Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề cương ôn thi môn các vùng văn hoá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.8 KB, 31 trang )

하하 VNK34

Đề cương ôn tập
Các vùng văn hóa Việt Nam 1
1. Đất tổ là nơi khai sinh ra dân tộc việt nam.
• Đặc điểm tự nhiên, lịch sử.

Trước đây, tiểu vùng văn hóa đất tổ nằm gọn trong địa giới tỉnh Phú Thọ và một phần của
tỉnh Sơn Tây cũ. Thời các vua Hùng, đất này là phần chính của bộ Văn Lang – trung tâm
của 15 bộ thời vua Hùng, nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Đà, Lô, Hồng. Thời Hậu Lê
và thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây- một trong tứ trấn nội kinh. Ngày
nay vùng đất này chỉ còn giới hạn trong tỉnh Phú Thọ và một phần của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng bằng bắc bộ là dải đất lịch sử chứng kiến quá trình dân tộc quốc gia và văn hóa việt
nam, tiểu vùng đất tổ - Phú Thọ là trung tâm của các diễn tiến lịch sử ấy, là nơi đã khai
sinh ra dân tộc việt nam.
Nơi đây, có hàng trăm di tích khảo cổ thuộc những thời đại kế tiếp nhau. Như
chúng ta đã biết bên cạnh các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông
Sơn nổi tiếng, trong thời đại kim khí, trên địa bàn Phú Thọ còn phân bổ rộng rãi nhưng
cũng rất tập trung, một văn hoá khảo cổ học tiền sử cũng không kém nổi tiếng đó là nền
văn hoá Sơn Vi, chủ yếu nằm trên bậc thềm III của vùng đồng bằng cổ trong lưu vực
sông Hồng. Ngày nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh một cách khá chắc chắn rằng
đây là nền văn hoá tiền thân của văn hoá sơ kỳ đá mới nổi tiếng như Hoà Bình - Bắc Sơn.
Về phương diện địa lý thì hai văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn phân bổ theo hai dải
song hành tả ngạn và hữu ngạn của sông Hồng. Qua hàng thiên niên kỷ ấp ủ trong các
thung lũng núi đá vôi, các nền văn hoá này khi triển khai xuống đồng bằng sau những
biến động cơ bản của các đợt biến tiến và lùi đã quay trở lại chính địa bàn phát tích ra
chúng - địa bàn của văn hoá Sơn Vi để tạo nên nền văn hoá Phong Châu hay nói cách
khác đi, nền văn minh Sông Hồng rực rỡ. Các dẫn chứng về khảo cổ học cho thấy rõ
những yếu tố truyền thống tiền sử thời Sơn Vi, Hoà Bình và Bắc Sơn còn lại trong một số

1




하하 VNK34

di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên như đấu Bắc Sơn, công cụ cuội, rìu mài chế tác từ
đá...ảnh hưởng của văn hoá tiền sử vẫn còn đậm nét qua các lễ nghi phong tục Phú Thọ.
Việc tổ tiên ta định cư đầu tiên ở vùng châu thổ Sông Hồng, cái nôi của văn minh
dân tộc chính là khởi nguồn của việc tạo lập dân tộc Việt Nam, ở đó tổ tiên ta đã sống
định cư bằng nền nông nghiệp trồng lúa nước và các hoa màu khác. Những chứng tích về
lúa mầu cùng với động vật thuần dưỡng đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy ngay từ
văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn và các nền văn hoá đồ đá mới sau đó. Trên địa bàn Vinh
Phuc- Phú Thọ địa vực chủ yếu của nước Văn Lang, người ta đã phát hiện một “trật tự
văn hoá” kế tiếp nhau trong thời đại kim khí. Đó là các văn hoá Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun, và các di chỉ thuộc giai đoạn Đông Sơn. ở đây chúng ta thấy rõ một điều
quan trọng nhất là lịch trình của nền văn hoá cổ đại của dân tộc ta không hề gián đoạn
trên địa bàn Phú Thọ cũng như vùng đồng bằng cổ thuộc lưu vực sông Hồng nói chung.
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn mà tập trung chủ yếu
ở khu vực Đền Hùng, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nướcVăn Lang đã
ra đời và phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng, đất tổ là nơi khai sinh ra dân tộc việt nam .
Qua các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh người việt cổ đã từng sống ở vùng đất tổ Phú
Thọ tạo nên các nền văn hóa như Sơn Vi, Phùng Nguyên cho đến văn hóa Đông Sơn. Từ
đó lập nên nhà nước văn lang- nhà nước sơ khai đầu tiền của dân tộc Việt Nam.
Đây là vùng đất có rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết lịch sử. Đó là các
truyền thuyết về hùng vương gắn liền với các địa danh, nghi lễ, phong tục. các truyền
thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về Tản Viên nói về hôn nhân giữa Mỵ
Nương con gái vua hùng với Sơn Tinh…
Theo Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết: Âu Cơ kết hôn với Lạc Long
Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con.
Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ dẫn theo 50 người con xuống biển để mở
mang bờ cõi; Âu Cơ mang theo 50 người con ngược lên vùng núi làm kinh tế, xây dựng

cuộc sống. Người con trưởng được tôn làm vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là
Hùng Vương, trị nước Văn Lang của người Lạc Việt. Dưới trướng Vua Hùng có các Lạc
2


하하 VNK34

tướng, Lạc hầu giúp việc.
Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính). Vua đồng thời là người chỉ huy quân sự,
gìn giữ bờ cõi đất nước, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở Phong
Châu - nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi
nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp
luật để điều chỉnh xã hội. Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật
Hán hơn mười điều. Cũng có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của
Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách
thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua
Hùng đặt.
Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở
bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng
Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462
trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu
và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra
đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VIIVI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành,
chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt). Mà nền văn hóa Đông Sơn tập
trung chủ yếu ở khu vực đền hùng phú thọ .Từ lịch sử hình thành cùng với các thư tịch
cổ, qua các di tích khỏa cổ cùng với các truyền thuyết lịch sử đã chứng tỏ rằng đất tổ
chính là nơi khai sinh ra dân tộc Việt Nam.
Câu 2: đồng bằng bắc bộ là cái nôi của dân tộc việt nam.



Đặc điểm tự nhiên, xã hội.

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam.
Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý
kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực
của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể
3


하하 VNK34

xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh
Phú Thọ, ½ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Ninh Bình, 1 phần Bắc Giang.
Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo
hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn
để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của
tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng
chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng,
thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm
dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không
đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi
Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có
núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng
bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do
đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được

vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông
bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm
các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới
tiêu dày đặc.
Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên
và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh
tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo
nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc
đáo của mình.


Về mặt lịch sử:
4


하하 VNK34

vùng đồng bằng BB được khai phá từ lâu đời, mốc đánh dấu đầu tiền là văn hóa Sơn Vi,
là nơi hình thành dân tộc và là quê hương của các nền văn hóa nổi tiếng trải suốt tiến
trình lịch sử văn minh việt nam. lịch sử văn minh việt nam từ thời đại hùng Vương tới
ngày này là sự phát triển nối tiếp của 3 nền văn hóa lớn: văn hóa Đông Sơn, văn hóa đại
việt và văn hóa việt nam, mà tiêu biểu cho các nền văn hóa ấy là trung tâm Thăng Long –
Đông Đô – Hà Nội. Nói đến nền văn hóa đông sơn là phải nói đến chủ nhân của nền văn
hóa ấy chính là cư dân của nhà nước văn lang – âu lạc. Nhà nước văn lang – âu lạc được
thành lập dựa trên sự hợp nhất của các cư dân tây âu và lạc việt để có sức mạnh lớn hơn
hòng chống lại kẻ thù và còn nhằm thực hiện công việc trị thủy.
Đồng bằng BB tuy là vùng đất màu mỡ, nhưng k dễ sinh tồn. Bởi vì, từ xa xưa cư
dân việt ở vùng này luôn phải đối mặt với thiên tai và đấu tranh với các thế lực ngoại
xâm từ phương bắc. trong thời kỳ Bắc thuộc ở vùng ĐBSH, trải suốt 1 nghìn năm đã diễn

ra các quá trình vừa giao tiếp văn hóa giữa nền văn minh đông sơn và văn minh trung hoa
cổ đại; vừa đồng hóa, chống đồng hóa giữa những kẻ đô hộ là Hán tộc với người bản địa
Việt tộc.
Trong nền văn hóa đại việt từ thời đại Lý – Trần (tk XI – XIII) đến nhà Nguyễn
(XVIII – XIX), văn hóa việt nam đặt đến đỉnh cao tiêu biểu cho thời đại phong kiến,
nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm văn hóa quan trọng nhất, góp phần làm nên
những thành tựu cao nhất và tiêu biểu nhất cho văn hóa Đại Việt.
Là cội nguồn đồng thời cũng là trung tâm của hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa
của đất nước. Ở cư dân đông bằng BB đã hình thành và địa hình những truyền thống văn
hóa lâu đời, thể hiện trong ĐS SX sinh hoạt văn hóa vật chất và đời sống tinh thần.
• Văn hóa SX:

Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp
một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm
thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển”. Nói khác đi là,
người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm
muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có
việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn.
5


하하 VNK34

Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng
làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều
sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng
ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú
trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu
ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng

thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. ở
đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công,
có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao.
Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt,
luyện kim, đúc đồng .v.v…
Văn hoá vật chất
- Văn hoá cư trú (nhà ở). Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục
thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp
bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái
Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt. Trong văn hóa đời thường,
sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ
sự thích nghi với thiên nhiên này. Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà
không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. trong dân gian thường có câu ca: “nhà
không chái, đái không ngồi, nồi không quai” để phân biệt một số nét đặc thù trong đời
sống văn hóa vật chất giữa miền bắc với miền nam.
- Văn hoá ẩm thực (ăn – uống). Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh
nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ
vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá là thành
phần thường xuyên và chủ yếu, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá
nước ngọt. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng
thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị
6


하하 VNK34

có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt
trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm. việc tiếp thu các món ăn trung quốc
thông qua sự hiện diện của người Hoa ở vùng này đã tác động đến việc nâng cao kỹ

thuật nấu ăn ở đô thị lẫn thôn quê.
- Văn hoá trang phục. Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích
ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục
này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài
the, chít khăn đen.
Văn hóa tinh thần
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ khá đa dạng và phong phú. Từ thần thoại đến truyền
thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một
tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện
Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v..v.. sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ
nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu
như thần thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc
nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát
quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v…
Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín
ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề
v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc bộ. Đời sống tâm linh là nền tảng vững
chắc nhất của quan hệ cộng đồng làng xã. Đó là ý thức hướng về cội nguồn gia đình,
dòng họ, qua việc thờ cúng tổ tiên, cội nguồn của làng xóm qua việc thờ cùng Thành
Hoàng làng…từ đó mở rộng ra là cội nguồn đất nước, dân tộc qua việc thờ cúng tôn thờ
các quốc tổ Hùng Vương và những người có công với dân với nước, đó là thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “chim có tổ, người có tông, cây có gốc
mới nở nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

7


하하 VNK34

Tôn giáo: vào tk VI sau công nguyên, ĐBBB đã có sự xuất hiện của phật giáo đại thừa,

đã bản địa hóa thành phật giáo dân gian. Đạo giáo hòa quyện với các tín ngưỡng dân
gian. Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào đồng bằng BB từ thời nhà hán.
Lễ hội: Dù thuộc loại nào các lễ hội đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác
đi là các lễ hội nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần
mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng
âm vật, dương vật v.v… Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một
bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân
nông nghiệp. Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa.
Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử
cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa
hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp
các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở
nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu,
chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…
Giáo dục: Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố
tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là
một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất
hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài v.v.. đã tạo
ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm
cỡ trong nước, ngoài nước. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét : “Trong thời kì Đại Việt, số
người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất
nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 850 năm (l065-1915) khoa cử dưới các triều vua,
cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”. biết tiếp nhận
vốn văn hóa dân gian của phương tây tạo ra dòng văn hóa bắc học. Chính sự phát triển
của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn
hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy. những khuynh

8



하하 VNK34

hướng trên thể hiện rõ ở ĐBBB và giữ vai trò hướng đạo chug cho cả nước trong quá
trình lịch sử.


Thiết chế xã hội:

Mặt khác những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội
cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã
thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống
công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiến
trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội
của các tiểu nông. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công
nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa”,
chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự
túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ
“giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người
trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản
hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm
linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước,
khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt
chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về
sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng
xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà
cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ
góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.


Chủ thể văn hóa:


Người kinh sống trên khắp vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng các con sông
và các khu đô thị.
Người Mường sống chủ yếu ở các vùng đồi núi phía tây đồng bằng sông hồng.
Người Thái định cư ở bờ phải đồng bằng sông hồng, người Tày sống ở bờ trái s. Hồng.

9


하하 VNK34

Dân tộc kinh Mường có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. còn ngôn ngữ
được use chủ yếu của dân tộc Tày, Thái, là nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (dòng ngôn ngữ
Nam Á)
ĐBBB có bản lĩnh và truyền thống lâu đời, là trung tâm của cả nước trong suốt tiến trình
lịch sử, nên k ở đâu như nơi đây đã diễn ra và chứng kiến những biến động của lịch sử và
xh căn bản. do vậy mà ĐBBB vừa mang trong mình những truyền thống lâu đời bền
chắc, vừa thích ứng và theo kịp những biến động của lịch sử, thể hiện vai trò hướng đạo
đối với cả nước.
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh
của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa, văn
minh tiêu biểu nhất của dân tộc như văn hóa Đông Sơn, vh Thăng long, vh Hà Nội. Đây
là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn
hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền
văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất
định. ĐBBB là vùng đất có sức hút tinh hoa muôn nơi, rồi từ đó tỏa đi các vùng khác
những giá trị văn hóa, từ đó nó trở thành biểu tượng cao đẹp của văn hóa truyền thống
việt nam. vì vậy ta có thể khẳng định ĐBBB là cái nôi của dân tộc việt nam.
Câu 3: " nét tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo của xứ thanh là tính vừa hoàn
chỉnh, biệt lập tương đối lại vừa trung gian, chuyển tiếp của xứ thanh trong tổng thể

văn hóa xã hội Việt Nam". bằng những kiến thức đã học về tiểu vùng văn hóa xứ thanh,
anh chị hãy chứng minh nhận định trên.
Tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo của xứ Thanh, đó là tính vừa hoàn chỉnh,
biệt lập tương đối lại vừa trung gian, chuyển tiếp của Xứ Thanh trong tổng thể văn hóa xã
hội Việt Nam. Để làm rõ nhận định trên, đầu tiên ta cần nói về địa lí tự nhiên của Xứ
Thanh. Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh
Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
10


하하 VNK34

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền
Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường
Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống
sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Phía
bắc xứ thanh có án ngữ Tam Điệp, phía nam có dãy Hoàng Mai vì vậy mà xứ thanh mang
tính cô lập.
Do vị trí nằm giữa (trung gian) Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, nên có lúc Xứ Thanh
thuộc về bộ Giao Chỉ, có lúc thuộc quận Cửu Chân, cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh. Như
vậy, ngay từ thời xa xưa, "tiền nhân" cũng đã có sự "lưỡng lự" về sự cắt đặt vị trí hành
chính của Thanh Hoá, mà dân gian hiện nay vẫn coi Thanh Hoá là "Khu Bốn đẩy ra, Khu
Ba đẩy vào".Hoặc giả, khi dự báo thời tiết của Đài phát thanh hay truyền hình Việt
Nam, có lúc người ta nhập Thanh Hoá vào phía đông Bắc Bộ, có lúc lại gộp chung với
bắc Trung Bộ. Do vậy, tính chất trung gian của Xứ Thanh là có thật, là một thực thể địa văn hoá, để lại dấu ấn nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Xứ
Thanh.
Thanh Hoá - Xứ Thanh không phải là tứ trần nội kinh (Xứ Bắc, Xứ Đông, Xứ Đoài, Xứ
Nam vây quanh Thăng Long xưa, tương ứng với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với

Hà Nội ngày nay), mà là ngoại trấn, là trại, là đất phên dậu, là vùng ngoại vi của trung
tâm văn hoá - chính trị Thăng Long hay Huế- Phú Xuân. Vị trí địa - chính trị, địa - văn
hoá này cũng tạo cho Xứ Thanh - Thanh Hoá những sắc thái văn hoá mang tính đặc thù.
Nếu đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ của hệ thống sông Hồng, thì đồng bằng Thanh
Hoá chính là châu thổ của hệ thống sông Mã- sông Chu, do vậy nhà địa lí học Lê Bá
Thảo cho rằng, quang cảnh đồng bằng Thanh Hoá như là sự lặp lại một phần của đồng
bằng châu thổ sông Hồng . Đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất ở Trung Bộ,
diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km2,
đất đai cũng mầu mỡ hơn. Tuy nhiên, Thanh Hoá với địa hình núi non chiếm 2/3 diện tích
cả tỉnh, một số mạch núi kế tiếp mạch núi vùng Tây Bắc chạy sát ra biển, nên ở Thanh
Hoá, cảnh quan đồng bằng, biển và rừng núi nối kết và cận kề nhau hơn, làm tăng tính
11


하하 VNK34

chất rừng và biển của đồng bằng, chứ không "xa rừng, nhạt biển" như đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ.
Đồng bằng Thanh Hoá là do hệ thống sông Mã và sông Chu bồi phủ, tuy nhiên,
đồng bằng phía Nga Sơn lại là sản phẩm thành tạo, bồi phủ của sông Hồng, do vậy, đồng
bằng Thanh hoá gắn kết một phần với đồng bằng sông Hồng. Hơn thế nữa, về mặt địa lý
tự nhiên, Thanh Hoá được coi là thuộc khu Hoà Bình- Thanh Hoá, phân khác với địa lý
vùng Nghệ Tĩnh. Đây lại là một lý do nữa chứng tỏ mối quan hệ gắn kết về tự nhiên giữa
Thanh Hoá và Bắc Bộ. Cũng giống như sông Hồng ở Bắc Bộ, Sông Mã (có chi nhánh là
sông Chu) là cái trục chính, là linh hồn của Thanh Hoá. Bắt nguồn từ Tây Bắc, chảy qua
Sầm Nưa (Thượng Lào) rồi vào thượng du Thanh Hoá, nơi rừng núi trùng điệp, có nhiều
đỉnh núi cao thuộc loại trung bình, như Bù Rinh (1291 m), Bù Chó (1563 m)...rồi theo
hướng đông chảy ra biển vịnh Bắc Bộ. Khoảng trung lưu, sông Mã gặp nhánh sông Chu
trước khi đổ ra biển, sông Mã không chỉ bồi đắp nên đồng bằng rộng lớn và tươi tốt, mà
mức độ rộng lớn và phì nhiêu của nó chỉ đứng sau châu thổ sông Hồng và sông Cửu

Long, mà còn là đường thông thương huyết mạch giưa miền ven biên, đồng bằng với
thượng lưu ở phía tây, là con đường không chỉ chuyên chở lâm thổ sản từ miền núi về
miền xuôi, mà còn chuyên chở hàng thủ công, hải sản từ miền biển, đồng bằng lên miền
núi. Sông Mã không chỉ là huyết mạch về kinh tế, mà còn là con "sông văn hoá", tạo nên
hai bên bờ tả hữu những hiện tượng văn hoá vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng,
là con đường giao lưu văn hoá giữa các vùng và các tộc người.
Về mặt cơ cấu cư dân và dân tộc: Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, một tỉnh có
dân số thuộc loại đông nhất ở nước ta. ở đồng bằng, tuy đất đai không phì nhiêu như
Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng mật độ dân cư khá cao, thí dụ ở Đông Sơn mật độ khoảng
1000-3000 người/km2, nơi thấp nhất cũng khoảng 500 người/km2, còn ở thành phố
Thanh Hoá và Diễn Châu đạt tới 3000 người/km2.
Thanh Hoá là một tỉnh đa tộc người, ngoài người Kinh (Việt) sinh sống ở đồng
bằng, còn có các tộc người thiểu số khác, như Mường, Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Dao,
thuộc các nhóm ngôn ngữ : Việt-Mường, Môn-Khơ me, Thái-Tày, Mông-Dao, tụ cư chủ
yếu ở miền núi, trên địa bàn các huyện : Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước,
12


하하 VNK34

Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thành.
Địa bàn này chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, dân số các dân tộc thiểu số kể trên khoảng 1 triệu
người, chiếm khoảng 1/3 cả tỉnh Các tộc người ngày nay sinh sống xen cài với nhau,
nhưng lại thuộc các vùng sinh thái tự nhiên khác nhau : Thái, Mường ở thung lũng, Thổ,
Khơ mú ở rẻo giữa, còn Mông ở rẻo cao.
Thanh Hoá cũng là một vùng đất lịch sử lâu đời. Có lẽ hiếm có vùng đất nào như Thanh
Hoá lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn lớn của lịch sử, từ tối cổ
đến tận ngày nay. Do vậy, thiên nhiên và văn hoá Xứ Thanh đều thấm đượm sắc màu
lịch sử.
-


Di chỉ Núi Đọ phát hiện năm 1960 ở huyện Thiệu Hoá, là cái mốc tối cổ, nơi tìm
được dấu tích con người thuộc thời đại đá cũ sơ kỳ. Kế tiếp, di chỉ hang Con
Moong phát hiện ở Thạch Thành, chứa đựng các dấu vết khảo cổ học từ văn hoá
Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ) ở lớp dưới, trên đó là các lớp văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
Như vậy, người Con Moong đã sinh sống ở đây nối tiếp mấy chục ngàn năm, suốt

-

từ hậu kỳ đá cũ qua sơ kỳ và trung kỳ đá mới.
Văn hoá khảo cổ Đa Bút ở lưu vực sông Mã là một phát hiện quan trọng của giới
khảo cổ học, vì Đa Bút là sự phát triển nối tiếp của văn hoá Hòa Bình - Bắc Sơn
trong quá trình chinh phục đồng bằng ven biển Thanh Hoá thời đá mới. Đây cũng
là thời kỳ "cách mạng đá mới" phát sinh nông nghiệp, khai phá đồng bằng, làm
quen với biển cả, phát triển đồ gốm cổ, thời kỳ từ văn hoá Hoà Bình thống nhất
hình thành các văn hoá địa phương khá đa dạng, một dấu hiệu mang tính tộc

-

thuộc.
Văn hóa Hoa Lộc là văn hoá khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại kim khí , phát hiện ở
huyện Hậu Lộc, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển.

- Đông Sơn là văn hoá thời đại kim khí (đồ đồng, sơ kỳ sắt) , phát hiện lần đầu tiên năm

1924 tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, trở thành tên gọi Văn hoá Đông
Sơn, một nền văn hoá khảo cổ có diện phân bố rộng, trong đó trung tâm là châu thổ sông
Hồng và sông Mã. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn tìm thấy nhiều nhất trên đát Thanh Hoá,
hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn là trống đồng cũng tìm thấy nhiều ở đây với
các kiểu dạng khác nhau. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá, văn minh Việt

13


하하 VNK34

Nam trên cơ sở phát triển nông nghiệp ruộng nước, kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt, từ đó
hình thành nhà nước cổ đại, hình thành tộc người Việt Cổ, hình thành và định hình cơ
tầng của văn hoá Việt Nam cổ truyền.
Như vậy, hơn bất cứ một địa phương nào khác, Thanh Hoá là nơi đã phát hiện
được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời
tiền sử và sơ sử. Đây không phải là ngẫu nhiên mà là một tất yếu, bởi vì Thanh Hoá về
mặt tự nhiên cũng như văn hoá, nó là một “Việt Nam thu nhỏ”. Thanh Hoá cùng với đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt nam, quốc gia Việt Nam và nền
văn hoá Việt Nam. Chẳng thế mà trên mảnh đất Xứ Thanh, đây đó chúng ta có thể bắt
gặp những "mô thức" huyền thoại về Tản Viên, Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy của
"đất tổ" đồng bằng Bắc Bộ được "địa phương hóa" ở đây. Có chăng chỉ trong thời Bắc
Thuộc, nhất là thời phong kiến tự chủ với trung tâm là kinh đô Thăng Long, Thanh Hoá
mới ít nhiều trở thành nơi biên viễn, ngoại trấn.
Bước vào thời kỳ lịch sử của dân tộc, trên mảnh đất Xứ Thanh cũng để lại nhiều
dấu ấn quan trọng. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê Linh với sự hưởng ứng của "65
huyện thành", khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) ở Thanh Hoá nổ ra năm 248
được nhân dân cả quận Giao Chỉ và Cửu Chân hưởng ứng, giết chết viên thứ sử Giao
Châu, khiến sử Ngô cũng phải ghi chép : Năm 248 "toàn thể châu Giao đều chấn động".
Thanh Hoá từ lâu được mệnh danh là đất của các bậc đế vương sáng nghiệp, ít
nhất cũng đã từng có 3 dòng họ đế vương như vậy gốc tích từ Xứ Thanh : Vương triều
Hồ, Vương triều Lê và Vương triều Nguyễn. Hồ Quý Ly có gốc tích từ Nghệ An, tuy
nhiên đến đời thứ 4 tính từ Hồ Quý Ly trở lên, tổ tiên đã chuyển về Thanh Hoá. Ông vốn
là một quý tộc vương triều Trần, nhưng sau xây dựng thế lực lật đổ vương triều Trần lúc
đó đã trở nên thối nát, lập ra vương triều mới : Do vậy, sau khi lên ngôi, ông xây dựng
kinh đô mới An Tôn, dân gian gọi là thành Nhà Hồ, tức Tây Đô (nay thuộc Vĩnh Lộc,

Thanh Hoá) và thực hiện một loạt cải cách quan trọng. Nơi đây, vẫn còn đền thờ Hồ Quý
Ly và truyền tụng nhiều truyền thuyết, huyền thoại về thành nhà Hồ và về vương triều
ngắn ngủi này.

14


하하 VNK34

Một vương triều khác kế tiếp, vương Triều Lê với vị vua sáng nghiệp là Lê Lợi đã
thai nghén và dựng nghiệp lớn từ mảnh đất Lam Kinh, Xứ Thanh. Đây là một triều đại
phong kiến lớn và rực rỡ nhất của chế độ quân chủ Việt Nam. Ngoài những gì sử sách ghi
chép thì trong dân gian, những di tích và truyền thuyết về Lam Sơn vẫn để lại những dấu
ấn đậm nét. Nổi tiếng nhất là sự tích gươm thần và việc Vua Lê Lợi trả kiếm cho Rùa
Vàng, để lại cái tên hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Thăng Long.
Ngày nay, trên mảnh đất Lam Sơn, nơi quê hương của Lê Lợi và vương triều Lê
vẫn còn tồn tại một quần thể di tích Lam Kinh với những lăng mộ, bia ký của các vua Lê,
nền cung điện, những chạm khắc đá tiêu biểu cho kiến trúc và mỹ thuật thời Lê. Đó là
những chứng tích vật chất cùng với các chứng tích phi vật thể kể trên, tạo nên tâm thức
lịch sử và lòng tự hào trong lòng người dân Xứ Thanh.
Xứ Thanh còn là quê hương của nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử khác nữa, như Lê
Phụng Hiểu, một võ tướng có công lớn với vua Lý, người duy nhất được hưởng lộc "thác
đao điền", Nguyễn Hữu Cảnh, người đất Hà Trung, có công lớn trong việc chinh phục
Chiêm Thành, Chân Lạp, làm trấn thủ nhiều vùng phiên trấn ở phương Nam; như Đào
Duy Từ, một người văn võ song toàn, vừa là tác giả của cuốn binh thư Hổ trướng khu cơ,
bàn về việc xây đắp thành, vừa là một nhà nghệ thuật sân khấu với các vở tuồng nổi
tiếng, phụ trách nhà hát tuồng thời chúa Nguyễn.
Làng xã Thanh Hóa không chỉ cổ xưa và tổ chức chặt chẽ như đồng bằng Bắc Bộ
mà các sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, lễ hội cũng rất phong phú. Về tín ngưỡng tôn
giáo, các làng xã đều thờ Phật, Đạo, Nho, Kitô giáo và các tín ngưỡng dân gian khác như

nhiều làng quê ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, trên đất Thanh Hóa người ta vẫn thấy nổi lên một số
hiện tượng tín ngưỡng khá độc đáo, đó là việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đạo
Đông (Đạo nội chính tông) và Thần Độc Cước.
Ngoài những tín ngưỡng kể trên, ở Thanh Hóa còn có nhiều vị thần được tôn thờ ở
nhiều làng khác nhau, tạo thành những vùng thờ các vị thần khác nhau. Như trên đã nói,
Thanh Hóa là vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lich sử. Huyền thoại vì
vùng đất này cũng là cái nôi hình thành dân tộc, hình thành quốc gia, hình thành văn hóa,
do vậy không thiếu gì những hiện tượng mang tính huyền sử. Đó là các nhân vật khổng lồ
15


하하 VNK34

có sức mạnh phi thường xẻ núi lấp biển, những Ông Gióng đánh giặc Ân, An Dương
Vương xây thành, Mỵ Châu - Trọng Thủy, các vị Thánh Cao Sơn Đại vương, Tứ Vị
Thánh Nương, Thánh Lưỡng, Thanh Bưng cũng như hàng trăm vị Thành Hoàng nửa
huyền thoại, nửa lịch sử. Lịch sử vì trên mảnh đất này chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào
hùng, nơi sinh thành nhiều vị vua sáng nghiệp, nhiều anh hùng lừng danh và vô danh.
Điều này đã để lại những dấu ấn sâu sắc không chỉ trên các trang sử được ghi chép qua
các triều đại, mà còn trong các lễ nghi, phong tục, hội hè. Đó là thứ lịch sử được ghi khắc
trong tâm thức của nhân dân, thậm chí là những người không có chữ, không biết chữ,
nhưng cứ đến dịp lễ tiết hàng năm, nó lại được tái hiện thông qua các lễ hội, các nghi lễ,
diễn xướng thấm đượm tính lịch sử, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thứ chủ nghĩa yêu
nước đã được linh thiêng hóa, tín ngưỡng hóa.
Tóm lại về cơ cấu cư dân và dân tộc, về quá trình hình thành quốc gia và văn hóa,
Xứ Thanh đều nằm trong một cái nôi chung với Bắc Bộ, thậm chí như là một phiên bản
của Bắc Bộ. Tuy nằm trong cùng một hệ thống lịch sử-văn hóa với Bắc Bộ, nhưng xứ
Thanh vẫn mang tính “biệt lập” nhất định và trên một mức độ nào đó nó tồn tại như một
hệ thống riêng, một phiên bản của cả hệ thống chung. Như vậy, Thanh Hóa với cái nôi
văn hóa-lịch sử miền Bắc nó vừa mang tính chung lại vừa mang tính khác biệt, biệt lập.

Với miền Trung, Xứ Thanh như là sự mở đầu, trước nhất cho một mô hình hệ sinh thái
kết hợp chặt chẽ giữa đồng bằng, rừng núi và biển cả. Thanh Hóa chưa được coi là Tứ
trấn nội Kinh nhu Kinh Bắc, Sơn Nam, nhưng cũng không phải là vùng trại xa xôi như
Xứ Nghệ. Tính trung gian chuyển tiếp không chỉ trên bình diện môi trường địa lý tự
nhiên mà cả về phương diện lịch sử và văn hóa, khiến người ta coi Thanh Hóa lúc thì
nhập vào Bắc Bộ, lúc thì nhập vào Trung Bộ. Đó chính là "tính cách" của một vùng mang
tính chuyển tiếp văn hóa, từ đó tạo nên tất cả những gì gọi là nét riêng của Xứ Thanh.
Câu 4: quá trình giao lưu và ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài vào cư dân Việt Bắc.


Đặc điểm tự nhiên và xã hội.

16


하하 VNK34

Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là tên gọi một vùng đất gắn bó với một
thời gian khổ và oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Là quê hương
cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu bao chiến công anh hùng của quân và dân ta như
bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mô tả.
Nói tới Việt Bắc là nới tới địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Tuy nhiên ranh giới vùng văn hoá Việt Bắc sẽ rộng
hơn địa bàn này. Nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Quảng Ninh.
Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này
mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là:
Sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều.
Toàn vùng có 5 hệ thông sông chính: Sông Thao, sông Lô, hệ thống sông Cầu, sông
Thương, sông Lục Nam. Với nét đặc trưng là độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian

dòng chảy mạnh nhất. Mặt khác, trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang
Hen v.v
Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng; Ngoài ra còn có một số
dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô, Sán chay. Trong diễn trình lịch sử, cư dân
Việt Bắc và chủ yếu là cư dân Tày- Nùng cùng gắn bó số phận với các dân tộc ở vùng
xuôi trong thời kỳ đánh giặc cứu nước.
Dù hiện tại là 2 dân tộc, nhưng người Tày và người Nùng có những nét gần gũi tương
đối. Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chịu ảnh hưởng của Hán tộc nhiều hơn
người Tày, người Tày chịu ảnh hưởng văn hoá Việt nhiều hơn.
Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày- Nùng chủ yếu sống ở các bản ven đường. Do
vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm trong cộng đồng.


Quá trình giao lưu văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa bền ngoài vào cư dân
Việt Bắc.

Tày và Nùng là hai dân tộc có chung nguồn gốc lịch sử trong nhóm ngôn ngữ Tày– Thái,
lại cùng cư trú trong điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống nhau nên từ rất sớm, người

17


하하 VNK34

Tày và người Nùng đã sớm có mối quan hệ khăng khít, trước hết là mối quan hệ về địa
vực cư trú.
Bản làng của người Tày và người Nùng cùng xen kẽ nhau trong các thung lũng, sốb ản
đơn dân tộc Tày hay Nùng tuy vẫn còn tồn tại nhưng đa số là các bản cộng cư giữa người
Tày và người Nùng. Nói cách khác, ở đâu có người Tày thì ở đó có người Nùng và ngược
lại. Do quá trình sống xen kẽ nên văn hoá của người Tày và người Nùng có nhiều nét gần

gũi, tương đồng: Từ phương thức canh tác, công cụ, kinh nghiệm sản xuất đến tri thức tộc
người đã làm hai dân tộc Tày, Nùng ở Bắc
Cạn dễ dàng kết hợp với nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt, tạo nên những nét
đặc thù trong sản xuất kinh tế trên toàn bộ khu vực cư trú.
Văn hóa vật chất: Do cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, lại cộng cư lâu dài bên nhau
trong một tổ quốc, cùng nhau xd và bảo vệ đất nước, các cư dân ở việt bắc nước ta đều
có những nét văn hóa chung. Cư dân ở việt bắc chịu ảnh hưởng văn hóa của người việt,
người Hán rõ rệt. những yếu tố vh của các dân tộc đã thâm nhập chuyển hóa vào nhau.
Nhà ở của các cư dân vùng vh việt bắc bao gồm nhà trình tường, nhà sàn, và nhà nền đất.
nhà nền đất của các cư dân ở đây rất giống mô típ nhà của các cư dân ở nam trung quốc.
mỗi dân tộc đã thể hiện trên chiếc nhà đó với cung cách riêng thích hợp với thói quen sử
dụng và tâm lý riêng của mình. Chẳng hạn, nhà của người tày, nùng lại nổi tiếng về hệ
thống xuyên và bộ vì kèo với nhiều trục hình quả bầu vững chắc. cách bố cục trong nhà
nói chug phản ánh tôn ti trật tự xh phong kiến.
Trang phục : các cư dân ở đây chỉ cá 2 loại áo là áo sẻ ngực và dạng sơ khai của nó là áo
chui đầu. Tuy trang phục phụ nữ Tày, Nùng có những điểm khác nhau về tộc người, các
nhóm địa phương, song ở họ đã có không ít những điểm chung giống nhau. Điểm chung
nhất là trang phục nữ với chất liệu vải nhuốm chàm, kín đáo, thắt lưng quấn quanh eo bỏ
mối đung đưa phía sau áo dài năm thân hầu như không thấy ở dân tộc khác. Hiện nay, các
dân tộc ở đây có xu hướng ăn vận theo âu phục do ảnh hưởng qua lại trong cách ăn mặc
kiểu người Kinh đô thị.
Ẩm thực:

18


하하 VNK34

Tuỳ theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có
hương vị riêng. Việc chế biến món ăn của cư dân Tày Nùng một mặt có những sáng tạo,

một mặt tiếp thu kỹ thuật chế biến của tộc lân cận như Hoa, Việt.v.v….Ở các thói quen và
khẩu vị trong ăn uống, hay dùng gạo,ngô chế biến thức ăn.Đặc biệt, ta cảm thấy rõ nét cư
dân nơi đây thì thích các món ăn xào, rán và quan trọng ưa dùng thịt mỡ để tránh rét, tăng
lượng mỡ dày.
Trong đời sống thường ngày cư dân Việt Bắc thường thích uống rượu. Rượu là
thức uống hầu như không thể thay thế của cư dân miền núi Việt Bắc. Rượu được rất nhiều
người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng ngày. Các dịp cưới xin, cúng ma,
tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu rượu.
Văn hóa tinh thần
Tín ngưỡng tôn giáo: mặc dù chịu ảnh hưởng của tam giáo, nhất là khổng giáo (khá rõ nét
ở các cư dân tày, nùng, hoa, mèo, dao…) nhưng những cư dân này vẫn bảo lưu được
nhiều yếu tố văn hóa bản địa của mình.
Tất cả các dân tộc ở đây đều thờ cúng trời đất, tổ tiên và tiến hành những nghi lễ liên
quan đến sx nông nghiệp. thế nhưng, lễ thức của từng dân tộc lại có những điểm khác
nhau thể hiện trong trình tự buổi lễ, trong việc sắp đặt đồ cúng. Nếu xưa kia tây bắc coi
trọng ông mo, bà mo thì việt bắc lại coi trọng và đề cao ông tào, bà pụt…
Vào thời kỳ Bắc thuộc với ảnh hưởng của văn hóa Hán .Một hình thức thờ cúng quan
trọng trong đời sống tâm linh của cư dân Việt Bắc đó là thờ cúng tổ tiên.Vì vậy gia đình
nào cũng có một bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa nhà, đây là nơi tôn nghiêm nhất.Trong
khi đó, người Tày-Nùng thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt
chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực.
Trong các nghi lễ tín ngưỡng của các cư dân Việt Bắc không thể thiếu các hình thức tạo
hình dân gian, như tranh thờ tượng thờ.Do cùng chịu ảnh hưởng Đạo giáo và hệ thống
tranh thờ nam Trung Quốc, các dân tộc vùng Việt Bắc như Dao, Tày, Nùng, Cao Lan…có
khá nhiều bức tranh thờ dùng chung. Phần lớn tranh thờ của các dân tộc thiểu số nơi đây
đều có chung chủ đề đó là Đạo giáo, Phật giáo hay thờ cúng tổ tiên đa số tập trung trong
tay các thầy cúng (Tào, Then, Pụt..)

19



하하 VNK34

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng Việt Bắc thật đa dạng phong phú: Những ảnh
hưởng của tam giáo (Phật - Đạo- Nho) du nhập từ bên ngoài (từ Hán xuống và từ Kinh
lên) đã hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian. Vơí sự góp mặt của người Kinh, Hoa các cư
dân Tày- Nùng đã phần nào chịu ảnh hưởng tôn giáo.Như chúng ta thấy có chùa Tam
Thanh- Lạng Sơn thờ tam giáo, quan âm ở những nơi trang nghiêm tuy không xây dựng
chùa cầu kỳ như người Kinh nhưng họ vẫn cầu bình yên cho gia đình, tảy trừ tà ma.
Trong tam giáo, ảnh hưởng của đạo giáo nổi trội hơn, đạo giáo còn gọi là Lão giáo
do Lão Tử sáng lập trước công nguyên hàng trăm năm, tuy vậy về sau chỉ có đạo giáo của
Trương Đạo Lăng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian Tày, tính chất mang nhiều yếu tố
shaman như: tu tiên, luyện đan, đồng cốt, ma thuật phù thuỷ, chiêm tinh, bói toán.Không
những thế, hình ảnh Pụt (Bụt của người Kinh) là cái gì đó gần gũi, đầy lòng từ bi, bác ái,
bảo vệ hòa bình chính nghĩa đã xuất hiện trong lòng các cư dân nơi đây như một sự minh
chứng rõ nét của quá trình giao lưu.
Như vậy, tín ngưỡng người Tày bắt nguồn từ thủa xa xưa, khởi sinh từ ý thức bảo vệ cộng
đồng thị tộc, đây là lớp tảng nền sơ khai thứ nhất. Trải qua thời gian, tín ngưỡng bản địa
Tày chịu sự tác động của người Việt khi hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt cùng nhau liên
thủ, đây là lớp văn hoá thứ hai, tuy vậy do tương đồng nên giữa Âu Việt và Lạc Việt luôn
có sự gắn bó chặt chẽ. Sự xuất hiện tam giáo du nhập vào là lớp thứ ba đã biến đổi tín
ngưỡng Tày sang dạng thức như ngày nay.
Quan hệ gia đình
Ảnh hưởng nền văn hóa Hán và lễ giáo phong kiến Nho giáo ở nước ta, chủ gia đình là
người cha, người chồng.Gia đình của đồng bào dân tộc Việt Bắc đa số là gia đình phụ hệ,
quan hệ huyết tộc theo dòng cha, mang tính chất phụ quyền .Điều đó được thể hiện rõ nét
qua việc phân chia tài sản – chỉ có con trai mới có quyền thừa kế.Tài sản phân chia gồm
có: ruộng, trâu, bò, ngựa, rừng, lúa gạo, đồ dùng gia đình, công cụ sản xuất…
Chợ là nơi trộn lẫn các mặt hàng của các dân tộc thiểu số cũng như các mặt hàng
được mang tới từ Trung Quốc hay dưới đồng bằng mang lên. Chợ là nơi giao thương của

đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh…Các món ẩm thực
20


하하 VNK34

của người dân tộc như: Món thắng cố, bánh bột tam giác mạch, rượu ngô...được bày bán
phổ biến.Có thể kể đến một sô chợ nổi tiêng như: Chợ Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, chợ Kỳ Lừa-Lạng Sơn.
Như chợ tình Xuân Dương đã xuất hiện trong cộng đồng người Tày, Nùng ở Xuân
Dương (Na Rì) từ bao đời nay và nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của
đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình còn là nơi để các thế hệ trước truyền lại, giáo dục
truyền thống của dân tộc mình cho thế hệ sau, giúp họ giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc. Chợ tình còn là nơi giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc, giúp họ gắn kết với
nhau hơn.
Lễ hội: Lễ hội của cư dân Tày- Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng
là Hội lồng tồng (hội xuống đồng) diễn ra gần 2 phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước
thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại
đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật v.v…
Không những thế, các dân tộc khác tuy tổ chức lễ hội vào thời gian khác nhau với tên gọi
khác nhau, nhưng về bản chất là cùng một tên gọi như lễ cầu mùa của người Dao
Nói đến sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng Việt Bắc không thể không nói
đến sinh hoạt hội chợ ở đây- là nơi để trao đổi hàng hoá, nhưng cũng là nơi để
nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Người ta đã từng nói đến một loại sinh
hoạt văn hoá hội chợ ở vùng này, và có thể coi như một sinh hoạt văn hoá đặc
thù của vùng Việt Bắc.
Văn học truyền miệng
Các hình thức văn học truyền miệng mà môtip của nó thể hiện quá trình giao lưu ảnh
hưởng giữa các dân tộc. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc
đáo với những sắc thái riêng biệt. Trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số tồn tại

nhiều truyện thơ

(2)

được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện thơ là tập đại thành

của dân ca, một hiện tượng đặc biệt trong văn học.

21


하하 VNK34

Các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc đã tiếp thu qua đó dân gian hóa và lưu truyền rộng rãi
trong đồng bào dân tọc của mình như truyện thơ nôm Trọng Tương của đồng bào TàyNùng…
Loại hình vh dân gian truyền miệng khá phong phú, từ ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện cổ
tích, huyền thoại; các loại thơ ca cổ từ văn then, bài cúng đến các loại truyện nôm khuyết
danh. Ngoài vốn văn học dân gian tiềm ẩn trong nhân dân, ngày này người ta còn thu
thập được nhiều truyện nôm của người việt như: phạm tải – ngọc hoa, tống trân – cúc
hoa,… cũng được dịch ra truyện thơ tày. Cũng giống như truyện thơ nôm của người việt,
thơ nôm của người tày cũng đề cao trung hiếu, tiết nghĩa, ca ngợi tài năng trí tuệ của nhân
dân… toát lên triết lý ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo…
Về mặt ngôn ngữ do hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi, tiếng Tày và tiếng Nùng ngày càng xích
lại gần nhau, bổ xung những yếu tố khác biệt cho nhau làm cho người Tày và người
Nùng nếu sống gần nhau thì còn dễ hiểu lời ăn tiếng nói của nhau hơn là người Nùng ở
cách xa nhau. Sự tương đồng về ngôn ngữ đã dẫn đến sự tương đồng về văn học, biểu
hiện ở những câu ca dao, tục ngữ, nhiều truyện dân gian, hát ru và nhiều lĩnh vực văn hoá
dân gian khác cũng mang đặc điểm chung của hai dân tộc Tày, Nùng. Ví dụ: Truyền
thuyết Tài Ngào, sự tích hồ Ba Bể, sự tích núi Bạc ở Ngân Sơn.
Các đợt di dân tự phát từ miền xuôi lên miền núi vì những lý do kinh tế, chính trị... Họ đã

đem theo phương thức, kinh nghiệm sản xuất của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ lên Bắc
Kạn. Tuy nhiên, các yếu tố văn hóa đó được chuyển tải trên tinh thần hết sức tôn trọng
cái đã có - tức là tôn trọng nền văn hóa cư dân bản địa để từ đó mà hòa nhập, cố kết.
Trong qúa trình sống xen cư với các tộc người khác, đặc biệt là với cộng đồng người Tày,
giữa hai dân tộc đã có sự giao thoa tiếp biến về đời sống vật chất và văn hóa tinh thần. Sự
giao thoa tiếp biến ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngôn ngữ: Tiếng Kinh - tiếng phổ thông
cùng với tiếng Tày đã trở thành phương giao tiếp
trong đời sống xã hội.

22


하하 VNK34

Trên lĩnh vực ngôn ngữ, xét về nguồn gốc thì từ vựng trong tiếng Tày gồm những từ gốc
Tày và những từ vay mượn các ngôn ngữ khác. Để biểu thị các khái niệm xã hội, chính
trị, pháp lý, khoa học – kỹ thuật, người Tày phải mượn thêm nhiều từ tiếng Việt như xã
hội chủ nghĩa, tàu xe, uỷ ban, vô tuyến…
Ngược lại, trong quá trình tiếp xúc, tiếng Tày cũng tác động trở lại đối với Tiếng Việt;
các từ Sli, Lượn, Lồng Tồng, Bản, Mác (quả)… được nhập vào kho từ vựng Tiếng Việt
và được nhiều dân tộc trong cả nước quen dùng, nhất là các từ chỉ vật nuôi và cây
trồng… Quá trình giao lưu ngôn ngữ cũng được thể hiện trong lĩnh vực văn học nghệ
thuật, đặc biệt là trong lề lối hát dân gian. Với những giai điệu chậm, tình cảm, cùng
những âm hừ, là, ơ, a, hư, ha, ơi trong các sli lượn gợi cho chúng ta liên tưởng tới mối
quan hệ giữa dân ca trữ tình của người Tày với dân ca quan họ
Bắc Ninh, hò sông Mã (Thanh Hoá), hát xoan (Vĩnh Phú)... đều là những loại hình đối
đáp nam nữ.
Dấu ấn của văn hoá người Kinh còn biểu hiện trong y phục của người Tày. Đó là chiếc
áo dài năm thân của nam giới và chiếc áo cánh bốn thân của nữ giới, về kiểu dáng cơ
bản giống áo dài, áo cánh của người Kinh. Sự khác biệt có lẽ chỉ ở màu sắc, trang trí

của áo mà thôi. Qua một số nét tương đồng trong văn hoá vật chất cũng thấy được mối
quan hệ đan xen, chằng chéo, nếu như lấy bất cứ một hiện tượng văn hóa nào của người
Việt ta cũng thấy có yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau ở nhiều cấp độ.Trong quá trình đồng cam
cộng khổ với cư dân bản địa họ đã "Kinh già hóa Thổ", tự nguyện hòa nhập với cộng
đồng người Tày địa phương. Đây là điều nhân lõi trong truyền thống đoàn kết của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, tạo nên sức trường tồn cho một dân tộc Việt Nam bất tử.
Giao lưu văn hoá với dân tộc Kinh, người Tày không chỉ tiếp nhận mà còn ảnh hưởng trở
lại đối với đời sống văn hoá của người Kinh, một số hộ gia đình người Kinh trong việc
tang ma, cúng
giỗ, làm lễ cầu an, giải hạn... đôi khi đã mời đến các thầy Tào, Mo, Then người Tày.
Người Kinh tiếp thu văn hoá của người Tày và ngược lại người Tày cũng không ngừng
hấp thụ các truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Kinh, làm cho văn hoá của mình
thêm phong phú.
23


하하 VNK34

Câu 5: Kinh Bắc là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm tự nhiên lịch sử:
Kinh Bắc, có thế đất núi sông hùng vĩ linh thiêng, hội tụ tinh hoa của đất trời, là
mảnh đất màu mỡ , nên sớm là địa bàn dân cư sinh cơ lập nghiệp và sinh ra nhiều nhân
tài cho quê hương, đất nước. tên kinh bắc có từ năm 1242 với đơn vị hành chính là lộ, sau
đổi thành trấn, xứ - xứ bắc. Trấn Kinh Bắc là 1 trong “tứ trấn nội kinh” thời Lê.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Phan Huy Chú viết vào đầu
thời Nguyễn, đã ghi nhận về địa thế núi sông hùng vĩ của xứ Kinh Bắc như sau: “Kinh
Bắc có mạch núi cao chót vót, nhiều sông núi vòng quanh, là mạn trên của nước ta…
Mạch đất tụ vào đấy, càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp, tinh hoa họp vào đấy, nên sinh ra
nhiều danh thần, vì là khí hồn trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi”. Quả
vậy “địa linh sinh nhân kiệt”, Bắc Ninh là một vùng đất có bề dày hàng ngàn năm lịch sử,

văn hiến và đã được hội tụ, toả sáng ở bản sắc văn hoá.
Với vị trí là “phên dậu” phía Bắc của nước ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, nên người Kinh Bắc sớm có truyền thống yêu nước, đánh giặc, thời nào cũng có các
bậc anh hùng hào kiệt cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. Sử sách và dân gian còn mãi
truyền tụng về “Thánh Gióng” người xứ Kinh Bắc, là người anh hùng đầu tiên của dân
tộc đánh giặc cứu nước. Và tự hào thay cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh là những người đầu
tiên đã viết nên trang sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Những thế kỷ đầu công nguyên, phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta, áp bức
bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn bạo. Ngay từ những năm 40, từ vùng núi Mê Linh, Hai
Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, cùng với các tướng sĩ kéo quân đánh vào thủ phủ Luy
Lâu, nhân dân Bắc Ninh đã tham gia khởi nghĩa giải phóng đất nước. Vào thế kỷ VI, dưới
cờ khởi nghĩa của Lý Nam Đế và danh tướng Triệu Quang Phục, nhân dân Bắc Ninh đã
tham gia vào cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương; các danh tướng họ
Trương là Trương Hống, Trương Hát quê ở Vân Mẫu (Vân Dương, Quế Võ) đã một lòng
trung quân ái quốc “sinh vi tướng, tử vi thần”-sống anh hùng đánh giặc chết hiển linh làm
24


하하 VNK34

thần, đã được trên 370 làng xã dọc sông Cầu thờ làm Thành Hoàng gọi là “Thánh Tam
Giang”. Đến thế kỷ XI, vương triều nhà Lý có nhiều công lao “bình Chiêm, phạt Tống”,
đặc biệt vào triều Vua Lý Nhân Tông, dưới sự chỉ huy của Thái uý Lý Thường Kiệt,
quân dân Bắc Ninh đã tham gia đánh bại hàng chục vạn quân xâm lược Tống ở chiến
tuyến sông Như Nguyệt (tức sông Cầu). Trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm
lược Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn, nhân dân Bắc Ninh cùng nhân dân cả nước đã đập tan ba lần tiến quân xâm
lược của ngoại xâm và âm vang cuộc kháng chiến vẫn còn ở những địa danh, di tích thờ
phụng các danh tướng nhà Trần. Những triều đại tiếp theo, Bắc Ninh tiếp tục nổi tiếng là
đất của các bậc anh hùng hào kiệt có công đánh giặc giữ nước.

Với vị trí là phên dậu phía bắc kinh thành, cũng như là cửa ngõ của con đường giao lưu
kinh tế, văn hóa nước ta với trung quốc. các đạo quân xâm lược suốt từ Tống, Nguyên,
Minh, Thanh cũng từ cửa ải Nam Quan qua Lặng Sơn vào Kinh Bắc rồi tràn vào Thăng
Long. Bởi vậy, xứ bắc vừa là địa bàn giao lưu văn hóa giữa 2 dân tộc Hán – Việt, vừa là
bãi chiến trường diễn ra các cuộc quyết chiến giữa cha ông ta với đạo quân xâm lược.
Vị trí địa lý và điều kiện lịch sử đã tạo cho con người nơi đây một thế ứng xử hài
hòa, một mặt cở mở trong tiếp thu những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa, mặt khác luôn
cảnh giác, kiên quyết chống lại những mưu đồ đồng hóa và xâm lược của kẻ thù.
Bản sắc văn hóa của Kinh Bắc:
Người Bắc Ninh không những có truyền thống yêu nước đánh giặc, mà còn cần
cù, chịu khó. Sách “Kinh Bắc phong thổ” đã ghi lại hàng trăm làng nghề thủ công truyền
thống của xứ Kinh Bắc như: Gốm (Bát Tràng, Đương Xá, Thổ Hà…); gò đúc đồng (Đề
Cầu, Đại Bái…); rèn sắt (Đa Hội, Đông Xuất, Ân Phú…); nuôi tằm ươm tơ dệt vải
(Vọng Nguyệt, Như Nguyệt, Viêm Xá, Đẩu Hàn, Nội Duệ…); nung gạch ngói và vôi
(Đáp Cầu, Thị Cầu, Vĩnh Kiều, Tấn Bào…), gỗ chạm khắc mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù
Khê, Hương Mạc…); sơn mài (Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu…); làm cuốc, cày bừa
(Nghi Khúc, Đông Xuất, Mai Cương); giấy dó (Đống Cao, Châm Khê, Bùi Xá, Đào Xá);
thợ ngõa thợ nề (Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lễ Xuyên…); tre trúc Xuân Lai, tranh điệp
Đông Hồ v.v… Hoạt động buôn bán của người Bắc Ninh vốn có từ lâu đời và ngày càng
25


×