Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Giáo án toán lớp 3 học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 170 trang )

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 19 tiết 1

Các Số Có Bốn Chữ Số (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số
theo vị trí của nó ở từng hàng. Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ
số (trường hợp đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (a, b).
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
* Lưu ý: Bài tập 3 (a, b) không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời - theo chương trình giảm tải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số (10


phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen số có 4 chữ số.
* Cách tiến hành:
- Cho HS lấy1 tấm bìa, quan sát và nhận xét:
+ Mỗi tấm bìa có mấy cột?
+ Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
+ Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Yêu cầu HS xếp các nhóm tấm, bìa như trong sách
giáo khoa.
- Yêu cầu HS tính số ô vuông của nhóm 1 bằng cách
đếm thêm 100; nhóm thứ cũng làm tương tự; nhóm
thứ 3, 4 đếm từng ô vuông
- Cho HS quan sát bảng các hàng: hàng đơn vị, hàng
chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- Hướng dẫn HS nêu: số 1423 gồm 1 nghìn, 4 trăm,
2 chục, 3 đơn vị.
- Cho HS đọc số 1423 và chỉ ra số nào là hàng

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

- Quan sát và nhận xét
- 3 HS phát biểu

- Quan sát hình trong SGK.
- Xếp các tấm bìa.

- Đếm rồi trả lời

- 1 HS nêu số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3
đơn vị.
- 3 HS đọc số và lên bảng chỉ vào từng chữ


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

nghìn, trăm, chục, đơn vị
- Nhắc nhở HS đọc và viết số cho chính xác
b. Hoạt động 2: Thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng để đọc và viết số
có 4 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1:Viết theo mẫu:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Hướng dẫn HS nêu tương tự như bài học
- Cho HS làm vào SGK
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại:
Lưu ý: Khi 1, 4, 5 ở hàng đơn vị của số có 4 chữ số
thì cách đọc số tương tự như khi 1,4,5 ở hàng đơn vị
của số có 3 chữ số
Bài 2: Viết theo mẫu:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HD HS nêu bài mẫu rồi làm tương tự
- Yêu cầu cả lớp làm vào PBT
- Mời 3HS lên thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.

Bài 3 (a, b: không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả
lời): Số?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. Hỏi:
+ Số đầu tiên đề bài cho là bao nhiêu?
+ Số thứ 2 là bao nhiêu?
+ Số sau hơn số trước bao nhiêu đơn vị?
- Cho 3 nhóm HS thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lại:
- Cho HS đọc lại từng dãy số
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

số

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Theo dõi
- Làm bài vào SGK.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Nghe GV hướng dẫn


- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Theo dõi
- Cả lớp làm vào PBT
- 3 HS lên thi làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phát biểu

- 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
- Đọc ĐT cả lớp

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa


Toán tuần 19 tiết 1

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
2. Kĩ năng: Biết thức tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. Bước đầu làm quen với
các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3
(a, b); Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Học sinh hát đầu tiết.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
- Nhắc lại tên bài học.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Đọc, viết số (12 phút)
* Mục tiêu: Củng cố đọc, viết số có 4 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
Đọc số


- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Viết số

Chín nghìn bảy trăm sáu mươi lăm

9765

Một nghìn chín trăm mười tư

1954

Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt

5821

Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai

9462

Một nghìn chín trăm năm mươi tư

1954

- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK

- Làm bài vào SGK

- Gọi HS lên bảng sửa

- 5HS lên bảng sửa bài


- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Đọc số

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

Viết số

1942
6358
4444
8781
chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
7155


- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Gọi HS đọc số

- Cả lớp làm vào SGK

b. Hoạt động 2: Số tròn nghìn (15 phút)

- 4 HS đọc

* Mục tiêu: HS biết nhận biết thứ tự số có 4 chữ số
và làm quen với số tròn nghìn từ 1000 đến 9000
* Cách tiến hành:
Bài 3 (a, b): Số?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cho HS nêu cách làm

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- 2 HS nêu

- Gọi 3 HS lên bảng làm

- Làm bài vào vở

a. 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656.

- 3 HS lên bảng làm bài.


b.3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126.

- Nhận xét

- Nhận xét, chốt lại
Bài 4: Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích
hợp vào mỗi vạch của tia số:
- Cho HS làm vào SGK
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh.

- Làm vào SGK

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 19 tiết 3



Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

Các Số Có Bốn Chữ Số (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng
chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số không còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào
đó của số có bốn chữ số.
2. Kĩ năng: Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. Thực hiện tốt
các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số, các
trường hợp có chữ số 0 (10 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc, viết các số có bốn chữ số
(trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm là 0) và nhận ra chữ số không còn dùng để chỉ
không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn
chữ số.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét bảng trong bài - Quan sát bảng
học
- Gọi 1 HS đọc số ở dòng đầu

- 1 HS đọc

- Nhận xét: “Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 - Lắng nghe
chục, 0 đơn vị”, rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số:
hai nghìn
- Gọi 1 HS lên bảng viết, 1 HS đọc số ở dòng thứ 2.

- 1 HS lên bảng viết. 1 HS đọc các số.

- Các số còn lại cho HS làm vào SGK

- Làm bài vào SGK


- Mời 4 HS lên bảng viết và đọc các số còn lại.

- 4 HS lần lượt lên bảng

- Khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải.
b. Hoạt động 2: Thực hành (17 phút)


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

* Mục tiêu: Giúp HS biết viết, đọc các số có 4 chữ
số, tìm thứ tự các chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết các số theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Gọi HS đọc số.

- Nhiều HS đọc

- Nhận xét


- Cả lớp nhận xét.

Bài 2:Viết các tổng theo mẫu
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách làm

- 2 HS nêu

- Nhắc lại cách làm
- Cho 3 nhóm HS lên bảng thi làm bài làm tiếp sức.

- 3 nhóm lên bảng thi làm bài làm tiếp sức.

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét.

- Cho HS đọc lại từng dãy số

- Đọc từng dãy số.

Bài 3: Viết số, biết số đó gồm:
- Cho HS nêu đặc điểm của từng dãy số

- Nêu đặc điểm của dãy số.


- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.

- Làm bài vào vở.

- Cho 2 HS lên thi làm nhanh

- 2 HS lên thi làm nhanh

- Nhận xét, chốt lại
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 19 tiết 4


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng


Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

Các Số Có Bốn Chữ Số (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
2. Kĩ năng: Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và
ngược lại. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2 (cột 1, câu a, b); Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập - 3 em thực hiện.
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.


2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết số có 4
chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị
và ngược lại (7 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với việc viết số
thành các tổng.
* Cách tiến hành:
- Viết số: 5247 lên bảng

- Theo dõi

- Gọi HS đọc số

- 1 HS đọc

- Nêu câu hỏi:

- 2 HS trả lời

+ Số 5247 có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hướng dẫn HS tự viết 5247 thành tổng của 5 - Viết theo hướng dẫn
nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
- Phân tích và viết mẫu 1 số

- Theo dõi

- Cho HS lên bảng viết các chữ số còn lại.

- 3 HS lên bảng viết


- Lưu ý: nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ
số hạng đó đi.
b. Hoạt động 2: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết số có 4 chữ số thành
tổng của các nghìn, trăm chục, đơn vị và ngược lại
* Cách tiến hành:


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

Bài 1:Viết các số theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Mời 1 HS lên bảng làm mẫu.

- 1 HS lên bảng làm mẫu.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Làm bài vào vở

- Gọi 2 HS làm bài trên bảng


- 2 HS làm bài trên bảng

- Nhận xét, chốt lại:

- Nhận xét.

Bài 2: Viết các tổng theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS QS mẫu

- QS mẫu

- Yêu cầu HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra chéo

- Cả lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra

- Gọi 1HS lên sửa bài

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chốt lại:
Bài 3: Viết số, biết số đó gồm:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.


- Cho HS làm bảng con, sửa sai cho HS

- Cả lớp làm bảng con

Bài 4: Viết các số có 4 chữ số, các chữ số của
mỗi số đều giống nhau (HS khá giỏi)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS thảo luận nhómđôi

- Thảo luận nhóm đôi

- Mời 3 HS đại diện 3 nhóm lên thi làm nhanh

- Đại diện 3 nhóm thi làm nhanh trên bảng

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:


...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 19 tiết 5

Số 10 000 - Luyện Tập


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn).
2. Kĩ năng: Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập - 3 em thực hiện.
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 000 (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với số 10 000.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp - Lấy 8 tấm bìa theo HD của GV
như trong SGK và hỏi: Có tất cả mấy nghìn.
- Yêu cầu HS đọc 8000

- Cả lớp đọc

- Cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi - Học sinh thực hiện.
xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- Hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn.

- 1 HS phát biểu


- Cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi - Làm theo YC của GV
xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- Hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?

- Phát biểu

- Giới thiệu: Số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc
một vạn.
- Gọi HS đọc lại số 10 000

- Đọc lại số 10.000.

- Hỏi: Số mười nghìn có mấy chữ số? Bao gồm - 2 HS phát biểu
những số nào?
b. Hoạt động 2: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết viết tiếp các số thích hợp
vào chỗ chấm. Tìm số liền trước, số liền sau.
* Cách tiến hành:
Bài 1:Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.


- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- Cả lớp làm bài vào vở

- Gọi HS lên bảng làm bài

- 1 HS lên bảng làm.

Thị Hoa

- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Viết các số tròn nghìn từ 9300 đến 9900
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cách làm tương tự bài 1

- Học sinh làm vào tập.

Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm vào rồi đổi vở kiểm tra chéo

- Làm bài và kiểm tra chéo


- Gọi 1 HS lên sửa bài
- Nhận xét, chốt lại

- 1 HS lên sửa bài

Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10000
- Cho HS làm bài vào vở

- Làm bài vào vở

- Cho 2 HS thi đua làm nhanh trên bảng

- 2 HS thi làm nhanh

- Nhận xét chốt lại

- Cả lớp nhận xét.

Bài 5: Viết số liền trước, liền sau
- Hỏi:

- 2 HS phát biểu

+ Muốn tìm số liền trước, làm như thế nào?
+ Muốm tìm số liền sau, ta làm như thế nào?
- HD HS kẻ 3 cột để tìm số liền trước, liền sau
- Cho HS cả lớp làm vào vở

- Cả lớp làm bài vào vở


- Nhận xét, chốt lại.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 20 tiết 1

Điểm Ở Giữa - Trung Điểm Của
Đoạn Thẳng


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Điểm ở giữa (5 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm
cho trước.
* Cách tiến hành:
- Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS

- QS hình vẽ và theo dõi HD của GV

- Nhấn mạnh: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng theo thứ

tự điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ
trái sang phải). Ta nói: O là điểm ở giữa 2 điểm A
và B
- Cho 1 số VD khác để HS phân biệt được thế nào là - Trả lời về các VD GV đưa ra
điểm ở giữa
- Nhắc lại thế nào là điểm giữa.
b. Hoạt động 2: Trung điểm (8 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là trung điểm của 1
đoạn thẳng
* Cách tiến hành:
- Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS

- Học sinh quan sát.

- Nhấn mạnh: điểm M nằm ở giữa hai điểm A và B.
Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn MB. M
được gọi là trung điểm đoạn thẳng AB.
- Cho 1 số VD khác về trung điểm.
- Nhắc lại thế nào là trung điểm.
c. Hoạt động 3: Thực hành (12 phút)

- Học sinh nêu ví dụ thêm.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1


Thị Hoa

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để làm BT
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tìm diểm ở giữa
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

A

M

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

B

O
C

D

N

- Cho HS QS hình trong SGK và làm bài vào vở

- Làm bài vào vở

- Gọi HS trả lời miệng

- Trả lời miệng


Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cho HS học nhóm đôi

- Học nhóm đôi

- Gọi HS trả lời miệng yêu cầu giải thích

- Trả lời và giải thích
+ Kết quả:
Câu a và e đúng.

- Nhận xét, chốt lại.

Câu b, c, d là câu sai

Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng
(dành cho học sinh khá giỏi làm thêm)
- Mời HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS học nhóm 4

- Học nhóm 4

- Gọi HS trả lời miệng


- Trả lời, HS khác nhận xét

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 20 tiết 2

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa


1. Kiến thức: Biết khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
2. Kĩ năng: Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước. Thực hiện tốt các
bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập - 3 em thực hiện.
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Xác định trung điểm của đoạn
thẳng cho trước (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách xác định trung
điểm của đoạn thẳng cho trước
* Cách tiến hành:
Bài 1: Xác định trung điểm của đọan thẳng
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài


- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Vẽ hình lên bảng và cho HS nêu cách xác định - 3 HS nêu
trung điểm của đoạn thẳng
- Xác định theo 3 bước
+ Đo độ dài đoạn thẳng
+ Chia độ dài đoạn thẳng làm 2 phần bằng nhau
+ Xác định trung điểm
- Gọi HS nhắc lại

- Nhắc lại cách xác định trung điểm của đoạn
thẳng cho trước

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở phần b

- Làm bài vào vở: dùng thước đo cm đo đoạn
thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng
CD chia cho 2, rồi xác định Trung điểm của
đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a.

- Gọi HS lên bảng làm bài
b. Hoạt động 2: Gấp hình (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết gấp hình để xác định
trung điểm.

- 1 HS lên bảng


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng


Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

* Cách tiến hành:
Bài 2: Thực hành gấp tờ giấy hìbnh chữ nhật rồi
đánh dấu trung điểm
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS thực hành theo nhóm 4: Cho học sinh - Thực hành nhóm 4
thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm
của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ
dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8
cm, 14 cm, 20 cm...
- Cho các nhóm thi đua.

- Đại diện các nhóm HS lên thi tìm trung
điểm.

A

B

A


B

D

C

D

C

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 20 tiết 3


So Sánh Các Số Trong Phạm Vi 10
000


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
2. Kĩ năng: Biết so sánh các đại lượng cùng loại. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn:
Bài 1a; Bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận biết
dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi
10.000 (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết so sánh các số trong phạm
vi 10.000.
* Cách tiến hành:
 So sánh hai số có các chữ số khác nhau.
- Giáo viên viết lên bảng 999... 1000 và yêu cầu học - 2 học sinh lên bảng điền dấu, lớp làm vào
vở nháp.
sinh điền vào chỗ trống các dấu thích hợp.
+ Hãy so sánh 9999 với 10 000?

- Học sinh điền: 9999 > 10 000.

 So sánh hai số có cùng số chữ số.
- Yêu cầu học sinh điền dấu (<; >; =) vào chỗ trống: - Học sinh điền: 9000 > 8999.
9000... 8999.
+ Vì sao em điền như vậy?

+ Học sinh nêu ý kiến

+ Khi so sánh các số có ba chữ số khác nhau, + 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung
chúng ta so sánh như thế nào?
- GV: Với các số có bốn chữ số, chúng ta cũng so

sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có ba
chữ số, em nào nêu được cách so sánh các số có
bốn chữ số với nhau?
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.
+ Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu?

+ Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số cùng
hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng
thấp (từ trái sang phải) số nào có hàng nghìn


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại, nếu
bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh ở hàng trăm,
hàng chục cho đến hàng đơn vị.
- Yêu cầu học sinh so sánh 6579 với 6580 và giải + 6579 < 6580 vì hai số có số hàng nghìn,
thích kết quả so sánh.

hàng trăm bằng nhau nhưng số hàng chục 7 <
8 nên 6579 < 6580.

b. Hoạt động 2: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng vào so sánh các

số trong phạm vi 10. 000
* Cách tiến hành:
Bài 1a: > < =?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Mời 2 HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- Hai HS nêu.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở

- Cả lớp làm vào vở

- Mời 4 HS lên bảng làm.

- 4 HS lên bảng làm và nêu cách so sánh của
mình.

- Nhận xét, chốt lại.

- Cả lớp nhận xét bài

Bài 2: > < =?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo


- Làm vào vở và đổi vở kiểm tra chéo

- Gọi HS lên bảng làm bài làm và giải thích cách so - 6 HS lên bảng
sánh.
- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 20 tiết 4

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:



Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

1. Kiến thức: Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến
lớn và ngược lại.
2. Kĩ năng: Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định
trung điểm của đoạn thẳng. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4a.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.


2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: So sánh các số (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS so sánh các số trong phạm vi
10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và
ngược lại.
* Cách tiến hành:
Bài 1: > < =?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- Gọi 2 HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- 2 HS nêu.

- Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con.

- Cả lớp làm vào vở

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét

Bài 2: Viết các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé
và từ bé đến lớn
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở


- Cả lớp làm vào vở

- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh

- 2 HS lên bảng thi làm bài

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét.

a) 4082; 4208; 4280; 4802.
b) 4802; 4280; 4208; 4082.
Bài 3: Viết số bé nhất, lớn nhất: có ba chữ số; số
lớn nhất, bé nhất có 4 chữ số
- Mời HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Học nhóm đôi


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1


- Cho HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm

- HS làm bài.

- Nhận xét, chốt lại

- Nhận xét

Thị Hoa

a) 100 b) 1000 c) 999 d) 9999
- Nhắc lại các cách so sánh số có 4 chữ số
b. Hoạt động 2: Các số tròn trăm (7 phút)
* Mục tiêu: Củng cố về các thứ tự các số tròn trăm
tròn nghìn (sắp xếp trên tia số và cách xác định
trung điểm của đoạn thẳng)
* Cách tiến hành:
Bài 4a: Trung điểm của đọan thẳng AB, CD ứng
với số nào?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Hỏi:

- Trả lời câu hỏi của GV

+ Đoạn thẳng AB được chia thành mấy vạch bằng
nhau?
+ Muốn tìm trung điểm của đoạn AB ta phải làm

sao?
+ Vậy trung điểm AB nối với số nào trong tia số?
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- Cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét, chốt lại

- Nhận xét

- Nhắc lại cách tìm trung điểm của 1 đoạn thẳng.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 20 tiết 5


Phép Cộng Trong Phạm Vi 10 000
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

2. Kĩ năng: Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000). Thực
hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Học sinh hát đầu tiết.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của - 3 em thực hiện.
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759
(6 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với cộng các số trong
phạm vi 10 000.
* Cách tiến hành:
 Hình thành phép cộng 3526 + 2759
- Nghe Gv đọc đề bài.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài toán trang 102
- Muốn biết cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu, - Tính tổng 3526 + 2759 (thực hiện phép
cộng 3526 + 2759 )
chúng ta phải làm như thế nào?
- Dựa vào cách tính tổng các số có ba chữ số, em hãy - Học sinh tính và nêu kết quả.
thực hiện tính tổng 3526 + 2759
 Đặt tính và tính 3526 + 2759
- Nêu cách đặt tính khi thực hiện phép tính tổng 3526
+ 2759 ( Sách Gviên/ 177)
- Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng
- Bắt đầu cộng từ đâu?
đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng
nghìn).
- (6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1; 2 cộng 5
- Hãy nêu từng bước tính cộng 3526 + 2759
bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8; 5 cộng 7 bằng
12, viết 2 nhớ 1; 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1
bằng 6, viết 6).
+ Vậy 3526 + 2759 = 6285
 Nêu qui tắc tính: Muốn thực hiện tính cộng các số + Muốn cộng các số có bốn chữ số ta thực
hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ
có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào?

hàng đơn vị)
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết cộng các số có 4 chữ số.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cho HS làm bảng con
- Uốn nắn sửa sai cho HS
Bài 2b: Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài:
- Cho HS cả lớp làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS lên bảng sửa bài
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Toán giải
- Mời HS đọc đề bài.
- Đặt câu hỏi HD HS:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 4: Nêu tên trung điểm của hình chữ nhật

- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời 1 HS nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Gọi HS trả lời
- Nhận xét, chốt lại.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

Thị Hoa

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bảng con

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào vở
- 4 HS lên làm bài
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- Phát biểu

- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS nhắc lại
- Phát biểu
- Nhận xét.

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.




RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 21 tiết 1

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

1. Kiến thức: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán
bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập - 3 em thực hiện.
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Cộng nhẩm (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cộng nhẩm các số có
4 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- Cả lớp làm bài vào vở

- Gọi HS trả lời miệng:


- 4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.

5000 +1000 =6000

4000 +5000 =9000

6000 +2000 =8000

8000 +2000 =10000

- Nhận xét, chốt lại.

- Nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 1HS thi làm.

- 1 HS thi làm bài

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở

- Cả lớp làm vào vở

2000 + 400 =2400


600 + 5000 =5600

9000 + 900 = 9900

7000 + 800 =7800

300 + 4000 =4300
- Nhận xét, chốt lại.
b. Hoạt động 2: Thực hiện phép tính và giải toán
văn (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có
lời văn, đặt tính cộng số có 4 chữ số

- Nhận xét.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

Thị Hoa

* Cách tiến hành:
Bài 3: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.


- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo

- Làm bài và đổi vở kiểm tra chéo

- Gọi HS lên sửa bài

- 4 HS lên sửa bài

Bài 4: Toán giải
- Gọi HS đọc đề bài.

- 1 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu,
buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng.

+ Bài toán hỏi gì?

+ Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao
nhiêu lít dầu?

+ Để biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu + Ta phải biết được số lít dầu của mỗi buổi
lít dầu ta cần biết gì?

bán được.

- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS lên bảng giải


- 1 HS lên bảng

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở

- Cả lớp làm vào vở

- Nhận xét, chốt lại

- Nhận xét.
Bài giải

Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
432 x 2 = 846 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là:
432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số: 1296 l dầu.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..

Toán tuần 21 tiết 2

Phép Trừ Các Số Trong Phạm Vi 10
000
I. MỤC TIÊU:


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn

Thị Hoa

1. Kiến thức: Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
2. Kĩ năng: Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000). Thực
hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của
tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm với phép trừ, cách đặt tính.
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng phép trừ: 8651 – 3917
- Yêu cầu cả lớp thực hiện phép tính ra nháp
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
- Gọi HS nêu cách tính
- Hỏi: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến 4 chữ
số ta làm như thế nào?

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

- Quan sát.
- Thực hiện phép tính ra nháp
- 1 HS lên bảng làm tính
- 3 HS nêu
- 3 HS đứng lên đọc lại quy tắc: “Muốn trừ
số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số, ta
viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho chữ số
hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng
đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng với
chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng
hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng
nghìn thẳng cột với chữ số hàng nghìn”.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép trừ số có bốn
chữ số cho số có đến 4 chữ số, giải bài toán có lời
văn. Xác định trung điểm của cạnh hình tam giác.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài vào bảng con
- HS làm bài vào bảng con
- Sửa sai cho HS
Bài 2b: Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Giáo viên : Nguyễn

Lớp 3/1

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Mời 4 HS lên làm bài trên bảng
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Toán giải
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Nêu câu hỏi:
+ Cửa hàng có bao nhiêu kg đường?
+ Cửa hàng đã bán được bao nhiêu kg?
+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Cho 1 HS lên bảng thi làm nhanh (mỗi HS làm 1
cách)
Bài giải
Cửa hàng còn lại số mét vải là:
4283 – 1635 = 2648 (m)
Đáp số: 2648 m vải.
Bài 4: Vẽ đọan thẳng
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng thi làm nhanh.
- Nhận xét, tuyên dương bạn tìm đúng, chính xác.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

Thị Hoa

- Cả lớp làm vào vở
- 4 HS lên bảng

- 1 HS đọc đề bài.
- 3 HS trả lời

- Làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng thi làm nhanh

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS phát biểu
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng thi làm nhanh.

- Nhận xét.

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ ……, ngày...... /.... / 201..
Toán tuần 21 tiết 3

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số.


Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Lớp 3/1

Giáo viên : Nguyễn


Thị Hoa

2. Kĩ năng: Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. Thực
hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (giải được một cách).
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu tiết.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập - 3 em thực hiện.
của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Tính nhẩm (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết trừ nhẩm các số có
4 chữ số qua Bài tập 1 và 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài


- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- Cả lớp làm bài vào vở

- Gọi HS trả lời miệng

- 4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả:
7000 – 2000 = 5000 ;6000 – 4000 = 2000
9000 – 1000 = 8000;10000 - 8000 = 2000

- Nhận xét, chốt lại

- Nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm (Theo mẫu)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài

- 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 1 HS thi làm bài nhanh

- 1 HS thi làm bài nhanh

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở

- Cả lớp làm vào vở

- Nhận xét, chốt lại.


- Nhận xét.

- Nhận xét bài làm của HS
3600 – 600 =3000; 6200 –4000 =2200
7800 –500 =7300; 4100 – 1000 = 3100
9500 – 100 =9400 ; 5800 – 5000 = 800
b. Hoạt động 2: Giải toán (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có
lời văn, đặt tính trừ số có 4 chữ số.
* Cách tiến hành:


×