội truyền thống.
Chương 2: Thực trạng báo điện tử với vấn đề thương mại hóa trong lễ
hội truyền thống.
Chương 3: Khuyến nghị và giải pháp cho báo điện tử trong việc thông
tin về vấn đề thương mại hóa trong lễ hội truyền thống.


10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO ĐIỆN TỬ VỚI
VẤN ĐỀ THƢƠNG MẠI HÓA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
1.1 Báo điện tử
1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối
với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến
(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet
Newspaper) và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với tên
gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in như: Quê Hương điện
tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử…Ngay trong các văn bản pháp quy
của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Theo Điều 3, Chương 1 của Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 05 – 4 – 2016, báo
điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền
dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
1.1.2 Đặc điểm của báo điện tử
 Điểm mạnh
BĐT có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền
thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành
không bị trở ngại về thời gian, không gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời,
BĐT nước ta đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng
hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin,
hưởng thụ văn hóa của nhân dân…
Có thể nói rằng, BĐT - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền
thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí

11


truyền thống đã đem lại những giá trị rất lớn cho xã hội, cho người dân. BĐT đã
tạo ra bước ngoặt làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin
Về truyền tin, sự thay đổi thể hiện ở những góc độ sau:
Thứ nhất, BĐT có những lợi thế về dung lượng truyền tải mà báo in,
phát thanh, truyền hình không thể có được. BĐT không bị giới hạn bởi khuôn
khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Vì vậy, nó
có thể cung cấp một lượng thông tin lớn , phong phú và chi tiết. Ngoài ra,
những thông tin này còn được BĐT xâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề
thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin
của độc giả. Không những thế, thông tin trên BĐT còn được lưu trữ lâu dài và
khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục…tạo thành cơ sở dữ liệu để
bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ hai, BĐT không bị phụ thuộc vào khoảng cách đại lý nên thông
tin được truyền tải khắp toàn cầu. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi, dù
đó là thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa miễn nơi đó có đường dây
điện thoại, có di động hay phủ sóng vệ tinh. Ở các nước phát triển, với hạ
tầng viễn thông đã rất phát triển, người dân chỉ cần một sợi cáp nối đến nhà
là họ có tất cả các dịch vụ trong đó, từ điện thoại, truy cập internet bằng
thông cộng và xem truyền hình (truyền hình trực tuyến và cả truyền hình
thuê bao cáp). Vì thế, BĐT là một phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng,
sinh động và trực tiếp.
Thứ ba, BĐT đã tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất thông tin.
Thông tin từ thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng với
những thao tác hết sức đơn giản. Về lý thuyết, một người có thể làm được tất
cả các bước trong một công đoạn và tất cả các công đoạn trong cả quy trình
sản xuất BĐT. Vì vậy, xét về chi phí cho cả người sản xuất và công chúng
đều ít tốn kém hơn các loại hình báo chí khác.

12


Thứ tư, BĐT là sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là nó
không chỉ truyền tải văn bản, hình ảnh như báo in mà cả âm thanh, video như
phát thanh, truyền hình và các chương trình tương tác. Tính năng ba trong
một của BĐT đang và sẽ tạo dựng một sức mạnh truyền thông mới.
Thứ năm, BĐT là nhà vô địch về tần xuất và tôc độ truyền tin. Không cần
phải chờ đến giờ ra báo, phát sóng, cứ khi nào có thông tin mới là BĐT đưa lên.
Vì vậy, thông tin trên BĐT liên tục được cập nhật từng giờ, từng phút có thể tức
thời và ngay lập tức. Do đó, BĐT luôn sống 24h/ngày và 7 ngày/tuần.
Thứ sáu, xét về tiềm năng tài chính thì với mật độ sử dụng internet và
BĐT tăng lên hằng ngày, BĐT sẽ nhanh chóng chiếm một thị phần không nhỏ
về quảng cáo. Theo một tính toán thì trong tương lai, quảng cáo trên BĐT sẽ
không chỉ cạnh tranh với báo in mà với cả truyền hình.
BĐT ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Bây
giờ, vào mỗi buổi sáng, hình ảnh các nhân viên văn phòng đến cơ quan, bật
máy tính, truy cập vào các trang BĐT sau đó mới làm việc đã trở nên quen
thuộc. Điều này diễn ra ở nhiều nơi: công sở, gia đình, quán cà phê…BĐT đã
được chấp nhận không chỉ ở góc độ đối tượng tiếp nhận là khán giả, độc giả
mà ngay cả bản thân những người làm báo.
Về sự tiếp nhận thông tin của công chúng cũng thay đổi rất nhiều. giờ
đây, công chúng trở thành trung tâm, hoàn toàn chủ động lựa chọn thông tin,
thời gian, không gian trình tự tiếp nhận cũng như cách tiếp cận thông tin cho
phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Không những thế, công chúng còn
được khuyến khích và tạo cơ hội để tích cực tham gia vào quá trình sản xuất
thông tin và truyền tin. Vị trí của người truyền tin và tiếp nhận thông tin đôi
khi được hoán đổi cho nhau. Ngoài ra, nhờ những ưu điểm như khả năng đa
phương tiện và tính tương tác cao, BĐT đã giúp cho mối quan hệ giữa nhà
báo và công chúng chặt chẽ hơn thông qua việc mở các diễn đàn trao đổi, giao

lưu trực tuyến, tổ chức hội nghị trực tuyến…
13


Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác, BĐT ngày càng
phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to lớn. Hơn thế, BĐT còn chắp cánh cho
các loại hình báo chí khác bay xa hơn, giúp khuếch trương hình ảnh mọi nơi,
mọi lúc.
BĐT đã và đang có một vị trí xứng đáng, trở thành một món ăn tinh thần
không thể thiếu trong đời sống người dân bởi sức mạnh thực sự của nó. Xu
hướng phát triển của BĐT sẽ như vũ bão trong thời gian tới, số lượng người truy
cập ngày càng tăng lên nhanh chóng khi cước phí internet rẻ tới mức bất cứ ai
cũng có thể đăng ký được. Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển của BĐT tử sẽ tạo
nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình truyền thông.
 Điểm yếu
Như các loại hình báo chí khác, BĐT cũng có những hạn chế nhất định
Thứ nhất, độ chính xác của thông tin. Thông tin được BĐT đưa rất
nhanh, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Do vậy, nhanh thì dễ ẩu. Các
loại hình báo chí khác tránh xu hướng này bằng hàng rào các biên tập viên
giỏi nghiệp vụ.nhưng đối với BĐT, trong nhiều tình huống phóng viên kiêm
luôn tổng biên tập, tức là vừa viết bài vừa đăng tin lên mạng. Biên tập viên
lúc này không có vai trò.
Thêm nữa, dù đã phát hành, thông tin trên BĐT vẫn có thể chỉnh sửa
được tạo nên tâm lý thiếu cẩn thận ở một bộ phận nhà báo.Vì vậy, độ chính
xác của thông tin trên BĐT nhiều khi không cao bằng thông tin trên các loại
hình báo chí khác.
Thứ hai, độ an toàn của thông tin trên báo điện tử. Nó bị phụ thuộc quá
nhiều vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin gần như phụ thuộc vào sự ổn
định của hệ thống máy móc. Vì BĐT chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi
gặp các sự cố như cháy, hỏng virút phá hoại, tin tặc tấn công…nội dung lưu

trữ có thể bị chỉnh sửa, làm sai lệch hoặc bí phá hoại hoàn toàn và khó khôi
phục lại.
14


Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt người truy cập vào địa chỉ của các tờ
BĐT, mỗi người để lại dấu vết trên hệ thống gọi là địa chỉ IP, dấu hiệu đó xác
định họ là ai, ở đâu (trong nước hay nước ngoài, thậm chí thông qua vùng địa
chỉ của nhà cung cấp còn biết ở tỉnh nào…). Trong hàng vạn người truy cập
vào tờ báo có kẻ thay vì đọ báo lại lục lọi, thâm nhập vào hệ thống, cài đặt lên
đó những con Backdoor (phần mềm cho phép điều khiển từ xa nhằm mục
đích phá hoại). Và không phải công cuộc dò tìm, lục lọi trái phép nào các
quản trị mạng của tờ báo cũng có thể kiểm soát. Vì vậy, nếu các tin tặc chiếm
được quyền điều khiển, có quyền ngang hàng với các quản trị mạng thì khi họ
tấn công, tờ báo khó có thể chống đỡ nổi.
Một kiểu tấn công khác cũng rất đấng sợ, đó là tấn công từ chối dịch vụ
DDoS (Distributed Denis of Service) và Flood. Khi đó các tin tặc lợi dụng
băng thông lớn của những hệ thống mạng trên thế giới như Yahoo, Google…
để gửi những gói tin và yêu cầu truy cập ồ ạt tới hệ thống của tờ báo gây ra
hiện tượng nghẽn mạng, bạn đọc kết nối tờ báo nhưng không thể xem được
tin tức gì. Những cuộc tấn công kiểu nghẽ mạng DDoS hay Flood để ngắt bạn
đọc với tờ báo diễn ra thường xuyên. VnExpress đã từng bị ít nhất 4 lần
deface (xóa sạch trang chủ), còn VietNamNet thì rất nhiều lần.
Thứ ba, vì BĐT đưa ra rất nhiều thông tin nên người đọc nhiều khi bị
nhiễu, choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không có khả năng lựa chọn
thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Thêm nữa, rất nhiều thông tin trên
BĐT quá chi tiết, tủn mủn, sa đà vào giật gân, câu khách.
Có thể thấy nhiều tờ BĐT có những kiểu giật tít “bệnh hoạn” khi nhân
vật của câu chuyện là bất kỳ ai, không phân biệt già trẻ, giới tính , tuổi tác
miễn là thông tin đó có thể “câu wiew”.

Thứ tư, tâm lý không thư giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông tin từ BĐT.
Vì phải sử dụng máy tính có kết nối mạng internet hoặc trong vùng phủ sóng đối
với internet không dây nên không dễ dàng đọc BĐT mọi lúc, mọi nơi.
15


Thứ năm, BĐT mang tính cá nhân hóa nên khó có thể chia sẻ cho
người khác cùng xem, cùng đọc. BĐT không có khả năng tập hợp quần chúng
như phát thanh hay truyền hình.
Thứ sáu, quản lý thông tin trên BĐT cũng khó khăn hơn các loại hình
báo chí khác. Các diễn đàn nếu tổ chức không tốt rất dễ rất đến sa đà vào
những vấn đề mang tính giật gân, câu khách.
Trong tương lai, BĐT sẽ tiếp tục phát triển mạnh song song cùng tồn
tại với các loại hình báo chí khác, bổ sung những khiếm khuyết mà các loại
hình báo chí truyền thống không thể đạt được và đương nhiên cũng phải tính
đến cách khắc phục những hạn chế của mình.
1.1.3 Vai trò và chức năng của báo điện tử
Trong công tác gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử
trong các lễ hội truyền thống, truyền thông là một trong những phương tiện hữu
hiệu trong việc lên tiếng, vạch trần các hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp
luật. Báo chí là một kênh hữu hiệu nhất của truyền thông. Báo chí tham gia và
giữ vai trò trung tâm trong công tác truyền thông đại chúng – thông tin về vấn
đề thương mại hóa trong các lễ hội truyền thống dân tộc là thể hiện đúng bản
chất và các chức năng cơ bản của hoạt động báo chí. BĐT là một trong những
loại hình báo chí, cũng mang đầy đủ những đặc điểm này, bao gồm:
Thứ nhất, chức năng thông tin – giao tiếp, đảm bảo nhu cầu ngày càng
cao của con người. Thông tin trên các loại hình báo chí không chỉ trở thành
sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng ,đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, góp phần hình thành diện mạo văn
hóa quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người, mà còn ngày càng đi sâu

vào đời thường, đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
Thông tin báo chí có thể là các thông tin thời sự – chính trị, thông tin – chỉ
dẫn, thông tin – tư vấn, thông tin – quảng cáo, thông tin – giải trí được báo chí
mang lại cho công chúng một cách khách quan, chân thực, mới mẻ và nhiều
16


×