Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

giáo án tích họp liên môn nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 14 trang )


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các
môn: Vật lý, Hoá học, sinh học và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài:
“Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? ” môn Vật lý 8
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên
quan đến kiến thức vật lí. Một trong những kiến thức liên quan rất nhiều đến đến
các hoạt động của con người và động thực vật đó là “ Nguyên tử, phân tử chuyển
động hay đứng yên”. Để góp phần vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến
chuyển động nguyên tử, phân tử. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải
pháp vận dụng kiến thức các môn học:Hóa, Sinh, Giáo dục công dân, để giải quyết
tốt các vấn đề về đến chuyển động nguyên tử, phân tử trong cuộc sống.
* Kiến thức.
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ hơn về bản chất của phản ứng hóa học.
- Giúp các em hiểu rõ hơn về sự trao đổi khí của cơ thể sống.
- Học sinh biết được một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống thường ngày như:
muối dưa bằng nước ấm, không nên phơi quần áo dưới trời nắng to
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nêu được các biện pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường trong trường hợp ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước
và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.


3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
- Số lượng học sinh: 37 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
1

* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 8 đồng thời trực tiếp
giảng dạy với các em học sinh lớp 8A nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực
hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8A đã tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn
bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Hóa học, Sinh học, các
em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó có kiến thức về
chuyển động phân tử nguyên tử . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn
học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em không
cảm thấy bỡ ngỡ. Ví dụ: Đối với học sinh lớp 6,7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa
học vào môn Vật lý là không thể được. Như vậy chỉ có học sinh lớp 8 mới có thể
tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn học
một cách thuận lợi nhất.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức
giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm
hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải
không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các
em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu
quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn hóa học, sinh học, giáo dục công
dân vào bài dạy “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” sẽ giúp các em

vận dụng bài học vào giải quyết tốt những công việc đơn giản diễn ra xung quanh
các em trong cuộc sống thường ngày. Giúp các em hiểu được sự đe dọa của ô
nhiễm môi trường đến cuộc sống của con người . Từ đó, các em có ý thức bảo vệ
môi trường bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài
học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng
thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước,
2

- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint, kỹ năng sọan giảng bằng
chương trình word.
- Kiến thức sinh học lớp 8 liên quan đến sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Kiến thức hóa học liên quan đến phản ứng hóa học.
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng bài giảng điện tử để minh hoạ nội dung kiến thức
từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
3

TIẾT 24 – BÀI 20.
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức
- Giải thích được chuyển động Bơ-rao.

- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số
học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao.
- Nêu được khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì
nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
*Trọng tâm: Hiểu được phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động và mối liên hệ
giữa chuyển động của phân tử, nguyên tử với nhiệt độ.
II. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
III. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
1. Gv: 2 ống nghiệm đựng nước (nóng, lạnh), hạt thuốc tím.
2. Hs: Cốc nước, cốc đựng dung dịch đồng sunfat.
3. Tranh vẽ phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4.
C. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : KTBC – TCTH học tập
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung kiến thức
- Các chất được cấu tạo như
thế nào?
- Giải thích hiện tượng. Quả
-HS trả lời ( + các chất được
cấu tạo từ các hạt riêng biệt
là nguyên tử, phân tử
4

bóng cao su đã được bơm
căng, dù buộc thật chặt
nhưng vẫn cứ ngày một xẹp
dần?
+ Yêu cầu học sinh khác

nhận xét.
+ Giáo viên khẳng định lại
và đánh giá điểm.
Đặt vấn đề: Trước khi đi
vào bài mới cô sẽ xịt ở góc
phòng một ít nước hoa chúng
ta hãy xem thử mình có cảm
nhận được mùi hương của nó
hay không?
+ Lát sau: mời một học sinh
nêu nhận xét.
- Vậy bằng cách nào các phân
tử của nước hoa có thể đến
được chỗ của chúng ta?
- Dựa vào câu trả lời của học
sinh giáo viên vào bài mới.
+ Quả bóng cao su được cấu
tạo từ các nguyên tử, phân
tủ, giữa chúng có khoảng
cách nên không khí đã chui
qua khoảng cách đó ra
ngoài.)
+ HS khác nhận xét.
- Có cảm nhận được mùi
hương của nước hoa.
- Học sinh dự đoán.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Thí Nghiệm Bơ Rao
5

- GV ghi đề bài lên

bảng
- Hãy tưởng tượng
giữa sân trường có
một quả bóng khổng
lồ và rất nhiều học
sinh từ mọi phía chạy
đến xô, đẩy bóng từ
nhiều phía khác
nhau. Em hãy cho
biết lúc đó quả bóng
sẽ di chuyển như thế
nào?
(chiếu Slide quả
bóng di chuyển)
- Trò chơi này tưởng
chừng như không
liên quan gì đến bài
học của chúng ta
hôm nay. Thế nhưng
nó lại có thể giúp ích
cho chúng ta giải
thích được một hiện
tượng mà cách đây
khoảng 185 năm đã
làm đau đầu các nhà
khoa học. Đó chính
là hiện tượng trong
thí nghiệm của nhà
bác học Bơ-rao.
- Giáo viên cung cấp

thông tin về nhà bác
học Bơ-rao.
- Nhà bác học Bơ-rao
- Quả bóng sẽ di
chuyễn về mọi phía,
lúc sang phải lúc sang
trái, lúc bay lên, khi
rơi xuống.
-Học sinh mô tả thí
nghiệm.
- Thả hạt phấn hoa
I. Thí nghiệm Bơ- Rao
Quan sát các hạt phấn hoa trong
nước bằng kính hiển vi đã phát
hiện thấy chúng chuyển động
không ngừng về mọi phía.
6

đã làm thí nghiệm
như thế nào ?
(Hiện slide mô hình
thí nghiệm)
- Trong khi quan sát
ông đã phát hiện ra
điều gì?
 Cho học sinh ghi
hiện tượng vào vở.
slide ảnh ghi lại
đường chuyển động
của phấn hoa.

- Nhận xét đường di
chuyển của hạt phấn
hoa ?.
- Lúc đó ông
giải thích hiện tượng
này ra sao?
- Tại sao ông lại
không thể giải thích
được ?
- Ngày nay chúng ta
đã có lý thuyết về
cấu tạo của các chất.
Vậy chúng ta hãy thử
giải thích hiện tượng
hạt phấn hoa chuyển
động trong thí
nghiệm Bơ-rao.
vào nước rồi quan sát
chúng dưới kính hiển
vi.
- Chúng chuyển động
không ngừng về mọi
phía.
- Học sinh ghi hiện
tượng vào vở.
- Ngoằn nghèo, không
tuân theo một quy luật
nào.
- Ông không giải thích
được.

- Vì thời bấy giờ chưa
có lý thuyết về cấu tạo
của các chất.
Hoạt động 3 : Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
- Em hãy cho biết
nước có cấu tạo như
thế nào ?
Slide phân tử nước
và chú thích.
- Em hãy quan sát sự
chuyển động của quả
bóng và mô hình của
thí nghiệm Bơ-rao để
- Nước được cấu tạo từ
các phân tử nước.
II-Các nguyên tử, phân tử
chuyển động không ngừng
C1: Quả bóng tương tự với hạt
phấn hoa.
C2: Các HS tương tự với phân
tử nước.
C3: Các phân tử nước chuyển
7

chỉ ra sự tương tự của
hai hiện tượng
Chiếu Slide gợi ý
học sinh trả lời C1,
C2, C3
- GV yêu cầu HS

thảo luận nhóm trả
lới C1, C2, C3( Phát
phiếu học tập cho
HS)
- GV điều khiển HS
thảo luận chung toàn
lớp về các câu hỏi
trên.

- GV nhận xét và
chốt lại kiến thức
-GV giảng giải : Nhà
vật lý người Đức:
Anbe Anhxtanh là
người đầu tiên giải
thích được thí
nghiệm của Bơ - rao
một cách đầy đủ nhất.
- Ông đã giải thích
như thế nào về hiện
tượng này ?
- Giáo viên khẳng
định lại phân tử nước
chuyển động đến va
chạm vào hạt phấn
hoa, các va chạm này
không cân bằng nên
làm cho hạt phấn hoa
chuyển động hỗn
độn.

- Bằng nhiều thí
nghiệm với nhiều
chất khác nhau ông
-HS thảo luận cho C1,
C2,C3 và ghi vào phiếu
học tập
- Các nhóm báo cáo kết
quả thảo luận của nhóm
mình, nhóm khác nhận
xét bổ sung.
-HS ghi nội dung kiến
thức vào vở.
- HS trả lời: Do các phân
tử nước không dứng yên
mà chuyển động không
ngừng
- Các nguyên tử, phân tử
chuyển động hỗn độn
không ngừng.
động không ngừng, trong khi
chuyển động nó va chạm vào
các hạt phấn hoa từ nhiều phía,
các va chạm này không cân
bằng nhau làm cho các hạt
phấn hoa chuyển động hỗn độn
không ngừng.
Kết luận:
Các nguyên tử, phân tử chuyển
động hỗn độn không ngừng.
8


đã rút ra được kết
luận gì về các nguyên
tử và phân tử ?
-GV yêu cầu học sinh
thảo luận nhóm : Sử
dụng kiến thức đã
được học ở các bộ
môn(như môn Sinh,
Hóa ) lấy ví dụ minh
họa các nguyên tử,
phân tử chuyển động
hỗn độn không
ngừng.
( GV gợi ý :+ Môn
Sinh :Kiến thức về hô
hấp, tuần hoàn
+ Môn Hóa : Diễn
biến của phản ứng
hóa học )
- Gọi các nhóm trình
bày ví dụ.
GV nhận xét .
( GV dự kiến các ví
dụ :
-Môn Sinh : Sự vận
chuyển các chất trong
máu ở cơ thể người
và động vật, sự vận
chuyển các chất trong

thân cây.
-Môn Hóa : Sự
chuyển động của các
phân tử, nguyên tử
trong các phản ứng
hóa học )
- Vậy chuyển động
của các nguyên tử,
phân tử và nhiệt độ
của vật có liên quan
- Học sinh tự chốt kiến
thức và ghi vào vở.
- HS thảo luận theo
nhóm
- Các nhóm trình bày.
9

gì với nhau hay
không ? nếu có thì
liên quan như thế
nào ? chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu
trong phần tiếp theo.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu chuyển động phân tử và nhiệt độ của vật
- Trong thí nghiệm Bơ-rao,
khi ta tăng nhiệt độ của
nước lên thì các hạt phấn
hoa chuyển động như thế
nào?
- Hạt phấn hoa chuyển

động nhanh hơn điều đó
chứng tỏ sự va chạm của
các phân tử nước vào các
hạt phấn hoa đã thay đổi
ra sao?
- Nghĩa là các phân tử nước
đã chuyển động như thế
nào so với lúc trước.
(Cho học sinh xem mô
hình ở Slide )
- Từ những thông tin ở trên
em hãy rút ra kết luận về
mối liên hệ giữa sự
chuyển động của các
nguyên tử, phân tử và
nhiệt độ của vật.
- Chuyển động này còn
được gọi là chuyển động
gì?
- Một số phản ứng hóa
học xảy ra nhanh hơn ở
- Các hạt phấn hoa chuyển
động càng nhanh.
- Các va chạm này mạnh
hơn.
- Các nguyên tử, phân tử
nước chuyển động càng
nhanh.
- HS ghi KL
- Chuyển động nhiệt.

-Hs vận dụng kiến thức
vật lý kết hợp với kiến
III. Chuyển động phân
tử và nhiệt độ.
Kết luận:
Nhiệt độ càng cao thì các
nguyên tử, phân tử chuyển
động càng nhanh
(chuyển động nhiệt).
10

nhiệt độ cao, em hãy giải
thích tại sao?
GV chốt câu trả lời: vì các
phân tử chuyển động càng
nhanh thì số va chạm giữa
các phân tử càng nhiều
nên số hạt tham gia phản
ứng càng nhiều
Liên hệ thực tê:Tại sao
muối dưa bằng nước ấm
sẽ nhanh được ăn hơn
muối dưa bằng nước
nguội?
thức về phản ứng hóa học
trong môn hóa học để trả
lời.
- Học sinh dùng kiến thức
môn công nghệ và kiến
thức thực tế để trả lời câu

hỏi.
Hoạt động 5 : Vận dụng
Vận dụng:
- Cho học sinh tiến hành thí
nghiệm giữa đồng sun
phát và nước.
- Hiện tượng gì xảy ra giữa
dung dịch đồng sunfat và
nước?
- Yêu cầu học sinh giải
thích hiện tượng đó.
- Giáo viên: Hiện tượng
tương tự như thế gọi là
hiện tượng khuếch tán.
- Thế nào là hiện tượng
- Học sinh tiến hành thí
nghiệm.
- Giữa dung dịch đồng
sunfat và nước có một mặt
phân cách rõ ràng.
- Do các phân tử, nguyên
tử chuyển động không
ngừng về mọi phía nên
chúng đan xen vào
khoảng cách lẫn nhau nên
hòa lẫn vào nhau tạo
thành một dung dịch màu
xanh nhạt.
- Hiện tượng khuếch tán.
IV. Vận dụng:

C4. các nguyên tử, phân
tử của Đồng sunfat
chuyển động đan xen vào
khoảng cách của các
nguyên tử, phân tử nước
và ngược lại làm cho dung
dịch dần chuyển sang màu
xanh nhạt.
11

khuếch tán?
- Để biết được hiện tượng
khuếch tán có xảy ra trong
chất khí hay không? Giáo
viên chiếu câu hỏi phần
đầu bài.
Tích hợp kiến thức liên
môn:Sinh, GDCD.
Với kiến thức môn Sinh
học sinh đã được học bài
TĐC ở phổi và tế bào,
biết được thành phần các
chất trong khí hít vào và
thở ra, các em đã có kiến
thức vế sự quang hợp của
cây xanh. Đến đây giáo
viên yêu cầu học sinh lấy
ví dụ về sự khuếch tán khí
trong cơ thể người,động
vật và trong cây xanh. Từ

đó giáo dục ý thức về bảo
vệ môi trường.
- Đối với chất rắn hiện
tượng này vẫn có thể xảy
ra. Tuy nhiên vì các
nguyên tử, phân tử của
chất rắn có liên kết rất
mạnh nên các nguyên tử,
phân tử chất rắn chỉ
chuyển động quanh một vị
trí xác định. Vì thế hiện
tượng khuếch tán xảy ra
chậm hơn.
là hiện tượng các nguyên
tử, phân tử của chất này
chuyển động đan xen vào
khoảng cách giữa các
nguyên tử, phân tử của
chất khác và ngược lại.
- Các phân tử nước hoa
chuyển động hỗn độn đan
xen vào khoảng cách giữa
các phân thử không khí và
ngược lại nên tại mọi vị trí
trong phòng này đều có
phân tử nước hoa.
- Học sinh vận dụng kiến
thức môn Sinh để lấy ví
dụ về sự khuếch tán khí.
Từ đó học sinh đề ra một

số biện pháp nhằm bảo vệ
môi trường.
12

- Hướng dẫn học sinh trả
lời câu hỏi C5:tại sao
trong nước hồ, ao, sông,
biển lại có không khí mặc
dù không khí nhẹ hơn
nước?
GV làm thí nghiệm thả
quỳ tím vào 2 cốc nước:
cốc nước nóng và cốc
nước lạnh.
- Yêu cầu học sinh nhận
xét. Giải thích?
- Đây là nội dung của câu
C6 và C7. Yêu cầu học
sinh về nhà trình bày lại.
- Có nên phơi quần áo
màu ở ngoài trời khi nắng
gắt hay không? Tại sao?

- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát thí
nghiệm rút ra nhận xét để
trả lời câu C6, C7.
HS trả lời:- Không nên
phơi quần áo màu khi trời
nắng gắt. Vì khi trời nắng

gắt nhiệt độ cao làm các
nguyên tử tạo nên màu
của áo sẽ khuếch tán ra
ngoài không khí nhanh
hơn, làm cho áo mau bạc
màu.
C5: Do các phân tử không
khí chuyển động không
ngừng về mọi phía xen kẽ
vào các phân tử nước.
C6: Có vì các phân tử
chuyển động nhanh hơn
nên các chất tự hoà lẫn
vào nhau nhanh hơn.
C7. Trong cốc nước nóng
thuốc tím tan nhanh hơn
vì các phân tử chuyển
động nhanh hơn.
Hoạt động 6: Củng cố
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK- Tr 73.
-Cho HS trả lời các câu hỏi: + Nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
+ Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử có thể
gây ra hiện tượng gì?
- Làm bài tập trắc nghiệm: ( có trong bài giảng điện tử)
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà:
- Hệ thống lại kiến thức về nguyên tử, phân tử dưới dạng bản đồ tư duy theo ý
tưởng của mình.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- làm bài tập từ 20.1  20.6 SBT.
- Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có liên quan gì đến

một dạng năng lượng nào của vật? Dạng năng lượng đó có thể thay đổi bằng cách
nào? Tiết học hôm sau chúng ta sẽ được tìm hiểu.
13

-Về nhà xem trước bài “NHIỆT NĂNG”.
14

×