Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN DẠY HỌC PHẦN ÂM HỌC, NHIỆT HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.25 KB, 10 trang )

BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN DẠY HỌC PHẦN ÂM HỌC,
NHIỆT HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
BUILDING INTERDISCIPLINARY INTEGRATED THEMES
TO TEACH ABOUT ACOUSTICS, THERMODYNAMICS
IN SECONDARY SCHOOL
Nhóm tác giả
PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, TS. Lê Thanh Huy,
Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quí
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

1


XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN DẠY HỌC PHẦN ÂM HỌC,
NHIỆT HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
BUILDING INTERDISCIPLINARY INTEGRATED THEMES
TO TEACH ABOUT ACOUSTICS, THERMODYNAMICS
IN SECONDARY SCHOOL
PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, TS. Lê Thanh Huy,
Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thị Nguyên Quí
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến
thức của một môn học. Chính vì vậy việc áp dụng dạy học tích hợp (DHTH) vào
chương trình dạy học hiện nay là cấp thiết và nó là xu thế của giáo dục của Việt Nam
trong thời gian tới. Bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp xây dựng chủ đề


tích hợp liên môn, từ đó vận dụng để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn dạy học
phần âm học, nhiệt học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải
quyết một phần các khó khăn về dạy học tích hợp.
Từ khóa: dạy học tích hợp, tích hợp liên môn, âm học, nhiệt học
ABSTRACT
We can not solve the practical problems of life only by the knowledge of a
subject. Therefore, the application of teaching integrated into the current curriculum is
urgent and it is the trend of education in Vietnam in the coming time. In this paper, we
research the construction methods integrated interdisciplinary topics, then we develop
integrated interdisciplinary topics taught acoustic, thermodynamics in high school,
thereby contributing to improve the quality of teaching, solved the difficult part of
teaching integrated school.
Keywords: integrated teaching, interdisciplinary integration, acoustics,
thermodynamics

1. Mở đầu
DHTH nói chung và DHTH liên môn nói riêng còn khá mới mẻ với đa số giáo
viên (GV). Vì vậy, việc đưa DHTH vào giảng dạy chính quy còn gặp nhiều khó khăn, mà
khó khăn lớn nhất mà các GV gặp phải chính là phương pháp để xây dựng được chủ đề
tích hợp nói chung, chủ đề tích hợp liên môn nói riêng. Ngoài ra, mặc dù nắm bắt được
tính hiệu quả trong phát triển năng lực HS của các phương pháp dạy học tích cực, nhưng
vì nội dung dạy học trong chương trình SGK hiện hành không phù hợp để áp dụng những
phương pháp này, dẫn đến các GV vận dụng ở mức độ rất thấp những phương pháp này
vào giảng dạy chính quy.
Một trong số đó là khó khăn trong việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn. Để giải
quyết khó khăn này chúng tôi nghiên cứu “Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên
môn dạy học phần âm học, nhiệt học ở trường trung học cơ sở.

2



2. Nội dung và kết quả nghiên cứu
2.1. Tiến trình xây dựng chủ đề tích hợp
liên môn
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Các chủ đề được lựa chọn cần gây
hứng thú, kích thích tinh thần học tập và gần
gũi với cuộc sống của người học.
Để lựa chọn chủ đề tích hợp liên môn
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, ta sử dụng
hai cách tiếp cận [1]:
+ Tiếp cận dựa trên đối tượng của
giới tự nhiên gần gũi với đời sống con người
(như nước, ánh sáng, không khí,…)
+ Tiếp cận dựa trên nguyên lí khai
thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
(như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả).
Để xác định chủ đề, GV cần:
+ Rà soát chương trình SGK của các
môn khoa học tự nhiên để tìm ra các nội Hình 1. Sơ đồ tiến trình xây dựng chủ
đề tích hợp liên môn
dung dạy học liên quan nhau.
+ Tìm những nội dung giáo dục liên quan đến vấn đề thời sự để xây dựng chủ đề
gắn với thực tiễn phù hợp với vốn kinh nghiệm và trình độ nhận thức của HS.
+ Tìm các tài liệu làm cơ sở khoa học cho chủ đề. Các tài liệu này có thể tìm trên
Internet, thư viện.
Sau khi lựa chọn được nội dung dạy học, GV cần đặt tên cho chủ đề. Tên chủ đề
cần hấp dẫn người học.
Bước 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

Để xác định được các kiến thức được sử dụng trong chủ đề, trước tiên GV cần đặt
ra những câu hỏi định hướng. Các câu hỏi này chính là các vấn đề đặt ra trong chủ đề.
Sau khi học xong chủ đề, HS có thể trả lời được các câu hỏi này, nghĩa là giải quyết được
các vấn đề.
Bước 3. Xác định các kiến thức trong chủ đề
Dựa vào các câu hỏi định hướng ở bước 2 kết hợp với hai cách đọc, GV chỉ ra
những kiến thức sẽ được sử dụng trong chủ đề.
Các kiến thức trong chủ đề tích hợp liên môn thuộc nhiều môn học khác nhau và
chúng có liên quan với nhau:
+ Mô hình xương cá thể hiện mối quan hệ giữa kiến thức thuộc một môn học với
kiến thức khác trong chủ đề tích hợp liên môn.
+ Mô hình mạng nhện thể hiện mối quan hệ giữa các môn học. Theo đó, nội dung
các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống, mặt khác vẫn thực
hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau.
Để tìm mối liên hệ giữa các kiến thức thuộc các môn học khác nhau, ta thực hiện
hai cách đọc sau đây:
+ Đọc thẳng đứng đảm bảo chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với sơ đồ xương cá.
+ Đọc nằm ngang đảm bảo chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với sơ đồ mạng
nhện.
3


Bước 4. Xác định mục tiêu dạy học
Dạy học tích hợp liên môn nhằm xây dựng kiến thức tích hợp, bồi dưỡng và phát
triển các năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt. Vì vậy mục tiêu dạy học chủ đề cần
chỉ rõ điều này.
Để xác định được mục tiêu dạy học của chủ đề, ta dựa vào các kiến thức được sử
dụng trong chủ đề, trình độ nhận thức của người học và điều kiện địa phương.
Mục tiêu dạy học phải phù hợp với chuẩn kiến thức - kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban
hành. Vì vậy, sau khi xác định được mục tiêu dạy học, cần rà soát chuẩn kiến thức - kĩ

năng để kiểm tra tính phù hợp của mục tiêu, từ đó GV có những điều chỉnh hợp lí cho
mục tiêu, thậm chí thay đổi vấn đề đặt ra.
Bước 5. Xây dựng nội dung dạy học của chủ đề
Với các kiến thức được xác định ở bước 3, ta tiến hành phân chia chủ đề thành các
nội dung nhỏ. Mỗi nội dung nhỏ đảm nhiệm một vai trò trong việc thực hiện mục tiêu
dạy học đã đề ra.
Luôn kết hợp đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang để đảm bảo nội dung dạy học
chứa đựng yếu tố tích hợp - HS phải vận dụng kiến thức thuộc nhiều môn học.
Sau khi phân tích, GV đưa ra cấu trúc nội dung của chủ đề (cho biết chủ đề gồm
những nội dung nào).
Công đoạn cuối cùng là xây dựng thông tin cho từng nội dung.
Bước 6. Xây dựng các hoạt động dạy học cho từng nội dung
Mỗi nội dung nhỏ của chủ đề có thể được xây dựng thành một hoặc một vài hoạt
động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động, GV cần thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng các tư liệu học hập: phiếu học tập, thông tin.
+ Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
+ Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động: Mỗi hoạt động GV đều cần có
công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động tương ứng. Công cụ đánh giá có thể là một câu hỏi,
một bài tập hoặc một nhiệm vụ cần thực hiện và phiếu tiêu chí đánh giá hoạt động đó.
Bước 7. Lập kế hoạch dạy học chủ đề
Việc dạy học một chủ đề diễn ra trong thời gian dài, thông thường là 3-7 tiết. Vì
vậy, để việc dạy học đạt hiệu quả, GV cần lập kế hoạch dạy học chủ đề.
Khi lập kế hoạch, GV cần thể sử dụng mẫu kế hoạch như sau:
Bảng 1. Mẫu kế hoạch dạy học
Nội dung
công việc

Thời gian/thời điểm
thực hiện


Cách tiến hành

Sản phẩm


Ở bước này GV cần làm rõ:
Xác định xem chủ đề này sẽ được tiến hành vào thời điểm nào, cuối kì, cuối năm
hay trong giờ ngoại khóa. Việc xác định thời điểm cần được căn cứ vào nội dung và mục
tiêu đặt ra của chủ đề. Dự kiến dung lượng, thời lượng cho chủ đề. Thông thường thời
gian cho một chủ đề khoảng 3-7 tiết học trên lớp là phù hợp.
Bước 8. Tổ chức dạy học và đánh giá
Việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp được thực hiện linh hoạt tùy theo điều kiện
trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ HS và thời gian cho phép.
Sau khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, GV cần đánh giá các khía cạnh sau [3]:
+ Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến .
4


+ Mức độ đạt được mục tiêu của HS, thông qua kết quả đánh giá các hoạt động
học tập.
+ Sự hứng thú của HS với chủ đề, thông qua quan sát và qua phỏng vấn HS.
+ Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.
Việc đánh giá tổng thể chủ đề có ý nghĩa đối với GV giúp GV điều chỉnh, bổ sung
chủ đề cho phù hợp hơn.
2.2. Xây dựng chủ đề “Sự nở vì nhiệt” dạy học kiến thức phần nhiệt học bậc trung học
cơ sở
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất khá phổ biến, gần gũi với
đời sống của HS. Đối với bậc trung học cơ sở, HS đã có những quan niệm ban đầu về sự
nở vì nhiệt. Hơn nữa, các kiến thức về sự nở vì nhiệt xuất hiện không chỉ trong môn Vật

lí mà cả trong môn Sinh học. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Sự nở vì nhiệt”.
Bước 2. Xác định các vấn đề cần giải quyết
+ Nhiệt kế hoạt động như thế nào?
+ Làm thế nào để đo nhiệt độ cơ thể?
+ Cảm nóng, cảm lạnh là gì? Vì sao ta lại bị mắc các bệnh này? Làm sao để phòng
tránh chúng?
+ Sự nở vì nhiệt là gì?
+ Vì sao cần nghiên cứu sự nở vì nhiệt?
+ Ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến đời sống con người?
+ Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?
Bước 3. Xác định các kiến thức
Môn Vật lý:
+ Sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế - nhiệt giai, thực hành đo nhiệt độ.
+ Những ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong cuộc sống và kĩ thuật.
Môn Sinh học:
+ Thân nhiệt
+ Tiêu hóa ở khoang miệng
Thời sự:
+ Sự nóng lên toàn cầu
+ Bảo vệ môi trường
Bước 4. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
1. Về kiến thức
- Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế y tế, cách sử dụng nhiệt kế
y tế để đo nhiệt độ cơ thể.
- Trình bày được kiến thức về thân nhiệt, nêu được nguyên nhân và đề xuất được
các biện pháp phòng tránh các bệnh cảm nóng, cảm lạnh.
- Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, mô tả thí
nghiệm kiểm chứng kết luận “Sự nở vì nhiệt bị ngăn cản sinh ra lực rất lớn”.
- Nêu được biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của sự nở vì nhiệt đến
chất lượng công trình xây dựng; nêu được những hậu quả có thể xảy ra nếu không có

biện pháp hạn chế ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt đến công trình xây dựng.
- Giải thích được vì sao không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh hoặc
ăn đồ nóng lạnh cùng lúc? Trình bày được các biện pháp bảo vệ răng miệng.

5


- Giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất
khí; nêu và giải thích được kết luận “không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh”, vận dụng
kết luận này để giải thích nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu khí nóng.
- Nêu được nguyên lí hoạt động của hiệu ứng nhà kính.
- Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Đánh giá được tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với sự sống trên
Trái Đất nói chung và sự sống của con người nói riêng.
- Đề xuất được các giải pháp khắc phục, hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
2. Về kĩ năng
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ
thông tin.
- Biết cách thu thập thông tin, đánh giá tình hình ô nhiễm không khí do các hoạt
động công nghiệp và giao thông.
- Biết cách thiết kế Poster tuyên truyền chống ô nhiễm không khí.
3. Về thái độ
- Nhận thức được tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con
người.
- Đề xuất được giải pháp giảm ô nhiễm không khí.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Có ý thức vận động, tuyên truyền chống gây ô nhiễm môi trường.
Bước 5. Xác định các nội dung dạy học
Với các kiến thức đã xác định được ở bước 3, tôi tiến hành phân tích để đưa ra các
nội dung dạy học.

Chủ đề bắt đầu bằng việc tìm hiểu một dụng cụ đo đạc quen thuộc là nhiệt kế.
Trong nội dung này, HS sẽ được tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng nhiệt
kế, dựa vào nhiệt độ đo được để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bản thân, có những
hiểu biết về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh và đề xuất được biện pháp phòng tránh.
Ngoài nhiệm vụ tìm hiểu về thân nhiệt của cơ thể người, HS sẽ được giao nhiệm
vụ tìm hiểu về thân nhiệt của động vật để biết rằng các động vật khác nhau sẽ có thân
nhiệt khác nhau.
Để nội dung thêm phần hứng thú, chúng tôi đặt tên nội dung này là:
Nội dung 1. Học làm bác sĩ
Thông qua nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thủy ngân, HS đã được tìm hiểu về
sự nở vì nhiệt của chất lỏng. HS đã được học những kiến thức đơn giản nhất để trở thành
một bác sĩ!
Bây giờ, các em sẽ trong vai trò một kĩ sư sử dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của
chất rắn để đưa ra những giải pháp xây dựng giúp công trình bền vững hơn.
Hơn thế nữa, vị kĩ sư này còn rất thông minh khi vận dụng kiến thức đó để đưa ra
những lời khuyên bổ ích giúp bảo vệ răng!
Chính vì vậy, chúng tôi đặt tên cho nội dung thứ hai là:
Nội dung 2. Học làm kĩ sư
Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại có thể bay được? Đây là câu hỏi mở đầu cho
nội dung tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí. Trong nội dung này, HS được tìm hiểu về
sự nở vì nhiệt của chất khí và sau đó, dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi đầu bài.
Để nội dung học tập thân thuộc chúng tôi đặt tên nội dung thứ ba là:
Nội dung 3. Khinh khí cầu
6


Nói đến các hiện tượng về nhiệt, không thể không nhắc đến hiệu ứng nhà kính.
Hiện tượng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu - đang là vấn nạn ngày nay. Vì vậy nội dung
cuối các em tìm hiểu chính là Sự nóng lên toàn cầu.
Trong nội dung này, các em tìm hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng nhà

kính nhân tạo xuất hiện do nguyên nhân gì, hậu quả ra sao và quan trọng hơn là đề xuất
giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính nhân tạo.
Để nội dung thêm phần thú vị, tôi đặt ra nhiệm vụ cho nội dung như sau: “Hãy
đóng vai trò là những nhà nghiên cứu của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc
(UNEP) tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất những giải pháp thay
đổi tình trạng nóng lên toàn cầu”.
Vì vậy, chúng tôi đặt tên cho nội dung cuối là:
Nội dung 4. Sự nóng lên toàn cầu
Bước 6. Xây dựng các hoạt động dạy học cho từng nội dung
Cấu trúc các hoạt động dạy học:
Nội dung 1. Học làm bác sĩ
Hoạt động 1. Nhiệt kế và cách đo nhiệt độ cơ thể
Hoạt động 2. Tìm hiểu thân nhiệt
Nội dung 2. Học làm kĩ sư
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất rắn
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt trong công trình
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt ở răng
Nội dung 3. Khinh khí cầu
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí
Hoạt động 4. Tìm hiểu khinh khí cầu
Nội dung 4. Tìm hiểu về sự nóng lên toàn cầu
Sau đây tôi trình bày một hoạt động dạy học làm ví dụ:
Hoạt động tìm hiểu thân nhiệt trong nội dung “Học làm bác sĩ” như sau:
Đặt vấn đề: Thời tiết ngày càng có những diễn biến thất thường. Điều này ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chế độ
sinh hoạt không tốt, cơ thể sẽ mắc phải các bệnh cảm nóng và cảm lạnh. Đóng vai trò là
một bác sĩ, em hãy tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh nhằm đề ra các biện pháp
phòng chống các bệnh này.
+ Tổ chức cho HS thảo luận: Với vai trò là một bác sĩ, để đề ra các biện pháp
phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh, chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ

gì?
+ HS thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết. Giáo dục hỗ trợ, giúp HS chốt
các nhiệm vụ, gồm:
1. Tìm hiểu về thân nhiệt: Thân nhiệt là gì? Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh
cảm nóng, cảm lạnh? Làm thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của
cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,…
2. Tìm hiểu về các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Thế nào là cảm nóng, cảm lạnh?
Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh
này gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?,…
3. Đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Cần phải bố trí,
sắp xếp chỗ ở như thế nào? Chế độ sinh hoạt thế nào?,…

7


+ Phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Hỗ trợ bằng các câu hỏi gợi
ý để các nhóm hiểu rõ nhiệm vụ và nêu được những sản phẩm dự kiến mà nhóm định
hướng tới, ví dụ như trong bảng sau:
Bảng 2. Bảng phân công nhiệm vụ
Nội dung
công việc

Nhóm

Sản phẩm

Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thân nhiệt là gì?
1. Tìm hiểu Thân nhiệt bao nhiêu thì mắc bệnh cảm nóng, cảm lạnh? Làm
về thân nhiệt thế nào để đảm bảo thân nhiệt ổn định? Những phản ứng của
cơ thể khi thân nhiệt thay đổi?,…


2. Tìm hiểu
về các bệnh
cảm nóng,
cảm lạnh

1. Bài trình chiếu Powerpoint về các vấn đề: Thế nào là cảm
nóng, cảm lạnh? Thân nhiệt bao nhiêu thì bị bệnh đó? Nguyên
nhân gây ra các bệnh đó là gì? Các bệnh này gây ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống con người?,…
2. Các hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện của các bệnh cảm
nóng, cảm lạnh.
3. Poster tuyên truyền về ảnh hưởng các các bệnh cảm nóng,
cảm lạnh trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thường.

3. Đề xuất
giải pháp
phòng chống
các bệnh cảm
nóng, cảm
lạnh

1. Bài trình chiếu Powerpoint trình bày các vấn đề: Cần phải
bố trí, sắp xếp chỗ ở như thế nào? Chế độ sinh hoạt thế
nào?,…

2. Poster tuyên truyền về lối sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh,
điều độ nhằm phòng chống các bệnh cảm nóng, cảm lạnh
trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường.
+ Cung cấp các phiếu đánh giá sản phẩm để định hướng cho HS trong quá trình

thực hiện dự án.
+ Quy định thời gian nộp sản phẩm, thời gian tổ chức báo cáo (thường sau 1-2
tuần).
+ Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét, tổng kết dự án.
Bước 7. Lập kế hoạch dạy học
Bảng 3. Bảng kế hoạch dạy học [2], [5]
Thời
gian

Cách tiến
hành

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập, các
trên lớp. dụng cụ tạo ra âm thanh.

Nội dung 2. Tìm hiểu độ cao của
âm
1. Học
làm nhạc 3. Tìm hiểu độ to của âm
công.

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

1 tiết


Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

4. Tìm hiểu đàn ghi-ta và
sáo trúc

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

Nội dung
công việc
1. Tạo ra âm thanh

8

Sản phẩm


5. Chế tạo đàn nước
6. Âm thanh của con
người và sinh vật

Nội dung
2. Âm
thanh và
cuộc
sống.


1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập, đàn
trên lớp. nước.
Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

1. Tìm hiểu môi trường
truyền âm

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

2. Sự cảm thụ âm thanh
của tai

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập, mô
trên lớp. hình chức năng của cơ
quan phân tích thính giác.

3. Chức năng định hướng
nguồn âm của tai
4. Xác định giới hạn nghe
rõ của tai
5. Đo mức cường độ âm
6. Đề xuất biện pháp

chống ồn

1 tiết

Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.
Thực hiện Các phiếu học tập.
trên lớp.

Thực hiện Các phiếu học tập.
1 tiết trên trên lớp.
lớp, 1 tiết
ở nhà. Thực hiện Các phiếu học tập, bài báo
tại nhà. cáo, poster tuyên truyền.

Bước 8. Tổ chức dạy học và đánh giá
3. Kết luận
Giáo dục Việt Nam tiếp tục trải qua cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, việc
dạy học tích hợp giúp phát triển năng lực người học, gây hứng thụ học tập và gắn với
thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, dạy học tích hợp đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học trong thời gian tới. Những nghiên cứu của đề tài giải quyết được
khó khăn trong việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, đề xuất được các chủ đề mẫu là
tài liệu tham thảo thiết thực cho những nghiên cứu liên quan đến xây dựng chủ đề tích
hợp liên môn.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Biên (2015), Quy trình xây dựng chủ đề TH về khoa học tự nhiên,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.
[2] Vũ Quang (Tổng Chủ biên), Vật lí 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.
[3] Đỗ Hương Trà (2015), Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội
dung và tổ chức dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
[4] Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh (Quyển 2), NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên), Sinh học 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt
Nam.

10



×