Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận pháp luật về thuế bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.06 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt hơn 40 năm kể từ Hội nghị môi trường đầu tiên trên thế giới
(Stockholm 1972) cho đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa đề tài
môi trường vào các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, hiện
trạng môi trường toàn cầu vẫn đang trong tình trạng đáng báo động. Sự suy giảm đa
dạng sinh học vẫn cứ tiếp diễn, trữ lượng loài ngày càng giảm sút, những tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt.
Tại Việt Nam, diễn biến của thời tiết và khí hậu trong những năm gần đây rất
phức tap và thất thường. Nhiệt độ có xu hướng tăng lên, lượng mưa phân bổ không
đều, bão và lũ lụt thường xuyên xảy ra và với cường độ ngày càng mạnh, gần đây
nhất chính là cơn bão số 10, gây ra biết bao đau thương và mất mát cho khúc ruột
Miền Trung. Đặt câu hỏi là tại sao mà con người chúng ta lại cứ phải thụ động hứng
chịu những cơn thịnh nộ này của thiên nhiên? Giải pháp nào đặt ra để hạn chế những
mất mát, vì phòng bệnh đương nhiên hơn hẳn chữa bệnh? Đáp trả cho những thắc
mắc trên, ngày 15 tháng 11 năm 2010 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, đã thông
qua “Luật thuế bảo vệ môi trường”. Với mục tiêu, đánh thuế vào hành vi con người
với làm hạn chế các hoạt động gây tác hại đến môi trường của các tổ chức, hộ gia
1


đình và cá nhân từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bằng các cách thức như
là chuyển đổi hướng tiêu dùng hoặc hạn chế tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiểu quả,… Bên cạnh đó, thuế bảo vệ môi trường còn góp phần
bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư cải tạo môi trường.
Do chính sách thuế bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc cải
tạo, góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển toàn diện của quốc gia, nên
nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quy định của pháp luật thuế bảo vệ
môi trường”.


Bài tiểu luận gồm các nội dung chính sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Khái quát chung về Luật Thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế
Người nộp thuế.
Căn cứ tính thuế.
Quản lý thuế bảo vệ môi trường.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, nhóm chúng tôi còn có nhiều thiếu sót,

nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ giảng viên và các bạn để
hoàn thiện tốt hơn cho đề tài.
Chân thành cảm ơn!

2


1. Khái quát chung
1.1. Sự cần thiết của Luật thuế bảo vệ môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Do đó, nếu môi trường bị ô
nhiễm hoặc suy thoái sẽ có tác động ô cùng tiêu cực đến dời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Đã từ lâu, Việt Nam là đất nước có mức độ ô nhiễm môi trường đáng báo động.

Nếu để tình trạng đó tiếp tục diễn ra thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường. Bảo vệ môi
trường là một yêu cầu mang tính tất yếu, cấp thiết đối với nước ta. Tuy nhiên, đó
không phải chuyện ngày một ngày hai. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này chính
là ý thức của con người. Các biện pháp được đưa ra đều chưa làm giảm mức độ ô
nhiễm. Quan trọng là mức phí và mức phạt cho vấn đề vi phạm môi trường còn chưa
đủ sức răn đe và doanh nghiệp vẫn thấy dó là một khoản chi không đáng kể so với
lợi nhuận. Vì vậy, cần phải có biện pháp thuyết phục hơn. Sau nhiều ý kiến, Luật
thuế bảo vệ môi trường đã ra đời với mục đích nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân
trong vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện đời sống, xã hội.
1.2. Khái niệm thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử
dụng gây tác động xấu đến môi trường.1
1 Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010

3


1.3. Đặc điểm
Căn cứ vào khái niệm trên, thuế bảo vệ môi trường có thể được nhận diện và
phân biệt với các loại thuế khác trong hệ thống thuế hiện hành với các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu.
Tiền thuế bảo vệ môi trường là một bộ phận trong cấu thành giá cả của hàng
hóa chịu thuế khi bán ra thị trường. Theo đó, người chịu thuế là người tiêu
dùng hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, người nộp thuế là chủ thể sản xuất,
nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm.
Việc nộp thuế cho hành vi gây ô nhiễm môi trường là trách nhiệm đối với
hành vi hợp pháp, tức việc gây ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép, để
phân biệt với việc xử phạt hành chính hoặc hình sự đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu đến môi

trường.
Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết đối với hàng hóa, không điều tiết vào
dịch vụ2. Mặc dù trên thực tế có nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường như
hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, hoạt động khai thác vàng, khai thác cát...
Không phải mọi hàng hóa có nguy cơ ô nhiễm môi trường đều phải chịu thuế
bảo vệ môi trường, mà: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển
kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo
tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi
người được sống trong môi trường trong lành.” 3Vì vậy việc hàng hóa nào là
đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường phải cần dựa trên các tiêu chí nhất
định, bảo đảm phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng phải hài hòa
với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

2 Điều 2, Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010
3 Khoản 2, điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014

4


Thuế bảo vệ môi trường chỉ quy định 8 loại hàng hóa có tác động xấu đến
môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường là luật mới, lại phức tạp trong việc xác định
các tiêu chí nên phạm vi đối tượng không thể quá rộng, sẽ khó điều chỉnh.
Thuế bảo vệ môi trường được quy định để tác động đối với những thứ có khả
năng gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, đối với dịch vụ, bản chất của
nó là tạo ra và sử dụng ngay tại thời điểm được tạo ra nên cho nên ô nhiễm
môi trường không do dịch vụ gây ra mà do con người hoặc các dụng cụ sử
dụng khi thực hiện dịch vụ. Nếu đánh thuế tại đây nữa thì là thuế trùng thuế.
Luật thuế bảo vệ môi trường trước tiên chỉ đánh thuế lên những hàng hóa có
mức độ gây ô nhiễm môi trường cao. Sau này nếu muốn điều chỉnh sẽ bổ

sung thêm đối tượng chịu thuế
Thứ ba, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối.
Thuế bảo vệ môi trường thu theo mức tuyệt đối, tức mức thuế là một số tiền
cụ thể được xác định trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế.
Số thuế bảo vệ môi trường thu được nhiều hay ít chỉ phụ thuộc vào số lượng
hàng hóa mà không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa chịu thuế.
Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành
nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.
Thuế bảo vệ môi trường đánh trên toàn bộ giá trị của hàng hóa chịu thuế, nếu
đánh thuế qua từng khâu của quá trình sản xuất sẽ vi phạm quy định của pháp
luật thuế, dẫn đến tình trạng đành thuế nhiều lần trên cùng một hàng hóa.
Mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường là hạn chế hành vi tiêu dùng, sử dụng
các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, theo đó người tiêu dùng hàng
hóa là người trả tiền thuế. Tuy nhiên việc xác định cá nhân, tổ chức nào là
chủ thể cuối cùng tiêu dùng hàng hóa chịu thuế để đánh thuế bảo vệ môi
trường là vô cùng khó khăn. Vì vậy, để tránh thất thu thuế và đạt được mục
5


tiêu hạn chế tiêu dùng đối với hàng hóa gây ô nhiếm môi trường, nhà nước
tiến hành thu thuế một lần duy nhất vào khâu hình thành nên sản phẩm hàng
hóa chịu thuế trên thị trường là khâu sản xuất và khâu nhập khẩu hàng hóa.
Thứ năm, mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, đồng thời góp phàn bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền
vững.
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước về môi trường.
Hạn chế hành vi tiêu dùng và sản xuất kinh doanh các hàng hóa có nguy cơ
gây tổn hại môi trường.
Góp phần thực hiện các mục tiêu khác về môi trường như khuyến khích các

hành vi sạch hơn, khuyến khích thực hiện các cuộc cách mạng thân thiện với
môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.
Thuế bảo vệ môi trường sẽ phát huy được tính hiệu quả của nó nếu như trong
quá trình áp dụng loại thuế này vào thực tiễn có sự phối hợp đồng bộ với các biện
pháp hành chính và kinh tế khác về môi trường, cùng với một chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế gồm:
“ 1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
6


g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.”4

2.1. Xăng dầu, mỡ nhờn
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản 1 này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc
hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol,
dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch
thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.
Xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành nghề sản xuất, kinh doanh của
nước ta và nó cũng là mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người
dân. Do đó, hằng năm, lượng xăng dầu được tiêu thụ là vô cùng lớn, gây ra tình
trạng ô nhiễm môi trường. Đây là sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì,
lưu huỳnh,… ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong các loại xăng dầu đã
4 Điều 3, Luật thuế bảo vệ môi trường 2010

7


phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi xăng dầu được
tiêu thụ sẽ sản xuất ra nhiều khí gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khí CO 2. Việc
đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện
nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. 5
2.2. Than đá
Khi than được sử dụng cho mục đích đốt cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí
như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đồng thời
đó cũng là nguyên nhân của mưa axit (Loại mưa tàn phá cây cối, ruộng đồng, nước,
các công trình và gây bệnh về hô hấp, da ở con người). Phạm vi sử dụng than cũng
rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu
thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến khích sử dụng
năng lượng tái tạo.

2.3. Dung dịch hydrro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC)
Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: Làm
lạnh, điều hòa không khí,… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm
bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà
kính. Nước ta đã tham gia ký kết nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các
chất làm suy giảm tầng ôzôn. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ
môi trường sẽ góp phần vào việc thực hiện cam kết quốc tế, khuyến khích doanh
nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất.

5 2014, Đối tượng chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường, được lấy từ www.luatduonggia.vn , ngày truy cập:
19/10/2017

8


Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) quy định tại khoản 3 là nhóm
chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh
và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa
trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu (Khoản 4 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường
2010).
2.4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế
Túi ni lông phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm
hoặc không thể tự phân hủy được. Túi ni lông thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ
trong đất, suy thoái môi trường đất, khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất
bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng.
Giá thành túi ni lông trên thị trường khá thấp nên được sử dụng rất phổ biến, và
ít được tái sử dụng. Thói quen vứt túi ni lông bừa bãi đã và đang làm tình trạng ô
nhiễm môi trường càng thêm nghiêm trọng
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình
dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó)

được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low
density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì
đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể
từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với
môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.6
Như trình bày ở trên, pháp luật không quy định tất cả các loại túi ni lông đều
thuộc đối tượng chịu thuế. Vì trước tiên không phải tất cả các loại bao bì, túi ni lông
đều tác động xấu tới môi trường. Bên cạnh đó, có một số trường hợp, bao bì túi ni
lông đã được đánh thuế trước đó (bao bì đóng gói sẵn). Chính vì vậy trong trường
hợp này chúng được loại trừ trong đối tượng chịu thuế. Cụ thể:
6 Điều 1, Thông tư 159/2012/ TT-BTC

9


Đối với bao bì đóng gói sẵn hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế được quy
định như sau7:
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng
túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng
gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua
sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 1 : Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông) để
đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra
hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg bao bì nêu trên không
thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc khai báo
tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử dụng để đóng gói

sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì người sản xuất
hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông),
doanh nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản
phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về
đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói), nếu doanh nghiệp A chỉ sử dụng 20 kg bao bì
để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30kg bao bì để trao đổi, 40kg bao bì để
7

10


tiêu dùng nội bộ, 10kg bao bì để tặng cho thì doanh nghiệp A phải kê khai, nộp thuế
bảo vệ môi trường đối với 80 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ,
tặng cho và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc
người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản
xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc
người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm áo sơ mi (sản phẩm áo
sơ mi do doanh nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch
vụ đóng gói) thì 200 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi
trường.
Bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về
việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ,
tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải
kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc

người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc
mua bao bì để đóng gói sản phẩm), sản phẩm giầy do doanh nghiệp B sản xuất, gia
công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì nếu doanh nghiệp B
chỉ sử dụng 50 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 20kg bao bì để
trao đổi, 30kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 40kg bao bì để tặng cho, 60kg bao bì bán
cho doanh nghiệp C thì doanh nghiệp B phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với 150 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, tặng cho, bán cho Doanh nghiệp C và bị xử lý theo quy định của pháp
luật về quản lý thuế.
11


a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này không bao
gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
Ví dụ 5: Siêu thị A hoặc cửa hàng B mua trực tiếp 100 kg túi ni lông của doanh
nghiệp C (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu), trong đó 50 kg túi ni lông để
đựng hàng hoá do siêu thị A hoặc cửa hàng B bán ra cho khách hàng và 50 kg túi ni
lông để đóng gói sản phẩm (sản phẩm do Siêu thị A hoặc cửa hàng B sản xuất, gia
công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 50 kg túi ni lông để
đựng hàng hoá trong trường hợp này không phải là bao bì đóng gói sẵn hàng hoá.
Đối với các túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường, các tiêu
chí, trình tự, thủ tục để công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được quy
định cụ thể tại Thông tư 07/2012/TT-BTNMT.
Việc đưa túi ni lông vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường của toàn xã hội, làm tăng giá thành sản phẩm, hạn chế việc mua bán
phát túi ni lông, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử
dụng túi ni lông.
2.5. Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho
thuộc loại hạn chế sử dụng:
Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất

hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản hay
còn gọi là thuốc bảo vệ thực vật. Nếu sử dụng đúng liều lượng thì mức độ gây ô
nhiễm môi trường là không nhiều. Tuy nhiên, vì giá của thuốc bảo vệ thực vật còn
thấp, người dân còn chưa hiểu hết tác hại của nó với môi trường nên sử dụng một
cách lạm dụng, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và gây ô
nhiễm môi trường. Việc đưa hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng
vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích
họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hóa chất
bảo vệ thực vật đối với môi trường.
12


Tuy nhiên, không phải tất cả thuốc bảo vệ thực vật đều bị đánh thuế bảo vệ môi
trường. Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp, đánh thuế quá cao và quá nhiều
sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến người dân. Do đó, thuốc bảo vệ thực vật bị đánh
thuế ở đây chỉ là những loại thuốc hạn chế sử dụng, nghĩa là nó có mức độ gây ô
nhiễm cao. Hơn nữa, mức thuế cũng không quá cao, đảm bảo không tác động lớn
đến kinh tế của người dân, mà chỉ có tác dụng điều chỉnh ý thức.
3. Đối tượng không chịu thuế
Không chỉ quy định về đối tượng chịu thuế, luật thuế bảo vệ môi trường còn quy
định về đối tượng không chịu thuế gồm:
“1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng
chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường
trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất
khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá
cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ

Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của
pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp
luật;

13


c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh
doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.”8
Các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế phải là những sản
phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi
trường và sức khỏe con người. Do đó, những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
bảo vệ môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì sẽ được đưa vào đối
tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
Như vậy, trước hết, đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường là tất cả hàng
hóa không qui định trong đối tượng chịu thuế, tức là các hàng hóa ngoài 8 loại hàng
hóa chịu thuế đã trình bày ở trên.
Đối với các loại hàng hóa quy định ở khoản 2 ở trên, mặc dù có thể cũng thuộc 8
loại hàng hóa chịu thuế nhưng cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Vì các sản
phẩm này không sử dụng trong nước nên không phải là nguồn gốc gây ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam. Việc không đánh thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa xuất
khẩu giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi
xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với hàng hóa do do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, cần lưu ý là trực tiếp
sản xuất có bao gồm cả gia công 9. Bên cạnh đó, hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp
xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu mới thuộc đối
tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường. Đối với hàng hóa mà các tổ chức, hộ gia

đình, cá nhân thu mua của cơ sở sản xuất để xuất khẩu, tức cơ sở sản xuất không
trực tiếp xuất khẩu, vẫn phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Qui định này nhằm tránh
hiện tượng các cá nhân, tổ chức mua hàng hóa để xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu
mà bán ngược vào thị trường nội địa, là trường hợp rất khó quản lý, phát hiện, nhằm
8 Điều 4, Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
9 Tiết 2.4, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 152/2011 TT-BTC sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 159/2012 TT-BTC

14


ngăn chặn từ đầu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tránh thất thu thuế cho ngân
sách nhà nước. [tr250, 10]
Ví dụ 6: Doanh nghiệp A nhập khẩu 40 kg túi ni lông về để gia công thêm một số
chi tiết như in nhãn hoặc gia công thêm để thành sản phẩm khác so với túi ni lông
ban đầu nhập khẩu, sau đó xuất khẩu thì Doanh nghiệp A không phải kê khai, nộp
thuế bảo vệ môi trường đối với 40 kg túi ni lông nêu trên khi nhập khẩu.
Ví dụ 7: Doanh nghiệp B nhập khẩu 100 kg thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử
dụng làm nguyên liệu, vật tư để sử dụng trong quá trình gia công hàng hoá xuất
khẩu thì doanh nghiệp B không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với
100 kg thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng nêu trên khi nhập khẩu.”
4. Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.10 Quy định
như vậy hoàn toàn phù hợp với Luật bảo vệ môi trường 2014:
Một số trường hợp cụ thể về đối tượng nộp thuế được quy định như sau11:
-

Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi
trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả


-

hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ
thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi
trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng
không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công

-

là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai
thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã

10 Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
11 Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 159/2012/TT-BTC

15


được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu
mối thu mua là người nộp thuế.
Từ đó có thể thấy, hành vi pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ chịu thuế là hành vi
sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường vì chính sự
sản xuất và nhập khẩu này làm xuất hiện mặt hàng gây ô nhiễm môi trường.
Các chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh, mua đi, bán lại hàng hóa chịu thuế
này đều không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường.
Các hành vi sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa chịu thuế chỉ làm phát sinh nghĩa
vụ nộp thuế bảo vệ môi trường với điều kiện: đó là hành vi hợp pháp, đã được cấp
giấy phép kinh doanh, thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

Trường hợp các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu
thuế trái phép ( không có giấy phép hoặc trái nội dung trong giấy phép) sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Việc bắt buộc các chủ thể phải có giấy phép kinh doanh khi kinh doanh các đối
tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quản lý được việc kinh doanh các chất gây ô nhiêm môi trường diễn ra như thế nào,
tình trạng ra sao; tránh việc khai thác, kinh doanh một cách tràn lan không có quy củ
gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng, tránh gây cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà quốc gia đã được thiên nhiên ưu đãi.
Nhà nước không phân biệt địa vị pháp lý của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
cũng như mức độ khai thác sản xuất, nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên của các chủ
thể này như thế nào; chỉ cần biết các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đó có thực hiện
hành vi khai thác sản xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế hay không, có sử
dụng trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Nếu có thì trở thành đối tượng nộp thuế bảo
vệ môi trường.
16


Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu, nên người tiêu dùng không phải là
người nộp thuế. Người tiêu dùng trong trường hợp này là người chịu thuế.
5. Căn cứ tính thuế
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định: “Căn cứ tính
thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.”
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau12 :
Thuế bảo vệ môi
trường phải nộp

=

Số lượng đơn

vị hàng hóa
tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối
trên một đơn vị hàng
hóa

Như vậy, để tìm hiểu căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường, chúng ta phải xem xét
lần lượt hai yếu tố: số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên từng đơn
vị hàng hóa chịu thuế.
Số lượng hàng hóa tính thuế: Được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hóa
(hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu) để phù hợp với đặc thù của sản xuất hàng
hóa, tạo thuận lợi và hạn chế việc phát sinh chi phí trong quản lý thuế bảo vệ môi
trường. Cụ thể:
-

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số

-

lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng

-

hóa nhập khẩu
Đối với trường hợp số lượng hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán
và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại

biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi
trường để tính thuế.

12 Điều 4, Thông tư 152/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 159/2012/ TT-BTC

17


Đối với hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa

-

thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số
lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn
hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội
bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hóa tương
ứng. Cách xác định như sau:
Số lượng xăng,
dầu,

mỡ

nhờn

gốc

hóa

thạch


tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu

Tỷ lệ phần trăm (%)

hỗn

nhập

xăng, dầu, mỡ nhờn

sản xuất x

gốc hóa thạch có

khẩu,

hợp

bán ra, tiêu dùng,

trong nhiên liệu hỗn

trao đổi, tặng cho

hợp


Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ
nhờn gốc hóa thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê
khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa
thạch; Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%)
xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hóa thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với
tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên
liệu hỗn hợp
-

Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn
HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất
khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ
% trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa
lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng
sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập
khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của
mình.

18


Mức thuế suất tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một
đơn vị hàng hóa chịu thuế.13
Mức thuế tuyệt đối: Thuế bảo vệ môi trường được quy định theo thuế tuyệt đối
để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, bảo đảm ổn định số thu ngân sách nhà nước
(số thu ổn định không phụ thuộc vào sự biến động của giá hàng hóa)
Áp dụng mức thuế tuyệt đối cũng có nhược điểm là khi giá sản phẩm chịu thuế
tăng cao thì thuế không điều chỉnh kịp theo giá. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu thuế

môi trường là nhằm thay đổi hành vi đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường (mục tiêu thu ngân sách nhà nước là thứ yếu) nên thuế bảo
vệ môi trường được xác định không phụ thuộc vào giá của sản phẩm chịu thuế mà
cân nhắc trên là mộc độ gây ô nhiễm của sản phẩm chịu thuế. Vì vậy Luật thuế bảo
vệ môi trường quy định áp dụng thuế tuyệt đối đối với Thuế bảo vệ môi trường (là
một khoản thu cộng thêm vào giá của sản phẩm đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và
thuế tiêu thụ đặc biệt, tương tự như cách thu phí xăng dầu hiện nay)14.
Căn cứ vào Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm
2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường chi tiết danh
mục các hàng hóa và mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa theo nguyên tắc và
căn cứ vào Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 về biểu thuế bảo vệ môi trường, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/5/2015:

13 Khoản 2 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
14 Phan Thỵ Tường Vy, 2015, Giáo trình Luật Thuế, NXB Đại học Quốc gia TPHCM

19


Mức thuế

STT

Hàng hóa

Đơn vị

(đồng/1 đơn vị


tính

hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

Lít

3.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

3.000

3

Dầu diezel

Lít


1.500

4

Dầu hỏa

Lít

300

5

Dầu mazut

Lít

900

6

Dầu nhờn

Lít

900

7

Mỡ nhờn


Kg

900

II

Than đá

1

Than nâu

Tấn

10.000

2

Than an - tra - xít (antraxit)

Tấn

20.000

3

Than mỡ

Tấn


10.000

4

Than đá khác

Tấn

10.000

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon
III

(HCFC)

kg

4.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

40.000

kg

500


kg

1.000

kg

1.000

kg

1.000

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử
V

dụng
Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử

VI

dụng
Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn

VII

chế sử dụng
Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế

VIII


sử dụng

Nguyên tắc quy định:
- Mức thuế đối với các hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường phù hợp với
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
20


-

Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường được xây dựng phân
biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất 100kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng
màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng
lượng màng nhựa khác (PA, PP,…) là 30%. Tính thuế BVMT trong trường hợp trên.
Vấn đề: Túi ni lông đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và
màng nhựa khác (PA, PP,…) thì chỉ có phần màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE
là phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế = 100kg x 70% = 70kg
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa với ni lông là: 40.0000 đồng/kg
Số thuế môi trường phải nộp = 70 x 40.000 = 2.800.000 đồng
Tính phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản: Riêng với
hoạt động khai thác khoáng sản ngoài việc chịu thuế bảo vệ môi trường còn có
khoản kèm theo gọi là phí bảo vệ môi trường và được hướng dẫn tại thông tư
66/2016/TT-BTC như sau:
F = [(Q1×f1) + (Q2×F2)]×K
Trong đó:
F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;

Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc
đồng/m3) (quy định tại Phụ lục biểu khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định 12/2016/NĐ-CP)
K hệ số tính phí thao phương pháp khai thác, trong đó:
- Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan,
-

sỏi lòng sông): K = 1,05;
Khai thác hầm lò và các hình thức lhai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên
nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
21


6. Quản lý thuế bảo vệ môi trường
6.1. Thời điểm tính thuế:
Để phù hợp với đặc thù riêng của mỗi loại hàng hóa chịu thuế và thuận lợi cho
công tác quản lý thu thuế bảo vệ môi trường, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định
về thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như sau15:
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là
-

thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là

-

thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai

-

hải quan.
Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời
điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

6.2. Kê khai, tính thuế, nộp thuế:
Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu
dùng, nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa
nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu. Cụ
thể16:
Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện
khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa
nhập khẩu ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn:
Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi
trường và ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để
tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu
ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu
đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
15 Điều 9 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
16 Điều 5 Nghị định 67/2011/NĐ-CP

22


Bộ Tài chính quy định công ty đầu mối kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường đối

với xăng dầu.
Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với than thực hiện theo
nguyên tắc: Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất
khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản này.
Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập
khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải
nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập
khẩu.
Ngoài ra, đối với các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá đã được nộp thuế bảo vệ
môi trường về để sản xuất, kinh doanh thì thuế bảo vệ môi truờng của hàng mua
được hạch toán vào giá vốn hàng hoá hoặc giá thành sản phẩm sản xuất. Đối với các
tổ chức, cá nhân bán hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế giá trị
gia tăng là giá đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường.17
6.3. Hoàn thuế bảo vệ môi trường
Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, sắc thuế này thu đối với các
hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu gây tác động xấu đến môi trường trong lãnh
thổ Việt Nam. Nhưng có một số đối tượng trong một số trường hợp sẽ được hoàn
thuế, quy định này nhằm đảm bảo và duy trì năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt
Nam khi xuất khẩu.
Những hàng hóa thuộc đối tượng sau sẽ được hoàn thuế: Theo Điều 11 Luật
Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 và thông tư 152/2011/TT-BTC, người nộp thuế
bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
-

Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám
sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;

17 Khoản 4, điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 159/2012/TT-BTC


23


-

Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt
Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến
đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến
đường vận tải quốc tế; người nộp thuế được hoàn số thuế bảo vệ môi trường
đã nộp tương ứng lượng xăng dầu đã cung ứng. Người nộp thuế chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác về số liệu kê khai hoàn thuế. Trình
tự, thủ tục kê khai, hoàn thuế được thực hiện theo quy định pháp luật về quản

-

lý thuế và pháp luật về hải quan.
Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng
tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng

-

với số hàng tái xuất khẩu.
Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại
hàng) ra nước ngoài được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với

-

số hàng tái xuất ra nước ngoài.
Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được
hoàn lại số thuế bảo vệ môi truờng đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi tái

xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều này chỉ thực hiện đối

với hàng hóa thực tế xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn
thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định như
đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP của Chính phủ (về một số giải
pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết
nợ xấu) ngày 18/03/2013, Bộ Tài chính có Thông tư 30/2013/TT-BTC: Hướng dẫn
hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylông làm bao bì đóng gói sẵn hàng
hóa với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu được hoàn lại
tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp và tiền phạt chậm nộp nếu có, không truy nộp
thuế nếu đã kê khai nhưng chưa nộp và tiền phạt chậm nộp nếu có từ ngày
24


01/01/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn
hàng hóa, bao gồm:
Người nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm do người nhập khẩu đó sản xuất,
gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Người nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm do người nhập khẩu đó sản xuất,
gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

LỜI KẾT

Người ta vẫn thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và môi trường cũng
vậy. Khi môi trường chưa bị ô nhiễm quá mức, còn chữa được thì chúng ta nên có
những hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường – môi trường sống của chúng
ta. Một môi trường sống tốt, sẽ là một trong những điều kiện để giúp chúng ta phát

triển mọi mặt của đời sống xã hội, từ cơ sở vật chất, kĩ thuật, đến chất lượng môi
trường sống của chúng ta cũng được đảm bảo.
Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm hàng
đầu trên phạm vi toàn cầu. . Bảo vệ môi trường luôn được xác định là chủ trương,
chính sách lớn, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, môi trường có vai
trò vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật. Với các chính sách về thuế đã
một phần nào đó giúp cải thiện và bảo vệ môi trường mặc dù còn có nhiều hạn chế,
nhưng với các chính sách này đã góp phần hạn chế đền các nguồn có nguy cơ gây ô
25


×