Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tần suất các alen ở 15 locus gen bằng hệ identifiler từ quần thể người dân tộc nùng ứng dụng trong giám định ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

LƢƠNG THỊ PHÚC

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TẦN SUẤT CÁC ALEN Ở 15 LOCUS GEN
BẰNG HỆ IDENTIFILER TỪ QUẦN THỂ NGƢỜI
DÂN TỘC NÙNG ỨNG DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH ADN

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

LƢƠNG THỊ PHÚC

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TẦN SUẤT CÁC ALEN Ở 15 LOCUS GEN


BẰNG HỆ IDENTIFILER TỪ QUẦN THỂ NGƢỜI
DÂN TỘC NÙNG ỨNG DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH ADN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Văn Hà

HÀ NỘI - NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Nguyễn Văn Hà - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Giám định
Sinh học Pháp lý - Viện Khoa học hình sự -Bộ Công An là người thầy đã dẫn
dắt, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi
xin chân thành cảm ơn Trung tá Trịnh Tuấn Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm
Giám định Sinh học Pháp lý – Viện Khoa học hình sự và các thành viên trong
dự án Xây dựng tàng thư gen tội phạm Quốc gia đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình làm luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Trung tâm Giám định
Sinh học Pháp lý – Viện Khoa học hình sự đã tạo điều kiện giúp đỡ về kỹ
thuật và cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
các giảng viên, CBCNV Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn

lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Hà nội ngày

tháng

Học viên

Lƣơng Thị Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 5
1.1. Các phương pháp truy nguyên cá thể dùng trong Khoa học hình sự ........ 5
1.3. Mười lăm (15) locus gen hệ Identifiler trên các nhiễm sắc thể ................ 8
1.3.1 Các tiêu chuẩn cho locus STR dùng trong giám định ADN ................ 8
1.3.2. Ý nghĩa của cơ sở dữ liệu tần suất alen của các locus STR .............. 10
1.3.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài ................... 11
1.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển các bộ kit dùng trong giám định
ADN nhân tế bào ............................................................................................. 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 12

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 13
1.5. Dân tộc Nùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam ..................................... 15
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 20
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.2. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu .......................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22
2.2.1. Quy trình phân tích ADN .................................................................. 22
2.2.2. Xử lý thống kê số liệu và tính tần suất các locus gen ....................... 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 25
3.1. Phân tích kiểu gen của 15 locus gen từ 120 mẫu thu thập. ...................... 25
3.1.1 Kết quả thu, bảo quản mẫu và tách chiết ADN.................................. 25
3.1.2 Kết quả thực hiện phản ứng PCR, điện di và phân tích kiểu gen ...... 25
3.2. Tính tần suất của 15 locus gen từ 120 mẫu thu thập được ...................... 30
3.2.1. Kết quả tính tần suất các alen............................................................ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3.2.2. So sánh chỉ số kiểm định 2 giữa tính toán (2tt) với lý thuyết (2lt)
và đánh giá sự phù hợp với định luật Hardy - Weinberg ............................ 30
3.2.3. So sánh tần suất alen của người Nùng với một số dân tộc ............... 31
3.3. Một số ví dụ về ứng dụng kết quả của đề tài trong công tác giám định
ADN tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an .............................................. 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

- Axit Deoxyribo Nucleic

ARN

- Axít ribonucleic

A

- Adenine

T

- Thymine

G

- Guanine

C

- Cytosine


NST

- Nhiễm sắc thể

VNTR - Variable Number of Tandem Repeat - Các trình tự lặp ngắn
STR

- Short Tandem Repeat - Các trình tự lặp ngắn

ID

- Identifiler/Identify definition

PCR

- Polymerase Chain Reaction - Phản ứng chuỗi trùng hợp

FTA

- Tên riêng của một vật mang thu mẫu máu (dạng thẻ) trong khoa
học hình sự

bp

- Base pair

KHHS - Khoa học hình sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình vẽ
Hình 3.1: Hình ảnh kiểu gen dạng peak từ mẫu ký hiệu N14 ............................. 27
Hình 3.2: Hình ảnh kiểu gen dạng peak từ mẫu ký hiệu N40............................. 28
Bảng biểu
Bảng 3.2: So sánh 2TT và 2LT ............................................................................ 30
Bảng 3.3: Tần suất alen (%) của locus D8S1179................................................ 31
Bảng 3.4: Tần suất alen (%) của locus D21S11.................................................. 32
Bảng 3.5: Tần suất alen (%) của locus D7S820.................................................. 33
Bảng 3.6: Tần suất alen (%) của locus CSF1PO ................................................ 34
Bảng 3.7: Tần suất alen (%) của locus D3S1358................................................ 35
Bảng 3.8: Tần suất alen (%) của locus THO1 .................................................... 36
Bảng 3.9: Tần suất alen (%) của locus D13S317................................................ 37
Bảng 3.10: Tần suất alen (%) của locus D16S539.............................................. 38
Bảng 3.11: Tần suất alen (%) của locus D2S1338.............................................. 39
Bảng 3.12: Tần suất alen (%) của locus D19S433.............................................. 40
Bảng 3.13: Tần suất alen (%) của locus vWA .................................................... 41
Bảng 3.14: Tần suất alen (%) của locus TPOX .................................................. 42
Bảng 3.15: Tần suất alen (%) của locus D18S51................................................ 43
Bảng 3.16: Tần suất alen (%) của locus D5S818................................................ 44
Bảng 3.17: Tần suất alen (%) của locus FGA ..................................................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện Khoa học hình sự là một đơn vị đầu ngành của lực lượng kỹ thuật
hình sự, một trung tâm khoa học của ngành Công an Việt Nam. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Viện Khoa học hình sự là công tác giám định
phục vụ tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và các yêu cầu cá nhân, trong đó nổi
bật là lĩnh vực giám định ADN.
Năm 2006 Viện Khoa học hình sự đã đưa vào ứng dụng hệ Identifiler
(gồm 15 locus: D8S1179, D21S11, D7S820, CSF1PO, D3S1358, THO1, D13S317,
D16S539, D2S1338, D19S433, vWA, TPOX, D18S51, D5S818 và FGA) trong giám

định ADN.
Trong giám định ADN hình sự đòi hỏi bắt buộc phải tính xác suất một
người ngẫu nhiên trong quần thể có cấu trúc di truyền trùng lặp với ADN của
các mẫu vật giám định. Để tính toán được xác suất này thì phải có dữ liệu tần
suất của từng alen [5].
Theo lý thuyết di truyền học, mỗi quần thể người (dân tộc) khác nhau
có những đặc điểm di truyền đặc trưng, thể hiện bằng sự phân bố tần suất alen
trong mỗi quần thể là khác nhau và không thể áp dụng cơ sở dữ liệu của quần
thể này cho một quần thể khác. Do đó, bắt buộc phải tiến hành khảo sát tần
suất các alen của các locus dùng trong giám định ADN hình sự đối với mỗi
dân tộc để đảm bảo tính khoa học, chính xác và khách quan trong kết luận
giám định. Việc khảo sát tần suất các alen của các locus đang sử dụng trong
giám định ADN đối với các dân tộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam là một việc làm
mang tính cấp bách.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất (gần
90%) [1], còn lại là các dân tộc thiểu số. Tính đến năm 2014, Viện Khoa học
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





hình sự đã công bố bảng tần suất các alen hệ Identifiler đối với các dân tộc
Kinh, H’mông, Tày và Khmer. Do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như con
người chưa đáp ứng được nên chưa thể tiến hành khảo sát tần suất alen cho tất cả
các dân tộc.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam
có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có
mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh:
Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số
người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1% dân số
toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354
người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên
(63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai
(25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)...
Người Nùng chủ yếu phân bố ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới
84%). Đây là các tỉnh gần với biên giới Trung Quốc, là những điểm nóng về tình
hình An ninh và trật tự an toàn xã hội. Hiện nay, số lượng vụ án có đối tượng là
người dân tộc Nùng có xu hướng ngày càng tăng (số lượng vụ việc trong các
năm gần đây được trưng cầu giám định AND tại Viện khoa học hình sự cụ thể
như sau: Năm 2013 số vụ là 25 vụ, năm 2014 là 32 vụ, 6 tháng đầu năm của năm
2015 là 20 vụ). Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu
hoàn chỉnh nào được công bố về khảo sát sự phân bố tần suất các alen của các
gen hình sự hệ Identifiler (gồm 15 gen) đối với quần thể người dân tộc Nùng.
Yêu cầu thực tế đặt ra đòi hỏi phải có tần suất các alen của các locus
gen hệ Identifiler để dùng trong tính toán, đưa ra kết luận trong các vụ án có
mẫu của đối tượng là người dân tộc Nùng ngày càng cấp bách. Đề tài “Khảo
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 15 locus gen hệ Identifiler từ
quần thể người dân tộc Nùng ứng dụng trong giám định ADN” được hoàn thành
sẽ đáp ứng yêu cầu cấp thiết của giám định ADN và đóng góp dữ liệu vào hệ
thống gen hình sự quốc tế. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học vững chắc để
phân tích, đánh giá và kết luận giám định đối với những vụ án liên quan đến
người thuộc dân tộc Nùng và là điều kiện để xây dựng cơ sở pháp lý cho quy
trình giám định AND.
2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 15 locus gen
(ADN) hệ Identifiler từ dân tộc Nùng phục vụ cho công tác giám định ADN
trong các vụ án liên quan đến người dân tộc Nùng. Trên cơ sở đó, tính tần
suất xuất hiện của mỗi alen trong từng locus của dân tộc Nùng, làm cơ sở
khoa học để phân tích, đánh giá và rút ra kết luận giám định xác định quan hệ
huyết thống hoặc truy nguyên cá thể là người dân tộc Nùng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tần suất các alen theo hệ Identifiler của 120 cá thể người
Nùng không có quan hệ họ hàng, sống rải rác trên các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc.
4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hện mục tiêu nghiên cứu đề tài sẽ bao gồm một số nội dung
chính với các vấn dề cần giải quyết sau:
- Thu mẫu máu của 120 cá thể người Nùng Theo nguyên tắc thu ngẫu
nhiên từ những người không có quan hệ họ hàng huyết thống trực hệ ở
các tỉnh khác nhau (có thông tin cá nhân)
- Tách chiết AND bằng phương pháp tách chiết vô cơ, sử dụng chelex 100

( hãng Bio – Rad, Mỹ).
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




- Định Lượng bằng phương pháp Real-time PCR sử dụng bộ Kít
Quantifiler Human DNA Quantification Kit (hãng ABI, Mỹ).
- Nhân bội AND trên máy tạo chu trình nhiệt ABI- 9700 bằng bộ Kit
Identifiler ( hãng ABI, Mỹ).
- Điện di và phân tích kết quả trên máy Phân tích gen ABI- 3130 với phần
mềm GeneMapper ID của hãng ABI (Mỹ).
- Phân tích kiểu gen (AND) của các locus hệ Identifiler (15 locus gen) của
120 cá thể người dân tộc Nùng. Từ cơ sở đó, tính tần suất xuất hiện của
mỗi alen của từng locus trong quần thể, kiểm định tính chính xác của số
lượng mẫu trong khảo sát với độ tin cậy p =0,05.
- Tính tần suất các alen của mỗi locus theo số liệu thu được trong nghiên cứu.
- Kết quả là bảng tần suất các alen của từng locus trong quần thể người
Nùng làm cơ sở khoa học để các cơ quan giám định, các cơ quan tố tụng
hình sự, dân sử dụng phân tích và đưa ra kết luận trong giám định gen.
5. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài này khi được hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu giám định gen ở
Việt Nam nói chung và đóng góp vào nhiệm vụ giám định AND cho các lực
lượng thi pháp pháp luật trên toàn cầu nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa
giữa cảnh sát các nước thông qua Iterpol.Thực tế quần thể người Nùng ở Việt
Nam cho đến thời điểm này chưa có một công bố nào về tần suất các alen của
các locus gen hệ Identifiler. Từ yêu cầu của thực tiễn, nhóm nghiên cứu sẽ
tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên của 120 cá thể người Nùng, phân tích kiểu gen
hệ Identifiler, xây dựng bảng tần suất để sử dụng trong giám định gen.

6. Bố cục của luận văn
Ngoaì phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan tài liệu
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các phƣơng pháp truy nguyên cá thể dùng trong Khoa học hình sự
Có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định cá thể người như:
- Nhận biết qua vân tay, tiếng nói.
- Nhận biết bằng các yếu tố huyết thanh như: xác định các nhóm kháng
nguyên hồng cầu (nhóm máu), xác định một số yếu tố protein trong huyết
thanh, xác định một số enzym, nhưng khả năng phân biệt còn thấp.
1.2. Phƣơng pháp phân tích ADN để xác định cá thể
Những năm cuối thế kỷ 20, đặc biệt là thập kỷ 80, 90 các nhà khoa
học hình sự ứng dụng công nghệ gen (DNA- Technology) vào trong xác
định tội phạm.
Trong nhân tế bào người (tế bào lưỡng bội) có 46 nhiễm sắc thể (NST)
được xếp thành 23 cặp đồng dạng: 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp
nhiễm sắc thể giới tính. Riêng tế bào trứng và tinh trùng có 23 nhiễm sắc thể
(tế bào đơn bội). Thế hệ con cái, thông thường nhận từ mẹ 23 nhiễm sắc thể
thông qua tế bào trứng và 23 nhiễm sắc thể từ cha thông qua tế bào tinh trùng.
Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng đã duy trì được số lượng nhiễm sắc thể

trong tế bào thường là 46. Bộ nhiễm sắc thể được bảo tồn và truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác và mang tính đặc trưng cho người [25, 27] .
Năm 1984 Alec Jeffreys và các cộng sự ở trường đại học Leicester
(Anh) khi nghiên cứu các đoạn ADN mã hoá cho myoglobin trong máu người
đã phát hiện ra trình tự của các bazơnitơ được lặp lại một số lần với chiều dài
đoạn lặp từ 10-15 bp (base pair), các đoạn lặp này được gọi là tiểu vệ tinh
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




(minisattelite). Ông cũng phân lập được hai đoạn và nhân bội chúng, sử dụng
làm mẫu dò (probe) để phát hiện những vùng mà Jeffreys gọi là vùng siêu
biến (hypervariable region) ở các vật liệu di truyền khác nhau [25]. Đây được
coi là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Khoa học hình sự thế giới
nói chung và Sinh học pháp lý nói riêng. Các tiểu vệ tinh được phát hiện thấy
trong mọi tế bào và ở những vị trí khác nhau trong hệ gen người. Điều đáng
chú ý là số lần lặp lại các đoạn lặp này ở các cá thể khác nhau thì khác nhau.
Alec Jeffreys coi đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt sự khác nhau
giữa các cá thể (truy nguyên cá thể). Giám định ADN cho mục đích tư pháp ra
đời từ đây. Giám định ADN ra đời không chỉ khắc phục được những hạn chế
của các phương pháp huyết thanh học mà còn giải quyết được những vụ án bế
tắc trước đây- những vụ án mà ADN là bằng chứng duy nhất. Tính ưu việt của
giám định ADN là truy nguyên được cá thể người, xác định quan hệ huyết
thống cha - mẹ - con, xác định hài cốt...[17, 27].
Tháng 10 năm 1990, tại Mỹ, Dự án hệ gen người (Human Genome
Project-HGP) chính thức được bắt đầu. Đến ngày 12 tháng 02 năm 2001,
HGP và Celera đã công bố trình tự đầy đủ của hệ gen người - một sự kiện
trọng đại trong sự phát triển của sinh học phân tử nói chung và trong việc

nghiên cứu gen người nói riêng. Theo công bố này, số lượng gen trong bộ gen
người có khoảng 35 000 gen, trong đó có hàng chục gen được nghiên cứu ứng
dụng để xác định huyết thống và truy nguyên cá thể [25].
Cũng như ADN ở sinh vật nhân chuẩn khác, ADN nhân ở người gồm
những trình tự mã hoá (các exon) xen kẽ với những trình tự không mã hoá
(các intron) [10, 12]. Tuỳ mức độ hiện diện của chúng trong nhân, các trình tự
ADN được chia làm 3 loại:

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




- Cỏc trỡnh t duy nht: l cỏc gen mó hoỏ cho cỏc protein cú trỡnh t c
trng cho tng gen.
- Cỏc trỡnh t cú s ln lp li trung bỡnh: chim khong 25- 40% b gen
ngi, chỳng cú kớch thc t 100-1000 kb, a dng hn cỏc trỡnh t lp li
nhiu ln. Cỏc trỡnh t ny khụng tp trung m phõn tỏn trờn ton b h gen.
Chỳng cú th l nhng trỡnh t khụng mó hoỏ vi chc nng cha rừ hoc
cũng có thể là những trình tự mã hoá (các gen mã hoá
cho ARN riboxom, ARN vận chuyển...).
- Cỏc trỡnh t lp li nhiu ln: Chim 10-15% b gen. ú l nhng trỡnh
t ADN ngn (10-200 kb), khụng mó hoỏ, thng tp trung nhng vựng
chuyờn bit trờn nhim sc th (vựng tõm ng, vựng u nhim sc th).
Cỏc gen c s dng trong giỏm nh hỡnh s l cỏc gen nm vựng
khụng mó hoỏ (intron) ca ADN. giai on phỏt trin u tiờn ca giỏm
nh gen, ngi ta ỏp dng cỏc k thut phõn tớch cỏc gen cú on lp trung
bỡnh (Variable Number of Tandem Repeat-VNTR hay Minisatellite). Nhng
nhng k thut ny ch ỏp dng c vi tng gen riờng l (single locus) v

ph thuc vo thao tỏc k thut ca ngi giỏm nh nờn d xy ra sai sút. T
nm 1990 ti nay cỏc nh Khoa hc hỡnh s s dng cỏc k thut phõn tớch
cỏc gen cú trỡnh t lp ngn (Short Tandem Repeat-STR hay Microsatellite)
vỡ chỳng khỏ bn vng, cú kh nng phõn tớch ng thi nhiu gen, ớt ph
thuc vo thao tỏc k thut ca ngi giỏm nh. Cỏc cu trỳc VNTR hay
STR u mang tớnh bo th cao, c di truyn qua cỏc th h v mang tớnh
c trng cho cỏ th. ú l nn tng khoa hc cho giỏm nh gen. Cỏc gen
ny thng cú tớnh a hỡnh cao, ớt t bin, tng i bn vng v cho phộp
ng thi thc hin c phn ng nhõn gen ca nhiu gen khỏc nhau [25].
7
S húa bi Trung tõm Hc liu HTN




Tính đa hình của các gen này được thể hiện ở hai dạng: đa hình về trình
tự các nucleotid và đa hình về chiều dài.
- Đa hình về trình tự: các gốc nucleotide ngẫu nhiên trong đoạn ADN
không theo một trình tự nào. Ví dụ: tại locus A,
Ở cá thể thứ nhất có trình tự:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- AGACTGCTAGỞ cá thể thứ hai có trình tự:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- AGCCTGCGAGNhư vậy tại vị trí số 3 và vị trí số 8 của dãy thứ nhất đã được thay thế A
bằng C và T bằng G ở dóy thứ 2
- Đa hình về chiều dài: Một số gốc nucleotid được lặp đi lặp lại nhiều lần

trên chiều dài của đoạn ADN.
Ví dụ: tại locus D7S820,
Cá thể thứ nhất: GATA GATA... ............GATA  7 đoạn lặp GATA
Cá thể thứ hai:

GATA GATA GATA... GATA 12 đoạn lặp GATA

1.3. Mƣời lăm (15) locus gen hệ Identifiler trờn các nhiễm sắc thể
1.3.1 Các tiêu chuẩn cho locus STR dùng trong giám định ADN
Giám định ADN hiện nay chủ yếu sử dụng các locus STR. Phương pháp
giám định ADN có độ tin cậy rất cao bởi các locus STR có tính đa alen (tính
đa hình) rất cao, mỗi alen chỉ xuất hiện trong quần thể với tần số rất thấp [17,
31]. Locus STR ngắn nên có thể đồng thời phân tích được nhiều STR trong
cùng một thời điểm. Việc phân tích đa hệ rất có giá trị vì chúng có kết quả
phân biệt lớn và thành công ngay cả một số trường hợp mẫu lẫn hoặc đó bị
phân hủy phần nào [10, 12].
Một locus STR được sử dụng cho mục đích nhận dạng và xác định cá thể
phải đảm bảo các thông số sau:
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




- Có tính bền vững cao (tần suất đột biến thấp)
- Locus STR phải có tính đa hình và mức độ dị hợp tử cao. Điều này
giúp các nhà phân tích chỉ sử dụng một số locus tối thiểu đó đạt được sự phân
biệt cá thể một cách tốt nhất.
- Các locus STR có kích thước ngắn, trung bình từ 100 - 400 bp. Các
đoạn ADN ngắn có độ bền vững cao, ít bị đứt gẫy dưới tác động của điều

kiện ngoại cảnh.
- Các locus chứa đoạn STR phải đảm bảo yếu tố di truyền độc lập, do
vậy nên lựa chọn tổ hợp các locus nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau là rất
quan trọng.
Nhiều đoạn đa hình có trình tự lặp lại chứa các đơn vị lặp lại từ 4
nucleotide đã được nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu của quy trình phân
tích cá thể người. Các đoạn này có đặc tính như sau:
- Có tính đa hình và mức độ dị hợp tử cao (>70%).
- Dễ dàng phối hợp thành bộ phức khi thực hiện PCR.
- Sản phẩm PCR ổn định, ít xảy ra trường hợp khi PCR đoạn lặp bị thiếu.
Năm 2006, Viện Khoa học hình sự đưa vào triển khai giám định ADN
bằng bộ kit Identifiler (15 locus gen: D8S1179, D21S11, D7S820, CSF1PO,
D3S1358, THO1, D13S317, D16S539, D2S1338, D19S433, vWA, TPOX,
D18S51, D5S818 và FGA). Với bộ kit mới này, công tác giám định đạt hiệu
quả cao hơn so với bộ kit 9 locus gen Nineplex II được sử dụng trước đây.
Bảng 1.1: Các locus gen hệ Identifiler [20]
Tên locus

Vị trí trên NST

Trình tự đoạn lặp

Các alen

D8S1179

8q24.13

phức hợp TCTA/TCTG


6 - 20

D21S11

21q21.1

phức hợp TCTA/TCTG

12 - 43.2

D7S820

7q21.11

GATA

5 - 16

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




CSF1PO

5q33.3-34

AGAT


5 - 17

D3S1358

3p21.31

phức hợp TCTA/TCTG

6 - 26

TH01

11p15.5

TCAT

3 - 14

D13S317

13q22-31

TATC

5 - 17

D16S539

16q24.1


GATA

4 - 17

D2S1338

2q35

phức hợp TGCC/TTCC

10 - 31

D19S433

19q12

phức hợp AAGG/TAGG

5.2 - 20

vWA

12p12-pter

phức hợp TCTA/TCTG

10 - 25

TPOX


2p23-2per

AATG

4 - 16

D18S51

18q21.3

AGAA

5.3 - 40

Amelogenin

X: p22.1-22.3

X, Y

Y: p11.2
D5S818

5q21-31

AGAT

4 - 29

FGA


4q28

phức hợp CTTT/TTCC

12.2 - 51.2

1.3.2. Ý nghĩa của cơ sở dữ liệu tần suất alen của các locus STR
Mỗi cá thể người có cấu trúc di truyền riêng biệt, trừ những trường hợp
sinh ra cùng một trứng [5]. Nếu xét rộng trong cả một quần thể thì một số đặc
điểm di truyền (ADN) ở các cá thể khác nhau vẫn có thể giống nhau (trùng
lặp). Mặt khác mỗi một quần thể người (tộc người) khác nhau cũng có những
đặc điểm di truyền đặc trưng thể hiện bằng sự phân bố tần suất alen trong mỗi
quần thể [29, 36]. Do vậy, trong giám định ADN các nhà khoa học hình sự
ngoài lựa chọn, nghiên cứu những locus (vị trí trên nhiễm sắc thể) có tính đa
hình cao thì cần khảo sát tần suất phân bố các alen trong quần thể của từng
locus để sử dụng. Quần thể được nghiên cứu khảo sát phải đạt được các yêu
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




cầu trong thống kê là các mẫu dùng trong nghiên cứu phải đảm bảo tính
ngẫu nhiên, không có quan hệ huyết thống trong 3 đời [20, 35].
Để có được tần suất của mỗi alen, trước hết phải tìm được số lần xuất
hiện của mỗi alen trong quần thể nghiên cứu sau đó tính tần suất lý thuyết của
alen đó theo quy luật di truyền quần thể [36]. Khi có được tần suất thực tế và
tần suất lý thuyết của mỗi alen, chúng ta tiến hành kiểm định xem tần suất
alen có phù hợp hay không với mức xác suất đã chọn.

Giám định ADN đòi hỏi cơ sở khoa học vững chắc để tính toán xác suất
một người ngẫu nhiên trong quần thể là người có cấu trúc di truyền đặc trưng
trùng lặp với ADN trong các mẫu vật (thu thập trong quá trình điều tra, phá
án). Nếu không có tần suất alen thì không tính toán được tần suất xuất hiện
của một kiểu gen nào đó trong một quần thể nhất định [15, 28, 31].
Trong trường hợp cần xác định huyết thống, để kết luận một người có
phải là cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người con không, phải dựa vào khả năng cho
nhận của các alen và phải căn cứ vào tần suất alen để tính ra chỉ số quan hệ
huyết thống (Paternity Index - PI), từ đó tính độ tin cậy đạt được. Mặt khác,
đó cũng là cơ sở khoa học để so sánh độ tin cậy trong trường hợp phân tích
được nhiều locus gen hoặc ít locus gen hơn [30].
1.3.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Mỗi một dân tộc có một phân bố tần suất kiểu gen khác nhau. Do nhu
cầu sử dụng tần suất của mỗi dân tộc khi tính toán để đưa ra kết luận giám
định ADN của các giám định viên về Sinh học, trong các vụ án có đối tượng
là cá thể người dân tộc nào thì đều cần phải có tần suất phân bố các alen của
các locus gen trong quần thể dân tộc đó để sử dụng. Việc khảo sát, xây dựng
tần suất các alen cho mỗi dân tộc là nhu cầu cấp thiết cho công tác giám định
ADN. Thực tế quần thể người Nùng ở Việt Nam cho đến thời điểm này chưa
có một công bố nào về tần suất các alen của các locus gen hệ Identifiler. Từ
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




yêu cầu của thực tiễn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên của
120 cá thể người Nùng, phân tích kiểu gen hệ Identifiler, xây dựng bảng tần
suất để sử dụng trong giám định gen.
1.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển các bộ kit dùng trong giám

định ADN nhân tế bào
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm 1990, các nhà Khoa học hình sự trên thế giới sử dụng các
kỹ thuật phân tích các gen có trình tự lặp ngắn (Short Tandem Repeat-STR
hay Microsatellite) cho mục đích giám định ADN hình sự [22, 28].
Ứng dụng các thành tựu của Công nghệ sinh học nói chung và kết quả
của Dự án hệ gen người (Human Genome Project-HGP) nói riêng, các tập
đoàn nghiên cứu khoa học trên thế giới đã sản xuất các bộ kit phân tích tổ hợp
các locus có trình tự lặp lại ngắn:
- Kit 2 locus (TPOX/CSF1PO),
- Kit 3 locus (THO1/F13A1/FES)
- Kit 9 locus (hệ Profiler Plus của hãng Perkin-Elmer, Mỹ),
- Kit 15 locus (hệ Identifiler của hãng AB, hệ Power Plex 16 của hãng
Promega).
- Kit 24 locus (hệ Golbalfiler của hãng AB, hệ PowerPlexđ Fusion
System của hãng Promega[15] .
Mỗi phòng thí nghiệm giám định gen (ADN) đều phải đạt những chỉ
tiêu chất lượng trang thiết bị máy móc cũng như con người và đều phải có các
nghiên cứu, khảo sát và công bố kết quả của mình về tần suất các alen trong
hệ locus gen của từng quần thể người để ứng dụng trong giám định truy
nguyên cá thể hay xác định quan hệ huyết thống. Để đảm bảo tính chính xác,
các phòng thí nghiệm giám định gen thường dùng hệ thống phân tích 15 locus
gen như hệ Identifiler hoặc hệ Power Plex 16.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Ti M, cnh sỏt liờn bang M ó kho sỏt v s dng tn sut d liu

ADN theo h Identifiler ca nhiu chng tc ngi khỏc nhau: 191 ngi gc
M, 290 ngi M gc Tõy Ban Nha v B o Nha, 349 ngi M da trng
v 357 ngi M gc Phi [18, 21].
Vi chng tc ngi lai u - (Eurasia), ti mi quc gia khỏc nhau li
cú nhng kho sỏt khỏc nhau v tn sut cỏc alen theo h Identifiler ca cng
ng ngi Eurasia ti quc gia ú: 384 ngi ti Nga, 300 ngi ti Hy Lp,
139 ngi ti Rumani...[37, 38]
Ti Singapore, Cnh sỏt Singapore s dng tn sut cỏc alen theo h
Identifiler ca dõn tc ngi Hoa, dõn tc ngi Mó Lai, dõn tc ngi n
... phc v cụng tỏc giỏm nh [5].
1.4.2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu trong nc
Vit Nam, giỏm nh gen c trin khai t thỏng 4 nm 1999, ti
Vin Khoa hc hỡnh s - B Cụng an. Ton b quy trỡnh giỏm nh gen c
chuyn giao t Vin Khoa hc hỡnh s bang Victoria - c cựng i ng giỏm
nh viờn c o to c bn ti c. Cho đến nay, đã triển khai
5 phòng thí nghiệm giám định ADN: 03 phòng thí nghiệm
tại Hà Nội (01 phòng thí nghiệm cho tàng thư ADN tội
phạm Quốc gia, 01 phòng thí nghiệm giám định ADN hài
cốt, 01 phòng thí nghiệm giám định ADN phục vụ tố
tụng và các yêu cầu cá nhân); 01 phòng thí nghiệm tại
Phân Viện KHHS tại Đà Nẵng; 01 phòng thí nghiệm tại
Phân viện KHHS tại TP. Hồ Chí Minh. Trong qua trình
phát triển, trình độ năng lực cán bộ ngày càng được
nâng cao, trang thiết bị được bổ sung và nâng cấp, đã
đáp ứng và phục vụ hữu hiệu cho công tác đấu tranh
13
S húa bi Trung tõm Hc liu HTN





phßng chèng téi ph¹m cða lùc l­îng C«ng an vµ c«ng
t¸c truy tố xÐt xö cða ngµnh T­ ph¸p.
Năm 2000, đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng tần suất các
alen của các gen trong hệ NinePlex II (9 locus gen) trên đối tượng người
Kinh" được triển khai và năm 2002 được nghiệm thu, kết quả là bảng tần suất
các alen của người Kinh được sử dụng hiệu quả trong các bản kết luận giám định
truy nguyên cá thể, xác định quan hệ huyết thống giúp các cơ quan tố tụng giải
quyết có hiệu quả rất nhiều vụ việc [5].
Năm 2004, Việt Nam đã thông báo bảng tần suất các alen của các locus
gen hệ Nineplex II trên đối tượng người Kinh cho Interpol, đây là một cột
mốc đánh dấu sự phối hợp toàn cầu trong đấu tranh phòng chống tội phạm
dựa vào lĩnh vực giám định ADN.
Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài
liệu nghiệp vụ đã tiến hành “Khảo sát tần suất của 3 locus D5S818, D7S820 và
D13S317 trên đối tượng người Mường” bằng các bộ kit phân tích ADN theo công
nghệ điện di nhuộm bạc.
Năm 2006, Viện Khoa học hình sự đưa vào triển khai hệ Identifiler trong
giám định ADN. Với bộ kit mới này, công tác giám định đạt hiệu quả cao hơn
so với bộ kit 9 locus gen Nineplex II trước đây.
Năm 2008, Viện Khoa học hình sự đã triển khai đề tài cấp Bộ "Khảo sát
tần suất các alen theo hệ Identifiler (ID) trên đối tượng người Kinh". Đề tài tiến
hành khảo sát số mẫu là 170 cá thể người Kinh và kết quả đã được triển khai ứng
dụng trong công tác giám định ADN.
Năm 2014, Viện Khoa học hình sự đã công bố bảng tần suất các alen theo
hệ Identifiler của các dân tộc Khmer, H'Mông và Tày.

14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





Đây là cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý vững chắc để đưa ra các bản
kết luận giám định về truy nguyên cá thể và xác định huyết thống phục vụ
tố tụng hình sự và dân sự đối với những vụ án, vụ việc liên quan đến người
Việt Nam [15].
1.5. Dân tộc Nùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, trong đó có 54 dân tộc
cư trú đan xen nhau và phân bố rải rác ở các vùng miền của đất nước. Mỗi
dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc, đa dạng không chỉ về ngôn ngữ mà
còn cả những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành phát
triển, …[2]
Dân tộc Nùng (tên gọi khác là Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lài,
Phần Sinh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài) thuộc
nhóm ngôn ngữ Tày-Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kađai. Người Nùng có quan
hệ gần gũi với người Tày và người Choang sống dọc biên giới Trung Quốc.
Riêng đối với địa bàn Trung Quốc, người Nùng và người Tày được xếp vào
dân tộc Choang. Vì vậy mà thủ lĩnh Nùng Trí Cao của người Nùng cũng được
coi là thủ lĩnh của người Choang [8]. Tuy không phải là dân tộc chiếm số lượng
đông nhất trong 54 dân tộc nhưng dân số người Nùng ngày càng gia tăng đáng
kể. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có
dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên
tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn
(314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại
Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3%
tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461
người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn
(27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng
(24.526 người), Bình Phước (23.198 người) [1].

15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Ngôn ngữ: Ngôn ngữ người Nùng chỉ tồn tại ở phía đông sông Hồng nối
liền với trung tâm của Việt Bắc. Tiếng Nùng và Tày có chung một nguồn gốc
nhưng có sự khác biệt. Nhóm ngôn ngữ người Nùng Lòi, Nùng An, Nùng Dín
mang nhiều đặc điểm riêng, nên cũng khác khá xa so với người bản địa.
Chữ viết: Giai đoạn cổ đại người Nùng không có chữ viết, đến giai đoạn
cận đại (từ thế kỷ XVII.) người Nùng dùng chữ Nôm gọi là chữ Nôm Nùng,
thời kỳ hiện nay người Nùng vừa dung chữ Nôm (Nùng) và vừa dùng chữ La
Tinh. Tuy nhiên hiện nay chữ Nôm Nùng đang dần bị mai một đi bởi chữ
quốc ngữ và hầu như nó không được sử dụng, chỉ có một số người già và
người làm nghề thầy cúng còn biết.
Nhân chủng: Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự
hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong
khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một
nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt
Nam có thể chia thành ba giai đoạn [1, 2, 8]:
- Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ
phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới
vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng
Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của
chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien).
- Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước
đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung
Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai
tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến

này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique).
- Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc
mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau đó
quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ
như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường
Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển
biến thành chủng Nam Đảo.
Như vậy người Nùng thuộc chủng Nam Á, nhóm ngôn ngữ Tày-Thái
của hệ ngôn ngữ Thái-Kađai. Đặc điểm nhân học đó là: Da ngăm, mắt và tóc
đen, hình tóc thẳng thường cứng, lông trên người ít phát triển, sống mũi ít dô.
Vóc dáng trung bình, đầu thuộc hai loại dài trung bình và ngắn trung bình.
Nếp mi góc phát triển (45% trở lên), sống mũi thấp, cánh mũi rộng trung
bình, môi hơi dày, môi trên hơi dô.
Hôn nhân trong xã hội Nùng
Người Nùng có quy định rất chặt chẽ trong hôn nhân gia đình, cấm lấy
người trong dòng tộc với nhau, trừ những người họ xa khác chi. Tuy nhiên
những trường hợp họ xa lấy nhau cũng rất hiếm.
Tiêu chuẩn người chồng trong xã hội Nùng xưa cũng như nay là khỏe
mạnh, cần cù, cày bừa thành thạo, săn bắn giỏi. Trai Nùng thích tìm vợ là
những người “Nả hang khàng suổi phịn siêng” (con gái mặt vuông chữ điền
trông như tiên) và không thích kết hôn với những cô“kiêu sải bố thưng tum,
mì cua tẻ sè lùm sèo móp”( gót chân không chạm đất khổ suốt đời). Nhiều nơi
đồng bào thường đánh giá những đức tính người con dâu tương lai qua cách

làm ăn của người mẹ:
Người Nùng Phàn Slinh đôi trai gái đã có tình ý với nhau họ trao đổi
quà tặng cho nhau, con gái tặng con trai cái“con lót” (giỏ đựng chỉ),
cái “cưn nả”(khăn đội đầu nam giới) và nhận lại của bạn trai cái “an
sả”, “phooc phum” ( cái lược). Trước kia mặc dù nam nữ thanh niên Nùng
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




được tự do tìm hiểu, thổ lộ tình cảm nhưng hôn nhân do cha sắp đặt vẫn là
hình thức hôn nhân chủ đạo.
Hiện tượng ngoại tình, hoang thai cũng hiếm có, theo luật tộc Nùng
nếu người vợ ngoại tình sẽ bị đuổi ra khỏi nhà chồng và phải bồi thường tài
sản cho nhà chồng. Nếu người chồng ngoại tình sẽ phải nộp phạt một con trâu
đẻ bồi thường danh dự cho nhà gái. Ỏ người Nùng An sau khi vợ cả tổ chức
cưới vợ lẽ cho chồng thì bà ta sẽ làm một ngôi nhà khác hoặc ngăn nhà ra ở
riêng cùng với con cái của mình.
Theo luật tục của người Nùng Din ở Bắc Giang và Hoàng Su Phì- hà
Giang nếu vợ chết, chồng có thể lấy em gái vợ. Em trai chết anh trai có thể
lấy em dâu “Phú lùng âu mẻ nả”. Song hiện nay những hiện tượng như thế
rất hiếm.
Tuy cùng địa bàn cư trú và cùng sinh hoạt với người Tày nhưng giũa
hai tộc ngươi này ít khi kết hôn với nhau, đa phần người Nùng thích kết hôn
với người Nùng mà thôi.
Tục lệ sinh đẻ
Người Nùng quan niệm gia đình hạnh phúc là gia đình có đông con.
Trước kia cũng như hiện nay, kén chọn vợ cho con trai, bậc cha mẹ thường
tìm hiểu rất kỹ về lai lịch cha mẹ đẻ, nhất là bà mẹ cô dâu. Xem người mẹ đẻ

có tốt không và nuôi con có tốt không. Những người phụ nữ không chồng,
con bị xã hội coi thường.
Người Nùng Slin thì cắm cành lá bên trái nếu là sanh con gái, bên phải
là sanh con trai. Ở người Nùng Inh (Chi Lăng, Lạng Sơn) bàn thờ mụ đặt bên
cạnh bàn thờ tổ tiên, nhưng thấp hơn. Bàn thờ mụ của bé trai khác so với bé
gái, trong nhà lúc nào người con gái út, trai út lập gia đình thì bàn thờ mụ mới
bỏ đi. Hôm làm lễ lập bàn thờ mụ người mẹ bế con ra khỏi buồng để báo cáo
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×