Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.54 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS KIM SƠN

-----    -----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
và quản lý ở trường THCS Kim Sơn và đề xuất một số biện pháp triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trong trường trung học cơ sở

Tác giả: Vũ Đức Hoạt
NĂM HỌC 2011-2012

1


Sỏng kin kinh nghim qun lý trng hc nm hc 2011-2012
V c Hot

Phần Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
I.1.C s lý lun
Th k XXI nhõn loi ó bc vo thi k mi tin b v phỏt trin, nhiu quc
gia ó t c nhiu thnh tu to ln trờn mi lnh vc kinh t, vn hoỏ, giỏo dc
v xó hi, nhng quc gia y u l nhng quc gia phỏt trin v ng dng cụng
ngh thụng tin. Vit Nam mt quc gia cú tc phỏt trin cụng ngh thụng tin
khỏ nhanh, cụng ngh thụng tin ó c s dng rng khp trong tt c cỏc ngnh
ngh, cỏc lnh vc ca i sng xó hi. theo kp tc phỏt trin v ỏp ng
c nhu cu v nhõn lc cho xó hi, ngnh giỏo dc phi l ngnh tiờn phong


trong ng dng cụng ngh thụng tin, chớnh vỡ vy trong hng dn nhim v nm
hc 2007-2008 s 9584/BGD&T ngy 7/9/2007 ca B Giỏo dc v o to cú
phn hng dn v ng dng cụng ngh thụng tin trong giỏo dc v o to. Ngy
30/9/2008 B trng B Giỏo dc v o to ó cú Ch th s 55/2008/CTBGDDT v tng cng ging dy, o tov ng dng CNTT trong ngnh giỏo
dc giai on 2008-2012
I.2. C s thc tin
Trng THCS Kim Sn l trng Hng III, úng trờn a bn ca xó Kim Sn
mt xó ang phỏt trin theo mụ hỡnh nụng thụn mi. xó cú thnh phn kinh t
cụng nghip, nụng nghip v dch v, i sng nhõn dõn n nh.
Trng THCS Kim Sn cú i ng thy cụ giỏo nhiu kinh nghim trong ging
dy. Trỡnh chuyờn mụn i hc chim 39.3% cao ng 60.7%. S thy cụ giỏo
c cụng nhn giỏo viờn dy gii cp Tnh l 3 GV, Giỏo viờn dy gii cp c s
l l0 GV s giỏo viờn ó c o to v cú chng ch tin hc loi A v B t
100%. TRng THCS Kin sn l mt trong cỏc trng ó sm ng dng cụng
ngh thụng tin vo dy v hc, nh trng cng ó cú thnh tớch trong cỏc k thi
thit k bi ging in t do ngnh giỏo dc t chc song vic ng dng cụng
ngh thụng tin vo cụng tỏc qun lý cũn mt s hn ch, cha khai thỏc c tim
2


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
năng của đội ngũ. Vậy xuất phát từ những cơ sở lý luận và các yếu tố thực tế của
Trường THCS Kim Sơn cho thấy cải tiến và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy- học và quản lý nhà trường là việc làm cần thiết, song với điều
kiện và thời gian có hạn tôi xin chọn nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý ở trường THCS Kim Sơn
và đề xuất một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
quản lý trường trung học cơ sở”.
II.Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin và đề xuất các biện pháp chỉ
đạo tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường
THCS Kim Sơn
III.Thời gian địa điểm
Thời gian nghiên cứu năm học 2011-2012 tại trường THCS Kim Sơn
IV.Đóng góp về lý luận thực tiễn
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm sẽ cho ta thấy được thực trạng về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại trường THCS Kim Sơn đồng thời
sẽ cung cấp tư liệu về lý luận cũng như một số biện pháp và kinh nghiệm trong
việc chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học và trong quản lý ở trường THCS Kim Sơn nói riêng và trường
THCS nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy- học, chất lượng quản lý theo
hướng đổi mới, một vấn đề đang được toàn ngành Giáo dục quan tâm hiện nay.

3


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt

PhÇn thø hai
Néi dung nghiªn cøu
Ch¬ng I
Tæng quan
I. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
I.1- Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của trường THCS Kim Sơn; đề xuất
các biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy- học và quản lý ở trường THCS
I.2- Khách thể nghiên cứu

Giáo viên và học sinh Trường THCS Kim Sơn
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
II.1- Tìm hiểu những vấn đề lý luận có liên quan đến công nghệ thông tin và ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
II.2- Tìm hiểu thực trạng về việc ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS
Kim Sơn
II.3- Đề xuất một số biện pháp về chỉ đạo tổ chức có hiệu quả việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy - học và trong công tác quản lý ở trường THCS
CHƯƠNG II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Công nghệ thông tinlà một thuật ngữ rộng bao quát bao gồm phương pháp, phương
tiện, kỹ thuật máy tính và viễn thông, kỹ thuật lập trình để khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng phục vụ con người.
4


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ về khoa học
kỹ thuật công nghệ, điện tử, toán học, quản trị học…để thu thập, biến đổi, truyền
tải, lưu trữ. Phân tích, suy luận, sắp xếp thông tin phục vụ cho lợi ích của con
người
Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ
49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và
viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
và xã hội.
II. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tậpvà hỗ tợ đổi mới quản lý, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
giáo dục, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tinvà ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát
triển công nghệ thông tin của đất nước” ( Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDDT ngày
30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
III.THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
TRƯỜNG THCS KIM SƠN
III.1- Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
III.1.1- Địa bàn
Trường trường THCS Kim Sơn nằm trên địa bàn thôn Gia Mô xã Kim Sơn
huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
III.1.2 Khách thể nghiên cứu
Trường THCS Kim Sơn có tổng số 358 học sinh được biên chế thành 12 lớp
học.
Độ tuổi bình quân của học sinh là từ 12 đến15 tuổi, các em sinh sống ở 5 thôn
thuộc địa bàn xã Kim Sơn.
5


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường gồm 28 đ/c
- Trình độ đại học: 11
- Cao đẳng: 13.
- Trung cấp 3( gồm văn thư hành chính)
2 tổ chuyên môn
+ Tổ khoa học xã hội. đ/c.
+ Tổ Khoa học tự nhiên. đ/c.
+ Tổ tổ văn phòng: 5 đ/c.

Trường đóng trên địa bàn xã Kim Sơn, một xã có mật độ dân số trung bình,
kinh tể phát triển đời sống nhân dân ổn định, Đảng ủy và chính quyền địa phương
thường xuyên quan tâm sự nghiệp giáo dục, con em nông dân chiếm đa số, một bộ
phận cha mẹ học sinh làm việc ở cum công nghiệp Kim Sơn mới được thành lập.
Đa số cha mẹ học sinh quan tâm học hành của con em, công tác xã hội hóa giáo
dục có nhiều thuận lợi.
III.2.Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS
Nguyễn Đức Cảnh
Từ năm học 2007-2008 trường THCS nguyễn Đức cảnh đã tiến hành thử nghiệm
ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác soạn giảng của giáo viên, bước đầu
cũng đã thu được một số kết quả. Qua điều tra thực trạng ở đội ngũ giáo viên và
học sinh đều cho thấy thực trạng như sau:
- Đầu năm học 2007-2008 Giáo án điện tử còn qua xa lạ đối với cả thầy và trò nhà
trường, sau thời gian hưởng ứng kế hoạch thử nghiệm của phòng Giáo dục đến kết
thúc học kỳ I năm học 2007-2008 mới chỉ có 2 giáo viên biết cách soạn giáo án
điện tử, bài soạn còn có nhiều hạn chế, còn nặng về trình chiếu trên Power point
chưa biết sử dụng phần mềm Violet để soạn bài.Qua tìm nguyên nhân tôi đã rút ra
được kết luận sau:
- Giáo án điện tử còn quá mới mẻ đối với giáo viên, đa số giáo viên vẫn chưa hiểu
dạy bằng giáo án điện tử là dạy như thế nào, cánh soạn ra sao.
6


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
- Cánh soạn giáo án bằng viết tay thực hiện từ trước đến nay đã trở thành thói quen
trong giáo viên nên khó thay đổi
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin( máy vi tính ) của giáo viên, tuy 80% giáo
viên nhà trường đã được đào tạo nghiệp vụ sử dụng máy tính song thực tế kỹ năng
sử dụng còn hạn chế, thời gian thực hành còn quá ít

- phương tiện máy tính,máy chiếu đa năng của trường chưa có, mỗi bộ máy chiếu
giá quá cao, để mua trang bị một bộ cho giáo viên dạy ít nhất phải chi 32.000.000
đồng , mỗi bộ máy tính phục vụ cho soạn bài phải chi ít nhất 6.500.000 đồng
trong khi đó kinh phí nhà trường lại hạn hẹp.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY VÀ HỌC ĐÃ ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG
THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH TỪ NĂM HỌC 2007-2008 VÀ NĂM HỌC 20082009
IV.1 Các biện pháp tổ chức chỉ đạo và thực hiện
IV.1.1Thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
+Kế hoạch số04/KH-TrTHCS ngày 15/10/2007 của Trường THCS Nguyễn Đức
Cảnh về việc Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý
trường học năm học 2007-2008
+ Quyết định số12/QĐ-TrTHCS ngày 2/10/2008 của Trường THCS Nguyễn Đức
Cảnh về việc thành lập ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
quản lý trường học năm học 2008-2009
+ Kế hoạch số13/KH-TrTHCS ngày 2/10/2007 của Trường THCS Nguyễn Đức
Cảnh về việc Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý
trường học năm học 2007-2008
+ Danh sách phân công nhiệm vụ các thành viên ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học và quản lý trường học năm học 2008-2009
+ Triển khai chỉ đạo thực hiện theo các văn bản:

7


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
Hướng dẫn số 9584/BGD&ĐT ngày7/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2007-2008 trong đó ứng dụng công nghệ thông tin;

Quyết định số 43/2008 QĐ TTg ngày 24/3/2008 của thủ tớng chính phủ phê duyệt
kết hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDDT ngày 30/9/2008 về tăng cờng giảng dạy, đào tạovà ứng dụng
CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của bộ trởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDDT ngày 13/8/2008 về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thờng xuyên, giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2008-2009; Hướng dẫn số 9772/BGDDT-CNTT này
20/10/2008 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Kế hoạch số1834/SGD&ĐT-KHTC ngày 8/10/2008 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Quảng Ninh về việc ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2008-2009; Kế
hoạch số 396/KH-GD ngày 1/10/2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều
về việc triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Đông Triều năm học 2008-2009
IV.1.2. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử
+ Triển khai đến cán bộ giáo viên các văn bản chỉ đạo của bộ, của sở, của phòng
về công tác ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Vận động giáo viên tham gia học lớp tin học cấp chứng chỉ do ngành Giáo
dục tổ chức
+ Mời chuyên gia trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn và tổ chức tham quan dự giờ một số tiết dạy của trường bạn, của các
chuyên gia, tham khảo bài soạn trên trang thông tin điện tử Bạch kim, trên trang
thông tin điện tử của phòng Giáo dục - Đào tạo Đông triều và trên mạng Internet,
+ Tổ chức cho giáo viên tham gia lớp tập huấn của phòng Giáo dục đồng thời sử
dụng giáo viên dạy tin học của trờng trực tiếp hớng dẫn và giúp đỡ cho giáo viên
khi gặp khó khăn trong quá trình soạn giảng ở trờng
8


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012

Vũ Đức Hoạt
+ Tổ chức bồi dỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng vi tính, sử công nghệ thông
tin, mời chuyên gia bồi dỡng chuyên đề sử dụng các phần mềm tin học Power
point Violet, Flat, Geometer’s Sketchpad, Khai thác tư liệu trên mạng Internet, cấu
trúc một bàn soạn giáo án điện tử.
IV.1.3. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy học
+ xây dựng kế hoạch ưu tiên mua sắm trang thiết bị máy tính,máy chiếu , các phần
mềm ứng dụng như phần mềm dạy học Violet, Flash, Geometer’s Sketchpad
Bằng các nguồn kinh phí:
Ngân sách huyện giao hằng năm, kinh phí từ công tác xã hội hoá, từ tiết kiệm chi
học phí các lớp 2 buôi/ ngày
+ Vận động cán bộ giáo viên tự mua sắm trang bị máy vi tính sử dụng tại nhà phấn
đấu 100% giáo viên có máy tính riêng để soạn bài ở nhà
IV.1.4. Tổ chức giáo viên tập soạn giáo án điện tử
+ Giao cho tổ chuyên môn phân công mỗi bộ môn xây dựng 1 giáo án điện tử soạn
theo tập thể, dạy thử nghiệm trong tổ chuyên môn, mời chuyên gia cùng tập thể tổ
dự giờ rút kinh nghiệm đến khi việc thử nghiệm tập thể thành công mới triển khai
cho toàn thể giáo viên.
+ Mỗi giáo viên tự soạn và dạy thử nghiệm các thành viên trong tổ tiếp tục được
tham gia dự giờ góp ý, trong quá trình soạn giảng phân công người có kinh
nghiệm kèm cặp người chưa có kinh nghiệp
+ Sau mỗi tiết dạy thử bằng giáo án điện tử phải tổ chức kiểm tra học sinh theo
các nội dung như Kiểm tra về hứng thú, kiểm tra về kiến thức, vận dụng kiến thức
thông qua bài kiểm tra15 phút để căn cứ vào đó có kế hoạc cải tiến bài soạn.
IV.1.5. Triển khai đại trà tổng kết rút kinh nghiệm
+ Triển khai đại trà ở các giáo viên giảng dạy sau khi thử nghiệm, tiếp tục tổ chức
tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau 1 học kỳ thực hiện
9



Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt

IV.1.6. Kiểm tra của ban giám hiệu và tổ trưởng về công tác soạn giảng
của giáo viên
+ Kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo từng khâu của công việc:
+ Khảo sát thực trạng của đơn vị trước khi xây dựng kế hoạch, khảo sát năng lực
giáo viên trước khi phân công công việc, kiểm tra đôn đốc trong khi thực hiện và
+kiểm tra nghiệm thu kết quả khi hoàn thành từng công việc.
+ Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch.
+ kiểm tra khảo sát chất lượng giờ dạy, kết quả tiếp thu và vận dụng kiến thức qua
giờ học của học sinh
+ Kiểm tra phát hiện các nhân tố điển hình để khen thưởng , để làm nòng cốt, phát
hiện những cá nhân chưa tích cực để đôn đốc.
+ Kiểm tra kết hợp với tự kiểm tra, kiểm tra kết hợp với bồi dưỡng và thúc đẩy ý
thức tự bồi dưỡng
IV.1.7. Thi đua, khen thưởng động viên và kỷ luật
+ Xây dựng quy chế khen thường và kỷ luật
+ Những tập thể và cá nhân tích cực có bài soạn chất lượng sẽ được khen thưởng
về tinh thần kèm theo vật chất.
+ Những cá nhân chưa tích cực phảI được phê bình nhắc nhở một cách nghiêm túc.
+ Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tập thể giáo viên và học sinh.
+ Những bài soạn hay có chất lượng sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử.

IV.1.8. Tổ chức thi soạn và dạy giáo án điện tử.
+ Sau khi hết giai đoạn thử nghiệm, tiếp tục triển khai cho toàn bộ giáo viên được
tham gia soạn và giảng bằng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Có thể chia làm nhiều giai đoạn như giai đoạn đầu mỗi GV tự soạn và dạy 1 giáo
án cho đồng nghiệp dự giờ và góp ý, sau đó giáo viên mới tiếp tục soạn giảng đại
trà.

10


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
+ sau mỗi học kỳ tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm từ cấp tổ
chuyên môn đến cấp trường.
IV.1.9.Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và cha mẹ học
sinhvà các tổ chức kinh tế xã hội
+ Tổ chức truyên truyền rộng rãi chủ trương, kế hoạch của ngành, của trường cũng
như ích lợi và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học nói
chung vào dạy học nói riêng
Bằng các hình thức như: Thông qua diễn đàn tại hội nghị hội đồng giáo dục thị trấn
họp thường kỳ, trong những ngàynhân dịp khách thăm trường( Khai giảng, 20/11..)
qua học sinh, mời thăm lớp dự giờ các giáo án điển hình của giáo viên, qua con
đường tiếp xúc ngoại giao của ban giám hiệu của hiệu trưởng, qua các bài viết trên
báo, trên trang Web của phòng giáo dục.
V. KẾT QUẢ SAU 2 NĂM HỌC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
Kết thúc năm học 2008-2009
V.1.Về năng lực của giáo viên:
+ Đã có 37/45 Giáo viên biết sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm Violet,
Flash, Geometer’s Sketchpad và biết khai thác trên mạng Internet để soạn giáo án
điện tử,
+ Có 100% giáo viên soạn bài trên máy vi tính thay giáo án viết tay.
+ Có 100% Giáo viên và nhân viên đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ tin học
trình độ Avà B.
+ 128 bài soạn ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có 65 tiết dự thi giáo viên
dạy giỏi trong 2 năm học do phòng tổ chức bằng giáo án điện tử đều được xếp lại
giỏi.

+ 25 bài soạn giáo án điện tử tham gia dự thi cấp huyện
+ 7 Bài soạn giáo án điện tử được chọn dự thi cấp tỉnh

11


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
+ 1 báo cáo tham luận, 2 tiết dạy tham gia tại “Ngày hội công nghệ thông tin lần
1”
+ 3 báo cáo được tham luận tại “ Ngày hội công nghệ thông tin lần 2”
+ Tham gia 1 tiết dạy trực tuyến trên mạng Internet do phòng Giáo dục tổ chức
V.2.Về chất lượng học sinh
100% học sinh nhà trường đã được tiếp cận với cách học ở các giờ học có ứng
dụng công nghệ thông tin và giáo án điện tử.
Đa số học sinh đều thích học và có hứng thú học tập các tiết học có ứng dụng
công nghệ thông tin.
V.3.Về cơ sở vật chất thiết bị công nghệ thông tin:
+ 4 bộ máy tính phục vụ cho giáo viên soạn bài tại trường,
+ 4 máy tính phục vụ công tác văn phòng nhà trường.
+ 6 máy tính xách tay, 5 máy chiếu đa năng phục vụ giáo viên dạy trên lớp.
+ 18 màn chiếu treo tường trang bị cho phòng họp và các lớp học.
+ 1 phòng học 15máy vi tính dạy học.
+ 1 máy ảnh kỹ thuật số
+ 1 máy Scanjet
+ 1 máy photocopy
+ Kết nối Internet băng thông rộng và mạng LAN nội bộ trong trường kể cả kết nối
cáp dẫn tín hiệu và kết nối không dây cho toàn bộ máy tính của trường.
+ Có 37/46 giáo viên mua máy tính riêng để phục vụ soạn bài, trong đó có 17 máy
đã được kết nối mạng Internet băng thông rộng

PHẦN THỨ BA
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, học tập làm chuyển biến nhận thức trong
đội ngũ giáo viên, trong học sinh.
2. Tuyên truyền chủ trương kế hoạch của ngành, của nhà trường một cách
rộng rãi cho nhân dân, cha mẹ học sinh cùng các cấp chính quyền địa phương để
tranh thủ sự ủng hộ của toàn xã hội.
12


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012
Vũ Đức Hoạt
3. Thành lập ban chỉ đạo, bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dựng kế
hoạch chi tiết khoa học có tầm chiến lược và phân công các thành viên phải cụ thể
rõ người rõ việc.
4. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho
giáo viên.
5. Tập trung đầu tư mua sắm các thiết bi công nghệ thông tin bằng sự kết
nhiều nguồn, trong đó cần tranh thủ từ xã hội hoá giáo dục.
6. Tăng cường công tác kiểm tra , đôn đốc và động viên khen thưởng kịp thời
đối với giáo viên tạo ra không khí thi đua và sự say mê thực sự trong nhà trường.
7. Người chỉ đạo và cùng các thành viên trong nhà trường phải kiên trì không
ngại khó khăn sẵn sàng tiếp cận và có ý chí trinh phục công nghệ mới thì nhất
định sẽ thành công.

MỤC LỤC
13


Sáng kiến kinh nghiệm quản lý trường học năm học 2011-2012

Vũ Đức Hoạt
Phần thứ nhất: phần mở đầu
I.1- Lý do chọn đề tài
I.2- Mục đích nghiên cứu
I.3-Thời gian , địa điểm
I.4- Đóng góp về lý luận, thức tiễn về việc chỉ đạo tổ chức triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy và học ở trường THCS
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Tổng quan
1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chương II: Nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm
I .Khái niệm về công nghệ thông tin
II.Công nghệ thông tin với giáo dục và đào tạo
III. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thô tin ở Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
IV. Những biện pháp tổ chức chỉ đạo tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy và học ở Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh và kết quả đạt được trong
2 năm học 2002-2008 và 2008-2009
Phần thứ ba: Bài học kinh nghiệm

14



×