Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP dạy TIẾT “TRẢ bài tập làm văn BIỂU cảm về sự vật, CON NGƯỜI” lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.13 KB, 28 trang )

PHẦN I : LÍ LỊCH
Họ và tên : Trần Thị Khuy
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Đình Cao
TÊN ĐỀ TÀI :
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT
“TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI” LỚP 7

1


PHẦN II:NỘI DUNG
A. Mở đầu
1. Đặt vấn đề
a. Thực trạng của vấn đề
“Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và
trong sự phát triển tư duy của con người.
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng
trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là
môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn
học khác. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại,
các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng
cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn
hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng
việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là phân môn
“nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu
là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung
thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”. . . ( Dạy văn là một
quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973).
Năm học 2013 – 2014 và 2014 - 2015 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ


văn 7. Trong quá trình giảng dạy tiết trả bài tập làm văn, tôi nhận thấy phần lớn các
em chỉ mong giáo viên phát bài ngay để biết được điểm số trong bài viết của mình,
ít khi các em quan tâm đến việc trong bài làm còn sai sót chỗ nào, cần phải sửa ra
sao để những bài sau làm tốt hơn. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng bài viết trước so với
bài viết sau, về số điểm không có gì khác, nếu có thì chỉ nhỉnh hơn một chút ít
không đáng kể như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em. Đặc
biệt qua bài làm của mình, các em chưa nhận thấy được những sai sót để sửa lỗi và
tình trạng không biết sử dụng dấu câu, liên kết đoạn, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn
đạt, dùng từ…còn tồn tại không ít. Vậy trách nhiệm đó thuộc về những giáo viên
dạy môn ngữ văn. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác chấm, trả bài tập làm văn thì
2


những sai sót của học sinh sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó kết quả học tập của các em sẽ
được nâng cao.
Để đánh giá thực trạng của vấn đề tôi đã tiến hành khảo sát về sự hứng thú
của học sinh trong giờ trả bài tập làm văn như sau:
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Bài viết

Lớp

số 2

Số

Hứng thú học

Điểm trung


Điểm dưới

học

tiết trả bài tập

bình trở lên

trung bình

sinh

làm văn
SL

%

SL

%

SL

%

2014-

7A

37


18

48,6

30

81,1

7

18,9

2015

7D

22

12

54,5

13

59,1

9

40,9


Từ kết quả khảo sát cho thấy gần một nửa học sinh không hứng thú với giờ trả
bài tập làm văn (trong số đó có nhiều em chỉ thích học tiết học này chỉ vì mong
chờ điểm số) và dẫn đến chất lượng tập của học sinh còn thấp.
* Nguyªn nh©n
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi, do một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đối với người dạy
+ Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến
học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
+ Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
+ Phương pháp tổ chức của giáo viên ở mỗi tiết dạy còn đơn điệu, thiếu đầu
tư, chưa kích thích đựơc tính tích cực và sáng tạo của học sinh nhất là tiết trả bài
tập làm văn.
- Đối với học sinh
+ Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho
giờ học văn.

3


+ Một số học sinh lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong
SGK.
+ Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như
xem ti vi, chơi game... ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học, bị
lôi cuốn, xao nhãng việc học .
Để nâng cao chất lượng dạy tiểt trả bài văn biểu cảm , trước hết cần rèn cho
các em nhận thấy được những sai sót trong bài làm của mình để sửa lỗi. Biết dùng
từ, đặt câu và trình bày bài hợp lí có sức thuyết phục. Tự uốn nắn sửa chữa những

sai sót trong bài làm, tự tin và làm tốt hơn ở những bài làm tiếp theo.
b. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là phải đào tạo ra con người vừa có
trí tuệ vừa giàu tính sáng tạo vừa có tính nhân văn. Hay theo cách nói của Bác là
®µo tạo lớp trẻ vừa hồng vừa chuyên. Để làm được điều đó thì phải bồi dưỡng
cho học sinh cả về tâm hồn và trí tuệ. Học sinh không chỉ học toán mà còn cần
phải học văn. Các dạng bài tập làm văn ở trường THCS luôn có sự quan hệ mật
thiết với nhau.Trong một kiểu bài luôn có sự kết hợp của nhiều phương thức .Rèn
cho học sinh biết vận dụng để làm tốt văn biểu cảm cũng là góp phần nâng cao kĩ
năng làm văn trong chương trình thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn nói riêng
và dạy học nói chung.
c. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi của đề tài này tôi xin được trình bày vài kinh nghiệm:
“ Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài tập làm văn biểu cảm, về sự vật và con người”
ở lớp 7 nhằm kích thích sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh ở môn ngữ văn
nói chung, tiết trả bài tập làm văn nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Phương pháp tiến hành
a. Cơ sở lý luận và thực tiễn
a1. Cơ sở lí luận
Văn học có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi chúng ta, nhất là đối với thanh
thiếu niên học sinh. Văn học giáo dục cho các em biết quý cái “Chân, biết ca ngợi
cái “ Thiện” và biết yêu cái “mỹ ”. Đó là mục tiêu của các tiết văn bản. Nhiệm vụ
4


không thể thiếu của môn văn là rèn cho các em kĩ năng trình bày một văn bản.
Phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính
thực hành cao và rèn kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh. Qua một đề bài cụ thể
thường trải qua các tiết học: Quan sát; lập dàn ý; làm văn nói (miệng), làm văn
viết; trả bài viết (chữa bài). Theo quy trình dạy học tập làm văn thì tiết trả bài viết

nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế ở
tiết học này đòi hỏi người giáo viên sự nổ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao
cho học sinh cảm nhận sự lý thú, ham mê muốn học. Người giáo viên làm được
công đoạn “đánh giá sản phẩm công bằng, khách quan”, qua đó học sinh có điều
kiện trau chuốt, gọt dũa “ tác phẩm ” của mình và học cách viết tốt hơn.
Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn Ngữ văn mới
được bố trí tiết trả bài. Trong một năm học, ở lớp 7 số tiết trả bài là 7 đến 8 tiết. Đó
là một thời lượng rất đáng kể đủ để nói lên tầm quan trọng của việc chấm và trả bài
tập làm văn cho học sinh.
Thông qua việc chấm và trả bài tập làm văn giáo viên có thể giúp học sinh
nhận ra những sai sót, những hạn chế trong bài làm của mình để làm tốt hơn ở bài
sau. Vì vậy nhất thiết ở mỗi tiết trả bài, giáo viên cần phải có sự đầu tư thỏa đáng,
kĩ lưỡng và sát thực với chất lượng bài viết của học sinh để có thể chỉnh sửa, uốn
nắn kịp thời những gì mà các em chưa làm được từ khâu tìm hiểu đề đến bước viết
bài hoàn chỉnh.
Căn cứ vào những yêu cầu về đề bài, về tình hình làm văn của học sinh, việc
chấm và trả bài của giáo viên, mà giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy học
của mình để có biện pháp nhằm nâng cao kết quả giảng dạy.
a 2. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm qua nhiều hình thức, phương pháp dạy học mới đã được áp
dụng ở hầu hết các cấp học, chính vì vậy chất lượng giáo dục đã ngày càng được
nâng cao. Riêng bộ môn ngữ văn, chất lượng giảng dạy đã có nhiều biến chuyển,
tuy nhiên trên thực tế có nhiều học sinh còn xem nhẹ không hứng thú học tập môn
ngữ văn, đặc biệt là phân môn tập làm văn.
Tiết trả bài viết khó cả về mặt lí thuyết lẫn thực tiễn . Mặt khác không ít giáo
5


viên chủ quan, chưa hoặc không nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của tiết
học “Trả bài ”, cho nên trong tiết trả bài viết, giáo viên thường làm các công việc

đơn giản nhất là phát bài, đọc điểm, nhận xét qua loa. Bên cạnh đó, hầu như học
sinh chưa ý thức tốt trong học tập trong giờ “Trả bài ”, một số học sinh lại tự ti cho
rằng “ vốn dĩ mình dở văn ” nên buông xuôi, thụ động trong giờ học .
* Việc dạy :
Đa số giáo viên chưa chú tâm đến tiết trả bài viết, giảng dạy chung chung ,
đại khái cho xong tiết :
+ Giáo viên ghi đề bài Tập làm văn (trả bài viết) lên bảng
+ Nêu lại ý trọng tâm của đề bài .
+ Nhận xét chung chung bài làm của học sinh .
+ Đọc bài văn hay của học sinh làm.
+ Trả bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ .
* Việc học:
Đa số học sinh thụ động trong tiết học “ Trả bài ”, các em nghĩ đơn giản là
nhận bài làm của mình để biết mình mấy điểm là xong. Trong khi học sinh thường
mắc các lỗi như :
+ Viết sai lỗi chính tả .
+ Dùng từ chưa chính xác ( hoặc sai )
+ Câu văn thiếu các thành phần ( chủ ngữ, vị ngữ …. )
+ Viết văn thiếu hình ảnh, ý nghèo, bố cục thiếu chặt chẽ …..
+ Chưa biết trình bày hình thức đoạn văn, bài văn.
Các lỗi này học sinh không nhận ra, không biết cách sửa và tiếp tục mắc phải
trong các bài viết khác. Cách dạy và học “ Tiết trả bài tập làm văn biểu cảm về sự
vật, con người ” như vậy là một lỗ hỏng trong dạy học môn văn. Thực tiễn cho
thấy:Với học sinh trong các bài làm của mình giáo viên phải chỉ lỗi, sửa lỗi cho
học sinh thật nhiều lần thì các em mới khắc phục được. Nếu không chú trọng thay
đổi cách dạy - học tiết trả bài thì tình trạng học sinh học yếu môn văn sẽ còn nhiều.
Hiệu quả của tiết trả bài không phản hồi ngay mà phản hồi từ từ trong suốt thời
gian các em học THCS.
6



Song xét về góc độ thực tiễn, có thể nói rằng có mấy giáo viên quan tâm chú ý
đến tiết dạy “Trả bài viết ” theo đúng yêu cầu; cũng như có mấy học sinh ý thức
được qua tiết học đó em học được gì? hay chỉ mong được biết điểm . Vì vậy, dạy
chưa tốt, học chưa thông thì làm sao mang lại hiệu quả chất lượng được? Hệ quả là
học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt là điều không thể tránh khỏi. Đó là điều băn
khoăn trăn trở trong tôi và cũng là điều bức xúc của không ít giáo viên khi giảng
dạy “ Tiết trả bài tập làm văn biểu cảm về sự vật, con người ”. Vì thế tôi xin nêu ra
một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy, qua nghiên cứu học tập và
qua các đồng nghiệp .
b. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
Khi thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- So sánh - đối chiếu
- Phân tích - tổng hợp
- Thống kê - phân loại
B. Nội dung.
1. Mục tiêu.
a. Mục tiêu tổng quát
Sáng kiến kinh nghiệm này tổng kết các phương pháp, cách thức kĩ năng mà
người viết thu được từ hoạt động thực tiễn giảng dạy ở trường THCS đang giảng
dạy.
Những việc đã làm từ thực tế trong giảng dạy môn ngữ văn được đúc rút ra
thành kinh nghiệm. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này mong muốn phần nào
hoặc là sự gợi ý, sự tham khảo đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn ngữ văn.
b. Mục tiêu cụ thể
Có thể nói, khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài viết tập
làm văn nói chung, bài viết về văn biểu cảm nói riêng chính là việc chấm bài. Bộ
giáo dục đã từng nhận xét về tình hình giảng dạy tập làm văn như sau: “Thiếu sót
lớn nhất trong việc giảng dạy là việc chấm bài. Bên cạnh những số đông tận tụy là
những giáo viên chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc chấm. Nhiều giáo

viên chỉ chấm qua loa bài làm văn của học sinh, bỏ qua nhiều lỗi của học sinh”.
7


Hậu quả của tình trạng đó chính là chất lượng bài làm của học sinh ngày càng yếu,
vì vậy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi xin được trình bày vài kinh
nghiệm về “ Phương pháp để dạy tiết trả bài tập làm văn biểu cảm về sự vật, con
người” (lớp 7) nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để qua đó học sinh
nắm vững và biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong việc tạo lập một
văn bản biểu cảm. Biết dùng từ, đặt câu và trình bày bài hợp lí có sức thuyết phục.
Tự uốn nắn sửa chữa những sai sót trong bài làm, tự tin và làm tốt hơn ở những bài
làm tiếp theo.
2. Giải pháp của đề tài
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong
nhà trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng
lắm”.Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra “Phương pháp dạy tiết trả bài văn
biểu cảm về sự vật, con người” (lớp 7) như sau :
2.1.Giải pháp hướng trả bài tập làm văn biểu cảm về sự vật, con người
Tiết trả bài viết tập làm văn không chỉ đơn thuần là trả bài lấy điểm mà nó
phải đạt tới yêu cầu rèn sửa kĩ năng cho học sinh . Bởi vậy các khâu khi thực hiện
đều phải chuẩn bị một cách chu toàn. Để tiết trả bài có hiệu quả, giáo viên phải
chuẩn bị thật kĩ, kĩ hơn cả một giờ học khác. Quy trình tiết trả bài viết cần tiến
hành theo 4 công đoạn:
* Chấm bài – (giáo viên )
* Trả bài - (học sinh)
* Sửa bài - (giáo viên - học sinh)
* Đọc bài văn hay - (giáo viên - học sinh)
2.2. Chấm bài làm văn của học sinh.
Công việc chấm bài với tiết trả bài có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chấm bài
là khâu chuẩn bị quan trọng, quyết định sự thành công của tiết trả bài làm văn.

Để khắc phục tình trạng chấm bài chưa tốt cần đi từ những vấn đề có ý nghĩa lí
luận trong việc chấm bài đến kĩ thuật chấm bài.
Chấm bài một cách nghiêm túc, kĩ càng, chính xác là yêu cầu đầu tiên cần
làm tốt . Đặc thù của bộ môn không cho phép người giáo viên đọc qua loa. Như
8


vậy sẽ rất dễ bỏ qua những sáng tạo cũng như những hạn chế của học sinh.
2.3. Những vấn đề có ý nghĩa lý luận trong việc chấm bài.
Trước hết ta cần bàn đến quan điểm, thái độ ứng xử của nhà giáo đối với bài
làm của học sinh. Thường thì giáo viên chỉ xem bài làm của học sinh như là một
kết quả học tập phải nộp theo nghĩa vụ. Giáo viên có nghĩa vụ chấm bài đó. Giáo
viên cần nhìn nhận được rằng : Bài làm của học sinh là một sản phẩm lao động cực
nhọc của các em.
Tiếp xúc với bài làm của học sinh là tiếp xúc với một tiếng nói, một con
người. Đằng sau những dòng chữ ấy là những hồi hộp chờ mong từng ngày, từng
giờ, từng phút thầy, cô giáo công bố kết quả. Với cách nghĩ như vậy, khi chấm bài
giáo viên sẽ có một thái độ ứng xử đẹp đẽ, đúng đắn trước mọi điều hay dở trong
bài làm của học sinh. Cần trân trọng tìm tòi, cảm thông từng sai sót, vừa nghiêm
khắc, vừa độ lượng trong từng khuyết điểm ở bài làm của học sinh. Thiếu cảm
thông, thiếu trân trọng là điều đáng tránh, đồng thời cũng cần tránh thái độ gg̣ò ép
cách suy nghĩ của giáo viên cho học sinh.
Giáo viên không nên lấy cách nghĩ của mình để gạt bỏ, phê phán cách cảm
nhận của học sinh. Cần phải đọc kĩ, phải lắng nghe và tìm hiểu từng chữ, từng lời
trong bài làm của các em. Cần trân trọng những ý nghĩ độc đáo của học sinh để
động viên khuyến khích, không vội vàng tập cho các em quen với ngôn ngữ người
lớn mà giúp đỡ các em trau dồi và hình thành ngôn ngữ văn học riêng của mình.
Tình trạng không hiểu, không cảm thông với học sinh, lấy tư duy của mình
làm chuẩn để phán xét học sinh, đánh giá suy nghĩ của học sinh sẽ khiến học sinh
ngày càng xa cách với giáo viên và ngại làm văn trong nhà trường.

2.4. Vấn đề kĩ thuật chấm bài.
Chấm bài cũng là một nghệ thuật, có người chấm nhanh nhưng vẫn chính xác,
ngược lại, có người chấm chậm mà vẫn đánh giá không chính xác. Hiện tượng
chấm bài làm văn chênh nhau 1->2 điểm là khá phổ biến. Vậy, làm thế nào để
chấm bài chính xác mà lại đỡ vất vả hơn? Bên cạnh những quan điểm như đă nêu ở
trên còn có những vấn đề nghiệp vụ.
2.4. 1. Những tiền đề cho việc chấm bài .
9


Trước khi bắt tay vào chấm bài của học sinh, giáo viên cần phải chuẩn bị những
tiền đề bắt buộc như sau:
- Xác định những tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh. Những tiêu chí đó
được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài và nội dung kiến thức, về kĩ năng, về
phương pháp làm bài. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài giúp cho quá
trình chấm bài tránh đựơc tình trạng chấm không đúng trọng tâm, sai đâu sửa đó,
có yêu cầu riêng cho từng bài. Một bài làm văn thường tập trung cho một số trọng
điểm rèn luyện hàng tháng hay học kì, giáo viên cần dựa vào đó để định hướng
việc ra đề và chấm bài được tập trung.
- Xây dựng thang điểm cho từng phần trong bố cục của bài văn và chấm bài
theo thang điểm đã đề ra. Riêng phần thân bài cần chia ra các thang điểm nhỏ hơn
phù hợp với yêu cầu của mỗi đề.
- Đối với bài văn cụ thể của từng học sinh, giáo viên lại phải theo dõi chỗ yếu
nhất để uốn nắn, rèn luyện. Chấm một bài văn là chấm theo yêu cầu chung cho lớp
đồng thời lại phải theo yêu cầu riêng của từng học sinh. Bên cạnh những tiêu chí
đă đặt ra giáo viên cần khích lệ kịp thời cho những học sinh còn yếu kém.
- Chấm bài, nhất là chấm văn thì không thể đọc lướt, đọc qua loa, chấm theo ấn
tượng và định kiến với từng học sinh mà phải đọc cho kĩ, chấm chính xác theo yêu
cầu đáp án hướng dẫn chấm. Gặp một vài điểm hay, dở trong bài của học sinh giáo
viên không nên gạch xoá hay bình phẩm chê bai …

- Một điều tôi muốn nói ở đây nữa là, khi chúng ta chấm bài cần phải để cho
đầu óc thư thái, không vướng bận một điều gì, tránh để cho các bài văn của học
sinh lại chính là nơi ta trút những cơn giận dữ mà nguyên nhân không phải là do
các em. Ta nên giành một khoảng thời gian đủ để chấm một xấp bài trọn vẹn, tránh
chấm bỏ dở giữa chừng.
Chẳng hạn ở bài viết số 2 (văn biểu cảm về loài cây em yêu). Trước khi chấm
bài, tôi sẽ đọc qua một lượt bài viết của cả lớp, sau đó phân loại bài. Tôi chia ra
loại bài thứ nhất là: làm đầy đủ ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít lỗi chính tả,
lỗi dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Loại bài thứ 2: Đối với loại bài này
mắc lỗi nhiều hơn ở loại bài thứ nhất. Loại bài thứ 3: Mắc nhiều lỗi trầm trọng. Tôi
10


phân loại ra như vậy để khi chấm sẽ tránh những lệch lạc về điểm số trong bài làm,
khi trả bài cũng dễ nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của bài viết vì đã
nhóm các loại bài lại với nhau.
Khi chấm bài giáo viên phải đọc kĩ lưỡng từng phần một trong bài làm của các
em. Giáo viên gạch chân những lỗi trong bài viết và ghi tắt lời nhận xét ở bên trái
của mặt giấy (chẳng hạn dùng từ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có tác dụng liên
kết thì giáo viên sẽ ghi “lặp từ”, hoặc cách dùng từ, diễn đạt, liên kết viết tắt, viết
hoa tùy tiện…)
Như vậy, giáo viên ghi rõ ràng lỗi trong bài làm của học sinh giúp các em
nhận thấy những sai sót cụ thể trong bài làm của mình. Có thấy sai thì mới rút kinh
nghiệm để sửa lỗi và từ đó mới làm tốt hơn ở bài sau.
2.4. 2. Ghi lời nhận xét.
Lời nhận xét trong bài viết của học sinh là rất quan trọng. Chấm bài xong giáo
viên phải ghi lời nhận xét. Tránh ghi lời nhận xét chung chung theo kiểu vô
thưởng, vô phạt hoặc lời phê chỉ mang tính xếp loại như còn yếu, khá, thường,
giỏi... Như vậy các em sẽ không biết được mình làm tốt mặt nào và mặt nào còn
hạn chế để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Giáo viên sẽ ghi lại những lỗi mà học sinh mắc phải, căn cứ vào đáp án, hướng
dẫn chấm để đánh giá bài làm của các em. Lời nhận xét trong bài làm của các em
là rất quan trọng, bởi vì qua lời nhận xét của giáo viên, các em sẽ biết được ưu
điểm và hạn chế trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho những bài sau.
Vậy lời phê thường có hai mặt, được và chưa được về nội dung và hình thức. Mặt
ưu điểm cần phê trước, mặt hạn chế viết sau. Lời phê cần ân cần, cẩn thận, câu chữ
cần ngay ngắn, chuẩn mực, rõ ràng, tránh tẩy xóa.
3. Tiến trình giờ trả bài làm văn.
Sau khi hoàn thành công việc chấm bài, giáo viên chuẩn bị tiết trả bài. Đây là
một tiết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà giáo viên cần chuẩn bị
chu đáo trên giáo án theo một tiến trình sư phạm cần thiết.
Khi thực hiện phần này, tôi tiến hành làm rõ các nội dung chính của giờ trả bài
như sau:
11


- Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Tìm ý.
- Xây dựng dàn bài : Học sinh dựa trên dàn bài để đánh giá bài làm của mình.
- Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh.
- Trả bài cho học sinh.
- Sửa lỗi thường gặp trong bài làm của học sinh, đọc một số đoạn văn, bài văn
hay, giải đáp thắc mắc.
- Gọi tên ghi điểm.
Tuy nhiên, tùy thực tế bài viết của học sinh mà tôi có thể lướt qua hoặc nhấn
mạnh ở một số nội dung, hay nói cách khác xem học sinh của mình thiếu cái gì thì
tôi hướng dẫn các em đi tìm cái còn thiếu đó.
3.1. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài đã ra và tìm ý.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại đề bài.
- Cho học sinh xác định yêu cầu của đề (thể loại, nội dung, giới hạn) bằng các

thao tác đọc đề, gạch chân những từ quan trọng trong đề.
Ví dụ đề bài: Loài cây em yêu (cây tre Việt nam, cây cảnh...)
GV hướng dẫn HS làm rõ các ý sau:
- Phần nội dung cần làm rõ:
+ Yêu cầu: Học sinh nêu được cảm nghĩ của mình.
+ Dạng đề bài : biểu cảm
+ Phạm vi tư liệu : loài cây
Nhằm giúp học sinh có thói quen và thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề và xác
định đúng yêu cầu của đề bài, tránh tình trạng lạc ý, xa đề, tức là không đảm bảo
tính định hướng.
- Giúp HS dễ dàng nắm được thể loại, dạng đề, đối tượng biểu cảm, phạm vi
tư liệu...Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh làm bài:
+ Viết về cái ǵì?
+ Viết để làm gì?
+ Cần huy động những nội dung kiến thức nào?
+ Viết như thế nào?
12


3.2. Lập dàn bài:
Giáo viên tổ chức xây dựng dàn bài cho bài văn. Việc lập dàn ý giáo viên đã
cho HS thực hiện trước khi làm bài vì vậy ở giờ trả bài, giáo viên sẽ gọi học sinh
lên bảng trình bày lại dàn ý, xây dựng theo bố cục ba phần:
a. Mở bài:
- Giới thiệu loài cây em yêu thích (cây gì? ở đâu)
- Lí do mà em yêu loài cây đó.
b.Thân bài:
Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây:
- Loài cây trong cuộc sống mọi người.
- Loài cây trong cuộc sống của em.

->tình cảm của em đối với cây đó.
c. Kết bài:
Tình cảm, cảm xúc hoặc mong muốn của em về cây đó
3.3. Đánh giá bài làm của học sinh:
Giáo viên cần khéo léo khơi gợi để học sinh tự đánh giá về bài làm của mình
trước. Chẳng hạn từ dàn bài trên giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm
của mình:
- Trình tự trình bày đã phù hợp chưa ?
- Hình ảnh được lựa chọn đã tiêu biểu, đặc sắc chưa?
- Bài văn có đủ bố cục ba phần chưa?
- Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn đã chính xác và gợi cảm
chưa?
- Khả năng trình bày, diễn đạt, sử dụng câu tốt chưa?
- Thử nhận xét về các lỗi mắc phải.
Sau đó giáo viên đánh giá tình hình bài làm của học sinh về mọi mặt: tinh thần
làm bài, ưu điểm, nhược điểm chính, những cá nhân đáng biểu dương, những hiện
tượng đáng chú ý, kết quả chung của cả lớp và cá nhân tiêu biểu. Những nhận xét
này phải chính xác phù hợp tình hình làm bài của học sinh mỗi lớp.

13


Giáo viên cũng chỉ nêu lên những hiện tượng phổ biến trong các bài làm để học
sinh phân tích, thảo luận và nêu ý kiến của mình.
Giáo viên chọn bài văn hay và đoạn văn viết tốt đọc cho cả lớp nghe để rút
kinh nghiệm. Hướng dẫn viết đoạn văn tham khảo:
Cách thức thực hiện: Giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà một số đoạn văn mẫu
để lên lớp phân tích, củng cố cách xây dựng đoạn văn phần mở bài, thân bài, kết
bài cho học sinh.
3.4. Trả bài, chữa lỗi.

3.4.1. Sửa lỗi :
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của tiết trả bài, bởi vì mục đích
cao nhất của giờ trả bài là phát hiện và khắc phục tồn tại trong bài làm của học
sinh.
Sau khi học sinh nắm được yêu cầu làm bài và sơ bộ đánh giá bài làm của
mình, giáo viên mới trả bài cho học sinh. Giáo viên không nên chê trách học sinh.
Việc chữa lỗi tuỳ thuộc vào kết quả bài làm cụ thể của mỗi lớp và kế hoạch rèn
luyện kĩ năng cụ thể của giáo viên. Giáo viên cần chú ý đến định hướng bài làm,
đến cách trình bày nội dung bài viết của các em. Điều quan trọng nhất là giáo viên
cần phải động viên, khích lệ học sinh làm cho các em tin tưởng rằng mình vẫn có
thể đạt kết quả cao hơn nếu mình thật sự cố gắng.
Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau :
- Sai sót về nội dung và phương pháp làm bài
+ Lỗi lạc đề : Chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp.
+ Lỗi lệch đề : Chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài.
- Về hình thức :
+ Lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
+ Lỗi diễn đạt ý.
+ Lỗi liên kết câu, liên kết đoạn.
+ Lỗi trình bày.
Chẳng hạn ở bài viết số 2 : văn biểu cảm về loài cây em yêu.Trước khi trả
bài, giáo viên sẽ trình chiếu một số câu, đoạn văn trong bài làm của học sinh mắc
14


lỗi về cách diễn đạt, dùng từ chưa chính xác, lỗi về liên kết câu, lỗi chính tả... Sau
đó hướng dẫn gọi học sinh nhận xét và tìm lỗi trong các câu, đoạn văn trên, sửa
những lỗi đã mắc phải.
Ví dụ 1 : Hai bên đường đi ở làng em có những khóm tre già và to, và được
những người dân nơi đây yêu quý. Và em cũng thích loài cây này, vì cây tre tượng

trưng cho những vị anh hùng.
Vậy ở đoạn văn trên mắc những lỗi sau : Lỗi lặp từ (và) dẫn đến đoạn văn
lủng củng, không thoát ý, chưa có sự liên kết.
Sửa lại : Ở làng em, dọc hai bên đường là những bụi tre già. Người dân nơi
đây ai cũng rất yêu quý những bụi tre đó. Nó không chỉ che bóng mát mà còn giúp
cho người dân làm nhà, dựng cửa... và làm một số vật dụng cần thiết trong gia đình
vì vậy em cũng rất thích loài cây này.
Ví dụ 2 : Ở đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta, đi đến đâu cũng thấy
một loài cây đặc trưng của nơi đó, khi đến làng quê Việt Nam một loài cây mà ai ai
cũng biết đó là cây tre. Một loài cây vô cùng quen thuộc và gắn bó với người dân
nơi đây....
Sửa lại : Trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta, đi từ Nam ra Bắc
nơi nào cũng thấy xuất hiện hình ảnh của lũy tre xanh. Đó là một loài cây gắn bó
thân thuộc với dân tộc ta từ bao đời nay...
Với bài biểu cảm về người thân, giáo viên cũng thực hiện tương tự như vậy:
Chẳng hạn : Lỗi chính tả : dáng người viết thiếu dấu sắc thành (dang người)
như thế sẽ dẫn đến sai ý nghĩa của câu văn.
Sửa lại : thêm dấu sắc vào từ (dáng).
Lỗi dùng từ : Tuy bề ngoài cô nghiêm trang, trông rất dữ nhưng thật ra cô rất
hiền...
Sửa lại : Bề ngoài, nhìn cô có vẻ nghiêm trang nhưng khi tiếp xúc mới biết cô
rất hiền và hết lòng thương yêu học sinh...
Lỗi diễn đạt : Cô còn uốn nắn cho từng nét chữ của các bạn, có lúc em đã nhìn
thấy đôi tay cô cũng chai sần đi nhưng những nét chữ của cô vẫn mềm mại có lúc
trong cả buổi học cô không nghỉ lúc nào.
15


Sửa lại : Cô đã uốn nắn từng nét chữ cho các bạn học sinh trong lớp...
Lỗi dùng từ, diễn đạt câu, lặp từ : Tôi rất yêu quý và kính trọng cô và rất

muốn cảm ơn cô rất nhiều vì tất cả các điều hay, bổ ích mà cô đã truyền đạt những
hiểu biết cho chúng tôi. Mong cho các thầy cô sẽ tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ
măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một tương lai tươi đẹp.
Sửa lại : Tôi rất yêu quý và kính trọng cô. Qua đây, tôi cũng muốn cảm ơn cô
vì cô đã dạy cho chúng tôi nhiều điều hay, lẽ phải. Tôi mong rằng cô luôn mạnh
khỏe để tiếp tục với sự nghiệp trồng người mà cô đã chọn.
Như vậy, sau khi học sinh được trực tiếp quan sát và sửa những lỗi sai cụ thể
trong bài viết, tôi nhận thấy các em đã rút kinh nghiệm rất nhiều trong những bài
viết tiếp theo của mình.
Việc sửa lỗi trong bài làm của học sinh là vô cùng quan trọng. Vì thế người giáo
viên cần phải đầu tư kĩ lưỡng từ khâu chấm bài, có như vậy mới giúp học sinh phát
hiện và sửa lỗi kịp thời để những bài viết sau không còn lặp lại nữa.
Ngoài việc sửa lỗi cho học sinh, giáo viên cần đọc cho học sinh nghe và xem
cụ thể một số đoạn văn, bài văn làm hay, ít mắc lỗi của các bạn trong lớp để rút
kinh nghiệm ở bài làm của mình.
Chẳng hạn : Tôi sẽ đọc cho học sinh nghe phần mở bài, bài viết biểu cảm về
người thân (người mẹ và một đề viết về cô giáo) một đoạn phần thân bài.
Sau khi giáo viên đọc cho học sinh nghe, sẽ gọi một vài em nhận xét về bài
làm của bạn. Qua đó các em sẽ học hỏi những điều hay trong bài làm của bạn và
rút kinh nghiệm cho bản thân từ đó sẽ viết tốt hơn ở những bài sau.
3.4.2. Trả bài :
Giáo viên trả bài cho học sinh. Thời gian còn lại, yêu cầu học sinh tự sửa bài
làm của mình tại lớp: Giáo viên căn cứ vào các bước ở trên, nhất là chất lượng bài
viết của học sinh để nhận xét cụ thể và sửa những lỗi thông dụng mà các em
thường mắc phải trong quá trình làm văn (nếu có):
Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, giáo viên chú ý sửa các lỗi
nội dung, hình thức mà các em mắc phải.
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với dàn bài đã lập ở trên so sánh với bài
16



làm của mình để các em nhận thấy:
+ Bài làm đã đầy đủ ý chưa?
+ Bố cục như thế nào? đủ 3 phần chưa?
+ Đã làm rõ yêu cầu của đề bài chưa?
+ Viết tắt, viết số, dựng các kí hiệu tùy tiện không?
+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm n/l, r/x, s/x, h/kh, n/g, v/d,ch/tr, d/g/r.?
+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép?
+ Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp?
+ Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, …vv
GV giải đáp mọi thắc mắc của học sinh (nếu có).
Qua đó giúp học sinh nhận thấy và tìm ra được nguyên nhân mắc phải các
lỗi nội dung, hình thức. Rút kinh nghiệm và biết cách tự khắc phục, sửa lỗi trong
các bài viết sau. Đặc biệt với học sinh yếu.
3. 5. Thống kê chất lượng chung- ghi điểm vào sổ.
- Giáo viên thống kê các điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém từ các bài viết
của học sinh (cụ thể so sánh với các lớp khác trong khối).
- GV chọn đọc bài văn hay, tiêu biểu, kể cả bài khá và trung bình nhưng có
tiến bộ thì giáo viên cũng nên đọc cho học sinh nghe và khen ngợi bài làm có sự
tiến bộ đó. Thời gian còn lại, giáo viên sẽ cho học sinh trao đổi bài viết của mình
với các bạn kế bên tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, chủ động trao đổi, chia sẻ và
học tập cái được, cái hay, chỉ ra những thiếu sót trong bài viết tập làm văn của bạn.
- GV khéo léo tuyên dương và động viên, khích lệ ý chí học tập, tinh thần thi
đua trong học tập ở các em. Giúp các em nắm được chất lượng chung bài viết Tập
làm văn của lớp.
- Tạo không khí thi đua giành điểm tốt trong các bài viết sau.
Giáo viên nên giành thời gian để gọi tên và ghi điểm vào sổ. Khi học sinh đọc
điểm cũng chính là lúc học sinh bộc lộ rõ nhất thái độ của mình - cụ thể là những
học sinh bị điểm kém thường với giọng ngại ngùng, còn những em có kết quả cao
thì thường đọc một cách tự hào. Đây cũng là một yếu tố giúp học sinh phấn đấu

hơn ở bài làm văn sau.
17


Tóm lại. Quy trình chấm bài, trả bài tập làm văn là quy trình, kĩ thuật, đg̣òi hỏi
sự tỉ mỉ, công phu. Đây là một quy trình gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương
tâm nghề nghiệp, tình thương yêu của giáo viên giành cho học sinh.
4. Giáo án minh họa
Tuần 12

Ngày soạn:

Tiết 42

Ngày dạy
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh nắm được các kiến thức cần đạt trong bài viết
- Nhận biết những ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình biết cách sửa
lỗi.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đúng chính tả cho học sinh.
- Học sinh có ý thức sửa lỗi, vận dụng các kinh nghiệm để bài sau làm tốt hơn.
3/Thái độ: Giáo dục ý thức biết lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn

II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Các lỗi của học sinh, dàn ý, bài viết của học sinh
- Học sinh: Vở ghi, SGK

III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: ổn định tổ chức

Nội dung

Kiểm tra sĩ số:
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của
học sinh
Hoạt động 3: Tổ chức dạy và học bài
18


mới
* GV giới thiệu bài :
Chúng ta đã được làm bài văn biểu cảm.
Để giúp các em củng cố kiến thức về văn
biểu cảm, nắm được các kiến thức cần có
trong bài viết của mình cũng như nhận
biết và sửa chữa các lỗi thường gặp bài
học ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu với các I. Đề bài : Loài cây em yêu (cây tre,
em.

cây cảnh…)

* Nội dung dạy học


II.Tìm hiểu những yêu cầu của đề
1. Yêu cầu

*/ Tìm hiểu những yêu cầu của đề

- Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về

Thể loại?

loài cây em yêu thích nhất nhất

-Văn biểu cảm
Đối tượng biểu cảm là gì?
- Loài cây
Định hướng tình cảm? Em yêu quý loài
cây đó?
Phương thức biểu đạt?

2. Lập dàn bài.

- Tự sự + miêu tả -> biểu cảm

a) Mở bài:

GV: Lập dàn bài.

- Giới thiệu loài cây em yêu thích
(cây gì? ở đâu)

Phần mở bài em cần giới thiệu vấn đề gì?


- Lí do mà em yêu loài cây đó

Gv đọc phần mở bài

b) Thân bài:

Học sinh so sánh: Nhận xét

Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây
- Loài cây trong cuộc sống mọi người

Phần thân bài có nhiệm vụ gì?

- Loài cây trong cuộc sống của em

? Loài cây có ích gì trong cuộc sống mọi ->Tình cảm của em đối với cây đó
người?
? Loài cây đó gắn bó với em như thế nào?
19


? Có ích gì đối với em? Em có kỷ niệm gì
với nó hoặc nó gợi cho em những gì?

c) Kết bài:

Gv đọc phần thân bài của học sinh

- Tình cảm, cảm xúc hoặc mong


Học sinh so sánh

muốn của em về cây đó.

? Kết bài em phải nêu nội dung gì?
Gv đọc phần kết bài của học sinh:
Học sinh so sánh. Nhận xét
Gv kết luận

III- Trả bài

*/ Trả bài

IV. Nhận xét

*/ Nhận xét

1. Ưu điểm:

GV đánh giá ưu, khuyết điểm bài viết của - Xác định đúng yêu cầu đề
HS.

- Đa số HS có ý thức làm bài đầy đủ

Đa số học sinh xác định được yêu cầu của theo bố cục 3phần
đề.

- Làm bài theo đúng thể loại và yêu
cầu của đề

- Bài viết có bố cục rõ ràng, cảm xúc
chân thành như bài của em (Vân
Anh, Tuấn Anh,

Duyên…

7A,

Hương, Hằng, Duyên 7D )
2. Nhược điểm
- Còn một số HS chưa đọc kĩ đề nên
không rõ yêu cầu của đề
- Nội dung còn sơ sài. Học sinh chưa có ý - Bài làm không có đủ 3phần
thức làm bài

- Mắc nhiều lỗi diễn đạt và lỗi trình

Một số bài nội dung chưa phù hợp

bày

Tình cảm còn mờ nhạt

+ Nội dung còn sơ sài, nghèo ý, tình

Nhiều bài thiên về tả cây, ít biểu cảm cảm, cảm xúc chưa phù hợp với đối
hoặc chưa biểu cảm trực tiếp

tượng biểu cảm như bài của em:


Trình bày chưa khoa học, chưa rõ bố cục 7A : Duy, Nam, Thành...
ba phần, thiếu kết bài

7D : Phúc, Thắng, Hiếu, Ngọc… 7D
20


Diễn đạt yếu, lủng củng, chưa có sự lôgic + Hình thức
giữa các ý, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, so - Chưa rõ kiểu bài
sánh chưa phù hợp

- Diễn đạt yếu

Câu thiếu chủ ngữ, thiếu cả chủ ngữ, vị - Sai ngữ pháp
ngữ, không chấm câu...

- Sai chính tả

Bài sai nhiều lỗi chính tả, viết không - Bố cục.
đúng từ

V- Chữa lỗi điển hình
Lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt..
Ví dụ 1 : Hai bên đường đi ở làng em
có những khóm tre già và to, và được
những người dân nơi đây yêu quý.

* Hướng dẫn sửa lỗi cụ thể

Và em cũng thích loài cây này, vì cây


Giáo viên sẽ trình chiếu một số đoạn, bài tre tượng trưng cho những vị anh
văn mắc những lỗi cơ bản sau đó trình hùng.
chiếu cho học sinh quan sát để sửa lỗi.

Ví dụ 2 : Những hàng phượng vĩ đã

Vậy ở đoạn văn trên mắc những lỗi sau : rơi theo thời gian...
Lỗi lặp từ (và) dẫn đến đoạn văn lủng Ví dụ 3 : Ở đất nước Việt Nam xinh
củng, không thoát ý, chưa có sự liên kết.

đẹp của chúng ta, đi đến đâu cũng

Lỗi sai : Dùng từ chưa chính xác hàng thấy một loài cây đặc trưng của nơi
phượng vĩ rơi..

đó, khi đến làng quê Việt Nam một

Sửa lại : Những cánh phượng vĩ đã rơi loài cây mà ai ai cũng biết đó là cây
theo thời gian...

tre. Một loài cây vô cùng quen thuộc

Gv gọi một số học sinh sai các lỗi tự tìm và gắn bó với người dân nơi đây....
ra lỗi sai trong bài làm
Lên bảng sửa chữa
Học sinh nhận xét
Gv kết luận
Học sinh nhận xét việc sửa lỗi
Gv phân tích, bổ sung -> kết luận

Gv đọc một bài tốt - một bài yếu.
21


- Học sinh chủ ý nghe, nắm được kết quả
bài làm của bạn, so sánh bài của mình..
Từ đó có ý thức vươn lên
Thống kê điểm:
LỚP
0-2
3-4
7A (37)
0
0
7D( 22)
0
0
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài

5-6
15
13

7-8
18
9

9
4
0


10
0
0

5. Dặn dò:
- Hoàn thành phần chữa lỗi
- Về nhà ôn lại nội dung phần Tiếng Việt để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
5. Kết quả thực hiện
Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những phương pháp nêu
trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học tiết trả bài văn biểu cảm về sự vật, và con
ngưòi ở môn văn lớp 7 năm học 2014 - 2015 được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện
là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong
chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Ai đó đã từng nói
“Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại, tôi
thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho
đời.
Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của
“ Tiết trả bài”, lớp học ngày càng sôi nổi hơn. Đặc biệt là hoạt động sửa lỗi. Những
câu mắc lỗi thường gây cười cho lớp học. Và phần lớn học sinh muốn thể hiện
mình sẽ không mắc lỗi trên bằng cách xung phong sửa lỗi. Tôi nghĩ đây cũng là
cách cùng nhà trường nâng cao chất lượng cho học sinh nhằm thực hiện tốt chủ
trương “hai không” của bộ giáo dục phát động . Như vậy, qua tiết “ Trả bài tập làm
văn biểu cảm về sự vật, con người ” lớp 7 học sinh học tập, ghi nhớ nhiều điều bổ
ích, giúp cho các em hoàn thiện hơn trong cách dùng từ, đặt câu, kĩ năng vận dụng
kiến thức đọc hiểu, kiến thức về đời sống …
Cụ thể, thống kê điểm trung bình môn văn học kì I năm học 2014 – 2015 là rất
khả quan.
22



Bài viết

Lớp

số 2

Số

Hứng thú học

Điểm trung

Điểm dưới

học

tiết trả bài tập

bình trở lên

trung bình

sinh

làm văn
SL

%


SL

%

SL

%

2014-

7A

37

34

91,9

37

100

0

0

2015

7D


22

18

81,8

19

86,4

3

13,6

Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy: Học sinh hứng thú hơn với tiết trả bài Tập làm
văn, chất lượng cao hơn so với trước khi chưa áp dụng sáng kiến này.
C. Kết luận.
Từ thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút kinh nghiệm về “Phương pháp dạy tiết trả
bài văn biểu cảm về sự vật, con người” lớp 7. Đề tài này đã giúp nâng cao hiệu quả
của tiết trả bài biểu cảm về sự vật, con người nói riêng và dạng văn biểu cảm nói
chung.
Để nâng cao chất lượng và kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, giáo
viên cần vận dụng kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn
và nội dung của mỗi bài.
Để chuẩn bị cho tiết trả bài tập làm văn, giáo viên cần căn dặn học sinh
chuẩn bị dàn ý cho đề bài đã yêu cầu làm bài viết ở tiết trước, giáo viên chuẩn bị
dàn bài trên bảng phụ hoặc trên máy chiếu để đảm bảo thời gian cho tiết dạy.
Cần tạo sự liên lạc cần thiết giữa gia đình và nhà trường để có phương pháp
rèn luyện cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Cùng với việc kiểm tra đôn đốc
chặt chẽ, hướng các em vào động cơ học tập. Với lòng nhiệt tình và các biện pháp

kiên quyết giữa giáo viên và phụ huynh sẽ thúc đẩy việc học tập của các em nhiều
hơn và mang lại kết quả khả quan hơn.
Người giáo viên phải khắc phục tâm lý không ngại khó khăn gian khổ. Phải
thường xuyên tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để góp nhặt làm cho kiến
thức của mình ngày một phong phú hơn. Nếu không có tấm lòng nhiệt huyết yêu
nghề, mến trẻ thì sẽ rơi vào tình trạng "Có sao dùng vậy".

23


Luôn xác định học sinh là trọng tâm, hiểu được học sinh mình cần gì và mong
muốn ở giáo viên điều gì để điều chỉnh cho kịp thời.
Điều không kém phần quan trọng nữa chính là có tinh thần trách nhiệm cao
đối với học sinh. Giáo viên không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp để nâng cao trình
độ. Người ta thường nói:" Một thầy thuốc dở có thể làm chết một hoặc vài người,
còn một thầy giáo dở có thể làm chết cả thế hệ ".
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra đựơc từ thực tiễn
giảng dạy. Tuy nhiên với thời gian áp dụng còn ít, đối tượng áp dụng chưa được
đồng đều và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế. Do vậy với một số bài học
kinh nghiệm tôi rút ra trên đây chỉ là bước đầu giúp tôi cố gắng suy nghĩ, học hỏi,
tìm tòi tham khảo để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân cho quá trình
giảng dạy. đó cũng chỉ là những kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi được rút ra
trong quá trình giảng dạy nên vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong quý đồng
nghiệp nhiệt tình góp ý để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn nữa công việc
của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Những đề xuất, kiến nghị
- Những đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy vµ học tiết trả bài v¨n biÓu cảm về sự vật, con
người” lớp 7 trong chương trình ngữ văn bậc THCS nói chung và ngữ văn 7 nói
riêng cần :

* Học sinh:
+ Học sinh phải nắm vững kiến thức bộ môn, rèn luyện năng lực tìm tòi, sáng
tạo có kế hoạch học tập phù hợp.
+ Tích cực tu dưỡng đạo đức, hướng tới tình cảm đẹp, trong sáng.
+ Đọc sách để mở mang hiểu biết.
* Giáo viên:
+ Tăng thêm thời lượng thực hành cho các khâu lập dàn ý, viết đoạn văn,… sữa
chữa các lỗi hay mắc phải trong bài văn biểu cảm.
- Những kiến nghị:
+ Đối với các cấp lãnh đạo:
24


Phòng GD&ĐT huyện Phù Cừ, Trường THCS Đình Cao tổ chức hội thảo
chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi
kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy
học môn văn ở các nhà trường THCS nói chung và dạy học văn biểu cảm nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn !
* Lời cam đoan
“ Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác”./.
Đình Cao, ngày 20 tháng 3 năm 2015
Người viết
Trần Thị Khuy

25


×