Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DOI MOI KTDG HOC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.66 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI
TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI
THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN NGỮ VĂN THCS
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Đội ngũ giáo viên:
Tổ gồm: 10 thành viên 3 nam -7 nữ
- Tất cả trình độ đều đạt chuẩn, trong đó: Chuẩn là 5 Gv, trên chuẩn là 5 Gv.
- GV thâm niên từ 5 – 11 năm là 5 Gv, từ 2 – 4 năm là 5 Gv
- Nhiệt tình trong giảng dạy, chấp hành tốt chủ trương của ngành.
- Tổ sinh hoạt chuyên môn đều đặn, BGH nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ tạo mọi
điều kiện tốt nhất.
- Luôn cập nhật đầy đủ các thông tin mới nhất để ứng dụng kịp thời vào trong tiết dạy.
2. Cơ sở vật chất:
- Trường lớp với quy mô khá lớn, đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, máy vi tính,
máy chiếu …
- Thư viện & thiết bị có nhiều đầu sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng dạy học
đáp ứng khá đầy đủ cho việc giảng dạy.
3. Học sinh:
Thuận lợi:
- Phần lớn Hs là người địa phương nên thuận tiện cho việc đến trường và học tập.
- Có ý thức tự giác trong học tập và đạo đức khá tốt.
Khó khăn:
- Hs vùng biển nên nhận thức việc học chưa cao, sự quan tâm của gia đình đối với việc
học của con em họ chưa nhiều.
- Tình hình biến động dân số do cơ học (nơi khác chuyển đến để làm ăn rồi một thời
gian lại chuyển đi nơi khác) nên tình hình sĩ số học sinh không được ổn định lắm.
- Một phần nhỏ Hs còn lơ là, ham chơi, chưa ý thức học tập nên cũng gây không ít khó
khăn cho chất lượng giảng dạy.


II. NỘI DUNG THAM LUẬN:
1. Nhận định chung:
Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp Gv có thể nắm
bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi học sinh qua việc giải quyết những tình
huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai
đoạn học tập. Do vậy, những yêu cầu và nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học
tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân hoá cho từng đối tượng học sinh. Có nhiều
cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả; trong nhà trường hiện
nay, phương tiện (hay công cụ) kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra.
Để đạt được mục tiêu của môn học, tinh thần chung là đổi mới đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, tăng cường tính chính xác và khách
1
quan. Do đó, mà tổ Ngữ văn chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm về việc đổi mới
kiểm tra đánh giá trong bài tham luận này.
2. Cơ sở của tham luận:
- Thực hiện phong trào “ Hai không - Bốn nội dung” của Bộ Giáo dục & đào tạo, trong
đó có nội dung: “Nói không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Từ lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên trong hè 2008 về việc Đổi mới phương pháp dạy
học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Hs do phòng GD&ĐT Đất Đỏ tổ
chức.
- Từ sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
- Từ công văn số 73 / SGD-ĐT, V/v tham luận đổi mới KTĐG.
- Từ thực tiển vận dụng của giáo viên Ngữ văn trường THCS Phước Hải.
3. Giới thiệu các quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Ngữ văn
- Bám sát mục tiêu, môn học  từ mục tiêu môn học mà đặt ra chuẩn kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn được căn cứ trên những đổi mới về
nội dung chương trình và sách giáo khoa cụ thể.
- Theo quan điểm tích hợp gồm:
+ Tích hợp nội dung kiến thức.

+ Tích hợp dạy kiến thức Ngữ văn với rèn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
+ Tích hợp kết thức liên môn vào từng bài học.
- Chú trọng hình thành phát triển và hoàn thiện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết từ đó
hình thành năng lực cảm thụ.
- Giảm kiến thức lý thuyết tăng kỹ năng có ý nghĩa và ích dụng.
- Theo tinh thần phát triển các năng lực thiết yếu của người học, năng lực tự học, năng
lực giao tiếp…
- Mở rộng phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra qua mỗi lần đánh giá.
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên quan điểm tích cực hoạt
động học tập của học sinh.
- Cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài.
- Chú trọng tính phân hóa trong khi kiểm tra. Một đề kiểm tra phải góp phần phân loại
được học sinh theo mục tiêu và mặt bằng chất lượng chung. Căn cứ trên yêu cầu cần
đạt, đề kiểm tra phải đánh giá được năng lực và thành tích học tập thực sự của đa số
học sinh.
- Đề kiểm tra phải giữ được một tỉ lệ nhất định phản ánh trung thực năng lực của học
sinh.
4. Các bước thực hiện:
Tổ tiến hành họp triển khai lại chuyên đề tiếp thu được trong Hè 2008, thực hiện
chỉ đạo của nhà trường nhằm thực hiện yêu cầu, tiêu chí qui trình ra đề kiểm tra:
A. yêu cầu chung:
- Đề phải đáp ứng các yêu cầu, nội dung kiến thức chuẩn của chương trình đã học.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ ở các
mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học bảo đảm tính chính xác
khoa học.
- Phù hợp thời gian kiểm tra theo phân phối chương trình đã quy định.
- Đánh giá kết quả học sinh, báo cáo kịp thời.
2
- Trước khi ra đề, cần đối chiếu với mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội
dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh đồng thời thu

thập những thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý Giáo dục.
B. Quy trình xây dựng đề kiểm tra:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra
(Thời gian: KT 15’, 1 tiết, Giữa HK, HK)

Xây dựng tiêu chí kỹ thuật ra đề
(Ma trận)

Soạn thảo các câu hỏi sát với chương trình
(Chuẩn kiến thức)

KT lại nội dung các câu hỏi đã được biên soạn
(Thống nhất theo bình diện Hs từng khối lớp)

Tập hợp và in ấn đề kiểm tra
Tiến hành kiểm tra, chấm điểm và báo cáo kết quả.
(Thống nhất ngày KT theo khối)

Nắm bắt tổng kết chất lượng bài kiểm tra
(Theo bài, lớp, khối)

Báo cáo phản hồi tới Tổ chuyên môn về kết quả bài
kiểm tra (Tiến hành thảo luận rút ra Ưu - khuyết)

Chọn những câu hỏi đáp ứng chất lượng Dạy - Học để
đưa vào ngân hàng câu hỏi của Tổ.

Hình thành Ngân hàng Đề KT
 Bảng đánh giá chất lượng làm bài của học sinh:
Stt Nội dung đánh giá Yêu cầu chất lượng

1 Chữ viết Dễ đọc, gọn, rõ nét, đẹp
2 Trình bày Sạch đẹp
3 Chính tả Đúng chính tả (Số lỗi cho phép)
4 Từ ngữ Đúng, chính xác, hay.
5 Ngữ pháp Đúng, hay
6 Cấu trúc bài viết Có trật tự, có hệ thống, thể hiện rõ ý tưởng
7 Sự phong phú của ý kiến Lượng ý kiến dẫn chứng, nguồn tài liệu phong phú đa dạng
8 Tính chính xác của ý kiến Thông tin chính xác, khách quan
9 Tính toàn diện Thông tin phù hợp đầy đủ
10 Tính ngắn gọn hàm súc Thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, không trùng lặp.
11 Tính liên kết
Các ý kiến đưa ra chặt chẽ, gắn với nhau theo một thể thống
nhất
12 Sức tưởng tượng Phong phú, hợp lý, gợi cảm.
13 Sức liên tưởng Đa dạng, hợp lý.
14 Văn phong Lưu loát, mạch lạc, có sức thuyết phục
15 Biểu cảm cá nhân Độc đáo, không phụ thuộc bài mẫu hay có sẵn.
 Đối với đề Tự Luận:
Cần đa dạng hoá các đề tự luận: (22 dạng)
1. Tóm tắt một văn bản đã học.
2. Nêu hệ thống nhân vật, đề tài, chủ đề của một tác phẩm đã học.
3. Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một thể loại văn học.
4. Thuyết minh về một hiện tượng, sự vật ( sử dụng miêu tả và các biện pháp nghệ thuật).
5. Viết một văn bản hành chính - công vụ …
3
6. Chép lại chính xác một đoạn thơ đã học.
7. Sắp xếp các sự việc trong một tác phẩm theo đúng thứ tự.
8. Thống kê tên các tác phẩm viết cùng một đề tài, cùng một giai đoạn.
9. Phân tích ,cảm thụ một tác phẩm văn học.
10. Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học.

11. Nghị luận về một vấn đề ( Nội dung hoặc Nghệ thuật ) trong tác phẩm văn học.
12. Phân tích, suy nghĩ ( nghị luận)… về một nhân vật trong tác phẩm văn học.
13. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
14. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có thật trong cuộc sống.
15. Kể một câu chuyện có thật trong cuộc sống hoặc theo tưởng tượng, sáng tạo của cá
nhân.
16. Suy nghĩ về ý nghĩa của một câu chuyện.
17. Cho một câu chủ đề ( câu chốt) yêu cầu phát triển thành một đoạn văn có độ dài giới
hạn, theo một trong ba cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
18. Cho một đoạn văn bản, yêu cầu HS tìm câu chủ đề và chỉ ra cách phát triển của đoạn
văn đó.
19. Phân tích và bình luận về ý nghĩa của nhan đề một tác phẩm nào đó.
20. So sánh hai tác phẩm, hai nhân vật hoặc hai chi tiết trong văn học.
21. Nhận diện và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nào đó trong một đoạn văn,
thơ cụ thể.
22. Viết mở bài hoặc kết luận cho một đề văn cụ thể .…v.v.
 Đối với đề Trắc nghiệm;
Cần đổi mới đề trắc nghiệm:
1. Các loại trắc nghiệm:
 TN khách quan
 TN tự luận
2. Các dạng trắc nghiệm
 Nhiều lựa chọn
 Điền khuyết
 Nối kết
 Đúng - sai
3. Lưu ý những sai sót thường gặp:
 Câu lệnh không chuẩn xác
 Các phương án nhiễu không tốt
 TN khách quan nhưng nhiều đáp án đúng

 Không phân biệt đúng và đúng nhất
 Câu hỏi cùng dạng quá nhiều ( không kiểm tra được nhiều đơn vị kiến
thức)cần xây dựng bảng đặc trưng hai chiều.
 Câu hỏi quá dễ hoặc quá khó
 Số lượng câu hỏi quá ít hoặc quá nhiều.
 Cần phân biệt TNKQ VÀ TNTL
Trắc nghiệm KQ
1. Chỉ có một phương án đúng  Tiêu chí
đánh giá đơn nhất Việc chấm bài hoàn
toàn khách quan không phụ thuộc vào người
chấm.
Trắc nghiệm TL
1. HS có thể đưa ra nhiều phương án trả lời
 Tiêu chí đánh giá không đơn nhất 
Việc chấm bài phụ thuộc chủ quan người
chấm (trình độ, tình trạng tâm lí, sức khỏe….)
4
2. Câu trả lời có sẵn hoặc nếu học sinh phải
viết câu trả lời thì đó là những câu trả lời
ngắn và chỉ có một cách viết đúng.
2. Các câu trả lời do HS tự viết và có thể có
nhiều phương án trả lời với những mức độ
đúng sai khác nhau.
 Hình thức ra các loại bài trắc nghịêm:
1. Trắc nghiệm tự do: Không dựa trên văn bản cố định cho sẵn mà hỏi và kiểm tra các đơn
vị kiến thức và kĩ năng ( cả 3 phân môn)một cách độc lập
2. Trắc nghiệm theo bài học (từng phân môn): Câu hỏi phải bám sát vào nội dung kiến
thức và kĩ năng của mỗi bài học để kiểm tra.
3. Trắc nghiệm theo đề tài: một giai đoạn, một cụm thể loại, một vấn đề lớn… các câu hỏi
phải tập trung vào nội dung của phần được giới hạn.

4. Trắc nghiệm tích hợp: Cho một bài văn, đoạn văn cụ thể bám sát vào đoạn văn, bài văn
đó để nêu lên các câu hỏi về đọc hiểu, tiếng Việt và làm văn.
5. Kết hợp TN tự do và TN tích hợp: Vừa hỏi các đơn vị kiến thức, kĩ năng đọc lập, vừa
bám sát vào một đoạn văn bản nào đó để hỏi theo hướng tích hợp.
* Nhưng chủ yếu là 3 dạng chính 1, 4 và 5.
 Hình thức ra dạng đề kiểm tra tổng hợp:
Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần: phần trắc nghiệm chiếm từ 30 đến 40% số
điểm (khoảng12 -16 câu, mỗi câu 0,25 điểm – 0.5 điểm) nhằm kiểm tra các kiến thức về
đọc hiểu văn bản, về tiếng Việt, hoặc TLV. Phần tự luận thuộc số điểm còn lại, nhằm kiểm
tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một đoạn, bài văn ngắn.
 Quy trình xây dựng bài kiểm tra tổng hợp:
Bước 1: Xác định nội dung kiểm tra & kỹ năng cần kiểm tra.
Bước 2: Xác định hình thức đánh giá
Bước 3: Xác định nội dung văn bản, ngữ liệu.
Bước 4: Xác định các hình thức trắc nghiệm.
Bước 5. Lập bảng đặc trưng hai chiều
Bước 6. Xây dựng câu hỏi và phương án trả lời.
Bước 7. Xây dựng đề tự luận
Bước 8. Xây dựng đáp án, biểu điểm
BẢNG ĐẶC TRƯNG HAI CHIỀU
Mạch kiến
thức
Mức độ
Đọc - hiểu Tiếng Việt Tập Làm Văn
Nhận biết 2 3 1
Thông hiểu 3 2 1
Vận dụng 2 1 1
C. Kết quả vận dụng:
- Sau khi triển khai cụ thể các bước thực hiện. Dưới sự phân công của tổ trưởng các thành
viên trong tổ đã thực hiện. Mỗi khi kiểm tra như vậy chúng tôi đều tổ chức sơ kết đánh giá

kết quả học sinh từ đó rút ra những kinh nghiệm cụ thể để áp dụng cho kỳ kiểm tra sau.
• Báo cáo về chất lượng đại trà.
• Kết quả số học sinh có bài khá tốt.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×