Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đảng bộ thị xã chí linh (tỉnh hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2006 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN VĂN TRIỆU

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CHÍ LINH (TỈNH HẢI DƢƠNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN VĂN TRIỆU

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CHÍ LINH TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hiển



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Vũ Quang Hiển. Các số liệu trong nghiên cứu hoàn
toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đã nghiên cứu điều tra trong luận văn này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Văn Triệu


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang Hiển – Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã tận tình chỉ bảo, định
hướng cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học khoa
học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam - những người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn cán bộ trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc Gia
Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ văn phòng Thị ủy, UBND, các
phòng ban của thị xã Chí Linh đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm và hệ thống
tư liệu cần thiết cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực song luận văn không tránh khỏi những sai

sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến cuả quý thầy cô và các bạn. Xin chân
thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Trần Văn Triệu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
6. Nguồ n tài liê ̣u và phương pháp nghiên cứu .................................................. 8
7. Đóng góp của luâ ̣n văn.................................................................................. 8
8. Kế t cấ u luâ ̣n văn ............................................................................................ 8
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN CHÍ LINH NHẰM PHÁ T TRIỂN KIN

H TẾ TƢ̀ NĂM 2006

ĐẾN NĂM 2010 ................................................................................... 10
1.1. Điều kiêṇ phát triển kinh tế ở huyêṇ Chí Linh ................................... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 12
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện từ
năm 2006 đến năm 2010 ............................................................................... 16
1.2.1. Tình hình kinh tế huyện Chí Linh trước năm 2006 ............................... 16
1.2.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ .......................................... 22
1.2.3. Sự chỉ đạo và kết quả phát triển kinh tế................................................ 28

Tiể u kế t chƣơng 1 .......................................................................................... 38
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ THỊ XÃ CHÍ LINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ...................... 40
2.1. Yêu cầu mới về phát triển kinh tế của thị xã Chí Linh trong những
năm 2011 đến 2015 ........................................................................................ 40
2.1.1. Yêu cầ u mới đố i với sự phát triển kinh tế của thi ̣ xã Chí Linh ............. 40
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ...................................................................... 43


2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã
trong những năm 2011 – 2015 ...................................................................... 49
Tiể u kế t chƣơng 2 .......................................................................................... 66
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 68
3.1. Nhâ ̣n xét về sƣ̣ lãnh đa ̣o của Đảng bô ..................................................
68
̣
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 68
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 76
3.2. Mô ̣t số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ thị xã Chí Linh ............................................................................... 83
Tiể u kế t chƣơng 3 .......................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung


CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa



( Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thị xã Chí Linh).


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ba mươi năm thực hiê ̣n đường lố i đổ i mới , thế và lực của đấ t nước
bước vào thời kỳ phát triể n mới với những thành tựu rấ t đáng tự hào . Vị thế,
uy tin
́ của Viê ̣t Nam ngày càng đươ ̣c củng cố , nâng cao trên trường quố c tế .
Viê ̣t Nam có quan hê ̣ ngoa ̣i giao với hầ u hế t các quố c gia trê n thế giới. Đây là
điề u kiê ̣n rấ t thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu
hút đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp dịch vụ. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tiến hành mở cửa xuấ t khẩ u phu ̣c vu ̣ đắ c lực cho sự phát triể n của nề n kinh
tế. Với mu ̣c tiêu phát triể n

nền kinh tế thị trường đinh
̣ hướng xã hô ̣i chủ

nghĩa, phấ n đấ u đế n năm 2020 Viê ̣t Nam cơ bản trở thành mô ̣t nước công
nghiê ̣p theo hướng hiê ̣n đa ̣i.
Trong khoảng từ năm 2006 đến năm 2015, Đảng và Nhà nước có nhiề u
chủ trương, chính sách mới nhằ m phát triể n kinh tế , đẩ y ma ̣nh sự nghiệp công
nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa và tăng cường hô ̣i nhâ ̣ p kinh tế quố c tế . Do đó, tốc
đô ̣ tăng trưởng kinh tế luôn đa ̣t ở mức cao, thu nhâ ̣p bình quân đầ u người tăng
bền vững, ổn định, cơ cấ u kinh tế có những bước chuyể n dich
̣ ma ̣nh mẽ từ
nông nghiê ̣p sang công nghiê ̣p, dịch vụ.
Thực hiê ̣n chủ trương của Đảng và nhà nước các điạ phương trên cả
nước đã tâ ̣p chung nguồ n lực phát huy thế ma ̣nh , khắc phu ̣c khó khăn , từng

bước thực hiê ̣n mục tiêu phát triển kinh tế , quá trình phát triển theo hướng
công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa . Kế t quả đa ̣t đươ ̣c những thành tựu rấ t to lớn,
diê ̣n mạo nông thôn, đô thị, khang trang hiê ̣n đa ̣i, kinh tế phát triể n, cuô ̣c số ng
của nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hải Dương là một tỉnh thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Đây là vùng
đất phù sa màu mỡ, phát triển nông nghiệp từ rất sớm và đã đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ. Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải

1


Phòng – Quảng Ninh. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có nhiều
chủ trương chính sách nhằm phát huy thế mạnh của vùng, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. từng bước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH.
Vùng đất Chí Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung
tâm tỉnh 40km. Cùng với tiến trình của lịch sử, nơi đây đã trải qua nhiều thay
đổi về địa giới hành chính. Tuy nhiên, thời kỳ nào người dân Chí Linh cũng
phát huy bản chất cần cù, sáng tạo, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương
ngày thêm giàu đẹp.
Với vị trí của một vùng “địa lợi, nhân hòa”. Chí Linh có điều kiện
thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành nghề kinh tế đa dạng, phát huy
thế mạnh du lịch tâm linh thông qua các di sản phi vật thể, vật thể cấp quốc
gia. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công
nghiệp dịch vụ.
Với những thành tựu phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, huyện
Chí Linh chính thức được Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số
09/NQ-CP về việc thành lập thị xã Chí Linh. Ngày 3.3.2010 Ban Thường vụ
tỉnh ủy Hải Dương ban hành quyết định số 1064-QĐ/TU về việc đổi tên
Đảng bộ huyện Chí Linh thành Đảng bộ thị xã Chí Linh. Trên cơ sở giữ

nguyên diện tích tự nhiên, nhân khẩu và đơn vị hành chính.
Thực hiê ̣n chủ trương , chính sách của Đảng , tỉnh ủy Hải Dương, Đảng
bô ̣ thị xã Chí Linh (từ trước tháng 3 năm 2010 là Đảng bộ huyện) đã lañ h đa ̣o
nhân dân đẩ y ma ̣nh phát triể n kinh tế , đa ̣t đươ ̣c những thành quả quan tro ̣ng ,
nhưng bên ca ̣nh đó cũng còn gă ̣p nhiề u khó khăn và ha ̣n chế nhấ t đinh
̣.
Viê ̣c nghiên cứu sự lañ h đa ̣o của Đảng bộ thị xã đố i với quá trình phát
triển kinh tế, đánh giá những thành công và chưa thành công, từ đó rút ra những
kinh nghiê ̣m lich
̣ sử là yêucầ u cầ n thiế t.

2


Nghiên cứu quá trình Đảng bộ thị xã Chí Linh quán triệt và vận dụng,
đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hải Dương để lãnh đạo
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2015; đánh giá
những kết quả đã đạt được và những hạn chế yếu kém; từ đó rút ra những kinh
nghiệm và một số giải pháp cho công tác phát triển kinh tế trong những giai
đoạn tiếp theo, nhấ t là khi huyện Chí Linh được công nhận là thị xã năm 2010,
và công nhâ ̣n đô thi ̣loa ̣i III vào năm 2015, phấ n đấ u trước năm 2020 trở thành
thành phố Chí Linh, là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Vì lý do trên, tôi quyế t đinh
̣ chọn đề tài “ Đảng bộ thị xã Chí Linh (tỉnh
Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2006 đến năm 2015” làm luận
văn tha ̣c si ̃ lich
̣ sử, chuyên ngành Lich
̣ sử Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Khái quát các công trình nghiên cứu

Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế: Sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng nói riêng là hướng
đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu về sự lãnh
đạo của Đảng trong phát triển kinh tế cũng được hết sức chú trọng và có
nhiều công trình lớn nghiên cứu về vấn đề này, ở những góc độ tiếp cận khác
nhau. Trong đó một số công trình tiêu biểu như sau:
Công trình nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân của Gs. Đỗ Đình Giao đã trình bày vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, rút ra những thành
tựu kinh nghiệm và bài học.
Công trình nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp
ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng của TS. Đặng Văn Thắng,
TS. Phạm Ngọc Dũng đã đi sâu nghiên cứu thực trạng, quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, triển vọng phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.

3


Công trình nghiên cứu “Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói – xây
dựng một nền kinh tế hội nhập” của nhóm tác giảnêu lên lý luận về mối quan
hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội với vấn đề XĐGN,
nêu lên thực trạng đói nghèo và một số giải pháp XĐGN bền vững ở Việt
Nam, đưa nền kinh tế hội nhập với thế giới.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác, như: “Những vấn đề cơ bản về
kinh tế và biến đổi kinh tế ở Việt Nam của PGS.TS Phan Thanh Phố, “Biến
đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng
trong thời kỳ đổi mới của PGS.TS Nguyễn Văn Khanh. Nxb chính trị quốc gia
Hà Nội, 2003. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, “ Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2003.

Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên sâu còn có những bài báo,
tham luận khoa học của nhóm các tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến sự lãnh
đạo, chủ trương của Đảng trong phát triển kinh tế, tiêu biểu như:
Tham luận “Chủ trương, chính sách của Đảng về XĐGN trong thời kỳ
đổi mới và những vấn đề đặt ra” của TS. Hồ Tố Lương trong Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi
mới” do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học
Quốc gia Hà Nội chủ trì. TS. Vũ Hồng Tiến, “ Một số vấn đề kinh tế, xã hội
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb Đại học sư phạm
Hà Nội, Hà Nội, 2005…
Các công trình nghiên cứu phát triển kinh tế tại thị xã Chí Linh: Cho
đến nay có rất ít công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã đối với
các vấn đề kinh tế xã hội.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu bảo vệ luận văn của thạc sĩ
Nguyễn Thị Nguyệt_ Học viện nông nghiệp Việt Nam với luận văn: “Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải

4


Dương”. Luận văn đã trình bày có hệ thống đặc điểm đất đai, tiềm năng, hiệu
quả khai thác sử dụng đất tại Chí Linh.
Luận văn của thạc sĩ Triệu Thị Vân “Phát triển vải thiều theo tiêu
chuẩn Vieetgap tại thị xã Chí Linh” đã bước đầu đánh giá những thuận lợi,
khó khăn của nghề trồng vải Chí Linh dưạ trên thế mạnh tự nhiên, đồng thời
đưa ra giải pháp phát triển nghề trồng vải theo hướng bền vững.
Bài báo “Chí Linh tạo thế phát triển” trên báo Nhân Dân của tác giả Hà
Hồng Hà và Quốc Vinh. Bài “Phát huy tiềm năng , thế mạnh xây dựng thi ̣ xã
Chí Linh giàu đẹp , văn minh” của Bí thư T hị ủy Nguyễn Hồng Sơn trên
Baoxaydung.com.vn. Nội dung chính của hai bài báo đề cập đến những thế

mạnh tiềm năng của thị xã và mục tiêu trở thành thành phố vào năm 2020.
Bài “Lịch sử và quá trình xây dựng phát triển thị xã Chí Linh”, diễn
văn công bố lên đô thi ̣loa ̣i III , của Đồng chí Nguyễn Đức Hóa chủ tịch
UBND thị xã đề cập đến quá trình xây dựng và phát triển trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa giáo dục qua các thời kỳ thông qua những thành tựu nổi bật.
Ngoài ra còn có các bài khác trên các tạp chí cộng sản, tạp chí nghiên
cứu kinh tế, báo mạng, các bài viết chủ yếu mang tính giới thiệu, quảng bá
ngắn về Chí Linh.
2.2. Những vấn nghiên cứu đặt ra tại thị xã Chí Linh
Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ
Cho đến nay chỉ có công trình lịch sử Đảng bộ thị xã Chí Linh từ 1930
đến 2010 là công trình có tính khái quát nhất, còn lại chưa có công trình nào
nghiên cứu đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Chí Linh về các vấn đề
kinh tế xã hội. Vì vậy có rất nhiều vấn đề cần đặt ra trong nghiên cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, nhất là những
thuận lợi và khó khăn do tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội
ở thị xã Chí Linh.

5


Sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã ( từ trước tháng 3 năm 2010
là Đảng bộ huyện Chí Linh) trong giai đoạn 2006 – 2015. Tập chung là quá trình lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2015.
Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2015.
Sự phối kết hợp của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và quần
chúng diễn ra dưới sự lãnh đạo lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2015

Một số đề án nổi bật tạo chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế.
Những vấn đề luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó:
Thứ nhất, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ về
sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Chí Linh (từ trước tháng 3 năm 2010 là đảng
bộ huyện Chí Linh) lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2015.
Thứ hai, luận văn tập trung nghiên cứu diễn tiến các hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã qua hai giai đoạn và những
kết quả cụ thể. Trên cơ sở các chủ trương về phát triển kinh tế của Đảng bộ
thị xã Chí Linh (từ trước tháng 3 năm 2010 là Đảng bộ huyện) và quá trình tổ
chức thực hiện của ủy ban nhân dân các cấp, luận văn sẽ đánh giá những ưu
điểm và hạn chế về quá trình phát triển kinh tế của thị xã. Từ đó, bước đầu rút
ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ.
3. Mục đích nghiên cƣ́u
Làm rõ quá trình Đảng bộ thị xã ((từ trước tháng 3 năm 2010 là Đảng
bộ huyện Chí Linh) lãnh đạo phát triển kinh tế trên điạ bàn từ năm 2006 đến
năm 2015. Từ những thực tiễn và nh ững đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng
bô ̣, luâ ̣n văn bước đầ u rút ra kinh nghiê ̣m về sự lañ h đa ̣o của Đảng bô ̣ trong
những năm tiế p theo.

6


4. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
Trình bày và phân tích chủ trương phát triển kinh tế của Đảng b

ộ từ

năm 2006 đến năm 2015.

Trình bày và phân tích quá trình tổ chức thực hiện , những chủ trương
biê ̣n pháp của Đảng bô ̣ về phát triể n kinh tế, gắ n với những kế t quả cu ̣ thể .
Đánh giá những ưu điể m , hạn chế trong sự lãnh đa ̣o của Đảng bô ̣, từ đó
tổ ng kế t mô ̣t số kinh nghiê ̣m.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương, biê ̣n pháp của Đảng bô ̣ thị xã (từ trước tháng 3 năm
2010 là Đảng bộ huyện Chí Linh) trong lañ h đa ọ chỉ đa ̣o ph át triển kinh tế từ
năm 2006 đến năm 2015.
Quá trình thực hiện những chủ trương và biện pháp thông qua hoạt động
cụ thể của các cấp đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và quầ n chúng nhân dân.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian : Nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015. Năm 2006 là
năm đầu tiên thực hiê ̣n nghi ̣quyế t đa ̣i hô ̣i đảng bô ̣ huyê ̣n Chí Linh lần thứ XX
với mục tiêu xây dựng Chí Linh trở thành thị xã. Năm 2015 là năm thị xã
đươ ̣c công nhâ ̣n đô thi ̣ loại III, đồng thời cũng là năm tổng kết kế hoạch năm
năm thực hiện nghị quyết đại hội lần XXI. Tuy nhiên, luâ ̣n văn cũng đề câ ̣p
đến một số nét về sự lãnh đa ̣o của Đảng bô ̣ huyện trong lĩnh vực kinh tế trước
2006 xem đó như mô ̣t yế u tố ảnh hưởng đến thời gian sau.
Về không gian: Nghiên cứu thị xã Chí Linh , trước tháng 2 năm 2010 là
huyện Chí Linh thuô ̣c tỉnh Hải Dương.
Về nội dung: Tháng 3 năm 2010 Đảng bộ thị xã Chí Linh được đổi tên
từ Đảng bộ huyện Chí Linh. Do vậy, đề tài chia hai giai đoạn với tên gọi:
Giai đoạn 2006 - 2010 là Đảng bộ huyện Chí Linh. Riêng năm 2010 là năm
thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, đồng thời thực hiện

7


kế hoạch năm 2009 do Đảng bộ huyện Chí Linh đề ra. Do vậy, tác giả thống

nhất đưa vào chương 1. Giai đoạn 2011 đến 2015 là Đảng bộ thị xã Chí Linh.
Để làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, cụ thể:
Đường lối kinh tế của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương.
Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Chí Linh.
Đây là một đề tài rộng, do vậy tác giả tập chung nghiên cứu những hoạt
động của Đảng bộ thị xã Chí Linh trong trong việc lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo ngành, kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực.
6. Nguồ n tài liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
6.1. Nguồ n tài liê ̣u
Các văn kiê ̣n Đảng , chính phủ, Đảng bô ̣ tin̉ h Hải Dương về phát triể n
kinh tế .
Các nghị quyết , chỉ thị của Đảng bộ thị xã Chí Linh (từ trước tháng 3
năm 2010 là Đảng bộ huyện), các kế hoạ ch đề án , báo cáo tổng kết về tình
hình phát triển kinh tế của Đảng bô ̣ chính quyề n thi ̣xa.̃
Các số liệu thống kê hàng năm , thường kỳ , niên giám thố ng kê của chi
cục thống kê Chí Linh.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử du ̣ng phương pháp lich
̣ sử và phương pháp logic.
Phương pháp điề u tra, khảo sát thực tiễn.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê
, phân tích, tổ ng hơ ̣p so sánh.
7. Đóng góp của luâ ̣n văn
Luận văn trình bày có hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thị xã
Chí Linh về phát triển kinh tế từ năm 2006 đến năm 2015.
Tổ ng kế t đánh giá ưu điể m , hạn chế đúc rút một số kinh nghiệm từ quá
trình Đảng bộ thị xã Chí Linh lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2006 - 2015.
8. Kế t cấ u luâ ̣n văn


8


Ngoài phần Mở đầu, Kế t luâ ̣n, Tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn gồ m 3 chƣơng:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Chí Linh
nhằ m phát triển kinh tế từ năm 2006 đến 2010.
Chương 2: Đảng bô ̣ thi ̣xã Chí Linh lãnh đạo đẩy mạnh ph át triến kinh
tế từ năm 2011 đến 2015.
Chương 3: Nhâ ̣n xét và kinh nghiê ̣m.

9


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CHÍ LINH
NHẰM PHÁ T TRIỂN KINH TẾ TƢ̀ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Điều kiêṇ phát triển kinh tế ở huyêṇ Chí Linh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Chí Linh là huyện miền núi của tỉnh Hải Dương điểm kết
nối trên chuỗi đô thị hành lang kinh tế công nghiệp Bắc Ninh - Chí Linh Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí - Hạ Long. Chí Linh có vị trí thuận lợi về
giao thông đường bộ tuyến QL18, QL37 và đường vành đai 5 của Thành phố
Hà Nội, có tuyến đường sắt Kép - Hạ Long và Yên Viên - Phả Lại - Hạ
Long - Cái Lân đang triển khai xây dựng, hệ thống vận tải thủy chạy trên các
sông Thái Bình, sông Thương, sông Đông Mai, sông Kinh Môn thông
thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh nhờ đó có điều kiện giao lưu
phát triển kinh tế với nhiều vùng miền khác nhau, những sản phẩm công –
nông nghiệp có thể dễ dàng thâm nhập các thị trưởng khác.
Chí Linh có điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
Địa hình, đất đai: Chí Linh là huyện của tỉnh Hải Dương có địa hình

đa dạng phong phú. Tổng diện tích đất tự nhiên là 29.618 ha, trong đó: đất
nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%; Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ
lệ 48,86%. Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%. Đất ở 1.110 ha,
chiếm tỉ lệ 3,75%. Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03% [1,tr.2].
Nguồn đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi
núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thủy
thành do phù sa sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ thuận lợi cho việc trồng
lúa, ngô, mía, đậu tương, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả như Na,
nhãn, vải, cam vinh,.... Chí Linh có điều kiện tự nhiên thuận lợi có nhiều khả
năng để phát triển kinh tế rừng với 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng
trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390 ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý,

10


ước khoảng 140.000 m³. Rừng Chí Linh có nhiều loại gỗ quý như : lát hoa,
lim, sến, táu, giổi, thông. Ngoài ra rừng còn có nhiều loại động vật quý như:
hươu, nai, hoẵng, tắc kè,... nhiều loại động, thực vật đặc trưng, cung cấp
nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và
rừng thông phân bố ở các xã An Lac, Văn Đức, Lê Lợi Cộng Hòa. Đây là
những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh.
Tài nguyên nước : Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi hệ thống sông
Kinh Thày, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ
Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính
của huyện, có nguồn nước của nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm.
Ngoài ra Chí Linh còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thuỷ 409 ha, đặc biệt
có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn, phục vụ hiệu quả cho sinh hoạt, tưới
tiêu cho toàn bộ diện tích ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
Khí hậu: Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa
rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng

4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt độ
thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 - 12°C); tháng có nhiệt độ cao nhất
là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37 - 38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm
1.463 mm, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm
2 vùng: Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các
vùng đồng bằng trong tỉnh. Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần
lớn trong vùng, do vị trí địa lí và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh
hơn vùng khí hậu đồng bằng, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, đặc
biệt là diện tích cây vụ đông.
Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Chí Linh tuy không nhiều về
chủng loại, nhưng có một số loại có trữ lượng lớn và giá kinh tế như: Đất cao
lanh có trữ lượng khoảng 40 vạn tấn; sét chịu lửa khoảng 8 triệu tấn; sét gạch

11


ngói tại phường Bến Tắm và Hoàng Tiến có chất lượng tốt đạt yêu cầu làm
nguyên liệu sản xuất gạch ngói; cuội sỏi tại Hữu Lộc - phường Văn An có trữ
lượng khoảng 1,275 triệu m3; cuội sỏi tại Trúc Thôn – phường Cộng Hòa có
trữ lượng khai thác khoảng 1,2 triệu m3. Các loại khoáng sản này, được tổ
chức khai thác hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp
vật liệu xây dựng của Chí Linh.
Thủy Ngân có tại Trại Gạo - Bến Tắm, với 9 thân quặng có trữ lượng
khai thác khoảng 2,8 triệu m3, có thể làm nguyên liệu thủy tinh.
Ngoài ra, trên địa bàn Chí Linh có trữ lượng than khá lớn: Mỏ than Cổ
Kênh có 14 vỉa than có giá trị công nghiệp (trong đó, có 9 vỉa đạt trữ lượng
khai thác khoảng 12,1 triệu tấn, hiện nay đang tạm dừng khai thác, dự kiến
khai thác xuống –300 m); Mỏ than Chí Linh có 5 vỉa với chiều dày trung bình
từ 0,2 - 5,4 m, trữ lượng khai thác khoảng 50 triệu tấn; Mỏ than bùn tại Đại

Bộ - Hoàng Tân có trữ lượng khai thác nhỏ; Mỏ than đá Phả Lại có 6 vỉa than
dày từ 0,17 - 2,38 m, nằm trong dải than Đông Triều - Phả Lại với tổng trữ
lượng toàn dải là 785,42 triệu tấn
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trải qua các giai đoạn lịch sử Chí linh đã nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính. Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc
phủ Nam Sách. Năm 1947, Chí Linh được sát nhập về liên tỉnh Quảng Hồng,
có thêm 4 xã: Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội và Hoàng Hoa Thám; năm 1948, Chí
Linh thuộc tỉnh Quảng Yên;
Năm 1955, Chí Linh trở thành một trong các huyện của tỉnh Hải
Dương; tháng 01/1957, Hội đồng chính phủ Quyết định tách ba xã Cẩm Lý,
Vũ Xá, Đan Hội chuyển về huyện Lục Nam (Bắc Giang); năm 1968, hai tỉnh
Hải Dương và Hưng Yên hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; ngày 27/3/1978, thị
trấn Sao Đỏ được thành lập và trở thành huyện lỵ của Chí Linh.

12


Năm 1981, Hội đồng Chính Phủ Quyết định về mở rộng thị trấn Phả
Lại và điều chỉnh địa giới các xã Cổ Thành, Nhân Huệ, Chí Linh có 20 đơn vị
hành chính, gồm 17 xã và 3 thị trấn (Sao Đỏ, Phả Lại, Nông Trường). Chí
Linh là huyện miền núi (năm 1993) của tỉnh Hải Hưng.
Năm 1997, tỉnh Hải Hưng được chia tách thành hai tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên. Năm 2002, Chính phủ có Nghị quyết đổi tên thị trấn Nông Trường
thành thị trấn Bến Tắm.
Ngày 12/2/2010, Chính phủ đã ký Nghị quyết số 09/NĐ - CP về việc
thành lập Thị xã Chí Linh và các phường thuộc thị xã Chí Linh. Đến nay, Thị
xã Chí Linh có 20 đơn vị hành chính, gồm: 8 phường nội thị, và 12 xã. Theo
đó, Thị xã Chí Linh được gồm 8 phường (Phả Lại, Văn An, Chí Minh, Sao
Đỏ, Thái Học, Cộng Hoà, Hoàng Tân, Bến Tắm) khu vực ngoại thị có 12 xã

(Hưng Đạo, Lê Lợi, Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Cổ Thành, Nhân Huệ, Đồng
Lạc, Tân Dân, An Lạc, Kênh Giang, Văn Đức, Hoàng Tiến).
Dân cư nguồn lao động: Chí Linh có tổng số dân 190.349 người, với 15
dân tộc cùng sinh sống, chiếm tỷ lệ lớn là dân tộc Kinh, Hoa, trong đó: dân số
thường trú là 163.434 người, dân số thường trú khu vực nội thị là 95.606; tổng
số người trong độ tuổi lao động toàn thị xã là: 141.348 người, trong đó số
người trong độ tuổi lao động khu vực nội thị là 61.133 người; tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp khu vực nội thị là: 76,2% [1,tr.3].
Với dân số trẻ, trình độ dân trí cao, được đào tạo bài bản tại chỗ. Hàng
năm Trường Đại học Sao Đỏ, cao đẳng nghề Licogi cung cấp hàng nghìn cử
nhân có chuyên môn tay nghề cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa. Chí Linh có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài các
ngành may mặc, gia dày dựa trên lợi thế vị trí địa lý, nguồn lao động và chính
sách thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Trong chiều dài lịch sử, vùng đất Chí Linh gắn liền với các tên tuổi
nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như: Hưng Đạo Đại vương

13


Trần Quốc Tuấn; Đệ nhị tổ Pháp Loa thiền phái Trúc lâm; Đệ tam tổ Huyền
Quang; Vạn thế sư biểu Chu Van An; Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa
Nguyễn Trãi; Bà chúa Sao sa Nguyễn Thị Duệ,... Chí Linh hiện còn lưu giữ
59 di tích lịch sử, trong đó có 09 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc
gia như: Khu văn hóa quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Bắc Đẩu,
đền Chu Văn An, đền Gốm, đền Cao, chùa Thanh Mai, đền Sinh, đền Quốc
Phụ và đình Chí Linh. Trong đó, quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, là
điểm du lịch, lễ hội văn hóa tâm linh nổi tiếng. cùng với Yên Tử, Quỳnh
Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ Thiền phái Trúc lâm, một Thiền phái

mang đậm bản sắc Việt. Khu vực Kiếp Bạc nằm ở phía Tây dãy Côn Sơn
mang đậm dấu ấn lịch sử của thời Trần. Tại đây có “Lục Đầu Giang” lừng
danh với trận Vạn Kiếp oanh liệt đánh thắng quân Nguyên Mông. Di tích
quan trọng nhất là đền Kiếp Bạc, là nơi thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc
Tuấn, nhà quân sự, tư tưởng, chính trị lỗi lạc và là công thần của nhà Trần.
Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, thuộc xã Hưng Đạo nơi hợp
lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn. Anh hùng dân tộc người chỉ huy tài ba lãnh đạo quân và dân Đại Việt
kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.
Đền Cao thuộc xã An Lạc. Nơi đây là căn cứ, đại bản doanh của cuộc
kháng chiến Chống Tống năm 981. Tại đây, có bốn ngôi đền linh thiêng từ
lâu đời, thờ năm anh em họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành phá giặc
Tống. Sau khi mất 5 anh em họ vương được phong thượng đẳng thần và được
nhân dân lập đền thờ suốt hơn một nghìn năm nay.
Đền thờ nhà giáo Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã
Văn An. Vì dâng “ Thất trảm sớ” chém nịnh thần không được ông về Chí
Linh ẩn cư làm nghề dạy học. “Ông là bậc Vạn thế sư biểu” của dân tộc Việt.
Một chí sĩ, danh nhân tài năng, đức độ của ông tỏ sang đến nghìn thu. Ngày
nay, công trình tưởng niệm ông được UBND tỉnh Hải Dương đầu tư, nâng cấp

14


khang trang sạch đẹp mỗi năm đón hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm
bái núi rừng Phượng Hoàng.
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám được xây dựng năm 1329
do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập.
Đền bà Chúa Sao sa thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng
Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Dưới thời nhà Mạc bà đã cải trang đóng giả
nam nhi để lên kinh ứng thí và đã đỗ tiến sĩ. Đây là người phụ nữ duy nhất

trong lịch sử Phong kiến đạt được danh hiệu này.
Đền Khê Khẩu Thờ tướng quân Trần Hiển Đức, người gốc Kinh Môn,
gia nhập nghĩa quân của Trần Hưng Đạo từ những ngày đầu tiên. Ông đã lập
nhiều chiến công, đóng góp không nhỏ vào chiến thắng lần thứ hai và ba của
quân Trần. Đặc biệt trong trận Bạc Đằng Giang. Đền Khê Khẩu, nằm tại làng
Khê Khẩu (Làng Viên), xã Văn Đức.
Ngoài ra mảnh đất chí Linh còn có đền thờ danh tướng Trần Khánh Dư,
Đền Quốc Phụ ở xã Chí Minh, thờ Trần Quốc Chẩn - một trong những danh
tướng của nhà Trần.
Bên cạnh các di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên còn có: Nhiệt
điện phả lại: Với công suất 440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi
theo khối hai lò - một máy, mỗi máy 110MW. Công ty Nhiệt điện Phả Lại có
nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận
hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải mạnh trong thập kỷ 80.
Từ năm 1989 đến 1993, sản lượng điện của nhà máy giảm dần do các tổ máy
của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt hoà vào lưới điện miền Bắc. Từ
năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trong
cả nước, nhà máy nhiệt điện Phả Lại được tăng cường khai thác.
Ngày 8/6/1998 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được khởi công xây
dựng trên mặt bằng còn lại của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nhà máy Nhiệt

15


điện Phả Lại 2 có tổng công suất 600 MW gồm 2 tổ máy mỗi tổ có công suất
300 MW, sản lượng điện hàng năm 3,68 tỷ kWh; lượng than tiêu thụ 1,6 triệu
tấn/năm; tổ máy 1 vận hành vào đầu năm 2001 và hoàn thành công trình vào
quý 3 năm 2001. Phả Lại 2 là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết
bị hiện đại được thiết kế và xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ

môi trường. Khi hoàn thành, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 cùng với Nhà
máy Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cường đáng kể công suất của hệ thống điện
Việt Nam
Sân Golf Ngôi Sao Chí Linh. Hàng năm có hàng vạn du khách trong
nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái du lịch tâm linh tại các di tích ở
Chí Linh. Trải qua biết bao thăng trầm biên cố của lịch sử, Vùng đất Chí Linh
vẫn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn
liền với những chiến công hiển hách của lịch sử chông ngoại xâm, những dấu
chân của những danh nhân, trí sĩ, những con người tài hoa bậc nhất của lịch
sử Việt đã chọn mảnh đất này làm bản doanh, nơi rèn rũa tài năng và trí tuệ.
Trong giai đoạn tiếp theo Chí Linh tiếp tục giữ vững truyền thống lịch sử văn
hóa lâu đời, truyền thống cách mạng, tài năng, trí tuệ bản lĩnh tiếp tục đẩy
mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tăng trưởng một cách bền vững, phấn đấu trở thành thành phố
trước năm 2020.
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện từ năm 2006 đến năm 2010
1.2.1. Tình hình kinh tế huyện Chí Linh trước năm 2006
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần VI diễn ra
với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” 1;
tr. 375]. Việt Nam chính thức đổi mới, nhiều ý kiến tâm huyết trước vận mệnh
của dân tộc đã tập chung phân tích những hạn chế yếu kém dẫn đến tình trạng
khó khăn kéo dài. Khí thế và tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là định

16


hướng, kim chỉ nam để Đảng bộ các cấp đề ra những chương trình hành động,
chủ trương chính sách để lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.
Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng lần VI, với tinh thần của không

khí đối mới, Đại hội lần thứ XV của Huyện Chí Linh đặt ra phương hướng “
Phải khai thác mọi tiềm năng, giải phóng mọi năng lực sản xuất tạo ra nhiều
sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả”[1;tr. 375]. Từ năm
1986 đến năm 1991 Chí Linh tiếp tục thực hiện ba chương trình kinh tế trọng
điểm: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Với ưu tiên
hàng đầu là xóa cái đói, Chí Linh ưu tiên phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh
sản xuất lúa, phát triển cây vụ đông.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự quyết tâm của các tầng lớp
nhân dân, Chí Linh đã nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. “Diện
tích lúa đạt ở mức ổn định 8900ha. Năng suất bình quân tăng 4,3%. Tổng sản
lượng quy thóc 30.000 tấn/ năm, bình quân lương thực đạt 341kg/ người/
năm” . Phong trào trồng cây tiếp tục phát triển riêng năm 1990 trồng được
592 ha rừng, 18.000 cây phân tán, phủ kín 100 ha đồi trọc [1,tr. 389].
Tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là ngọn đuốc soi đường, cổ
vũ tinh thần của cả nền kinh tế và toàn xã hội, Mặc dù ở các cấp nói riêng và
toàn quốc nói chung, công cuộc đổi mới đã từng bước làm thay đổi cơ cấu
nền kinh tế và đời sống người dân nhưng về cơ bản, công cuộc đổi nền kinh tế
mới đang ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng những
kết quả đạt được tạo điền đề thuận lợi để phát triển kinh tế giai đoạn sau,
những hạn chế trong đường lối, chủ trương và quá trình thực hiện là bài học
kinh nghiệm quý báu cho những chặng đường đổi mới tiếp theo.
Tháng 6 năm 1991, Đại hội Đảng lần VII đã thông qua cương lĩnh “Xây
dựng đất nước trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế
đến năm 2000”.
Quán triệt nghị quyết của Đại hồi Đảng lần VII, Đại hội Đảng bộ huyện
Chí Linh lần thứ XVII diễn ra từ 16 đến 18 tháng 9 năm 1991 đã đề ra mục

17



×