ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ LINH
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VIỆT NAM - THÁI LAN TỪ 1990 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á Học
Hà Nội-2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ LINH
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VIỆT NAM - THÁI LAN TỪ 1990 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á Học
Mã số: 60310601
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN TƢƠNG LAI
Hà Nội-2015
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước phát
triển và đang phát triển. Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát
triển mạnh và du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân của nhiều
quốc gia trên thế giới. Du lịch là chìa khóa mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu
và nghèo, hiện chiếm tới 40% thương mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê
của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới
là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỷ USD cho ngành du lịch và giải quyết
công ăn việc làm cho gần 300 triệu người[34]. Đế n năm 2012, số người đi du lich
̣
trên thế giới đã vươ ̣t con số 1 tỷ người. Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ còn
không ngừng tăng lên. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền
vững trong những năm tới đạt 1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới,
ngành công nghiệp này sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP
toàn cầu (tương đương 10 nghìn tỷ USD)[34]. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng
với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch
của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ
phát triển cao và quan trọng vào bậc nhất trên thế giới.
Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi
ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế đất nước. Điển hình nhất là tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, là
một trong những nước có ngành du lịch phát triển nhất trong Hiệp hội các các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), là nước có số lượng khách đi du lịch hàng năm lớn,
nhất là đi du lịch nội khối trong khu vực ASEAN, Thái Lan đồng thời cũng luôn
nằm trong danh sách 10 thị trường gửi khách du lịch hàng đầu của du lịch Việt
Nam. Lượng khách Thái Lan đến Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hơn
15 năm trở lại đây. Nếu như năm 2000 mới có 26.366 lượt khách Thái Lan đi du
lịch Việt Nam thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 247.000 lượt người, tăng
9,3 lần và chiếm hơn 3% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam[46]. Chiến lược Phát
1
triển Du lịch Việt Nam luôn xác định thị trường trọng điểm là thị trường gần, trong
đó có Thái Lan. Đối với thị trường khách Thái Lan, Việt Nam có nhiều điều kiện
thuận lợi để thu hút khách bằng cả đường không, đường bộ và đường biển. Thái Lan
đồng thời cũng là trung tâm trung chuyển khách bằng đường hàng không của châu
Á. Thu hút khách từ Thái Lan đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội cho Việt Nam thu
hút khách đến từ các thị trường khác nhằm nối chuyến, kéo dài hành trình của
khách.
Thêm vào đó, du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai
thác tương xứng. Để du lịch Việt Nam cất cánh, cần phải hợp tác phát triển du lịch
để học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền du lịch phát triển hàng đầu thế giới,
trong đó có Thái Lan. Vì vậy, hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan là sự
cần thiết bởi Thái Lan là một trong những nước có ngành du lịch phát triển đạt trình
độ chuyên nghiệp đẳng cấp trong khu vực và cả đấu trường quốc tế. Hợp tác du lịch
với láng giềng Thái Lan chúng ta có thể học hỏi được kinh nghiệm, phát huy được
tiềm năng và lợi thế quốc gia về du lịch, đưa du lịch Việt Nam trở thành “điểm đến
của thiên niên kỷ mới”.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác du lịch Việt NamThái Lan cũng là xu hướng phát triển phù hợp với chiến lược hợp tác quốc tế của
ngành du lịch Việt Nam và Thái Lan. Việc liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa
hai nước không những đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên, mà còn tạo điều kiện
thúc đẩy quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng tốt đẹp,
giúp nhân dân hai nước tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau và gắn kết về văn
hóa-xã hội, tạo tiền đề cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Thực tế nhiều năm nay cho thấy ngành du lịch Việt Nam có sự hợp tác với
ngành du lịch Thái Lan trên nhiều phương diện, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
tổ chức ASEAN (7/1995). Để thấy được những thành tựu của cả hai nước trong quá
trình hợp tác du lịch và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt
Nam khi hợp tác với du lịch Thái Lan, tôi quyết định chọn đề tài luận văn là “Hợp
tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay”.
2
Xét dưới các góc độ trên đây, việc lựa chọn vấn đề hợp tác và phát triển du
lịch giữa Việt Nam và Thái Lan làm nội dung nghiên cứu của luận văn vừa có ý
nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn khá sâu sắc. Thông qua việc khái quát về
những thế mạnh về tiềm năng du lịch Việt Nam, du lịch Thái Lan, luận văn cũng chỉ
rõ cơ sở hợp tác phát triển du lịch hai quốc gia. Từ việc nghiên cứu thực trạng hợp
tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay luận văn cho thấy những
hạn chế trong quá trình hợp tác cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự
phát triển du lịch của “xứ sở chùa Vàng” đối với nền du lịch non trẻ của nước nhà.
Đồng thời, dự báo những triển vọng phát triển về hợp tác du lịch giữa hai nước Việt
Nam và Thái Lan.
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu đề tài là sự đóng góp cho việc xây dựng
cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nói chung
và quan hệ hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan nói riêng. Trong khi đó, ý nghĩa
chính trị của đề tài này là sự đóng góp cho hoạch định đường lối chính sách quan hệ
hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam-Thái Lan trên con đường hợp tác du lịch
của khu vực và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phát triển du lịch của một nước, đặc biệt là vấn đề hợp tác và
phát triển du lịch giữa các nước với nhau,giữa các nước trong cùng một khu vực,
hoặc giữa các khu vực với nhau đã và đang là vấn đề khoa học ngày càng được chú
trọng, nhất là khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia. Hơn nữa, với vị trí địa lý gần gũi, mối quan hệ giữa hai nước được hình thành
từ lâu, hai bên đã sớm nhận thức được tầm quan trọng đối với nhau, do đó, ngày
càng chú trọng đến việc nghiên cứu du lịch. Đã có nhiều công trình, bài báo viết về
ngành du lịch của hai nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu du lịch với tư cách là một
lĩnh vực hợp tác và liên kết ngành giữa hai nước, lại chưa được nhiều người quan
tâm. Bằng chứng là có nhiều bài báo viết về sự hợp tác kinh tế giữa hai nước, nhưng
chỉ chú trọng nhiều đến hợp tác về thương mại và đầu tư, mà ít quan tâm đến hợp
tác, phát triển về du lịch. Đáng chú ý trong số đó là các bài báo sau đây: “Ba mươi
năm quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan”(2006)[4] đăng tải trên Đặc san
3
Báo Đầu tư-Vietnam Invesment Review, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan, Hà Nội; giới thiệu rõ về lịch sử quan hệ hai
nước, điểm qua những dấu mốc hợp tác kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập
quan hệ ngoại giao (1976-2006). Qua đó, nêu lên những thành tựu đã đạt được trong
quá trình hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan trên tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế, văn hóa, ngoại giao, du lịch, giáo dục…. Bài viết cũng chỉ rõ những cơ
hội, thách thức và nguyên nhân hai nước phải đối mặt trong quá trình hợp tác. Hai
nước láng giềng hữu nghị, hợp tác dài lâu và là đối tác tin cậy cùng nhau phát triển.
Bên cạnh đó, cuốn sách“Quan hệ Việt Nam-Thái Lan 1976-2000”
(2007)[14] của Tiến sỹ Hoàng Khắc Nam do NXB Đại học quốc gia Hà Nội xuất
bản đưa ra khái quát chung về mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử,
đồng thời, tập trung nhấn mạnh mối quan hệ hai nước từ 1976-2000 (tính từ khi hai
nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao) trong sự vận động của bối cảnh quốc
tế và khu vực qua các giai đoạn từ 1976-1989, 1989-2000. Thông qua đó phân tích
rõ sự chuyển biến trong mối quan hệ hai bên từ xung đột, đối đầu chuyển sang xu
thế hòa dịu và hợp tác song phương trong xu thế phát triển của thời đại. Một phần
rất nhỏ trong cuốn sách có đề cập đến sự hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan.
Tại Thái Lan các công trình chuyên khảo nghiên cứu về đề tài hợp tác phát
triển du lịch Việt-Thái cũng không nhiều. Học giả Thái Lan nghiên cứu nhiều về đề
tài này là Tiến sĩ Thanyathip Sripana, thuộc Viện nghiên cứu Châu Á của trường
Đại học Chulalongkorn. Những bài viết tiêu biểu nhất là:“Hai mươi năm quan hệ
ngoại giao Thái Lan-Việt Nam: Thái Lan và Việt Nam đã hiểu biết về nhau như thế
nào? (1997)” [25] tác giả nêu khái quát quá trình chuyển đổi quan hệ này từ đối
địch sang mối quan hệ hữu nghị và hợp tác, trong đó cũng đề cập đến hợp tác trong
lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, trong bài viết “25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Thái Lan-Việt Nam”(2002)[26] đã đề cập đến những tiến bộ mới trong việc tăng
cường hiểu biết lẫn nhau và triển vọng hợp tác trong tương lai, trong đó có vấn đề
hợp tác du lịch. Tác giả khẳng định ở cuối bài viết rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa
hai nước đã góp phần đáng kể tạo nên sự thuận lợi và xây dựng lòng tin cho mối
tình hữu nghị và hợp tác của hai nước trong khuôn khổ khu vực Đông Nam Á. Song
4
mối quan hệ hợp tác du lịch hai bên lại được đề cập rõ trong bài viết: “Forging
Thailand-Vietnam Cooperation in Developing Tourism on Route No. 9 and its
Adjacent Areas”(2007)-(Hợp tác phát triển du lịch Thái Lan-Việt Nam trên tuyến
đường số 9 và các khu vực lân cận(2007)[33]. Nữ Tiến sỹ thông qua mối quan hệ
hợp tác phát triển du lịch hai nước Thái Lan-Việt Nam trên tuyến đường số 9 kết
nối 4 quốc gia là Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar; đưa ra cơ sở xây dựng chiến
lược phát triển du lịch của Thái Lan trong tương lai, các chính sách cụ thể để thu
hút những dòng khách du lịch trên tuyến đường này đến Thái Lan. Tác giả cũng
khẳng định sự hợp tác này cần thiết phải đẩy mạnh và các nước nằm trên tuyến
đường số 9 cần phải phối hợp một cách đồng bộ với nhau trong từng chính sách
phát triển du lịch cụ thể.
Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có những bài viết nghiên cứu về vấn đề hợp tác
du lịch giữa hai quốc gia Việt Nam-Thái Lan ở một vài khía cạnh về thực trạng hợp
tác, những vấn đề tồn tại trong quá trình hợp tác du lịch hai quốc gia. Trong đó có
bài viết: “Hợp tác và phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan 2000-2010” (2012) của
Thạc sỹ Hà Lê Huyền đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2012[8].
Bài viết đã nêu lên chiến lược phát triển du lịch cùng với thực trạng trao đổi khách
du lịch giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2000-2010; bài viết nêu rõ
những mặt hạn chế của du lịch Việt Nam trong chặng đường hợp tác cùng du lịch
Thái lan. Qua đó, tác giả bước đầu đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hợp tác du lịch
hai quốc gia.
Thêm một bài viết nữa liên quan đến đề tài này là: “Thúc đẩy hợp tác du lịch
Việt Nam-Thái Lan”(2007) của tác giả Nguyễn Hồng Quang đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/năm 2007[17]. Trong bài viết, tác giả nêu ra những
tiềm năng, thế mạnh tạo điều kiện cho du lịch hai quốc gia ngày một phát triển. Hơn
nữa, tác giả nêu lên những chương trình nổi bật trong quá trình hợp tác phát triển du
lịch hai nước. Bước đầu tìm hiểu về vấn đề du lịch Thái Lan thu hút mạnh mẽ thị
trường khách Việt Nam và ngược lại.
Rõ ràng, nghiên cứu về hợp tác và phát triển du lịch giữa Việt Nam và Thái
Lan chưa được giới học giả trong nước và ngoài nước quan tâm đúng mức. Mặc dù
5
những nghiên cứu đạt được là đáng kể nhưng cũng chưa có một công trình nào tiến
hành nghiên cứu tổng thể quan hệ hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ
sau thời kỳ Đổi mới. Đây là khoảng trống để luận văn đóng góp phần nhỏ bé trong
vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch hai quốc gia trong thực tiễn.
Đóng góp của luận văn là phân tích cụ thể thực trạng hợp tác phát triển du
lịch Việt Nam-Thái Lan từ năm 1990 đến nay. Luận văn cũng tập trung chỉ rõ
những thành tựu đã đạt được, đồng thời nêu ra những tồn tại, hạn chế trong tiến
trình hợp tác phát triển du lịch hai quốc gia dựa trên những tiềm năng du lịch sẵn
có. Đặc biệt, luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch của
Thái Lan mà du lịch Việt Nam cần phải học hỏi. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu ra
triển vọng hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan ngày càng tốt đẹp, nhất là khi hai
quốc gia đang hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm
2015. Với sự kiện này, quan hệ hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan ngày
càng được đẩy mạnh và những thành tựu đạt được trong quá trình hợp tác du lịch
của hai quốc gia có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao vị thế mỗi nước trong khu
vực và quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nêu lên những đặc điểm khái quát chung của du lịch Thái Lan và du lịch
Việt Nam.
- Tìm hiểu tình hình hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay:
những thành tựu đạt được trong quá trình hợp tác du lịch qua các thời kỳ 19901995, 1995-2000 và từ 2000 đến nay. Tập trung vào nghiên cứu làm rõ tình hình
hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay đã đạt những thành
tựu gì. Đồng thời, nêu ra những tồn tại cần khắc phục trong quá trình hợp tác du
lịch và rút ra những bài học từ quá trình hợp tác du lịch Việt-Thái.
- Qua đó, đánh giá về triển vọng của hợp tác phát triển du lịch Việt NamThái Lan và một số giải pháp chính để phát triển du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6
- Đối tượng nghiên cứu hướng đến làm rõ thực trạng vấn đề hợp tác phát
triển du lịch giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan.
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về mặt thời gian của đề tài là từ 1990 đến nay. Mốc mở đầu được
tính từ năm 1990 là do: - Thứ nhất, năm 1990 được xem là dấu mốc quan trọng
đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Thái Lan. Đó là sự chuyển mình từ đối đầu sang xu thế hòa dịu, đối thoại và những
xung đột sâu sắc, căng thẳng xung quanh “vấn đề Campuchia” được xóa bỏ. Điều
này xuất phát từ nhu cầu cải thiện quan hệ đối ngoại của nước ta với các nước trong
khu vực. - Thứ hai, từ khi công cuộc Đổi mới bắt đầu ở nước ta, Đảng và Nhà nước
thực hiện chính sách mở cửa với xu hướng hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và
thế giới, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới, trong đó du lịch
Việt Nam đã thực sự có điều kiện để phát triển với tư cách là một nghành kinh tế.
Trong năm 1990, dưới tác động của các chính sách mới, đặc biệt là Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam bước đầu có hiệu lực và sự đơn giản trong thủ tục xuất
nhập cảnh, trong sự phát triển hệ thống hạ tầng…du lịch Việt Nam tiếp tục có bước
phát triển nhảy vọt. Trong khi đó mốc kết thúc của luận văn là đến nay, tức năm
2015, chỉ là một quy ước có tính tạm thời. Tính đến thời điểm này quan hệ hợp tác
về du lịch giữa hai nước vẫn diễn ra.
Trong khuôn khổ luận văn giới hạn việc trình bày về thực trạng hợp tác phát
triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay. Qua đó nêu ra triển vọng hợp tác
phát triển tốt đẹp và những giải pháp đưa mối quan hệ hợp tác du lịch hai quốc gia
lên tầm cao mới.
Mặc dù đã kỳ vọng rất nhiều khi trình bày quá trình hợp tác phát triển du lịch
Việt Nam-Thái Lan qua nhiều giai đoạn từ 1990 đến nay để luận văn có tính liên tục
và khoa học. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát và nghiên cứu số liệu thuộc về giai
đoạn trước năm 2000 không có nhiều và quá cũ, khó xác định được cụ thể. Do vậy,
phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yêu nhấn mạnh thực trạng hợp tác phát triển
du lịch Việt Nam-Thái Lan giai đoạn từ năm 2000 đến nay, còn giai đoạn từ năm
2000 trở về trước được trình bày ở mức độ khái quát.
7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:
- Khái quát mối quan hệ kinh tế Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến nay vốn là
cơ sở cho mối quan hệ du lịch Việt Nam-Thái Lan.
- Khái quát về du lịch Việt Nam, du lịch Thái Lan, qua đó chỉ ra được những
nét tương đồng về du lịch của cả hai nước và sự cần thiết phải có mối quan hệ hợp
tác về du lịch giữa hai nước.
- Nêu rõ thực trạng tình hình hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ
1990 đến nay.
- Nêu ra những triển vọng trong tương lai của sự hợp tác phát triển du lịch
Việt Nam-Thái Lan và một số đề suất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hơn nữa
mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan trong thời kỳ hội nhập.
6. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp thông tin từ các bài đánh giá hay báo cáo tổng hợp của
các cơ quan, tổ chức như: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Du lịch
Thế giới, Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan…Các sách, các bài viết nghiên cứu về
tìnhhình phát triển và tiềm năng phát triển du lịch khu vực.
- Thống kê số liệu của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, của hướng dẫn viên
tiếng Thái Lan…về thị trường khách Thái Lan đến Việt Nam và khách Việt Nam
đến Thái Lan tại thành phố Hà Nội. Đặc biệt là số liệu từ 8 công ty lữ hành quốc tế
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Các sách, báo chí và internet đề cập nhiều thông tin về các hội nghị giữa
lãnh đạo cấp cao hai nhà nước, giữa các bộ trưởng về hợp tác và phát triển trên các
mặt kinh tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng, văn hóa…
- Các luận văn, khóa luận về hợp tác phát triển du lịch của Thái Lan và khu
vực Đông Nam Á.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng bao gồm:
8
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nghiên cứu các tài liệu, thông tin
liên quan, tư liệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, chuyên
gia trong và ngoài nước về thị trường du lịch Thái Lan, Việt Nam phục vụ cho công
tác nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thông qua các nguồn như: sách, báo,
tạp chí và internet.
-Phương pháp mô tả: Phương pháp này thông qua các cứ liệu cụ thể đã cập
nhật và tìm kiếm được triển khai, mô tả chi tiết.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dựa trên các thông tin, số liệu đã
thu thập làm cơ sở so sánh các đối tượng nghiên cứu với nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên
quan đến thị trường khách Thái Lan đến Việt Nam và ngược lại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này cần dùng nhiều thông
tin khác nhau để tập hợp các thông tin, tài liệu đã thu thập được để phân tích thực
trạng hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan. Đồng thời, đưa ra triển vọng và đề xuất
các giải pháp tăng cường hợp tác phát triển du lịch hai nước.
- Phương pháp lô gic: Phương pháp này thể hiện rõ qua số liệu các năm trong
suốt tiến trình hợp tác phát triển du lịch hai nước kéo dài từ 1990 đến nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Sơ lƣợc về Du lịch Thái Lan, Du lịch Việt Nam và những cơ
sở để hai nƣớc hợp tác phát triển du lịch đề cập đến những nét khái quát nhất về
du lịch hai nước Việt Nam-Thái Lan thông qua chiến lược, mục tiêu phát triển cũng
như tiềm năng để phát triển du lịch của mỗi quốc gia. Đồng thời chỉ rõ những cơ sở
hợp tác phát triển du lịch hai nước dựa trên vị trí địa lý, văn hóa, quan hệ ngoại giao
và đặc biệt là sự hợp tác phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan ngày càng tốt đẹp.
Chƣơng 2: Tình hình hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến
nay khái quát các chương trình hợp tác du lịch Việt Nam-Thái Lan. Qua đó, nêu và
phân tích rõ thực trạng hợp tác, phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan từ 1990 đến
nay, qua các thời kỳ từ 1990-1995, 1995-2000 và từ 2000 đến nay. Bên cạnh đó,
9
luận văn đã đưa ra những bài học kinh nghiệm đúc rút từ những tồn tại, hạn chế
trong quá trình hợp tác phát triển du lịch hai nước.
Chƣơng 3: Triển vọng hợp tác và một số giải pháp chính để phát triển
du lịch Việt Nam-Thái Lan đưa ra triển vọng hợp tác tốt đẹp trong quá trình phát
triển du lịch Việt Nam-Thái Lan. Đồng thời, từ việc xác định rõ những vấn đề còn
tồn tại trong quá trình hợp tác du lịch giữa hai nước, luận văn đã đề ra những giải
pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch hai nước.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiế ng Viêṭ
1. Nguyễn Anh Chương (2013),“Hơ ̣p tác trong liñ h vực Văn hóa giữa Viê ̣t Nam
và Thái Lan từ sau năm 1991”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 8(161)
2. Nguyễn Văn D ùng-Nguyễn Tiế n Lực (2010),“Phát triển du lịch các quốc gia
tiể u vùng sông Mekong mở rô ̣ng”. Du lich
̣ Viê ̣t Nam, số 10/2010, tr. 42-45
3. Trầ n Trí Dũ ng, Lê Thi ̣Phương Anh
(2013),“Đánh giá thi ̣trường du lich
̣
khách quốc tế ”, Tạp chí Du lịch số 1&2, Bô ̣ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tổ ng cu ̣c Du lich
̣
4. Đặc san của Báo Đ ầu tư-Vietnam Invesment Review (2006), kỷ niệm 30
năm ngày thiế t lâ ̣p quan hê ̣ ngoa ̣i giao Viê ̣t Nam
-Thái Lan (6/8/1976-
6/8/2006), “Những mố c lớn trong quan hê ̣ Viê ̣t Nam-Thái Lan”, Hà Nội
5. Minh Hạnh (2008),“Hành lang kinh tế Đông Tây-Liên kết phát triển du lịch”,
Du lịch Việt Nam, số 9/2008
6. Nguyễn Thi ̣Hoàn (2005),“30 năm quan hê ̣ hơ ̣p tác Viê ̣t Nam -Thái Lan”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr. 68-72
7. Nguyễn Huy Hoàng (2010), “Mô ̣t số vấ n đề nổ i bâ ̣t của kinh tế Thái Lan giai
đoa ̣n 2001-2010 và triển vọng ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số
11
(128)
8. Hà Lê Huyền (2012), “Hợp tác và phát triển du lịch Việt Nam-Thái Lan
2000-2010”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2012, tr.76 - 82
9. Phạm Quang Hưng (2007), “Cơ sở quan trọng đẩy nhanh tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Du lịch Việt Nam, số 9/2007
10. Lê Thị Lan Hương (2005), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương
trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên
địa bàn Hà Nội”, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Luận án tiến sĩ
11. Nguyễn Tương Lai (2001), Quan hê ̣ Viê ̣t Nam -Thái Lan trong những năm
90”, Nxb Khoa ho ̣c Xã hô ̣i, Hà Nội
12. Lê Văn Lương (2001),“ Việt Nam và Thái Lan : Tiế n tới mố i quan hê ̣ đố i tác
ổn định, lâu dài trong thế kỷ 21”, Nghiên cứu Quố c tế , tr.3-9
11
13. Hoàng Lê (1998), “Những nhà đầu tư Thailand đang tấn công vào Việt
Nam”, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, số 12 (6/ 1998)
14. Hoàng Khắc Nam (2007), “Quan hệ Việt Nam-Thái Lan 1976 - 2000”, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
15. Nguyễn Thanh, Nguyên-Vũ Linh Chi, (1992), “Du lịch và Năm du lịch
ASEAN 1992”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1992
16. Lê Ngọc Nhuận (1996), “Kinh tế du lịch ASEAN quá khứ, hiện tại và tương
lai”, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/1996
17. Nguyễn Hồ ng Quang (2006), “Ba mươi năm quan hê ̣ Viê ̣t Nam -Thái Lan ”.
Tạp chí Khoa học. Trường Đa ̣i ho ̣c Mở Tp. Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Hồng Quang (2007), “Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam-Thái
Lan”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2007
19. Nguyễn Huy Hoàng (2010), “Một số vấn đề nổi bật của kinh tế Thái Lan giai
đoạn 2001-2010”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 11(128)/2010
20. Số liệu thống kê du lịch của một số công ty du lịch lữ hành quốc tế tại thành phố
Hà Nội: GSO travel, Vietravel, Saigontourist, Huong Giang travel, Công ty du
lịch Sen Vàng, Tre Việt travel, Lạc Việt travel, Saigon tourist, Vietran tour…..
21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Thống kê lượng khách du lịch quốc
tế theo thị trường năm 2009, 2010
22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Thống kê lượng khách du lịch quốc
tế theo thị trường năm 2011, 2012
23. Nguyễn Hoài Thu (2006), “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh
tế quốc tế trong du lịch ở Việt Nam thời gian tới”, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Thương Mại Hà Nội
24. Trần Điệp Thành (2003), “Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tác
động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
25. Thanyathip Sripana,“Hai mươi năm quan hệ ngoại giao Thái Lan-Việt Nam:
Thái Lan và Việt Nam đã hiểu biết về nhau như thế nào?” (1997)
26. Thanyathip Sripana,“25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan-Việt
Nam” (2002)
27. Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010,
tầm nhìn đến 2030
12
28. Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010
29. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án thu hút khách du lịch Thái Lan đến năm
2015
30. Tổng cục Du lịch (2006), Luật du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
31. Tổng cục Du lịch (2008), Báo cáo tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác du
lịch song phương, Hà Nội
32. Tổ ng c ục Thố ng kê Viê ̣t Nam , Kho dữ liệu năm 2004, 2008, 2009, 2010,
2011, 2012, 2013, 2014, 2015
Tiếng Anh
33. Thanyathip Sripana,“Forging Thailand-Vietnam Cooperation in Developing
Tourism on Route No. 9 and its Adjacent Areas”, Institute of Asian Studies,
Chulalongkorn University, 2007.
34. World Tourism Organization: Thailand. The Asia & Pacific Intra - Regional
Outbound Series.
Website
35.
36. />37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
13