Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.12 KB, 21 trang )

“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU

3

I. Lý do chọn đề tài

3

II. Mục đích nghiên cứu

4

III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu

5

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

V. Phạm vi nghiên cứu

5

VI. Phương pháp nghiên cứu

5


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

7

Chương1: KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC TDNĐ Ở LỚP 10

7

1. Cách giới thiệu tên và nhịp của động tác

7

2. Giảng dạy kỹ thuật động tác cho học sinh

7

Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
NHỮNG SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI THỰC HIỆN BÀI TDNĐ

10

1. Nguyên nhân

10

2. Cách khắc phục.

10

Chương 3: PHÂN LOẠI HỌC SINH YẾU KÉM ĐỂ PHỤ ĐẠO

TRONG CÁC TIẾT DẠY.

12

I. ÁP DỤNG CHO TỪNG TIẾT DẠY VÀ HỌC

12

1.Hướng dẫn khởi động chuyên môn trong TDNĐ

12

2.Luyện tập tại lớp

13

3. Áp dụng trò chơi vào tập luyện

13

4. Bài tập về nhà

14

II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

15

1. Đối với lớp thực nghiệm


15

2. Đối với lớp đối chứng

15

Chương4: KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ SO SÁNH HỌC SINH SAU KHI
1


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

15

1. Đối tượng kiểm tra

15

2. Cách thức giảng dạy

16

3. Kết quả kiểm tra

17

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18


1. Kết luận

18

2. Kiến nghị

19

2


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
PHẦN I : MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài.
Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm
thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo
dục khác có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ
khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi
trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.
Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khóa VIII về “ công tác thể
dục thể thao trong thời tình hình mới” ghi rõ: “ phải phấn đấu đạt được các mục
tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn hệ thống
đào tạo giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ…”
Hơn thế nữa Bác Hồ đã nói: Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất nước hùng mạnh
thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người “Sức

khỏe là vàng”. Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh
thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao
động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà
trường phổ thông, nhằm giáo dục về trí dục, đức dục, mỹ dục cho học sinh. Là
biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy
mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất,
nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.

3


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, thể
dục nhịp điệu (TDNĐ) là nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó đối với
học sinh THPT, nhất là đối với học sinh lớp 10.Vì các em là học sinh cấp THCS
mới lên, chưa 1 lần được tiếp xúc với các bài tập TDNĐ. Mặt khác, đây là số
học sinh ở lứa tuổi 15, lứa tuổi đang có những phát triển mạnh về tâm lý- sinh
lý, cho nên nhiều em thường có thái độ e thẹn, né tránh; mức độ tiếp thu chậm,
thực hiện động tác sai khó sửa. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của
các em không cao.
Là 1 giáo viên có tâm huyết với nghề, tôi trăn trở với tình tình thực tế cho
nên tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp tạo sự ham thích
của học sinh đối với môn học, giúp các em học sinh còn yếu kém học tốt hơn
môn thể dục nhịp điệu. Đây là đề tài có tính đổi mới về mặt lý luận và thực tiển
mà theo tôi và nhiều đồng nghiệp thì ít được các giáo viên thể dục đề cập đến.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1.Mục đích : Nhằm củng cố, đúc kết những kinh nghiệm qua quá trình giảng
dạy nội dung TDNĐ để có được phương pháp giảng dạy tốt nhất, phụ đạo cho
các em học sinh còn yếu kém TDNĐ lớp 10 trong năm học 2016-2017 và những

năm học tiếp theo.
2.Nhiệm vụ: Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của các em học sinh yếu kém
TDNĐ. Đề ra những phương pháp, kế hoạch phụ đạo phù hợp với tình hình thực
tế học sinh trong trường, với thời gian tập luyện và điều kiện sân bãi của nhà
trường.
Tổng kết, đánh giá các phương án tác động đến đối tượng để đi đến những
kết luận có tính khả thi cao, từ đó tổng hợp thành bài học kinh nghiệm cho bản
thân.

4


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1.Đối tượng nghiên cứu: 40 học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Định 1
3.Thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong các tiết dạy nội dung thể dục nhịp điệu
ở năm học 2016 – 2017 (gồm 11 tiết)
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Kỹ thuật các động tác TDNĐ lớp 10.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục những sai lầm của học sinh khi thực hiện
bài TDNĐ.
3. Phân loại học sinh yếu kém để phụ đạo trong các tiết dạy.
4. Kết quả đánh giá và so sánh học sinh sau khi áp dụng phụ đạo.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong chương trình thể duc lớp 10.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lý luận:
Việc dạy và học môn thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho
học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khoẻ, thể
lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng

thời giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Hoạt
động thể dục thể thao vừa là phương tiện, vừa là môi trường để giáo dục tính
cách cho học sinh. Bởi lẽ đó là nơi thử thách cả trí lẫn lực, đòi hỏi con người
phải có tính cách tích cực, chỉ khi đó mới mong có thành tựu thể thao. Ngoài ra
việc dạy và học thể dục còn hướng tới thể thao thành tích giữa các trường THPT
trong tỉnh, thông qua các kỳ thi hội khỏe phủ đổng cấp huyện, tỉnh. Thành tích
của học sinh trong các môn thể thao nó thể hiện tố chất của học sinh và kinh
nghiệm giảng dạy, huấn luyện của giáo viên bộ môn Thể dục. Đối với nội dung

5


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
TDNĐ là môn học đỏi hỏi nhiều kỹ năng và tố chất, chăm chỉ tập luyện. Nó đòi
hỏi ở người tập phải có sự khéo léo, kết hợp giữa tay- chân- tư thế thân người
phải nhịp nhành uyển chuyển, kỹ thuật động phải chính xác và tâm lí khi tập
luyện phải thoải mái thì khi thực hiện bài tập TDNĐ mới bộc lộ, diễn đạt được
hồn của động tác.
2. Thực trạng vấn đề:
Từ năm học 2006 -2007 khi 16 động tác TDNĐ của nam và nữ được đưa vào
phân phối chương trình Thể dục lớp 10. Sau mỗi tiết dạy học tôi luôn kiểm tra
các động tác TDNĐ đã học để củng cố kiến thức cho học sinh. Khi giảng dạy kết
thúc chương trình tôi đã kiểm tra lấy điểm hệ số 1 cho học sinh và đánh giá
những gì đạt được, những gì chưa đạt được sau 11 tiết dạy và học. Nhưng hầu
như năm nào số học sinh chưa đạt nội dung TDNĐ cũng chiếm từ 10-30%. Bởi
những nguyên nhân sau đây:
- Học sinh lớp 10 mới vào, các em còn rất bỡ ngỡ với thầy cô mới, bạn mới nên
còn rất nhút nhát, chưa phát huy được tính tự giác, tích cực trong giờ học.
-Phần lớn học sinh học theo phân ban, các em phải đầu tư nhiều thời gian vào
các môn học văn hóa nên chưa thực chú ý đến việc tập luyện thể dục và rèn

luyện sức khỏe.
-Các em đang ở lứa tuổi có những phát triển về tâm- sinh lí, cho nên nhiều em
thường có thái độ e thẹn, né tránh, mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa.
- TDNĐ là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với các
nội dung học khác, động tác nhịp nhàng, khéo léo thể hiện nữ tính, không thích
hợp với học sinh nam nên các em thường né tránh, mất tập trung đối với môn
học, đa số các em không thể tiếp thu tốt trong học tập.

6


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chương 1
KỸ THUẬT CÁC ĐỘNG TÁC THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU Ở LỚP 10
1.Cách giới thiệu tên và nhịp của động tác:
Đối với nghiệp vụ sư phạm giáo dục thể chất, điều quan trọng là giáo viên phải
biết rõ đặc điểm khí chất của từng học sinh để xác định nhiệm vụ và chọn giải
pháp phù hợp.* [1]
Trong chương trình thể dục lớp 10 có 2 bài TDNĐ gồm 16 động tác, 1 bài
dành cho nam, 1 bài dành cho nữ. Có những động tác thực hiện với nhịp đơn, có
động tác thực hiện với nhịp kép và có động tác thực hiện cả nhịp đơn cả nhịp
kép. Tên gọi của động tác bao giờ cũng gắn liền với các cử động của động tác.
Vì vậy muốn tập được các động tác thì phải nhớ được tên của động tác và ngược
lại nhớ tên động tác thì sẽ tập được động tác.
Khi giới thiệu động tác cho học sinh, tôi nói tên 16 động tác của cả nam và
nữ. Đồng thời dùng hình ảnh trong sách giáo khoa cho các em quan sát để các
em nắm bắt được tên và kỹ thuật của mỗi động tác. Ngoài ra, trong mỗi tiết
giảng dạy động tác mới hoặc ôn lại bài cũ, tôi trực tiếp làm mẫu động tác và giới

thiệu lại tên các động tác để các em nắm vững hơn về các động tác TDNĐ.
2.Giảng dạy kỹ thuật động tác cho học sinh:
Để có thể giáo dục lòng ái mộ, yêu thích hoạt động TDTT cho học sinh,
người giáo viên phải sử đồng bộ các biện pháp sư phạm để tác động lên yếu tố
xúc cảm, và yếu tố nhận thức của học sinh để hình thành vững chắc tâm lý yêu
thích hoạt động này trong trường học.* [1]
7


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác cho học sinh, tôi thực hiện theo
trình tự sau:
-Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Sau đó vừa làm mẫu
vừa phân tích kỹ thuật động tác. Bởi vì phương pháp trực quan là phương pháp
giúp các em tiếp thu tốt nhất.
-Khi làm mẫu động tác giáo viên cần thực hiện đúng, đẹp, chính xác và thuần
thục để cuốn hút học sinh tập luyện.
-Khi dạy động tác lẻ, tôi chia nhỏ từng chi tiết động tác để dạy.
Ví dụ 1: Động tác 3 của nữ : Lườn ( thực hiện với nhịp kép, 4 lần x 8 nhịp )
-Trước tiên tôi cho học sinh 2 tay chống hông tập tư thế chân, kèm theo
lời phân tích chậm và làm mẫu động tác cho các em quan sát ; tiếp theo cho học
sinh tập theo nhịp hô nhanh dần cho đến khi tương đối thuần thục. Sau đó, tôi
cho học sinh tập tư thế tay rồi mới phối hợp các động tác tay - chân lại với
nhau.
+Khi dạy kỹ thuật động tác có độ khó và mang tính chất phức tạp, tôi vừa hô
nhịp đếm, vừa nói cách thực hiện động tác cho học sinh.
Ví dụ2: Hô nhịp : 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 : trái - về - phải - về - trái - về - phải - thôi.

Động tác 4 (nữ): Tay ngực * [2]
- Khi dạy kỹ thuật từ hai động tác trở lên, tôi thực hiện dạy theo quy trình sau :

+ Dạy động thứ nhất, sau đó dạy động tác thứ hai rồi liên kết hai động tác 1 và 2
lại với nhau ; dạy động tác 3, rồi liên kết động tác 2 và 3 lại với nhau. Sau đó
liên kết ba động tác 1-2-3 lại với nhau. Cứ như thế, dạy xong động tác mới thì
liên kết động tác trước, sau đó mới liên kết các động tác đã học, cứ thế kết thúc
bài tập.
8


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
-Khi ôn cả bài:
+ Tôi nhắc lại thứ tự của các động tác rồi cho học sinh tập theo nhịp hô chậm.
+ Giữa các lần tập tôi nhắc nhở, nhấn mạnh những yếu điểm của học sinh để các
em biết cách khắc phục .
+ Khi hô cho học sinh thực hiện, đến nhịp cuối của động tác này thì tôi nhắc
ngay tên của động tác sau để giúp các em hình dung ra kỹ thuật của động tác sắp
tập.
Ví dụ:”Bài tập thể dục nhịp điệu – bắt đầu !” 1.2.3.4.5.6.7.8 ; 2.2.3.4.5.6.7.
”giậm chân tại chỗ”. Sau đó chuyển động tác lại hô: 1.2.3.4.5.6.7.8 ;
2.2.3.4.5.6.7 “di chuyển ngang kêt hợp với cổ”
+ Để cuốn hút và giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, tôi tổ chức cho học sinh tập
luyện dưới nhiều hình thức khác nhau như : tập theo nhóm, thi đua theo từng
nhóm (tổ) có thưởng phạt, trò chơi, hoặc tập ghép với lời bài hát,…và có nhận
xét kết quả thực hiện của học sinh.
- Trong quá trình dạy và học, quan sát thấy một số học sinh có ý thức tập luyện
và tiếp thu tốt, tôi hướng dẫn các em kỹ năng đếm nhịp và giao cho các em làm
nhóm trưởng để đứng trước đội hình để tập luyện hoặc chia ra các nhóm sửa sai,
giúp đỡ những bạn chưa thuộc bài.
-Đối với những học sinh yếu kém, trây lười, nhác tập luyện thì tôi vận dụng
phương pháp giáo dục học, nắm bắt tâm lý lứa tuổi để hỏi han, động viên và
khơi dậy tính tự giác tích cực đang còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh.

-Trong mỗi tiết học tôi luôn quan tâm đến các em học sinh yếu kém nhiều hơn,
động viên khuyến khích các em luyện tập. Có thể gộp các em yếu kém thành 1
nhóm để phụ thạo thêm cho các em ngay trong tiết học. Cần hướng dẫn cho các
em nắm bắt được kỹ thuật động tác, cách thực hiện các cử động của động tác,
cách nhớ nhịp của động tác… Bởi vì nếu các em được hướng dẫn kỹ lưỡng,
thực hiện được như các bạn trong lớp thì các em yếu kém sẽ hết mặc cảm, tự ti
và có hứng thú hơn trong tập luyện.
9


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
- Sau mỗi giờ học tôi luôn tạo điều kiện, thời gian để học sinh trao đổi ý kiến
nhằm rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh trong quá trình giảng dạy.

Chương 2
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM
CỦA HỌC SINH KHI THỰC HIỆN BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU.
1.Nguyên nhân:
-TDNĐ là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với các
nội dung học khác, động tác nhịp nhàng, khéo léo thể hiện nữ tính, không thích
hợp với học sinh nam nên các em thường né tránh, mất tập trung đối với môn
học.
-Tổ chức lớp học ở ngoài sân tập nên số lượng các lớp đông, không gian chật, ồn
dẫn đến việc học sinh khó quan sát tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
-Giáo viên làm mẫu động tác và phân tích kỹ thuật chưa kỹ hoặc quá nhanh nên
học sinh chưa nắm bắt được kỹ thuật động tác.
-Theo quan điểm tâm- sinh lý thì các em học sinh ở lớp 10 thường hay e thẹn
nhút nhát nên không dám hỏi bài.
-Có 1 số học sinh cá biệt, nhác tập, ý thức tự giác chưa cao nên thường hay trốn
tránh tập luyện.

2. Cách khắc phục:
Để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến sai lầm của học sinh, giáo viên cần
thực hiện như sau:
-Khi làm mẫu động tác giáo viên đứng cùng chiều với học sinh để các em dễ
quan sát. Cùng lúc thực hiện cử động cả tay và chân 2 lần 8 nhịp, sau đó đứng
quay chiều ngược lại với học sinh để phân tích và làm mẫu cho các em quan sát
1 lần nữa. Thực hiện động tác phải nhịp nhàng, khéo léo, sự kết hợp giữa tay và
chân phải, cùng nhịp.
10


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
-Thực hiện chia nhóm nam- nữ riêng biệt (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng hô cho
cả nhóm tập). Tùy theo số lượng nam- nữa nhiều hay ít mà bố trí đội hình tập
luyện 1,2 hoặc 3 hàng ngang. Giáo viên quan sát chung để sửa sai kịp thời cho
học sinh.
-Chia thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 em, tự hô, tự tập) để phát huy tính tự
giác và giáo viên dễ phát hiện sai lầm của học sinh.
-Đối với các em học sinh yếu kém, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn để hướng
dẫn và uốn nắn khi các em mắc phải sai lầm.
-Với những nhóm đã thực hiện tốt các động tác TDNĐ giáo viên nên khuyến
khích các em lồng ghép những bài hát yêu thích có giai điệu hợp với động tác.
-Khi học sinh vướng mắc hoặc quên động tác, giáo viên phải gợi ý học sinh
ngay. Nếu là động tác khó, giáo viên phải làm mẫu và phân tích kỹ thuật động
tác để các em hiểu được cấu trúc của động tác.
Ví dụ 1: Động tác 14 của nữ các em thường thường mắc phải sai lầm như sau:
- Từ nhịp 1 đến nhịp 4 không kiễng gót chân mà chỉ thực hiện mình tay, nhịp 5
và nhịp 7 các em không trùng hạ thấp trọng tâm cơ thể. Hoặc không nhớ tư thế
tay từ nhịp 3 đến nhịp 8.


Động tác 14(nữ): Đứng kiễng gót (nhịp đơn 2 lần 8 nhịp)*[2]
+Cách sửa sai: Giáo viên làm mẫu động tác lại 1 lần cho học sinh quan sát.
-Phân tích kỹ thuật động tác để học sinh nắm bắt được cách thực hiện.
-Hô cho học sinh tập từ nhịp 1 đến nhịp 4 mình tư thế chân: kiễng gót 2 chân.
-Thực hiện mình tư thế tay từ nhịp 1 đến 4: nhịp 1 vắt chéo 2 tay trước bụng,
nhịp 2 nâng 2 tay chéo cao ngang ngực, nhịp 3 chéo 2 trên đầu, nhịp 4 dang
ngang 2 tay bằng vai.
11


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
-Từ nhịp 5 đến nhịp 8 giáo viên phân tích kết hợp làm mẫu chậm đồng thời
hướng dẫn cho học sinh tập theo: nhịp 5 bước chân trái rộng bằng vai, trùng gối
2 chân hạ thấp trọng tâm, 2 cẳng tay gập song song trước ngực. Nhịp 6 thu 2
chân đứng thẳng, 2 tay mở rộng ra vai, nhịp 7 giống nhịp 5, nhịp 8 giống nhịp 6.

Chương 3
PHÂN LOẠI HỌC SINH YẾU KÉM ĐỂ PHỤ ĐẠO
TRONG CÁC TIẾT DẠY
I.ÁP DỤNG CHO TỪNG TIẾT DẠY VÀ HỌC.
Trong giáo dục thể chất , những năng lực mới xuất hiện ở người học sinh, có
nhiều trường hợp có liên quan đến đặc điểm biểu hiện chức năng có liên quan
đến hệ tim mạch hoặc cơ chế sinh hóa của cơ thể. Vì vậy có thể nói rằng, mặt
sinh học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực TDTT*[1]
Đối với những học sinh yếu kém, trây lười, nhác tập luyện thì giáo viên
vận dụng phương pháp giáo dục học, nắm bắt tâm lý lứa tuổi để hỏi han, tìm
hiểu nguyên nhân. Nếu các em là những học sinh bị mắc bệnh tim mạch hoặc dị
tật bẩm sinh thì giáo viên giảm bớt nội dung bài học và khối lượng vận động cho
phù hợp với sức khỏe học sinh.
1.Hướng dẫn khởi động chuyên môn trong TDNĐ.

Đây là nội dung chưa được hướng dẫn trong sách, tôi phải tự tìm hiểu,
nghiên cứu để có được các động tác khởi động chuyên môn cho học sinh.
- Hai tay chống hông kết hợp kiểng từng gót chân.
- Tại chổ bật nhảy kết hợp duỗi chân vuông góc.
12


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
- Tại chổ bật nhảy co chân ra sau.
- Tại chổbật nhảy đá chân lên cao
- Tại chổ bật nhảy hai gối khuỵu.
- Tại chổ bật nhảy chân trước chân sau.
2. Luyện tập tại lớp:
-Photocoppy phần 16 động tác TDNĐ nữ (từ trang 21 đến trang 31 SKG Thể
dục lớp 10) cho các em học sinh nữ , phần TDNĐ của học sinh nam (từ trang 32
đến trang 43) để các em học sinh làm quen với hình ảnh động tác, nhịp của động
tác và nhớ tên động tác.
-Chia lớp thành 2 nhóm nam – nữ riêng biệt, tùy theo số lượng nam nữ nhiều
hay ít mà bố trí đội hình 1,2 hoặc 3 hàng ngang. Cũng có thể bố trí tập luyện
theo đội hình vòng tròn (giáo viên hoặc nhóm trưởng đứng giữa hô cho nhóm
thực hiện).
-Phân chia thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 em theo đội hình 1 hàng ngang)
hoặc (mỗi nhóm 5 em theo đội hình viên kim cương)
-Giáo viên làm mẫu động tác và phân tích kỹ thuật cho học sinh quan sát. Hướng
dẫn học sinh cách học hỏi kinh nghiệm của các bạn thực hiện tốt các động tác
TDNĐ.
-Giáo viên sửa sai kịp thời cho học sinh trong khi tập luyện và cuối mỗi tiết học
cần tạo điều kiện để học sinh trao đổi ý kiến nhằm rút kinh nghiệm hoặc điều
chỉnh trong quá trình giảng dạy.
3.Áp dụng trò chơi vào tập luyện.

Ví dụ 1: Trò chơi: Thi nhớ tên động tác:
-Giáo viên cho 1 bạn nhóm trưởng đứng trước đội hình nhóm tập luyện và tập 1
động tác bất kỳ. Khi tập xong giáo viên hỏi 1 học sinh bất kỳ tên của động tác

13


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
đó. Nếu học sinh không nhớ tên động tác thì sẽ phải lặc lò cò 1 vòng quanh
nhóm tập. Nếu học sinh nhớ được tên động tác thì được quyền chỉ định bạn tiếp
theo tham gia trò chơi.
-Câu hỏi:

Hình A là động tác gì?

Hình B là động tác gì? *[2]

-Đáp án:
-Hình A là động tác 7 của nữ có tên Nhún, bật nhảy.
-Hình B là động tác 13 của nam có tên Chạy tại chỗ.
Khi áp dụng trò chơi vào nội dung bài học sẽ tạo được dấu ấn để học sinh
tiếp thu và nhớ động tác tốt hơn, rèn luyện trí nhớ cho học sinh sâu hơn. Thông
qua trò chơi tạo cho học sinh cảm giác tâm lý thoải mái, hưng phấn, phát huy
tính tích cực nhiều hơn trong học tập.
Để có thể giáo dục lòng ái mộ, yêu thích bài tập TDNĐ cho học sinh, người
giáo viên phải sử đồng bộ các biện pháp sư phạm để tác động lên yếu tố xúc
cảm, và yếu tố nhận thức của học sinh để hình thành vững chắc tâm lý yêu thích
hoạt động này trong giờ học.
4.Bài tập về nhà.
-Sau mỗi tiết học giáo viên giao bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.

Bài tập có thể là : Vẽ hình que của 1 vài động tác bất kỳ đã được học. Hoặc bài
tập là: Ôn tập những động tác vừa học xong ở lớp.
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách ôn tập động tác ở nhà:
+Các em có thể tập động tác TDNĐ vào bất cứ thời điểm nào ở nhà nếu có thời
gian.
+Các em có thể không cần tập động tác bằng tay mà tập bằng suy nghĩ.
14


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Đối với lớp thực nghiệm:
Trong năm học 2016-2017 tôi giảng dạy 7 lớp 10 (từ 10A4 đến 10A10).
Đối với lớp 10A4 có 40 học sinh (20nam, 20 nữ) là lớp tôi chọn để áp dụng
giảng dạy “ phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém” vào các tiết dạy nội dung
TDNĐ. Khi phân chia lớp thành 2 nhóm nam- nữ để học 2 nội dung: TDNĐ và
chạy ngắn. Nội dung Chạy ngắn thì tôi giảng dạy bình thường như lớp đối chiếu,
còn nội dung TDNĐ thì tôi áp dụng phương pháp giảng dạy phụ đạo học sinh
yếu kém TDNĐ cho các em.
2. Đối với lớp đối chứng:
Trong số 6 lớp 10 còn lại (từ 10A5 đến 10A10) tôi giảng dạy bài TDNĐ
theo phương pháp truyền thống mà tôi đã giảng dạy trong các năm học vừa qua,
không thực hiện phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém.

Chương 4
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HỌC SINH SAU KHI
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
1. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:
-Kiểm tra lớp dạy đối chứng:

Học sinh lớp 10A5 và lớp 10A8 trường THPT Yên Định1.
Đây là hai lớp tôi dạy trong năm học 2016 – 2017 với phương pháp giảng dạy
truyền thống, chưa có đổi mới trong tập luyện. Hai lớp có sỉ số học sinh bằng
nhau (42 em) và tỉ lệ nam- nữ tương đương nhau: 10A5 có 20 học sinh nam,
10A8 có 18 học sinh nam.
Thang điểm kiểm tra bài TDNĐ cụ thể như sau:
15


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
+Loại giỏi: 9-10 điểm
Thực hiện đúng kỹ thuật và đẹp mắt, khớp với nhịp hô.
Có vấp 1 số nhịp, chưa nhớ hết tên động tác.
+Loại khá: 7-8 điểm
Thực hiện đúng , tương đối đẹp mắt và khớp với nhịp hô.
Chưa thuộc 2-4 động tác và vấp 1 số nhịp, không nhớ tên 2-4 động tác.
+Loại trung bình: 5-6 điểm
Thực hiện cơ bản đúng trên 8 động tác, tương đối khớp với nhịp hô.
+Loại yếu: Dưới 5 điểm
Quên nhiều động tác, vấp nhiều nhịp, tập không đúng kỹ thuật, rời rạc, không có
diễn cảm.
Dưới đây là kết quả kiểm tra bài TDNĐ đối với 2 lớp giảng dạy theo
phương pháp truyền thống năm học 2016-2017

Bảng kết quả kiểm tra của 2 lớp dạy theo phương pháp cũ
Lớp

Số Nam

Nữ


Tiêu chuẩn nam
Giỏi Khá TB

HS

Tiêu chuẩn nữ

Yếu Giỏi Khá TB

Yếu

10A5 42

20

22

3

7

6

4

5

8


7

2

10A8 42

18

24

3

6

6

3

4

8

9

3

Cộng 84

38


46

6

13

12

7

9

16

16

5

Qua bảng thống kê cho thấy đối với 2 lớp tôi chưa áp dụng phương pháp
phụ đạo học sinh yếu kém thì tỉ lệ cụ thể như sau:
-Loại giỏi: nam 6 em, chiếm tỉ lệ 15,8%; nữ 9 em, chiếm tỉ lệ 19,6%.
16


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
-Loại khá: nam 13 em, chiếm tỉ lệ 34,2%; nữ 16 em, chiếm tỉ lệ 34,8%
-Loại TB: nam 12 em, chiếm tỉ lệ 31,6%; nữ 16 em, chiếm tỉ lệ 34,8%.
-Loại yếu: nam 7 em, chiếm tỉ lệ 18,4%; nữ 5 em, chiếm tỉ lệ 10,8%.
Vậy tỉ lệ học sinh chưa đạt nội dung TDNĐ của 2 lớp được kiểm tra là: 12
em, tương đương 14,3% số học sinh được kiểm tra.

2. CÁCH THỨC GIẢNG DẠY:
Ở các lớp đối chứng tôi dạy theo phương pháp truyền thống mà các năm học
vừa qua tôi thường giảng dạy, không áp dụng phương pháp phụ đạo học sinh yếu
kém.
Ở lớp thực nghiệm 10A4 tôi dạy theo phương pháp mới, đưa “phương pháp
phụ đạo học sinh yếu kém” vào quá trình giảng dạy và luyện tập cho học sinh.
Sau khi kiểm tra kết quả bài tập TDNĐ tôi thấy học sinh lớp dạy thực nghiệm
10A4 có kết quả cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Dưới đây tôi chọn lớp đối
chứng là lớp 10A7 là lớp có 41 học sinh (19 nam, 22 nữ) tương đương với lớp
10A4 có 40 học sinh (20 nam, 20 nữ) để so sánh kết quả giữa lớp dạy thực
nghiệm và lớp dạy đối chứng.
3. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
Kết quả kiểm tra, đánh giá sau tiến hành thực nghiệm thể hiện ở bảng sau:
Kết quả kiểm tra nội dung TDNĐ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp

Số Nam

Nữ

Tiêu chuẩn nam
Giỏi Khá TB

HS

Tiêu chuẩn nữ
Yếu Giỏi Khá TB

Yếu


10A4 40

20

20

4

9

6

1

6

7

7

0

10A7 41

18

23

3


6

6

3

4

8

9

2

So sánh tỉ lệ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+lớp thực nghiệm:
-Loại giỏi: nam 4 em, chiếm tỉ lệ 20%; nữ 6 em, chiếm tỉ lệ 30%.
-Loại khá: nam 9 em, chiếm tỉ lệ 45%; nữ 7 em, chiếm tỉ lệ 35%
17


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
-Loại TB: nam 6 em, chiếm tỉ lệ 30%; nữ 7 em, chiếm tỉ lệ 35%.
-Loại yếu: nam 1 em, chiếm tỉ lệ 5%; nữ 0 em, chiếm tỉ lệ 0%.
+ lớp đối chứng:
-Loại giỏi: nam 3 em, chiếm tỉ lệ 16,7%; nữ 4 em, chiếm tỉ lệ 17,4%.
-Loại khá: nam 6 em, chiếm tỉ lệ 33,3%; nữ 8 em, chiếm tỉ lệ 34,8%
-Loại TB: nam 6 em, chiếm tỉ lệ 33,3%; nữ 9 em, chiếm tỉ lệ 39,1%.
-Loại yếu: nam 3 em, chiếm tỉ lệ 16,7%; nữ 2 em, chiếm tỉ lệ 8,7%.
Qua bảng thống kê có thể thấy số học sinh lớp thực nghiệm 10A4 chỉ có 1

em chưa đạt nội dung TDNĐ, tỉ lệ 1/40 = 2,5%; còn lớp đối chứng 10A7 có đến
5 em chưa đạt, tỉ lệ 5/41 = 12,2%.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian (6 tuần -11 tiết) tiến hành giảng dạy học sinh bằng
phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém TDNĐ tại trường THPT Yên Định 1 tôi
đã thu được những kết quả sau:
+Đối với học sinh: Từ khi tôi áp dụng phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém
TDNĐ vào giảng dạy đã khơi dậy tính tự giác tích cực mà bấy lâu còn tiềm ẩn
trong mỗi cá nhân học sinh, giúp các em có nhiều hứng thú trong giờ học, chăm
chú lắng nghe, tích cực tập luyện. Kết quả của lớp thực nghiệm được nâng cao
chất lượng 1 cách rõ ràng.
+Đối với giáo viên: Quá trình nghiên cứu đề tài SKKN tôi đã tham khảo ý kiến
đồng nghiệp, tìm hiểu tài liệu và tích lũy thêm được nhiều kiến thức, kinh
nghiệm cho bản thân. Với thành công trong phương pháp giảng dạy mới là động
lực thúc đẩy để tôi phát huy hơn nữa trong công tác giảng dạy chuyên môn.

18


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng ở tất cả các
khối học sinh, các cấp học đặc biệt là học sinh THPT nhằm giúp các em có tinh
thần hăng say, ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc tập luyện TDNĐ cũng
như trong tất cả các nội dung thể dục.
2. KIẾN NGHỊ:
- Trường THPT Yên Định 1 cần quan tâm hơn nữa về sân bãi, dụng cụ tập luyện
của học sinh và giáo viên.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập tốt môn Thể dục tôi rất mong

Ban giám hiệu nhà trường có thêm tài liệu về môn Thể dục cho học sinh tham
khảo, nghiên cứu.
-Sở giáo dục và đào tạo cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên
để giáo viên tiếp cận và bổ sung thêm những kiến thức mới.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày24 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Đinh Đức Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học thể dục thể thao, tác giả Lê Văn Xem NXB TDTT, 2010.
19


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”
2. Thể dục 10, sách giáo viên, NXB GD, 2006.
3. Vũ Đức Thu - Vũ Thị Thanh Bình, Phương pháp nghiên cứu khoa học thể
dục thể thao, NXB ĐHSP, 2005.
4. Vũ Đức Thu, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông
chu kỳ III (2004 - 2007) môn Thể dục. NXB ĐHSP, 2005.
5. Đinh Mạnh Cường - Đặng Ngọc Quang - Bùi Huynh Thân – Vũ Đức Thu Vũ Ngọc Thư, Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông, tài liệu tập huấn giáo viên. Bộ giáo dục và đào
tạo, 2010.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

20


“Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém thể dục nhịp điệu lớp 10”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC
SINH YẾU KÉM THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU LỚP 10

Người thực hiện: Đinh Đức Dũng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HÓA NĂM 2017

21



×