Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 246 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---000---

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh và quản lý
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02

Họ và tên tác giả

: Bùi Thu Hiền

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................... 14
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 15
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................... 15
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................. 16


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 18
1.1 Lý luận chung về quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ........................................... 18
1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động ....................................................................................................... 18
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị vốn lưu động ........................................................................ 20
1.1.3 Nội dung của quản trị vốn lưu động .......................................................................................... 22
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động ............................................................... 34
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động ................................................................... 37

1.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 41
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh ..................................... 41
1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................................................ 44
1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh................................................................................... 47
1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................................ 48

1.3 Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .. 49
1.3.1 Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................... 49
1.3.2 Ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ................... 56

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 58
2.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................ 58
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 60
2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 61
2.3.1 Ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ......................................................................................................... 61
2.3.2 Ảnh hưởng của HQKD đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 ......................................................................................................... 64

2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................................. 65
2.4.1 Thu thập các số liệu sơ cấp thông qua khảo sát ........................................................................ 65



2.4.2 Thu thập các số liệu thứ cấp ...................................................................................................... 67
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................................... 67

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DN DƯỢC PHẨM
NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2015 .......................................... 69
3.1 Tổng quan về ngành dược phẩm và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam .................................................................................................................................. 69
3.1.1 Giới thiệu khái quát về ngành dược phẩm ................................................................................ 69
3.1.2 Các quy định pháp lý điều chỉnh và quản lý thị trường dược phẩm Việt Nam ......................... 73
3.1.3 Tổng quan về các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ........ 75

3.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam ..................................................................................................................... 78
3.2.1 Các vấn đề chung liên quan đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết
trên TTCK Việt Nam ......................................................................................................................... 78
3.2.2 Thực trạng quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam .................. 81

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ................................................................................... 92
3.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ................................................................................. 102
3.4.1 Kết quả đạt được trong hoạt động quản trị VLĐ..................................................................... 102
3.4.2 Hạn chế trong hoạt động quản trị VLĐ và nguyên nhân......................................................... 105

CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VLĐ VÀ HQKD CỦA CÁC DN DƯỢC
PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2015 ........................... 107
4.1 Phân tích HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn 2010- 2015..................................................................................................................... 107

4.2 Phân tích mối quan hệ giữa quản trị VLĐ với HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ........................................................... 112
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả ......................................................................................................... 112
4.2.2 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................................................ 114
4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................................................ 116

4.3 Kết luận mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD của các DN dược phẩm niêm yết
trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ................................................................... 124
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VLĐ HƯỚNG TỚI
NÂNG CAO HQKD CỦA CÁC DN DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT
NAM ....................................................................................................................................... 125
5.1 Triển vọng tăng trưởng và định hướng phát triển của các DN trong ngành dược
phẩm ....................................................................................................................................... 125
5.1.1 Triển vọng tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới ......................... 125
5.1.2 Định hướng phát triển ngành dược phẩm trong thời gian tới .................................................. 127


5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động hướng tới nâng cao HQKD của
các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam .............................................................. 128
5.2.1 Các giải pháp liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho ................................................ 129
5.2.2 Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải thu .............................................................. 132
5.2.3 Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải trả ............................................................... 137
5.2.4 Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối
ưu...................................................................................................................................................... 139
5.2.5 Xây dựng quy trình và hệ thống các chỉ số phân tích hiệu quả quản trị VLĐ và HQKD trong
nội bộ các doanh nghiệp dược phẩm ................................................................................................ 141
5.2.6 Đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên sâu về quản trị vốn lưu động nói riêng và quản trị tài chính
nói chung .......................................................................................................................................... 144
5.2.7 Thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài đối với hoạt động quản trị VLĐ nói tiêng và hoạt động quản
trị tài chính nói chung ...................................................................................................................... 145


5.3 Một số kiến nghị ............................................................................................................. 145
5.3.1 Đối với Chính phủ Việt Nam .................................................................................................. 145
5.3.2 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam (VNPCA) .................................................... 148
5.3.3 Đối với các trường Đại học và cao đẳng ................................................................................. 149

KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 153
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 161


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ “Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ
với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt
Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu
thống kê được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả
nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học
Ngoại thương, những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thu Thủy
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu cũng như luôn động
viên, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành Luận án.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Cục quản lý dược Việt Nam- Bộ
Y tế, Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, lãnh đạo các công ty dược phẩm đã tham

gia khảo sát và giúp tác giả thu thập được các dữ liệu, thông tin một cách chính xác nhất.
Cuối cùng, Luận án là thành quả tác giả muốn dành cho những người thương yêu
trong gia đình mình, dành cho chồng và con trai.
Tác giả luận án


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động .................. 35
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh ......................... 48
Bảng 1.3: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa ảnh hưởng của quản trị
vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 54
Bảng 3.1: 14 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến 12/ 2015
...................................................................................................................................... 75
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm các khoản mục trong Tiền và các khoản tương đương tiền
của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2015 ............. 85
Bảng 3.3: Các tiêu chuẩn xét cấp tín dụng cho khách hàng của các Công ty dược phẩm
niêm yết ....................................................................................................................... 90
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình về Ảnh hưởng của quản trị VLĐ
tới HQKD của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015
..................................................................................................................................... 112
Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình về Ảnh hưởng của HQKD tới
quản trị VLĐ của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015
..................................................................................................................................... 114
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong các mô hình về Ảnh hưởng của quản
trị VLĐ tới HQKD của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 20102015. ............................................................................................................................ 114
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến trong các mô hình về Ảnh hưởng của HQKD
đến quản trị VLĐ của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 20102015 ............................................................................................................................. 115
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy OLS về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................................... 116

Bảng 4.6: Kết quả FE và RE về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam ......................... 120


Bảng 4.7 : Bảng tổng hợp kết quả về ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới hiệu quả kinh
doanh của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 2010- 2015 ............... 121
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy OLS và kiểm định FE, RE về ảnh hưởng của HQKD tới quản
trị VLĐ của các DN DP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2010 -2015 ......................... 122
Bảng 4.9: Kết quả GMM về ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của DN dược phẩm
niêm yết ....................................................................................................................... 123
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy GMM về ảnh hưởng của HQKD tới quản trị VLĐ của DN
dược phẩm niêm yết .................................................................................................... 123
Bảng 5.1: Các nội dung của mô hình 5S ..................................................................... 131
Bảng 5.2: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng .......................................................... 135


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Minh họa mô hình Miller – Orr .................................................................... 25
Hình 1.2: Mô hình chi phí theo EOQ ........................................................................... 28
Hình 1.3: Sơ đồ chu kỳ đặt hàng dự trữ theo mô hình EOQ ........................................ 29
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 58
Hình 3.1: Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam ........................ 71
Hình 3.2: Doanh số bán thuốc có bản quyền và thuốc thông thường generic .............. 72
Hình 3.3: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu dược phẩm ......................................... 72
Hình 3.4: Cơ cấu Tiền / TSNH, HTK/ TSNH và KPT/TSNH của các doanh nghiệp dược
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ......................................... 82
Hình 3.5: Cơ cấu Khoản phải trả/Nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp dược phẩm niêm
yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 ........................................................... 84
Hình 3.6: Hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam năm 2015 .......................................................................................... 95

Hình 3.7: Hệ số thanh toán tức thời của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK năm 2015 ........................................................................................................... 96
Hình 3.8: Số vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 ........................................................................ 96
Hình 3.9: HTK và số vòng quay HTK của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam năm 2015 .......................................................................................... 97
Hình 3.10: Số vòng quay khoản phải thu của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 ........................................................................ 98
Hình 3.11: Khoản phải thu và số vòng quay khoản phải thu của các doanh nghiệp dược
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2015 .......................................................... 99
Hình 3.12: Số vòng quay khoản phải trả của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 .................................................................................. 100


Hình 3.13: Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt trả của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 .................................................................................. 101
Hình 4.1: Doanh thu thuần của các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
giai đoạn 2010- 2015 ................................................................................................... 107
Hình 4.2: Lợi nhuận ròng của các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
giai đoạn 2010- 2015 ................................................................................................... 109
Hình 4.3: ROE của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn 2010- 2015 .......................................................................................................... 110
Hình 4.4: ROA của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai
đoạn 2010- 2015 .......................................................................................................... 111
Hình 5.1: So sánh tăng trưởng GDP và tăng trưởng ngành dược Việt Nam ............... 125
Hình 5.2: Chi tiêu thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 2009- 2020 ..... 126


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tên chữ


Diễn giải

Giải thích

viết tắt
Các thuật ngữ bằng tiếng Việt
DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

HTK

Hàng tồn kho


LN

Lợi nhuận

NNH

Nợ ngắn hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

TS

Tài sản

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐ

Vốn lưu động

VLĐR


Vốn lưu động ròng

Các thuật ngữ tiếng Anh
BMI

Business Monitor International

EVA

Economic value added

Giá trị kinh tế gia tăng

EPS

Earnings per share

Thu nhập trên 1 cổ phiếu

GMP

Good manufacturing Practice

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

MVA

Market value added


Giá trị thị trường gia tăng

ROA

Return on Assets

Hệ số sinh lợi của tài sản

ROE

Return on Equity

Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản trị tài chính đóng vai trò then chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp,
đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008
cho đến nay. Hoạt động quản trị tài chính giúp đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm
soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nội dung của hoạt động quản trị tài chính bao gồm: quyết định đầu tư dài
hạn, quyết định tài trợ, quyết định tài chính ngắn hạn (hay quản trị vốn lưu động) và một
số các quyết định khác như quyết định mua lại và sáp nhập, quyết định mua lại cổ phiếu
của công ty,…Trong đó, quản trị vốn lưu động (VLĐ) là quyết định để tiền mặt trong
quỹ bao nhiêu là hợp lý, hàng tồn kho bao nhiêu là đủ, quản trị khoản phải thu sao cho
doanh nghiệp vẫn bán được nhiều hàng mà giảm thiểu được rủi ro không thu hồi được

tiền, quản trị khoản phải trả để doanh nghiệp không ở trong tình trạng mất khả năng
thanh toán mà vẫn chiếm dụng được tín dụng của đối tác. Có thể thấy rằng, quản trị vốn
lưu động có tác động rất to lớn đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, quản trị vốn lưu
động một cách tối ưu nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn là một bài toán.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải định lượng hóa được mối quan hệ giữa quản trị
vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị sẽ có căn
cứ một cách cụ thể và chính xác trong hoạt động quản trị vốn lưu động của mình. Hơn
thế nữa, nghiên cứu mối quan hệ định lượng này cũng ngụ ý chính sách rõ ràng cho các
ngành cụ thể.
Ngành dược phẩm Việt Nam chiếm khoảng 2% GDP trong cả nước, là một ngành
đóng vai trò quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Theo chiến lược
Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2030, Chính phủ đưa ra mục tiêu đối với ngành dược là phấn đấu thuốc sản xuất trong
nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng, chú trọng cung ứng thuốc cho các đối tượng thuộc
diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo,… đồng thời phải giảm
giá thuốc và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu nước ngoài. Trong bối cảnh
cạnh tranh với nước ngoài ngày càng gay gắt cũng như phải thực hiện các mục tiêu của
Chính phủ, vấn đề đặt ra đối với các công ty dược phẩm Việt Nam là phải nhìn nhận,


2

đánh giá lại hoạt động quản trị của mình nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, các công ty dược phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán (TTCK)
Việt Nam đều là những công ty sản xuất hoặc phân phối lớn nhất thị trường dược phẩm
Việt Nam, với doanh thu thuần hàng năm từ 100- 10.000 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh
trung bình ngành đạt ở mức tương đối tốt (ROA trung bình khoảng 10%) nhưng ở một
số công ty, chỉ số này đang có xu hướng giảm. Ngoài ra, một số đặc điểm của vốn lưu
động đối với các công ty dược phẩm niêm yết đó là: lượng tiền mặt dồi dào; hàng tồn

kho có hạn sử dụng và chỉ nên dự trữ trong ngắn hạn; khoản phải thu nhiều đặc biệt là
các khoản phải thu trên kênh bán hàng ETC (kênh phân phối tới hệ thống các bệnh viện);
các khoản phải trả đối với nhà cung cấp nước ngoài lớn. Do đó, hoạt động quản trị vốn
lưu động, cụ thể là quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải
trả là hết sức cần thiết và khi tìm hiểu được mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD
thì có thể dễ dàng quản trị VLĐ tốt để hướng tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết nói riêng và ngành dược nói chung.
Các kết quả thực nghiệm tại các thị trường phát triển như Hoa Kỳ (Gill, Biger và
Mathur, 2010), Bỉ (Deloof, 2003), Tây Ban Nha (Garcia-Teruel và Martinez-Solano,
2007), Nhật Bản (Nobanee và AlHajjar, 2009), Singapore (Mansoori và Muhammad,
2012a)…và các nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan (Napompech, 2012)
và Malaysia (Mohamad và Saad, 2010)… đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa
quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh (được đo lường thông qua khả năng sinh
lời) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu toàn
diện và sâu sắc về mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD đối với các doanh nghiệp,
mà cụ thể đối với các DN dược phẩm nói chung và DN dược phẩm niêm yết nói riêng.
Đó là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quản trị vốn lưu động trong mối quan
hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1 Các nghiên cứu liên quan tới vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp
Vai trò của vốn lưu động và quản trị vốn lưu động là quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Chính vì thế rất nhiều sách về tài chính đã đề cập đến vấn đề này. Ross và các


3

cộng sự (2009) đã đưa ra các định nghĩa về vốn lưu động (working capital), vốn lưu

động thuần (net working capital) và quản trị vốn lưu động (working capital
management). Các tác giả bày tỏ quan điểm về quản trị vốn lưu động đó là trả lời các
câu hỏi: (1) Bao nhiêu tiền mặt và hàng tồn kho là đủ? (2) Các doanh nghiệp có nên cho
đối tác sử dụng tín dụng thương mại không? Nếu có thì trong thời hạn bao nhiêu lâu và
đối tác nào sẽ được chúng ta đồng ý? (3) Chúng ta sẽ huy động các nguồn tài trợ ngắn
hạn như thế nào? Liệu chúng ta sẽ sử dụng tín dụng thương mại của đối tác hay chúng
ta đi vay tiền mặt trong ngắn hạn? Đó là những câu hỏi điển hình để giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Berk và các cộng sự (2012) cũng đi sâu phân tích về vấn đề quản trị vốn lưu
động. và cho rằng mức độ tối ưu của những tài khoản này phụ thuộc vào từng công ty,
từng ngành nghề cụ thể, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như loại hình doanh
nghiệp, quy mô doanh nghiệp,…Công trình nghiên cứu của hai tác giả Belt và Smith
(1991) “Comparison of working capital management practices in Australia and The
United States” (Tạm dịch là So sánh thực tiễn quản trị vốn lưu động tại Úc và Mỹ) được
đăng trên tạp chí Global Finance Journal đã xây dựng bộ câu hỏi về quản trị vốn lưu
động và tiến hành khảo sát các công ty ở Úc. Bộ câu hỏi gồm 38 câu và chia thành 3
phần: chính sách vốn lưu động, khái quát chung về quản trị vốn lưu động và quản trị
từng thành phần của vốn lưu động.
Kế thừa nghiên cứu của Belt và Simth (1991), Koury và các công sự (1998) trong
nghiên cứu “Comparing working capital practices in Canada, the United States and
Australia: A Note” (Tạm dịch là So sánh thực tiễn quản trị vốn lưu động tại Canada, Mỹ
và Úc: một vài điểm lưu ý) cũng tiến hành khảo sát 350 doanh nghiệp ở Canada thuộc
10 lĩnh vực khác nhau. Sau đó, các tác giả đã đưa ra nhận xét và so sánh giữa các công
ty Canada với các công ty ở Mỹ và Úc dựa trên 45 câu hỏi về quản trị vốn lưu động.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Atseye và các tác giả khác (2015) đã đề cập tới
nhiều vấn đề của quản trị vốn lưu động, trong đó đưa ra khái niệm về vốn lưu động
(working capital), vốn lưu động gộp (gross working capital) và vốn lưu động thuần (net
working capital). Bài báo dẫn chứng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị vốn
lưu động đó là đặc điểm của doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, chính sách sản phẩm,
chính sách tín dụng, mức độ tăng trưởng doanh nghiệp, mức độ hiệu quả trong điều

hành, mức độ sẵn có của nguyên vật liệu,…


4

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều các nghiên cứu ngoài nước đánh giá về hiệu quả kinh doanh (HQKD)
của các công ty. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các chỉ tiêu phân tích HQKD,
cách đánh giá, cách đo lường hiệu quả kinh doanh. Một số các nghiên cứu về mối quan
hệ giữa cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chính sách chi trả cổ tức, chính sách kế toán, môi
trường kinh doanh,…với HQKD của doanh nghiệp.
Bài báo “Measurement of business performance in strategy research: A
comparison of approaches” (Tạm dịch là So sánh các phương pháp để đo lường hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiên cứu chiến lược) của hai tác giả
Venkatraman và Ramanujam (1986) đã cung cấp cho các nghiên cứu sau này về HQKD
của doanh nghiệp hai phương pháp: sử dụng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu hoạt động
để đánh giá về HQKD. Sử dụng các chỉ tiêu về tài chính là phương pháp đơn giản và
được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm các chỉ tiêu như sự tăng trưởng doanh thu, tỷ suất
sinh lời (được đánh giá thông qua các chỉ số thu nhập/ tài sản, thu nhập/ vốn chủ sở hữu
và thu nhập/ doanh thu), thu nhập trên một cổ phiếu,… Ngoài ra dựa vào các chỉ số thị
trường, có thể sử dụng các phương pháp đo lường như giá trị thị trường/ giá trị sổ sách,
Tobin’s Q,…Phương pháp thứ hai đánh giá HQKD trên góc độ rộng hơn đó là sử dụng
các chỉ tiêu hoạt động. Các chỉ tiêu này có thể kể đến như thị phần, việc giới thiệu sản
phẩm mới, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của hoạt động marketing, các giá trị gia tăng
trong sản xuất,… Học hỏi mô hình của Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và
cộng sự (1996) đã phân chia các tiêu chí đánh HQKD thành 8 nhóm: mức độ hiệu quả,
mức độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tính thanh khoản, mức độ thành
công/ thất bại, thị phần và đòn bẩy tài chính. Trong đó, các tác giả cũng nhấn mạnh mức
độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu đóng vai trò quan
trọng nhất khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp. Nghiên cứu của các tác giả Singh

và Raymond Schimigall (2002) đã chỉ ra vai trò quan trọng của các chỉ tiêu phân tích
HQKD về mặt tài chính trong 36 chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá các công ty
trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Mỹ. Bài báo khẳng định ba nhóm chỉ tiêu đánh
giá HQKD công ty đó là: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả quản lý
hoạt động và khả năng sinh lợi. Trong đó, nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi là
nhóm chỉ tiêu được đánh giá là có mức độ quan trọng nhất khi đánh giá HQKD của các
công ty.


5

Một số các nghiên cứu về HQKD tại các nước ở Châu Á có thể kể đến là nghiên
cứu của Lin và Rowe (2005) “Determinants of the profitability of China’s regional
SOEs” (Tạm dịch là Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
nhà nước tại Trung Quốc). Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
sinh lợi của các công ty nhà nước tại Trung Quốc giai đoạn trước 2002. Một nghiên cứu
khác của Tseng và các cộng sự (2007) đo lường HQKD của các công ty sản xuất công
nghiệp kỹ thuật cao tại Đài Loan, trong đó, 5 nhân tố chính được sử dụng khi đánh giá
HQKD của các doanh nghiệp này là: hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả tài chính, năng lực
sản xuất, năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới và mối quan hệ chuỗi cung ứng.
Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá HQKD của DN, Chen và Dodd (1997)
trong công trình nghiên cứu “An empirical examination of a new corporate performance
measure” (Tạm dịch là Kiểm tra thực nghiệm một phương pháp mới đo lường hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp) đã đưa ra mô hình về giá trị gia tăng kinh tế (Economic
value added- EVA) để đánh giá hiệu quả DN.
2.1.3 Các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu
quả kinh doanh
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu
động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng mô hình tương
quan và hồi quy, Deloof (2003) trong bài báo “Does working capital management effect

profitability of Belgian firms?” đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa doanh
thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và kỳ thu tiền, số ngày của hàng tồn kho cũng như
kỳ trả tiền của các doanh nghiệp Bỉ. Eljelly (2004) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều
giữa khả năng sinh lời của các doanh nghiệp và tính thanh khoản của chúng, được đo
lường thông qua hệ số thanh toán ngắn hạn. Mối quan hệ này càng trở nên rõ rệt với
nhưng doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn hạn cao và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt
dài. Padachi (2006) nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất nhỏ tại Mauritius giai đoạn
1998- 2003 trong nghiên cứu “Trends in working capital management and its impact
on firms’ performance: An analysis of Mauritian small manufacturing firms”. Kết quả
phân tích cho thấy khoản phải thu, khoản phải trả, chu kỳ chuyển hóa tiền có mối liên
hệ ngược chiều với ROA (ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%). Tuy nhiên nghiên cứu
cũng chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa hàng tồn kho và khả năng sinh lợi là không có
ý nghĩa đáng kể. Lazaridis và Tryfonnidis (2006) trong bài viết “Relationship between


6

working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock
exchange” cũng tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa khả năng sinh lời, đo lường thông qua
lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt cũng
như các thành phần của nó (khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho). Raheman
và Nasr (2007) tìm ra mối quan hệ rất chặt chẽ giữa những biến trên và khả năng sinh
lời của công ty. Cụ thể là khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tăng lên sẽ kép theo sự giảm
sút của khả năng sinh lời và nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thông
qua việc giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt xuống mức nhỏ nhất có thể. Bài báo “Effects
of working capital management on SME profitability” của Garcia-Teruel và MartinezSolano (2007) đã chứng minh rằng nhà quản trị có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách
giảm số ngày tồn kho và kỳ thu tiền bình quân. Thêm vào đó, rút ngắn chu kỳ chuyển
hóa tiền mặt cũng sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Tây Ban
Nha. Nghiên cứu của Nobanee và AlHajjar (2009) trong bài báo “A note on working
capital management and corporate profitability of Japanese firms” thống nhất rằng thời

gian thu tiền, thời gian tồn kho và chu kỳ chuyển hóa tiền ảnh hưởng ngược chiều đến
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Nhật Bản trong khi thời gian trả tiền có mối quan
hệ ngược lại. Trong nghiên cứu có tên “The relationship between working capital
management and profitability: Evidence from the United States”, ba nhà kinh tế học
Gill, Biger và Mathur (2010) đã thu được kết quả là i) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều
chặt chẽ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời. ii) Không tìm ra mối quan hệ
giữa kỳ trả tiền bình quân cũng như kỳ tồn kho bình quân và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. iii) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều chặt chẽ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
và khả năng sinh lời. Mathuva (2011) trong “The influence of working capital
management components on corporate profitability: a survey on Kenyan listed firms”
cũng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động quản trị vốn lưu động lên
khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ông đã tìm ra rằng: i) Tồn tại mối quan hệ ngược
chiều rất chặt chẽ giữa kỳ thu tiền của doanh nghiệp và khả năng sinh lời, ii) Tồn tại mỗi
quan hệ cùng chiều rất chặt chẽ giữa thời gian của vòng quay hàng tồn kho và khả năng
sinh lời iii) Tồn tại mối quan hệ cùng chiều chặt chẽ giữa kỳ trả tiền bình quân và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Gần đây nhất có thể kể đến nghiên cứu của Kaddumi
và Ramadan (2012) với tựa đề “Profitability and working capital management: The
Jordanian case”. Trong đó, các tác giả khẳng định mối quan hệ nghịch biến giữa thời


7

gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lợi, mối
quan hệ đồng biến giữa thời gian trả tiền và khả năng sinh lợi.
Ngoài ra, đã có một số các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động
và hiệu quả kinh doanh tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore,
Maylaysia và Thái Lan. Nghiên cứu của tác giả Mansoori và Muhammad (2012a) cho
rằng có thể tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua việc giảm thời gian thu hồi các khoản nợ
cũng như giảm vòng quay hàng tồn kho. Bên cạnh đó, yếu tố ngành cũng tác động không
nhỏ đến mối quan hệ này. Tác giả Zariyawati và cộng sự (2009) trong bài báo “Working

capital management and corporate performance: Case of Malaysia” (Tạm dịch là Quản
trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp của Malaysia)
cũng đã chỉ ra cần thiết phải quản trị vốn lưu động một cách tối ưu. Nghiên cứu cũng
khẳng định rằng nếu các doanh nghiệp muốn gia tăng giá trị cho chủ sở hữu thì họ cần
quan tâm đến vấn đề làm sao giảm được chu kỳ chuyển hóa tiền mặt một cách tối ưu
nhất. Nghiên cứu của hai tác giả Mohamad và Saad (2010) cũng cho kết quả tương tự
đối với các công ty Malaysia. Đề cập tới ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới HQKD
của các công ty niêm yết trên TTCK Thái Lan, tác giả Napompech (2012) có bài viết
“Effects of working capital management on the profitability of Thai listed firms” (Tạm
dịch là Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của các công ty niêm
yết Thái Lan). Kết quả tương tự với các kết luận ở Singapore và Malaysia đó là có thể
tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, vòng quay hàng tồn
kho và vòng quay thu hồi khoản phải thu. Charitou và các cộng sự (2012) khi nghiên
cứu về các nước đang phát triển ở châu Á cũng khẳng định mối quan hệ thuận chiều
giữa hiệu quả quản trị vốn lưu động (CCC) và khả năng sinh lời của các công ty (ROA).
Mặc dù các nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động quản trị vốn
lưu động đến hiệu quả kinh doanh, các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra ảnh hưởng ngược
lại của hiệu quả kinh doanh đến hoạt động quản trị vốn lưu động, tức là nếu hiệu quả
kinh doanh của công ty tăng/ giảm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản trị
vốn lưu động. Gill (2011) trong bài “Factors that influence working capital
requirements in Canada” đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động
trong công ty bao gồm dòng tiền hoạt động, ROA, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính,
quy mô công ty và chỉ số Tobin’s Q. Trong đó, ROA là nhân tố có ảnh hưởng thuận
chiều và có mức ảnh hưởng lớn nhất đối với quản trị vốn lưu động trong công ty.


8

Ngược lại, Naser và cộng sự (2013) trong bài “Factors influencing corporate
working capital management- Evidence from an emerging economy” kết luận rằng hiệu

quả kinh doanh ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động quản trị vốn lưu động đối với các
công ty trên sàn chứng khoán Abu Dhaidi. Các nghiên cứu trước đây của Jose và các
cộng sự (1996), Chiou và các cộng sự (2006) cũng đưa ra kết quả tương tự. Họ lý luận
rằng bởi các công ty có khả năng sinh lời tốt thường dễ dàng huy động các nguồn tài trợ
và tiền mặt sẽ được giữ ở mức tối thiểu nhất, do đó có mối quan hệ ngược chiều giữa
khả năng sinh lời và quản trị vốn lưu động (đo lường bằng CCC). Tuy nhiên,
Wasiuzzaman và Arumugam (2013) nghiên cứu các công ty ở Malaysia trong bài
“Determinants of working capital investment: A study of Malysian Public listed firms”
và cho thấy ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến quản trị vốn lưu động không có ý
nghĩa về mặt thống kê.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Một số nghiên cứu tại Việt Nam có nội dung liên quan đến luận án như sau:
2.2.1 Các nghiên cứu liên quan tới vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp
Nguyễn Tấn Bình (2007) trong giáo trình “Quản trị tài chính ngắn hạn” đề cập
một cách đầy đủ và chi tiết các vấn đề liên quan tới vốn lưu động của doanh nghiệp.
Theo tác giả, vốn lưu động được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn
hạn. Do đó, đề cập tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp tức là phải quản lý chu
kỳ tiền mặt, quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phải trả.
Nhận định vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản (2007) cũng
dành một phần (phần V) trong cuốn sách “Quản trị tài chính doanh nghiệp” để bàn về
quản trị vốn lưu động. Tác giả đã đưa ra các khái niệm và các vấn đề xoay quanh quản
trị tiền mặt, quản trị khoản phải thu, hàng hóa tồn kho và tài trợ ngắn hạn. Giáo trình
“Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động do Nguyễn Thu Thủy (2011)
làm chủ biên cũng đề cập tới quản trị vốn lưu động và các nguồn tài trợ ngắn hạn trong
chương VI của cuốn sách này. Trong đó, tác giả đưa ra một số khái niệm liên quan đến
vốn lưu động thuần, vốn lưu động gộp, chính sách vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động.
Một số bài đăng tạp chí bàn luận về quản trị vốn lưu động có thể kể đến bài viết
“Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí Minh” của hai tác



9

giả Hàng Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy được đăng trên Tạp chí phát triển
KH&CN số 10/2007. Bài báo nghiên cứu hiện trạng quản lý vốn lưu động trên hai
phương diện chính: (1) Khảo sát thực trạng về chính sách vốn lưu động của các doanh
nghiệp, (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài sản lưu động của
các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí Minh. Lê Hồng Nhung và Nguyễn Hữu Ánh
(2013) trong bài viết “Phân tích vốn hoạt động thuần và cân bằng tài chính của doanh
nghiệp” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển đã nghiên cứu về vốn hoạt động
thuần, được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn hạn cũng như nhu cầu
vốn hoạt động thuần trong doanh nghiệp. Các tác giả nhận định rằng nhu cầu vốn lưu
động thuần có liên quan đến rất nhiều các hoạt động có tính tuần hoàn của doanh nghiệp
như: quá trình cung ứng, sản xuất, và tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất; hay quá
trình thu mua, dự trữ và bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại. Tác giả Thu Hoài
cũng đặt vấn đề về hàng tồn kho trong bài viết “Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp
nào?” được đăng trên Tạp chí công nghiệp tháng 11/2012. Tác giả cho rằng hai vấn đề
hàng tồn kho và nợ xấu của doanh nghiệp là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn
dòng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến làm cạn kiệt vốn lưu
động. Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giải quyết hàng tồn kho.
Một số các luận án Tiến sỹ cũng nghiên cứu đến một phần nội dung trong quản
trị vốn lưu động. Ví dụ như nghiên cứu về hàng tồn kho có thể kể đến luận án của Phạm
Thị Bích Chi (2005), và Lê Thị Thanh Hải (2006). Tuy nhiên, những nghiên cứu này
chỉ quan tâm đến hàng tồn kho xét trên khía cạnh hoàn thiện phương pháp hạch toán kế
toán, chứ không xem xét đến khía cạnh quản trị hàng tồn kho thế nào cho hiệu quả và
các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
2.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Lê Thị Bích Vân (2009) đưa ra “Các chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh hiệu quả
kinh doanh của các Công ty cổ phần trên TTCK Việt Nam” đăng trên Tạp chí Thương

mại số 23/2009. Qua đó tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh (HQKD) của doanh nghiệp bao gồm: nhóm các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả
sử dụng nguồn vốn; hiệu quả sử dụng tài sản và một số các chỉ tiêu khác như thu nhập
trên mỗi cổ phiếu thường (EPS), tỷ suất chi trả lãi cổ phần hoặc tỷ suất sinh lãi cổ phần.
Cũng đăng trên Tạp chí Thương mại năm 2009 nhưng tác giả Phạm Công Đoàn lại đưa
ra hệ thống các chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong


10

bài báo “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại trên địa bàn Hà Nội”. Ông cho rằng các có 3 nhóm chỉ tiêu cơ bản là: Các chỉ tiêu
tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh; Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: chỉ tiêu
năng suất lao động, chỉ tiêu lợi nhuận/ lao động; Các chỉ tiêu vòng quay kinh doanh và
tỷ lệ sinh lời của vốn bộ phận. Tác giả Nguyễn Văn Công (2009) cũng đưa ra quan điểm
“Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh”. Tác
giả cho rằng cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt
động và hiệu quả hoạt động để đánh giá một doanh nghiệp.
Bàn về vấn đề sử dụng tiêu chí nào để đánh giá kết quả hoạt động của doanh
nghiệp, Nguyễn Thế Hùng (2012) đưa ra bài báo “Về một số tiêu chí đánh giá kết quả
hoạt động của doanh nghiệp”. Khác với các tác giả trước đây, Nguyễn Thế Hùng (2012)
chỉ đánh giá dựa trên ba chỉ số cơ bản ROF, ROA và ROC. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra
bốn hạn chế của ROE và ROA khi đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp dẫn
đến cần phải sử dụng các thước đo mới là giá trị thị trường gia tăng (MVA) và giá trị
kinh tế gia tăng (EVA). Được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 6/2014, hai
tác giả Trần Khánh Hưng và Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra “Kinh nghiệm về nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trong nước và một số nước trong khu
vực sau khủng hoảng tài chính”. Qua việc phân tích bài học kinh nghiệm của những
điển hình thành công về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất sau khủng hoảng tài chính
tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Các tác giả đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm

đáng quý đó là: nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro; cần có chiến lược phát triển doanh
nghiệp trong khủng hoảng và định hình xu hướng sau khủng hoảng để nắm bắt cơ hội
kinh doanh; tập trung đầu tư vào những yếu tố chuẩn bị cho sự phát triển của doanh
nghiệp sản xuất sau khủng hoảng.
Một số luận án Tiến sỹ đã nghiên cứu đến vấn đề hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Có thể kể đến đó là
luận án Tiến sỹ “Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản Việt Nam” năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương. LATS của Đỗ
Huyền Trang (2012) với đề tài “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ”. Trần Thị Thu Phong
(2012) trong nghiên cứu “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã tiến hành khảo sát thực


11

trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại 50 công ty cổ phần có giá trị vốn hóa lớn nhất
trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tính đến hết tháng 10/2010 và tiến hành
thu thập ý kiến từ các nhà đầu tư cá nhân và các chuyên gia phân tích tại các công ty
chứng khoán. Tiếp đó, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) trong nghiên cứu “Hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng
công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải” đã tập trung vào việc bổ sung các
chỉ tiêu phi tài chính, phân tích mối quan hệ nhân - quả giữa các chỉ tiêu tài chính và phi
tài chính khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng công trình
giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã phân tích HQKD như là một nội dung quan
trọng để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp. Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của tác giả
Phạm Trọng Bình (2000), tác giả đã “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các doanh
nghiệp tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam”, trong đó
sử dụng hai nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm đánh giá các doanh nghiệp

niêm yết. Trong các chỉ tiêu định lượng có 3 nhóm chỉ tiêu chính được xem xét là khả
năng thanh toán, cơ cấu tài chính và năng lực hoạt động.
2.2.3 Các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu
quả kinh doanh
Theo sự hiểu biết của tác giả, có rất ít các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ
giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh. Trước hết phải kể đến nghiên cứu
của tác giả Huỳnh Phương Đông (2010) đăng trên Tạp chí Ngân hàng với tựa đề “Mối
quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”. Kết quả cho thấy trong khi số ngày của một vòng quay khoản
phải thu, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho và chu trình lưu chuyển tiền có mối
quan hệ tỷ lệ nghịch thì số ngày của một vòng quay khoản phải trả có mối quan hệ thuận
chiều với lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh. Cũng nghiên cứu về “Mối liên hệ giữa
quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn 2008- 2013”, Vương Đức Hoàng Quân (2014) và các tác giả khác đã sử
dụng mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled Ordinary Least Square) và mô
hình tác động cố định (Fixed Effects Model) để đưa ra nhận định tương tự với Huỳnh
Phương Đông (2010). Đó là tồn tại mối quan hệ nghịch giữa khả năng tạo lợi nhuận của
công ty với thời gian tồn kho, thời gian thu tiền và chu kỳ tiền mặt. Tương tự với hai


12

nghiên cứu trên, nghiên cứu “Quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi- Thực tiễn của
các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí
Minh” của tác giả Võ Xuân Vinh (2013) được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển
tháng 10/2013 cũng cho thấy sự tác động có ý nghĩa của thời gian thu tiền, thời gian tồn
kho, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngành công
nghiệp.
2.2.4 Các nghiên cứu về các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
Hàng năm, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

(VietinBankSc) đều phát hành Báo cáo về ngành dược phẩm Việt Nam. Báo cáo phân
tích về sức hấp dẫn của ngành, sản phẩm dịch vụ, các thị trường chủ yếu và điều kiện
kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra báo cáo cũng đánh giá một số
các doanh nghiệp lớn trong ngành như CTCP Dược Hậu Giang (DHG), CTCP Traphaco
(TRA), CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP), và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
(DMC).
Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPT Securities) cũng là một trong các công ty
đưa ra báo cáo hàng năm một cách chi tiết và đầy đủ về ngành dược trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Báo cáo gồm 3 phần chính: tổng quan chung về ngành dược phẩm trên
thế giới, ngành dược phẩm Việt Nam và các thông tin về các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết. Trong đó, khi phân tích về các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết, báo cáo đã
so sánh hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu kế toán và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động.
Từ đó đưa ra khuyến nghị chung và các lưu ý cho các công ty dược phẩm chưa niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, một số các công ty khác như Công
ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities_VCBS),
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam (VPBank
Securities_VPBS),… cũng đều phát hành các báo cáo để đánh giá, so sánh và phân tích
về ngành dược phẩm và các công ty dược phẩm Việt Nam.
Bên cạnh các báo cáo của các tổ chức trong nước, các công ty nước ngoài cũng
đưa ra các nhận định về tình hình ngành dược phẩm Việt Nam. Cụ thể là báo cáo của
Ngân hàng nước ngoài Maybank Kim Eng vào tháng 1/2015. Trong báo cáo, Maybank
cho rằng ngành dược phẩm có triển vọng dài lạc quan và định giá hấp dẫn. Ngoài ra,
một số các báo cáo của tổ chức Businesss Monitor Internationl (BMI) cũng là các tài


13

liệu quan trọng cung cấp số liệu về ngành dược phẩm Việt Nam nói chung và các công
ty dược phẩm nói riêng.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động quản trị vốn lưu động và HQKD trong và
ngoài nước, tác giả nhận thấy kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu
động và hiệu quả kinh doanh còn chưa được thống nhất. Kết quả của nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy các biến giải thích có thể tác động thuận chiều hoặc ngược chiều
đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, hoặc có biến lại không thể hiện ảnh
hưởng của nó. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá HQKD của DN.
Mặc dù trên thế giới và các nước trong khu vực đã có nhiều nghiên cứu nhưng
tại Việt Nam, hoặc chỉ có các nghiên cứu về công tác quản trị vốn lưu động, hoặc chỉ
nghiên cứu đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, có rất ít các nghiên
cứu tìm hiểu ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, và chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan hệ hai chiều giữa hai yếu
tố này. Trong quá trình tìm kiếm và phát hiện của tác giả cho thấy, ở Việt Nam hiện nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống và cụ thể về mối
quan hệ của hoạt động quản trị vốn lưu động với hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Do đó, tác giả mong muốn đây là luận án đầu
tiên nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt đối với một ngành cụ thể là ngành dược phẩm
trong giai đoạn 2010- 2015. Từ đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị có giá trị nhằm
hoàn thiện công tác quản trị VLĐ hướng tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết nói riêng và các DN dược phẩm nói chung.
3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích mối quan hệ hai chiều giữa quản
trị vốn lưu động với HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt
Nam giai đoạn 2010- 2015. Để giải quyết được vấn đề đó, các mục tiêu cụ thể của Luận
án như sau:
- Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý luận khoa học về quản trị vốn lưu động và HQKD của các
doanh nghiệp bao gồm các khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá,… đồng thời dựa
vào kết quả khảo sát về thực trạng quản trị vốn lưu động tại 14 DN dược phẩm niêm yết
và 50 DN không niêm yết giai đoạn 2010- 2015, Luận án sẽ phân tích thực trạng hoạt



14

động quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh tại các công ty này. Từ đó rút ra ưu
điểm cũng như nhược điểm của các công ty niêm yết trong ngành.
- Thứ hai, xem xét một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình trước đó về mối quan hệ
giữa quản trị vốn lưu động và HQKD nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định các
yếu tố trong mô hình nghiên cứu.
- Thứ ba, sau khi xác định mô hình nghiên cứu và thu thập các số liệu cần thiết, Luận án
sẽ tiến hành phân tích ảnh hưởng của các yếu tố quản trị vốn lưu động đến HQKD, so
sánh kết quả tìm được ở Việt Nam với các kết quả nghiên cứu trước đó tại các nước phát
triển và các nước trong khu vực. Từ đó làm tiền đề để hoàn thiện công tác quản trị vốn
lưu động hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm
niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới.
Luận án cần làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Cơ sở lý luận về vốn lưu động và quản trị VLĐ trong doanh nghiệp, lý luận về
HQKD và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với
HQKD đã được trình bày như thế nào?
(2) Thực trạng quản trị VLĐ và phân tích HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm
yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 như thế nào? Các công ty dược phẩm
niêm yết hiện nay sử dụng phương pháp nào để quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho,
quản trị khoản phải thu và quản trị khoản phải trả? Ưu điểm và nhược điểm của hoạt
động quản trị VLĐ hiện nay của các DN dược phẩm niêm yết là gì?
(3) Quản trị VLĐ có tác động tới HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 như thế nào? Ngược lại, công ty có HQKD tốt
có ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị VLĐ hay không? Kết quả nghiên cứu có đồng nhất
với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó hay không?
(4) Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động để hướng
tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
trong giai đoạn tới là gì?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là mối quan hệ định
lượng hai chiều giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015.
Phạm vi nghiên cứu:


×