Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Điều chỉnh chiến lược quân sự của nhật bản từ năm 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN TRUNG HƢỚNG

ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC QUÂN SỰ
CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN TRUNG HƢỚNG

ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC QUÂN SỰ
CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Xuân Kháng


Hà Nội - 2017

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 8
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8
8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu8
9. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐIỀU
CHỈNH CHIẾN LƢỢC QUÂN SỰ CỦA NHẬT BẢN ............................. 10
1.1. Khái niệm về chiến lƣợc quân sự và quan điểm về điều chỉnh chiến
lƣợc quân sự ................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm về chiến lược quân sự :...................................................... 10
1.1.2. Quan điểm về điều chỉnh chiến lược quân sự .................................... 13
1.2. Khái quát về chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm
1991 ................................................................................................................. 15
1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1956 .......................................................................... 15
1.2.2. Giai đoạn 1957 - 1976 .......................................................................... 17
1.2.3. Giai đoạn 1977 - 1991 .......................................................................... 21
1.3. Bối cảnh điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản ...................... 23
1.3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực................................................................ 23


3


1.3.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................ 34
CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC QUÂN SỰ CỦA
NHẬT BẢN .................................................................................................... 42
2.1. Chủ trƣơng, mục tiêu chiến lƣợc quân sự mới của Nhật Bản ........... 42
2.1.1. Chủ trương ........................................................................................... 42
2.1.2. Mục tiêu ................................................................................................ 42
2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản ......................... 43
2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý ........................................................................ 43
2.2.2. Thay đổi hướng phòng thủ và thế bố trí chiến lược........................... 53
2.2.3. Tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hoá LLPV .......................... 56
2.2.4. Nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí ........................................... 66
2.2.5. Thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ ........................................... 69
CHƢƠNG 3. DỰ BÁO, TÁC ĐỘNG TỪ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC
QUÂN SỰ CỦA NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM...................78
3.1. Dự báo điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản ........................ 78
3.3.1. Nhật Bản thực hiện mục tiêu điều chỉnh chiến lược quân sự với
nhiều thuận lợi nhưng cũng gắn với không ít khó khăn ............................. 78
3.3.2. Nhật Bản sẽ đạt được những kết quả đáng kể trong điều chỉnh chiến
lược quân sự của mình .................................................................................. 82
3.2. Tác động từ sự điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản ........... 85
3.2.1. Tác động đến khu vực .......................................................................... 85
3.2.2. Tác động đến Việt Nam ........................................................................ 93
3.3. Một số giải pháp của Việt Nam ............................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106
4



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
APEC
CA - TBD
CLQS
ĐBĐK
GGHB
HĐBA
LHQ
LLPV
SAARC
XHCN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
Châu Á - Thái Bình Dƣơng
Chiến lƣợc quân sự
Đổ bộ đƣờng không
Gìn giữ hoà bình
Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc
Lực lƣợng Phòng vệ
Hiệp hội Hợp tác Nam Á
Xã hội chủ nghĩa

5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Nhật Bản là quốc gia bại trận, bị
buộc phải từ bỏ quyền phát triển các tiềm lực quân sự. Trong suốt thời kỳ
Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản thực hiện chính sách quốc phòng theo “Hiến
pháp Hòa bình 1946” do Mỹ áp đặt, với quy định phải từ bỏ quyền xây dựng
quân đội và không đƣợc sử dụng vũ lực giải quyết các tranh chấp quốc tế, chỉ
đƣợc xây dựng LLPV với chức năng phòng thủ đất nƣớc và bảo đảm ổn định
xã hội, việc đảm bảo an ninh chủ yếu dựa vào Mỹ và LHQ. Tuy nhiên, sự
phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế đất nƣớc, cùng với sự biến động phức tạp,
mạnh mẽ của tình hình quốc tế, khu vực từ sau khi kết thúc thời kỳ Chiến
tranh Lạnh đến nay, nhất là sự sụp đổ của hệ thống các nƣớc XHCN ở Đông
Âu, đặc biệt là Liên Xô; sự gia tăng và suy giảm sức mạnh của Mỹ; sự trỗi
dậy của Trung Quốc với mục tiêu trở thành “cường quốc thế giới” và đặc biệt
là tham vọng mở rộng lãnh thổ của nƣớc này… không chỉ tác động mạnh mẽ
tới yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà còn thôi thúc mạnh mẽ nhu cầu
phát triển trở thành “cường quốc toàn diện” của Nhật Bản. Để thực hiện mục
tiêu đó, những năm vừa qua, Nhật Bản không ngừng thúc đẩy điều chỉnh
CLQS theo hƣớng xây dựng một quân đội quốc gia hùng mạnh với đầy đủ các
chức năng nhƣ quân đội của các cƣờng quốc khác trên thế giới.
Là nƣớc lớn và có tiềm lực mạnh, nên sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản
đã tác động không nhỏ tới môi trƣờng an ninh của khu vực nói riêng và hệ
thống quan hệ quốc tế của khu vực nói chung, trong đó có Việt Nam. Nhật
Bản và Việt Nam là đối tác chiến lƣợc của nhau, Việt Nam là một đối tác
quan trọng trong chiến lƣợc quốc gia tổng thể, nhất là trong chiến lƣợc đối với
khu vực Đông Á của Nhật Bản. Quan hệ hợp tác Việt - Nhật trong những năm
qua không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh
6


các nƣớc lớn ngày càng coi trọng khu vực CA - TBD, trong đó Đông Nam Á

là một trọng điểm, nhất là trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung còn tồn tại
một loạt mâu thuẫn, bất đồng khó giải quyết, quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ
có những điểm tồn tại nhạy cảm, việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS nhằm trở
thành một cƣờng quốc toàn diện sẽ tác động trực tiếp, không nhỏ cả tích cực
và tiêu cực đối với khu vực và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, nắm
chắc những động thái điều chỉnh CLQS của Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan
trọng, để Việt Nam có giải pháp ứng xử phù hợp trong quan hệ với Nhật Bản,
nhằm thu đƣợc lợi ích lớn nhất, hạn chế những ảnh hƣởng bất lợi từ sự điều
chỉnh này của Nhật Bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản
là vấn đề đƣợc các nhà khoa học, dƣ luận hết sức quan tâm theo dõi, nghiên
cứu. Mặc dù giới nghiên cứu trong ngoài nƣớc đã có nhiều chuyên đề, bài viết
về vấn đề này, nhƣng chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn
diện, cụ thể và có hệ thống liên quan đến việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS. Vì
vậy, nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh CLQS của Nhật Bản từ năm 1992 đến
nay” để đánh giá một cách toàn diện và dự báo chính xác CLQS của Nhật Bản
trong những thập kỷ tới là vấn đề có ý nghĩa hết sức cấp thiết và thực tiễn cao,
góp phần thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản, những tác động
của nó đối với an ninh khu vực, Việt Nam trong những năm tới. Trên cơ sở đó
đề xuất một số đối sách của Việt Nam nhằm tận dụng các tác động tích cực,
hạn chế các tác động tiêu cực từ sự điều chính này của Nhật Bản.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
7



- Nghiên cứu CLQS của Nhật Bản giai đoạn 1945 - 1991 và những nhân
tố tác động đến sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay.
- Nghiên cứu sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay,
những tác động đối với khu vực, Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp của Việt Nam để tăng cƣờng lợi ích và hạn
chế tác động tiêu cực từ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản trong những năm
tới.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản, tác động của nó đối với khu vực, Việt
Nam và giải pháp của Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phƣơng pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so
sánh - đối chiếu, hệ thống - cấu trúc, tác động - dự báo.
8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên
cứu
- Đánh giá chủ trƣơng, mục tiêu, biện pháp, tác động của việc Nhật Bản
điều chỉnh CLQS những năm qua làm cơ sở đề xuất các giải pháp để Đảng,
Nhà nƣớc, Quân đội có những giải pháp ứng xử phù hợp, tận dụng tốt những
tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ sự điều chỉnh CLQS
của Nhật Bản, phục vụ thiết thực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
mà trực tiếp là góp phần thực hiện Nghi quyết số 28 của Ban Chấp hành
Trung ƣơng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
- Làm tài liệu phục vụ nghiên cứu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị,
nhất là cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học.
9. Cấu trúc của đề tài
8



Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng chữ viết tắt và danh mục tài
liệu tham khảo, đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh CLQS của
Nhật Bản.
Chƣơng 2. Những điều chỉnh CLQS của Nhật Bản.
Chƣơng 3. Dự báo, tác động từ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản đối
với khu vực và Việt Nam.

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHIẾN
LƢỢC QUÂN SỰ CỦA NHẬT BẢN
1.1. Khái niệm về chiến lƣợc quân sự và quan điểm về điều chỉnh
chiến lƣợc quân sự
1.1.1. Khái niệm về Chiến lược quân sự :
Trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại, ở cả phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng
Tây có rất nhiều quan niệm và tƣ tƣởng khác nhau về CLQS. Tuy nhiên, do ở
phƣơng Đông, điển hình là Trung Quốc, các tƣ tƣởng quân sự hoặc là không
đƣợc tổng kết một cách hệ thống, hoặc mang nhiều đặc điểm của chính trị, vì
vậy, khái niệm CLQS chủ yếu đƣợc hình thành và phát triển ở phƣơng Tây.
Thuật ngữ “Chiến lược quân sự (Military Strategy)” có nguồn gốc từ
thời kỳ Hy Lạp. Trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ, nhiệm vụ của CLQS
thƣờng chỉ là chuẩn bị quân lính, tổ chức các cuộc hành quân, xác định
phƣơng pháp thực hành các trận hội chiến quyết định cục diện của chiến
tranh. Giai đoạn phong kiến, do các nhà nƣớc phong kiến ở Tây Âu thƣờng
xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh giữa các phe phái, nên nghệ thuật quân
sự nói chung và CLQS nói riêng không phát triển. Từ thế kỷ XIX, việc xây
dựng đƣờng sắt, phát minh ra điện thoại và điện báo, thay thế các hạm đội

thuyền buồm bằng hạm đội tàu hơi nƣớc, trang bị cho quân đội các hỏa khí
nòng rãnh xoắn... đã làm tăng nhanh nhịp độ tập trung chiến lƣợc, di chuyển
nhanh các đội quân đông ngƣời, dẫn đến mở rộng quy mô tác chiến chiến
lƣợc, nâng cao vai trò của lực lƣợng dự bị và các thiết bị công trình trong giải
quyết các nhiệm vụ chiến lƣợc. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tính chất
chiến tranh và phƣơng thức tiến hành chiến tranh có sự thay đổi lớn. Việc huy
động tiềm lực mọi mặt của đất nƣớc đã ảnh hƣởng quyết định đối với sự phát
triển của CLQS. Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918) và Chiến
10


tranh Thế giới lần thứ II (1939 - 1945) là những mốc lớn của sự phát triển lực
lƣợng quân sự quy mô lớn và đấu tranh vũ trang cƣờng độ cao, đòi hỏi CLQS
giải quyết nhiều vấn đề mới: Tổ chức và chỉ huy những đội quân đông ngƣời,
sự xuất hiện của các đơn vị quân đội lớn nhƣ tập đoàn quân, phƣơng diện
quân xuất hiện, hoạt động quân sự diễn ra trên các chiến trƣờng bao gồm
nhiều lục địa và đại dƣơng. CLQS đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của
chiến tranh lớn: xây dựng và huy động sức mạnh của hậu phƣơng phục vụ
chiến tranh, cơ động lực lƣợng chiến lƣợc trên các chiến trƣờng, xây dựng và
sử dụng các lực lƣợng dự bị chiến lƣợc, tạo bất ngờ chiến lƣợc và đối phó với
tiến công bất ngờ của kẻ xâm lƣợc, kết hợp hoạt động tác chiến của quân đội
chính quy với tác chiến của quân du kích ở vùng đối phƣơng tạm chiếm, việc
chỉ đạo chiến lƣợc các lực lƣợng vũ trang nhiều triệu ngƣời tác chiến trên các
mặt trận rộng lớn... Thời kì sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, trang bị kỹ
thuật quân sự phát triển vƣợt bậc. Vũ khí tên lửa hạt nhân ra đời, các loại vũ
khí, kĩ thuật khác đƣợc cải tiến... làm cho sức mạnh chiến đấu của lực lƣợng
vũ trang tăng lên vƣợt bậc, dẫn đến những thay đổi căn bản trong quan niệm
về tính chất của chiến tranh, về các phƣơng thức tiến hành chiến tranh và hoạt
động tác chiến. CLQS nhiều nƣớc đã định hƣớng phát triển trên cơ sở quan
niệm tiến hành chiến tranh hạt nhân, đồng thời thừa nhận khả năng tiến hành

chiến tranh chỉ bằng vũ khí thông thƣờng; quan niệm rằng, chiến tranh tƣơng
lai sẽ là chiến tranh lớn gồm nhiều nƣớc tham gia, mà nội dung chiến lƣợc
của nó là cả một hệ thống phức tạp các chiến dịch, chiến dịch chiến lƣợc diễn
ra đồng thời và kế tiếp nhau trên nhiều lục địa và đại dƣơng với lực lƣợng vũ
trang nhiều triệu ngƣời tham gia; đồng thời vẫn có khả năng xảy ra các cuộc
chiến tranh cục bộ hạn chế cả về mục đích chính trị, quân sự, cả tính chất và
quy mô đấu tranh vũ trang.
Nhìn chung, theo quan niệm của phƣơng Tây, CLQS là “tập hợp những
11


quan điểm, tư tưởng, kế hoạch của các tổ chức quân sự nhằm theo đuổi
những mục tiêu chiến lược”. CLQS có quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch
và quản lý chiến dịch, sự điều động, bố trí và sắp xếp các lực lƣợng cũng nhƣ
âm mƣu của kẻ địch. Cha đẻ của việc nghiên cứu chiến lƣợc của phƣơng Tây
Carl von Clausewitz định nghĩa CLQS là “việc của các trận chiến nhằm kết
thúc chiến tranh”. Nhà sử học quân sự ngƣời Anh B.H. Liddell Hart trong
khi ít nhấn mạnh hơn tới các trận chiến đã định nghĩa, CLQS là “nghệ thuật
của sự phân phối và sử dụng các tiềm lực quân sự nhằm hoàn thành chính
sách”.
Theo Từ điển Thuật ngữ Quân sự Việt Nam, CLQS đƣợc định nghĩa là:
“Lý luận và thực tiễn chuẩn bị đất nước, lực lượng vũ trang nhằm ngăn ngừa
và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột) thắng lợi; bộ phận hợp thành
(quan trọng nhất), có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự. Về lý luận,
CLQS nghiên cứu tính chất, quy luật của chiến tranh, phương thức tiến hành
chiến tranh; nghiên cứu cơ sở lý luận chuẩn bị, tiến hành chiến tranh và tác
chiến chiến lược. Về thực tiễn, CLQS xác định mục tiêu nhiệm vụ chiến lược,
xác định và tiến hành các biện pháp chuẩn bị chuyển đất nước, lực lượng vũ
trang sang thời chiến, chiến trường, kinh tế và nhân dân cho chiến tranh; lập
kế hoạch hoạt động tác chiến chiến lược; tổ chức xây dựng, triển khai, chỉ

đạo lực lượng vũ trang trong quá trình chiến tranh; nghiên cứu khả năng tiến
hành chiến tranh và tác chiến chiến lược của đối phương”.
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, CLQS là “Tổng thể phương
châm, chính sách và mưu lược được hoạch định nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng
tiến hành chiến tranh (xung đột) thắng lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng
nhất), có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự” với những nội hàm giống
nhƣ đƣợc nói ở trên. CLQS xuất phát từ đƣờng lối chính trị, đƣờng lối quân sự
và có tác động trở lại các đƣờng lối đó. CLQS liên hệ chặt chẽ với kinh tế, phụ
12


thuộc vào trình độ phát triển sản xuất, khoa học và công nghệ, khả năng bảo
đảm vật chất kĩ thuật cho lực lƣợng vũ trang và toàn bộ xã hội trong chiến
tranh, đồng thời CLQS có ảnh hƣởng trở lại đối với nền kinh tế. Những kết
luận của CLQS về tính chất chiến tranh, về những yêu cầu của chiến tranh...
đƣợc xem xét khi lập các kế hoạch phát triển kinh tế quốc phòng - an ninh của
đất nƣớc. CLQS chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, đồng thời dựa
vào những nguyên lí của nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật để xem xét các
vấn đề chiến lƣợc. Trong quá trình đấu tranh vũ trang CLQS tính toán và sử
dụng các khả năng chiến đấu của bộ đội, các kết quả tác chiến chiến dịch và
chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ chiến lƣợc.
Nhƣ vậy, tựu trung lại, nếu hiểu theo nghĩa rộng, CLQS là bộ phận chủ
đạo của nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các quy luật, phƣơng pháp chuẩn bị
và tiến hành các hoạt động quân sự có tính chất toàn cục trong chiến tranh và
trong khởi nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, đó là những phƣơng châm và biện
pháp quân sự có tính chất toàn cục, đƣợc vận dụng trong suốt quá trình xây
dựng tiềm lực và tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm thực hiện mục đích
quân sự, chính trị, kinh tế nhất định. Hiểu theo nghĩa này, CLQS có thể chia
thành chiến lƣợc phòng thủ và chiến lƣợc tấn công.
1.1.2. Quan điểm của Nhật Bản về điều chỉnh chiến lược quân sự

Về mặt pháp lý, Nhật Bản là nƣớc bại trận trong Chiến tranh Thế giới
lần thứ II, bị cấm phát triển các tiềm lực quân sự cũng nhƣ phát động chiến
tranh. Do đó, quan niệm về sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản có những đặc
điểm riêng, khác biệt nhiều so với sự điều chỉnh CLQS của Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Ấn Độ cũng nhƣ hầu hết các quốc gia khác. Trên cơ sở lập luận trên, có
thể quan niệm “sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản là sự điều chỉnh về chủ
trương, chính sách, biện pháp nhằm từng bước nâng cao sức mạnh quân sự,
xây dựng LLPV Nhật Bản trở thành quân đội có vai trò, chức năng như quân
13


đội của các quốc gia khác, phục vụ mục tiêu đưa Nhật Bản trở thành cường
quốc toàn diện”. Quan điểm trên chỉ rõ:
Mục tiêu điều chỉnh CLQS: Nâng cao vai trò, vị thế của LLPV Nhật Bản;
khôi phục các quyền “cơ bản” của Nhật Bản, chuyển từ “chiến lược phòng
thủ bị động” sang “chiến lược phòng thủ chủ động”, hƣớng tới xây dựng
“chiến lược tấn công”, trong đó, Nhật Bản có quyền tham gia hoặc phát động
chiến tranh. Về chính trị, điều chỉnh CLQS nhằm đƣa Nhật Bản trở thành một
“quốc gia bình thường”, xa hơn là trở thành một cƣờng quốc toàn diện ở khu
vực cũng nhƣ trên thế giới.
Chủ thể thực hiện điều chỉnh CLQS: Chính phủ Nhật Bản lãnh đạo, quản
lý, các cơ quan nhƣ Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cụ
thể hóa và tổ chức thực hiện.
Về đối tượng điều chỉnh CLQS: Chủ trƣơng, chính sách quân sự, nguyên
tắc và phƣơng châm chỉ đạo, tổ chức lực lƣợng, phƣơng pháp và đối tƣợng tác
chiến, ngân sách quốc phòng… Bên cạnh đó, do chính sách quốc phòng - an
ninh nói chung và chính sách quân sự nói riêng của Nhật Bản có sự gắn bó
chặt chẽ với quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Vì vậy, quan hệ đồng minh Nhật Mỹ cũng là một đối tƣợng trong quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản.
Phạm vi điều chỉnh CLQS: Đƣợc tiến hành cả ở cấp độ vĩ mô cũng nhƣ
vi mô, ở cả cấp hoạch định chính sách cũng nhƣ cấp thực hiện và ở cả 3 quân

chủng Hải - Lục - Không quân.
Nội dung điều chỉnh CLQS: Tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển
sức mạnh và mở rộng hoạt động của LLPV thông qua việc điều chỉnh hành
lang pháp lý (sửa đổi Hiến pháp và thông qua các đạo luật); nâng cao sức
mạnh của LLPV thông qua các biện pháp nhƣ tăng ngân sách quốc phòng,
hiện đại hóa vũ khí trang bị, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và biên chế lực lƣợng,
xây dựng LLPV theo hƣớng hiện đại hóa…; mở rộng phạm vi hoạt động của
14


LLPV ra ngoài lãnh thổ và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quân sự với các nƣớc;
định vị lại quan hệ liên minh Nhật - Mỹ; điều chỉnh phạm vi phòng vệ và đối
tƣợng tác chiến.
Phương pháp điều chỉnh CLQS: Tiến hành dần dần, từng bƣớc. Tuy
nhiên, căn cứ vào nhiều yếu tố nhƣ: Ƣu tiên chính sách của Chính phủ cầm
quyền, tình hình trong nƣớc, môi trƣờng quốc tế xung quanh, quan hệ đồng
minh Nhật - Mỹ… quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản đƣợc tiến hành
nhanh hay chậm tùy thuộc vào khách quan và chủ quan trong mỗi giai đoạn
cụ thể.
1.2. Khái quát về chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản từ năm 1945 đến
năm 1991
1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1956
LLPV của Nhật Bản từng bƣớc đƣợc hình thành, nhƣng chƣa có kế
hoạch dài hạn về xây dựng lực lƣợng vũ trang và nhiệm vụ chủ yếu là đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội.
Từ ngày 30/8/1945 bắt đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ trên đất Nhật
Bản. Trong thời gian chiếm đóng, Mỹ đã nhanh chóng triệt thoái hệ thống
điều hành chiến tranh, đồng thời hạn chế Nhật Bản phát triển quân sự.
Tuy chế độ quân chủ của Nhật Bản đƣợc giữ lại, nhƣng Thiên hoàng mất
tất cả quyền lực về chính trị, quân sự và chỉ là biểu tƣợng của quốc gia. Chính

quyền Nhật Bản sau chiến tranh phải thừa nhận một hiến pháp do Mỹ áp đặt
với tên gọi “Hiến pháp Hoà bình 1946”. Điều 9 của bản Hiến pháp này quy
định: “Thành thật mong muốn có một nền hòa bình quốc tế dựa trên sự công
bằng và trật tự, nhân dân Nhật Bản không thừa nhận chiến tranh là một quyền
tối cao của quốc gia và việc đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh để giải quyết các
tranh chấp quốc tế”... “Để đạt được mục đích nêu trên, sẽ không bao giờ duy
trì các lực lượng Bộ binh, Hải quân, Không quân và các tiềm lực chiến tranh
15


khác. Quyền tham chiến của Nhà nước sẽ không được công nhận”1.
Nhƣ vậy, bản Hiến pháp đã quy định Nhật Bản phải từ bỏ quyền xây
dựng quân đội và không đƣợc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp
quốc tế, chỉ có LLPV với chức năng phòng thủ đất nƣớc và bảo đảm sự ổn
định xã hội, việc đảm bảo an ninh chủ yếu dựa vào Mỹ.
Đây là giai đoạn chƣa có các kế hoạch dài hạn và quy mô phát triển, vì sự
hạn chế của Hiến pháp cũng nhƣ sự phản đối của dƣ luận quốc tế và khả năng
của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Quốc phòng của Nhật Bản giai đoạn
này chủ yếu là khẩn trƣơng xây dựng một lực lƣợng để tạm đối phó với tình
hình trong nƣớc. Việc biên chế, trang bị của các đơn vị vũ trang Nhật Bản đều
do Mỹ chi phối.
Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc (1949) đã tăng cƣờng hệ thống xã
hội chủ nghĩa và giáng một đòn nặng nề vào chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ,
buộc Mỹ phải tính toán sắp xếp lại đồng minh ở khu vực Đông Á, đặc biệt là
Đông Bắc Á. Một mặt Mỹ tìm cách cô lập Trung Quốc, mặt khác gấp rút phục
hồi kinh tế cho Nhật Bản, biến Nhật Bản thành đồng minh chủ yếu ở khu vực
này. Đƣợc Mỹ “bật đèn xanh”, Nhật Bản từng bƣớc xây dựng lực lƣợng vũ
trang.
Năm 1950, Nhật Bản thành lập Lực lƣợng Dự bị Cảnh sát Quốc gia
khoảng 75.000 ngƣời, với nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự, đặt dƣới quyền

kiểm soát của các quan chức dân sự.
Năm 1952, Nhật Bản tiếp tục thành lập Lực lƣợng Bảo vệ Hàng hải
khoảng 8.000 ngƣời thuộc Cục An toàn Hàng hải. Cũng trong năm 1952, Lực
lƣợng Dự bị Cảnh sát Quốc gia và Lực lƣợng Bảo vệ Hàng hải đƣợc điều
chuyển sang Cục An toàn Quốc gia.

1

Nội dung của Điều 9, Chƣơng 2 hiến pháp Nhật Bản là gì mà luôn gây ra tranh cãi nhƣ thế? webslie:
/>
16


Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, thúc đẩy sự ra đời sớm của lực lƣợng vũ
trang Nhật Bản. Mỹ quyết định sớm cho Nhật xây dựng lại lực lƣợng vũ
trang, mặc dù Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản do chính Mỹ biên soạn đã cấm
Nhật Bản có lực lƣợng vũ trang và cấm quyền gây hấn.
Ngày 01/7/1954, Nhật Bản thành lập Cục Phòng vệ và xây dựng LLPV
(Self-Defense Force), hình thành và phát triển ba quân chủng Lục quân,
Không quân, Hải quân với chức năng phòng thủ, chống xâm lƣợc, bảo đảm an
ninh trật tự xã hội, hoạt động trong lãnh thổ Nhật Bản.
1.2.2. Giai đoạn 1957 - 1976
Nhật Bản thực hiện chủ trƣơng dựa vào Mỹ và LHQ là chính trong bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Để đáp ứng yêu cầu phối hợp với Mỹ, Nhật Bản
bắt đầu quá trình xây dựng quân đội theo kế hoạch và từng bƣớc hiện đại
nhƣng chỉ giữ vai trò hạn chế, đặt dƣới sự chi phối, chỉ đạo của Mỹ.
Thực hiện chủ trƣơng trên, Nhật Bản từng bƣớc phát triển về cơ cấu tổ
chức, biên chế của LLPV, đẩy mạnh công tác huấn luyện chiến đấu, đảm bảo
hậu cần, thông tin… phù hợp với tính chất của quân đội hiện đại dựa trên cơ
sở của một nền kinh tế phát triển cao.

Thời gian đầu (1957 - 1965), khi mâu thuẫn Trung - Xô chƣa nảy sinh,
Nhật Bản xác định đối tƣợng tác chiến gồm cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhật
Bản cho rằng, không thể coi nhẹ đối tƣợng nào, vì Liên Xô là lực lƣợng mạnh
nhất và Trung Quốc là đối tƣợng của Mỹ ở nhiều nơi tại châu Á nhƣ Triều
Tiên, Việt Nam. Từ khi mâu thuẫn Trung - Xô bùng nổ và phát triển gay gắt
(1969), đối tƣợng tác chiến của LLPV Nhật Bản có sự thay đổi. Sau khi
Nixon thực hiện ý đồ lôi kéo Trung Quốc và Trung Quốc bộc lộ khá rõ chủ
trƣơng ngả theo Mỹ để chống Liên Xô, tuy vẫn cảnh giác, nhƣng Nhật Bản
không còn xác định Trung Quốc là đối tƣợng tác chiến trực tiếp nữa, mà theo
Mỹ chĩa mũi nhọn vào Liên Xô, nhƣng vì sự gần gũi về địa lý, nên có sắc thái
17


riêng. Nhật Bản không công khai công bố Liên Xô là đối tƣợng số 1 và vẫn
tìm cách cải thiện quan hệ với Liên Xô. Tuy nhiên, việc trang bị, huấn luyện,
bố trí chiến lƣợc vẫn thể hiện coi Liên Xô là đối tƣợng số 1, hƣớng phòng ngự
chủ yếu vẫn là hƣớng Bắc, giáp Liên Xô.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng đƣợc Nhật Bản chú trọng, nhƣng không phải vì
Triều Tiên có thể tấn công Nb, mà là Nhật Bản lo ngại một cuộc chiến tranh do
Triều Tiên gây ra sẽ lan rộng và lôi cuốn sự tham gia của các nƣớc lớn có liên
quan trực tiếp đến Nhật Bản.
Các kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản giai đoạn này từng bƣớc đặt cơ
sở cho sự phát triển của 3 quân chủng theo mô hình của quân đội và hiện đại
hóa không ngừng, trong đó, nhấn mạnh phát triển lực lƣợng phòng không và
chống ngầm. Ngân sách quân sự có sự khống chế, nhƣng liên tục tăng theo sự
phát triển của kinh tế, khả năng tự trang tự chế ngày càng cao, đầu tƣ nghiên
cứu phát triển binh khí kỹ thuật mới ngày càng đƣợc chú trọng, biên chế tổ
chức hàng năm đều đƣợc mở rộng, trang bị hiện đại hơn. Cụ thể:
Kế hoạch quốc phòng 1957 - 1961: Đƣợc coi là kế hoạch quốc phòng lần
thứ nhất, thời gian tính từ ngày 01/4/1957 - 31/3/1962. Đây là kế hoạch tập

trung xây dựng lực lƣợng Lục quân để đảm bảo cho Quân đội Mỹ rút bớt khỏi
Nhật. Đồng thời, kế hoạch này còn từng bƣớc hình thành về cơ cấu các quân
chủng Không quân và Hải quân.
Mục tiêu của kế hoạch này là chỉnh đốn lực lƣợng vũ trang, nâng quân
số lên 242.000 quân, chuyển từ thực nghiệm sản xuất vũ khí sang sản xuất
thực sự, đẩy mạnh sản xuất quân trang và thiết bị quân sự. Ngân sách chi cho
kế hoạch này là 453 tỉ yên (1,8 tỉ USD).
Kết quả thực hiện kế hoạch này, LLPV Nhật Bản đã phát triển lực lƣợng
Lục quân lên tới 170.000 ngƣời, biên chế thành 06 sƣ đoàn bộ binh và 04 lữ
đoàn hỗn hợp; Hải quân đạt 112.000 tấn tàu (02 tàu ngầm, 57 tàu khu trục và
18


hộ vệ), tổ chức thành 03 cụm tàu nổi, 01 cụm tàu quét mìn,0 9 liên đội máy
bay chống ngầm; Không quân tổ chức thành 12 liên đội máy bay chiến đấu,
02 liên đội không quân vận tải với 1.342 máy bay các loại.
Thời kỳ này, lực lƣợng Hải quân và Không quân Nhật Bản phát triển
nhanh là do Mỹ đã chuyển giao số lƣợng lớn vũ khí trang bị, tuy vậy, phần
lớn vũ khí trang bị đã cũ, lạc hậu, chất lƣợng kém.
Kế hoạch quốc phòng 1962 - 1966: Là Kế hoạch quốc phòng lần thứ hai,
thời gian tính từ 01/4/1962 - 31/3/1967. Kế hoạch này có 02 điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, lần đầu tiên Nhật Bản xác định mục tiêu xây dựng LLPV để đối
phó với cuộc chiến tranh cục bộ bằng vũ khí thông thƣờng; Thứ hai, bắt đầu
định hình biên chế LLPV thành 05 quân khu, tổ chức thêm các sƣ đoàn, đã có
lực lƣợng dự bị (sĩ quan), mở đầu cho một thời kỳ mới - thời kỳ LLPV Nhật
tự đảm nhiệm phòng thủ đất nƣớc tuy vẫn gắn với cơ chế Hiệp ƣớc An ninh
Nhật - Mỹ. Ngân sách chi cho kế hoạch này là 1.166 tỉ yên (6,2 tỉ USD).
Hoàn thành kế hoạch này, Nhật Bản đã xây dựng LLPV đạt 246.000 quân,
trong đó Lục quân: 171.500 ngƣời, tổ chức thành 12 sƣ đoàn bộ binh, 01 sƣ
đoàn bộ binh cơ giới; Không quân: 24 liên đội (15 liên đội máy bay tiêm kích,

04 liên đội cƣờng kích, 01 liên đội trinh sát, 03 liên đội vận tải, 01 liên đội huấn
luyện); thành lập Binh chủng Ra-đa phòng không với 24 trạm cảnh giới; Hải
quân đạt 140.000 tấn tàu (07 tàu ngầm, 59 tàu khu trục và hộ vệ) tổ chức thành
02 đội tàu ngầm, thêm 01 cụm tàu quét mìn. Vũ khí của Lục quân đã có tên lửa
HAWK, tổ chức thành 04 cụm.
Kế hoạch quốc phòng 1967 - 1971: Kế hoạch quốc phòng lần thứ ba từ
01/4/1967 - 31/3/1972. Kế hoạch này về cơ bản tiếp tục khuynh hƣớng xây
dựng quốc phòng của kế hoạch trƣớc, nhƣng có chú ý tới sức mạnh kinh tế
đang tăng nhanh, vị trí quốc tế của Nhật Bản đang ngày càng đƣợc đề cao,
nên nhấn mạnh: Do tiềm lực kinh tế phát triển, chú ý thúc đẩy nghiên cứu chế
19


tạo vũ khí trang bị để hiện đại hóa, xúc tiến tự chế tự trang. Ngoài ra, chú
trọng nâng cao chất lượng chiến đấu của quân đội, chú trọng phòng vệ vùng
biển kế cận, phòng không, cơ động hiệp đồng 3 quân chủng, hậu phương,
quan hệ quần chúng, chế độ chính sách cho binh lính. Ngân sách chi cho kế
hoạch này là 2.340 tỉ yên (7,5 tỉ USD).
Khi hoàn thành kế hoạch này, LLPV Nhật Bản đã đạt tổng quân số
259.000 quân (Lục quân: 179.000, Không quân: 41.600, Hải quân: 38.400).
Thành lập Trung đoàn Máy bay trực thăng đầu tiên. Hải quân tăng 05 tàu
ngầm (tổng số 12 tàu), tàu nổi đƣợc trang bị tên lửa, tàu chở trực thăng, lực
lƣợng máy bay chống ngầm tăng lên 14 liên đội. Không quân đƣợc trang bị
tên lửa Nike Hercules tổ chức thành 04 cụm nhƣng giảm số liên đội máy bay
chiến đấu xuống còn 10 liên đội trang bị bằng máy bay F-4EJ, nghiên cứu và
sản xuất thành công máy bay huấn luyện T-2 (thực chất đây là loại máy bay
cƣờng kích đầu tiên của LLPV Nhật Bản).
Kế hoạch quốc phòng 1972 - 1976: Là Kế hoạch quốc phòng lần thứ tƣ
đƣợc tính từ 01/4/1972 - 31/3/1977, tiếp tục xác định mục tiêu xây dựng
LLPV có khả năng đối phó với chiến tranh từ quy mô cục bộ trở xuống, xúc

tiến mạnh mẽ hiện đại hóa quân đội, nhấn mạnh trọng điểm nghiên cứu phát
triển kỹ thuật và vũ khí tên lửa, điện tử, chống ngầm và cảnh giới trên không.
Đặc điểm của việc thực hiện kế hoạch này là gặp nhiều khó khăn do kinh
tế Nhật Bản lâm vào lạm phát gắn liền với suy thoái trầm trọng, khiến cho việc
mua sắm trang bị kỹ thuật mới gặp trở ngại, không đạt đƣợc mục tiêu. Tổng kết
kế hoạch này, Nhật Bản đã chi 5.668,4 tỉ yên (18,6 tỉ USD) vƣợt 22,4% so với
4.630 tỉ yên (khoảng 15,78 tỉ USD) theo dự kiến ban đầu. Về quân số, khi kết
thúc kế hoạch này, lực lƣợng vũ trang Nhật Bản là 268.500 quân (Lục quân:
180.000, Không quân: 45.200, Hải quân: 43.300). Đơn vị chiến đấu có 12 sƣ
đoàn bộ binh, 01 sƣ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ đoàn hỗn hợp, 01 lữ ĐBĐK,
20


thêm 04 cụm tên lửa Hawk, nâng tổng số lên 08 cụm. Không quân tổ chức
thêm 04 trạm ra-đa nâng tổng số lên 28 trạm, tổ chức thêm 01 cụm tên lửa
phòng không Nike nâng tổng số lên 05 cụm. Hải quân biên chế thêm 02 tàu
ngầm, nâng tổng số lên 14 chiếc, thêm 03 tàu khu trục nâng tổng số lên 61
chiếc.
1.2.3. Giai đoạn 1977 - 1991
Về chủ trƣơng xây dựng quốc phòng giai đoạn này đƣợc Đại cƣơng
Phòng vệ năm 1976 xác định: Nâng cao chất lƣợng LLPV Nhật Bản một cách
toàn diện và đặt vấn đề quốc phòng trong bối cảnh thế giới có những biến
chuyển lớn và sâu sắc về so sánh tƣơng quan lực lƣợng cũng nhƣ trong quan
hệ với các nƣớc lớn và các khối độc lập.
Giai đoạn này, Nhật Bản xác định 03 trụ cột của công cuộc phòng thủ
đất nƣớc là dựa vào dân; xây dựng một lực lượng phòng thủ vừa phải theo
Hiến pháp; duy trì liên minh với Mỹ. Đồng thời, Nhật Bản vẫn xác định
phƣơng châm “tiến tới tự phòng thủ trên cơ sở liên minh với Mỹ”.
Mục tiêu chủ yếu trƣớc mắt là nhằm đủ sức đáp ứng yêu cầu của cuộc
chiến tranh thông thƣờng quy mô hạn chế trên cơ sở có sự phối hợp chi viện

của Quân đội Mỹ, nhất là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh và tập
trung đối phó từ hƣớng Bắc (phía Liên Xô tới).
Các kế hoạch quốc phòng, từ năm 1977, Nhật Bản bắt đầu áp dụng
phƣơng pháp mới về lập kế hoạch quốc phòng. Nếu trƣớc đây Nhật Bản áp
dụng kế hoạch 05 năm, quy định rõ số lƣợng và loại vũ khí trang bị cần phải
đạt đƣợc trong mỗi kế hoạch 05 năm đó, nay áp dụng từng năm tài khóa, quy
định chỉ tiêu xây dựng lực lƣợng từng năm và vạch phƣơng hƣớng chung cho
kế hoạch dài hạn. Về ngân sách, trƣớc đây ngân sách của kế hoạch 05 năm
đƣợc quy định bằng con số cụ thể, nay ngân sách chỉ có tính định hƣớng cơ
bản, nhằm giảm bớt tác động của lạm phát đối với việc hoàn thành kế hoạch
21


quân sự.
Kế hoạch quốc phòng các năm từ năm 1977 - 1980: Về ngân sách quốc
phòng, tháng 11/1976, Nội các Nhật Bản quy định ngân sách quốc phòng hàng
năm không đƣợc vƣợt quá 01% tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Trong các kế
hoạch quốc phòng năm 1977 - 1980, Nhật Bản chi trung bình hàng năm 08 - 10
tỉ USD.
Ngày 28/11/1978, Nội các Nhật Bản thông qua Phƣơng châm Chỉ đạo
mới về hành động quân sự chung Nhật - Mỹ nhằm củng cố vai trò của Mỹ ở
khu vực, trong đó Nhật Bản đóng vai trò phòng thủ, Mỹ đóng vai trò tấn
công. Trƣớc đó, ngày 12/8/1978, Nhật Bản đã ký Hiệp ƣớc Hòa bình và Hữu
nghị với Trung Quốc.
Tính đến năm 1980, tổng lực lƣợng thƣờng trực là 241.900 quân (Lục
quân: 155.200 quân, Không quân: 44.600 quân, Hải quân: 42.100 quân). Các
đơn vị chiến đấu có 12 sƣ đoàn bộ binh, 01 sƣ đoàn bộ binh cơ giới, 01 lữ
tăng, 01 lữ đoàn hỗn hợp, 01 lữ đoàn ĐBĐK.
Kế hoạch quốc phòng 1981 - 1985: Từ năm 1981, Nhật Bản trở lại việc
thực hiện kế hoạch 05 năm có điều chỉnh hàng năm. Trong Kế hoạch quốc

phòng 1981 - 1985 (Kế hoạch lần thứ 6), Nhật Bản đề ra mục tiêu nâng cao
chất lƣợng LLPV, từng bƣớc chia sẻ trách nhiệm phòng thủ với Mỹ. Chi phí
quốc phòng dự kiến từ 62 - 65 tỉ USD, trong đó mua một số vũ khí chính là:
Lục quân: 373 xe tăng kiểu 74, tăng 34% cơ số đạn; Không quân: 75 máy bay
tiêm kích F-15, đƣa vào hoạt động 23 chiếc F-15, loại bỏ dần loại máy bay F104J và F-86; Hải quân đƣa vào hoạt động liên đội P-3C đầu tiên (09 chiếc)
thành lập Bộ Tƣ lệnh Tàu ngầm trực thuộc Bộ Tƣ lệnh Hạm đội Tự vệ.
Tính đến hết kế hoạch này, lực lƣợng thƣờng trực theo biên chế là
254.000 quân (Lục quân: 156.300 quân, Không quân 45.700 quân, Hải quân
43.600 quân). Các đơn vị chiến đấu có 12 sƣ đoàn bộ binh, 01 sƣ đoàn thiết
22


giáp, 02 lữ đoàn hỗn hợp, 01 lữ đoàn ĐBĐK.
Kế hoạch quốc phòng 1986 - 1990: Là Kế hoạch quốc phòng lần thứ bảy
với chi phí quốc phòng 18.400 tỉ yên (76,6 tỉ USD). Kế hoạch này đã mua 246
xe tăng nâng tổng số xe tăng lên 1.205 chiếc, 310 xe thiết giáp nâng tổng số
lên 949 chiếc, 277 khẩu pháo mặt đất các loại, mua tên lửa phòng không
Hawk cải tiến lần 02 để thay thế 04 cụm Hawk thƣờng, 43 máy bay lên thẳng
chống tăng AH-1S để nâng từ 02 liên đội với 32 máy bay lên 04 liên đội chiến
đấu và 01 liên đội dự bị với 74 máy bay, mua 24 máy bay lên thẳng CH - 47,
mua 54 tên lửa SSM để thành lập 03 cụm tên lửa đất đối biển. Về Không
quân, mua 63 máy bay F-15 nâng từ 5 liên đội F-15 với 115 máy bay lên 07
liên đội F-15 với 163 máy bay và nâng tổng số máy bay chiến đấu lên 320
chiếc, mua 05 máy bay E-2C, mua 120 bệ phóng tên lửa Patriot thay thế cho
05 cụm Nike-J. Hải quân mua 05 tàu ngầm nâng tổng số lên 16 tàu, 09 tàu
khu trục tên lửa nâng tổng số tàu khu trục và hộ vệ lên 62 chiếc (trong đó có
43 tàu tên lửa), mua 50 máy bay P-3C nâng tổng số máy bay tuần tiễu chống
ngầm lên 100 chiếc và 12 máy bay lên thẳng săn mìn.
1.3. Bối cảnh điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản
1.3.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

+ Sự vận động biến đổi của cục diện thế giới, cùng với xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng tạo môi trường thuận lợi cho Nhật Bản
vươn lên trở thành cường quốc toàn diện.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự “hai cực” do Mỹ và Liên Xô đóng vai
trò chủ đạo sụp đổ đã tạo ra “cú sốc” địa - chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX,
tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế suốt nhiều năm sau đó
nói chung cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự điều chỉnh CLQS của Nhật
Bản nói riêng, cụ thể trên một số mặt sau:
Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Nhật Bản buộc phải điều
23


chỉnh đối tƣợng tác chiến. Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Nhật Bản
chính là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực CA - TBD, là tiền đồn
ngăn chặn sự “lan tràn và bành trướng” của Chủ nghĩa Cộng sản xuống phía
Nam. Với tƣ cách này, dù không công khai nhƣng trong suốt thời gian Chiến
tranh Lạnh, Liên Xô chính là đối tƣợng tác chiến chủ yếu của Nhật Bản, đặc
biệt là sau khi Trung Quốc tăng cƣờng cải thiện quan hệ với Mỹ, Liên Xô trở
thành đối tƣợng tác chiến duy nhất của LLPV Nhật Bản. Chính vì vậy, sự sụp
đổ của Liên Xô tất yếu đã khiến cả hệ thống quân sự của Nhật Bản mất đi
mục tiêu và phƣơng hƣớng, từ đó, tất yếu phải tiến hành điều chỉnh.
Thứ hai, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Mỹ trở thành siêu cƣờng duy
nhất. CA - TBD vốn dĩ ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng chỉ đƣợc
coi là “ngoại duyên” của sự tranh giành quyền lực Mỹ - Xô, nay càng nhận
đƣợc ít sự quan tâm từ Mỹ, thể hiện ở việc nƣớc này đã rút quân khỏi các căn
cứ quân sự ở Philippines. Trong hơn một thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc, Mỹ tập trung chủ yếu vào Trung Đông - khu vực vốn đƣợc coi là
trung tâm của “bàn cờ địa - chính trị quốc tế” với việc phát động hàng loạt các
cuộc chiến tranh ở Vùng Vịnh (1991), Nam Tƣ (1999), Afghanistan (2001),
Iraq (2003)… Sự thiếu vắng của Liên Xô và sự “thờ ơ” của Mỹ đối với khu

vực đã để lại “khoảng trống quyền lực”. Các cƣờng quốc “hạng trung” nhƣ
Nhật Bản và “mới nổi” nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ hoàn toàn có thể “lấp chỗ
trống” đó do những nƣớc này đều có quyết tâm trở thành một cực trong thế
giới đa cực mới và đã thực hiện những chính sách khôn ngoan nhằm tăng
cƣờng tiềm lực quốc gia, tránh bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh giữa hai siêu
cƣờng Xô - Mỹ.
Thứ ba, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã thúc đẩy mạnh mẽ xu thế hội nhập
quốc tế. Trên thực tế, hội nhập quốc tế mà thực chất là toàn cầu hóa ra đời từ
trƣớc khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và công bằng mà nói, nó chính là một
24


trong những nguyên nhân đẩy nhanh sự cáo chung của thế giới hai cực. Tuy
nhiên, phải đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, toàn cầu hóa mới thực sự phát
triển mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu của thời đại, mà “muốn tiến lên thì
các dân tộc không được để nhỡ con tàu lịch sử này dù nó tốt hay là xấu”.
Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa về kinh tế đã làm tăng tính phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia, nâng cao vai trò của các quốc gia, bao gồm cả
những nƣớc nhỏ, nƣớc vừa và các cƣờng quốc hạng hai. Khác với toàn cầu
hóa, khu vực hóa là sự hội nhập quốc tế ở quy mô nhỏ hơn. Xu thế xích lại
gần nhau giữa các quốc gia gần gũi về mặt địa lý đã dẫn đến sự ra đời và phát
triển nở rộ của các tổ chức khu vực, trong đó, CA - TBD là một trong những
khu vực có nhiều tổ chức khu vực hoạt động thành công nhất, nổi bật nhƣ
Khu vực Thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), APEC, SAARC và đặc biệt là
ASEAN không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng phát huy vai trò trung
tâm trong các cơ chế an ninh khu vực. Chính những diễn đàn và tổ chức này
đã tạo cơ hội để Nhật Bản tham dự nhiều hơn vào những vấn đề quốc tế và
khu vực.
+ Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là xu hướng ưu tiên
phát triển hải quân, đẩy mạnh thực hiện tham vọng trở thành cường quốc

biển làm cơ sở để trở thành cường quốc thế giới.
Sau gần 40 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có những
bƣớc tiến mạnh mẽ vững chắc. Với nền kinh tế phát triển với tốc độ cao (xấp
xỉ 10%), đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã trở thành nền
kinh tế lớn thứ 5 thế giới, sau đó vƣợt Pháp, Đức, Nhật Bản để trở thành nền
kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Trong khi Trung Quốc ngày càng
tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình trên tất cả các mặt thì Nhật Bản chủ yếu vẫn
thực hiện chính sách “ngoại giao ký séc”, trong khi Trung Quốc đang ngày
càng nỗ lực xƣng bá ở khu vực và vƣơn lên tầm toàn cầu thì Nhật Bản vẫn là
25


×