Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.45 KB, 38 trang )

Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình tiếng Việt môn Ngữ Văn THCS tiết ôn tập chiếm một vị trí
không nhỏ, đây là những tiết học vô cùng quan trọng. Về cấu trúc chương trình : thời
lượng dành cho tiết ôn tập, tổng kết được bố trí một cách hợp lí, có hệ thống nhằm tạo
điều kiện cho học sinh nắm được bài theo trình tự trong hệ thống ấy. Cụ thể : ở lớp 6 có
hai tiết ôn tập Tiếng Việt ở cuối chương trình ( Tiết 64 và tiết 139 ) Lớp 7 và lớp 8 đều
có 3 tiết ôn tập Tiếng Việt nhưng tới lớp 9 tổng số tiết ôn tập Tiếng Việt là 11 tiết. Điều
này cho thấy việc tăng dần thời thời lượng ôn tập ở các lớp 6, 7, 8 và tăng ở lớp 9 là một
sự thay đổi lớn của chương trình SGK. Tất cả nhằm giúp cho học sinh có thể thực hiện
tốt việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong một chương trình đã học, nhất là đối với
học sinh lớp 9 chuẩn bị cho các em nắm vững kiến thức để học tiếp chương trình Tiếng
Việt ở trung học phổ thông. Cấu trúc chương trình các tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt như
trên là một lý do khiến giáo viên Ngữ văn thực sự lưu tâm.
Trong những năm đổi mới chương trình sách giáo khoa gần đây, việc dạy tiết ôn
tập, tổng kết thế nào cho tốt chưa được nhiều giáo viên dạy Ngữ văn quan tâm. Đa số
giáo viên rất ngại đăng kí thao giảng, dự giờ vào những tiết ôn tập cuối kì hay tổng kết
cuối năm. Học sinh chưa tích cực trong các tiết ôn tập, tổng kết. Vẫn còn ngại thường
không hay chú ý.
Trong quá trình dạy học, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương
pháp dạy học Tiếng Việt khác nhau, nhưng phương pháp dạy một tiết ôn tập như thế nào
thì rất ít tài liệu đưa ra. Như cuốn “ Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt” do tác giả
Bùi Tất Tươm (chủ biên) đưa ra: “Tuỳ từng dung lượng kiến thức phải ôn tập mà giáo
viên thiết kế việc thực hiện hai phần này: Có thể ôn lí thuyết và làm bài tập lần lượt theo
từng nội dung ôn tập. Có thể cho học sinh ôn lí thuyết trước ở nhà để đến lớp ôn lại dưới
hình thức kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết 15 phút. Hoặc đi ngay vào việc làm bài tập
rồi trong quá trình giải các bài tập nhắc lại lí thuyết”. Hay, cuốn “Một số vấn đề về đổi
mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn” đưa ra phương pháp dạy học
hợp tác chia theo từng nhóm nhỏ rất chung chung, không áp dụng vào tiết nào cụ thể.


Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-1-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt tôi xin mạnh dạn đề
cập đến việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để dạy tốt một bài ôn tập,
tổng kết tiếng Việt cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS trường THCS Tiên
Lãng nói riêng:“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng
kết tiếng Việt ở trương THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết học ôn tập tổng
kết Tiếng Việt giúp học sinh năm chắc một cách có hệ thống kiến thức cụ thể sâu sắc về
Tiếng Việt từ đó biết vận dụng trong nói và viết. Qua đó tự hào thêm yêu tiếng Việt, từ
đó các em có ý thức giữ gìn và phát huy Tiếng Việt.
3. Thời gian, địa điểm
Thời gian: từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014 của năm học 2013 - 2014.
Địa điểm: Trường THCS Tiên Lãng
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Tiếng Việt là phân môn của bộ môn khoa học Ngữ văn, nó có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt, các quy tắc sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp. Mặt khác, ngôn ngữ là một phương tiện để giao tiếp và tư duy nên phân môn
Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà môn học khác không thể có. Đó là
chức năng trang bị cho học sinh một công cụ để nhận thức và một phương tiện để giao
tiếp (tiếp nhận và tạo lập lời nói).
Vì vậy Tiếng Việt là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt trong môn Ngữ Văn nói
riêng và trong các bộ môn khoa học xã hội – nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc
giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc. Chất lượng dạy học tiếng Việt ở trường trung học

cơ sở có quan hệ trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của thế hệ trẻ, trực
tiếp ảnh hưởng tới vận mệnh của tiếng Việt, vận mệnh của văn hoá Việt Nam.
Tiếng Việt có quan hệ khăng khít với các môn học khác trong nhà trường. Học
sinh muốn lĩnh hội tri thức khoa học phải bằng con đường nghe và đọc. Thầy giáo muốn
tổ chức hoạt động, muốn kiểm ta đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông
qua năng lực nói, viết của các em. Có thể nói : không có tiếng Việt sẽ không có bất cứ
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-2-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

một hoạt động nào trong nhà trường của chúng ta- nhà trường của người Việt Nam.
Ngược lại, thông qua việc sử dụng tiếng Việt để học tập bộ môn khoa học khác, những
tri thức, kĩ năng tiếng Việt được củng cố, khắc sâu thêm.
Phân môn Tiếng Việt có quan hệ đặc biệt khăng khít với các văn bản là tác phẩm
văn chương. Các tài liệu học tập tiếng Việt chủ yếu được trích ra từ các tác phẩm văn
chương, một loại tài liệu tập trung tất cả những cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Giờ giảng
văn là môi trường tốt nhất để các em có điều kiện thực hành giao tiếp với yêu cầu chuẩn
mực cao, yêu cầu sáng tạo độc đáo. Mặt khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ nên không
hiểu biết tiếng Việt, không có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, học sinh không thể cảm,
hiểu và phân tích được các tác phẩm văn chương.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, bài ôn tập và tổng kết tiếng Việt là một mắt
xích không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt. Bài ôn tập, tổng kết
tiếng Việt có mục đích ôn tập, hệ thống hoá và hoàn chỉnh các tri thức đã học sau một
học kì, một năm học, một cấp học. Như vậy có thể coi giờ học ôn tập là một giờ củng cố,
khắc sâu kiến thức tiếng Việt lần 2, thông qua đó học sinh tự đánh giá kiến thức của
mình và chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì I+ II và cả năm học, hay tham gia vào các kì thi
khác ( như thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh) mà quan trọng nhất là giúp học sinh có cái

nhìn bao quát về toàn bộ những vấn đề đã học cũng như những mối liên hệ, quan hệ giữa
các vấn đề đó, giúp học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn, nhớ kĩ hơn các tri thức tiếng Việt
đã học từ đó các em vận dụng vào quá trình giao tiếp, thêm hiểu và thêm yêu tiếng mẹ
đẻ hơn.

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-3-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương trình 1: Tổng quan.
1.1. Cơ sở lý luận.
Trong sách lý luận dạy và học có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy
học mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh nào đó phản ánh sự phát triển nhận
thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về bản chất của khái niệm PPDH ở một
thời kỳ khác nhau.
Hiện nay toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới PPDH theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập, theo tôi định nghĩa sau được
xem là phù hợp: " Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong chỉ
đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy
học."
Trong tiến trình một tiết dạy thì nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng
gắn bó với nhau mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp
không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn
phát triển kĩ năng này học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự
hướng dẫn của thầy (cô). Các kiến thức về ngôn ngữ văn học, văn hóa xã hội có thể
được tiếp thu qua lời giảng, học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm lĩnh

chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy những tư tưởng tình cảm
nhân cách tốt đẹp có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện, thông qua
thực tế ( học đi đôi với hành, lí thuyết gắn với bài tập luyện tập). Đó là những lí do cắt
nghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới. Phương pháp tích cực hóa hoạt động của
người học: lấy học sinh làm trung tâm trong đó giáo viên là người tổ chức hoạt động của
học sinh, mỗi học sinh đều được tham gia hoạt động, đều được bộc lộ mình và phát triển
rèn luyện...
Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức
của người học.
- Tích cực hóa trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập.
Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú đúng là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-4-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

là hai yếu tố tâm lý mang tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại phong cách học tập tích cực độc lập
sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú bồi dưỡng động cơ học tập.
- Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu : Hăng hái trả lời các câu hỏi
của giáo viên( GV), bổ sung các câu hỏi của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước
vấn đề đề ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích căn kẽ những vấn đề chưa rõ, chủ động
vận dụng kiến thức kỹ năng đòi hỏi để nhận thức vấn đề mới. Tập chung chú ý vào
những vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành bài tập, không nản trước những tình huống
khó khăn.
- Tính tích cực học tập đạt được những cấp độ từ thấp đến cao:
+ Bắt trước gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy của bạn.
+ Tìm tòi động lập suy nghĩ giải quyết vấn đề nêu tìm kiếm những cách giải quyết

khác nhau về một vấn đề.
+ Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc lập, hữu hiệu.
Hướng dạy và học tích cực
- Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy
học (PPDH) truyền thống. Trong hệ thống các PPDH quen thuộc chỉ rõ : Về mặt nhận
thức thì các phương pháp thực hành là tích cực hơn các phương pháp trực quan, phương
pháp trực quan thì tích cực hơn phương pháp dùng lời.
- Nhóm phương pháp dùng lời thì lời (của thầy, của trò, của sách) đóng vai trò là
nguồn " tri thức chủ yếu " đặc biệt quan trọng là lời của thầy. Trong các phương pháp
dùng lời, ngay cả phương pháp tập chung vào cho GV như thuyết trình trần thuật, giảng
giải, bình luận vẫn rất cần thiết. Các phương pháp vấn đáp làm việc với sách ... đều có
nhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực của người học.
- Trong nhóm các phương tiện trực quan thì phương tiện trực quan được sử dụng
như là " nguồn " chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của thầy đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn tri giác các tài liệu trực quan ( biểu mẫu tranh ảnh, băng hình ...)
- Trong nhóm thực hành, học sinh trực tiếp thao tác trên các đối tượng thực hành
( vấn đề khía cạnh, vấn đề bài tập ...)
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-5-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

+ Các phương pháp tích cực được phát triển ở trường phổ thông :
- Vấn đáp, tìm tòi.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
+ Đặc trưng của phương pháp tích cực:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.

- Chú trong rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể với phối hợp học tập hợp tác.
- Kết hợp sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Nghị quyết TW 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ " đổi mới phương pháp dạy
học ở tất cả các cấp học bậc học " Nghị quyết TW2 khóaVII ( 12-1996) nhận định: "
Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính tích cưc,
chủ động sáng tạo của người học"
Trong những năm gần đây các trường THCS đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy
tốt áp dụng một số phương tiện dạy học hiện đại như dạy học ứng dụng công nghệ thông
tin, phát huy được tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh trí thức của học sinh. Tuy nhiên
vẵn còn không ít trường hợp dạy theo phương pháp thầy đọc trò chép hoặc giảng giải
xen kẽ vấn đáp. Đứng trước một tiết ôn tập giáo viên ngữ văn thường hay mắc phải sai
sót về thời gian cho tiết học tức là chưa xác định được thời gian dành cho lý thuyết và
vận dụng cho học sinh thực hành là bao nhiêu. Trong khi đó thời gian thì hạn hẹp, kết
quả là học sinh chỉ học một cách thụ động như vậy đi ngược với phương pháp đổi mới
dạy học hiện nay. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy:
- Học sinh vẫn quen lối học thụ động ( nhất là đối với học sinh lớp 6 ), gây khó
khăn cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp mới vào bài dạy.
- Đối với tiết ôn tập, tổng kết, giáo viên chưa áp dụng được nhiều phương pháp
dạy học có sáng tạo, linh hoạt, kích thích để các em phát triển tư duy và ngôn ngữ trau
rồi vốn tiếng Việt.
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-6-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.


Vậy làm thế nào để có một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt đạt hiệu quả? Tôi xin
được mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp
vào việc xây dựng phương pháp dạy học tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt ở trương THCS
sao cho có hiệu quả.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng.
Trong thời gian trước đây và những năm gần đây. Việc dạy tiết ôn tập, tổng kết tiếng
Việt làm thế nào cho tốt cũng không được nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn quan tâm. Bởi
lẽ tiết ôn tập, tổng kết là tiết dạy khó, cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ
cho việc soạn giảng. Khi dạy tiết này giáo viên phải nắm vững kiến thức và truyền đạt
một cách có hệ thống, mang tính khái quát cao. Đồng thời trong giờ học không khí học
tập của học sinh các giờ ôn tập thường kém sôi nổi hơn so với các giờ học kiến thức
mới. Vì vậy đa số giáo viên rất ngại đăng kí thao giảng, dự giờ vào những tiết ôn tập hay
tổng kết cuối kì, cuối năm.
Hiện nay, việc thực hiện chương trình sách giáo khoa còn có những hạn chế, đó là
do cấu trúc của tiết ôn tập tiếng Việt hoặc tổng kết tiếng Việt thường rất sơ lược, chỉ có
hệ thống sơ đồ các đơn vị kiến thức đã học, như các bài ôn tập tiếng việt 6, 7, 8.
Ví dụ : Lớp 6 : Ôn tập tiếng Việt
1.

Nghĩa của từ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cấu tạo từ

2.


Từ đơn

Từ phức

Từ ghép
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

Từ láy
-7-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Hoặc tách ra thành hai phần rõ rệt: Phần lý thuyết trước, thực hành sau.
Khi soạn giảng, giáo viên thường căn cứ vào định hướng của SGK và sách giáo
viên để dạy. Thường thì giáo viên hay cho học sinh ôn và hệ thống hết toàn bộ lý thuyết
có trong SGK rồi mới cho học sinh làm bài tập thực hành. Việc tách rời giữa lý thuyết và
thực hành như vậy thường khiến cho các giờ học sa đà vào việc ôn tập củng cố lý thuyết
nhiều hơn là làm bài tập thực hành. Điều này dẫn tới việc học sinh thụ động nắm bài,
không tích cực trong giờ ôn luyện và kết quả là nhiều học sinh hiểu và nắm kiến thức
theo kiểu học vẹt, không sâu.
Mặt khác, giờ ôn tập thường vào cuối kì hoặc cuối năm nên việc chuẩn bị giờ ôn
tập còn chưa chu đáo. Đứng trước một tiết ôn tập, giáo viên ngữ văn thường hay mắc
sai sót về thời gian cho tiết học, tức là chưa định lượng được thời gian dành cho lý
thuyết và vận dụng vào thực hành là bao nhiêu. Trong khi đó thời gian thì hạn hẹp, kết
quả là học sinh học một cách thụ động. Như vậy đi ngược với phương pháp đổi mới hiện
nay.
Giáo viên chưa chú ý đến việc soạn giảng, thường là kẻ bảng hệ thống khái niệm
rồi lấy ví dụ, đây là cách học đã trở thành đường mòn trong giờ ôn tập và gần như thầy
làm phần khó học sinh làm phần dễ. Một số giáo viên chưa áp dụng nhiều giờ học với

phương pháp dạy học có sáng tạo, linh hoạt kích thích để các em phát triển tư duy và
ngôn ngữ để trau dồi vốn tiếng Việt. Như vậy, tiết học không đạt hiệu quả, giáo viên
không bao quát được đối tượng học sinh nhất là học sinh thường hay quên kiến thức, mà
kiến thức ôn tập lại nằm ngay trong những tiết học hàng ngày của các em nên trong giờ
ôn tập thường thầy hỏi, trò còn phải tìm lại kiến thức. Vì vậy vẫn còn nhiều học sinh viết
sai lỗi chính tả, diễn đạt không chuẩn trong nói, viết.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học của một tiết ôn tập,
tổng kết là về phía học sinh. Nhất là với học sinh trường THCS Tiên Lãng trừ một số ít
học sinh khá, giỏi và những em có ý thức học tập tương đối tốt thì phần lớn học sinh còn
lười học, chuẩn bị bài qua loa, hình thức, gây trở ngại lớn tới việc ôn tập. Vì vậy, lớp học
không thể tích cực chủ động tham gia vào giờ học dẫn tới kết quả học tập trên lớp chưa
cao. Đồng thời trong giờ học tiếng Việt cũng có một phần kiến thức của các văn bản nên
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-8-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

giáo viên còn phải giúp cho học sinh tìm hiểu để thấy cái hay, cái đẹp trong cảm thụ văn
chương. Ngược lại, học tốt phần văn học cũng giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng
để học tốt phần Tiếng Việt. Vì vậy, các giờ học tiếng Việt đặc biệt là các tiết ôn tập, tổng
kết tiếng Việt chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng thực hành, hiểu và vận dụng tốt
những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Quy trình dạy một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt
Từ trước tới nay, dạy bài ôn tập Tiếng Việt thường có hai cách: cách 1 - đi từ lí
thuyết đến bài tập củng cố; cách 2 - đi từ hệ thống bài tập đến củng cố lí thuyết. Vì vậy
nhiều giáo viên dạy bài ôn tập theo quy trình sách giáo khoa (tức là đi từ lí thuyết đến
bài tập củng cố hoặc ngược lại). Qua nghiên cứu nội dung bài ôn tập, tổng kết chúng tôi

thấy: việc thực hiện phương pháp dạy bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt hợp lí hơn và thu
được kết quả cao hơn không phải là thực hiệc cách 1 hay cách 2 mà là sử dụng linh hoạt
cả hai cách trong một tiết dạy. Tuy nhiên, tiến hành bài dạy này như thế nào? Phương
pháp cụ thể ra sao tuỳ thuộc vào khả năng của từng người. Mục đích cuối cùng của giáo
viên phải đạt được là: củng cố khắc sâu kiến thức bài học cũ, chuẩn bị tâm thế cho học
sinh làm bài kiểm tra và thi học kì đạt kết quả tốt, để từ đó các em có ý thức sử dụng
tiếng Việt. Từ thực tế giảng dạy các tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt của các khối lớp
trong năm qua, tôi đã đúc rút được vài kinh nghiệm cho giờ dạy như sau:
Trước hết, theo tôi để dạy tốt một tiết ôn tập Tiếng Việt theo phương pháp dạy học
tích cực thì giáo viên phải xác định được mục tiêu, yêu cầu cơ bản của bài dạy là gì?
(Giúp HS hệ thống hoá một số nội dung kiến thức đã học rèn cho học sinh các kĩ năng
tổng hợp về sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết, tích hợp các kiến thức của cả 3 phân môn
Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn).
Để đạt được những mục tiêu trên, GV có thể thực hiện theo quy trình sau :
- Quy trình dạy
+ Kiểm tra bài cũ:
Để khép kín quá trình dạy học từ đó mà có sự điều khiển tối ưu quá trình dạy học,
việc kiểm tra bài cũ về nguyên tắc, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi giờ
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

-9-


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

học trên lớp. Nó được xem là một bước của quá trình tiến hành một giờ học. Song, do
tính chất của bài ôn tập, tổng kết khác bài lí thuyết cho nên khi dạy bài ôn tập, tổng kết,
không nhất thiết phải tách phần kỉêm tra bài cũ thành một bước riêng. Việc kiểm tra bài
cũ nên lồng vào quá trình thực hiện nội dung ôn tập, tổng kết , làm như vậy vừa tiết
kiệm được thời gian, vừa phù hợp với nội dung kiểu bài, vừa không gây cho học sinh

cảm giác nhàm chán. Bởi vì trong quá trình thực hiện nội dung bài ôn tập, tổng kết thầy
và trò phải nhớ lại, nhắc lại những tri thức tiếng Việt đã học. Nếu tách việc kiểm tra bài
cũ thành một bước riêng thì chỉ nên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
+ Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy
* Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy theo quy trình ôn – luyện của SGK. Gồm
hai công đoạn lớn theo trình tự ôn luyện. Nội dung yêu cầu, cách thức thực hiện từng
công đoạn như sau :
Công đoạn 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập lí thuyết
Mục đích của công đoạn này là ôn để luyện, đối với kiểu bài ôn tập, tổng kết,
công đoạn này chính là công đoạn trọng tâm của giờ học. Thầy phải củng cố, hệ thống
hoá, nâng cao những tri thức lí thuyết đã học trong cả một kì, năm học, cấp học. Vì thế,
công đoạn này phải dành nhiều thì giờ hơn, thầy trò phải mất công sức hơn.
Về cách làm thì điều quan trọng nhất là thầy phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị
trước ở nhà các câu hỏi ôn tập. Cho chuẩn bị trước để học sinh có thể chủ động tham
gia vào tiết ôn tập, tổng kết và để rút ngắn thời gian ôn tập, tổng kết. Khi ôn tập giáo
viên sử dụng các trò chơi như: ô chữ, “chiếc nón kì diệu” hay “ai là triệu phú”... để thu
hút học sinh vào bài học. Sau mỗi câu trả lời, học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung,
chuẩn kiến thức. Học sinh chỉ cần nghe, không cần ghi chép.
Về cách thức tổ chức cho học sinh ôn tập, tổng kết : Thầy vừa phải hướng dẫn học
sinh ôn tập, tổng kết, vừa phải ghi bảng, vừa phải hướng dẫn học sinh ghi vở sao cho,
khi kết thúc giờ học, học sinh phải có một bảng hệ thống hoá những tri thức lí thuyết đã
học trong cả một kì học, năm học để làm tài liệu học ở nhà. (Nếu khi học bài lí thuyết,
học sinh học bài ở nhà theo SGK là chính thì khi học bài ôn tập, tổng kết học sinh học
theo vở ghi là chính).
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 10 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.


Công đoạn 2 Tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành
Nếu như công đoạn trên ôn để luyện thì công đoạn này luyện để ôn và để hình
thành kĩ năng. Qua luyện tập thực hành, tri thức về tiếng Việt của học sinh được củng
cố, khắc sâu. Đồng thời, qua luyện tập thực hành, luyện cho các em vận dụng những quy
tắc ngữ pháp vào lời nói để tạo ra văn bản phục vụ cho mục đích giao tiếp.
Đối với bài ôn tập, tổng kết, công đoạn này là trọng tâm của giờ học. Do vậy, nó
chiếm gần hết thời gian của tiết học (ít nhất phải dành cho công đoạn này 2/3 thời gian).
Về cách thức cho học sinh luyện tập thực hành thì có thể làm như đối với việc tổ chức
cho học sinh khi luyện tập thực hành lí thuyết. Bởi vì hệ thống bài tập ở mục “ luyện
tập” của bài ôn tập, tổng kết cũng giống như hệ thống bài tập ở mục “ luyện tập” của bài
lí thuyết- gồm các dạng bài : nhận biết - thông hiểu- vận dụng.
Điều cần nói ở thêm ở đây là việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn học sinh làm loại
bài tập sáng tạo hoàn toàn. Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này đạt kết quả tốt, giáo
viên cần chú ý thêm một số điểm sau đây ;
- Về vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh làm loại bài tập sáng tạo
hoàn toàn.
- Về tính chất, yêu cầu của bài tập sáng tạo hoàn toàn.
- Về sự tiến bộ và hứng thú học tập của học sinh.
- Về phương pháp tổ chức, chỉ đạo.
+ Thứ nhất là cần tạo ra tình huống, môi trường thuận lợi làm cho các em thấy
mình cần phải nói, phải viết và có thể nói, viết một cái gì đó.
+ Thứ hai là cần động viên, khích lệ học sinh một cách đúng mức.
Ví dụ: Tiết 125- Ôn tập Tiếng Việt ( lớp 7 kì II).
Công đoạn 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập lí thuyết những kiến thức cơ bản về
các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
- GV yêu cầu học sinh nhớ tên các kiểu câu đơn và dấu câu đã học và trình bày lại
trên sơ đồ trống.
1. Các kiểu câu đơn đã học


Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 11 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

2. Các dấu câu đã học

- Căn cứ trên sơ đồ về các kiểu câu đơn, các dấu câu trong SGK,
yêu cầu học sinh nêu định nghĩa và vai trò, tác dụng của các kiểu câu đơn và các
dấu câu, lấy ví dụ minh hoạ.
Công đoạn 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành
GV chọn hoặc soạn một số bài tập ở mức độ nhận diện, thông hiểu, vận dụng để
học sinh hoàn thiện câu và dấu câu cho học sinh làm bài và chữa mẫu trên lớp.
Ví dụ: dạy phần 1: Các kiểu câu đơn đã học. Giáo viên có thể đưa ra bài tập:
Bài tập 1 : Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu đơn bình thường, câu nào là
câu đặc biệt?
“Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên
được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ...Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì
mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.”
(Kim Lân, Làng)
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS lên bảng làm bài.
- HS cùng GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu có) về nội dung và hình thức bài
làm của HS.
- GV ngợi khen, cho điểm (nếu bài làm của học sinh đúng, thể hiện sự cố gắng) để
khuyến khích học sinh.

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng


- 12 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

( Câu đơn bình thường : “Trống ngực ông lão đập thình thịch.”; câu đặc biệt :
“Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.” và “Tiếng mụ chủ...”)
Bài tập 2 : Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu (chủ đề tự chọn ). Trong đoạn, có sử dụng
câu đơn bình thường và câu đặc biệt. (Gạch chân dưới câu đơn bình thường và câu đặc
biệt)
- GV cho học sinh hoạt động cá nhân => HS cùng GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa
(nếu có) về nội dung và hình thức bài viết của HS.
- GV đọc thêm một vài bài viết ở dưới lớp của học sinh.
- GV chiếu một đoạn văn để học sinh tham khảo.
Buổi sáng tháng năm mùa hè thật đẹp. Vầng mặt trời đỏ rực nhô lên, chiếu những
tia nắng đầu tiên lên mọi cảnh vật. Cánh đồng như bừng lên sau một đêm ngủ say. Ánh
nắng ban mai làm cho đồng lúa ánh lên màu vàng óng ả. Bầu trời sáng, trong xanh, cao
thăm thẳm, không một chút gợn mây. Ôi, quê hương! Hai tiếng thân thương ấy mãi mãi
trong trái tim tôi.
* Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy ôn tập, tổng kết Tiếng Việt theo quy trình:
luyện - ôn – luyện.
- Quy trình này gồm 3 công đoạn:
Công đoạn 1: Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng.
Công đoạn 2: Ôn luyện ở mức cao hơn.
Công đoạn 3: Luyện ở mức cao hơn để khắc sâu tri thức lí thuyết và củng cố kĩ
năng.
Theo quy trình trên, thầy tổ chức chỉ đạo học sinh luyện tập ngay từ đầu giờ học
để qua việc làm bài tập học sinh nhớ lại các tri thức lí thuyết đã học. Sau khi học sinh
làm bài tập thầy giáo hướng dẫn các em củng cố, hệ thống hoá, nâng cao tri thức lí

thuyết cũ bằng những câu hỏi. Thầy nêu câu hỏi, học sinh trả lời. Thầy bổ sung thêm
một số ý mới cần thiết mà chưa đề cập được khi giảng cho vấn đề được hoàn chỉnh rồi
giúp học sinh lập bảng hệ thống để các em có cái nhìn tổng thể, khái quát những tri thức
lí thuyết đã học. Sau đó, thầy lại tiếp tục tổ chức cho học sinh luyện tập nhưng ở mức độ

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 13 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

cao hơn công đoạn 1. Bài tập dùng cho học sinh luyện tập ở công đoạn 3 phải khó hơn,
toàn diện hơn (chủ yếu là bài sáng tạo hoàn toàn).
Quy trình này có ưu điểm là tiết kiệm tời gian, dành được nhiều thời gian cho thực
hành luyện tập, giờ học sinh động, những chỗ yếu về lí thuyết của học sinh được bộc lộ
rõ nét.
Ví dụ: Tiết 68 - Ôn tập Tiếng Việt ( lớp 9 kì I).
1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy
* GV hướng dẫn học sinh ôn lại các phương châm hội thoại:

Công đoạn 1 : Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng.
- GV sử dụng một số tình huống giao tiếp để dẫn vào bài hoặc đưa một số câu ca
dao, tục ngữ thể hiện các phương châm hội thoại để học sinh phát hiện nhập tâm nội
dung bài ôn tập. Cụ thể :
+ Gv treo bảng phụ (hoặc máy chiếu): Ví dụ :
Ví dụ 1: Truyện thứ nhất.
Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn ra cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh:
- Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
Ví dụ 2: Truyện thứ 2.
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ TP Hồ Chí Minh tới Pa-ri bay hết bao lâu?
Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:
- Một phút nhé!
- Xin cảm ơn – bà già đáp và đi ra.
Ví dụ 3: Truyện thứ 3
NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI.
Một lão chủ dặn anh đầy tớ :

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 14 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

- Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao. Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có
đầu có đuôi, nghe chưa!
Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ chợt chắp tay,
thưa :
- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu…
- Nghĩa là làm sao?
- Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người
Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta. Ông
mua the về may áo. Hôm nay ông mặc áo vào, rồi ông ngồi hút thuốc.
- Thế thì sao?
- Vâng con xin nói ngay đây ạ : Tàn thuốc rơi vào áo ông. áo ông đang cháy đấy

ạ!
Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Ví dụ 4:
“ Hỏi tên rằng : Mã giám Sinh”
Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần”.
? Yêu cầu học sinh đọc ví dụ?
+ Gợi dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
? Phân tích các phương châm hội thoại đã không được tuân thủ trong các ví dụ
trên?
- Câu chuyện thứ nhất người nói đã vi phạm phương châm quan hệ.
- Câu chuyện thứ hai người nói đã vi phạm phương châm về lượng.
- Câu chuyện thứ ba người nói đã vi phạm phương châm cách thức.
- Ví dụ 4 : Mã Giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự, phương châm về chất.
Công đoạn 2 : Ôn luyện ở mức cao hơn.
+ Từ 4 ví dụ trên, GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
? Khi giao tiếp chúng ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại nào?

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 15 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

( Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm
cách thức, phương châm lịch sự.)
+ GV yêu cầu học sinh lên bảng điền các phương châm hội thoại đã học vào sơ đồ
trống. Học sinh dưới lớp sơ đồ hoá các phương châm hội thoại đã học vào vở.
Các phương châm hội thoại


Phương
châm
về
lượng

Phương
châm
về
chất

Phương
châm
quan
hệ

Phương
châm
cách
thức

Phương
châm
lịch
sự

+ Căn cứ trên sơ đồ về các phương châm hội thoại, giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại này.
- Nói phải có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của một cuộc
giao tiếp không thừa, không thiếu (phương châm về lượng).

- Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác
thực (phương châm về chất).
- Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
- Cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).
+ Giáo viên lưu ý học sinh để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải
làm gì? (Phải nắm chắc được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: mục đích, không
gian và thời gian giao tiếp, trạng thái tâm lí, sức khoẻ, công việc, vốn hiểu biết, văn hoá
của người nghe).
? Phương châm hội thoại có phải là căn cứ chung bắt buộc trong mọi tình huống giao
tiếp không? Vì sao?
( Phương châm hội thoại là yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những qui
định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. Do đó, có những trường hợp trong đó
một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ).
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 16 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

? Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại ?
Đó là do:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp.
- Phải ưu tiên cho phương châm hội thoại quan trọng hơn.
- Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Công đoạn 3: Luyện ở mức cao hơn để khắc sâu tri thức lí thuyết và củng cố kĩ
năng.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết một tình huống vi phương châm hội thoại và phân
tích để khắc sâu kiến thức và chuyển sang hoạt động thứ 2.
Ví dụ:

Ông A và ông B cùng họp ở một hội nghị. Ông A hỏi ông B :
- Bác làm việc ở đâu ạ?
Ông B trả lời :
- Tôi làm việc ở đây.
Sau đó phân tích được : câu trả lời của ông B vi phạm phương châm về lượng vì
đã không đáp ứng được yêu cầu mà ông A muốn biết : đó là : tên cơ quan, công ty…nơi
mà hằng ngày ông B vẫn làm việc.
2.2.2. Các phương pháp tích cực sử dụng trong một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt
I. Phương pháp học hợp tác ( Thảo luận nhóm và tranh luận )
Tùy tường bài ôn tập cụ thể và yêu cầu cuả vấn đề học tập giáo viên có thể phân
nhóm, chuẩn bị nội dung câu hỏi cũng như bài tập cho từng nhóm . Các nhóm tự bầu ra
nhóm trưởng , trong nhóm nhỏ mỗi thành viên thực hiện một công việc, mỗi thành viên
đều được hoạt động tích cực, không ỷ lại vào một người năng động nổi trội hơn. Các
thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm
khác. Kết quả thảo luận của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Để
trình bày kết quả của nhóm trước lớp có thể bằng hình thức báo cáo, hình thức báo cáo
cũng rất đa dạng: có thể báo cáo trước GV, có thể báo cáo trước lớp, báo cáo bằng giấy,
bảng phụ, bảng chính.
Ví dụ 1: Tiết 40- Tổng kết từ vựng (Lớp 9).
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 17 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Tiết ôn tập thứ nhất có 4 phần: Từ đơn, từ phức – Thành ngữ - Nghĩa của từ – Từ
nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm ,
mỗi tổ 1 nhóm, mỗi nhóm một phần kiến thức. Trước hết, yêu cầu học sinh các nhóm
làm bài tập rồi từ bài tập rút ra khái niệm chung của mỗi phần. Giáo viên phát cho mỗi

nhóm một bảng phụ nhỏ để ghi kết quả thảo luận vào đó, trong thời gian 10-12 phút các
nhóm treo kết quả lên trên bảng chính. Các nhóm khác nhận xét, sửa lỗi cho các nhóm
nếu sai. Như vậy tiết ôn tập mất rất ít thời gian, thời gian còn lại giáo viên có thể đưa
thêm một số bài tập củng cố, bài tập nâng cao kiến thức và rèn cho học sinh kĩ năng viết
đoạn theo nội dung vừa ôn tập tổng kết.
Với phương pháp làm việc theo nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ
các suy nghĩ, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng
cách nêu suy nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề
nêu ra, tự thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Giờ ôn tập trở thành quá trình học hỏi
lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp cận thụ động từ giáo viên. Phương pháp này giúp học
sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì các em được tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảm
thấy hào hứng khi đạt được thành công chung của tổ, của lớp khi có phần đóng góp của
mình.
II. Các hoạt động giống trò chơi:
Thường tiết ôn tập bao giờ kiến thức cũng nặng, giờ học rất trầm, nhưng nếu giáo
viên biết cách tổ chức hoạt động dạy cho phù hợp thì vẫn gây được không khí hào hứng
như các giờ dạy kiến thức mới. Có thể trong giờ học GV tổ chức chơi các trò chơi, tổ
chức thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau, đôi khi có cả phần thưởng nho nhỏ để tạo hứng
thú cho giờ học.Tuy nhiên việc áp dụng cũng phải linh hoạt theo từng bài, không nên
gượng ép.
1. Trò chơi tiếp sức
Khi dạy các bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt chúng ta có thể tổ chức trò chơi “tiếp
sức” bằng cách :
- GV chia nhóm và công bố thể lệ, cách thức trò chơi.

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 18 -



Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

- Lần lượt gọi học sinh trong nhóm trả lời. Nhóm nào trả lời tiếp sức đúng thì đạt
điểm tối đa, nhóm nào không tiếp sức được đổi cho nhóm khác và bị trừ điểm.
Đây là tiết ôn tập Tiếng Việt cuối cùng của cả năm, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I. Vì vậy, GV có thể tổ chức một trò chơi thi tiếp sức vui
nhộn, giúp các em hệ thống toàn bộ kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. GV
chia cả lớp thành 2 đội chơi, mỗi dãy bàn là một đội, mỗi đội chọn ra một trọng tài quan
sát nhóm kia trong khi thi. GV sẽ cùng với học sinh là giám khảo đánh giá kết quả của
từng đội chơi. Lưu ý khi chơi học sinh phải giữ trật tự, tránh chen lấn, cãi nhau gây ồn
ào quá làm ảnh hưởng các lớp khác.
Luật thi và câu hỏi như sau:
? Hãy viết tên các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm lên bảng.
- Đội nào viết được nhiều và chính xác sẽ giành chiến thắng, thời gian là 1 phút.
- Mỗi học sinh chỉ được lên viết 1 lần, ai viết xong về đến chỗ thì người tiếp theo
mới được lên, phải viết đúng phần bảng của đội mình.
Sau khi đánh giá động viên về kết quả từng đội, GV sẽ nhấn mạnh đó là những
kiến thức quan trọng về phần Tiếng Việt mà các em phải ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm
tra cuối kì đạt kết quả tốt, đồng thời đó cũng là đơn vị kiến thức cơ bản nhất mà chúng ta
thường sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, các em phải nắm vững để vận dụng
vào nói, viết được đúng, được hay. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của một giờ dạy
Tiếng Việt cần hướng tới.
Ví dụ khi dạy tiết 40: Tổng kết từ vựng (lớp 9)
Dạy Phần : I. Từ đơn và từ phức
Bài tập. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cổ
cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Từ ghép
------------------------------


Từ láy
--------------------------------

------------------------------

---------------------------------

----------------------------

--------------------------------

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 19 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Ví dụ khi dạy phần IV. Biệt ngữ xã hội -Tiết 40: Tổng kết từ vựng (lớp 9)
? Liệt kê mười từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
( Ngỗng, gậy, trúng tủ, cọp, quay phim…)
Ví dụ khi dạy phần I. Từ tượng thanh, từ tượng hình-Tiết 54: Tổng kết từ vựng
(lớp 9)
? Tìm mười năm tên loài vật là từ tượng thanh?
( tu hú, mèo, nghé, bò, bìm bịp, cuốc…)
2. Trò chơi “chiếc nón kì diệu”
Khi dạy các bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt chúng ta có thể tổ chức trò chơi “chiếc
nón kì diệu” bằng cách :
- GV chuẩn bị tấm bìa cát tông hình tròn có vạch các ô (mỗi ô có ghi các đơn vị
kiến thức tiếng Việt cần ôn tập ) giống “chiếc nón kì diệu” trên truyền hình

- GV công bố thể lệ, cách thức trò chơi : học sinh quay vào đơn vị kiến thức nào
thì trả lời đơn vị kiến thức đó. Trả lời đúng giáo viên cho điểm thưởng.
Ví dụ: dạy phần II. Một số phép tu từ từ vựng-Tiết 54: Tổng kết từ vựng (lớp 9)

So sánh

Nhân hoá
Ẩn dụ

Hoán dụ
Nói giảm, nói tránh
Nói quá
III. Kết hợp phương pháp học hợp tác với các hình thức giống trò chơi

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 20 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Giáo viên có thể kết hợp hình thức nhóm và tổ chức thi tiếp sức cùng với phương
tiện máy chiếu để dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả cao, đồng thời lại phát huy tính tích cực
của học sinh trong giờ ôn tập với một lượng kiến thức tương đối khó.
Ví dụ 2: Tiết 128 - Ôn tập Tiếng Việt (Lớp 7).
Ôn tập về các phép biến đổi câu.
Đầu tiên giáo viên đặt câu hỏi để hỏi học sinh.
? Có mấy phép biến đổi câu đã học, kể tên?
- HS: có 4 phép biến đổi câu.
GV dùng máy chiếu các phép biến đổi câu hiện lên dần dần trên màn hình cho học

sinh quan sát và hệ thống kiến thức.

CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU

Thêm, bớt
thành phần câu

Rút gọn câu

Chuyển đổi
kiểu câu

Mở rộng câu

Thêm trạng
ngữ cho câu

Chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động

Dùng cụm C-V
để mở rộng câu

Sau đó, giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ theo các tổ, mỗi nhóm sẽ ôn một
phép biến đổi câu (về khái niệm, đặc điểm, ví dụ...)
Nhóm 1: Rút gọn câu.
Nhóm 2: Mở rộng câu bằng cụm C-V.
Nhóm 3: Thêm trạng ngữ cho câu.
Nhóm 4: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.


Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 21 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu trong thời gian 10
phút các nhóm ôn lại toàn bộ kiến thức bằng việc ghi hết kiến thức có liên quan đến
phép biến đổi câu mà nhóm mình được giao.
HS thảo luận, làm việc theo nhóm xong sẽ lên dán kết quả trên bảng, GV cho các
nhóm nhận xét và sửa chữa chéo nhau, nhóm nào làm nhanh và chính xác sẽ được tuyên
dương.
IV. Sử dụng các sơ đồ, bảng biểu
Để giờ ôn tập đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải chú trọng tới việc đầu tư làm và
sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Đây là cách học có hiệu quả trong giờ học nói chung
và trong tiết ôn tập nói riêng. Với giờ ôn tập Tiếng Việt thì việc sử dụng đồ dùng dạy
học mang lại hiệu quả cao, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh một cách độc lập.
Giáo viên có thể áp dụng một số cách như: sử dụng sơ đồ câm, tổ chức trò chơi bằng sơ
đồ câm một bên nêu khái niệm, một bên nêu ví dụ, thi các nhóm tìm ví dụ. Nhưng cần
lưu ý sử dụng sao cho hợp lí, học sinh dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao.
+ Sử dụng sơ đồ câm ở các giờ ôn tập lớp 6, 7,8.
Ví dụ: Lớp 6 - Tiết 64
Câu hỏi: Từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
Giáo viên sử dụng sơ đồ sau:

Học sinh có thể dựa vào sổ tay Tiếng Việt hoặc SGK lên bảng điền ngay và đưa ví
dụ minh hoạ.
Ở một số tiết, bảng phụ còn được dùng để ghi những sơ đồ ôn tập còn thiếu,
khuyết vào bảng phụ rồi thông qua sơ đồ đó có thể hệ thống lại kiến thức một cách rõ

ràng cho học sinh dễ nắm bài hơn. Tuy nhiên, sử dụng bảng phụ cần chú ý đến yêu cầu:
rõ ràng, khoa học và mang tính thẩm mĩ cao.
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 22 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Ví dụ: Lớp 7- Tiết 66- Ôn tập Tiếng Việt.
Giáo viên vẫn sử dụng câu hỏi: “Từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ
(như câu hỏi đối với lớp 6).
Lên lớp 7 cấu tạo của từ ở mức độ cao hơn, nó bao gồm thêm một số từ mà ở lớp
6 học sinh chưa được học.
Đối với câu hỏi này giáo viên chuẩn bị sơ đồ về từ, nam châm, rồi đưa những từ
viết vào giấy dán lên bảng phụ như các từ (từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy, từ ghép
chính phụ, từ ghép đẳng lập, từ láy toàn bộ.....) GV tổ chức HS với hai đội lên chơi trò
chơi tiếp sức lấy những từ ở trên bảng phụ rồi dán vào ô trong sơ đồ cho phù hợp rồi lấy
ví dụ minh hoạ. Khi học sinh lên dán vào ô trống sẽ được một sơ đồ như sau:
Từ
Tiếng Việt
Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ ghép
chính phụ


Từ láy

Từ ghép
đẳng lập

Từ láy
toàn bộ

Từ láy
bộ phận

Từ láy
âm

Từ láy
vần

Đối với sơ đồ này có thể học sinh cho ví dụ ngay hoặc giáo viên tổ chức cho học
sinh thi hai tổ lấy ví dụ minh hoạ cho các từ trong sơ đồ.
Có thể đưa ra những câu hỏi vận dụng nhằm củng cố khắc sâu kiến thức.

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 23 -


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Ví dụ: ? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đó có sử
dụng một số từ có trong sơ đồ.

( Yêu cầu phải đảm bảo nội dung cụ thể theo chủ đề, trình bày rõ ràng và có sử dụng một
số từ loại trong sơ đồ).
Dạng bài tập này có thể cho học sinh khá giỏi làm nhanh. Đối với học sinh yếu
kém cần gợi ý nhiều hơn cho các em viết và chỉ rõ các loại từ trong đoạn văn. Sau đó
giáo viên có thể chọn một số bài khá đọc trước lớp cho các em tham khảo và học tập.
2.3. Kết quả
Trong năm vừa qua nhóm văn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự
giờ rút kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trao đổi thẳng thắn
giữa các đồng nghiệp, từ đó thống nhất cách tổ chức, cách giảng dạy để học sinh vận
dụng tốt kiến thức cũng như rèn các kĩ năng cho phù hợp với nội dung, thời gian và điều
kiện học tập, đặc biệt là khả năng học tập của học sinh. Cùng với việc vận dụng một số
phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập Tiếng Việt, tôi thu được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên :
- Bài giảng đã liên kết các kiến thức và khắc sâu kiến thức trọng tâm. Kiến thức được
vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
- Bài giảng lôgíc, chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thấy được tính ưu việt của phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập Tiếng Việt.
* Đối với học sinh :
- Các em chăm chú, hào hứng nghe giảng, ghi bài, hăng hái trao đổi phát biểu ý kiến xây
dựng bài.
- Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập, biết cách hệ thống hoá kiến thức đã học.
- Rèn luyện kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
- Chất lượng học bài ôn tập, tổng kết Tiếng Việt và môn văn của học sinh tăng lên.
Với việc áp dụng những phương pháp đã nêu ở trên vào giảng dạy tôi đã thu được
những kết quả tương đối khả quan, cụ thể như sau:
Điểm

Sĩ số

Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng


Giỏi

Khá
- 24 -

Trung bình

Yếu


Kinh nghiệm: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt.

Thời gian
Khảo sát đầu năm
Tháng 5/2014

51
51

SL
3
3

TL
5,9%
5,9%

SL
10

24

TL
19,6%
47%

SL
16
21

TL
SL
TL
31,4% 22 43,1%
41,2% 3
5,9%

2.4. Bài học kinh nghiệm
Qua những năm giảng dạy môn ngữ văn THCS, đặc biệt là việc thực hành tiết dạy
ôn tập, tổng kết, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm khi tiến hành một giờ ôn tập:
giáo viên cần thực hiện linh hoạt các phương pháp như đã nêu trên đặc biệt là chú trọng
rèn kĩ năng, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho giờ ôn tập , tổng kết đạt
kết quả cao, giáo viên và học sinh làm việc nhẹ nhàng hơn.
Muốn cho giờ ôn tập, tổng kết thành công, giáo viên cần biết lựa chọn kiến thức
ôn tập trọng tâm thông qua hệ thống bài tập vận dụng, rèn kĩ năng, trắc nghiệm thông
qua bảng biểu, lược đồ....giúp cho học sinh nắm kiến thức đã học sâu hơn, nhằm thực
hiện yêu cầu tổng hợp kiến thức thể hiện hướng tích hợp, tích cực trong giờ học Tiếng
Việt nói riêng và giờ học Ngữ văn ở trường THCS nói chung.
Để giờ ôn tập Tiếng Việt hoặc tổng kết Tiếng Việt đạt hiệu quả như mong muốn
thì ngoài việc đầu tư thời gian, trí tuệ trong việc soạn giảng thì việc chuẩn bị đồ dùng

dạy học cũng hết sức cần thiết vì chính những đồ dùng này quyết định rất lớn đến thành
công của tiết dạy. Đồng thời, giáo viên cần tích cực chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi
lên lớp và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học vào giờ ôn tập trên lớp.
Xây dựng một hệ thống câu hỏi tối ưu có tính khoa học, tính sư phạm và có tính
tư tưởng. Đó là những dạng câu hỏi mang tính hệ thống khái quát song cũng cần có câu
hỏi phản đề, so sánh, suy luận để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh giúp các em có
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo.

III. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Lê Thúy Thảo - Trường THCS Tiên Lãng

- 25 -


×