Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tác động giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TÁC ĐỘNG GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY
THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TÁC ĐỘNG GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY
THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

PGS. TS Nguyễn Minh Hà
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 12 tháng 07 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

2

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 1

3


TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản biện 2

4

TS. Phan Thị Hằng Nga

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Chủ tịch

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Giới tính:Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1981 Nơi sinh: Đaklak
Chuyên ngành: Kế toán

MSHV:1441850022

I. Tên đề tài:
Tác động giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện nghiên cứu tác động giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công
ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích đánh giá các tác động giữa tiền mặt đến giá trị doanh nghiệp. So sánh sự khác
biệt nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu khác, từ đó đề xuất về việc nắm giữ tiền
mặt phù hợp với mục tiêu gia tăng giá trị của các doanh nghiệp ngành thực phẩm.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 28/8/2015
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/4/2016

V. Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


: PGS. TS NGUYỄN MINH HÀ
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tác động giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp
của các công ty thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là bài
nghiên cứu do chính bản thân thực hiện, hoàn toàn không có sao chép từ các công trình
nghiên cứu khác ngoại trừ việc tham khảo về các nội dung nghiên cứu trước trong phần
lý thuyết để lựa chọn mô hình phù hợp với nội dung trong luận văn
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016

Nguyễn Thị Thanh Huyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị những kiến
thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Thầy

Nguyễn Minh Hà đã chỉ dẫn tận tình, nghiêm khắc và khuyến kích cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân đến những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong
suốt quá trình học tập, làm việc và thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi chân thành cảm ơn đến các thành viên trong gia đình, những người
luôn dành cho tôi những tình cảm nồng ấm và chia sẽ những lúc khó khăn trong cuộc
sống, đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016

Nguyễn Thị Thanh Huyền


iii

TÓM TẮT
Luận văn đã thực hiện kiểm định tác động giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh
nghiệp của 28 công ty thuộc ngành thực phẩm được niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm
hiểu một số yếu tố khác tác động đến giá trị doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt (Cash),
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CF), tăng trưởng (GRO), Đòn bẩy nợ ( Debt), khả
năng sinh lợi (ROA).
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình hành mô hình nghiên cứu của các
Công ty niêm yết căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, nhân tố nào có trọng số
Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ
thuộc. Trong 7 nhân tố kiểm định gồm CASH, CR, SIZE, CF, GRO, DEBT, ROA thì có
5 nhân tố ảnh hưởng giá trị doanh nghiệp của các Công ty niêm yết. Trong đó nhân tố
CASH ảnh hưởng ở mức hệ số Beta = 0.117, còn lại DEBT ảnh hưởng với Beta = 0,668;
Nhân tố GRO tác động làm giảm giá trị công ty với hệ số Beta = -0.364; Nhân tố ROA

tăng giá trị công ty ảnh hưởng hệ số Beta = 0.164; nhân tố CF ảnh hưởng thấp nhất với
hệ số Beta = 0,124.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với độ tin cậy thì các biến độc lập: CASH, ROA,
GRO,DEBT, CF đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(7,132) = 1.978099, Tuy nhiên, các biến
SIZE, CR lại không đạt ở cả hai tiêu chuẩn: tstat < tα/2(7,132) = 1.978099 và Sig. của
các biến này đều > 0.05, thể hiện độ tin cậy kém khi kiểm định tác động với giá trị
doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực
tiếp đến các nhân tố nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp.Tuy nhiên, nghiên cứu này còn
nhiều hạn chế về thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.


iv

ABSTRACT
The essay has proceeded testing the relationship between cash holding and firm
value of 28 companies in the food industry are listed on Vietnam's securities trading
center from 2010 to 2014. In addition, this study also researched the influences from
other elements to the enterprise value such as: Cash (Cash); cash flow from business
operations (CF), economic growth (GRO), debt leverage (Debt), and profitability
(ROA).
From synthesis other arguments, inheritance results from previous studies relating
directly and indirectly to the subject, the author initially formed the model for the study
of the listed companies basing on standardized Beta coefficients. Following this, the
more ratio of standardized Beta the factor is the more influence to the dependent
variable. 7 Factors tested include CASH, CR, SIZE, CF, GRO, DEBT, ROA, the 5
factors influencing enterprise value of the listed company. Of these factors influence
CASH at beta = 0.117, remaining DEBT affected with Beta = 0.668; GRO impact
factors detract company Beta coefficient = -0.364; ROA increased factors affect
company value beta = 0.164; factors affecting CF lowest with beta = 0.124.

The research results showed that with the reliability, the independent variables:
CASH, ROA, GRO, DEBT, the CF were satisfied because the tstat > '/2 (7.132) =
1.978099, however, the ratio of SIZE, CR cannot reach in both standards: tstat < '/2
(7.132) = 1.978099 and Sig. of this > 0.05, showed poor reliability in verifying the
relationship with firm value.
From this result, author has proposed some solutions which could impact directly
to these factors to enhance Firm value. However, this research is also limited by the time
and not enough samples for testing and it could limit the high overall of the subject.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iX
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .......................................................... X
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu............................................................................. 4
1.7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 6

2.1. Tổng quan lý luận về tiền mặt .......................................................................... 6
2.1.1. Nắm giữ tiền mặt .................................................................................... 6
2.1.2. Động cơ nắm giữ tiền mặt ...................................................................... 7
2.1.3. Các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt .............................................. 7


vi

2.2. Giá trị doanh nghiệp ......................................................................................... 9
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 9
2.2.2. Một số chỉ tiêu xác định giá giá trị doanh nghiệp................................... 10
2.3. Đặc điểm ngành thực phẩm .............................................................................. 11
2.4. Các nghiên cứu trước ........................................................................................ 12
2.5. Mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp ............................ 20
2.6. Lựa chọn mô hình nghiên cứu .......................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 24
3.1. Quy trình nghiên cứu. ....................................................................................... 24
3.2. Mô hình nghiên cứu. ......................................................................................... 25
3.2.1. Xây dựng mô hình hồi quy ..................................................................... 25
3.2.2. Mô tả các biến ......................................................................................... 25
3.3. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 32
3.4. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 36
4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................... 36
4.1.1. Thống kê mô tả chỉ số Tobin’Q .............................................................. 36
4.1.2. Thống kê mô tả các biến độc lập ............................................................ 37
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình .................................. 40
4.3. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính .............................................................. 41
4.3.1. Kiểm định mô hình hồi quy .................................................................... 44



vii

4.3.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu .............................. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 53
5.1. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 53
5.2. Một số kiến nghị cho cho việc quản trị tiền mặt .............................................. 54
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 56
5.3.1. Hạn chế của luận văn .............................................................................. 56
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 58
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 62


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Diễn giải Tiếng Anh

Diễn giải Tiếng Việt

CASH

Cash

Tiền mặt


CR

Current Ratio

Khả năng thanh toán

CF

Cash Flow

Dòng tiền hoạt động

DEBT

Debt

Tỷ lệ nợ

GRO

Growth

Tăng trưởng

NPV

Net Present Value

Giá trị hiện tại ròng


ROA

Return On Assets

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Sig

Significance level
Statistical Package for
Social Sciences

Mức ý nghĩa

SPSS

Phần mềm xử lý thống kê

VIF

Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai

Tobin’s Q

Tobin’s Q

Tp. HCM

Đo lường giá trị doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh



ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.4

: Tóm tắt các nghiên cứu trước trước đây về việc nắm giữ tiền mặt. 18

Bảng 3.1

: Tóm tắt ý nghĩa và đo lường các biến..……………………..…...…30

Bảng 4.1

: Thống kê mô tả chỉ số Tobin’Q... ………………………...…..……36

Bảng 4.2

: Thống kê mô tả các biến độc lập………………….…….….….……37

Bảng 4.3

: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình….…….….….…..40

Bảng 4.4

: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ……………….…. ….…… 42


Bảng 4.5

: Thông số mô hình trong hồi quy………..……………………....….. 43

Bảng 4.6

: Kiểm định giả thiết …………………………………….… .….…… 51


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.4

: Mô hình nghiên cứu…………………………….…………….…22

Hình 3.1

: Quy trình nghiên cứu ……………………………………….…..24

Hình 4.1

: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy…….45

Hình 4.2

: Đồ thị P – P Plot của phần dư. ………………………………….46

Hình 4.3


: Đồ thị Histogram của phần dư. …………………………………47


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Dường như tiền mặt luôn là một thứ gì đó mà ai cũng thích sở hữu, doanh
nghiệp cũng vậy. Thế nhưng liệu doanh nghiệp có một mức tiền mặt quá cao liệu có
phải là điều tốt?. Việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp đang nhận được sự quan
tâm ngày càng nhiều trong các nghiên cứu và thực tế rằng các doanh nghiệp đang
nắm giữ một lượng tiền mặt đáng kể trong doanh nghiệp của họ.
Hầu hết các nghiên cứu đều giả định rằng có sự tồn tại một mức tiền mặt mục
tiêu và doanh nghiệp đang điều chỉnh việc nắm giữ tiền mặt theo mục tiêu riêng của
mình, tuy nhiên việc giả định này thiếu đi bằng chứng thực nghiệm để củng cố một
mức đáng tin cậy của lập luận.
Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong những yếu tố quan trọng mà
doanh nghiệp quan tâm. Theo nghiên cứu của Kelcheva và Lins ( được trích bởi
Nguyễn Thị Liên Hoa và cộng sự, 2014) tiền và các khoản tương đương tiền thường
chiếm khoảng 16% tổng tài sản của các công ty Mỹ. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Liên Hoa và cộng sự (2014) tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền tại Việt
Nam chiếm khoảng hơn 9%, điều này cho thấy một lượng tiền mặt khá cao so với
các tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu gần đây xem xét việc gia tăng thêm tiền mặt gắn liền với việc
gia tăng giá trị cho doanh nghiệp liên đới tới lợi ích cho các cổ đông. Trong khi đó
tiền mặt nắm giữ lại tác động lên giá trị doanh nghiệp theo cả tín hiệu tốt và tín hiệu
xấu, nắm giữ tiền mặt ở một mức hợp lý là vấn đề khó khăn đối với nhà quản lý.
Một mặt, khi công ty có nguồn tiền dồi dào có tính thanh khoản cao, công ty có khả

năng tài trợ cho đầu tư mà không làm gia tăng chi phí tài trợ bên ngoài do phát sinh
chi phí giao dịch và vấn đề bất cân xứng thông tin. Mặt khác việc không nắm giữ
tiền mặt lại làm gia tăng khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính khi công ty không có
sẵn dòng tiền hoặt động đầu tư và phải đi vay từ nguồn tài trợ bên ngoài, cụ thể là


2

vay nợ. Bên cạnh đó yếu tố nắm giữ tiền mặt quá nhiều thì đáp ứng được yêu cầu
của tính thanh khoản, nhưng lại mất đi cơ hội đầu tư để sinh ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Trong thời gian vừa qua tình hình đóng cửa hàng loạt các công ty vừa và nhỏ
trong đó việc quản lý còn yếu kém là một trong nguyên nhân. Nghiên cứu của
Raheman (2007) tài sản lưu động của một công ty chiếm hơn nửa tổng tài sản của
toàn công ty, nó ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận và khả năng thanh toán của
công ty đó. Cũng trong cùng một đề tài nghiên cứu của mình Demirgunes và
Samiloglu ( được trích bởi Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
khẳng định về việc khi không quản lý được nguồn vốn lưu động có thể dẫn đến tình
trạng thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động hằng ngày của doanh
nghiệp.
Hơn nữa, trong một thị trường không hiệu quả, nắm giữ tiền mặt và đưa ra các
quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến giá
trị doanh nghiệp. Myers và Mailuf (1984) cho rằng giá trị doanh nghiệp sẽ gia tăng
khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng lớn tiền mặt, nhưng trong nghiên cứu của
mình Jensen (1986) cho rằng sự mâu thuẫn giữa cổ đông và các nhà quản lý của
doanh nghiệp sẽ gia tăng khi doanh nghiệp nắm giữ lượng lớn tiền mặt.
Từ những lập luận trên có thể thấy yếu tố tiền mặt nắm giữ trong doanh nghiệp
rất quan trọng. Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu trước tìm hiểu vấn đề về tiền mặt
của doanh nghiệp, nhưng tại Việt Nam những nghiên cứu về tác động giữa tiền mặt
và giá trị doanh nghiệp chưa nhiều, nhất là xem xét riêng yếu tố ngành tác giả chưa

tìm thấy. Trên cơ sở đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Tác động giữa nắm giữ tiền
mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ” cho luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu sau:


3

Thứ nhất là tìm hiểu tác động việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị của các công ty
ngành thực phẩm Việt Nam.
Thứ hai dựa trên kết quả nghiên cứu có được, đưa ra một số giải pháp cho các
nhà quản trị công ty trong việc nắm giữ tiền mặt nhằm gia tăng lợi ích giá trị công
ty.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Tác động của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị các công ty ngành thực phẩm
như thế nào?
- Những giải pháp nào cải thiện việc nắm giữ tiền mặt nhằm tăng giá trị các
công ty ngành thực phẩm?
1.4. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ lấy từ thị trường chứng
khoán tại Việt Nam là sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ( HNX) và sàn giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), từ năm 2010 đến năm 2014.
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính hàng năm của
các công ty niêm yết gồm:
+ Bảng cân đối kế toán;
+ Báo cáo hoặt động sản xuất kinh doanh;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Mẫu nghiên cứu bao gồm 28 công ty thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết theo phương pháp định lượng. Ứng dụng các nghiên cứu
trước đây để xây dựng mô hình cho nghiên cứu, sử dụng số liệu thứ cấp và dùng
công cụ phân tích SPSS để phân tích kết quả.


4

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo tài
chính năm của các công ty hoạt động trong ngành thực phẩm đang được niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Dữ liệu thu thập được nhập liệu vào phần mềm Excell để tính toán ra các chỉ
tiêu, các biến của mô hình cần nghiên cứu. Từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ
bản của dữ liệu đã thu thập, nhằm nắm rõ về độ tin cậy của dữ liệu cũng như mô tả
rõ nét được bước đầu về các vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
Ứng dụng các mô hình nghiên cứu của Cristina Martinez-Sola và các cộng sự
(2013) về mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp.
1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Về mặt khoa học: kết quả nghiên cứu sẽ xác định yếu tố nắm giữ tiền mặt tác
động đến giá trị các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực cần thiết để điều
chỉnh hoặc xây dựng các chiến lược quản trị cho phù hợp nhằm nâng cao giá trị
doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp tổng quan về mức độ tác động của tiền
mặt tại các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Điều này giúp ích cho các nhà điều hành doanh nghiệp trong việc phân tích và
đánh giá lợi ích, sự tương quan giữa các yếu tố liên quan đến giá trị doanh nghiệp.
Từ đó lựa chọn một mức nắm giữ tiền mặt hợp lý nhằm gia tăng giá trị cho doanh
nghiệp mình.
1.7. Kết cấu luận văn

Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu xem xét, xác định
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để thực hiện
đề tài, ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu đề tài


5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu
Giới thiệu cơ sở thực tiễn và lý thuyết về tiền mặt và giá trị doanh nghiệp. Sự tác
động của tiền mặt lên giá trị doanh nghiệp.
Nêu tóm tắt các nghiên cứu trước, nêu nhận định của tác giả và hướng nghiên
cứu tiếp theo và sau cùng là đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, cách thu thập
dữ liệu và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình, trả
lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này nêu kết luận, kiến nghị và trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu
được, nêu ra các hàm ý cho việc quản lý tiền mặt.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Ở chương 1 của bài nghiên cứu đã trình bày các vấn đề mở đầu cho nội dung

nghiên cứu như vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu …
Trong chương 2 này sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết, nghiên cứu trước đây về
yếu tố tiền mặt và giá trị doanh nghiệp, xem xét các nghiên cứu trước và đề xuất mô
hình nghiên cứu phù hợp. Việc nghiên cứu việc tác động giữa tiền mặt và giá trị
doanh nghiệp là việc làm cần thiết để giúp các nhà quản trị có cơ sở trong việc đưa
ra quyết định điều hành, nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, nhất là đối với các
công ty niêm yết.
2.1 Tổng quan lý luận về tiền mặt
2.1.1 Nắm giữ tiền mặt
Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Minh Kiều ( 2010) đã đưa ra
khái niệm tiền mặt bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và tiền trên tài
khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng; còn các loại chứng khoán đầu tư
ngắn hạn xem như tài sản tương đương tiền mặt một cách có hiệu quả. Còn theo
Cristina cùng các cộng sự (2013) đưa ra khái niệm: tiền mặt được đo bằng tiền mặt
và tương đương tiền mặt của doanh nghiệp/ Tổng tài sản.
Đưa ra quyết định nắm giữ một lượng tiền mặt trong doanh nghiệp hoặc các
quyết định liên quan đến tài sản tài chính có tính thanh khoản cao sẽ ảnh hưởng đến
giá trị doanh nghiệp, trong một thị trường không hiệu quả. Ngoài ra, nắm giữ tiền
mặt và tài khoản có tính thanh khoản cao luôn có đánh đổi giữa lợi ích và chi phí.
Những cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy mối quan hệ giữa
lượng tiền nắm giữ sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp thông qua sự đánh đổi
này.
Việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp sẽ làm phát sinh các loại chi phí sau:


7

(i) Chi phí nắm giữ: do tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt bằng không cộng với
ảnh hưởng của lạm phát.
(ii) Chi phí cơ hội: chính là khoản lợi nhuận có thể có được nếu đem tiền mặt đi

đầu tư. Chi phí cơ hội có thể được tính bằng khoản lợi tức thông qua lãi suất của
chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp
luôn phải cân nhắc giữa các chi phí bỏ ra với việc nắm giữ tiền mặt cho các nhu cầu
hoạt động của mình.
2.1.2 Động cơ nắm giữ tiền mặt
Động cơ doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt như sau:
(i) Động cơ hoạt động, giao dịch: mức tồn quỹ tiền mặt được hoạch định để
đáp ứng kịp thời các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Opler và cộng sự (1999), chi phí giao dịch khi huy động vốn bên ngoài rất
cao, bởi vì các chi phí cố định để tiếp cận nguồn vốn từ thị trường thường cao hơn
chi phí nắm giữ tiền mặt. Nói cách khác doanh nghiệp sẽ nắm giữ tiền mặt để tránh
trường hợp chi phí chuyển đổi từ tài sản phi tiền mặt sang tài khoản tiền mặt cao
hơn chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt. Như vậy có thể ví dự trữ tiền mặt là
tấm đệm cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thiếu tiền và hạn chế nguy cơ mất đi
cơ hội đầu tư.
(ii) Động cơ dự trữ: là một hành động dự phòng trước khả năng gia tăng nhu
cầu chi tiêu do tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhanh chóng đáp
ứng những cơ hội kinh doanh đột xuất. Các nhà nghiên cứu dựa trên những nguyên
nhân chính đó là kiệt quệ tài chính và mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho những tình
huống bất ngờ mà không dự liệu trước được. Theo nghiên cứu của Almeida và cộng
sự ( 2004) cho thấy những doanh nghiệp hạn chế về tài chính, động cơ phòng ngừa
chính là nguyên nhân chính để doanh nghiệp dự trữ tiền mặt. Dựa trên động cơ
giảm thiểu rủi ro, nghiên cứu của Liu và các cộng sự (2010) tìm thấy động cơ giảm
rủi ro tăng thì thì doanh nghiệp có xu hướng nắm giữ tiền mặt cao.
2.1.3 Các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt


8

Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới, các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt

là:
-

Quy mô: Theo Opler (1999), quy mô doanh nghiệp càng nhỏ thì giữ nhiều

tiền. Ngược lại, Ferreira và Vilela (2004), Afza và Adnan (2007) tương quan dương.
Còn theo Saddour (2006) quy mô ngược chiều với việc nắm giữ tiền mặt ở công ty
tăng trưởng, cùng chiều ở công ty bão hòa. Theo tình hình chung, quy mô công ty
càng lớn thì thương hiệu của công ty đó càng mạnh. Lợi thế trong nguồn tổng tài
sản cho thấy quy mô càng cao giá trị doanh nghiệp càng lớn. Vì thế trong nghiên
cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và các cộng sự cũng đã cho thấy mối tương quan sâu
sắc giữa quy mô và giá trị doanh nghiệp.
- Cơ hội tăng trưởng: Opler (1999), Hofmanm (2006) cho rằng doanh nghiệp
có nhiều cơ hội tăng trưởng thì nắm giữ nhiều tiền hơn. Trong khi đó, Afza và
Adnan (2007) lại kết luận ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của Harford ( 1999)
thấy rằng các doanh nghiệp có dự trữ tiền mặt lớn không chỉ có khả năng thanh
khoản mà còn có khả năng thâu tóm công ty khác hơn, điều này ngụ ý khả năng gia
tăng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp rất cao.
-

Rủi ro của doanh nghiệp: Opler (1999) kết luận rủi ro của doanh nghiệp

càng nhiều thì càng nắm giữ nhiều tiền. Rủi ro doanh nghiệp là các sự kiện có khả
năng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thực tế đã gây ra nhiều thiệt hại về mặt
lợi ích. Đứng trên góc độ ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt, thì rủi ro của việc
thiếu tiền hay thừa tiền đều mang đến những tác hại liên đới tới tình hình hoạt động
của doanh nghiệp.
- Công ty hoạt động tốt: Theo Opler (1999), Faulkender (2002), Ozkan (2002)
các công ty hoạt động tốt thì nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Mikkelson và Partch
(2003) tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho nhu cầu dự trữ tiền mặt lớn, họ thấy rằng

lượng tiền mặt được nắm giữ cao liên tục trong 5 năm được đi kèm với đầu tư nhiều
hơn và tăng trưởng cao hơn trong tài sản mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của
công ty.


9

- Mức độ thanh khoản: Ferreira và Vilela (2004) cho rằng doanh nghiệp có tài
sản thanh khoản tốt thì giữ càng nhiều tiền mặt. Faulkender và Wang (2006) tính
thanh khoản của công ty làm giảm khả năng phát sinh chi phí khủng hoảng tài
chính, nếu hoạt động của công ty không tạo ra dòng tiền đủ để thanh toán các khoản
nợ bắt buộc.
- Đòn bẩy: theo Ferreira và Vilela (2004) doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy
tài chính thì cũng nắm giữ nhiều tiền mặt, tuy nhiên trong một nghiên cứu khác của
Afza và Adnan ( 2007) thì tìm thấy điều ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều
đòn bẩy tài chính thì nắm giữ ít tiền mặt.
- Dòng tiền: Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp thích tài trợ nội
bộ hơn là tài trợ bên ngoài. Do đó, các doanh nghiệp có dòng tiền lớn hơn sẽ nắm
giữ lượng tiền mặt nhiều hơn, như là một nguồn quỹ để tài trợ nội bộ. Do đó dự
kiến một mối tương quan dương với giá trị doanh nghiệp.
2.2 Giá trị doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm
Giá trị doanh nghiệp được định nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền tại một thời điểm
nhất định về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu
tư trong quá trình kinh doanh.
Theo quan niệm của học thuyết Mác, giá trị doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ
các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp. Với
Modigliani và Miller, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng tài sản thực, không
phải bằng các chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành. Giá trị của doanh nghiệp
có nợ vay và không có nợ vay là như nhau. Vì vậy, không có cơ cấu vốn tối ưu và

doanh nghiệp không thể tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn của nó. Giá trị
của mỗi tài sản cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp không thể tách rời nhau và
cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trị thị trường. Giá trị doanh nghiệp phải
được xem xét trên tổng thể tài sản, không phải là giá trị của từng tài sản riêng rẽ,
bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Không đơn


10

giản là tập hợp của những tài sản vô tri vô giá, giá trị sử dụng của chúng bị giảm
dần theo thời gian. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, là một thực thể hoạt động, có
thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Sự phát triển của doanh nghiệp tùy
thuộc vào các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường. Vì vậy, đánh giá về
doanh nghiệp nói chung và giá trị doanh nghiệp nói riêng đòi hỏi phải xem xét tất
các mối quan hệ bên trong và bên ngoài – đánh giá doanh nghiệp về mặt tổ chức.
Theo Nguyễn Thị Cành (2009), giá trị doanh nghiệp được đo bằng tổng vốn hóa
thị trường của cổ phiếu thường, nợ, cổ phiếu ưu đãi và lợi nhuận của cổ đông thiểu
số trừ cho tổng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận. Các tài sản cố định, tài
sản lưu động, bộ máy kinh doanh là cách thức, là phương tiện để đạt mục tiêu lợi
nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và
đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang
lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Một cách chung nhất, giá trị doanh nghiệp được
đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà DN đem lại cho nhà đầu tư. Do đó giá trị
doanh nghiệp khác với giá bán doanh nghiệp_được đo bằng cung, cầu “hàng hoá
DN”. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không có hoạt động mua- bán
DN, mà nó chủ yếu được coi như một tiêu chí đánh giá các khoản thu nhập DN có
khả năng đưa lại. Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong
đó nhiều nhân tố đòi hỏi sự đánh giá chủ quan, biến động, khó định lượng.
2.2.2 Một số chỉ tiêu xác định giá trị doanh nghiệp

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng giá trị của doanh nghiệp, có các hệ số
đo lường giá trị doanh nghiệp rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu
quả tài chính doanh nghiệp, cho biết mức độ tăng trưởng giá trị của doanh nghiệp.
Trong đó:
Hệ số MV ( Maket value) được tính ( giá trị sổ sách tổng tài sản – Giá trị sổ sách
vốn cổ phần + giá trị thị trường vốn cổ phần) là hệ số đo lường giá trị doanh nghiệp
mà tác giả Maria Belen Lozano (2012) đã dùng trong nghiên cứu của mình, cũng


11

như Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) cũng chọn lựa dùng làm
biến đo lường giá trị doanh nghiệp.
Hệ số PBV ( Price to book value) được tính (tổng giá trị thị trường của vốn
CSH/Giá trị sổ sách của vốn CSH), trong nghiên cứu về tác động chính sách cổ tức
đến giá trị doanh nghiệp, Nguyễn Minh Hà và Ngô Thị Mỹ Loan (2010) đã dùng
PBV để đo lường cho biến phụ thuộc của mình. Tương tự Harjito và đồng tác giả (
2009) ( được trích bởi Nguyễn Minh Hà và Ngô Thị Mỹ Loan, 2010) cùng sử dụng
biến PBV để đo lường cho biến giá trị doanh nghiệp trong bài nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của vốn chủ sở hữu, chính sách chia cổ tức và chính sách nợ đến giá trị
doanh nghiệp.
Hệ số Tobin’s Q được tính (Giá trị thị trường của vốn CSH + Giá trị sổ sách các
khoản nợ phải trả/ Giá trị sổ sách của tổng tài sản), là biến đo lường giá trị doanh
nghiệp mà Nguyễn Thị Liên Hoa và các cộng sự (2014 ) đã dùng làm cơ sở đo
lường biến độc lập. Tương tự Cristina cùng các cộng sự ( 2013) cũng đã sử dụng hệ
số Tobin’Q để đo lường cho biến độc lập trong mô hình nghiên cứu của mình. Cũng
được tìm thấy trong nghiên cứu của Khaoula Saddour (2006) đã sử dụng hệ số
Tobin’Q để làm thước đo cho giá trị doanh nghiệp.
Các hệ số MV, PBV và Tobin’Q có thể cho biết hiệu quả trong tương lai của
công ty ( Triển vọng tăng trưởng của giá trị doanh nghiệp) bởi chúng phản ánh được

đánh giá của thị trường cả về mặt tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong
tương lai, phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu.
2.3 Đặc điểm ngành thực phẩm
"Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển
vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay" đây
là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Triển lãm
Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống VN tại TP. HCM ngày 11/9/2015 vừa qua. Theo dự
báo của Bộ Công Thương, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam


×