Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo mạng điện tử với vấn đề thay đổi giờ học giờ làm của bộ trưởng giao thông vận tải và 2 thành phố hà nội và thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.46 KB, 29 trang )

1. MỞ ĐẦU
I.1

Lý do chọn đề tài
Đề tài về phản biện trong vấn đề thay đổi giờ làm, giờ học của Bộ trưởng
Giao thông vận tải Đinh La Thăng và của Hà nội là sự kiện gây nhiều tranh
cãi không chỉ trong các cơ quan chức năng, trong kì chất vấn đại biểu Quốc
hội mà trong dư luận quần chúng cũng có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Vì đây
là vấn đề không chỉ là nhằm mục đích như Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
nêu ra là giảm thiểu ách tắc giao thông, mà còn ảnh hưởng đến nếp sống sinh
hoạt của mỗi gia đình; thời gian của những người đi làm và những người đi
học chênh lệch sẽ gây khó khăn lớn cho bố mẹ của chúng.
Phản biện xã hội đang là vấn đề nóng trong cơ quan báo chí cũng như
cơ quan chức năng và quần chúng dư luận xã hội. Làm sao mà vẫn đảm bảo
được tự do ngôn luận, tự do báo chí mà vẫn đảm bảo được tính nguyên tắc
trong phản biện xã hội, tôn trọng tiếng nói, góp ý của người dân. Nhất là các
sự kiện mang tính toàn dân như đề tài thay đổi giờ học, giờ làm của Bộ Giao
thông vận tải vì đây là đề tài ảnh hưởng đến mọi người dân đang sinh sống tại
2 thành phố lớn là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Nói đến sự tự do báo chí là nói đến sự phản biện trong báo chí. Báo
chí hiện nay, càng có sự phản biện tương đối nhanh chóng. Nói báo chí là
kênh phản biện thì đó đã có sự tự do báo chí. Vậy phản biện là gì? Bản thân
của phản biện là chỉ ra cái hay,cái đúng, để người ta cùng nhận thức và cùng
hành động; ngoài ra còn chỉ ra cái giở, cái bất hợp lý, bất cập những sai lầm
để khắc phục sửa chữa. “ Phản biện là dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ
những chứng cứ, lập luận để làm rõ đúng – sai , trong phản biện phải hội đủ
các luận cứ ( thực tiễn khoa học) để làm rõ cái đúng, cái sai của vấn đề đang
tranh luận. Vì vậy, phản biện khác với góp ý kiến, phê bình, kiến nghị ( không
đòi hỏi phải có đủ căn cứ khoa học thực tiễn). Là sự tranh luận, phản biện bao
hàm cả biện luận và phản biện luận chứ hông chỉ là “ một chiều”. Trong phản
biện không chỉ là bác bỏ, phủ định mà còn có thể có cả sự bổ sung làm rõ hơn


1


vấn đề ở góc độ, phương diện khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất giữa
phản biện và phản bác, bài xích”. ( Nguồn: Thạc sỹ : Vũ Thị Như Hoa, “ Như
thế nào về phản biện xã hội”, khoa Chính trị học, học viện Hành chính –
chính trị khu vực 1). Chưa bao giờ báo chí được phát huy quyền dân chủ, cởi
mở, thông thoáng, rộng rãi như những năm qua để tham gai phản biện, đóng
góp tích cực vào việc hoạch định, đường lối của Đảng, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ và đấu tranh, phản bác các luận điệu thù địch,
sai trái chống tham nhũng, và những điều tiêu cực trong xã hội còn đảm
nhiệm chức năng phản biện xã hội.
Thực tế cho thấy, có khá nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp,
mới mẻ, các cơ quan chức năng và các nhà quản lí không dự báo , bao quát
đầy đủ. Song nhờ báo chí lên tiếng, phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lí đạt
tình đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn điều
chỉnh, bổ sung nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, đáp ứng
nhu cầu, lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Mặt khác, do biết cách
khơi gợi vấn đề, khuyến khích, động viên đông đảo công chúng tham gia ý
kiến, nhiều cơ quan báo chí đã mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khao
học, các chuyên gia và mọi người dân lao động góp ý vào văn bản pháp luật,
các sự kiện lớn nhỏ của quốc gia giúp các cơ quan chức năng thay đổi cho
phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy,
nắm đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng
tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan, thông tấn báo chí đã thực
hiện chức năng của mình trong việc phản biện, mang lại hiệu quả rõ rệt. Coi
trọng phản biện trên báo chí thực chất là một hình thức phát huy quyền dân
chủ một cách công khai, minh bạch. Phản biện không phải là bác bỏ, lại càng
không phải cố tình ngụy biện để bác bỏ bằng được. Vì vậy, phản biện góp
phần quan trọng không thể thiếu trong sự tự do báo chí hiện nay.

Khi chọn đề tài này làm đề tài cho tiểu luận thì em được nghiên cứu,
hiểu rõ thêm về thay đổi giờ làm, giờ học của Bộ Giao thông vận tải và của 2
2


thành phố lớn: Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Được nghiên cứu sự phản
I.2

biện giữa báo chí với nhau và với báo chí với người đọc.
Lịch sử nghiên cứu
Với đề tài của mình, em thấy ở trên mạng chưa có bài nào nghiên cứu về
nó cả. Ở trên mạng và sách báo thì vấn đề phản biện được nghiên cứu và nói
nhiều đến nhưng là cái chung chung chứ chưa có bài nào nghiên cứu cụ thể về
vấn đề phản biện trong thay đổi giờ học, giờ làm trong báo chí nói chung và

I.3

I.4

trên ba tờ báo mạng: Tuổi trẻ, Dân trí và Vietnamnet nói riêng.
Đối tượng nghiên cứu
Báo mạng điện tử với vấn đề thay đổi giờ học giờ làm của Bộ trưởng
Giao thông vận tải và 2 thành phố Hà nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu ( bắt đầu từ 1 tháng 10 năm 2011 đến 1 tháng 12 năm
2011)
Trên 3 tờ báo mạng

I.5

/>

/>Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, phân tích
1.6. Kết cấu của tiểu luận
Phần mở đầu
Nội dung
Kết luận

3


2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận chung
- Vận dụng để khảo sát
2.1.1 Giới thiệu về Báo mạng điện tử
Cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ phát triển, có nhiều thành tựu
khoa học cao. Khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được ứng dụng khoa học
công nghệ thì báo chí không tránh khỏi những tác động. Kết quả là, những tờ
báo mạng điện tử ra đời theo xu thế chung phát triển của thời đại tiên tiến.
Trong xã hội hiện đại con người không thể sống thiếu thông tin. Nếu
không muốn bị bỏ lại phía sau, họ phải luôn tự cập nhật thông tin kiến thức.
Nhưng với sự bùng nổ thông tin ngày nay và tốc độ cuộc sống ngày càng
nhanh, con người không có đủ thời gian để tiếp nhận những thông tin cần
thiết. Do đó các nhà truyền thông trên thế giới luôn tìm mọi cách để đáp
ứng thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất cho khách hàng. Và
Internet là một trong những phương tiện vô cùng hiệu quả mà các nhà
truyền thông đang nhắm tới. Nhờ có Internet, thông tin đã thực sự vượt ra
khỏi rào cản biên giới.
Sự ra đời của báo mạng điện tử
Năm 1962, ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau của
J.C.R. Licklider ra đời.

Năm 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của
Internet; Internet

– liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được kết

nối với nhau.
Sau bao biến cố thăng trầm, đến năm 1984, giao thức chuyển tin giao
thức chuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control Pro- tocol và Internet
Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS
(Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ.
Năm 1991, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText
Mark- up Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP
(HyperText Transfer Protocol), Internet từ đó thực sự trở thành công cụ đắc
4


lực với hàng loạt các dịch vụ mới. WWW( Word Wide Web) ra đời, đem lại
cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác,
chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và
nội dung phong phú.
Và trong guồng quay công nghệ đó, khi mọi lĩnh vực của cuộc sống
đều được ứng dụng khoa học công nghệ thì báo chí không tránh khỏi những
tác động. Kết quả là, những tờ báo mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển
của thời đại và như một phát triển tất yếu.
Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ
tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí
Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ
ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu.
Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ báo Chicago của Mỹ mới là tờ
báo điện tử đầu tiên trên thế giới.

Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế
giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống
cung cấp. Có thể coi báo mạng điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo in
(text), báo nói (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được
cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát
thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí.
Ở Việt Nam, chỉ một tháng sau khi nối mạng Internet, ngày 31 -121997 tạp chí Quê hương ( tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài

trực

thuộc

Bộ

Ngoại

giao

Việt

Nam)



địa

chỉ


đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên của
nước ta.
Sự phát triển của báo mạng điện tử
Sự phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới

5


Công nghệ Internet đã làm tiền đề báo điện tử ra đời, và chính báo
điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới. Những trình duyệt
phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền
thông đa phương tiện. Sự phát triển của báo chí điện tử cũng là một động lực
thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử khi tạo ra một môi trường mới cho
ngành công nghiệp quảng cáo phát huy những phương cách quảng bá thông
tin thương mại muôn hình vạn trạng.
Trong sự phát triển của báo mạng điện tử không thể không nhắc tới
vai trò to lớn của các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến với những cái tên đã trở
thành một từ không thể thiếu đối với những người thường xuyên khai thác
thông tin trên mạng, như công cụ của Yahoo, Google, MSN… Những dịch
vụ search này đang liên tục mở rộng tiện ích, không chỉ đem đến một cổng
thông tin tổng hợp nhiều nguồn mà còn là một bộ dẫn hướng cực mạnh
giúp người sử dụng tiếp cận không chỉ những nội dung dạng text mà cả
hình ảnh và video.
Xét về nội dung truyền tải, báo mạng điện tử có những lợi thế mà
báo in, thậm chí cả phát thanh – truyền hình cũng phải kính nể. Báo mạng
điện tử hiện nay không phải là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta
từng làm và từng lầm tưởng. Nhiều tờ báo lập bộ phận riêng để phụ trách
mảng này với lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên
thiết kế đồ họa đông đảo (chẳng hạn như BBC, quân số lên tới 400 người).
Về công nghệ, báo mạng điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình

thức đa phương tiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động.
Và nếu nói đến tốc độ của thông tin thì báo điện tử đúng là nhà vô địch.
Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng, và thao tác thì quá đơn giản (và
đỡ tốn kém) nhờ những công nghệ hiện đại.
Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo mạng điện tử mà các
loại hình báo chí khác không có được hoặc khó cạnh tranh được. Chẳng hạn
tính tương tác của báo mạng điện tử rất cao. Một tin tức gửi đi có thể nhanh
6


chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông
tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay với tờ
báo về cách đưa. Đài phát thanh và truyền hình có một số mục giao lưu hay
talkshow cho phép người xem, người nghe gọi điện trực tiếp, nhưng chắc
chắn không “bì” kịp với kiểu trao đổi qua Internet.
Báo mạng điện tử cũng cho phép một tính năng đặc biệt: Tìm kiếm.
Với phát thanh và truyền hình thì đương nhiên là… “nghỉ khỏe”, với báo in
cũng vô cùng khó khăn nếu muốn lục lại một thông tin từ các số trước. Ngay
cả khi đã cầm trên tay tờ báo, lại là những tờ nhật báo dày như New York
Times, thì vẫn không đơn giản chút nào. Với báo điện tử thì ai cũng biết là chỉ
cần gõ từ khóa rồi nhấn nút “Go”. Thế là xong! Tìm lại những bài viết cách
đây cả chục năm, hoặc nhiều bài viết của nhiều nguồn về một vấn đề, cũng là
chuyện dễ làm.
Chỉ với một động tác click chuột để biết tất cả các tin tức mỗi buổi
sáng thay vì mở radio, xem truyền hình hoặc mua một tờ báo. Thói quen này
đã bắt đầu hình thành ở Việt Nam, trước hết là giới trẻ tại các thành phố lớn.
Và thói quen ấy bắt đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của một loại hình báo chí
mới: Báo mạng điện tử.
Được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói,
báo in và báo hình, báo mạng điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả

đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình
báo chí khác …
Cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, loại hình báo chí này
còn đang được dự đoán sẽ trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất chỉ
trong vòng 5 năm tới ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Sự phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam
Những mốc quan trọng
- Năm 1997: Tờ báo trực tuyến đầu tiên của VN ra đời là tờ tạp chí Quê
hương điện tử. Đây là tờ tạp chí của Uỷ ban về người VN ở nước ngoài trực
7


thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức
khai trương ngày 3/12/1997.
- Năm 1998: Báo điện tử Vietnamnet ra đời
- Năm 1999: Báo Nhân dân điện tử ra đời
- Ngày 3-2-1999, Đài tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền

Ba tờ báo /> là những tờ báo mạng điện tử phát triển cả về số lượng và
chất lượng hàng đầu trong các tờ báo mạng hiện nay ở Việt Nam. Là những tờ
báo có đăng tải những thông tin nhanh nhất, có tính thời sự. Chỉ riêng báo
tuổi trẻ là chủ quản của nó là báo in nhưng 2 tờ báo dân trí và vietnamnet là 2
trang báo mạng điện tử độc lập và đã xây dựng được thương hiệu riêng cho
mình. Cả 3 trang báo mạng điện tử này đều là những trang báo mạng được
nhiều độc giả chọn để đọc và cập nhật thông tin mỗi ngày, bởi những tin bài
mang tính cập nhật thông tin, thời sự còn có những bài viết chuyên sâu của
các nhà báo kỳ cựu.
2.2. Các giai đoạn phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
Có thể chia theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1997 – 2001: Là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng

điện tử ở Việt Nam. Các tờ báo còn đơn giản cả về nội dung và hình thức,
thậm chí là những bản sao của các phiên bản báo in. Thời kỳ này Báo mạng
điện tử gặp rất nhiều khó khăn trong lực lượng phóng viên, trang thiết bị...
- Giai đoạn 2001 – 2005: Xuất hiện hàng loạt các trang báo điện tử mà
tiêu biểu như Thanhnien online, Tuoitre Online, vietnamnet, vnexpress,
Dân Trí…
Ở thời kì này, các tờ báo đã dần khẳng định được vị trí của mình trong
làng báo, xây dựng được nhưng thương hiệu, phong cách riêng. Có nhiều tờ
báo mạng điện tử ra đời với tư cách độc lập đã tạo ra luồng gió mới trong làng
báo mạng điện tử Việt Nam.
8


- Giai đoạn 2005 đến nay : Xuất hiện thêm các dạng blog, các địa chỉ
web của các cá nhân, cơ quan, các diễn đàn… tạo nên cái gọi là “báo chí công
dân”. Đời sống báo chí, nhất là báo chí trên mạng càng ngày càng phong phú,
sự cạnh tranh thông tin vì thế mà càng mạnh mẽ hơn. Báo mạng điện tử đã
thực sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Năm 2006: VnExpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử được truy
cập nhiều nhất trên thế giới
Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam càng ngày càng lớn,
trong đó có 5 tờ báo mạng điện tử độc lập và nhiều tờ báo phụ thuộc, hoặc các
trang tin của các cơ quan truyền thông khác.
Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự
ra đời của báo điện tử VnExpress, tiếp đó là Vietnamnet và một số tờ khác.
Tuy nhiên, báo điện tử khi đó chỉ đơn thuần là phương tiện chuyển tải
những thông tin của báo viết lên trên mạng. Các biên tập viên của báo khi
đó chỉ có mỗi một việc là đọc, chọn lựa và copy tất cả các bài trên báo viết
lên báo điện tử.
Báo mạng điện tử hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, tỏ rõ được ưu thế

của nó so với các loại hình báo chí khác. Nhưng cũng phải biết hạn chế những
nhược điểm của nó mang lại mới phát triển bền vững được và là tờ báo tin cậy
của bạn đọc mỗi khi click chuột vào tên miền.
2.1.1.1 Đặc trưng của cập nhật thông tin Báo mạng điện tử
Lợi thế của Báo mạng so với các loại báo khác là ở đặc trưng
cập nhật thông tin rất nhanh, mang tính thời sự cao. Chỉ cần có một sự
kiện xảy ra trong nước hoặc nước ngoài là ngay sau đó chỉ cách có vài
tiếng đồng hồ, thậm chí chỉ trong vòng nửa tiếng đến một tiếng đồng
hồ là ở trên báo mạng điện tử đã cập nhật được thông tin lên cho độc
giả rồi. Khác với báo in, phải chờ đến ngày hôm sau thì báo mới in ấn
xong và khi ấy thông tin mới đến được với độc giả. Nhưng so với báo

9


mạng điện tử thì chỉ có một thời gian rất ngắn sau đó thông tin sẽ được up
lên cả bài viết lẫn viedeo quay lại sự việc, độc giả chỉ việc click chuột vào để đọc.
Đối với báo mạng điện tử thì hầu như bạn đọc không phải chờ đợi
lâu. Bất kể thông tin diễn ra ở đâu, thời gian nào, đêm cũng như ngày, chỉ cần
một máy tính xách tay hoặc điện thoại di động nối mạng, các phần mềm phụ
trợ thì khi sự kiện xảy ra phóng viên có thể cập nhật tin bài ngay tức khắc.
Ngay cả khi phóng viên vừa đăng bài xong, nếu phóng viên phát hiện ra được
tình tiết mới, có ý nghĩa lại có thể cập nhật thông tin mà không gặp bất kỳ khó
khăn gì. Trên báo mạng điện tử, mối quan hệ về thời gian cũng thay đổi nó
như bị nén lại, rút ngắn rất nhiều. Chỉ bằng cái click chuột thì ngay lập tức
bạn đọc ở bất kỳ đâu ( miễn là ở đó có mạng Internet) khắp hành tinh có thể
đón nhận được thông tin và tham gia vào sự kiện đó.
Nội dung thông tin báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ
của trang báo như các loại hình báo chí khác . Chỉ có báo mạng mới có khái
niệm “ bài báo mở”- tức là sau bài viết khi đã phát hành vẫn còn tiếp tục cập

nhật. Ví dụ về vụ bắt cóc đứa bé ở bệnh viện Nhi TW. Ngay sau khi công an
giải cứu cho đứa bé, đưa đứa bé an toàn về với người mẹ thì ngay sau đó chưa
được một tiếng đồng hồ thì ở báo mạng đã đưa tin ngay lập tức.
2.1.1.2 . Đặc trưng của tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử
Đặc trưng đa phương tiện là một trong những ưu điểm vượt trội của
báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác. Với việc phát triển vượt
bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo mạng
điện tử ngày càng tích hợp thêm nhiều “phương tiện” mới, với những cách
thức thể hiện khác nhau. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm
những thành phần sau: văn bản ( text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image
and graphic), âm thanh(audio), hình ảnh động( viedeo and animation) và các
chương trình tương tác (interactive program). Tóm lại, đa phương tiện trên
báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện( ngôn ngữ văn tự và
phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí.
10


Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là
những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang chủ của báo
mạng điện tử đã tạp ta sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Hiện
nay, ở Việt Nam các tờ báo mạng điện tử đã chú ý nhiều hơn tới khả năng đa
phương tiện. Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các chương trình của
nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì một số tờ báo mạng
điện tử đã đầu tư để tự sản xuất các sản phẩm đa phương tiện của riêng mình.
2.1.2 Cách viết cho báo mạng điệnt tử
Báo mạng điện tử là sự tích hợp của các loại hình báo chí, độc giả của
báo mạng điện tử là những người đọc với mục đích tìm kiếm thông tin. Với
đặc thù là muốn đọc báo mạng điện tử ngoài có máy tính và điện thoại... ra thì
cần có mạng Internet, vì vậy, không phải ai cũng đáp ứng được những điều
kiện này để tiếp cận với báo mạng điện tử. Những người đọc báo mạng đa số

là những tầng lớp trẻ tuổi với tìm kiếm thông tin nhanh vì họ không có thời
gian để đọc những bài báo dài. Vì vậy, khi viết cho báo mạng điện tử là phải
viết ngắn gọc, đúng trọng tâm.Theo ông Thăng Đức Thắng- Tổng Biên tập
VnXpress: “Báo điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng
tối đa thông tin”. Tránh lối diễn đạt gián tiếp, lòng vòng, phức tạp.
Điều thứ 2 mà phóng viên, cộng tác viên muốn viết bài cho báo mạng
điện tử nên sử dụng những bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản. Thay vì viết
bài báo dài, trong báo điện tử nên viết nhiều bài báo nhỏ, mỗi bài báo nhỏ nên
đi sâu về một chuyên đề. Các tít phụ thì rất cần thiết và quan trọng đối với
bài, đặc biệt là đối với bài dài trong báo mạng điện tử. Nó không chỉ giúp
phân chia ý một cách mạch lạc, logic mà còn người đọc hiểu nhanh được nội
dung toàn bài.
Khi viết cho báo mạng điện tử cần cắt thông tin làm nhiều khối hoặc
đoạn ngắn và thêm tít con trong bài. Nên sử dụng nhiều kiểu câu tránh sự
nhàm chán đối với người đọc. Tránh những kiểu câu phức tạp, dài dòng, sử
dụng câu ngắn, đơn giản.
11


Không bao giờ quên viết sapo cho bài báo mạng điện tử. Bởi do báo
mạng điện tử có tính chất trực tuyến nên nhà báo phải có nhiệm vụ cung cấp
nhanh chóng thông tin quan trọng cho người đọc. Nếu sapo hay, hấp dẫn thì
nội dung bài báo mới được người đọc tiếp.
Viết cho báo mạng điện tử phải tăng cường thông tin lý giải, định
hướng và tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết. Chọn từ hoặc
cụm từ làm đường dẫn phải chính xác, rõ ràng. Nó phải thực sự là chiếc chìa
khóa để khi mở ra người đọc thấy ngay đây chính là những thông tin mà họ
tìm phù hợp với nội dung đường dẫn.
Ngày nay, các tờ báo mạng điện đang cố gắng thu hút, nâng cao sự thỏa
mãn nhằm giữ chân những độc giả trung thành, kéo theo sự quan tâm của độc

giả mới. Các phương tiện tương tác được tăng cường bằng việc lắng nghe, lôi
cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu nhập và cung cấp thông tin.Các tờ báo
mạng điện tử đã chú ý nhiều hơn đến tính tương tác, tính đa phương tiện... làm
người đọc trở nên chủ động hơn và tích cực hơn trong quá trình tìm kiếm, khai
thác thông tin hơn là chỉ đơn thuần cung cấp nhiều thông tin.
2.2 Khảo sát thực tế
2.2.1

Khảo

sát

trên

ba

tờ

báo

mạng

điện

tử:

/>Về đề tài thay đổi giờ làm, giờ học trên địa bàn 2 thành phố lớn nhất
nước, có mật độ dân cư lớn nhất của Bộ Giao thông vận tải

từ ngày


1/10/2011 đến ngày 1/12/2011.
Ở báo />
qua khảo sát các bài báo từ ngày

1/10/2011 đến ngày 1/12/2011 ta được kết quả như sau:
1.

Những bài báo có tính chất đồng tình.
“Đổi giờ học giờ làm để tránh tắc đường” (08:52, ngày 17 tháng 10 năm
2011 của tác giả Vũ Điệp).

12


Luận điểm: Vấn đề xe buýt và những bất cập về vấn đề này – cũng là
một trong những lý do khiến Hà Nội tắc đường. Giải pháp cho các học sinh,
2.

sinh viên khi đi xe buýt tránh tắc đường, giảm phương tiện cá nhân.
“Bộ trưởng Thăng: chưa thay đổi giờ làm tuần sau” ( 08h:07, ngày 20
tháng 10 năm 2011 của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: Đây là bài báo ghi lại nhận định của Bộ trưởng bác bỏ lại
thông tin một số báo cho rằng: vào tuần sau, Bộ GTVT sẽ thực hiện thay đổi
giờ làm. “Cái này phải trình Thủ tướng Chính phủ chứ Bộ GTVT không

3.

quyết được và tôi chưa bao giờ nói tuần sau sẽ thực hiện phương án này cả”.
“Đề xuất giờ làm được trình Chính Phủ” (14:12, ngày 20 tháng 10 năm

2011, theo Giáo dục Việt nam)
Luận điểm: Những thông tin mới nhất về việc thực hiện thay đổi giờ làm
việc và giờ học tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh để giảm ùn tắc giao
thông đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét. Những bất cập, ý kiến được
Bộ trưởng giải đáp về vấn đề thay đổi giờ học giờ làm là để tránh ùn tắc

4.

5.

đường.
“Chưa đổi giờ làm, giờ học” (06:05 ngày 21 tháng 10 năm 2011)
Luận điểm: Thông tin bác bỏ của Bộ trưởng Bộ GTVT về thông tin sẽ
thay đổi giờ làm, giờ học tuần sau của một số báo đưa tin không đúng.
“Sẽ thay đổi giờ học giờ làm như thế nào ở Hà nội?” ( 08:37, ngày 21
tháng 10 năm 2011 ( theo Vn media).
Luận điểm: Bài viết này sẽ trình bày các dự thảo, các phương án thay đổi
giờ làm giờ học được tác giả trình bày chi tiết về các nhóm đối tương:
Cán bộ, công chức chính quyền TW; cán bộ, công chức Hà nội; Bậc
mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở; Học sinh trung học Phổ thông; Sinh
viên Đại học khu vực Cầu giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng; Các

6.

trung tâm kinh doanh thương mại.
“Bộ trưởng Thăng nói gì về thay đổi giờ làm việc, giờ học” (11:42, ngày
22 tháng 10 năm 2011, của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: Dự thảo đề xuất giờ làm việc, giờ học được Bộ trưởng
GTVT gửi UBND Hà Nội. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết:
“Hiện Bộ đang thống nhất với Hà nội về thay đổi giờ làm, giờ học và tuần sau

13


mới đề trình lên Chính phủ. Bản dự thảo của Bộ trưởng khẳng định: việc thay
đổi giờ đi làm của người lớn với thay đổi giờ đi học của trẻ em phải phù hợp.
Ngoài ra, giờ học cũng không thể đưa về một thời điểm giống nhau vì có
7.

nhiều tuyến phố có nhiều trường Đại học ( Cầu giấy, Đống Đa).
“Hà nội thí điểm thay đổi giờ học sinh viên” (11:42, ngày 25 tháng 10 năm
2011, của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: Có nhiều phương án đối với học sinh, sinh viên trên các quận
khác nhau. Xoay quanh nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhiều nhóm khác nhau và

8.

sẽ có ý kiến thay đổi giờ làm của sinh viên trước thay cho nhóm công chức.
“Đổi giờ làm – Hà nội nghe rồi mới quyết” (ra ngày 25 tháng 10 năm 2011,
của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: không vội vàng, cần nghe ý kiến phản biện và tiếp tực

9.

nghiên cứu thì mới đưa ra phương án cuối cùng để trình lên Thủ tướng.
“Bộ trưởng Giáo dục ủng hộ đề xuất đổi giờ học” (08:15, ngày 21 tháng 10
năm 2011 của tác giả Lê Nguyên).
Luận điểm: Tuy với tít như thế nhưng bài viết chỉ “đá” qua nội dung
về Bộ trưởng Bộ giáo dục nói. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn
phòng Sở GD-ĐT Hà nội góp ý, cần phải khảo sát để thấy tính khả thi
trong việc đổi giờ học giờ làm. Phân chia các độ tuổi, các cấp bậc học


sinh, sinh viên để phù hợp.
10. “Hà nội trình Chính phủ phương án điều chỉnh giờ” (09:09:39, ngày 8
tháng 11 nắm 2011 của tác giả Thu Hằng).
Luận điểm: Hà nội chia ra thành 2 đối tượng khác nhau để điều chỉnh giờ
học giờ làm cho cụ thể: nhóm 1 gồm học sinh, sinh viên; nhóm 2 gồm công
chức các cơ quan TW và Hà nội, học sinh các trường mầm non, tiểu học và
Trung học cơ sở thì giờ học và giờ làm hầu như giữ nguyên. Phương án đã
được thống nhất và trình Thủ tướng Chính phủ.
11. “Hà nội không thay đổi giờ làm của công chức” (10:46, ngày 1 tháng 11
năm 2011 của tác giả Gia Văn).
Luận điểm: Thành ủy Hà nội lại đưa ra ba nhóm đối tượng trong vấn đề
thay đổi giờ học giờ làm: học sinh, sinh viên, các trường Đại học, cao đẳng
( nhóm 1); các trường Trung học, Thương mại, cơ quan, dịch vụ, tài chính
14


( nhóm 2); đối tượng công chức, viên chức, học sinh các trường mầm non,
tiểu học, THCS (nhóm 3).
Với mục đích giảm ách tắc giao thông nên Thành ủy Hà nội quyết định:
chỉ thay đổi giờ của nhóm 1 và nhóm 2 còn nhóm 3 thì giữ nguyên.
12. Bộ Giao thông vận tải chốt 2 phương án đổi giờ làm giờ học”
( 09:15, ngày 27 tháng 10 năm 2011, theo Thông tấn xã Việt nam).
Luận điểm: Bộ GTVT đã quyết định chọn 2 phương án cuối cùng cho
phương án thay đổi giờ làm giờ học để trình lên chính phủ sớm nhất có thể
Phản hồi của bạn đọc:
Trần Hùng, gửi lúc 07/11/2011 10:29:57
"Cần phải kiên quyết và triệt để": Nếu muốn giải quyết có hiệu quả cao
đối với vấn đề giao thông Hà Nội thì cần phải làm mạnh và dứt khoát. Những
quan điểm như Bộ trưởng Đinh La Thăng làm là có sự hợp lý và cần thiết.

Không thể vì lo ảnh hưởng đến lợi ích một số người mà không làm. Không
thể có một giải pháp tối ưu không ảnh hưởng đến một bộ phận nhân dân trong
giải quyết việc này. Nhân dân mỗi người một ý. Nhà nước và chính phủ cần
có biện pháp quyết liệt và làm triệt để”.
13.

Những bài báo có tính chất ý kiến trung lập:
“Phụ huynh sẽ ăn bớt giờ làm” ( ngày 25 tháng 10 năm 2011, của tác giả
Nguyễn Hường).
Luận điểm: Đây là bài báo ghi lại một số ý kiến của những người –
những đối tượng bị tác động của việc thay dổi giờ làm giờ học trên địa bàn 2
thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những bậc phụ huynh, sinh
viên, công chức đi làm...sẽ được trình bày những tâm tư của mình về những

bất cập và thuận lợi của việc thay đổi giờ làm giờ học.
14. “Điều chỉnh giờ: Bộ GTVT và Hà nội không “vênh” nhau (08:26, ngày 8
tháng 1 năm 2011, của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng bác bỏ
thông tin về việc bộ GTVT và Hà nội “vênh” nhau về phương án thay đổi giờ
làm và giờ học. Cả Bộ GTVT và Hà nội đều có những ý kiến hơi khác nhau
nhưng cùng chung mục tiêu: giảm ùn tắc giao thông.
15


15.

“Đổi giờ làm: Hà nội nghe phản biện rồi mới quyết” ( 06:00, ngày 24
tháng 10 năm 2011của tác giả Chung Hoàng).
Luận điểm: Cuộc trao đổi giữa phóng viên với Bí thư Thành ủy Hà nội,
ông Phạm Quang Nghị cho biết: những biện pháp do Bộ GTVT đưa ra cũng

chỉ với một mục đích là giảm ách tắc giao thông. Nhưng biện pháp đổi giờ
làm giờ học này cũng chỉ giải quyết một phần chứ chưa dứt điểm. Vì vậy,

thành phố Hà nội nghe phản biện rồi mới giải quyết.
16. “Chuyện thay đổi giờ làm “nóng” tại công sở” (09:20, ngày 24 tháng 10
năm 2011, của tác giả Hải Anh).
Luận điểm: Vấn đề thay đổi giờ làm của Bộ GTVT của nhóm đối tượn là
công chức ( các bậc phụ huynh có em nhỏ đi học) thì lại “lỗi nhịp” với giờ
học của con cái. Có nhiều ý kiến bất đồng xung quanh việc thay đổi giờ làm
và giờ học, có nhiều khó khăn cũng như thuận lợi mà vấn đề ấy mang lại.
Ý kiến bạn đọc:
dongocson HN, gửi lúc 08/11/2011 17:11:31
“sự thống nhất cả 2 phương án cơ bản là như nhau. Chỉ có điểu PA của
bộ GTVT chi tiết hơn, nhưng nếu PA của Hà nội ra trước thì hay hơn. Nếu
PA của Hà nội chưa triệt để thì bổ saung PA của bộ GTVT. Cần nghiên cứu
và chuẩn bị như 2 giai đoạn, như vậy phải có sự thống nhất cả 2 phương án”.
17.

Những bào báo có tính chất không đồng tình:
“Tướng Nhanh “chê” phương án đổi giờ của Hà nội” ( Theo Vn Media –
Xuân Tùng).
Luận điểm: Trung tướng Nhanh chỉ ra rõ, phương án thay đổi giờ học,
giờ làm cũng chỉ là tạm thời nhưng nếu không cân nhắc phương án đầu tư hạ
tầng giao thông, phương tiện, ý thức của người dân...Tướng Nhanh cũng đưa
ra bình luận phương án thay đổi giờ làm giờ học à biện pháp vô cùng khó.

Sau đấy, tác giả vài viế đưa ra những bất cập trong việc đổi giờ.
18. “Bộ Giao thông không được đổi giờ thay Hà nội” (03:24 ngày 5 tháng 11
năm 2011, theo Vn Media).
Luận điểm: Bởi vì nguyên nhân Bộ GTVT đơn phương trình lên Thủ

tướng phương án thay đổi giờ làm giờ học mà cũng không hợp tác liên kết với
16


UBND Thành phố Hà nội. Vì vậy, UBND Hà nội đã có ý kiến rằng sẽ tự xây
dựng riêng phương án riêng để cho Chính phủ phê duyệt.
19. “Việc làm của anh Thăng chưa có gì ghê ghớm” ( 07:42, ngày 8 tháng 11
năm 2011, theo Giáo dục Việt Nam)
Luận điểm: Là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên với ông Vũ Mão –
nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về “hiện tượng” anh Thăng và vấn đề
thay đổi giờ làm giờ học. Theo ông, mọi việc còn đang mang nhiều bất cập
của nó chứ chưa vội vàng khi đánh giá một vấn đề khi chưa mang tính khả
quan.
20. “Thay đổi giờ làm sẽ gây xáo trộn hơn”(11:09, ngày 20 tháng 10 năm 2011
của tác giả Vũ Điệp).
Luận điểm: Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ
tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam) và TS Khuất Việt Hùng ( Đại học
GTVT) đều có cùng quan điểm: việc thay đổi giờ làm, giờ học không được
rập khuôn theo nước ngoài mà cần có sáng tạo. Xem xét, nghiên cứu cụ thể để
đưa ra phương án thích hợp nhất, phù hợp với đất nước mình.
Ý kiến của bạn đọc:
Anh Tuấn, gửi lúc 07/11/2011 10:30:30
"Hà Nội có làm gì đâu.": Hà Nội bao năm nay có dám làm gì đâu, chỉ
được mỗi việc lát vỉa hè rồi lại phá lại lát rồi lại phá. Có một con đường QL
32 đoạn Diễn Nhổn hết Chủ tịch rồi đến Bí thư hưa , hứa hứa rồi hứa. Nhà
siêu mỏng siêu méo cũng hứa, hứa... Lãnh đạo hà nội và những lời hứa không
bao giờ thực hiện”.
21.
-


Phản biện của bạn đọc:
“Thay đổi giờ làm: bạn đọc góp ý kiến”
Thực hiện giải pháp đưa ra một cách quyết liệt:
Anh Huy, Email: anhhuydng@...
“Mọi người hãy thử các giải pháp đã đưa ra, mọi người hãy áp dụng
trước đã rồi hãy tính xa. Nếu 100 người thấy thuận lợi và vài người thấy khó
khăn thì vài người đó phải vì 100 người kia, chứ đừng vì 1một chút khó khăn
của mình mà muốn cả triệu con người phải sống trong khổ sở. Bộ trưởng hãy

17


cứ làm quyết liệt. Người dân không đồng tình thì đừng bao giờ yêu cầu cải
cách. Sai thì bộ trưởng chịu trách nhiệm, còn đúng thì dân nhờ”.
Email:
vuhodac@...
“Tôi đồng ý với quan điểm của Bộ Trưởng. Nếu ai cũng kể lể khó khăn thì
chẳng thể quản lý và cải cách được gì, quan trọng là ai đủ can đảm suy nghĩ
giải pháp và ai đủ nghị lực và quyết đoán thực hiện? Các bạn muốn giữ
nguyên cách lưu thông như hiện nay thì có khi đón con về đến nhà là 21h rồi,
chưa kể là không thể đón con nhỏ đúng thời gian. Vì vậy không nên bàn lui
-

mà hãy tiếp sức để Bộ trưởng tiếp tục cải cách và tìm giải pháp”.
Phải làm nhiều việc đồng thời :
Đỗ Mạnh Hùng, Email: hungdm@...
“Tôi ủng hộ tinh thần quyết liệt của Bộ trưởng Thăng, nhưng phải thực
hiện nhiều việc đồng bộ và có hiệu quả cao: kiên quyết di chuyển ngay một số
bệnh viện lớn và các trường Đại học ra ngoại thành. Không tái xây dựng các
khu chung cư cũ mà biến thành các công viên cây xanh, khu giải trí thể thao

phục vụ cộng đồng (bài học của Thành phố Bắc Kinh nhân dịp chuẩn bị cho
Olimpic 2008). Các khu đô thị mới phải có quy định nghiêm ngặt hệ số sử
dụng đất, chỉ xây các tòa cao tầng, cấm xây liền kề và biệt thự. Nếu làm ngay,
sau 3 năm Hà Nội sẽ hết ùn tắc”
- Một số cách làm đơn giản, hiệu quả:
An VP, Email: anvp19@...
“Ở Mỹ: Có xe bus chỉ chở học sinh và có màu cùng hình dạng đặc
trưng là màu vàng, với xe này được trợ giá và đặc biệt ưu tiên mọi cung
đường. Nếu Hà Nội làm được thì điều chỉnh giờ làm của bố mẹ sẽ không
ảnh hưởng nhiều”.
Bạn đọc Châu Giang (gửi 10:26 ngày 07/11/2011 ):
"Đổi giờ làm chống ùn tắc ở Hà nội": Nếu như địa phương nào phụ trách
vấn đề giao thông của địa phương đó thì Bộ Giao thông làm gì? Bộ GTVT là
cơ quan chuyên nghành cao nhất của đất nước được chính phủ giao đảm
trách về công tác giao thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam cơ mà! Đúng là
vẫn cái tình trạng muôn thưở chồng chéo, trên bảo dưới không nghe thì quả
18


là khó, thật đáng tiếc cho một trái tim nhiều nhiệt huyết và dũng cảm của
BT Thăng..”.
Bạn đọc Đỗ Tuấn Anh ( gửi 10:29 ngày 07/11/2011 ).
"Hà Nội thật trì trệ": Hà Nội là thủ đô nhưng càng ngày càng đuối trong
việc là lá cờ đầu, bộ mặt của đất nước. Các lãnh đạo trì trệ, chỉ đạo không
quyết liệt. Qua lần này thấy rõ tự ái của lãnh đạo Hà Nội trước đề xuất của Bộ
GT. Nhà tôi có ai vào HCM ra cũng tấm tắc khen văn hóa giao thông và dịch
vụ trong đó đâu ra đấy. Hãy xem nếu Bộ GT đề xuất p.án cho HCM xem họ
áp dụng ntn, lãnh đạo HN quả thật bảo thủ và cái tôi quá lớn”.
Ở báo qua khảo sát các bài báo từ ngày 1/10/2011
đến ngày 1/12/2011 ta được kết quả như sau:

1.

Những bài báo có tính chất ý kiến đồng tình:
“Hà nội sẽ đổi giờ học giờ làm từ ngày 1/1/2011” ( 21:25, ngày 21 tháng 11
năm 2011 của tác giả Quang Phong).
Luận điểm: Những phương án thay đổi giờ cho các nhóm đối tượng
được Phó Thủ tướng đồng ý. Và trên 10 quận nội thanhd và 2 huyện Thanh

2.

trì, Từ liêm, lịch sẽ bắt đầu từ 1/1/2012.
“Hà nội: Đề xuất giờ học giờ làm để chống ùn tắc giao thông” (22:16,
ngày 17 tháng 10 năm 2011, của tác giả Quỳnh Anh).
Luận điểm: “Bệnh” giao thông là do các phương tiện cá nhân, taxi nên
dẫn đến ùn tắc giao thông, phải tăng phương tiện xe bus lên để đáp ứng nhu
cầu ngày càng lớn của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, làn phân
tuyến giao thông, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.

“Thay đổi giờ học và giờ làm là phương án tối ưu” ( 09:13, ngày 18 tháng
10 năm 2011 , bạn đọc có email )
“Thay đổi giờ học và giờ người đi làm là phương án tối ưu, cần thiết và
phải thực hiện ngay. Vì phương án này không làm ảnh hưởng đến "tiền", nên
tôi tin là thực hiện được và hiệu quả sẽ trông thấy ngay. Chúng ta chỉ cần nhìn
sang bên các nước bạn ví dụ như Malaysia hoặc Singapore, thấy ngay phương
án này đã áp dụng rồi”
19



Đây là ý kiến của bạn đọc viết được báo đăng lên về việc tán thành
4.

phương án thay đổi giờ làm giờ học của Bộ GTVT đưa ra.
“Có thể đổi giờ làm việc theo 3 khung giờ chính” (15:35, ngày 25 tháng 10
năm 2011, của bạn đọc).
Bạn đọc: ửng hộ phương án thay đổi giờ làm giờ học lệch nhau, nhưng
theo ý kiến của bạn đọc thì cần nghiên cứu kỹ các tình huống, không nên tính
chuyện bàn lui.
(10:03, ngày 22/10/2011)
“Mình thấy phương án này cũng hay, nếu không chắc Hà Nội biết bao

5.

giờ mới hết tắc đường”.
Những bài báo có tính chất ý kiến trung lập:
“Đổi giờ học giờ làm: Lo cha mẹ “trái” với con trẻ” ( 17:28, ngày 19 tháng
10 năm 2011 của tác giả Quỳnh Anh).
Luận điểm: bài viết này nêu ý kiến của ông Phùng Quang Huy- Phó hiệu
trưởng trường Đại học Thủy lợi cho rằng: biện pháp giải quyết ùn tắc giao
thông bằng việc thay đổi giờ học giờ làm cũng chỉ là biện pháp nhất thời. Chứ
không chắc chắn được biện pháp này sẽ giảm ùn tắc giao thông vì những bất
cập của nó.
Còn TS Khuất Việt Hùng ( ĐH GTVT) thì cho rằng đây là biện pháp

6.

hữu hiệu để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay.
“Bạn đọc viết: Chỉ nên thay đổi giờ làm của cơ quan Trung ương” (09:39,
ngày 23 tháng 10 năm 2011, ).

Luận điểm: Bạn đọc cho biết: công chức Trung ương cần phải thay đổi
giờ làm là rất đúng với thực tế nhưng làm từ 9h sáng đến 4h hoặc 4h30 chiều
thông trưa mới là chuẩn. Còn cơ quan Hà nội và tất cả học sinh, sinh viên

7.

không cần thay đổi giờ làm.
“Hà nội nghiên cứu “riêng” phương án đổi giờ học giờ làm” ( 09:46, ngày
29 tháng 10 năm 2011, của tác giả Quang Phong).
Luận điểm: Hà nội và Bộ GTVT họp bàn về phương án thay đổi giờ làm.
Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh việc chưa vội vàng
thực hiện việc đổi giờ học giờ làm. Cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng,
lắng nghe dư luận, lắng nghe ý kiến phản biện rồi mới có quyết định cụ thể.
-Những bài báo có tính chất ý kiến không đồng tình:
20


8.

“Đổi giờ làm giờ học – nguy cơ kéo dài thời gian tắc đường” ( ngày 25
tháng 10 năm 2011, của tác giả Quang Phong).
Luận điểm: ý kiến của PGS – TS Nguyễn Quang Toản ( ĐH GTVT) cho
biết đang nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học. Những lý do mà ông
Nguyễn Quang Toản cho biết thêm, vẫn đang nghiên cứu vấn đề này chứ
không tùy tiện, vội vàng đưa ra biện pháp này. Theo ông, phương án thay đổi
giờ làm sẽ không giải quyết được nạn tắc đường hiện nay.
Ý kiến phản hồi của bạn đọc:
( ngày10 tháng 10 năm 2011 10:27)
“9h bắt đầu làm thì chắc thực tế 9h30 mới bắt đầu công việc. Đến 11h30
đã nghỉ rồi. Vậy là được 2 tiếng buổi sáng. Mà sáng là thời điểm năng suất lao

động cao nhất (vì được nghỉ ngơi suốt đêm). Không rõ các vị đã nghĩ đến điều
này chưa?”
Ở báo qua khảo sát các bài báo từ ngày 1/10/2011 đến
ngày 1/12/2011 ta được kết quả như sau:
Những bài báo có tính chất ý kiến đồng tình:

1.

“Chống ùn tắc ở Hà nội: Đề xuất giờ học giờ làm lệch ca” (07:08, ngày 18
tháng 10 năm 2011, của tác giả Tuấn Phùng).
Luận điểm: Theo Bộ GTVT, các ý kiến của Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính đang phân tích
hiện trạng nhu cầu xe bus trên Thành phố Hà nội.
Còn theo Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc- trưởng phòng Cảnh sát giao
thông Hà nội thì lại nghi ngờ việc thay đổi xe bus sẽ không giảm được ùn tắc

2.

giao thông như hiện nay.
“Hà nội trình phương án thay đổi giờ làm, giờ học” (07:11, ngày 8 tháng
11 năm 2011, của tác giả Xuân Long).
Luận điểm: Hà nội trình phương án điều chỉnh theo hướng chia đối
tượng điều chỉnh thành 3 nhóm khác nhau. Phó Chủ tịch UBND Thành phố
Hà nội Nguyễn Văn Khôi vừa kí bản trình Thủ tướng Chính phủ phương án
điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và giờ kinh doanh thương mại trên địa
bàn Hà nội.
21


3.


“Cán bộ Trung ương và Hà nội làm việc cùng một khung giờ” ( 08:47,
ngày 22 tháng 11 năm 2011, của tác giả Xuân Long).
Luận điểm: Việc điều chỉnh giờ làm, giờ học tập, giờ kinh doanh trên địa
bàn Thành phố Hà nội được cán bộ ngành, văn phòng Chính phủ thống nhất
chia thành 2 nhóm đối tượng để điều chỉnh. Trong đó, nhóm cán bộ, công

4.

chức khối TW và Hà nội sẽ làm cùng chung một khung giờ.
Bộ GTVT họp báo thường kì: Bộ GTVT và Hà nội tuân thủ phương án
lệch giờ” (23:05, ngày 8 tháng 11 năm 2011, của tác giả Tuấn Phùng).
Luận điểm: Nghe phản hồi từ các ý kiến từ các Thủ trưởng cơ quan chức
năng:
Trước khi UBND TP Hà Nội trình phương án thay đổi giờ học, giờ làm
lên Thủ tướng, hai cơ quan đã có sự thống nhất chưa và Bộ GTVT nhận xét ra
sao về phương án của Hà Nội?

5.

Những bài báo có tính chất ý kiến trung lập:
“Bố trí lệch giờ học, giờ làm chống kẹt xe: Sẽ tính phương án hợp lý
nhất” (07:37, ngày 21 tháng 10 năm 2011, của tác giả Tuấn Phùng).
Luận điểm: Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, sẽ nghiên cứu
những bất cập mà có thể việc thay đổi giờ làm giờ học có thể gây ra. Nhưng
Bộ trưởng cũng cho rằng, nên hưởng ứng, tích cực tham gia để xem hiệu quả
ra sao.
- Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng: Lãnh đạo Bộ GTVT và Hà Nội đã thống
nhất với nhau là điều chỉnh giờ học, giờ làm đều tập trung vào đối tượng công
chức, học sinh sinh viên. Sở GTVT Hà Nội cũng trên căn cứ đề xuất của Bộ
GTVT đưa ra đề án lấy ý kiến trình UBND TP Hà Nội.

Phương án nào khả thi hơn thì Văn phòng Chính phủ sẽ lấy ý kiến các bộ
ngành, sau đó Chính phủ sẽ chọn phương án hiệu quả nhất. Bộ GTVT nói
phương án của Bộ GTVT hiệu quả hơn cũng chưa khách quan. Nhưng quan
điểm của bộ GTVT là giữa cơ quan trung ương và địa phương có khoảng
cánh giãn giờ càng dài càng tốt.
Tuy nhiên bộ và TP Hà Nội sẽ tuân thủ quyết định của Thủ tướng sau
khi lấy ý kiến các bộ ngành.
22


* Báo Người Lao Động: Hiện nay Bộ GTVT đang làm việc với Bộ Công
an về việc sử dụng phiếu kiểm soát lái xe (KSLX) để lưu các thông tin vi
phạm của lái xe nhằm kiểm tra, kiểm soát tốt hơn. Việc này sẽ được tiến hành
thế nào?
- Bà Trịnh Minh Hiền (vụ trưởng Vụ Pháp chế): Mục đích của Bộ
Công an khi đưa ra phiếu KSLX là để giám sát việc tái phạm của lái xe nhằm
phạt tăng nặng theo số lần vi phạm như nghị định 34 quy định. Bộ GTVT và
Bộ Công an đều muốn quản lý lái xe vi phạm để xác định việc xử phạt.
Nhưng kiểm soát bằng cách nào thì cần có cách thức hợp lý nhất.
Chúng tôi đã làm việc với Vụ Pháp chế Bộ Công an nhiều lần và sẽ tiếp
tục làm việc một lần nữa để xác định dùng biện pháp nào hiện đại, khả thi và
hiệu quả nhất. Biện pháp chúng tôi muốn hướng tới là sử dụng mạng để cập
nhật vi phạm của người lái xe và có thể tra cứu để biết ngay khi tái phạm. Tuy
nhiên làm cái gì cũng tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.

“Cân nhắc lệch giờ làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh” (08:14, ngày 17
tháng 11 năm 2011, của tác giả Bá Sơn).
Luận điểm: Cân nhắc ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Hà, chủ tịch UBND
Quận Bình Thạnh; ông Phạm Thành Kiên, phó chủ tịch UBND Q1; ông

Nguyễn Thành Tài- nguyên phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho
biết, đang thu xếp lịch giờ học và giờ làm cho phù hợp với các nhóm đối
tượng.
Ý kiến bạn đọc:
Nghĩ về việc Bộ GTVT cần làm (14:33, ngày 18 tháng 10 năm 2011)
Tôi đồng ý với các ý kiến của Bộ trưởng về việc cấm xe con lưu hành
trong giờ cao điểm và thực hiện việc bố trí lệch giờ. Tuy nhiên, tôi xin nhấn
mạnh đây là những biện pháp tình thế, có thể thực hiện tương đối dễ dàng. Do
đó, tôi không nghĩ đây là những việc làm mang tính “quyết liệt”( Bạn đọc
Nhiên).
23


Bạn đọc Trường Sơn: Phương án mới chỉ xử lý được một biến số ( 13:24
ngày

8

tháng

11

năm

2011).

“Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng chính phủ, việc thay đổi giờ làm việc, giờ
học, giờ phục vụ trên địa bàn Hà Nội phải do chính quyền thành phố Hà Nội
chủ trì đề xuất vì đó là địa bàn do họ quản lý. Bộ Giao thông vận tải (GTVT)
chỉ phối hợp về chuyên môn để tối ưu hóa đề xuất đó. Tuy nhiên đó không

phải là điều quan trọng nhất. Cái chính là ở chỗ phương án thay đổi giờ làm
việc, giờ học, giờ phục vụ của cả TP Hà Nội và Bộ GTVT để giảm ùn tắc giao
thông chỉ dựa trên một biến số: Đó là giờ giấc. Không kể yếu tố ý thức của
người tham gia giao thông thì những biến số còn lại không kém phần quan
trọng đã không được tính đến. Trước hết là địa điểm cư trú của người lao
động và học sinh và địa điểm làm việc, học tập của họ; tức là điểm đi, điểm
đến và lộ trình tham gia giao thông. Có người đi làm đi học gần nhà, có người
đi làm, đi học xa nhà. Có người ở đầu này sang đầu kia thành phố làm việc,
học tập và ngược lại. Có người cư trú ở trong nội đô nhưng ra ngoại thành
làm việc, học tập và ngược lại, có người lại phải đi xuyên qua thành phố mới
đến được nơi làm việc, học tập và ngược lại.
Tiếp theo phải kể đến nhiều người có công việc sử dụng phương tiện
giao thông ngay trong giờ làm việc: cán bộ, nhân viên đi công tác, dịch vụ
vận chuyển từ hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên liệu đến đất đá, cát sỏi và cả rác
thải. Dịch vụ bán hàng giao hàng tận địa chỉ người mua. Các giao dịch dân sự
khác mà người dân phải sử dụng phương tiện giao thông. Những người
chuyên làm việc ban đêm sử dụng thời gian ban ngày cho việc gia đình hoặc
cá nhân, rồi đám cưới, đám hỏi, đám ma .v.v... Đó là chưa kể đến một nhóm
người "nhàn rỗi" cứ suốt ngày này sang ngày khác phóng xe đi chơi bời, ăn
nhậu trong giờ làm việc. Với bài toán gồm nhiều biến số như thế mà chỉ xử lý
biến số giờ giấc mà không dùng vận trù học để xử lý các biến số còn lại thì
hiệu quả sẽ khó đạt giống như 5-10 năm trước đây Hà Nội đã làm”.

24


Trên đây, là sự khảo sát trên 3 tờ báo mạng điện tử: dân trí, tuổi trẻ và
vietnamnet về vấn đề thay đổi giờ làm, giờ học của Bộ trưởng Bộ GTVT và
của Hà nội. Theo khảo sát trên 3 tờ báo mạng ta thấy, trên thời gian 1/10/2011
đến ngày 1/12/2011 cả ba tờ báo đều là những kênh thông tin nhanh nhạy,

thời sự nhất về việc đưa những tin liên quan đến vấn đề thay đổi giờ làm, giờ
học này. Tuy nhiên, qua khảo sát thì ta thấy ở báo vietnamnet là làm tốt nhất,
đưa tin nhanh, thời sự và có những bài mang tính chất chuyên sâu. Còn báo
tuoitre thì chưa làm tốt so với báo dân trí và vietnamnet, tuy nhiên, ở phần
phản biện của người đọc của báo tuoitre thì có tính cập nhật hơn báo dantri.
Qua phần khảo sát và tìm hiểu về các bài viết về vấn đề ở cả 3 tờ báo
thì em có ý kiến: Có thể trong các báo đều có những phóng viên cứng trong
tòa soạn chuyên về một mục nào đấy nhưng cũng cần có những phóng viên
khác viết cùng vấn đề qua các tin tức khác nhau để có những cái nhìn đa
chiều, tiếp cận sâu hơn vấn đề. Ví dụ như báo Vietnamnet thì chủ yếu phóng
viên Vũ Điệp viết, còn Dantri thì chủ yếu là do Quang Phong và Quỳnh Anh
viết, còn báo Tuoitre thì chủ yếu do Tuấn Phùng và Xuân Long viết.
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, bạn đọc không những cần
những thông tin mang tính thời sự mà còn mang nhiều hình thức phong phú,
bắt mắt thì mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Vì vây, đội ngũ
phóng viên của các báo phải là những nhà báo không chỉ giỏi về nghiệp vụ
báo chí mà còn thành thạo tin học, thông thạo ngoại ngữ và biết về các lĩnh
vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, giáo dục... Để có thể đáp ứng nhu cầu về
tiêu chí của những phóng viên, nhà báo của đất nước – là cơ quan ngôn luận
của Đảng.
Đồng thời cũng nên mở những chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại
chỗ, theo nhu cầu, bồi dưỡng chuyên sâu phù hợp với tình hình và yêu cầu
bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm báo ở từng loại hình báo chí . vận dụng và
tranh thủ những chính sách của Nhà nước, các cấp ủy chính quyền địa phương
25


×