Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ HIÊN

HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TẠI TÒA SOẠN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ HIÊN

HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TẠI TÒA SOẠN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Nguyễn Thị
Trường Giang. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không
trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Trần Thị Hiên


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ báo chí chuyên ngành báo chí học với đề tài: “Hoạt
động biên tập trên báo điện tử Viện Nam hiện nay” là kết quả của quá
trình cố gắng không ngừng của bản thân tác giả. Đặc biệt tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người
thân. Qua trang viết này, tác giả xin gửi lời cảm ơn những người đã giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS,TS. Nguyễn
Thị Trường Giang đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu,
thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học và Xã hội
Nhân Văn Hà Nội, khoa Báo chí – Truyền thông đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Báo chí K18, báo điện
tử VnExpress, Dân trí, Tuổi trẻ Online đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ
Trần Thị Hiên



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Phương tiện truyền thông đại chúng: PTTTDC
2. Báo điện tử: BĐT
3. Phần mền biên tập trên Web site: CMS
4. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản: HTML
5. Nhà xuất bản: Nxb
6. Tuổi Trẻ Online: TTO
7. Thành phố Hồ Chí Minh: TP.HCM
8. Thư ký tòa soạn:TKTS
9. Thông tấn xã Việt Nam: TTXVN
10.Tổng Biên tập: TTB
11. Ban biên tập: BBT
12. Đơn vị: ĐV


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Sơ đồ 2.1: Các cửa sổ hoạt động của phần mềm quản lý nội dung CM
2. Biểu đồ: 2.2: Khối lượng công việc của phóng viên biên tập viên tại
báo Tuổi trẻ Online, VnExpress, Dân Trí (ĐV: %)
3. Biểu đồ 2.3: Ap lực của phóng viên, biên tập viên tại tại báo Tuổi trẻ
Online, VnExpress, Dân Trí (ĐV: %)
4. Biểu đồ 2.4: Nguyên tắc biên tập tại báo Tuổi trẻ Online, VnExpress,
Dân Trí (ĐV: %)
5. Biểu đồ2.5. Nguyên tắc biên tập cụ thể trong bài viết được phóng viên
biên, tập viên lựa chọn tại báo VnExpress, Dân Trí, Tuổi trẻ Online


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BIÊN
TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ ...................................................... 12
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 12
1.1.1. Báo điện tử ............................................................................................ 12
1.1.2. Hoạt động biên tập ................................................................................ 13
1.2. Đặc điểm của hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử....................... 15
1.3. Vai trò của hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử ........................... 18
1.4. Các nguyên tắc biên tập tại tòa soạn báo điện tử ..................................... 22
1.5. Quy trình của hoạt động biên tập tại toà soạn báo điện tử....................... 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TẠI TÒA
SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 41
2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong phạm vi khảo sát...................................... 41
2.1.1. VnExpress .............................................................................................. 41
2.1.2. Tuổi trẻ Online (TTO) ........................................................................... 42
2.1.3. Báo Dân Trí........................................................................................... 44
2.2. Khảo sát hoạt động biên tập tại các tòa soạn báo điện tử VnExpress, Dân
trí và Tuổi trẻ Online từ tháng 1/2016 -5/2017 ............................................... 44
2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động biên tập tại các tòa soạn báo
điện tử khảo sát và nguyên nhân ..................................................................... 62
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 75
3.1. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................. 75
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động biên tập tại các tòa soạn báo
điện tử ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 82
3.2.1. Giải pháp đối với tòa soạn .................................................................... 82
3.2.2. Đối với biên tập viên ............................................................................. 86



3.2.3. Đối với phóng viên ................................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kỹ thuật, trong
những năm cuối thế kỷ XX đã xuất hiện những loại hình truyền thông mới, có
khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách quan về thông tin - giao tiếp của con
người và xã hội. Mạng Internet ra đời đã xuất hiện loại hình báo chí mới –
báo điện tử.
Báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các loại hình TTĐC khác
như: Khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí và công chúng, giữa
công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất lên
diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật
thông tin nhanh, mới nóng và nằm ở tâm điểm – tính thời sự của báo điện tử
đạt đến tính phi định kỳ. Ngoài ra báo điện tử còn có khả năng lưu giữ thông
tin nhiều nhất, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất.
Với những ưu điểm trên mà ngay từ khi ra đời báo điện tử đã phát triển
một cách chóng mặt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo
thống kê của Newslink, năm 1996, trên toàn thế giới có 1.335 tờ báo mạng
điện tử. Đến năm 1998, con số này đã tăng lên 4.925. Năm 2000, số lượng
các tờ báo mạng điện tử đã được nhân lên gấp đôi, khoảng hơn 8.000 tờ.
[16, tr.12]
Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến ngày
25/12/2014, trên cả nước có 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử
tổng hợp của các cơ quan báo chí. Tại buổi phát biểu đề dẫn “Hội nghị
Truyền thông và Phát triển” diễn ra ngày 31/01/2015, Thứ trưởng Bộ Thông

tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, hiện nay nước ta có 98 cơ
quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã
hội được phép hoạt động. Với sự phát triển một cách chóng mặt của báo điện
tử giúp cho thông tin được cập nhật đến với công chúng một cách nhanh
chóng, đảm bảo tính thời sự…
1


Thông thường, người ta chỉ biết các sản phẩm báo chí được đăng tải là
của các tác giả, các phóng viên chứ ít ai biết các bài báo này đã trải qua quá
trình “nhào nặn”, “gọt dũa” để trở nên hay hơn, chính xác hơn, chuẩn chỉnh
hơn trước khi đến với công chúng. Thật ra hầu hết các tác phẩm báo chí trước
khi được đăng tải đã trải qua khâu biên tập và giám sát kỹ càng của những
người tham gia công tác biên tập gồm: Biên tập viên, phó ban, trưởng ban,
thư ký tòa soạn, phó tổng biên tập, tổng biên tập…
Theo nhà báo Ngọc Trân cố vấn biên tập Tạp chí Nhịp cầu đầu tư, hễ có
người viết thì có người biên tập. Người biên tập đọc lại, suy nghĩ, làm cho các
tác phẩm đến với công chúng dễ dàng hơn. Họ có mặt ở mọi nơi: Trong các tờ
báo ngày, báo tuần, các nhà xuất bản, tại đài truyền hình, công ty giao tế nhân
sự và quảng cáo…
Tuy nhiên, công chúng lại không biết tới họ, vì họ không được ký tên
trên các bài báo như phóng viên. Từ trước đến giờ các cây bút chuyên nghiệp
và được giải thưởng báo chí vẫn thường thừa nhận và ca ngợi công lao của
người biên tập. Nói một cách khác, các biên tập viên là người chịu trách
nhiệm về tin tức. Họ tổ chức, giám sát, thẩm định, hướng dẫn, hỗ trợ cho
phóng viên. Họ quyết định bài báo được trình bày như thế nào và hình thức
viết bài. Biên tập viên tham gia nhiều vào việc sửa chữa bài vở, cân nhắc việc
dùng ảnh hay đồ họa như thế nào cho phù hợp với bài báo. Biên tập viên tạo
ra môi trường để sản phẩm báo chí được ra đời một cách tốt nhất. Họ tổ chức
các trang báo để làm sao cho các bài báo trở nên hấp dẫn đối với bạn đọc. Họ

quan tâm đến mọi chi tiết, từ nhỏ đến lớn và cả tầm của bài báo.
Đối với biên tập viên chuyên nghiệp yêu nghề, họ luôn nghĩ đến tương
lai làm sao để mình biên tập tốt hơn. Nhưng nói như thế không có nghĩa là vai
trò của người phóng viên viết và phóng viên ảnh bị hạ thấp. Phóng viên luôn
là tai, mắt của bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào. Họ gặp các
nguồn tin để viết nên các bài báo. Tuy nhiên, biên tập viên mới là người đưa
sản phẩm của phóng viên đến với người đọc, người xem đài, nghe đài một
cách tốt nhất. [26, tr.18]
2


Như vậy có thể nói hoạt động biên tập trong một tòa soạn báo là rất
quan trọng. Với xu thế báo điện tử ngày càng phát triển thì việc trở thành một
biên tập viên trực tuyến càng sôi động và không đơn giản. Nhưng việc nghiên
cứu vế các hoạt động biên tập của các tờ báo điện tử tại Viện Nam lại chưa
mấy ai quan tâm, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu. Việc làm thế nào để có thể
đánh giá thực trạng, cách thức thực hiện, định hướng phát triển cho hoạt động
biên tập trên các tờ báo mạng tại Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết
để nghiên cứu. Vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài cho luận văn của mình là
“Hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, cũng đã có một số sách báo nói về báo điện tử cũng như hoạt
động biên tập. Trong quá trình tìm hiểu về đề tài này, tác giả thu thập được một
số tài liệu dưới đây:
Cuốn “Con mắt biên tập”, tác giả Janet. Harrigan và Karen Brown, biên
dịch Trần Dức Tài (NXB Tổng hợp TP.HCM, năm 2011). Cuốn sách bao
gồm những kiến thức về kỹ năng mà bất cứ biên tập viên giỏi nào cũng phải
có đó là: Làm việc với ngôn từ, làm việc với ý nghĩa và làm vệc với tác giả.
Ngoài các kỹ năng đó những năng lực về hình ảnh cũng rất quan trọng trong
thời đại truyền thông hội tụ. “Con mắt biên tập” được chia làm 3 phần chính:

Biên tập bản thảo, biên tập nội dung, biên tập trang. Từ cuốn sách “Con mắt
biên tập” đã cho tác giả những thông tin hữu ích về nghề biên tập nói chung.
Từ những nội dung đó, tác giả có thể khái quát, phân tích, chắt lọc một số nội
dung cho quá trình làm luận văn.
Cuốn“Khám phá nghề biên tập”, tác giả nhà báo Ngọc Trân (Nxb Trẻ,
2014). Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều nơi dạy biên tập cho
chuyên nghiệp hoặc nếu có thì cũng chưa chuyên sâu. Vì vậy tác giả đã thu thập
một số tài liệu nước ngoài, trong nước, nhớ lại những gì được học với đồng
nghiệp trong và ngoài nước cùng kinh nghiệm riêng để biên soạn cuốn sách này.
Trước hết cuốn sách thảo luận một cách tổng quát về nghề biên tập: Nghề này
3


quan trọng như thế nào; để hành nghề phải ra làm sao; biên tập viên có thể
đóng góp gì cho tờ báo. Tiếp đến, cuốn sách sẽ cho chúng ta xem xét các
điểm tựa biên tập viên thường dựa vào để làm việc: Hiểu độc giả, rành tin tức,
sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn. Và tìm hiểu tổng quát về tòa soạn, quy trình
di chuyển bài vở cùng công việc của biên tập viên…Từ những nội dung mà
cuốn sách đã nêu, giúp tác giả luận văn có cái nhìn rõ nét hơn phần nào hoạt
động biên tập, cách thức biên tập… từ đó khái quát, phân tích tổng hợp trong
quá trình làm luận văn của tác giả.
Cuốn “Biên tập báo chí” của tác giả Nguyễn Quang Hòa, NXB
Thông tin và Truyền thông Hà Nội, năm 2015. Cuốn sách được viết để phục
vụ đối tượng chính là sinh viên báo chí, những người sẽ trở thành phóng viên,
biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trong tương lai. Với 6
chương, cuốn sách sẽ trả lời cho bạn đọc các câu hỏi như: Những ai biên tập
báo chí?; Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì? Những loại lỗi phổ
biến trên báo và các lỗi hy hữu xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những
nguyên tắc khi biên tập; Người biên tập cần những tố chất gì để hoàn thành
tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện? Những loại kiến thức biên

tập viên phải có để phục vụ cho công việc. Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ
quy trình xuất bản ở các tòa soạn báo, hay nói cách khác là con đường đi của
một bài viết, chỉ ra những kẽ hở trong quy trình biên tập… Từ những nội
dung này tác giả đã khái quát, phân tích tổng hợp trong quá trình làm luận văn
của mình.
Cuốn “Truyền thông đại chúng – Công tác biên tập”, tác giả Claudia
Mast (NXB Thông tấn dịch và xuất bản 2003). Cuốn sách được coi là gối đầu
giường với những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Nội dung
cuốn sách là những kiến thức nghiệp vụ cơ bản đối với các biên tập viên báo
chí, phát thanh truyền hình cùng những hướng dẫn, lời khuyên gợi ý rất hữu
ích và cần thiết như: Quản lý công tác biên tập, xây dựng kế hoạch đề tài, tổ
chức công tác biên tập trong báo chí, công tác lãnh đạo biên tập… Đặc biệt
4


với chương báo chí trực tuyến truyền thông trên mạng sẽ là phần nội dung
liên quan mật thiết đến đề tài luận văn của tác giả. Thông qua những nội dung
của cuốn sách tác giả có thể tổng hợp và phân tích cho đề tài “Hoạt động biên
tập của báo điện tử Việt Nam hiện nay” mà tác giả đang nghiên cứu.
Cuốn “Viết và biên tập cho báo Online”, tác giả Nguyễn Ánh Hồng
( Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, tháng 4/2015). Nội dung sách gồm những
vấn đề cơ bản như: Các tính năng cơ bản của báo online; Các thể loại nội
dung đặc thù của báo online; Nguyên tắc viết và biên tập cho báo online; Tổ
chức sản xuất báo online; Khía cạnh kinh tế của báo online; Các xu hướng
phát triển của loại hình báo online. Đây đều là những nội dung liên quan mật
thiết đến đề tài luận văn của tác giả. Cho tác giả có cái nhìn gần gũi hơn về
công việc biên tập của báo mạng điện tử. Từ đó khái quát tổng hợp và rút ra
một số vấn đề cho quá trình làm luận văn.
Cuốn “Biên tập Ngôn ngữ sách và Báo chí” của tác giả Nguyễn Trọng
Báu, (NXB Khoa học xã hội, năm 2002). Trong cuốn sách, tác giả đã phân

tích, xem xét, đánh giá và chỉnh sửa văn bản, bản thảo một cách khoa học, lô
gích... nhằm nâng cao chất lượng bản thảo tốt hơn. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần I, chuẩn ngôn ngữ và các quy định chuẩn trong biên tập; Phần II, các
cấp độ ngôn ngữ trong biên tập và phương pháp sửa chữa trong văn bản.
Cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, của
TS.Nguyễn Trí Nhiệm – TS. Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên (NXB
Chính trị Quốc gia, năm 2014). Cuốn sách cung cấp những kiến thức và kỹ
năng cơ bản của báo mạng điện tử với những nội dung cơ bản như: Lịch sử ra
đời và phát triển của báo mạng điện tử; Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện
tử; Quy trình sản xuất báo mạng điển tử; Cách viết cho báo mạng điện tử;
Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử; Viết cho báo mạng điện tử; Hình
ảnh, âm thanh, video trên báo mạng điện tử. Từ những nội dung trên, giúp
cho tác giả có cái nhìn bao quát hơn về báo điện tử. Trong đó quy trình sản

5


xuất có nói dến khâu biên tập là những vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài
nghiên cứu của luận văn.
Cuốn “Lý luận Báo chí Truyền thông”, tác giả Dương Xuân Sơn
(NXB Giáo Dục Việt Nam, 2012). Trong cuồn sách này tác giả đã đề cập đến
các loại hình bào chì, đặc trưng của báo chí, chức năng của báo chí, nguyên
tắc hoạt động của báo chí, hiệu quả báo chí, lao động sáng tạo trong hoạt động
báo chí…
Cuốn “Lý luận nghiệp vụ xuất bản”, của PGS.TS. Trần Văn Hải (NXB
Văn hóa - Thông tin, 2007). Tác giả đề cập đến quan hệ của hoạt động xuất
bản với các lĩnh vực xã hội, công tác biên tập và biên tập viên, tổ chức cộng
tác viên trong hoạt động biên tập, công tác biên tập bản thảo…
Cuốn “Hướng dẫn cách biên tập” của tác giả Michael Voirol (NXB
Thông Tấn, 2004). Tác giả đề cập đến thao tác công tác biên tập, đặc trưng

công tác biên tập, cách thức thực hiện tốt công tác biên tập…
Cuốn “Lao động Nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác
giả Lê Thị Nhã (NXB Thông tin và Truyền thông, 2010). Tác giả đã đề cập
đến các khái niệm nhà báo, các phẩm chất và năng lực nghề báo, vai trò
nhiệm vụ của Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Ban thư ký tòa soạn và
Biên tập viên…
Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thư ký biên tập truyền hình của đài phát
thanh - truyền hình địa phương khu vực phía bắc” của tác giả Nông Thị Hồng
Thủy, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2016. Luận văn
phân tích làm rõ khái niệm biên tập, vai trò của hoạt động thư ký biên tập,
những đặc điểm, yêu cầu trong hoạt động biên tập truyền hình, mô hình tiêu
biểu trong hoạt động thư ký biên tập truyền hình, thực trạng hoạt động thư ký
biên tập truyền hình của một số đài phát thanh truyền hình địa phương khu
vực phía bắc, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động thư ký biên tập…

6


Tất cả những cuốn sách, luận văn nêu trên đều là tài liệu tham khảo bổ
ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn bởi đó đều là
những vấn đề rất gần gũi với đề tài mà tác giả lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài,
tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động biên tập
tại 3 toà soạn báo điện tử: Tuổi trẻ Online, Dân Trí, VnExpress; từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng biên tập tại các toà soạn báo điện tử Việt
Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những mục đích nêu trên, luận văn triển khai thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, quan điểm, lý thuyết về báo điện tử và
hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử.
Thứ hai, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động biên tập tại 3 tòa soạn
báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất những quan điểm, xu hướng và giải pháp nâng cao hiệu
quả trong hoạt động biên tập của tòa soạn báo điện tử.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
+ Phạm vi thời gian: Tìm hiểu hoạt động của báo điện tử Việt Nam hiện
nay trong vòng 16 tháng. Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2017
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu trường hợp báo VnExpress, Tuổi Trẻ
Online và Dân trí. Lý do chọn khảo sát 3 tờ này là:

7


Báo VnExpress.net chính thức ra mắt trên Internet từ ngày 26/02/2001 với
thông tin nhanh nhạy, kịp thời; các chuyên mục phong phú, hấp dẫn; giao diện
ấn tượng và tính tương tác đa chiều cao. Qua 13 năm hình thành và phát triển,
đến nay, VnExpress.net luôn giữ vững vị trí là tờ báo tiếng Việt có nhiều người
xem nhất toàn cầu. Lượng độc giả truy cập VnExpress liên tục tăng trưởng. Theo
thống kê của Google Analytics, tháng 1/2015, VnExpress có 34,5 triệu độc giả
thường xuyên (users), trong đó có gần 16% từ nước ngoài. Trung bình mỗi ngày
báo cập nhật khoảng 500 đầu tin bài trên tất cả các lĩnh vực Thời sự, Thế giới,
Thể thao, Giải trí, Pháp luật... và có lượng bạn đọc lớn hơn cả.

Tuoitre.vn (TTO) lại là ấn phẩm báo điện tử của báo Tuổi Trẻ
TP.HCM. Mặc dù ra đời sau nhưng TTO vẫn là 1 trong 5 tờ báo điện tử dược
truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Báo điện tử Tuổi trẻ Online chính thức ra mắt
chính thức ngày 1 tháng 12 năm 2003 dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng. Chưa
đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng
xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Ngày 13/02/2008, Tuổi trẻ
Online chính thức được cấp phép trở thành báo điện tử. Theo bảng xếp hạng
Alexa.com 3/2015, website Tuổi trẻ Online hiện đứng thứ 37 tại Việt Nam
(xếp hạng tất cả các website không kể riêng báo và trang tin điện tử).
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học
Việt Nam ra đời váo tháng 7/2005 và đến nay có lượng truy cập khá lớn. Kết
quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thị trường uy tín có quy mô toàn
cầu Kantar Media thì báo Dân trí đứng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Google và
Dân trí là website Việt Nam được dùng thường xuyên nhất trong nước. Còn
theo thống kê của Opera thì bản mobile của báo Dân trí cũng chỉ đứng sau
Google về lượng truy cập từ thiết bị di động.
Trong quá trình nghiên cứu, để đưa ra những kết luận khách quan, tác giả
đã lựa chọn 3 tờ báo điện tử lớn trong nước nói trên với những cách làm việc,
văn phong khác nhau. Từ đó đưa ra những so sánh, chỉ ra những thành công,
hạn chế của từng tờ báo và nguyên nhân dẫn đến những thành công, hạn chế
8


đó. Cuối cùng, thông qua quá trình khảo sát, luận văn sẽ đi đến những giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử Việt
Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh
về báo chí. Các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác tư

tưởng và báo chí. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình khảo sát, nghiên
cứu hoạt động biên tập của báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, luận văn tham khảo từ các cuốn sách, các công trình nghiên
cứu đã được công bố, xuất bản, đăng tải trên các website, tạp chí trong và
ngoài nước về lĩnh vực biên tập, báo điện tử như: Cuốn “Báo mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”, của TS.Nguyễn Trí Nhiệm – TS.
Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên; Cuốn “Con mắt biên tập”, tác giả
Janet. Harrigan và Karen Brown, biên dịch Trần Dức Tài; Cuốn“Khám phá
nghề biên tập”, tác giả nhà báo Ngọc Trân; Cuốn “Biên tập báo chí” của tác
giả Nguyễn Quang Hòa; Cuốn “Viết và biên tập cho báo Online”, tác giả
Nguyễn Ánh Hồng…(tất cả các cuốn sách, công trình nghiên cứu cũng đã
được liệt kê ở phần phụ lục và lịch sử nghiên cứu đề tài). Từ những tài liệu
này, tác giả vận dụng làm cơ sở lý luận cụ thể cho đề tài “Hoạt động biêt tập
tại tòa soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay”
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: Dùng để xem xét, phân tích thông
tin trong các tài liệu có đề cập hoặc liên quan ít nhiều đến hoạt động biên tập
của báo mạng điện tử từ đó rút ra những thông tin cần thiết, phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích những tác phẩm
báo mạng điện tử của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát trước và sau khi đã được
9


biên tập, từ kết quả phân tích đó để có được những ví dụ, trường hợp, rút ra
được những ưu điểm, hạn chế… của hoạt động biên tập.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và
tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm
khái quát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả đã phỏng vấn sâu các phóng viên,

biên tập viên và những người tham gia quản lý báo điện tử để để thu thập
những ý kiến cá nhân của họ về các công đoạn biên tập, kiến thức, kinh
nghiệm, giải pháp biên tập của báo điện tử. Cụ thể trong luận văn của mình
tác giả đã phỏng vấn phóng viên của Báo Tuổi Trẻ; Phó tổng Thư ký báo Tuổi
trẻ; Thư ý tòa soạn kiêm trưởng ban bạn đọc báo diện tử Dân trí, Thư ký tòa
soạn kiêm trưởng ban thời sự và video của báo điện tử VnExpress.
- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu thu được trong quá trình khảo sát. Cụ thể để có những số liệu thống kê
này, tác giả đã khảo sát bảng hỏi đối 100 phóng viên, biên tập viên tại 3 tòa
soạn báo Tuổi trẻ Online, VnExpress, Dân trí. Khảo sát bảng hỏi đối với 200
công chúng báo điện tử. Khảo sát 300 tin bài trên 3 tờ báo điện tử: Tuổi trẻ
Online, VnExpress, Dân trí.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn nghiên cứu:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Chúng ta có thể thấy, đã có một số cuốt sách viết về biên tập cũng như
cách biên tập cho báo mạng điện tử. Tuy nhiên chưa có nhiều sách, cũng như
đề tài nghiên cứu sâu và khái quát về hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện
tử Việt Nam hiện nay. Vì vậy các nguồn tài liệu đã có vẫn chưa đủ để phục vụ
cho việc tham khảo, nâng cao tay nghề và nâng cao hoạt động biên tập cho
những người tham gia công tác biên tập.
Có thể nói luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm những nhận thức
về hoạt động biên tập tại các tòa soạn báo điện tử Việt Nam. Từ đó giúp cho
tòa soạn, biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên và công chúng có cái nhìn
10


khách quan hơn, rõ nét về công việc biên tập tại các tòa soạn báo điện tử. Xây
đựng nguồn tư liệu đang còn ít ỏi về hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện
tử ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ những nghiên cứu một cách cụ thể về hoạt động biên tập có thể là
một gợi ý cho các nhà quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và cả những người
đang hoạt động trong lĩnh vực biên tập vận dụng để tăng hiệu quả hoạt động
biên tập cho lĩnh vực báo điện tử, cho các tòa soạn và chính bản thân những
người đang làm công tác biên tập.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động biên tập tại tòa soạn báo
điện tử
Chương 2: Thực trạng hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động biên tập tại tòa soạn báo điện tử Việt Nam hiện nay

11


CHƢƠNG 1:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Báo điện tử
Trên thế giới và Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về loại hình
báo điện tử này như: Báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo
intenet, báo Online…
Trong cuốn “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo”
của TS. Nguyễn Trí Nhiệm và TS. Nguyễn Thị Trường Giang có viết: Báo
trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành cách gọi
của thật ngữ quốc tế. Thuật ngữ trực tuyến (online) trong các từ điển tin học

được dùng để chỉ trạng thái của một máy tính và sẵn sàng hoạt động. Hiện
nay, thuật ngữ này đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông,
nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “Xuất bản trực tuyến” (online
publishing), “phương tiện truyền thông trực tuyến”, phát thanh trực tuyến
(online radio), truyền hình trực tuyến (online television)... Tuy nhiên, cách gọi
này gắn với tin học nhiều hơn và chưa được Việt hóa.
Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet. Đây là cách gọi không
mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy đủ, dễ làm hiểu sai bản
chất của thuật ngữ. Bởi Internet là mạng của các mạng (a network of
networks), dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ của các tổ chức,
các công ty, tổ chức phi chính phủ… Gọi tắt như thế sẽ không xác định rõ
ràng danh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng Internet”.
Báo Internet cũng là khái niệm được dùng khá rộng rãi. Thuật ngữ này
được sử dụng trong một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trò của
công nghệ thông tin đối ngoại với loại hình báo chí mới. Cách gọi này là sự
kết hợp tên gọi của Internet với một tờ báo (newspaper) chính là ở chỗ:
Internet cung cấp không gian với đầy đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động.
12


Tờ báo lấy Internet làm phương tiện truyền tải, lấy các khả năng ưu việt của
Internet làm một lợi thế hoạt động độc lập trên Internet. Tờ báo - dưới dạng
một địa chỉ web và Internet là đôi bạn song hành trên xa lộ thông tin.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế chuyển tải
thông tin một cách nhanh chóng tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.
[16, tr.9-10]
Theo PGS, TS. Dương Xuân Sơn, báo điện tử là hình thức báo chí mới
được hình thành từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình sử
dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và

truyền tải thông tin dựa trên nền internet toàn cầu. [17, tr.229]
Sở dĩ tác giả chọn tên gọi báo điện tử vì đây là khái niệm khá thông
dụng ở nước ta. Nó gắn liền với tên gọi của ít nhiều tờ báo điện tử quen thuộc
như: Quê hương, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, báo điện tử VnExpress,
báo điện tử Vietnamnet.vn, báo điện tử Dân Trí, báo điện tử VTC New…
Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ báo
chí điện tử. Theo Luật báo chí, số: 103/2016/QH13 ở Chương 1, Những quy
định chung, Điều 3. Giải thích từ ngữ, mục 6: Báo điện tử là loại hình báo chí
sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng,
gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
1.1.2. Hoạt động biên tập
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Biên tập là tổ chức biên soạn, sửa sang nội
dung và hình thức diễn đạt, tổ chức trình bày hình thức để hoàn thành bản
thảo đưa in. Biên tập viên là người làm công tác biên tập, tổ chức biên soạn,
góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo, tài liệu đưa xuất
bản”. [21, tr.63]
Trong cuốn “Khám phá nghề biên tập” của Nhà báo Ngọc Trân có nhắc
đến khái niệm về biên tập như sau: Có một số người đã đi tìm các định nghĩa
về nghề biên tập, như Sonia Jaffe Robbins, giảng viên môn biên tập báo chí
13


tại Đại học New York. Theo bà, “Biên tập văn bản là một quy trình mà trong
đó biên tập viên giúp cho phóng viên cải thiện việc viết lách, để cho bài vở
trở nên rõ ràng và được trình bày một cách tốt nhất có thể được”. [26, tr18]
Trong cuốn “Con mắt biên tập” của Janet Harrigan và Karen Brown
cũng nói đến khái niệm về biên tập viên đó là: “Biên tập viên trước hết là một
lao động, tự hào về nghề biên tập của mình, nhạy cảm và biết đáp ứng với
mọi loại ý tưởng. Người này kỳ thị với mọi điều không thỏa đáng, thiếu chính
xác, thông tin sai lệch, phi lý và lừa dối… Người này tranh đấu cho những ai

tài năng… Người này giỏi xoay xở và ứng biến… Người này nhạy bén trong
tư duy, phỏng đoán và dự đoán, người này đánh cuộc với vận may”. [5, tr.16]
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS- TS Nguyễn Văn Dững
có viết: “Lao động biên tập không nên coi đó là hoạt động sửa chữa tin, bài,
biên tập kịch bản…của biên tập viên hay cán bộ quản lý phòng, ban chuyên
môn nghiệp vụ của tòa soạn, tham gia hoàn thiện, nâng cấp tác phẩm báo chí
trước khi lên trang in hay phát sóng. Trên thực tế, lao động biên tập thể hiện
ở nhiều khâu công việc quan trọng khác nữa.Ví dụ xây dựng kế hoạch, nhất là
chiến dịch thông tin, truyền thông; chủ động thiết lập và duy trì các mối quan
hệ với phóng viên, cộng tác viên và các đối tác của tòa soạn…; xây dựng chủ
đề thông tin của trang báo, số báo hay chương trình phát thanh, truyền hình;
xử lý các sự kiện, vấn đề và khủng hoảng. Như vậy, sửa chữa tin bài, tham gia
hoàn thiện tác phẩm báo chí chỉ là một trong nhiều công việc của lao động
biên tập…[1, tr.269]
Còn trong cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”,
tác giả Lê Thị Nhã cho rằng: “…Biên tập là những người được tin cậy để các
tác giả có thể trao gửi “đứa con tinh thần” mà mình thai nghén với hy vọng
tác phẩm ra đời sẽ “mẹ tròn, con vuông”. Biên tập viên là một trong những
cánh tay nối dài của Ban Biên tập. Họ giúp cho tác phẩm đúng hơn, hay hơn,
đến với công chúng dễ dàng hơn….” [15, tr.53]
Công việc của biên tập viên thường khá thầm lặng và tĩnh, tuy nhiên
không phải ai cũng có thể làm biên tập được. Người làm biên tập đòi hỏi rất
14


cao, họ phải là người viết giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực báo
chí, phải là người hiểu sâu biết rộng và có khả năng nắm bắt nhu cầu thông tin
công chúng, định hướng cho phóng viên, lên kế hạch phát triển cho tờ báo.
Họ là những người không chỉ có sửa lỗi morat mà họ còn là những người
chọn lọc thông tin cho tòa soạn, đảm bảo tính chính xác, tính hoa học và tư

tưởng trong tin bài của phóng viên. Họ thực hiện công việc giám sát, thẩm
định, định hướng và hỗ trợ cho phóng viên, tổ chức trang báo để làm sao khi
tác phẩm đến với công chúng được hoàn chỉnh nhất có thể.
Từ những khái niệm trên, theo đánh giá riêng của học viên, hoạt động
biên tập tại tòa soạn báo điện tử là quá trình lao động mà trong đó những
người biên tập tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tòa soạn, lập
chiến dịch tuyên truyền… Những người biên tập trực tiếp thẩm định, chỉnh
sửa nội dung và hình thức các tác phẩm báo chí, giúp tác phẩm báo chí trở
nên hoàn chỉnh hơn, hay hơn, đúng, chính xác, khách quan và rõ ràng hơn…
1.2. Đặc điểm của hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử
Một là, biên tập là hoạt động gia công chỉnh lý tác phẩm đã có chứ
không phải là hoạt động sáng tạo tác phẩm. Như chúng ta đã biết, khi một tác
phẩm được đăng tải lên báo chí, người ta chỉ biết tên tác giả là ai chứ không ai
biết đến người biên tập. Bởi tác giả, tức các phóng viên, nhà báo, cộng tác
viên mới tà người tạo ra tác phẩm chính. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc
với cuộc sống, với hiện trường, trực tiếp thu thập thông tin để đưa về cho tòa
soạn. Từ đó những người biên tập mới tiếp nhận bản thảo hoặc hình ảnh,
video hay audio để thực hiện công tác lao động sáng tạo chủ yếu mang tính bổ
sung thêm với những tác phẩm đã có kia chứ không phải là sáng tạo tác phẩm
mới, không được phá vỡ tính hoàn chỉnh về nội dung hay phong cách mà tác
giả đã tạo ra. Lúc này người biên tập phải tiến hành đọc, thẩm định sửa chữa
hoặc gia công giúp cho tác phẩm hoàn chỉnh hơn hay hơn, đảm bảo các yêu
cầu nguyên tắc và phong cách của tòa soạn. Nếu chưa đạt người biên tập có
thể yêu cầu tác giả sửa chữa rồi mới sử dụng tác phẩm.
15


Hai là, biên tập là trung gian giữa quá trình sản xuất tinh thần và quá
trình sản xuất vật chất. Tác phẩm khi chưa được gia công, biên tập, chưa được
xuất bản, chưa đến với công chúng thì vẫn chỉ là sản phẩm chứa đựng những

thông tin tri thức của tác giả mang tính tinh thần. Chỉ khi qua sự lựa chọn, gia
công của những người làm công tác biên tập, sau đó mới đưa vào quá trình
sản xuất vật chất và trở thành sản phẩm văn hóa được tiêu dùng. Sản phẩm
tinh thần ban đầu trở thành sản phẩm vật chất chính là kết quả của quá trình
lao động sáng tạo có tính độc đáo của tác giả và biên tập.
Ba là, hoạt động biên tập mang tính lựa chọn. Công tác biên tập không
có nhiệm vụ sáng tạo ra các sản phẩm nhưng lại có nhiệm vụ lựa chọn những
tác phẩm báo chí do tác giả sáng tạo ra. Biên tập giúp chỉ ra những sản phẩm có
giá trị nội dung, mục đích rõ ràng đáp ứng nhu cầu văn hóa, phục vụ công
chúng, phục vụ đất nước mới được lựa chọn. Biên tập là việc chuẩn hóa, hoàn
thiện tác phẩm, tối ưu hóa tri thức được truyền bá, làm cho các tác phẩm phù
hợp với chuẩn mực của xã hội, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau đúng
chuẩn để có thể phục vụ cho việc phổ biến rộng rãi. Hiện nay, với xu hướng báo
chí đa phương tiện ngày càng phát triển nên người biên tập cũng là những người
vận dụng tốt nhất các công nghệ kỹ thuật mới để có thể phù hợp với mô hình và
tổ chức của tòa soạn, lựa chọn tác phẩm đảm bảo nhất.
Bốn là, hoạt động biên tập cũng mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo của
biên tập không phải là tạo ra tác phẩm, mà là sáng tạo và tái tạo. Những người
làm công tác biên tập cũng là những người phải phát hiện nhu cầu thông tin
của xã hội, từ đó có thể thiết kế, vạch ra kế hoạch, đề tài cho phóng viên.
Người biên tập lựa chọn và giúp tác phẩm của phóng viên tốt hơn, thậm chí
họ có thể kết hợp những tác phẩm ưu tú lại với nhau, tạo ra hiệu ứng từ công
chúng. Sáng tạo của biên tập còn thể hiện ở chỗ họ phát hiện những chỗ thiếu,
điểm kết hợp trong tác phẩm, đưa ra sáng kiến, lựa chọn đề tài, thẩm định bản
thảo, thúc đẩy và phát huy, hoàn thiện một tác phẩm nào đó. Tuy nhiên, công
tác biên tập không thể tách rời khỏi việc sáng tác của tác giả. Tính sáng tạo
16


của biên tập thể hiện trong biên tập, lấy cơ sở là tác phẩm mà tác giả đã sáng

tác, chức năng truyền bá văn hóa của công tác biên tập cũng không thể tách
rời khỏi việc tiếp nhận và sử dụng xuất bản phẩm của tác giả. [3, tr. 58]
Năm là, hoạt động biên tập của báo điện tử mang tính hội tụ. Khác với
những loại hình truyền thông đại chúng khác như báo in hay báo hình hoặc
radio, họ là những người biên tập chuyên biệt, tức họ sẽ chỉ thành thạo và giỏi
về loại hình mà mình đang tham gia công tác. Ví dụ như những người làm
công tác biên tập trên báo in họ sẽ chỉ biên tập ảnh và chữ viết; những người
biên tập cho báo hình thì họ thành thạo việc xây dựng kịch bản, lên ý tưởng
cho video, kiểm soát hình ảnh, dựng video … Còn đối với người biên tập báo
điện tử họ vượt qua nền tảng của một loại hình nào đó, tức họ không chỉ là
người thành thạo trong việc biên tập cho một loại hình mà họ còn phải biên
tập cả cho video, audio, hình ảnh, text, đồ họa và họ còn phải giỏi cả về các
kỹ thuật làm báo trực tuyến. Ví dụ, một phóng viên khi thu thập thông tin có
những lúc họ chỉ ghi nhận được thông tin và hình ảnh, nhưng có khi họ còn
quay được cả hình ảnh hay ghi âm. Lúc ngày người biên tập của báo điện tử
sẽ tiếp nhận bất cứ thứ gì mà tác giả thu thập và gửi về dù là chữ viết, hình
ảnh hay video rồi biên tập cho hoàn chỉnh.
Sáu là, họat động biên tập cho báo điện tử cũng có những đặc thù riêng
về nội dung, hình thức và kỹ thuật. Về nội dung của báo mạng điện tử ngoài
việc đảm bảo các nguyên tắc tắc báo chí, tức đảm bảo tính thời sự, tính chân
thật khách quan, tính định hướng… thì đặc thù của báo điện tử đó là phải viết
ngắn gọn đúng trọng tâm, đưa những thông tin quan trọng lên đầu theo cấu
trúc hình tháp ngược. Đặc biệt, đối với báo điện tử, thông tin luôn phải nhanh
chóng, kịp thời, chuẩn xác, cập nhật từng giây, từng phút thậm chí cập nhật
trực tiếp.
Về hình thức của một bài báo điện tử thường được tổ chức trình bày
theo nhiều cửa ví như: Tít chính; mào đầu (sapo); chính văn (văn bản chứa
nội dung của bài); tít xen; tranh, ảnh; đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…);
17



×