Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.84 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHẠM THỊ THANH THỦY

NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH
TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính

Hà Nội - 2009

3


MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt, ký hiệu ................................................................ 2
Danh mục ảnh, bảng biểu ...................................................................... 2
Mở đầu ..................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................
3
.....
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 8


5. Bố cục của luận văn ......................................................................... 12
Chương 1: Tổng quan vè người Việt .................................................... 13
1.1
Định
nghĩa

người
Việt 13
..............................................................
1.2 Phân loại vè người Việt ................................................................. 14
1.3 Tính chất của vè người Việt ........................................................... 20
1.3.1 Tính thời sự ......................................................................... 20
1.3.2 Tính chiến đấu ...................................................................... 23
1.3.3 Tính địa phương ................................................................... 28
1.3.4 Tính hiện thực ...................................................................... 34
Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt 38
2.1 Sử dụng thể thơ
38
.............................................................................
2.1.1 Thể tự do .............................................................................. 40
2.1.2 Thể lục bát ........................................................................... 41
2.1.3 Thể bốn chữ ......................................................................... 43
2.1.4 Thể song thất lục bát ............................................................ 47
2.2 Chơi chữ ......................................................................................... 49
2.2.1 Chơi chữ là gì
49
.......................................................................
2.2.2 Chơi chữ trong Văn học dân gian ........................................ 49
2.3 Sử dụng yếu tố tục ......................................................................... 57


4


2.3.1 Thế nào là yếu tố tục ............................................................
2.3.2 Sử dụng yếu tố tục trong văn học dân gian ..........................
2.4 Sử dụng thủ pháp phóng đại, cường điệu ......................................
2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu .........................
2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian ....
2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von ...................................................
2.5.1 So sánh là gì .........................................................................
2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè
......................................
Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè ..................
3.1 Đi chợ ăn quà .................................................................................
3.1.1 Giới thiệu tác phẩm ..............................................................
3.1.2 Phân tích thủ pháp ................................................................
3.2 Vè chửi Pháp và vua quan ..............................................................
3.2.1 Giới thiệu tác phẩm ..............................................................
3.2.2 Phân tích thủ pháp ................................................................
3.3 Vè nói ngược đời nay .....................................................................
3.3.1 Giới thiệu nhân vật và tác phẩm ...........................................
3.3.2 Phân tích thủ pháp ................................................................

57
58
65
66
66
75
75

75
82
82
82
85
87
87
88
91
91
94
98

Kết luận
...................................................................................................
Tài liệu tham khảo .................................................................................. 101

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học
dân gian người Việt. Bởi thể loại vè đã và đang được các nhà nghiên cứu chú
ý đến nhiều hơn trước. Bên cạnh việc thể hiện thành công các quan hệ tốt đẹp
của con người thì qua vè người đọc, người nghe có thể biết được niềm vui,
nỗi buồn, đắng cay, căm ghét những thế lực hắc ám đã làm cho những đứa trẻ
và thân phận người phụ nữ phải chịu cảnh ở thuê cực khổ. Hơn nữa, vè còn là
vũ khí sắc bén, độc đáo để châm biếm, đả kích, lên án và phê phán những mặt
trái của xã hội đương thời. Với những giá trị ấy, nghệ thuật châm biếm và đả

kích trong vè đã tạo nên những nét riêng so với các thể loại khác (ca dao,
truyện cười, câu đố…) trong văn học dân gian và các thể loại trào phúng khác
trong văn học thành văn.
Tiếng cười trong vè có nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì nhẹ nhàng, mỉa
mai, châm biếm, lúc thì quyết liệt, dữ dội. Ở đề tài này cũng không ngoài mục
đích đi vào nội dung tiếng cười đó để thấy được nét sắc mạnh độc đáo của vè.
Không những vậy, trong xã hội xưa cũng như ngày nay còn tồn tại vô vàn thói
hư tật xấu, những hành động vi phạm đến phong tục, tập quán và đạo đức của
nhân dân. Đấy là những tàn dư của xã hộ cũ cần phải quét sạch. Vè đã góp
tiếng nói của mình làm cho những kẻ có tật phải giật mình và nêu bài học
cảnh tỉnh cho những kẻ khác.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Nghệ thuật châm biếm và đả
kích trong vè người Việt” làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, đây là một đề tài
xưa nay rất ít người để ý nghiên cứu đến và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất
màu mỡ cho những ai tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá.
Ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ đặt cho mình
yêu cầu khám phá, hệ thống hoá một vấn đề, trên cơ sở đó suy nghĩ tập dượt,

6


tìm tòi với hy vọng có thể thêm được một đôi ý kiến nhìn nhận mới cho vè
người Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Kho tàng vè người Việt cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong
việc nghiên cứu văn học dân gian. Nó đã và đang được nhiều nhà khoa học
trực tiếp hay gián tiếp bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Vè có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát. Có thể vè đã manh
nha từ trước nhưng chỉ phát triển thành thể loại lớn từ thế kỷ XVI, đặc biệt là
thế kỷ XVII về sau, đáp ứng nhu cầu bức thiết phản ánh thực tại xã hội một

cách khẩn trương, nhanh gọn và sắc bén. Đại thể vè đã nảy sinh chủ yếu trong
thời kỳ phong kiến, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại ở các thế kỷ XVIII,
XIX, XX. Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới trong văn tự sự dân gian.
Vè xuất hiện để kể chuyện theo cách có vần, có nhịp, cùng với lối kể chuyện
bằng văn xuôi, đáp ứng đầy đủ hơn việc biểu hiện nội dung các vấn đề xã hội
muốn nêu lên. Liên quan đến lịch sử nghiên cứu “Nghệ thuật châm biếm và
đả kích trong vè người Việt” cần xác định khái niệm: Vè là gì?
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều cho rằng: Vè là những bài hát
do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng miệng. Trước đây người ta hay lẫn
lộn vè với ca dao, sự lẫn lộn này là do quá trình sưu tầm nghiên cứu ca dao
hay còn gọi là phong giao đã được sưu tầm nghiên cứu từ lâu còn vè thì mới
gần đây. Mãi đến năm 1964 mới có cuốn Vè Nghệ Tĩnh (hai tập) ra đời. Sưu
tầm đã muộn còn việc nghiên cứu tìm hiểu về nó lại càng ít hơn. Tác giả Việt
Nam văn học sử yếu ông Dương Quảng Hàm chưa nói đến vè mà chỉ cho đó
là những bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành dân gian thường tả
tính tình, phong tục của người bình dân, tức là “thư giao”. Trong Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam, ông Vũ Ngọc Phan cũng không đề cập đến vè mà chỉ
coi vè “là một loại dân ca rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ” [34, tr.678] .

7


Trong Văn học dân gian Việt Nam, giáo trình Đại học Tổng hợp do hai ông
Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên viết vào năm 1962 thì: “Vè là một hình
thức thơ tự sự, kể chuyện trong dân gian” [26, tr.401]. Cũng như các loại hình
thơ tự sự khác, vè sử dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ tình
nhưng chủ yếu là phương thức tự sự. Tác giả những bài vè dân gian thể hiện
cuộc sống qua những tính cách nhân vật, qua cốt truyện. Tuy có xen vào
những đoạn phát biểu ý kiến riêng của tác giả nhưng ngôn ngữ của vè chủ yếu
là ngôn ngữ kể chuyện. Hai ông cho rằng vè có “tính chất thời sự”. Tính chất

địa phương thiên về ghi chép, tường thuật người thực, việc thực, ít chú trọng
đến hư cấu nghệ thuật. Với giáo trình này, vè trở thành một mục (mục VII)
trong phần thứ tư – phần nói về “thơ ca dân gian”. Các tác giả chia vè thành
hai loại chính: vè thế sự và vè lịch sử.
Đến Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, giáo trình của trường Đại học sư
phạm do Hoàng Tiến Tựu viết, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1990 thì vè được
nâng lên thành một phần trong năm phần của tập sách này, nghĩa là đã có chỗ
đứng xứng đáng với thể loại mà nhân dân đã sáng tạo trong quá trình lịch sử.
Hoàng Tiến Tựu cho rằng: vè không phải là một hình thức thơ mà vè là loại
tự sự bằng văn vần được biểu hiện dưới hình thức nói hoặc kể, chủ yếu nhằm
phản ánh kịp thời và cụ thể về những truyện về người thực, việc thực ở từng
địa phương. Vè giống một loại khẩu báo (báo miệng) của nhân dân, rất gần
thể kí trong văn học Việt Nam. Khác với ca dao vè thiên về tính tự sự, thông
báo sự việc, ít tính trữ tình và ít chú ý trau chuốt về hình thức. Đó là những
nét nổi bật của vè, ông cũng chia vè ra làm hai loại là vè thế sự và vè lịch sử.
Trong Hát dặm Nghệ Tĩnh, tập một, ông Nguyễn Đổng Chi cho rằng: vè
vốn có những đặc trưng cơ bản của nó. Trước hết, vè là một loại văn vần kể
chuyện (tự sự) tường thuật sự việc nếu như người ta có dùng vè để thuyết lý
hay sự tình thì cũng thông qua phương pháp kể chuyện. Vè thường cho phép
người ta kể lể rông dài, không trau chuốt câu văn, ít khi đếm xỉa đến niêm

8


luật, vần điệu. Ông nói: Về mặt hình thức, vè còn mang tính thô sơ của một
loại phác thảo, một thứ văn ghi chép sự việc nóng hổi tựa như loại văn phóng
sự. Về tính chất thì vè mang nhiều tính thời sự, tính cụ thể và tính địa phương
hơn ca dao. Như vậy các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã có cái
nhìn tương đồng về vè.
Vè là một loại tự sự bằng văn vần, chú trọng người thật việc thật diễn ra

có tính chất đột xuất trong làng xã ngày xưa về mọi phương diện trong cuộc
sống và những việc lớn vang động đến cả nước. Vè phản ánh và bình luận
những chuyện thời sự địa phương mang tính chất rõ rệt mọi mặt trong cuộc
sống của nhân dân, từ quan hệ đối với thiên nhiên đến các quan hệ xã hội đều
được thể hiện trong vè. Có thể nói vè là một bộ bách khoa toàn thư của nhân
dân trong một vùng, các bộ phận khoa học xã hội và nhân văn của nhân dân ta
trước kia như: văn học, sử học, địa lý, kinh tế, triết học, xã hội học, dân tộc
học... phần lớn được ghi lại trong vè. Vè không những mang đậm tính trữ tình
mà còn mang tính chiến đấu, tính trào phúng, châm biếm, thời sự. Vè phản
ánh đầy đủ nhân sinh quan và thế giới quan của nhân dân ta. Tuy ngôn từ của
vè chưa được trau chuốt, tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật chưa được khắc
họa rõ nét nhưng đứng về mặt tư liệu nghiên cứu tìm hiểu xã hội Việt Nam
trước đây thì vè là kho vô tận. Gây lại không khí của buổi đặt vè, kể vè, nói
vè: cần phải có cái nhìn và phân tích cho thấu đáo về phương diện xuất xứ,
cách kể chuyện cũng như đề tài, thế giới quan của nhân dân qua các bài vè,
mới thấy hết ý nghĩa, nội dung, giá trị nghệ thuật của các bài vè.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý được đăng
trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Văn hoá dân gian, Tạp chí Bách khoa như các
bài viết của Vũ Tố Hảo, Ninh Viết Giao, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Định
Trung…Các bài viết trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của vè như: tính
địa phương, tính tự sự, tính chiến đấu, tính hiện thực, định nghĩa, nguồn gốc
và phân loại vè...

9


Như vậy, khi so sánh với các thể loại khác thì những công trình nghiên
cứu về vè còn khá ít ỏi về số lượng. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
của Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đổng Chi,
Vũ Tố Hảo…nghiên cứu nhiều bình diện của thể loại vè. Dù ở mức độ khác

nhau nhưng đều gợi cho chúng tôi những suy nghĩ quý báu, là chìa khoá để
chúng tôi bước vào công trình nghiên cứu của mình được thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi thực hiện luận văn này chúng tôi cũng gặp không ít khó
khăn. Bởi “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt” là một vấn
đề hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu. Trong khuôn khổ của luận văn
thạc sĩ, trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa những thành quả của những người đi
trước. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp sức mình vào việc
khám phá những vấn đề còn mới trong kho tàng vè người Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Nghệ thuật châm biếm và đả kích
trong vè người Việt”. Tuy vậy, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không
thể khảo sát hết được toàn bộ kho tàng vè người Việt.
Để làm rõ vấn đề “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi chọn bộ sách: Tổng tập văn học dân gian người Việt, gồm 19 tập do
Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá biên soạn trong hai năm
2001 - 2002. Trong 19 tập, chúng tôi tập trung nghiên cứu tập 13 và tập 14.

10


Ảnh Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tập 13: Vè sinh hoạt
Tập 14: Vè chống phong kiến, đế quốc.
Trong hai tập này, chúng tôi chọn 82 tác phẩm có nội dung châm biếm,
đả kích với những tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho từng tiểu loại là:
“Vè đánh bạc”
“Đả kích Trần Lệ Xuân”
“Vè trách vua Tự Đức hai lòng”
“Đi chợ ăn quà”

“Vè nói ngược đời nay”
“Vè thằng nhác”
“Bắc cầu Đồng Bàn”
“Hà thành thất thủ ca”
“Mắc lừa thầy tướng”
Ngoài tập 13 và tập 14, chúng tôi còn tham khảo, sưu tầm thêm một số
bài vè không nằm trong hai tập trên.

11


4. Phương pháp nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu một đề tài luận văn đòi hỏi phải vận dụng nhiều
phương pháp khác nhau thì mới có được cái nhìn trọn vẹn, thấu đáo vấn đề.
Với đề tài “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi sử dụng các phương pháp như: thống kê, hệ thống hoá tài liệu, so
sánh, phân tích, tổng hợp nhằm đạt được mục đích đề ra.
Bảng thống kế tổng quan trong phạm vi nghiên cứu
TT

Tiểu loại

Số bài

Nguồn

Tỷ lệ %

1


Vè trẻ em

31

Tập 13

4,6

2

Vè vui chơi giải trí

23

Tập 13

3,4

3

Vè kể vật kể việc

179 Tập 13

26,8

4

Vè giáo huấn


19

Tập 13

2,8

5

Vè tâm sự

50

Tập 13

7,5

Vè châm biếm những thói hư tật xấu
6

Châm biếm, đả kích phong kiến đế

Tập 13

12,2

82

Tập 14

55


Tập 14

8,2

96

Tập 14

14,3

81

Tập 14

12,1

10 Những người anh hùng

41

Tập 14

6,1

11 Một số sự kiện đáng nhớ

10

Tập 14


1,4

quốc, tay sai và đế quốc Mỹ
7

8

9

Kêu gọi, động viên, khuyên nhủ,
tuyên truyền cách mạng
Tội ác phong kiến đế quốc và đế
quốc Pháp, Mỹ
Những phong trào đấu tranh. Những
trận chiến đấu của quân và dân ta

Tổng số

667

12

100%


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời dẫn
- Các tài liệu tham khảo được chia theo nhóm, mỗi nhóm được sắp xếp theo
vần abc, lấy tên tác giả hoặc theo chữ cái đầu của các cơ quan, tổ chức.

- Các tài liệu cùng tác giả sắp xếp theo thời gian công bố từ trước đến nay.
- Mỗi tài liệu được sắp xếp theo thứ tự: Họ tên tác giả hoặc tên sách, (năm
xuất bản), “tên bài”, tên tài liệu, tên nxb, trang.
Tài liệu báo, tạp chí
1. Phạm Đình Ân (1984), “Đọc sách Tục ngữ, dân ca, cao dao, vè Thanh
Hoá”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số2), tr.49,50.
2. Vũ Bằng (1971), “Cái cười trong tục ngữ, ca dao”, Tạp chí Văn học (số
128), tr.54-71.
3. Tôn Thất Bình (1987), “Xét giá trị nội dung và nghệ thuật của các dị bản
vè Thất thủ kinh đô”, Tạp chí Văn học (số 2), tr.46-56.
4. Chu Xuân Diên (1997), “Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn
học dân gian, Tạp chí Văn học (số 9).
5. Ninh Viết Giao (1974), “Tiếng nói đấu tranh giai cấp trong “vè hào hộ” ở
Nghệ An”, Tạp chí Văn học, H (số 1), tr.70-78.
6. Nguyễn Văn Hầu (1959), “Vè - Định nghĩa, nguồn gốc, phân loại”, Tạp
chí Bách khoa, Sài Gòn (số 69).
7. Vũ Tố Hảo (1977) “Ca và vè, từ đặc trưng đến xếp loại”, Tạp chí Văn học
(số 6), tr.43-48.
8. Vũ Tố Hảo (1983) “Thử xác định ranh giới giữa vè lịch sử và sử ca qua
tác phẩm: Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng”, Tạp chí Văn
học (số 3), tr.103-107, 176.

13


9. Vũ Tố Hảo (1984) “Vè là một thể loại văn học dân gian mang tính chất
tổng hợp”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số 3), tr.57-59.
10. Vũ Tố Hảo (1985) “Thử phân loại vè Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá dân
gian, H (số 1), tr.50-53.
11. Vũ Tố Hảo (1987), “Sơ đồ phác thảo tiến trình của thể loại vè Việt Nam”,

Tạp chí Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.32-35.
12. Vũ Tố Hảo (1990), “Tìm hiểu thêm về truyện Nôm dân gian và mối quan
hệ của nó với thể loại vè”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số 2), tr.64-68.
13. Vũ Tố Hảo (1991), “Tính địa phương, một đặc trưng cơ bản quy định thi
pháp của thể loại vè Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số 3), tr.41.
14. Vũ Tố Hảo (1992), “Tấu - Một bước kế tục của vè trong xã hội xã hội chủ
nghĩa”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số 3), tr.32-37.
15. Vũ Tố Hảo (1992) “Vè - Tính tự sự và cách phản ánh hiện thực”, Tạp chí
Văn hoá dân gian, H (số 4), tr.45-49.
16. Nguyễn Văn Hoàn (1995) “Văn học dân gian Việt Nam, nguồn tài liệu để
nghiên cứu Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá dân gian, H (số 2).
17. Đinh Gia Khánh (1966), “Cần xác định rõ hơn nữa giá trị của vè, một thể
loại văn học dân gian đầy tính chiến đấu”, Tạp chí Văn học, H (số 11),
tr.85-91.
18. Đinh Gia Khánh (1967), “Văn học dân gian ở các địa phương và vai trò
của nghệ nhân dân gian”, Tạp chí Văn học, H (số 1), tr.76-80.
19. Nguyễn Định Trung (1/1997) “Vè nói ngược - Một kiểu đồng dao độc
đáo”, Tạp chí Văn hóa dân gian, tr.80-84.
Tài liệu sách
20. Nguyễn Đổng Chi (1982), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (phần nghiên
cứu), tập 1, Nbx Khxh, H, tr.22 - 26.
21. Nguyễn Cừ (1991), Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn học, H.

14


22. Triêu Dương (2003) “Vấn đề miêu tả nhân vật anh hùng trong vè yêu
nước chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX”, in trong Tổng tập Văn học
dân gian người Việt - Nhận định và tra cứu, tập 19, Nxb Khxh, H, tr.953969.
23. Ninh Viết Giao (1999), Kho tàng vè xứ Nghệ, tập 1, Nxb Nghệ An.

24. Lê Bá Hán (chủ biên), (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục.
25. Lê Anh Hiền (1985), Truyện cười dân gian Việt Nam chọn lọc, Nxb Giáo
dục, H.
26. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Giáo dục, H, tr.400-423.
27. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1973), “Lịch sử văn học Việt Nam Văn học dân gian”, tập 2, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H,
tr.234.
28. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2001), Văn học dân
gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
29. Vũ Ngọc Khánh, Đặng Huy Vận (1967), Vè yêu nước chống đế quốc
Pháp xâm lược, Nxb Văn học, H, tr.7-25.
30. Vũ Ngọc Khánh, Hồ Như Sơn (1970), Vè yêu nước chống đế quốc Pháp
xâm lược, Nxb Văn học, H, tr.11-26.
31. Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia H,
tr.215-256, 355-384.
32. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, H.
33. Huỳnh Lý (1958), Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng, Nxb
Văn hóa, tr.15.
34. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, in lần thứ tám
Nxb Khxh, H.
35. Hoàng Phê (chủ biên), (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

15


36. Tổng tập văn học dân gian người Việt (2006), tập 13, tập 14, Nxb Khxh,
H.
37. Võ Văn Trực, Phan Hồng Giang (2003), “Tìm hiểu vè làng Hậu Luật”, in
trong Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Nhận định và tra cứu, tập

19, Nxb Khxh, H, tr.970-1009.
38. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo
dục.
39. Viện Văn hoá dân gian (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp
nghiên cứu, Nxb Khxh, tr.127-139.
40. Nhiều tác giả (1963), Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian, tập 1,
Nxb Giáo dục, H.
41. Nhiều tác giả (1983), Từ điển Văn học, tập 1, Khxh, H.
Tài liệu luận văn, luận án
42. Phạm Thị Hằng (2003), Cái cười trong ca dao người Việt, luận án tiến sĩ
Ngữ văn, trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
43. Vũ Thị Hảo (1995), Thi pháp thể loại vè, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, bảo vệ
tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
Tài liệu trên internet
44. www.bentre.gov.vn/Văn hoá-Xã hội/Văn học dân gian/vè, tháng 05/2009.
45. www.vi.wikipedia.org/wiki/vè, tháng 05/2009.
46. tháng 05/2009.
47. tháng 11/2009.

16



×